Du lịch tham quan, kết hợp phát triển du lịch sinh
thái, miệt vườn hoặc du lịch homestay, leo núi. Vùng [I.2] du lịch
mạo hiểm, du lịch tham quan leo núi, du lịch tâm linh. Vùng [I.3]
du lịch tham quan, giải trí tại TPHCM, du lịch biển, nghỉ dưỡng,
thể thao, lặn biển, nghiên cứu sinh thái biển, ngoài ra còn kết hợp
với leo núi ở Hồ Mây, về nguồn. Vùng [II.1] du lịch sông nước,
sinh thái và tham quan, nghiên cứu. Vùng ậu [II.2] Phát triển
hình thức du lịch sông nước, khai thác các đặc sản mùa lũ, các
buổi picnic hoặc tổ chức dã ngoại thực tế. Vùng [II.3] khai thác du
lịch vào mùa khô, kết hợp với du lịch tâm linh, văn hóa. Vùng
[II.4] du lịch tâm linh, văn hóa, kết hợp với du lịch tham quan,
sinh thái, leo núi thám hiểm. Vùng [II.5] du lịch sông nước,
DLTQ bưng, điền, tham quan vườn cây ăn trái, mô hình chợ nổi
trên sông. Vùng [II.6]: du lịch homestay, đồng quê, trải nghiệm,
DLST dựa vào cộng đồng. Vùng [II.7] DLTQ, tắm biển, DLND,
du lịch khám phá các đảo. Vùng [II.8] du lịch tham quan, nghỉ
dưỡng, tắm biển và khám phá các cảnh quan rừng
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Nam bộ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
in Dubois,
nhiều nghiên cứu còn kết hợp các chỉ số khí hậu khác với chỉ số TCI,
TCI với THI kết hợp đánh giá HCI, chỉ số TCI đã phát triển thành
nhiều hướng mới như UTCI, TTCI, CIT, MCIT. 10 năm gần đây,
4
càng có nhiều nghiên cứu cụ thể, chi tiết về SKH ứng dụng, trong đó
xu hướng chung là những đánh giá thích nghi của con người với
những biến đổi ngày càng tiêu cực của khí hậu hiện nay: John Wash,
Jacqueline M. Hamilton, Francesco Musco.
1.1.2. Ở Việt Nam
Đa số các công trình nghiên cứu đánh giá tổng hợp chủ yếu
dựa trên nền tảng lý luận cảnh quan học với các công trình về phân
vùng ĐLTN, nghiên cứu đánh giá cảnh quan và đánh giá tổng hợp
ĐKTN, TNTN: Nguyễn Đức Chính – Vũ Tự Lập, Phạm Hoàng Hải,
Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Nhưng,
Nguyễn Văn Vinh, Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi,v.v.
Nghiên cứu SKH người phục vụ PTDL một số tác giả đi sâu
vào nghiên cứu như Vũ Bội Kiếm, Trần Việt Liễn, Nguyễn Minh
Tuệ, Nguyễn Thám và Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Khanh Vân.
Nhiều luận án tiến sĩ cũng thực hiện theo hướng này như Nguyễn
Thu Nhung, Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Hữu Xuân. Qua những
nghiên cứu này, nguồn tài nguyên khí hậu phục vụ phát triển DL
được phân tích theo nhiều hướng khác nhau. Trong nhiều nghiên cứu,
những tác giả này sử dụng cả bản đồ SKH để giúp DK có thể chọn
khoảng thời gian và vùng tốt nhất để DL.
Tại Nam Bộ, để đẩy mạnh phát triển du lịch, nhiều Đề án quy
hoạch phát triển DL, hội thảo đã được xây dựng, là bước cụ thể hóa
các định hướng phát triển KTXH nhằm liên kết phát triển du lịch các
tỉnh Nam Bộ. Mang ý nghĩa tổng hợp và định hướng cho phát triển
DL vùng, một số tác giả như Nguyễn Minh Tuệ; Vũ Tuấn Cảnh và
nnk ; Bùi Thị Hải Yến; v.v.. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về DL
của từng địa phương ở Nam Bộ, mỗi tác phẩm là những trải nghiệm
về văn hoá, dân tộc, đem lại những góc nhìn đa dạng về tiềm năng
DL của những địa phương cụ thể. Đã có một số nghiên cứu về
ĐKSKH cho du lịch Nam Bộ, tuy nhiên còn hạn chế và các nghiên
cứu mang tính địa phương là chủ yếu, chưa phân loại và thành lập
5
được bản đồ phân loại sinh khí hậu du lịch Nam Bộ. Đặng Văn Phan,
Tô Hoàng Kia, Nguyễn Khanh Vân và nnk.
1.2. Tổng quan các vấn đề lý luận liên quan đến nội dung
luận án
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến du lịch
Theo luật Du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là các hoạt động có
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. “Tài nguyên du lịch là
cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở
để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Các hình thức tổ chức lãnh thổ
DL gồm có điểm DL, khu DL, tuyến DL, trung tâm DL.
1.2.2. Tài nguyên du lịch – điều kiện để phát triển du lịch
Luật Du lịch Việt Nam 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch tự
nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy
văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ
mục đích DL”. “Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử -
văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền
thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công
trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục
đích du lịch.”
1.2.3. Điều kiện khí hậu và tài nguyên sinh khí hậu
Theo Từ điển bách khoa Nông nghiệp “Sinh khí hậu là bộ môn
khoa học liên ngành giữa Khí hậu học và Sinh thái học, nghiên cứu
các ảnh hưởng của khí hậu đối với cơ thể sống”. Trong môi trường
nhất định, điều kiện SKH là một trong những điều kiện sinh thái cảnh
6
tác động lên tất cả giới sinh vật (động thực vật, vi sinh vật, con
người) bao gồm những dấu hiệu đặc trưng của thời tiết, khí hậu và
được biểu hiện bởi các yếu tố bức xạ, nhiệt độ, mưa, độ ẩm v.vCác
ĐKSKH này khi được sử dụng phục vụ các mục đích của con người
được gọi là tài nguyên SKH.
Nghiên cứu SKH người cho mục đích DL chính là việc nghiên
cứu điều kiện khí hậu, thời tiết tác động đến sức khỏe con người, đến
việc tổ chức, triển khai các hoạt động du lịch; Nghiên cứu SKH DL cần
chỉ ra những thời kỳ thuận lợi, bất lợi của điều kiện SKH cho sức khỏe
con người, đối với từng LHDL, trên những không gian địa lý cụ thể.
1.3. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu
Luận án sử dụng các quan điểm nghiên cứu sau: Quan điểm hệ
thống; Quan điểm tổng hợp; Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung: Luận án sử dụng
các phương pháp phổ biến sau: Phương pháp thu thập, phân tích và
xử lí số liệu; Phương pháp thực địa; Phương pháp bản đồ và GIS;
Phương pháp chuyên gia
1.3.2.2. Phương pháp luận phân vùng Địa lý tự nhiên
Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả phân vùng
trong nước và thế giới, nghiên cứu đặc điểm tự nhiên lãnh thổ Nam
Bộ, NCS lựa chọn 5 nguyên tắc phân vùng ĐLTN Nam Bộ: khách
quan; phát sinh; tổng hợp; đồng nhất tương đối; cùng chung lãnh thổ
Lựa chọn sử dụng trong phân vùng ĐLTN Nam Bộ gồm có 3
phương pháp sau: phân vùng theo dấu hiệu (nhân tố) chủ đạo; phân
tích liên kết các thành phần cấu tạo; địa lí so sánh, ngoài ra có nhiều
phương pháp khác như: bản đồ, thực địa, cổ địa lí, địa vật lí, địa hoá
học, toán học.
7
Dựa vào đặc điểm phân hóa ĐLTN Nam Bộ, NCS lựa chọn kế
thừa kết quả phân vùng ĐLTN của nhóm tác giả Phạm Hoàng Hải,
Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) với hệ thống 3
cấp: Đới Miền Vùng cho phân vùng ĐLTN Nam Bộ.
1.3.2.3. Các phương pháp đánh giá tài nguyên và điều kiện
sinh khí hậu
a. Cơ sở lý luận đánh giá tổng hợp tài nguyên
Theo Phạm Trung Lương: “Đánh giá các ĐKTN và TNTN
phục vụ DL nhằm xác định mức độ TL(tốt, trung bình, kém) của các
ĐKTN và TNTN đối với toàn bộ hoạt động DL nói chung hay đối với
từng LHDL, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ DL nói riêng”.
Bước 1. ây dựng thang đánh giá: lựa chọn các tiêu chí đánh
giá, xác định các bạ c, chỉ tiêu, điểm cho mỗi bạ c và trọng số từng
tiêu chí Áp dụng công thức ma trận tam giác trọng số của Nguyễn
Cao Huần.
Bước 2. Tiến hành đánh giá: Trong đề tài, NCS lấy điểm trung
bình cọ ng để đánh giá kết quả.
Bước 3: Đánh giá kết quả
∑
(CT1)
Trong đó: X: Điểm trung bình cọ ng đánh giá/ ki:
Trọng số của tiêu chí thứ I / Xi: Điểm đánh giá của tiêu chí thứ i/ i:
Tiêu chí đánh giá, i = 1,2,3...n
Ca n cứ vào điểm trung bình cọ ng để phân cấp các mức đọ
đánh giá từ RTL đến ITL. Các cấp đu ợc xác định bởi công thức (CT2)
CT2:
(CT2)
m: số cấp đánh giá (m=4)
Trong đó: Cấp 1: Xmin ≤ X1 <Xmin +∆X Cấp 2: X1 ≤ X2< X1 + ∆X
Cấp 3: X2 ≤ X3 < X2 + ∆X Cấp 4: X3 ≤ X4 <Xmax
8
b. Đánh giá Tài nguyên sinh khí hậu sử dụng chỉ số Khí hậu
du lịch TCI
Chỉ số khí hậu du lịch – TCI được đề xuất lần đầu tiên bởi
Mieczkowski (1985).
CT3: TCI = (8*CID) + (2*CIA) + (4*R) + (4*S) + (2*W)
Trong đó: CID: Chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày (Chỉ số tiện
nghi nhiệt ban ngày dựa vào hai chỉ số nhiệt độ tối cao trung bình và
độ ẩm tương đối thấp nhất trung bình)/ CIA: Chỉ số tiện nghi nhiệt
hàng ngày (Chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày dựa trên hai chỉ số nhiệt
độ không khí trung bình và độ ẩm trung bình) R: Lượng mưa trung
bình ngày trong tháng / S: Số giờ nắng trung bình ngày trong tháng /
W: Vận tốc gió trung bình.
9
CHƢƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN VÀ
ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU NAM BỘ
2.1. Đặc điểm tự nhiên Nam Bộ
2.1.1. Vị trí địa lý Nam Bộ
Nam Bộ nằm ở phía Nam bán đảo Đông Dương, từ vĩ độ 8
đến vĩ độ 12 B. ĐNB có diện tích là 23.590,7 km2, chiếm 7.1% diện
tích cả nước. TNB có diện tích khoảng 40.576 km2. Vị trí của Nam
Bộ là tiền đề tạo ra động lực hấp dẫn DK trong và ngoài nước.
2.1.2. Đặc điểm địa chất, địa hình Nam Bộ
Trong việc khai thác DL, địa hình ĐNB rất đa dạng: địa hình
núi phân bố chủ yếu ở Bắc, Đông Bắc, địa hình trung du, bán bình
nguyên đất đỏ bazan với độ cao 50 -200m. TNB là đồng bằng châu
thổ tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi chẳng
chịt, những cù lao giữa, ven sông, hệ thống đảo và khu vực lấn biển
với nhiều đảo hoang sơ, ngoài ra dọc biên giới với Campuchia xuất
hiện một số ngọn núi thấp với dạng địa hình quần thể núi đá vôi.
2.1.3. Đặc điểm thủy – hải văn Nam Bộ
Nam Bộ có hai hệ thống sông lớn là sông Đồng Nai – Vàm Cỏ
586 km và sông Mekong 225 km. Nếu như ĐNB là vùng có tiềm năng
DL biển rất lớn với các bãi tắm đẹp thì TNB lại có điều kiện chủ yếu
để hình thành chủ yếu các tuyến du lịch trên sông hấp dẫn của vùng.
2.1.4. Đặc điểm sinh vật và đa dạng sinh học lãnh thổ
Rừng là TNTN nổi bật nhất ở Nam Bộ. ĐNB có 6 khu rừng
đặc dụng, trong đó có 4 VQG; 01 khu bảo tồn thiên nhiên và 2 khu
rừng văn hóa-lịch sử, RNM Cần Giờ và VQG Cát Tiên là KDTSQ
thế giới. Các TNB có 2 khu dự trữ sinh quyển thế giới; 5 vườn quốc
gia; 4 khu bảo tồn thiên nhiên, 3 khu bảo tồn loài, 7 khu bảo vệ sinh
cảnh và 1 khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học: trung tâm
nghiên cứu ứng dụng rừng ngập mặn Minh Hải (Cà Mau)
10
2.1.5. Đặc điểm tài nguyên sinh khí hậu Nam Bộ
Khí hậu Nam Bộ mang đặc trưng là kiểu khí hậu nhiệt đới -
cận xích đạo gió mùa ẩm, với bức xạ Mặt trời lớn, số giờ nắng nhiều,
nhiệt độ trung bình năm cao, biên độ nhiệt năm thấp và lượng mưa
khá dồi dào. Tuy nhiên, giữa các vùng cũng như giữa các địa phương
trong vùng vẫn có sự khác nhau về các đặc trưng thời tiết khí hậu. Sự
khác biệt đó đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh cũng
như mùa vụ DL, khả năng phát triển các LHDL.
2.2. Đặc điểm tài nguyên du lịch nhân văn Nam Bộ
2.2.1. Các di tích lịch sử văn hóa
Nam Bộ chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam, có nhiều di tích đặc biệt quan trọng, có giá trị cao
đối với DL. ĐNB có 156 di tích LSVH được xếp hạng quốc gia,
trong đó có 1 DSVH phi vật thể của thế giới,7 di tích quốc gia đặc
biệt. TNB có 182 di tích lích LSVH được xếp hạng quốc gia, trong
đó có 6 di tích quốc gia đặc biệt. Di tích kiến trúc nghệ thuật gồm
nhiều loại hình như chùa, đền, miếu, thánh đường và nhà cổ gắn liền
với đời sống tâm linh và văn hóa người bản địa.
2.2.2. Lễ hội văn hóa dân gian
Ở Nam Bộ, những lễ hội dân gian của người Việt vẫn mang tính
thống nhất từ Bắc vào Nam, có những lễ hội trung tâm thu hút rất đông
khách hành hương tới dự. Tổng số lễ hội ở TNB là 1.237 lễ hội.
2.2.3. Các làng nghề thủ công truyền thống
Nghề thủ công ở vùng ĐNB tuy không nhiều nhưng cũng khá
độc đáo. ĐNB có khoảng 90 làng nghề thủ công truyền thống với
nhiều giá trị khai thác phục vụ DK, TNB hiện có 211 làng nghề tiểu
thủ công.
2.2.4. Các tài nguyên nhân văn khác
Văn hóa ẩm thực: Ẩm thực dân dã mà độc đáo, được coi như
có giá trị văn hóa cao đối với phát triển DL. Nghệ thuật truyền thống:
Văn hoá Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng
11
sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người
Khmer, người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng.
2.3. Phân loại Sinh khí hậu và thành lập bản đồ Sinh khí
hậu Nam Bộ
2.3.1. Xác định các chỉ tiêu phân loại inh khí hậu Nam Bộ
Từ các kết quả phân tích, tổng hợp các số liệu thống kê khí
hạ u phục vụ mục đích phát triển các LHDL, NCS sử dụng chủ yếu
hai yếu tố co bản là nhiẹ t và ẩm để phân loại SKH Nam Bộ với
03 tiêu chí thể hiện ở dạng ma trận tổ hợp: nhiẹ t đọ không khí
trung bình na m, tổng lu ợng mu a na m, và số ngày mưa.
2.3.2. Kết quả phân loại Sinh khí hậu Du lịch Nam Bộ
Kết quả, trên lãnh thổ khu vực Nam Bộ có tất cả 12 loại SKH.
Chúng được thể hiện thông qua một tập hợp các kí hiệu như: IAa,
IBb, ICc, IDb, .... Việc miêu tả đặc điểm các đơn vị SKH được tiến
hành theo trình tự từ những loại SKH: III – hơi nóng, II - nóng, đến: I
– rất nóng; Từ loại SKH mưa nhiều (A), mưa vừa (B), mưa ít (C) đến
mưa rất ít (D); dựa vào số ngày mưa: số ngày mưa nhiều (a), số ngày
mưa vừa (b), số ngày mưa ít (c), số ngày mưa rất ít (d)
2.3.3. Thành lập bản đồ phân loại SKH Nam Bộ
Đối với thành lạ p bản đồ SKH, viẹ c xây dựng bản đồ SKH
phải tuân thủ các nguyên tắc sau: phản ánh đu ợc đạ c điểm khí
hạ u của lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa chúng trong không gian,
phản ánh được những mạ t thuạ n lợi, những mạ t hạn chế của
điều kiẹ n SKH đối viẹ c tổ chức các LHDL và viẹ c triển khai
các hoạt đọ ng DL trên địa bàn nghiên cứu, phản ánh đu ợc bản
chất những tác đọ ng của các yếu tố khí hạ u tới sức khỏe con
ngu ời và viẹ c triển khai các hoạt đọ ng DL.
Các phu o ng pháp đu ợc sử dụng để thành lạ p bản đồ
SKH bao gồm phu o ng pháp thống kê và xử lý số liẹ u,
phu o ng pháp thực địa và phu o ng pháp sử dụng hẹ thống
thông tin địa lý GIS. Phu o ng pháp bản đồ để thể hiẹ n các nọ i
12
dung chính của bản đồ là phu o ng pháp ký hiẹ u điểm (các trạm
khí tu ợng), phu o ng pháp nền chất lu ợng kết hợp n t chải (các
loại SKH). Xuất phát từ nọ i dung và lãnh thổ nghiên cứu để xác
định tỷ lẹ bản đồ là 1:250.000
13
2.3.4. Đánh giá các đặc trưng KH du lịch Nam Bộ bằng chỉ
số TCI
Kết quả đánh giá, tính toán chuỗi số liệu khí hậu tại các trạm
khí tượng Nam Bộ trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2015, cho
thấy TCI Nam Bộ chủ yếu nằm vào khoảng 40- 54 (ngưỡng chấp
nhận được đến tương đối tốt), có thể phát triển hoạt động du lịch.
Trong 12 tháng, TCI <40 (không thuận lợi cho hoạt động du lịch) chỉ
xuất hiện trung bình từ 1-3 tháng, một số nơi chỉ có 1 tháng có TCI
không thuận lợi cho phát triển DL như Vũng Tàu, Cần Thơ, Cao
Lãnh, Châu Đốc, thậm chí Côn Đảo không có tháng nào không thuận
lợi cho hoạt động DL, từ tháng V – XI TCI ở ngưỡng chấp nhận được
cho triển khai các hoạt động DL. TCI đạt mức điểm 60 – 80 điểm (tốt
đến rất tốt) phổ biến trong 4 tháng từ XII, I, II, III, là thời gian mùa
khô ở Nam Bộ. Đến tháng IV thì TCI bắt đầu hạ thấp đánh giá ở mức
giới hạn cho hoạt động du lịch.
2.4. Phân vùng và thành lập bản đồ phân vùng địa lý tự
nhiên Nam Bộ
2.4.1. Thành lập bản đồ phân vùng Địa lý tự nhiên Nam Bộ
Trong thành lập bản đồ, các nguyên tắc cần thực hiện như:
đảm bảo tính chính xác, khoa học và cập nhập; Mục đích xác định
cụ thể; Các đối tượng và hiện tượng được phân loại và biểu hiện
đầy đủ, khoa học từ nội dung đến bảng chú giải; đảm bảo chính
xác về vị trí địa lí
Các phương pháp bản đồ thể hiện nội dung bản đồ gồm:
Phương pháp ký hiệu đường; phương pháp nền chất lượng và nét
chải. Dựa trên đặc điểm lãnh thổ và nội dung thể hiện để xác định tỷ
lệ bản đồ ở tỷ lệ bản đồ là 1:250.000.
Kế thừa các kết quả nghiên cứu phân vùng địa lý tự nhiên Việt
Nam và sự phân hóa về ĐKTN của Phạm Hoàng Hải - Nguyễn
14
Thượng Hùng - Nguyễn Ngọc Khánh (1997) Nam Bộ được phân chia
theo 3 cấp đơn vị phân vùng ĐLTN: Đới miền vùng
Đới: xác định bởi các chỉ tiêu nhiệt - ẩm. Nằm trong đới cảnh
quan nhiệt đới gió mùa, Nam Bộ thuộc phụ đới Nam – gió mùa Tây
Nam khô với mùa khô k o dài và không có mùa đông lạnh.
Miền: là tập hợp các vùng tương đồng về mặt phát sinh, có
cùng cấu trúc địa chất địa mạo, cùng lịch sử phát triển có những đặc
điểm tương đồng về điều kiện khí hậu dưới tác động của hoàn lưu và
địa hình. Có những đặc điểm tương đồng về các quần thể sinh vật. Có
cùng đặc điểm chung về cộng đồng dân tộc tạo nên mức độ tương
đồng về tác động kỹ thuật vào tự nhiên.
Vùng: Dựa vào sự phân hóa thực tế của ĐKTN, cấp phân vị
vùng đu ợc xác định dựa vào chỉ tiêu kiến tạo - địa mạo, có
những n t đạ c tru ng về đạ c điểm thủy va n, chỉ tiêu phân
hóa giữa biển và đất liền
2.4.2. Kết quả phân vùng Địa lí tự nhiên Nam Bộ
Nam Bộ có 3 cấp phân vị với cấp phân vị lớn nhất là Đới
Nam Bộ, gồm hai miền ĐLTN với đặc điểm của hai miền phân
biệt như sau: Miền đồng bằng cao Đông Nam Bộ (I) Đặc trưng
chính là miền địa hình đồi núi thấp và đồng bằng cao, tương đối
cổ, nâng dần với các bậc thềm cổ +20m, +40m và +100m, Các lớp
phun trào bazan rộng lớn lấp đầy các thung lũng giữa khối đá cổ.
Miền đồng bằng Tây Nam Bộ (II) Đặc trưng chính là miền địa
hình đồng bằng châu thổ khá bằng phẳng và thấp dưới 10 m, trẻ,
rộng, phát triển nhanh, được bồi đắp nên bởi phù sa sông Mêkông
và hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai trong thời kỳ mực nước
biển dâng chậm từ 7 ngàn năm trở lại đây. Miền này có khuynh
hướng lún chìm chung.
Cấp phân vị nhỏ nhất là cấp vùng, Nam Bộ có 11 vùng. Miền
ĐNB chia làm 3 vùng dựa vào chỉ tiêu kiến tạo – địa mạo. Trong khi
đó, miền TNB gồm có 8 vùng dựa vào chỉ tiêu kiến tạo – địa mạo và
15
chỉ tiêu phân hóa giữa biển và đất liền: gồm có 6 vùng trong đất liền
và hai vùng biển đảo ven bờ
Bảng 2.4. Hệ thống đơn vị phân vùng ĐLTN Nam Bộ
Nam Bộ (phụ đới Nam)
– gió mùa Tây Nam
khô, không có mùa
đông lạnh
Vùng
Ký
hiệu
I. Miền Đông Nam Bộ 1. Vùng đồi đất cao Bình Dương
– Bình Phước – Đồng Nai
I.1
2. Vùng thềm phù sa cổ Tây Ninh
– TPHCM – Đồng Nai
I.2
3. Vùng ven biển Đông Nam Bộ I.3
II. Miền Tây Nam Bộ 4. Vùng Đồng Tháp Mười II.1
5. Vùng đồng bằng châu thổ sông
Tiền sông Hậu
II.2
6. Vùng ven biển sông Tiền sông
Hậu
II.3
7. Vùng tứ giác Long Xuyên II.4
8. Vùng trũng Tây sông Hậu II.5
9. Vùng bán đảo Cà Mau II.6
10. Vùng biển đảo vịnh Thái Lan II.7
11. Vùng biển đảo bờ Đông TNB II.8
16
17
CHƢƠNG 3
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN
DU LỊCH, ĐIỀU KIỆN SINH KHÍ HẬU CHO
CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH NAM BỘ
3.1. Cơ lựa chọn đánh giá một ố LHDL Nam bộ
Trong phạm vi luạ n án chỉ đánh giá cho mọ t số LHDL tiêu
biểu, phụ thuọ c nhiều vào yếu tố tài nguyên và có tính bền vững,
những LHDL đu ợc lựa chọn để đánh giá gồm: 1) Du lịch tham
quan tự nhiên DLT ; 2) Du lịch nghỉ dưỡng DLND : 3) Du lịch
sinh thái (DLST); 4) Du lịch văn hóa DLV . Đây là những LHDL
có tính bền vững, ít tổn hại đến môi tru ờng, mang thế mạnh lâu dài
và đặc sắc riêng.
3.2. Đánh giá TNDL cho một ố loại h nh du lịch Nam Bộ
3.2.1. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển DLTQ
Du lịch tham quan chủ yếu được diễn ra ở những khu vực có
phong cảnh đẹp, địa hình đa dạng và độc đáo, sinh vật đa dạng,
ĐKSKH thuận lợi. NCS xác định đánh giá trên 4 tiêu chí: thắng cảnh,
địa hình, sinh vật, ĐKSKH
Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, NCS phân
chia mức độ thuận lợi của từng vùng cho DLTQ ở 4 mức đánh giá.
Trong các tiêu chí đã lựa chọn, mức độ ảnh hưởng của chúng đối với
DLTQ khác nhau. Dựa vào đặc điểm, yêu cầu của DLTQ và theo ý
kiến chuyên gia, yếu tố có mức độ ảnh hưởng và vai trò quan trọng
nhất là thắng cảnh, thứ hai là địa hình, thứ ba là yếu tố sinh vật và
điều kiện SKH. Đây là cơ sở để xác định trọng số của các tiêu chí
Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của DLTQ, ta thấy hai
vùng I.3, II.4 rất thuận lợi. 4 vùng I.1, I.2, II.7, II.8 có mức đánh giá
TL cho phát triển DLTQ. Các vùng II.3, II.6 TĐTL cho DLTQ. Các
vùng II.1, II.2, II.5 đánh giá ITL cho DLTQ.
18
3.2.2. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển DLND
Du lịch nghỉ dưỡng là LHDL kết hợp du lịch với phục hồi sức
khỏe và chữa bệnh. Những khu vực có ĐKSKH thuận lợi đối với sức
khỏe con người, cảnh quan thiên nhiên đẹp là điều kiện phát triển
LHDL nghỉ dưỡng. NCS lựa chọn 4 tiêu chí: Sinh khí hậu, bãi biển,
địa hình và thắng cảnh.
ĐKSKH là nhân tố quan trọng nhất đối với phát triển
DLND, được xác định trọng số cao nhất, bãi tắm là nhân tố quan
trọng thứ hai, tiếp đến là nhân tố địa hình, cuối cùng là thắng cảnh
được xác định trọng số thấp nhất trong thang điểm đánh giá.
Ngoài ra, các tiêu chí như tài nguyên sinh vật (ĐDSH, thảm thực
vật rừng, rau, hoa quả cận nhiệt) cũng được xem x t đánh giá
nhưng không phân cấp.
Trên cơ sở điểm trung bình cộng của từng vùng, kết quả mức
độ TL của từng vùng cho DLND như sau: Các vùng I.3 đạt mức đánh
giá RTL cho phát triển DLND. Các vùng II.4, II.7, II.8 thuận lợi cho
phát triển DLND. Vùng I.1, I.2, II.2, II.3 ở mức TĐTL. Ít thuận lợi
cho phát triển DLND là I.1, II.5, II.6
3.2.3. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển DLST
Du lịch sinh thái là LHDL dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
Phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương. Qua đó, NCS xác định yêu cầu để phát triển DLST là 3 tiêu
chí sau: hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh thái cao, ĐKSKH
ảnh hưởng tới sức khỏe DK khi đi DL, địa hình tạo điều kiện đi lại.
Theo ý kiến chuyên gia, tiêu chí, mức độ đánh giá và điểm của tiêu
chí sinh vật, tiêu chí ĐKSKH và tiêu chí địa hình cho phát triển
DLST có thể sử dụng kết quả đánh giá các tài nguyên này cho phát
19
triển DLTQ (mục 3.2.1). Mức độ ảnh hưởng của các tiêu chí giảm
dần như sau: Sinh vật, Địa hình và ĐKSKH
Dựa trên điểm trung bình cộng của các tiêu chí, kết quả mức
độ thuận lợi của các vùng cho phát triển DLST được đánh giá như
sau: Mức đánh giá RTL cho DLST là I.1, I.3 và II.4, II.7, II.8. Có 3
vùng đạt mức đánh giá thuận lợi cho phát triển DLST: I.2, II.1, II.6.
Vùng II.3, II.5 được đánh giá ở mức tương đối thuận lợi, vùng II.2 ở
mức điểm ITL cho phát triển DLST do mức độ tập trung của các hệ
sinh thái chủ yếu là nông nghiệp, sinh vật đơn điệu.
3.2.4. Đánh giá tài nguyên du lịch cho phát triển DLVH
“Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa
dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các
giá trị văn hóa truyền thống”. Qua đó, NCS xác định 3 tiêu chí quan
trọng để phát triển Du lịch văn hóa là: DSVH gồm có vật thể và phi
vật thể là những đối tượng chủ yếu của LHDL này. ĐKSKH chỉ là
điều kiện cho việc tổ chức DLVH. DSVH vật thể quan trọng nhất với
điểm trọng số 0.5, DSVH phi vật thể trọng số 0.33, Sinh khí hậu có
điểm trọng số thấp nhất 0.17
Đánh giá RTL cho phát triển DLVH có các vùng I.2, II.2,
II.4. Vùng I.1, II.3, II.8 có mức đánh giá TL cho phát triển DLVH.
Các vùng I.3, II.1 đánh giá TĐTL cho phát triển DLVH. Mức đánh
giá ITL cho phát triển DLVH là ở các vùng II.6 và II.7.
3.3. Tổng hợp chung mức độ thuận lợi 4 LHDL từng vùng
Trên cơ sở chỉ tiêu đánh giá và mức độ thuận lợi của các
LHDL theo các vùng, kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi 4
LHDL như sau: Vùng I.3, II.4, II.8 đạt mức đánh giá RTL cho phát
triển tổng hợp các LHDL. Đánh giá thuận lợi cho phát triển du lịch
có 4 vùng là I.1, I.2, II.3, II.7. 4 vùng II.1, II.2, II.5, II.6 đạt mức
20
đánh giá TĐTL cho phát triển du lịch. Các vùng này thường ít có
thắng cảnh, hoặc thắng cảnh đơn điệu, các điểm tài nguyên phân bố
không tập trung, ĐKSKH còn hạn chế cho DL.
3.4. Định hƣớng không gian phát triển các LHDL Nam Bộ
3.4.1. Thực trạng phát triển du lịch Nam Bộ
Số lượng DK của Nam Bộ tăng nhanh. Về cơ cấu, DK nội
địa chiếm ưu thế của Nam Bộ, Khách du lịch quốc tế cũng tăng
nhanh về số lượng. ĐNB có doanh thu đứng đầu cả nước (2015)
chiếm 46% tổng thu du lịch cả nước. Nam Bộ có khoảng 6.652 cơ
sở lưu trú, lực lượng lao động trong lĩnh vực du lịch ở ĐNB và
TNB có sự chênh lệch về trình độ nghiệp vụ cũng như quy mô,
phân bố. Hệ thống giao thông vận tải của Nam Bộ phát triển
nhanh, đồng bộ, góp phần quan trọng cho phát triển KTXH, trong
đó có DL. Nếu như ĐNB có hệ thống giao thông phát triển hiện
đại nhiều cảng biển, cảng hàng không quan trọng, chất lượng cao,
TNB có hệ thống giao thông bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng
chịt và nhiều sông lớn.
3.4.2. Hướng phát triển không gian lãnh thổ cho các LHDL
Nam Bộ
a. Định hướng vùng ưu tiên phát triển du lịch
Định hướng mức độ ưu tiên cho tập trung trước tiên cho 3
vùng ven biển ĐNB và TNB: vùng ven biển ĐNB: TPHCM – Vũng
Tàu và vùng Tứ giác Long Xuyên, Vùng biển đảo phía Đông TNB.
Mức độ ưu tiên tiếp theo là 5 vùng: vùng biển đảo ven vịnh Thái
Lan; Vùng đồi núi cao Bình Dương – Bình Phước – Đồng Nai [I.1]
và vùng phù sa cổ Tây Ninh – TPHCM – Đồng Nai, vùng ven biển
sông Tiền sông Hậu [II.3]. Trong chiến lược phát triển DL Nam Bộ,
mức độ ưu tiên cho 7 vùng, tập trung khai thác các vùng ven biển,
21
có mức độ tập trung TNDL và ĐKSKH thuận lợi để khai thác một
cách hợp lý, tối ưu nhất.
b. Định hƣớng phát triển sản phẩm du lịch theo vùng
Vùng I.1: du lịch tham quan, kết hợp phát triển du lịch sinh
thái, miệt vườn hoặc du lịch homestay, leo núi. Vùng [I.2] du lịch
mạo hiểm, du lịch tham quan leo núi, du lịch tâm linh. Vùng [I.3]
du lịch tham quan, giải trí tại TPHCM, du lịch biển, nghỉ dưỡng,
thể thao, lặn biển, nghiên cứu sinh thái biển, ngoài ra còn kết hợp
với leo núi ở Hồ Mây, về nguồn. Vùng [II.1] du lịch sông nước,
sinh thái và tham quan, nghiên cứu. Vùng ậu [II.2] Phát triển
hình thứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_va_dieu_kien_sin.pdf