Tóm tắt Luận án Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người dao tuyển ở Việt Nam

Vũ trụ quan trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển bao gồm mọi thứ

đang tồn tại, đã tồn tại và sẽ tồn tại. Ở vũ trụ ấy con người mơ ước “thông

quan” với thế giới thần linh qua những làn điệu dân ca nghi lễ của dân tộc

mình. Trong ba loại dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển mà luận án tập trung

nghiên cứu thì dân ca trong nghi lễ tang ma bộc lộ rõ nét nhất quan niện về vũ

trụ quan dân gian của tộc người. Chính vì vậy, mà trong phần nghiên cứu về vũ

trụ quan trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chúng tôi tập trung nghiên

cứu trong loại dân ca nghi lễ tang ma để thấy được rõ, quan niệm về vũ trụ của

tộc người Dao Tuyển.

Dân ca trong nghi lễ tang ma có các bài: 1/ Bài Nhập quan ca là bài hát để

nhập hồn và xác người chết vào quan tài; 2/ Bài Thập diện ca đây là bài hát các

thầy cúng hát lên để dẫn dắt linh hồn người chết qua các cửa, các chướng ngại

vật để “Lên đến Dương Châu”; 3/ Các bài Cúng đám gồm các bài ca Từ biệt,

Dâng hiến và Đưa ma. Các bài hát này được thầy cúng chính xướng lên trong

các nghi thức chính của đám ma kết hợp với trống, chiêng và kèn Pí lè. Trong

tín ngưỡng của người Dao Tuyển, khi một người chết đi có nghĩa là họ đã được

trở về với tổ tiên ở Mai Sơn. Tuy nhiên, muốn người chết nhanh chóng tìm được

về với cội nguồn thì người sống phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ tang ma

theo đúng phong tục của tộc người.

pdf26 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dân ca nghi lễ trong đời sống văn hóa của người dao tuyển ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển hiện nay có tới 12 họ. Trong mỗi gia đình người Dao Tuyển, người chồng giữ vị trí chủ gia đình, tuy nhiên người chủ gia đình phải trải qua lễ cấp sắc, theo phong tục của họ nếu bố chết con trai trưởng sẽ thay thế vị trí chủ gia đình. Người chủ gia đình có trách nhiệm phân công lao động, đảm nhiệm các công việc nặng nhọc. Người Dao Tuyển quan niệm trời đất là do Cao Vương và Bình Vương tạo ra. Mặt đất rộng hơn bầu trời, nên Cao Vương đã tạo ra mặt trời chiếu sáng trần gian rồi mới có “nhân loài”, “núi cao núi đối núi”, “ các thầy với các cô”. Đó cũng chính là nét độc đáo trong quan niệm về trời đất của người Dao Tuyển là mặt trời xuất hiện trước, rồi mới đến con người và vạn vật. Người Dao Tuyển quan niệm con người có hai phần là phần hồn và phần xác. Nếu hồn rời khỏi cơ thể đi “lang thang” ở đâu đó, con người rơi vào trạng thái đau ốm. Khi bị ốm người Dao Tuyển làm lễ cúng để gọi hồn về với xác nhưng nếu gọi mãi mà hồn với xác không nhập vào với nhau, cái chết sẽ xảy ra 8 với con người. Người Dao Tuyển quan niệm: “Sinh, tử, nhân hồn tầm lưỡng cực/ Ngũ vận tuần hoàn với luân xe” (Có nghĩa là: “Sinh ra là người ở thế giới cực dương/ Chết đi là hồn ở thế giới cực âm/ Con người như bánh xe quay vòng qua năm vận”) nên họ có những nghi lễ (làm ma) cho người chết rất khác biệt so với các dân tộc khác. 1.3.2. Khái quát về dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển Trong đề tài nghiên cứu của luận án, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu ba loại dân ca tiêu biểu trong nghi lễ vòng đời là dân ca nghi lễ cấp sắc, dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma. Bởi đây là ba nghi lễ lớn trong vòng đời của một người Dao Tuyển, còn nghi lễ đặt tên mặc dù được coi là nghi lễ đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của một con người nhưng nó chỉ là một nghi lễ nhỏ, không có sự tham góp của cả cộng đồng, chủ thể diễn xướng chỉ là cha đứa trẻ, hoặc ông nội. Nghi lễ này không mời thầy cúng và chỉ sử dụng duy nhất một bài dân ca nghi lễ đó là bài La jủng kẻng (Bài hát đặt tên). Dân ca của người Dao Tuyển cũng giống như dân ca của các nhóm Dao khác nó được hình thành từ thơ và ca, bởi thơ và ca gắn liền với nhau. Các bài dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chiếm một vị trí đáng kể, có 83/ 90 bài dân ca được sử dụng trong nghi lễ cấp sắc và tang ma, còn 07 bài dân ca đó là các bài: Hiến hương, Hiến hoa, Hiến đèn, Hiến trà, Hiến cơm, Hát dâng trống, Hát dâng thanh la được sử dụng chung cho phần hát dâng hiến của 2 nghi lễ. Nghi lễ đám cưới ngoài 43 bài dân ca được sử dụng trong các nghi lễ chính thì còn có tới 58 bài dân ca được ông mối hát đơn xin ma tổ tiên phù hộ cho việc xin dâu thành công, hát xin nghỉ trạm, hát xin được vào làng Bên cạnh đó một số truyện thơ của dân tộc như: Trường ca Bàn Hộ, Truyện Bàn Vương, Inh tòi dung (Hát Anh Đài), Ly hương ca, Cửu giang ca... cũng được người Dao Tuyển sử dụng trong các nghi lễ vòng đời. Các bài ca ấy người Dao Tuyển gọi là Có, bởi nội dung những bài dân ca nghi lễ (đồng thời là những bài cúng) ấy đã “phản ánh quan niệm của người Dao về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc muôn vật, nguồn gốc loài người nói chung và nguồn gốc người Dao nói riêng”, các bài “Dằm ja jủng” được người Dao Tuyển ghi chép trong các sách dạy hát (dạy cúng) bằng chữ Nôm Dao. Các bài dân ca nghi lễ có ý nghĩa quan trọng với cuộc đời mỗi người Dao Tuyển, bởi thông qua các bài ca người đọc, người nghe hiểu được những khát vọng, những mong muốn của con người với thế giới tự nhiên với thế giới thần linh. Tiểu kết chương 1 Như vậy, từ những lát cắt về dân ca nghi lễ, về văn hóa tâm linh... chúng ta có thể hình dung một cách khái quát về lịch sử cư trú, những đặc trưng cơ bản về văn hóa tộc người và dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển. Những vấn đề đó mang tính chất tiền đề cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về nội dung phản ánh và nghệ thuật trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển. Bên cạnh đó, việc trình bày tổng quan về lịch sử vấn đề nghiên cứu, khái niệm, thuật ngữ, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của 9 luận án.cũng là cơ sở để chúng tôi tìm hiểu từng vấn đề cụ thể trong quá trình khám phá dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển. Chương 2 DIỄN TRÌNH DIỄN XƯỚNG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu mảng các bài dân ca nghi lễ trong sinh hoạt gia đình với ba loại hình tiêu biểu đó là: Dân ca nghi lễ cấp sắc, dân ca nghi lễ đám cưới và dân ca nghi lễ tang ma. Ba loại hình dân ca nghi lễ tiêu biểu của người Dao Tuyển được chúng tôi xem xét trong quy trình diễn xướng dân ca, cụ thể như sau: 2.1. Dân ca trong nghi lễ cấp sắc Chúng tôi thiết lập bảng biểu theo diễn trình các nghi lễ sử dụng dân ca trong bối cảnh buổi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển như sau: Bảng 1: Diễn trình nghi lễ cấp sắc của người Dao Tuyển Bối cảnh diễn xướng Bài ca Sáng ngày thứ nhất: Mở chay đàn mời Công Tào, Thánh Sư Thầy cúng chính hát bài Mời thầy Công Tào, Thánh Sư. Buổi trưa ngày thứ nhất: Lễ mời các thần Bàn Vương, Ngọc Hoàng về giúp các Thánh, Sư bảo vệ người cấp sắc Thầy cúng chính và hai thầy cúng phụ hát bài Mời thần: Buổi chiều ngày thứ nhất: Dâng lễ mời các thầy của các thầy cúng về giúp sức Các thầy hát bài Mời sư thầy. Tại cửa lầu nơi ngự của thần Đế Mẫu Sau khi mời các sư thầy các thầy cúng sẽ hát bài Mời Thần Đế mẫu. Tại cửa nơi địa ngục, cửa Lạnh, cửa Huyền môn (đây là các cửa tượng trưng) Các thầy hát xin mở các cửa để người cấp sắc đi qua, các thầy hát bài Ngọc nữ hát xin qua cửa. Đêm thứ nhất: Trước bàn thờ các thầy làm lễ khai quang cho người cấp sắc Hát bài Ngọc nữ lên đèn, lên hương, Ngọc nữ về đàn, Tạ ơn Pháp sư, Tạ ơn Ngọc Hoàng.. Lễ Đồng tử giáng sinh tại Mai Sơn Các thầy hát bài Ngọc nữ lên đèn. Buổi trưa ngày thứ hai : Lễ cấp ấn tín Thầy cúng chính hát bài Trao ấn tín. Chiều ngày thứ hai: Lễ dạy đệ tử kinh giáo lý Các thầy cúng dạy người cấp sắc các bài kinh Đạo làm con, đạo làm trò, biết ơn các Thánh Sư Tối ngày thứ hai : Trước Choong tàn, các thầy cúng trao lại con cho cha mẹ Các thầy cúng cùng đệ tử của các thầy múa và hát bài Dâng trống, dâng thanh la, dâng tiền. Sáng ngày thứ ba: Các thầy cúng Các thầy hát bài Ngọc nữ hát giáng 10 thực hiện nghi lễ đưa người thụ lễ từ Mai Sơn giáng sinh về dương thế đã có đủ âm binh và ấn tín trở thành đệ tử của Công Tào, Thánh Sư trước Choong tàn. sinh. Trưa ngày thứ ba: Lễ cấp Lương liệu bổng lộc cho người cấp sắc. Thầy cúng chính hát bài Cấp lương liệu bổng lộc. Chiều ngày thứ ba: Lễ chúc mừng Tân Ân (tức là chúc mừng người thụ lễ đã được cấp sắc). Các thầy cúng hát bài Mừng Tân Ân. Đêm ngày thứ ba: Lễ dâng hiến Các thầy hát các bài ca dâng hiến: Hiến hoa, Hiến cơm, Hiến rau, Hát dâng bảng, Hát tiễn thần Dựa vào bảng mô tả diễn trình dân ca nghi lễ cấp sắc đã nêu ở trên chúng tôi phân ra thành hai chặng đoạn sử dụng các bài dân ca trong nghi lễ cấp sắc, đó là: Các bài dân ca trước khi thực hành nghi lễ cấp sắc và các bài dân ca trong khi thực hành nghi lễ cấp sắc. 2.2. Dân ca trong nghi lễ đám cưới Diễn trình nghi lễ cưới xin của người Dao Tuyển được tiến hành theo các nghi thức cụ thể, chúng tôi lập bảng biểu các nghi thức có sử dụng các bài dân ca như sau: Bảng 2: Diễn trình nghi lễ cưới hỏi của người Dao Tuyển Bối cảnh diễn xướng Các bài dân ca Lễ so tuổi Không có bài dân ca mang tính chất cố định nào được diễn xướng, chỉ có những câu ca đối đáp tự do Lễ dạm ngõ Ông mối hát bài hát cố định: So duyên, sau đó hai bên hát những bài hát giao duyên tự do Lễ ăn hỏi Ông mối và ông cậu cô dâu hát đối đáp về các lễ vật thách cưới như: Thách lợn, rượu, gạo, gà Các bài hát này thường là những lời hát tự do có thể do hai bên tự ứng tác hoặc cũng có thể là dựa vào những lời hát cố định có sẵn để ứng tác. Lễ cưới, gồm các nghi thức sau: Thành hoàng ải (Ải thôn) Hát đối đáp 15 bài dân ca về các nội dung sau: Cửa ải, lý do đến ải, đưa tiền cúng thành Hoàng làng, hát hỏi các sự vật ở quanh cửa ải, nguồn gốc ra đời của đồng tiền Ti Lộ Hát ở sân nhà gái (trong nghi thức trao lễ vật cưới) Hát đối đáp 38 bài về các nội dung sau: Các lễ vật nhà trai mang đến nhà gái để xin dâu, hát về công lao sinh thành của 11 cha mẹ, hát về nguồn gốc ra đời của các lễ vật, hát về công lao của các vị thần đã xe duyên và phù trợ. Hát ở trước bàn thờ nhà gái (trong nghi thức trầu cau) Hát đối đáp 32 bài về các nội dung sau: Bình “Lạy éng”, nguồn gốc trầu cau, nguồn gốc lúa ngô, nguồn gốc chè, thuốc lào, trình báo ma tổ tiên Hát ở cửa buồng cô dâu (Trong nghi thức trao tờ bản mệnh) Hát đối đáp 36 bài về các nội dung sau: Trình hồng thư cho nhà gái, làm lễ xe duyên âm cho cô dâu chú rể, bàn giao “Clong gai” (12 hồng lễ) Cửa nhà gái (trong nghi thức vượt ải bố mẹ) Hát đối đáp 38 bài về các nội dung sau: Xin vượt qua ải bố mẹ, lại lễ cho nhà trai, hát cảm ơn ông mối Hát ở ngoài sân ban đêm tại nhà trai Các bài hát tự do được hai bên nhà trai gái tự ứng tác hát để chào tạm biệt nhau. Nhìn vào bảng mô tả diễn trình nghi lễ nêu trên chúng ta có thể thấy bối cảnh diễn xướng được gắn liền với các lời ca trong từng nghi lễ và trong từng không gian thời gian. 2.3. Dân ca trong nghi lễ tang ma Chúng tôi xin trình bày diễn trình các nghi lễ có sử dụng dân ca trong nghi lễ tang ma trong bối cảnh diễn xướng qua bảng biểu về các nghi lễ ấy như sau: Bảng 3: Diễn trình nghi lễ tang ma của người Dao Tuyển Bối cảnh diễn xướng Bài ca Nghi lễ làm ma tươi được diễn xướng trong các bối cảnh sau: Lễ nhập quan Thầy cúng hát bài: Nhập quan ca. Lễ khởi trống Thầy cúng hát bài: Khởi trống. Lễ báo ân Thầy cúng hát bài: Báo ân. Lễ hưởng thực Thầy cúng hát bài: Mời cơm, mời rượu, mời trà. Nghi thức đưa ma Thầy cúng hát bài: Thập diện ca, ra đồng ca. Lễ hạ huyệt Thầy cúng hát bài: Thập biệt ca Nghi lễ làm ma khô, được diễn xướng trong các bối cảnh sau: Lễ cải táng Thầy cúng hát bài: Tiễn hồn Lễ phá ngục Thầy cúng hát bài: Phá ngục ca Lễ dâng nhà táng Thầy cúng hát bài: Bài ca dâng nhà táng 12 Nhìn vào bảng trên chúng ta có thể thấy bối cảnh diễn xướng được gắn liền với các lời ca trong từng nghi lễ ma tươi, ma khô và trong từng không gian thời gian. Tiểu kết chương 2 Trong quá trình thực hành các nghi thức cấp sắc, đám cưới, tang ma, các bài dân ca được người Dao Tuyển sử dụng gắn trực tiếp với quá trình diễn tiến của các nghi thức ấy. Dân ca được ra đời và vận hành trong đời sống tộc người với tư cách như một thành tố văn hóa tạo nên bản sắc riêng cho văn hóa tộc người. Đó là một hệ thống các giá trị của văn hóa phản ánh những cá tính riêng của tộc người. Dân ca trong thực hành nghi lễ của người Dao Tuyển từ xa xưa đã trở thành tiếng nói tâm tình, tiếng nói tâm linh của cộng đồng. Ở đó không chỉ là ứng xử giữa con người với con người mà còn là ứng xử giữa con người với thế giới siêu nhiên bí ẩn mà họ tin rằng đang chi phối cuộc sống con người nơi trần gian. Từ việc phác họa diện mạo của dân ca nghi lễ ở chương này chúng tôi mô tả lại quá trình diễn ra của các nghi lễ. Mỗi nghi lễ ấy được tiến hành qua nhiều bước với nhiều lễ thức khác nhau ứng với từng bài ca nghi lễ. Song qua các lễ thức và các bài dân ca các quan niệm, tập quán, tín ngưỡng của tộc người được phản ánh rõ nét. Đặc biệt các nghi lễ ấy cho đến tận ngày nay vẫn được duy trì và đảm bảo được các nguyên tắc, các luật tục, các quan niệm về thế giới quan, nhân sinh quan của tộc người, điều đó thể hiện sự đa dạng và thống nhất trong văn hóa tộc người Dao Tuyển. Chương 3 SỰ PHẢN ÁNH THẾ GIỚI TÂM LINH VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI TRONG DÂN CA NGHI LỄ CỦA NGƯỜI DAO TUYỂN Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chứa đựng những nét văn hóa truyền thống của cộng đồng, ở đó phong tục tập quán, tín ngưỡng và tôn giáo được “phát lộ” trong tiến trình thực hành nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma. Trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển còn phản ánh cả những tư tưởng, tình cảm, thế giới quan, vũ trụ quan, những quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc và trong cộng đồng, những yếu tố văn hóa tinh thần vừa cụ thể vừa trừu tượng được lồng kết qua những lời ca nghi lễ của người Dao Tuyển. 3.1. Dân ca nghi lễ phản ánh thế giới quan của người Dao Tuyển Khái niệm thế giới quan chúng ta có thể hiểu như sau: “Thế giới quan bao gồm những hiểu biết rộng lớn nhất về sự vận hành của thế giới, con người có khuynh hướng xem xét những gì họ đã biết và dựa trên hiểu biết này mà tìm ra những manh mối giúp họ hiểu được phần nào những điều họ còn băn khoăn, ngỡ ngàng”. Qua dân ca nghi lễ chúng ta chỉ ra sự vận hành của thế giới ảnh hưởng như thế nào đến những quan niện, tín ngưỡng, tâm lý của người Dao Tuyển. 13 Đối với người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng, Đạo giáo được coi là một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tín ngưỡng của họ. Đạo giáo cũng ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm về vũ trụ của họ. Người Dao Tuyển quan niệm vũ trụ có ba tầng, bốn thế giới được phân bố theo một trục dọc: tầng cao nhất là Ngọc Hoàng, các vị thần thánh và tổ tiên, tầng thứ hai là thế giới của con người đang sống, phía dưới đáy các con sông là tầng thứ ba của thế giới, ở tầng thứ ba này được chia ra làm 2 thế giới, thế giới sinh sống của thủy thần và thế giới sinh sống của “Trăm họ Thủy Tiên”. Ba tầng của vũ trụ có mối quan hệ qua lại không tách rời nhau. Xuất phát từ quan niệm về vũ trụ có ba tầng, người Dao Tuyển cho rằng những con người “nhỏ bé ở dưới đất” nếu như không được cấp sắc thì khi chết không được về với tổ tiên, lúc sống không được cúng bái cha mẹ, không được công nhận là con cháu Bàn Vương. Cũng do ảnh hưởng của Đạo giáo nên người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng quan niệm Ngọc Hoàng là người “hóa cách” giúp người Dao Tuyển vượt qua mọi khó khăn. Bàn Vương (hay còn gọi là Bàn Cổ) là người sinh ra vạn vật và con người trong thế giới tự nhiên. Bàn cổ, Ngọc Hoàng và các vị thần sinh sống ở tầng thứ nhất (tầng trời), con người sinh sống ở tầng thứ hai và người chết linh hồn chưa được luân hồi sẽ sinh sống ở thế giới thứ 2 của tầng thứ ba vũ trụ. Do vậy, Bàn Vương được người Dao Tuyển coi như một tiểu vũ trụ mênh mông, huyền bí, tạo ra châu thành, mặt trời, biển, rừng đồng thời cũng là ông tổ của người Dao Tuyển có sức mạnh siêu nhiên hộ mệnh, chi phối mọi duyên số, công danh, sức khỏe, đường đời của vạn vật trong tự nhiên cũng như con người. Đạo giáo đã phát huy được ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trong tín ngưỡng thờ thần của người Dao Tuyển, bởi nó xuất phát từ lòng tin của họ là xung quanh cuộc sống con người có một thế giới vô hình, ở đó các vị thần linh luôn theo dõi và phù trợ cho con người. Với lòng tin đó nên khi mở đầu các nghi lễ, thầy cúng chính phải thực hiện nghi lễ mời thần về trợ giúp trong suốt quá trình thực hành nghi lễ, các thần được mời về là: Ngọc Hoàng, Bàn Vương, Tam Thanh, Tam Nguyên, Bà Mụ Đặc biệt người Dao Tuyển luôn mơ ước mình sẽ được đặt chân vào không gian thiêng Mai Sơn. Để thực hiện được mơ ước này, những người đàn ông Dao Tuyển phải trải qua nghi lễ cấp sắc, khi đó họ sẽ được các thầy công nhận là đệ tử của Đạo Giáo, cũng có nghĩa là họ được đặt chân vào không gian thiêng của Mai Sơn. Có như vậy, khi họ lấy vợ, sinh con, khi già chết đi những người đàn ông Dao Tuyển mới được các vị thần linh ở Mai Sơn về trợ giúp. Không gian thiêng ấy không chỉ bó hẹp ở Mai Sơn mà nó còn trải dài ra tận cửa biển, ở không gian đó người Dao Tuyển đã lưu giữ lại ký ức vượt biển trong quá trình di cư của tộc người. Cũng từ không gian thiêng nơi cửa biển ấy, chúng ta thấy thấp thoáng hiện ra thời gian lịch sử của tộc người Dao Tuyển. Trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, thời gian lịch sử được nhìn từ phía hiện thực phản ánh, là sự đồng hiện của ba mảng lớn: lịch sử tộc người, quá trình di cư và quá trình định cư tại vùng đất mới. Thời gian lịch sử thể hiện trong dân ca nghi lễ là thời gian quá khứ xác định, thông qua những lời ca 14 người nghe nhận biết được những mốc lịch sử cụ thể của tộc người như: vào triều đại nhà Tùy, Đường, Tống người Dao nói chung trong đó có người Dao Tuyển di chuyển từ “phương Bắc” sang phía Đông Tây; Rồi đến đời Minh, Thanh họ bắt đầu di cư đến Giao Chỉ... Như vậy, thời gian lịch sử trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chính là thời gian diễn xướng vì thời gian lịch sử và thời gian diễn xướng hòa vào làm một và không thể phân biệt rạch ròi. Dân ca nghi lễ được chủ thể diễn xướng và người tham dự nghi lễ hát lên như chính mình là người đang sống trong giai đoạn lịch sử đó. 3.2. Dân ca nghi lễ phản ánh vũ trụ quan của người Dao Tuyển Vũ trụ quan trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển bao gồm mọi thứ đang tồn tại, đã tồn tại và sẽ tồn tại. Ở vũ trụ ấy con người mơ ước “thông quan” với thế giới thần linh qua những làn điệu dân ca nghi lễ của dân tộc mình. Trong ba loại dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển mà luận án tập trung nghiên cứu thì dân ca trong nghi lễ tang ma bộc lộ rõ nét nhất quan niện về vũ trụ quan dân gian của tộc người. Chính vì vậy, mà trong phần nghiên cứu về vũ trụ quan trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển chúng tôi tập trung nghiên cứu trong loại dân ca nghi lễ tang ma để thấy được rõ, quan niệm về vũ trụ của tộc người Dao Tuyển. Dân ca trong nghi lễ tang ma có các bài: 1/ Bài Nhập quan ca là bài hát để nhập hồn và xác người chết vào quan tài; 2/ Bài Thập diện ca đây là bài hát các thầy cúng hát lên để dẫn dắt linh hồn người chết qua các cửa, các chướng ngại vật để “Lên đến Dương Châu”; 3/ Các bài Cúng đám gồm các bài ca Từ biệt, Dâng hiến và Đưa ma. Các bài hát này được thầy cúng chính xướng lên trong các nghi thức chính của đám ma kết hợp với trống, chiêng và kèn Pí lè. Trong tín ngưỡng của người Dao Tuyển, khi một người chết đi có nghĩa là họ đã được trở về với tổ tiên ở Mai Sơn. Tuy nhiên, muốn người chết nhanh chóng tìm được về với cội nguồn thì người sống phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ tang ma theo đúng phong tục của tộc người. Trong tiềm thức của người Dao Tuyển chết có nghĩa là họ được trở về với cội nguồn và trở về với vũ trụ “hỗn độn, đen ngòm”. Song đối lập với vũ trụ “hỗn độn, đen ngòm” của người chết là vũ trụ phân khai thành trời đất của “kẻ hiện là dương” đang ở “Cõi trần sinh sống”. Họ luôn coi khi kết thúc cuộc sống ở cõi trần, trở về cuộc sống nơi cõi âm, đi qua 10 cửa nơi cõi âm, vượt qua cầu Nại Hà họ trở về cõi trời nơi mà linh hồn con người trú ngụ để chờ tái sinh. Thông qua các bài ca nghi lễ chúng ta thấy, người chết luôn mong muốn được quay lại cõi trời nên sau khi chết xuống 18 tầng địa ngục con cháu phải làm lễ phá ngục, đưa linh hồn đi qua tình trạng hỗ mang của vụ trụ trở về tầng trời rồi, ở đó họ chờ ngày được tái sinh quay trở lại mặt đất, bắt đầu một cuộc sống mới nơi cõi trần. Trong bài Thập diện ca thông qua diễn xướng của thầy cúng chính, linh hồn của người chết đã phải “đối thoại” với các ma canh ở 10 cửa, khát vọng hóa thân, đầu thai trở lại thành con người sống ở trần gian, để ma canh cửa báo lại với Ngọc Hoàng mong muốn của họ: Ở cửa “Tần quảng điện đế vương” linh hồn người chết xin được “phục sinh” để qua cửa không “bị chìm”; ở cửa “Sở giang điện vương đế” linh hồn người chết phải “giải tội 15 tình”, “Giải thích oan uổng trên dương thế” để khi được tái sinh họ sẽ tránh được mọi “phiền hà”; ở cửa “Tông đế điện vua” xin mở rộng, thông đường đến ngục Minh ty để linh hồn không phải “ưu sầu” trên quãng đường tối tăm, mờ mịt đó; ở cửa “Ngũ quan điện vương đế” linh hồn xin ra khỏi ngục tối để được lên trời, tránh gặp các loài vật, thú dỡ ngăn cản; ở cửa “Diên la đế” linh hồn xin Diêm la đế cho được tái sinh ở đời sau; ở cửa “Minh Vương Đô Thị đế” linh hồn mong được con cháu báo hiếu để có cuộc sống “Phúc đầy cửu dương”, “Vui vẻ ngao du đất không đêm”; ở cửa “Minh Ty Bình Đẳng đế” linh hồn mong muốn nhanh được “Thác sinh đời sau được phong lưu”; ở cửa “Thái Sơn Điện Vương đế” linh hồn mong khi được “hoàn dương” ở “Kiếp sau linh hồn được trường thọ”; ở cửa “Kiều Hà điện ngọc đế” linh hồn mong muốn được các ma dẫn qua “Cầu vàng cầu bạc” để không bị “sẩy chân rơi Nại Hà”; ở cửa thứ 10 cũng là cửa của “ đế vương” qua được cửa này linh hồn sẽ được thác ở kiếp sau và lên thẳng “thiên đường nơi tiên cảnh”. Trong quan niệm của người Dao Tuyển, người chết là “mắt nhắm rồi”, “Dung nhan khép lại”, tắt thở khi đó con cháu mời thầy cúng về để giao tiếp với hồn, bởi hồn là cái mà người thường không nhìn, sờ, nắm, bắt được, hồn không chết như thân xác nó chỉ chuyển từ không gian sống cùng con cháu vào không gian “ chiếc quan tài nhỏ xinh”, đến không gian mộ. Người Dao Tuyển cho rằng con người có “ba hồn, chín vía” nên hồn thứ nhất sẽ nằm trong không gian mộ, hồn thứ hai sẽ được con cháu đón từ không gian mộ về không gian linh vị “Điện biệt tam hồn ở linh vị”, hồn thứ hai sẽ ở nhà cùng con cháu, hồn thứ ba sẽ “luân chuyển linh hồn” và “Lên đến Dương Châu, án gia tiên”. Theo như thầy cúng Lý Vần Sẩu, Bản Lầu, Mường Khương, Lào Cai thì hồn gắn chặt với xác ở không gian mộ gọi là “hòn thỉn thuung” (hồn xác), còn hồn ở không gian nhà và không tổ tiên Dương Châu được gọi là “hòn” (linh hồn), phần “hòn” sẽ có một hành trình đầy gian nan vất vả từ linh vị xuống âm phủ. 3.2. Dân ca nghi lễ phản ánh triết lý nhân sinh quan của người Dao Tuyển Triết lý nhân sinh quan là quan niệm về cuộc sống của con người. Nhân sinh quan phản ánh sự tồn tại trong xã hội của con người. Nội dung biểu hiện của nó chính là những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển phản ánh được những quy tắc ứng xử trong tình yêu. Nét đẹp trong tình yêu đôi lứa, trong hôn nhân, gia đình của người Dao Tuyển được hình thành và phát triển trên nền tảng của tình yêu gắn liền với sự chung thủy. Đó được coi là nền tảng vững chắc để duy trì hạnh phúc gia đình và chống lại chế độ đa thê. Trai gái người Dao Tuyển thường tham gia các cuộc hát “Páo dung” được tổ chức vào những dịp đầu xuân, hát hội để chọn vợ, chọn chồng. Khi trai gái đã vừa ý nhau họ thường mượn những lời “Páo dung” để bày tỏ tới người bạn tình của mình mơ ước xây dựng một gia đình đầm ấm, hạnh phúc trong tương lai. Khi đã yêu nhau hướng đến xây dựng gia đình họ luôn luôn thể hiện khát vọng “thủy chung”, “mãi mãi dài lâu ở bên nhau”. Chung thủy trong tình yêu nên trai gái người Dao luôn mong ước người yêu của mình không thay lòng đổi dạ, chung thủy trước sau như một. 16 Họ “ước nguyện” thủy chung với nhau không chỉ ở kiếp này mà họ còn thề nguyền sẽ chung thủy với nhau cả ở kiếp sau. Trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển quan niệm về lao động sản xuất, thích ứng với tự nhiên cũng được phản ánh rõ nét thông qua việc ca ngợi những sản vật do chính bàn tay lao động họ làm ra như: chuối, chè, trầu cau, rượu trắng, thịt lợn, gạo, rau cải, măng trúc những sản vật ấy gắn liền với đời sống văn hóa vật chất của tộc người. Trong các nghi lễ cấp sắc, đám cưới, tang ma của người Dao Tuyển, các sản vật ấy vừa là lương thực, thực phẩm, vừa là lễ vật dâng lên các thần, tổ tiên, vừa là lễ vật của nhà trai đem sang nhà gái, vừa là lễ vật để con cháu báo hiếu với linh hồn người chết, bởi vậy trong các bài dân ca trong nghi lễ có rất nhiều lời ca hát về nguồn gốc ra đời cũng như giá trị của các loại sản vật này. Không chỉ phản ánh những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, dân ca nghi lễ của người Dao tuyển còn phản ánh niềm tin tín ngưỡng của tộc người. Niềm tin tin tín ngưỡng của người Dao Tuyển thể hiện qua hình ảnh các vị thần chẳng khác gì những vị khách đặc biệt của gia đình, của làng bản được mời về để chứng kiến các nghi lễ, cũng như chứng kiến niềm vui, sự bình an cho gia đình, cho bản làng. Họ mong muốn các khách mời đặc biệt “Thánh thần” cùng các “tân khách” sẽ vui vẻ, no say khi về tham dự các nghi lễ lớn trong vòng đời của họ. Tiểu kết chương 3 Thế giới tâm linh và đời sống con người trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển thể hiện ở quan niệm của tộc người về thế giới quan, vũ trụ quan, bởi trong ý niệm của họ thế giới của thần linh, thế giới của người sống, thế giới của người chết, nằm trên một trục dọc thẳng đứng. Song ở mỗi thế giới cuộc sống của thần linh, con người, hồn xác là hoàn toàn khác biệt. Phân tích sự phản ánh thế giới và đời sống con người trong dân ca nghi lễ của người Dao Tuyển, chúng ta thấy rõ hơn sự nhìn nhận của họ về thế giới vũ trụ, thế giới tâm linh và những quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo của tộc người, cách ứng xử với đời sống, kinh tế, chính trị trong sinh hoạt hàng ngày, cách ứng xử với thế giới thần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdan_ca_nghi_le_trong_doi_song_van_hoa_cua_nguoi_dao_tuyen_o_viet_nam_7884_1937779.pdf
Tài liệu liên quan