Tóm tắt Luận án Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai

tài chính để thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện nằm trong

tổng thể chung do ngân sách nhà nước bố trí. Gia Lai là một tỉnh nghèo, hàng năm ngân sách

tỉnh còn nhận trợ cấp trung ương trên 60% chỉ đáp ứng một phần nhu cầu đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng nói chung và hệ thống trụ sở cấp xã, phường nói riêng do đó kinh phí phục vụ cho

đánh giá cải cách hành chính, điều tra xã hội học vẫn hạn chế. Mặc khác, dự toán kinh phí

thực hiện cải cách hành chính của các huyện, thị xã, thành phố chưa bám sát vào chương

trình/kế hoạch cải cách hành chính cũng như nhu cầu của huyện do đó thiếu hụt kinh phí để

triển khai một số nhiệm vụ (tuyên truyền cải cách hành chính; hoạt động điều tra, khảo sát

tình hình thi hành pháp luật và xây dựng một cửa điện tử cấp xã)

pdf24 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h giá cải cách hành chính ở cấp huyện Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện thực chất là việc đánh giá hiệu suất và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực (con người, tài chính, cơ sở vật chất); đánh giá tác động của chương trình, kế hoạch cải cách hành chính ở cấp huyện đối với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện; đánh giá tính phù hợp của các kết quả đầu ra với mục tiêu ban đầu cũng như tính bền vững của các kết quả đó trong việc phục vụ nhu cầu xã hội; đánh giá cơ cấu, hệ thống và quy trình tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính và giúp lãnh đạo ở cấp huyện có thông tin phản hồi nhận biết đánh giá các sai sót có thể để kịp thời điều chỉnh, rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng chương trình, kế hoạch cải cách hành chính ở cấp huyện giai đoạn tiếp theo. 1.2.2. Mục đích, ý nghĩa của đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Xác định rõ thực trạng cải cách hành chính cũng như mức độ đạt được các mục tiêu, kết quả theo kế hoạch, tình hình sử dụng các nguồn lực của cấp huyện đã được cấp để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo kế hoạch; xác định rõ những tồn tại, yếu kém, những kết quả không đạt; làm rõ nguyên nhân của những tồn tại yếu kém, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp khắc phục; xây dựng cơ sở dữ liệu về cải cách hành chính trên các lĩnh vực, nội dung đã được theo dõi, đánh giá, kiểm tra; là cơ sở cho việc khen thưởng, kỷ luật trong công tác cải cách hành chính cho tập thể, cá nhân cán bộ, công chức cấp huyện. 1.2.3. Các nguyên tắc đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Một số nguyên tắc chủ yếu trong đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện gồm: Nguyên tắc khách quan, tin cậy và ứng nghiệm; nguyên tắc toàn diện; nguyên tắc cụ thể; nguyên tắc pháp chế; nguyên tắc dân chủ. 1.2.4. Chủ thể đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Các chủ thể tham gia vào theo dõi và đánh giá hoạt động cải cách hành chính gồm: Cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, cấp xã; đánh giá của cơ quan chuyên môn hoặc cơ 7 quan kiểm tra chuyên ngành; đánh giá của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương; đánh giá của các tổ chức chính trị - xã hội và đánh giá của người dân, doanh nghiệp ở cấp huyện. 1.2.5. Nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện bao gồm: Đánh giá tính hiệu suất và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực; đánh giá tác động của kế hoạch/chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội của cấp huyện; đánh giá tính phù hợp của các hoạt động, kết quả, lĩnh vực và mục tiêu cấp huyện đã xây dựng, thực hiện; đánh giá tính bền vững của các kết quả đã đạt được ở cấp huyện; đánh giá cơ cấu, hệ thống và quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch/chương trình; rút ra các bài học kinh nghiệm cho kế hoạch/chương trình ở cấp huyện giai đoạn tiếp theo. 1.2.6. Công cụ đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Công cụ đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chính là “Bộ tiêu chí”. Phương thức duy nhất để đánh giá, nhận xét chính xác và có cơ sở về kết quả và hiệu quả đó là xây dựng độc lập các tiêu chuẩn đo lường với việc sử dụng các tiêu chí và chỉ số đánh giá. 1.2.6.1. Các khái niệm liên quan “Tiêu chí” là dấu hiệu, tính chất làm căn cứ để nhận biết, phân loại, đánh giá các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. “Tiêu chí đánh giá cải cách hành chính” là những tính chất, dấu hiệu thể hiện các lĩnh vực, nội dung cải cách hành chính. Là dấu hiệu hay tập hợp các dấu hiệu mà trên cơ sở đó đánh giá kết quả, hiệu quả chương trình tổng thể cải cách hành chính nói chung và từng nội dung, lĩnh vực cải cách cụ thể nói riêng. 1.2.6.2. Phân loại các tiêu chí đánh giá Thông thường để thuận lợi cho việc tìm kiếm, sử dụng, các tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện sẽ được phân loại thành tiêu chí xếp loại; tiêu chí nhận biết và tiêu chí đánh giá. 1.2.6.3. Nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Việc xây dựng tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện phải đảm bảo tính khoa học, trong đó phải tuân thủ các nguyên tắc như: Nguyên tắc hướng vào mục tiêu; nguyên tắc hiệu quả; nguyên tắc trách nhiệm xác định tiêu chí; nguyên tắc khách quan; nguyên tắc định nghĩa; nguyên tắc cụ thể; nguyên tắc so sánh; nguyên tắc công khai; nguyên tắc ổn định. Bên cạnh những nguyên tắc cơ bản đó, trong quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá còn phải lưu ý đảm bảo nguyên tắc toàn diện, kế thừa và trung thực trong việc đưa ra các tiêu chí. 1.2.6.4. Căn cứ xây dựng tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 8 Các tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện khi xây dựng cần căn cứ vào các yếu tố như mục tiêu quản lý của cấp huyện; Thứ hai là căn cứ vào những nội dung hoạt động chính của cấp huyện trong cải cách hành chính; Thứ ba là căn cứ vào trình độ kỹ thuật, năng lực hiện tại; Thứ tư là căn cứ vào địa vị chính trị - pháp lý của cấp huyện; Thứ năm là các yếu tố đặc thù của cấp huyện (môi trường làm việc, văn hóa). 1.2.6.5. Một số tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Thứ nhất, tiêu chí đánh giá chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính ở cấp huyện; Thứ hai, tiêu chí đánh giá chất lượng thể chế hành chính ở cấp huyện; Thứ ba, tiêu chí đánh giá chất lượng cải cách thủ tục hành chính ở cấp huyện; Thứ tư, tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức, bộ máy ở cấp huyện; Thứ năm, tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cấp huyện; Thứ sáu, tiêu chí đánh giá chất lượng cải cách tài chính công ở cấp huyện; Thứ bảy, tiêu chí đánh giá chất lượng hiện đại hóa hành chính ở cấp huyện; Ngoài ra còn có tiêu chí khảo sát mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp với kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 1.2.7. Hình thức và phương pháp đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.2.7.1. Hình thức đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện: Một là, đánh giá thông qua các báo cáo cải cách hành chính định kỳ của cấp huyện; Hai là, đánh giá dựa vào dư luận xã hội; Ba là, đánh giá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; Bốn là, đánh giá thông qua kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. 1.2.7.2. Phương pháp đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Phương pháp đánh giá theo tiêu chuẩn công việc; Phương pháp đánh giá theo mức thang điểm; Phương pháp đánh giá theo mục tiêu; Phương pháp đánh giá bằng phản hồi 360o; Phương pháp quan sát công khai hoặc bí mật; Phương pháp thực nghiệm. 1.2.8. Quy trình đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Bước 1: Xác định nội dung và đối tượng đánh giá. Bước 2: Xây dựng các tiêu chí và chỉ số đánh giá. Bước 3: Thu thập và tổng hợp các dữ liệu định kỳ, thường là hằng năm. Bước 4: Sử dụng các dữ liệu so sánh để từ đó đưa ra các kết luận. Bước 5: Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân. Bước 6: Tổng kết, rút kinh nghiệm. 1.2.9. Sử dụng kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện Giúp cấp huyện đánh giá chính xác hiệu quả việc sử dụng các nguồn lực trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; được sử dụng như một công cụ quản lý; xác định được trách nhiệm của bộ phận, cá nhân trong thực thi nhiệm vụ cải cách hành chính; hỗ trợ việc 9 hoạch định chính sách của cấp huyện, cấp tỉnh và ở trung ương, bao gồm cả lập kế hoạch và dự toán ngân sách hoạt động; hỗ trợ việc phân tích, xây dựng, quản lý chính sách và chương trình, dự án. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.1. Yếu tố khách quan 1.3.1.1. Kinh nghiệm triển khai đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.1.2. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện 1.3.1.3. Thể chế làm căn cứ pháp lý thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.1.4. Tài chính để thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.2. Yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Năng lực của các chủ thể thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.2.2. Nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.2.3. Công cụ đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.2.4. Hình thức, phương pháp đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.2.5. Sử dụng kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.3.2.6. Công tác phối hợp thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện 1.4. Kinh nghiệm đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện tại một số địa phương trong nước và bài học kinh nghiệm 1.4.1. Kinh nghiệm đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện tại một số địa phương trong nước 1.4.1.1. Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 1.4.1.2. Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội 1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 10 Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH Ở CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI 2.1. Một số nét tổng quan về tỉnh Gia Lai 2.1.1. Điều kiện tự nhiên “Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên khoảng 15.510,99 km2”. Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố), 222 xã, phường, thị trấn và 1.626 thôn, làng, tổ dân phố. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2015-2018 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, đó là: Công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh chưa được như mong muốn; một số sở, ngành, địa phương chậm triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh giao, chưa nắm chắc tình hình. 2.2. Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay 2.2.1. Cơ sở pháp lý đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Bên cạnh các quy định chung cho đánh giá cải cách hành chính trên cả nước, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành hoặc phân cấp cho Sở Nội vụ ban hành các quy định riêng làm cơ sở triển khai đánh giá cải cách hành chính của tỉnh nói chung cũng như đánh giá cải cách hành chính cấp huyện nói riêng. 2.2.2. Chủ thể thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Các chủ thể tham gia vào quá trình đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội đồng thẩm định Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo cấp xã; công dân, doanh nghiệp cấp huyện, cấp xã; đại biểu HĐND tỉnh; lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh. 2.2.3. Nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật tại Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cải cách thủ tục hành chính; Cải 11 cách tổ chức bộ máy hành chính; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức; Cải cách tài chính công và Hiện đại hóa hành chính. Ngoài ra, kết quả thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất về công tác cải cách hành chính của Đoàn kiểm tra cải cách hành chính của tỉnh và của các cơ quan có thẩm quyền; báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác ngành, lĩnh vực và báo cáo chuyên đề của Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và công nghê, Sở Thông tin và Truyền thông hoặc của các cơ quan khác có liên quan; kết quả điều tra xã hội học cũng là nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện. 2.2.4. Tiêu chí đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Đánh giá cải cách hành chính cấp huyện được tiến hành dựa vào Bộ chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố do Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng. Bộ Chỉ số này có 37 tiêu chí và 62 tiêu chí thành phần trên 7 lĩnh vực cải cách hành chính và 26 tiêu chí riêng để tính điểm thưởng, điểm trừ, điều tra xã hội học. 2.2.5. Hình thức, phương pháp, thời điểm thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.5.1. Hình thức đánh giá Hai hình thức chính đang áp dụng để đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện nay là đánh giá thông qua báo cáo (báo cáo cải cách hành chính định kỳ, báo cáo tự đánh giá, báo cáo của cơ quan chuyên môn) và đánh giá thông qua kiến nghị của người dân, doanh nghiệp (điều tra xã hội học và giải quyết phản ánh, kiến nghị). 2.2.5.2. Phương pháp đánh giá Đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu sử dụng 04 phương pháp sau: Đánh giá theo tiêu chuẩn công việc; đánh giá theo mức thang điểm; đánh giá theo mục tiêu và đánh giá bằng phản hồi 360o. 2.2.5.3. Thời điểm thực hiện đánh giá Công tác xác định chỉ số cải cách hành chính phải được tổ chức định kỳ hàng năm cụ thể được thực hiện trong tháng 3 (năm sau liền kề năm đánh giá). 2.2.6. Quy trình đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Bước 1: Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính làm cơ sở đánh giá. 12 Bước 2: Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Bộ chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Bước 3: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tự đánh giá. Bước 4: Hội đồng thẩm định kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính thẩm định lại kết quả tự đánh giá của từng Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Bước 5: Sở Nội vụ (cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định) phối hợp với Bưu điện tỉnh độc lập thực hiện điều tra xã hội học. Bước 6: Hội đồng thẩm định tổng hợp kết quả thẩm định và kết quả điều tra xã hội học, ban hành báo cáo kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trình Ủy ban nhân dân tỉnh. Bước 7: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định phê duyệt và công bố. Bước 8: Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm. Bước 9: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch khắc phục, kiểm điểm cá nhân, tập thể vi phạm. 2.2.7. Sử dụng kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.2.7.1. Kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai từ năm 2015 đến năm 2018: Căn cứ vào các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong Bộ chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng, Hội đồng thẩm định Chỉ số cải cách hành chính đã tiến hành thẩm định kết quả tự đánh giá của cấp huyện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt, công bố. 2.2.7.2. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi về công tác đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Được tiến hành với 150 đối tượng. 2.2.7.3. Sử dụng kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai: Nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong Bộ chỉ số cải cách hành chính của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố. Giúp lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; làm một trong những căn cứ để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đánh giá, phân loại và xét thi đua, khen thưởng hằng năm đối với cá nhân, tập thể đồng thời đề xuất cấp trên đánh giá, phân loại người đứng đầu cấp huyện. 13 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.3.1. Kinh nghiệm đánh giá Chưa nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện của các địa phương khác trên cả nước. 2.3.2. Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai không đồng đều ở góc độ nào đó sẽ phản ánh mức độ quan tâm chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cấp huyện đối với công tác cải cách hành chính. 2.3.3. Thể chế làm căn cứ thực hiện đánh giá Chưa có thể chế chính thức hoặc bồi dưỡng tập huấn triển khai đánh giá cải cách hành chính dành cho cấp huyện. Mặc khác, các huyện, thị xã, thành phố chưa ban hành bộ tiêu chí riêng để đánh giá cải cách hành chính trong nội bộ huyện và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. 2.3.4. Tài chính để thực hiện đánh giá Mức chi cho công tác cải cách hành chính ở các huyện còn thấp do đó kinh phí phục vụ cho công tác cải cách hành chính của huyện cũng hạn chế. Chưa có đủ nguồn lực (con người, kinh phí) phục vụ điều tra xã hội học để tính điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong chỉ số cải cách hành chính. 2.3.5. Năng lực của các chủ thể thực hiện đánh giá Một số Ủy ban nhân dân cấp huyện không cung cấp tài liệu kiểm chứng. Các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể còn lúng túng trong triển khai giám sát và phản biện xã hội, nhất là ở cấp xã. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa quan tâm đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào việc đánh giá cải cách hành chính. 2.3.6. Nội dung đánh giá Nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chủ yếu bám vào các nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong chương trình/kế hoạch cải cách hành chính hằng năm mà chưa bám sát với tình hình thực tế cải cách hành chính của cấp huyện cũng như chưa gắn với các tồn tại, hạn chế mà cấp huyện chưa đạt được. 2.3.7. Công cụ thực hiện đánh giá Chưa có phần mềm đánh giá, chấm điểm chỉ số cải cách hành chính và phần mềm điều tra xã hội học. 14 2.3.8. Hình thức, phương pháp đánh giá Hình thức đánh giá cải cách hành chính hiện nay ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai chủ yếu thông qua báo cáo và đánh giá qua điều tra xã hội học. 2.3.9. Sử dụng kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai Kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chưa phục vụ được cho mục đích xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của cấp huyện vì thường được công bố vào năm sau năm liền kề đánh giá. Kết quả đánh giá cải cách hành chính chưa thật sự được Ủy ban nhân dân cấp huyện quan tâm sử dụng để đề ra biện pháp, giải pháp nâng cao công tác chỉ đạo, điều hành; nâng cao hiệu lực, hiệu quả cải cách hành chính. 2.3.10. Công tác phối hợp thực hiện đánh giá Công tác phối hợp chưa kịp thời, chậm. 2.4. Thành công và hạn chế trong đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2.4.1. Thành công Thứ nhất, tỉnh đã xây dựng được khung pháp lý thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện và bố trí kinh phí thực hiện; đã gắn kết quả thi đua khen thưởng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức với kết quả đánh giá cải cách hành chính. Thứ hai, đã huy động được sự tham gia của tất cả các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vào đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện. Thứ ba, cấp huyện đã xác định được nội dung đánh giá cải cách hành chính thống nhất với nội dung cải cách hành chính của tỉnh và của trung ương, nội dung đánh giá đa dạng, nhiều chiều. Thứ tư, đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí, tiêu chí thành phần phục vụ đánh giá cải cách hành chính. Thứ năm, đã xác định được hình thức và phương pháp tiến hành đánh giá cũng như thời điểm thực hiện đánh giá. Thứ sáu, quy trình đánh giá khoa học, có sự phân công rõ trách nhiệm của các chủ thể thực hiện. Thứ bảy, kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện đã chỉ rõ những mặt mạnh, những hạn chế trong công tác cải cách hành chính đồng thời cũng xác định được mức độ thực 15 hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của từng địa huyện qua từng năm. Qua đó giúp các huyện đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế, xây dựng chương trình/kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn tiếp theo. 2.4.2. Hạn chế Thứ nhất, chưa có nhiều kinh nghiệm triển khai đánh giá cải cách hành chính của các huyện khác trên cả nước để cấp huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai nghiên cứu, áp dụng vào công tác đánh giá cải cách hành chính của huyện. Chưa đề xuất được sáng kiến, giải pháp mới vào đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện. Thứ hai, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai không đồng đều, chênh lệch khá lớn, điều này phản ánh chất lượng công tác cải cách hành chính, nguồn lực đầu tư cho cải cách hành chính và ở góc độ nào đó phản ánh mức độ quan tâm chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu ở cấp huyện chưa tốt. Thứ ba, thể chế chính thức làm căn cứ thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chưa hoàn chỉnh, còn thiếu thể hiện ở việc bộ chỉ số cải cách hành chính dành cho cấp huyện vẫn còn nhiều tiêu chí chưa phù hợp, cơ cấu điểm chưa phân tầng, khó đánh giá đúng nỗ lực cải cách của từng huyện. Mặc khác, cấp huyện vẫn chưa ban hành được bộ tiêu chí riêng để đánh giá cải cách hành chính giữa nội bộ các phòng chuyên môn thuộc huyện và đơn vị hành chính cấp xã do đó chưa thể xác định cải cách hành chính của địa phương mình yếu kém từ khâu nào để đầu tư nguồn lực cải thiện. Thứ tư, tài chính để thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện còn hạn chế; chưa đủ nguồn lực (con người, kinh phí) phục vụ điều tra xã hội học để tính điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần trong chỉ số cải cách hành chính ở cấp huyện; dự toán kinh phí thực hiện cải cách hành chính của các huyện, thị xã, thành phố chưa sát với nhiệm vụ đề ra. Thứ năm, năng lực của một số chủ thể thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện còn hạn chế: Chủ thể tự đánh giá không cung cấp được tài liệu kiểm chứng chứng minh kết quả đầu ra công tác cải cách hành chính đạt được; chủ thể đánh giá là người dân, doanh nghiệp lại thiếu năng lực đánh giá; chủ thể là lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị, địa phương khi được điều tra xã hội học đã đánh giá chưa đúng, chưa sát với thực tế kết quả cải cách hành chính đã đạt được ở cấp huyện; các chủ thể là tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể thiếu cơ chế rõ ràng để giám sát, phản biện; chủ thể là Ủy ban nhân dân tỉnh chưa quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào đánh giá cải cách hành chính. 16 Thứ sáu, nội dung đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chưa rõ ràng; chưa gắn với thực tế và các hạn chế đã chỉ ra trong kết quả thẩm định chỉ số cải cách hành chính của huyện hàng năm cũng như chưa thể hiện rõ quan điểm chỉ đạo, điều hành của tỉnh về mong muốn cải cách hành chính ở cấp huyện trong tổng thể chung. Thứ bảy, công cụ thực hiện đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hành chính, thiếu phần mềm công nghệ thông tin phục vụ cho việc đánh giá; việc tổng hợp dữ liệu đánh giá cải cách hành chính bằng hình thức thủ công nên kết quả đánh giá chưa đảm bảo chính xác, khách quan và gây mất thời gian. Thứ tám, hình thức, phương pháp đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chưa phù hợp; thiếu cơ sở kiểm chứng mức độ chính xác, tin cậy để có thể sử dụng thông tin thu được từ dư luận xã hội, báo đài vào đánh giá cải cách hành chính; quy trình, phương pháp đánh giá còn rườm rà, phức tạp. Thứ chín, sử dụng kết quả đánh giá chưa hiệu quả, kết quả đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chưa phục vụ được cho mục đích xây dựng chương trình/kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cấp huyện cũng như chưa sử dụng hiệu quả vào công tác quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thứ mười, công tác phối hợp thực hiện đánh giá còn nhiều bất cập; các chủ thể đánh giá chưa phối hợp chặt chẽ với nhau. 2.4.3. Nguyên nhân Thứ nhất, trung ương chưa có thể chế chính thức hoặc tập huấn triển khai đánh giá cải cách hành chính dành cho cấp huyện. Việc đánh giá cải cách hành chính ở cấp huyện chủ yếu được tỉnh nghiên cứu, xây dựng và triển khai, hoàn toàn không có cách làm thống nhất trên cả nước. Việc tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm trong nước hiện nay theo quy định của nhà nước bị hạn chế nên rất khó để học tập kinh nghiệm đánh giá ở cấp huyện trên cả nước với nhau. Các sáng kiến, giải pháp mới phục vụ đánh giá cải cách hành chính thường liên quan đến công nghệ thông tin hoặc cơ sở vật chất (phần mềm đánh giá; đầu tư thiết bị hiện đại cho bộ phận một cửa) nhưng do khó khăn chung về ngân sách nên rất khó để đề xuất. Cấp huyện còn thụ động, chủ yếu thực hiện đánh giá theo đúng quy định của cấp trên, thiếu sáng tạo, chưa mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới vào đánh giá. Thứ hai, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trên địa bàn tỉnh Gia Lai phụ thuộc vào tiềm năng, thế mạnh vốn có của huyện (giao thông; tài nguyên thiên nhiên; dân trí) nhưng đặc thù của tỉnh Gia Lai là một tỉnh miền núi, có hơn 44% dân số là người dân 17 tộc thiểu số; thế mạnh để thu hút đầu tư và môi trường kinh doanh ở các huyện khác nhau dẫn đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_danh_gia_cai_cach_hanh_chinh_o_cap_huyen_tre.pdf
Tài liệu liên quan