Vận dụng quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm
tích hợp đã được thiết kế để tác động lên quá trình dạy học học phần này trên
nhóm TN. Thực nghiệm được thực hiện với cả 3 chủ đề được thiết kế theo quy
trình dạy học được đề xuất trong chương 3 bao gồm: Chủ đề 1 “Chuẩn bị nền
tảng cho một nghiên cứu khoa học giáo dục”, chủ đề 2 “Tổ chức triển khai một
nghiên cứu khoa học giáo dục” và chủ đề 3 “Phân tích, viết báo cáo và công bố
kết quả nghiên cứu”. Đối với nhóm ĐC, SV học tập môn PPNCKH giáo dục theo
cách thông thường, GV giảng dạy theo cách truyền thống. Ở mỗi lần thực nghiệm,
chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm TN và ĐC để đo đầu vào, đầu ra năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của SV trong NCKH. Thang đo được xây dựng
chung cho cả hai nhóm.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Dạy học học phần phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
1.3.4.1. Mục tiêu dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
1.3.4.2. Nội dung dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Nội dung dạy học bao gồm:
- Nội dung dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục được tích hợp
theo kiểu lồng ghép/kết hợp với một số nội dung kiến thức như tích hợp các vấn
đề về cách xử lí, thu thập, kết xuất dữ liệu trên phần mềm thống kê SPSS, Excel;
kĩ năng khai thác thông tin trên Internet; Kĩ năng đọc và nghiên cứu tài liệu
- Tích hợp nội môn các nội dung dạy học thành các module dạy học.
- Thiết kế các nội dung dạy học thành các chủ đề liên môn, xuyên môn với nội
dung kiến thức của các môn học có liên quan như Thống kê xã hội học, Logic học,
Giáo dục học, Tâm lí học, Triết học, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Tin học đại cương
1.3.4.3. Hình thức dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Các hình thức tích hợp phù hợp với dạy học học phần này bao gồm: Tích
hợp nội môn; Lồng ghép/kết hợp; Tích hợp liên môn và Tích hợp xuyên môn.
1.3.4.4. Phương pháp, kĩ thuật trong dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
GV cần sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học, phát huy
thế mạnh của từng phương pháp, đặc biệt chú trọng đến các phương pháp dạy học
tích cực định hướng phát triển năng lực người học, dạy người học cách tự học, tự
nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo.
1.3.4.5. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục
ở trường ĐHSP hiện nay bao gồm có dự giờ đánh giá GV; kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của SV thông qua các bài tập, bài kiểm tra giữa kì, đánh giá chuyên
cần, và bài thi tự luận, bài tiểu luận cuối học kì. Kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập của SV còn nặng về đánh giá kiến thức, hiểu lí thuyết, chưa hướng tới việc
đánh giá năng lực và khả năng vận dụng tri thức của SV vào giải quyết những
vấn đề đặt ra trong thực tiễn.
1.3.5. Điều kiện để thực hiện dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
9
Để thực hiện được việc dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục
cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp cần đáp ứng những điều kiện đối
với GV tham gia giảng dạy học phần, đối với SV, về nội dung dạy học, môi
trường học tập và các điều kiện dạy học.
1.3.6. Quy trình và mô hình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
1.3.6.1. Khái niệm quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan
điểm tích hợp là trình tự, cách thức thực hiện một hoạt động dạy học tích hợp nhằm
kết hợp các đối tượng học tập của học phần PPNCKH giáo dục có liên quan đến nhau
và có liên quan đến đối tượng học tập của một số lĩnh vực môn học khác, tạo thành
một nội dung dạy học thống nhất đáp ứng những mục tiêu cụ thể của quá trình dạy học
ở trường ĐHSP.
1.3.6.2. Mô hình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Mô hình dạy học được xây dựng theo cách tiếp cận hệ thống gồm 3 thành
tố chính “Phân tích và thiết kế”, “Tổ chức hoạt động DHTH” và “Đánh giá và
điều chỉnh”, mỗi thành tố là sự tác động qua lại lẫn nhau của nhiều hoạt động.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dạy học học phần Phương pháp
nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan
điểm tích hợp
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan bao gồm: Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, GV
trường ĐHSP về dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp;
Năng lực dạy học tích hợp của GV; Tính tích cực, tự giác trong học tập của SV;
Công tác quản lí của cơ sở đào tạo.
1.4.2. Các yếu tố khách quan
Các yếu tố khách quan bao gồm: Xu hướng đổi mới của giáo dục đại học Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay; Mục tiêu, nội dung chương trình học phần PPNCKH
giáo dục trong chương trình đào tạo cho SV trường ĐHSP; Quy trình DHTH học
phần; Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và môi trường học tập ở trường ĐHSP.
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về dạy học tích hợp và dạy học học phần Phương
pháp nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp
Kết luận chương 1
1. Đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận khá sâu sắc và toàn diện về
hướng nghiên cứu này. Tuy nhiên, về vấn đề dạy học học phần Phương pháp
NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp, nó chỉ mới được
gợi mở trong một số công trình, thực tế chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách
hệ thống và toàn diện với tư cách là một đối tượng nghiên cứu của một công trình
luận án.
10
2. Dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo
quan điểm tích hợp mang đặc trưng nội dung dạy học mang tính phức hợp, gắn với
các tình huống thực tiễn, có sự liên kết giữa các kiến thức từ các lĩnh vực khoa học,
môn học khác nhau; dạy học lấy người học làm trung tâm; định hướng và phân hóa
năng lực người học; góp phần hình thành và phát triển năng lực thực tiễn cho người
học. Quá trình DHTH học phần này là một quá trình bao gồm nhiều thành tố tác
động qua lại lẫn nhau.
3. Mô hình dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường
ĐHSP theo quan điểm tích hợp được xác định bao gồm 3 thành tố chính là “Phân
tích và thiết kế”, “Tổ chức hoạt động DHTH” và “Đánh giá và điều chỉnh”. Mỗi
thành tố lại bao gồm các hoạt động cụ thể có sự tác động qua lại, hỗ trợ, thống nhất
với nhau giúp cho quá trình DHTH đạt được những hiệu quả tối ưu nhất.
4. Dạy học học phần Phương pháp NCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP
theo quan điểm tích hợp chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố chủ
quan và các yếu tố khách quan. Người GV cần căn cứ vào những điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này, từ đó có những
biện pháp điều chỉnh, tác động phù hợp nhằm giúp cho quá trình dạy học tích hợp
đạt được hiệu quả cao nhất.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG DẠY HỌC HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
2.1. Khái quát về nghiên cứu thực trạng
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học
và dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích
hợp, từ đó có cơ sở thực tiễn khoa học thiết kế quy trình dạy học học phần PPKHGD
giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp cũng như đề xuất các kiến
nghị phù hợp.
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng
Việc nghiên cứu thực trạng của luận án tập trung vào những nội dung cụ thể sau
đây: Nhận thức của GV và SV trường ĐHSP về DHTH; Thực trạng về DHTH ở
trường ĐHSP; Thực trạng về dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường
ĐHSP; Thực trạng về dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP
theo quan điểm tích hợp; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học học phần
PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp.
2.1.3. Khách thể khảo sát
Luận án khảo sát trên 77 CBQL và GV thuộc 11 trường ĐHSP và 816 SV
thuộc 6 trường ĐHSP trong cả nước.
2.1.4. Phương pháp khảo sát thực trạng
11
Bao gồm: Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát; Phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi Anket; Phương pháp chuyên gia và Phương pháp xử lí số
liệu bằng thống kê toán học
2.1.5. Quá trình chọn mẫu khảo sát và thu thập số liệu
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên trường ĐHSP về DHTH
2.2.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về khái niệm dạy học tích hợp
Đa số CBQL và GV của các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đã có nhận
thức đúng về DHTH.
2.2.1.2. Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về mục tiêu của DHTH
Đa số CBQL và GV đã có nhận thức đúng đắn về những mục tiêu quan
trọng của dạy học tích hợp.
2.2.1.3. Nhận thức của cán bộ quản lí và giảng viên về đặc điểm cơ bản của DHTH
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy đa số CBQL và GV cho rằng các đặc
điểm quan trọng của DHTH là “Dạy học tạo ra sự tương tác tích cực giữa người học
và môi trường” (71.4%), “Dạy học định hướng phát triển năng lực thực hiện”
(68.5%), “Dạy học lấy người học làm trung tâm” (57.1%) và “dạy học định hướng
kết quả đầu ra” (48.1%).
2.2.2. Thực trạng thực hiện dạy học tích hợp ở trường đại học sư phạm
2.2.2.1. Mức độ thực hiện dạy học tích hợp trong quá trình giảng dạy của giảng viên
trường đại học sư phạm
GV trên địa bàn khảo sát đều đã thực hiện DHTH ở mức độ “Thường xuyên”
và đều đánh giá cao vai trò của DHTH trong quá trình dạy học ở trường ĐHSP.
2.2.2.2. Hình thức tích hợp được sử dụng trong quá trình giảng dạy của giảng viên
trường đại học sư phạm
Hình thức tích hợp chủ yếu được GV sử dụng là tích hợp nội môn hoặc
lồng ghép/kết hợp những kiến thức có liên quan với môn học của mình.
2.2.3. Thực trạng dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo
dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
2.2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của dạy
học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường
đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Kết quả khảo sát cho thấy 100% CBQL, GV và 94.6% SV được hỏi đánh
giá vai trò của học phần PPNCKH giáo dục trong chương trình đào tạo của
trường ĐHSP ở mức độ “Rất quan trọng” và “Quan trọng”. Đa số CBQL, GV
và SV các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đều đã có những nhận thức đầy
đủ về mục tiêu của việc dạy học học phần này cho SV trường ĐHSP.
Có 51.9% CBQL và GV cho rằng việc dạy học học phần này theo quan
điểm tích hợp là “Rất cần thiết” và 44.2% cho rằng “Cần thiết”.
2.2.3.2. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về mục tiêu của dạy học học
phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp
Phần lớn CBQL và GV các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đã có những
nhận thức đúng đắn về những mục tiêu quan trọng của việc dạy học học phần
12
PPNCKH giáo dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp đó là hình thành
và phát triển khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vực
khoa học có liên quan đến KHGD trong việc triển khai một đề tài NCKHGD. Tuy
nhiên, một số mục tiêu khác của việc dạy học học phần này theo quan điểm tích hợp
vẫn chưa được đa số CBQL và GV nhận thức được đầy đủ như phát triển năng lực
tự học, làm việc độc lập, sáng tạo; phát triển khả năng suy luận, phân tích, tổng hợp,
đánh giá; phát triển năng lực làm việc nhóm
2.2.3.3. Thực trạng nội dung dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa
học giáo dục theo quan điểm tích hợp
* Thực trạng thực hiện giảng dạy những nội dung dạy học học phần PPNCKH
giáo dục cho SV trường ĐHSP
GV đánh giá việc thực hiện các nội dung dạy học học phần PPNCKH
giáo dục đều ở mức độ “Khá”. Nội dung được GV đánh giá thực hiện yếu nhất
là phần “Các phương pháp NCKHGD (Khái niệm PPNCKHGD, đặc điểm, phân
loại các Phương pháp NCKHGD; kĩ thuật triển khai nghiên cứu, thu thập dữ
liệu, xử lí thông tin)” với điểm trung bình �̅� = 𝟑. 𝟖𝟗 và ĐLC = 0.766. Qua việc
dự giờ và sử dụng phương pháp quan sát, chúng tôi nhận thấy GV còn tương đối
yếu trong việc dạy phần các kĩ thuật để thu thập dữ liệu, xử lí thông tin, sử dụng
phương pháp thống kê toán học, các phần mềm thống kê để xử lí và phân tích dữ
liệu nghiên cứu. GV dành rất ít thời gian trên lớp cho việc dạy các nội dung kiến
thức này, trong khi đây là một phần khá quan trọng giúp SV củng cố các kĩ năng
để phân tích kết quả nghiên cứu. Các thông tin quan sát được cũng phù hợp với
tự đánh giá của GV về việc thực hiện các nội dung giảng dạy học phần này.
* Thực trạng những nội dung dạy học của học phần PPNCKH giáo dục đã được
GV thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp
Bảng 2.11. Những nội dung của học phần PPNCKH giáo dục được GV thực
hiện dạy học theo quan điểm tích hợp
STT Nội dung SL % TB
1 Ở tất cả các bài học 7 13.2 7
2
Trong phạm vi phần Những cơ sở chung của nghiên
cứu khoa học giáo dục
14 26.4 5
3
Trong phạm vi phần Xác định đề tài nghiên cứu khoa
học giáo dục và xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài
nghiên cứu
29 54.7 2
4
Trong phạm vi phần Các phương pháp nghiên cứu
khoa học giáo dục
37 69.8 1
5
Trong phạm vi phần Logic thực hiện một đề tài
nghiên cứu khoa học giáo dục
26 49.1 3
6 Chỉ ở một số bài có thể 16 30.2 4
7 Chỉ ở những phần kiến thức đơn giản 5 9.4 8
8 Chỉ ở những phần kiến thức khó, mang tính vận dụng cao 10 18.9 6
9 Chưa thực hiện bao giờ 2 3.8 9
13
Số liệu bảng 2.11 cho thấy đa số GV đã thực hiện dạy học tích hợp ở những
phần đòi hỏi khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các lĩnh vực có
liên quan đến khoa học giáo dục cũng như năng lực tự học, tự nghiên cứu, làm việc
độc lập, sáng tạo của SV như phần nội dung về các phương pháp NCKHGD, cách
xác định một đề tài NCKHGD, xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu, các
bước thực hiện một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực KHGD. Những nội dung kiến
thức hoặc môn học đã được GV thực hiện tích hợp với nội dung học phần PPNCKH
giáo dục bao gồm môn Giáo dục học, Tâm lí học, Xác suất thống kê, Các phần mềm
thống kê, Logic học, Triết học
2.2.3.4. Thực trạng hình thức tích hợp trong dạy học học phần Phương pháp
nghiên cứu khoa học giáo dục
Bảng 2.13. Hình thức tích hợp được sử dụng khi dạy học học phần PPNCKH
giáo dục của GV trường ĐHSP
TT Hình thức tích hợp
Mức độ
�̅� ĐLC
Thứ
bậc
Chưa
bao
giờ
Hiếm
khi
Thỉnh
thoảng
Thường
xuyên
Rất
TX
1 Lồng ghép/kết hợp 3.8 15.1 26.4 52.8 1.9 3.34 0.898 2
2 Tích hợp trong nội bộ môn học 0.0 3.8 28.3 60.4 7.5 3.72 0.662 1
3 Tích hợp đa môn 3.8 30.2 50.9 11.3 3.8 2.81 0.833 5
4 Tích hợp liên môn 3.8 15.1 50.9 26.4 3.8 3.11 0.847 4
5 Tích hợp xuyên môn 20.8 32.1 35.8 7.5 3.8 2.42 1.027 6
6 Nhóm lại theo các chủ đề tích hợp 1.9 11.3 52.8 28.3 5.7 3.25 0.806 3
Bảng 2.13 cho thấy, trong dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan
điểm tích hợp, GV trường ĐHSP đã chủ yếu sử dụng các hình thức tích hợp trong
nội bộ kiến thức học phần hoặc lồng ghép/kết hợp những kiến thức có liên quan với
học phần PPNCKH giáo dục.
2.2.3.5. Thực trạng phương pháp, kĩ thuật dạy học trong học phần PPNCKH giáo
dục theo quan điểm tích hợp
Trong giảng dạy theo quan điểm tích hợp, GV trường ĐHSP đã sử dụng nhiều
phương pháp giảng dạy tích cực ở mức độ thường xuyên hơn và đã sử dụng phối
kết hợp các phương pháp đó nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học. GV
cũng đã sử dụng ở mức độ thường xuyên hơn các kĩ thuật dạy học tích cực trong
quá trình dạy học học phần theo quan điểm tích hợp. Tuy nhiên, đa số các kĩ thuật
dạy học vẫn được sử dụng ở mức độ “Thỉnh thoảng” và “Hiếm khi”. So với việc
sử dụng các PPDH, việc sử dụng các kĩ thuật dạy học của GV khi thực hiện dạy
học học phần theo quan điểm tích hợp vẫn ở mức độ và tần suất thấp hơn.
2.2.3.6. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo
quan điểm tích hợp
Bảng 2.17. Thực trạng hình thức tổ chức dạy học học phần PPNCKH giáo
dục cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp
14
So sánh với những hình thức tổ chức dạy học khi GV thực hiện dạy học
học phần này nói chung, khi tổ chức dạy học theo quan điểm tích hợp, GV có xu
hướng giảm thời gian dạy học trên lớp và tăng cường thời gian tự học ở nhà,
xêmina, thảo luận và dạy học theo nhóm.
2.2.3.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá trong dạy học học phần PPNCKH giáo dục
theo quan điểm tích hợp
Khi thực hiện dạy học theo quan điểm tích hợp, GV có xu hướng giảm mức độ
sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá bằng các bài kiểm tra viết và tăng mức độ sử
dụng các hình thức đánh giá khác trong đó có các sản phẩm dự án. GV đã sử dụng
phối kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá hơn trong quá trình tổ chức dạy học
theo quan điểm tích hợp.
2.2.3.8. Thực trạng quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho sinh viên
trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Kết quả nghiên cứu 15 giáo án tích hợp của các GV tham gia giảng dạy học
phần PPNCKH giáo dục trên địa bàn khảo sát cho thấy đa số GV thiết kế giáo án
tích hợp chủ yếu dựa theo kinh nghiệm cá nhân và vẫn còn một số vấn đề tồn tại
trong quy trình thiết kế giáo án tích hợp của GV.
2.2.3.9. Thực trạng mức độ hiệu quả của dạy học học phần PPNCKH giáo dục
cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
* Về kết quả học tập học phần của SV
GV đánh giá SV đạt được ở mức độ “Khá” trên cả mặt kiến thức, kĩ năng và
thái độ. Một số khía cạnh trong từng mặt được đánh giá đạt ở mức độ “Trung bình”
như: Nội dung kiến thức “Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lựa chọn các phương
pháp nghiên cứu cơ bản trong KHGD”; Kĩ năng “Viết và trình bày một báo cáo
NCKHGD hoàn chỉnh” và “Đánh giá đúng giá trị của một công trình NCKHGD
đích thực”; Thái độ “Say mê nghiên cứu và tích cực áp dụng các kết quả nghiên
cứu trong KHGD vào đổi mới quá trình dạy học, phương pháp dạy học”.
* Về mức độ hứng thú học tập và mức độ vận dụng kiến thức tích hợp của sinh viên
Đa số SV đều tỏ ra hứng thú và thể hiện sự tích cực, tự giác khi được học
những bài học tích hợp mà GV đã thiết kế. SV đã bước đầu vận dụng những kiến
thức tích hợp đã học để tham gia các hoạt động NCKH, tuy nhiên tỉ lệ này chưa cao
và nhiều SV chưa bao giờ vận dụng những kiến thức họ đã học vào thực tiễn NCKH.
* Về mức độ nhận thức SV đạt được
Mức độ nhận thức mà SV đạt được theo thang Bloom khi tham gia học các bài
học tích hợp: SV đạt được mức “Khá” ở ba mức độ nhận thức là “Biết”, “Hiểu” và
STT Hình thức tổ chức dạy học
GV SV
�̅� ĐLC TB �̅� ĐLC TB
1 Dạy học trên lớp 4.30 0.607 1 4.47 0.654 1
2 Hoạt động ngoại khóa 2.53 0.890 5 2.55 1.110 5
3 Tự học ở nhà 3.91 0.687 3 3.76 0.853 3
4 Xêmina, thảo luận 3.77 0.577 4 3.44 1.052 4
5 Hình thức dạy học theo nhóm 4.08 0.583 2 3.77 0.954 2
15
“Vận dụng”; đạt được mức “Trung bình” ở ba mức độ nhận thức “Phân tích”, “Đánh
giá” và “Sáng tạo”.
2.2.4. Những khó khăn trong quá trình dạy và học học phần Phương pháp
nghiên cứu khoa học giáo dục theo quan điểm tích hợp
Những khó khăn lớn nhất và GV trường ĐHSP gặp phải khi thực hiện dạy học
học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp là “Sinh viên còn thiếu kiến
thức chuyên ngành” (62.3% ý kiến lựa chọn); “Rà soát chương trình môn học để lựa
chọn nội dung/chủ đề DHTH” (60.4% ý kiến lựa chọn) và “Nguồn tài liệu về DHTH
còn hạn chế” (45.3%).
SV tự đánh giá những khó khăn lớn nhất mà học gặp phải trong quá trình
tham gia học tập học phần này với những nội dung DHTH là “Khả năng tự học,
tự nghiên cứu chưa đáp ứng mục tiêu của DHTH học phần này” (73.9% ý kiến
lựa chọn); “Kiến thức chuyên ngành chưa đầy đủ” (72.7%) và “Thời gian tổ chức
dạy học trên lớp ít” (42.8%).
2.2.5. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến dạy học học phần
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư
phạm theo quan điểm tích hợp
Những yếu tố được GV đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất chính là năng lực
DHTH của bản thân, quy trình DHTH học phần mà GV lựa chọn và tính tích cực,
tự giác trong học tập của SV. Trong đó, các yếu tố chủ quan được đánh giá có ảnh
hưởng cao hơn các yếu tố khách quan.
Những yếu tố được SV đánh giá có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc học tập
những nội dung DHTH học phần PPNCKH giáo dục là tính tích cực, tự giác trong
học tập của SV và quy trình DHTH mà GV lựa chọn.
Kết luận chương 2
1. Đa số CBQL và GV các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đã có nhận thức
đầy đủ, đúng đắn về những mục tiêu quan trọng và đặc điểm bản chất nhất của
DHTH nói chung và DHTH ở trường ĐHSP nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn
còn một số ít CBQL và GV trường ĐHSP chưa thực sự hiểu một cách sâu sắc và
thấu đáo về DHTH.
2. CBQL và GV các trường ĐHSP trên địa bàn khảo sát đánh giá việc dạy học
học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp ở mức độ “Rất cần thiết”. GV
đã có những nhận thức đầy đủ về những mục tiêu của việc dạy học học phần này cho
SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp. GV đã “thường xuyên” thực hiện tích hợp
trong quá trình giảng dạy của mình, nhưng chủ yếu sử dụng các hình thức tích hợp
“Nội môn” và “Lồng ghép/kết hợp”. Đồng thời, GV đã sử dụng phối kết hợp một số
PPDH, KTDH tích cực. Tuy nhiên, GV vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy
học truyền thống, nhiều phương pháp dạy học tích cực vẫn còn được sử dụng ở mức
độ “Hiếm khi”, các kĩ thuật dạy học ít được GV sử dụng hơn. Hình thức tổ chức dạy
học được sử dụng chính là “Dạy học trên lớp”. Hình thức kiểm tra đánh giá còn chưa
đa dạng, chủ yếu là kiểm tra viết tự luận hoặc bài tiểu luận cuối kì. Các kiểm định
tương quan cho thấy có sự phù hợp rất cao trong tự đánh giá của GV và đánh giá của
16
SV về những thực trạng này. GV thực hiện quy trình DHTH vẫn chủ yếu dựa trên kinh
nghiệm cá nhân, GV chưa nắm được đầy đủ các bước của quy trình DHTH, giáo án
tích hợp của GV chưa thể hiện được đầy đủ các đặc trưng của một giáo án tích hợp.
3. Hầu hết GV và SV đánh giá rằng SV thể hiện sự tích cực, tự giác khi tham
gia học tập những bài học theo quan điểm tích hợp. Tuy nhiên, đa số SV trả lời
rằng họ chưa bao giờ tham gia NCKH, xét theo yếu tố năm học thì SV năm thứ
tư có tỉ lệ tham gia NCKH cao hơn. Về kết quả học tập mà SV đạt được khi học
những nội dung dạy học học phần này theo quan điểm tích hợp, GV và SV đã
đánh giá có một số mặt kĩ năng, thái độ của SV còn đạt ở mức độ “Trung bình”,
theo thang nhận thức Bloom SV đạt mức “Khá” ở các mức độ Biết, Hiểu, Vận
dụng và mức “Trung bình” ở các mức độ Phân tích, Đánh giá, Sáng tạo.
4. GV và SV đã đưa ra nhiều khó khăn họ gặp phải trong quá trình tham gia
dạy và học học phần này theo quan điểm tích hợp. Đồng thời, các yếu tố ảnh hưởng
nhiều nhất được GV và SV đưa ra là “Năng lực DHTH của GV”, “Quy trình DHTH
học phần” và “Tính tích cực, tự giác trong học tập của SV”. Trong đó, các yếu tố
chủ quan được đánh giá có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan.
CHƯƠNG 3.
QUY TRÌNH VÀ THỰC NGHIỆM QUY TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC CHO SINH
VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP
3.1. Nguyên tắc thiết kế quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục cho sinh
viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
3.1.1. Đảm bảo các mục tiêu của môn học và chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo
3.2.2. Tuân thủ bản chất, những yêu cầu của DHTH
3.2.3. Phù hợp với điều kiện thực tiễn dạy học ở các trường ĐHSP hiện nay
3.2.4. Dựa trên sự hợp tác và năng lực sư phạm của giảng viên
3.2. Quy trình dạy học học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
Quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục theo quan điểm tích hợp bao
gồm các giai đoạn sau:
* Giai đoạn 1: Phân tích chương trình học phần
* Giai đoạn 2: Xây dựng các chủ đề/bài học tích hợp
* Giai đoạn 3: Thiết kế giáo án tích hợp cho mỗi chủ đề/bài học tích hợp
* Giai đoạn 4: Hiện thực hóa bản thiết kế bằng việc thực hiện bài dạy tích hợp
Các chủ đề/bài học tích hợp sau khi được thiết kế sẽ được triển khai giảng
dạy trong thực tiễn. GV bộ môn cần chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, cơ sở vật
chất, trang thiết bị dạy học để đảm bảo việc triển khai các hoạt động dạy học
thành công và đạt hiệu quả tối ưu nhất.
* Giai đoạn 5: Thẩm định, đánh giá, điều chỉnh thiết kế
17
Mỗi chủ đề/bài học tích hợp sau khi được triển khai giảng dạy, cần được thẩm
định, đánh giá những ưu nhược điểm để có những điều chỉnh cần thiết cho những lần
giảng dạy tiếp theo.
Như vậy, các giai đoạn thiết kế quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo dục
cho SV trường ĐHSP theo quan điểm tích hợp có thể được sơ đồ hóa như sau:
Sơ đồ 3.1. Các giai đoạn thiết kế quy trình dạy học học phần PPNCKH giáo
dục cho sinh viên trường đại học sư phạm theo quan điểm tích hợp
3.3. Thiết kế một số chủ đề dạy học tích hợp học phần Phương pháp nghiên
cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường đại học sư phạm
Dựa trên các giai đoạn thiết kế đã được xác định ở trên, chúng tôi vận dụng vào
việc thiết kế giáo án tích hợp một số chủ đề DH học phần PPNCKH giáo dục cho SV
trường ĐHSP.
CHỦ ĐỀ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_day_hoc_hoc_phan_phuong_phap_nghien_cuu_khoa.pdf