ĐẶC ĐIỂM DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu hiện nay
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 9.086,78km²; dân số 42,5 vạn người; có 20 dân tộc. Tỉnh Lai Châu có địa hình rừng núi cao, địa vực sinh sống của nhiều dân tộc, có vị trí trọng yếu về QP, AN của quốc gia. Điều kiện KT-XH chưa thật phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao chiếm 48,90%; 76/108 xã đặc biệt khó khăn. Một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và thực hành một số tập tục không còn phù hợp với thời kỳ mới. Tập quán du canh, du cư trong một số dân tộc thiểu số đã và đang gây nên sự xáo trộn về dân cư, làm cho việc quản lý dân cư gặp khó khăn. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH hội ảnh hưởng, chi phối khá mạnh đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh.
3.1.2. Tình hình di dân trên địa bàn Lai Châu từ năm 2006 đến nay
Di dân ở Lai Châu từ năm 2006 đến nay có quy mô khá lớn và phức tạp, đa dạng các loại hình. Đối với di dân có tổ chức, trong thời gian từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã thực hiện việc di chuyển 5.819 hộ dân tái định cư nhắm phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình thủy điện quốc gia và của địa phương. Đối với di dân tự do, trong khoảng từ năm 2006 đến nay, di dân ngoại tỉnh khoảng 13.500 người; di dân nội tỉnh khoảng 6.330 người. Các nguyên nhân di cư tự do như là địa lý, kinh tế, tập quán du canh du cư, yếu tố tâm lý tộc người.
3.1.3. Hoạt dộng xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay
Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD trên các nội dung: xây dựng ý thức QP và giáo dục QPTD cho nhân dân; xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV; đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV; sự tham gia nghĩa vụ quân sự của người dân. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, có nhiều tộc người thiểu số cùng sinh sống, phong tục tập quán còn tồn tại những lạc hậu, tính chất di dân tự do và di dân có tổ chức đan xen, đa dạng, phức tạp,. Song, công tác xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn được quan tâm, chú trọng xây dựng và củng cố. Trong quá trình xây dựng lực lượng QPTD, tỉnh Lai Châu đã đoàn kết được đồng bào các dân tộc, xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc góp phần vào công cuộc xây dựng và BVTQ trong tình hình hiện nay.
27 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Lai Châu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân số và một số các công trình nghiên cứu thực nghiệm về di dân. Điểm luận những nghiên cứu trên giúp cho tác giả có phương pháp và sự kế thừa trong chọn lọc lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu về di dân với xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu, một địa bàn có nhiều loại hình di dân đa dạng.
1.2.2. Những nghiên cứu về thực trạng di dân quan một số cuộc điều tra dân số nhà ở và di dân
Luận án tiến hành tổng thuật các nghiên cứu về thực trạng di dân trong nước qua một số cuộc điều tra về dân số nhà ở và di dân, điển hình như: Điều tra di cư Việt Nam năm 2004, do Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc tiến hành; Thực trạng di cư trong nước ở Việt Nam dựa trên kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009; Điều tra Di cư nội địa quốc gia 2015, do Tổng cục Thống kê tiến hành. Các nghiên cứu nói trên đã cho một bức tranh chung về di cư qua các thời kỳ. Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của di dân tới các vấn đề KT-XH, đảm bảo QP, AN như thế nào, rất cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn. Việc khai thác sử dụng các dữ liệu của các cuộc điều tra này là rất cần thiết cho luận án trong quá trình luận giải, phân tích ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay.
1.2.3. Những nghiên cứu về chính sách di dân ở Việt Nam
Luận án tổng thuật những nghiên cứu về thực hiện chính sách di dân xây dựng kinh tế mới, di dân định canh định cư, di dân ổn định biên giới; di dân của các dân tộc thiểu số với các tác giả tiêu biểu như Đặng Nguyên Anh, Phạm Nhật Tân, Trịnh Thị Quang, Đỗ Văn Hòa, Khổng Diễn, Đậu Tuấn Nam,, Có thể thấy, các nghiên cứu về chính sách di dân và di dân của các dân tộc thiểu số đã góp phần khẳng định và làm rõ chiến lược di dân của Đảng, Nhà nước trong quá trình phát triển KT-XH, đảm bảo QP, AN qua từng thời kỳ. Đây là những nghiên cứu tốt cho luận án kế thừa và phân tích dưới góc độ di dân với xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu.
1.2.4. Các nghiên cứu về di dân với quốc phòng, an ninh và xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở nước ta
Trong hơn một thập kỷ vừa qua, đã có khá dày công trình nghiên cứu về di dân và tác động của nó đến mọi lĩnh vực KT-XH. Tuy nhiên, ít thấy các nghiên cứu về tác động của di dân đối với lĩnh vực QP, AN nói chung và xây dựng nền QPTD nói riêng. Trong lĩnh vực nghiên cứu, luận án đã tiếp cận và tổng thuật được một số công trình nghiên cứu về tác động của di dân đến lĩnh vực QP, AN nói chung và xây dựng nền QPTD nói riêng. Những công trình nói trên là nguồn tài liệu tốt, giúp cho luận án kế thừa, chọn lọc và triển khai nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay.
1.3. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá thực trạng di dân và mối quan hệ giữa di dân và công tác xây dựng lực lượng QPTD; Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của di dân đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn Lai Châu hiện nay.
Làm rõ được những vấn đề trên, luận án sẽ góp phần bổ sung nội dung vào nghiên cứu các vấn đề về di dân, các vấn đề xã hội của quá trình xây dựng lực lượng QPTD; đóng góp một phần nhỏ vào xây dựng và mở rộng chuyên ngành Xã hội học quân sự, Xã hội học trong xây dựng nền QPTD, một trong những chuyên ngành xã hội học còn khá mới ở nước ta hiện nay.
Tiểu kết Chương 1
Trong chương 1 luận án đã tổng quan các công trình nghiên cứu về di dân ở ngoài nước và trong nước; các nghiên cứu về di dân với lĩnh vực QP, AN nói chung và xây dựng nền QPTD nói riêng. Khẳng định di dân góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo QP, AN trong các giai đoạn phát triển của đất nước, đồng thời cũng làm rõ những hệ lụy xã hội do di dân mang lại, nhất là di dân tự do.
Di dân vẫn đã và sẽ còn những diễn biến mới, tác động rất lớn đến sự phát triển KT-XH, sự ổn định và đảm bảo QP, AN của quốc gia. Do vậy cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về di dân đến các lĩnh vực của xã hội, trong đó có lĩnh vực QP, AN và xây dựng nền QPTD.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DI DÂN VỚI XÂY DỰNG
LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NGHIÊN CỨU DI DÂN VỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.1.1. Những vấn đề cơ bản về di dân
2.1.1.1. Di dân, dấu hiệu của di dân
Di dân là khái niệm để chỉ trạng thái chuyển dịch dân số từ nơi này sang nơi khác, từ địa phương này sang địa phương khác, từ khu vực này sang khu vực khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác.
Dấu hiệu chủ yếu của di dân: sự chuyển dịch dân số; thiết lập nơi cư trú mới, hình thành đơn vị hành chính mới; diễn ra trong không gian và thời gian xác định, trong đó dịch chuyển số dân là dấu hiệu chủ yếu nhất, cốt lõi nhất, bản chất nhất.
2.1.1.2. Loại hình di dân
Về phương diện tính chất, có các loại hình: di dân có tổ chức; di dân tự do; di dân theo mùa vụ, di dân kiểu “con lắc”, di dân tạm thời. Về phương diện không gian, có các loại hình: di dân nội vùng, di dân ngoại vùng; di dân nội tỉnh, di dân ngoại tỉnh; di dân quốc gia, di dân quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là loại hình di dân nội tỉnh. Luận án nghiên cứu di dân nội tỉnh ở hai hình thức: di dân tự do và di dân có tổ chức.
Di dân tự do nội tỉnh ở Lai Châu gồm: di dân do nguyên nhân thiên tai; đói, nghèo; tập quán du canh, du cư của một số tộc người thiểu số; di dân do có sự lôi kéo của các phần tử đối lập chống đối Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương; di dân có yếu tố tuyên truyền đi theo một số đạo mới và tôn giáo...
Di dân có kế hoạch nội tỉnh do sự sắp sếp của Nhà nước và chính quyền địa phương nhằm di chuyển dân ra khỏi những nơi nguy hiểm do thiên tai; di dân ra khỏi các khu vực xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện; di dân ra khu vực biên giới để đảm bảo QP, AN.
2.1.2. Những vấn đề xã hội của di dân
Di dân tạo ra các vấn đề, hệ lụy chủ yếu như: di dân và vấn đề dân số, lao động, việc làm; di dân và an sinh xã hội; di dân và tính cộng đồng xã hội; di dân và vấn đề an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; di dân và quản lý xã hội.
Luận án nghiên cứu di dân với xây dựng nền QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu, tập trung chủ yếu vào sự ảnh hưởng của di dân nội tỉnh đối với xây dựng lực lượng QPTD. Cụ thể là, nghiên cứu sự tương tác giữa di dân tự do, di dân có tổ chức nội tỉnh với xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
2.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.2.1. Nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
2.2.1.1. Nền quốc phòng toàn dân và nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân
Nền QPTD là sức mạnh QP của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và ngày càng hiện đại, dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, quản lý và điều hành của Nhà nước CHXHCNVN, nhằm sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Nội dung xây dựng nền QPTD ở nước ta hiện nay trên ba lĩnh vực chủ yếu: Một là, xây dựng lực lượng QPTD; hai là, xây dựng tiềm lực QPTD; ba là, xây dựng thế trận QPTD. Mỗi lĩnh vực trên có nội dung, mục tiêu, yêu cầu, phương hướng xây dựng cụ thể và giữa chúng có mối liên hệ mật thiết tạo thành sức mạnh tổng hợp của nền QPTD.
Trong phạm vi nghiên cứu đã xác định, luận án tập trung nghiên cứu tương quan giữa di cư nội tỉnh (di cư tự do, di cư có tổ chức) và xây dựng lực lượng QPTD, không nghiên cứu tương quan với xây dựng LLVT thường trực.
2.2.1.2. Xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Lực lượng QPTD là những công dân Việt Nam không và đang phục vụ trong LLVT, được huy động tham gia xây dựng QP, chiến đấu BVTQ trong mọi tình huống; có ý thức và tri thức quân sự hoàn thành nhiệm vụ xây dựng QP, chiến đấu BVTQ.
Xây dựng lực lượng QPTD là xây dựng cho các tầng lớp nhân dân ý thức QP, sẵn sàng tham gia và có trình độ tham gia xây dựng QP, chiến đấu BVTQ; trong điều kiện thời bình sẵn sàng tham gia LLVT thường trực, lực lượng DQTV và tham gia các hoạt động quân sự, củng cố QP.
Luận án đo lường mức độ xây dựng lực lượng QPTD trên các chỉ báo: Một là, ý thức QP của các tầng lớp nhân dân; Hai là, tham gia và ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức và hoạt động của lực lượng DQTV; Ba là, đăng ký và quản lý lực lượng DBĐV; Bốn là, thực hiện và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
2.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Điều kiện KT-XH, sự ổn định đời sống nhân dân; Truyền thống văn hóa; Sự hình thành, ổn định cộng đồng dân cư, yếu tố di dân và các thiết chế xã hội truyền thống ở cơ sở; Hoạt động của hệ thống chính trị trên lĩnh vực QS,QP ở địa phương cơ sở. Đó là cơ sở chính trị - xã hội của củng cố lực lượng QPTD và là những yếu tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lực lượng QPTD, đến khả năng phát huy sức mạnh của lực lượng QPTD cho xây dựng, củng cố nền QPTD, BVTQ.
2.3. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU DI DÂN VỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.3.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội và sự vận dụng trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
2.3.1.1. Lý thuyết mạng lưới xã hội
MLXH là khái niệm chỉ mối liên hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội trong một thực thể xã nhất định, dù các QHXH đó là chính thức hay phi chính thức; các MLXH đan cài các mối quan hệ qua lại về kinh tế, xã hội và văn hóa giữa các cá nhân hay nhóm xã hội, bảo đảm sự liên thông, cân bằng, ổn định, gắn kết của một thực thể xã hội; MLXH thường liên quan đến tính xã hội, sự gắn kết xã hội và vốn xã hội.
2.3.1.2. Sự vận dụng lý thuyết mạng lưới xã hội trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
MLXH trong quá trình di dân giúp hiểu rõ thành phần và kiểu dạng các QHXH mà các cá nhân, nhóm xã hội có thể sử dụng để thực hiện quá trình di cư; giúp cho việc tìm hiểu mối liên hệ giữa những người di cư với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức cơ quan, các lực lượng địa phương trong quá trình di cư đối với loại hình di cư có tổ chức. Đối với các loại hình di dân tự do, MLXH còn giúp cho việc tìm hiểu mối quan hệ của những người di cư với địa phương nơi đến thông qua các mối QHXH và sự giao thiệp xã hội của họ.
- Thông qua MLXH di dân giúp cho việc tìm hiểu công tác quản lý dân cư và di dân của các cấp ủy, chính quyền địa phương với cá nhân, nhóm, tổ chức (trung gian) thực hiện di cư. Trên cơ sở đó tạo ra mạng lưới quản lý dân cư và di dân đảm bảo cho việc xây dựng và củng cố lực lượng QPTD của từng địa phương.
2.3.2. Lý thuyết hành động xã hội của M. Weber và sự vận dụng trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
2.3.2.1. Lý thuyết hành động xã hội của M. Weber
Theo M.Weber, HĐXH trước hết nó là một hành vi cụ thể của cá nhân hoặc nhóm, nhưng hành vi đó mang một ý nghĩa, một giá trị và hướng đến một đối tượng khác, đó chính là lúc hành vi đó đã mang tính xã hội. HĐXH mang tính duy lý, tức là cá nhân căn cứ vào các giá trị chuẩn mực xã hội để điều chỉnh hay tiếp nhận khi hành động.
Đối với di dân khi lựa chọn hành động di cư, các cá nhân, nhóm di cư hoặc có ý định di cư trong tương lai bao giờ cũng đã định hình hành động di chuyển từ trước và tính tới các yếu tố KT-XH hội chi phối.
2.3.2.2. Vận dụng lý thuyết hành động xã hội trong nhiên cứu về di dân với xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Vận dụng lý thuyết HĐXH vào nghiên cứu di dân để làm rõ hành động di cư của các cá nhân, các nhóm di cư; khảo sát sự biến đổi những quan niệm của những người di cư tới cũng như những người dân sở tại; sự thay đổi về mặt kinh tế sẽ kéo theo những đánh giá của các cộng đồng xã hội địa phương về những người tham gia di cư khác nhau; nhìn nhận di dân là một quá trình, một hiện tượng xã hội phức tạp, không đơn thuần chỉ nhìn nhận như là một quá trình di trú; cho phép xem xét những hệ quả của hành động di dân cả về mặt tích cực cũng như hệ lụy không chỉ đối với môi trường xã hội, môi trường văn hóa, môi trường sinh thái tự nhiên mà cả vấn đề QP, AN.
2.3.3. Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân
2.3.3.1. Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội
Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội có vai trò rất lớn về thế giới quan, phương pháp luận trong xem xét nguồn gốc, bản chất chiến tranh, xây dựng sức mạnh quân sự và LLVT, tiến trình và kết cục chiến tranh. Học thuyết mác xít về chiến tranh và quân đội là cơ sở lý luận quan trọng trong nghiên cứu sự ảnh hưởng của di dân đối với xây dựng lực lượng QPTD ở nước ta hiện nay.
2.3.3.2. Vận dụng Học thuyết mác xít về chiến tranh, quân đội trong nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Học thuyết mác xít về chiến tranh đã chỉ rõ rằng tính chất các QHXH, quan hệ chính trị đang tồn tại tác động rất mạnh đến tiến trình và kết cục của chiến tranh; đồng thời cũng chỉ rõ rằng, trong tính phức tạp của QHXH, quan hệ chính trị phải giải quyết hài hòa các QHXH, tạo dựng sự đồng thuận xã hội, đoàn kết xã hội nhằm xây dựng sức mạnh quân sự. Di cư tạo nên sự xáo trộn dân cư, sự pha tạp dân cư trong các cộng đồng người. Nó ẩn chứa nhiều mâu thuẫn về chính trị, văn hóa, xã hội, về lợi ích,... Vì thế, trong quá trình xây dựng lực lượng QPTD phải đặc biệt quan tâm giải quyết hài hòa các lợi ích, các QHXH, tạo dựng sự thống nhất, đoàn kết giữa dân chính cư và dân nhập cư trong các cộng đồng dân cư, làm cơ sở cho sự thống nhất ý chí và hành động trong xây dựng nền QPTD, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.
2.3.4. Học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam và vận dụng trong nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
2.3.4.1. Học thuyết, tư tưởng quân sự Việt Nam
Học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam là hệ thống những nội dung về nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm, giữ vững nền độc lập dân tộc của đất nước ta. Đó là những nội dung về khởi nghĩa vũ trang; về chiến tranh nhân dân; về xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh; về xây dựng LLVT; về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam chỉ ra rằng, muốn giữ nước phải giữ vững biên cương, vùng biên giới vững vàng thì đất nước ổn định, tránh được sự xâm lấn của các thế lực thù địch.
2.3.4.2. Vận dụng học thuyết, tư tưởng Quân sự Việt Nam trong nghiên cứu ảnh hưởng của di dân đến xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Trước những biến động của dân cư do di dân mang lại, cần tập trung ổn định dân cư, phát triển KT-XH; chú trọng các thiết chế chính trị - xã hội, củng cố và phát huy thiết chế gia đình, dòng họ khơi dậy tinh thần hăng hái tham gia xây dựng LLVT, tham gia các hoạt động QS, QP chiến đấu BVTQ; chú trọng vùng biên giới, vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống, giữ vững ổn định xã hội. Giáo dục ý thức xây dựng nền QPTD nói chung, xây dựng lực lượng QPTD nói riêng trong các nhóm dân cư, nhất là các nhóm di cư.
2.4. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC TA VỀ DI DÂN, QUẢN LÝ DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN
2.4.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về di dân, quản lý di dân
Trong thời kỳ từ năm 1960 đến 1985, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề di dân, do đó đã sớm có chủ trương di dân nhằm mục tiêu phân bố lại dân cư gắn với phát triển KT-XH, đảm bảo QP, AN quốc gia.
Cùng với các chính sách di dân theo kế hoạch của Nhà nước, các chính sách về định canh, định cư đối với các loại hình di dân tự phát của một số tộc người thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng được Đảng, Nhà nước quan tâm thực hiện;
Từ năm 2006 đến nay, đối với địa bàn miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lai Châu nói riêng, để ổn định dân cư tái định cư sau di dân lòng hồ Sông Đà phục vụ cho mục tiêu CNH, HĐH và mục tiêu dân sinh, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về di dân tái dịnh cư, ổn định dân cư. Cùng với những chính sách về di dân tái định canh định cư, di dân tự do cũng được quan tâm bằng những chính sách để sớm ổn định loại hình di dân này.
2.4.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân
Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta là không ngừng xây dựng lực lượng của toàn dân và LLVT vững mạnh trong sự nghiệp củng cố, tăng cường QP. Trong tình hình mới, quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền QPTD nói chung và xây dựng lực lượng QPTD nói riêng nhằm không ngừng nâng cao sức mạnh QP của đất nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ sự nghiệp đổi mới; đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi mưu toan gây bạo loạn, xung đột vũ trang, chiến tranh xâm lược, giữ vững môi trường hoà bình ổn định để CNH, HĐH đất nước và sẵn sàng đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
Tiểu kết Chương 2
Chương 2 trình bày những vấn đề lý luận về di dân với xây dựng lực lượng QPTD. Luận án đã tập trung luận giải những vấn đề cơ bản về di dân; giới hạn phạm vi loại hình di dân của luận án.
Luận án làm rõ nền QPTD và xây dựng lực lượng QPTD; làm rõ những yếu tố di dân ảnh hưởng đến xây dựng lực lượng QPTD.
Luận án tiếp cận và vận dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu di dân với xây dựng lực lượng QPTD. Làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về di dân, quản lý di dân và xây dựng lực lượng QPTD, làm cơ sở lý luận cho luận án tiếp cận phân tích về ảnh hưởng của di dân với xây dựng lực lượng QPTD.
Chương 3
DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG
TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
3.1. ĐẶC ĐIỂM DI DÂN VÀ XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu hiện nay
Lai Châu là một tỉnh miền núi biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 9.086,78km²; dân số 42,5 vạn người; có 20 dân tộc. Tỉnh Lai Châu có địa hình rừng núi cao, địa vực sinh sống của nhiều dân tộc, có vị trí trọng yếu về QP, AN của quốc gia. Điều kiện KT-XH chưa thật phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo cao chiếm 48,90%; 76/108 xã đặc biệt khó khăn. Một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và thực hành một số tập tục không còn phù hợp với thời kỳ mới. Tập quán du canh, du cư trong một số dân tộc thiểu số đã và đang gây nên sự xáo trộn về dân cư, làm cho việc quản lý dân cư gặp khó khăn. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, tình hình KT-XH hội ảnh hưởng, chi phối khá mạnh đến xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh.
3.1.2. Tình hình di dân trên địa bàn Lai Châu từ năm 2006 đến nay
Di dân ở Lai Châu từ năm 2006 đến nay có quy mô khá lớn và phức tạp, đa dạng các loại hình. Đối với di dân có tổ chức, trong thời gian từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã thực hiện việc di chuyển 5.819 hộ dân tái định cư nhắm phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình thủy điện quốc gia và của địa phương. Đối với di dân tự do, trong khoảng từ năm 2006 đến nay, di dân ngoại tỉnh khoảng 13.500 người; di dân nội tỉnh khoảng 6.330 người. Các nguyên nhân di cư tự do như là địa lý, kinh tế, tập quán du canh du cư, yếu tố tâm lý tộc người.
3.1.3. Hoạt dộng xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân ở tỉnh Lai Châu hiện nay
Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD trên các nội dung: xây dựng ý thức QP và giáo dục QPTD cho nhân dân; xây dựng, huấn luyện và hoạt động của lực lượng DQTV; đăng ký, quản lý lực lượng DBĐV; sự tham gia nghĩa vụ quân sự của người dân. Với đặc thù là một tỉnh miền núi, biên giới, địa bàn rộng, có nhiều tộc người thiểu số cùng sinh sống, phong tục tập quán còn tồn tại những lạc hậu, tính chất di dân tự do và di dân có tổ chức đan xen, đa dạng, phức tạp,... Song, công tác xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn được quan tâm, chú trọng xây dựng và củng cố. Trong quá trình xây dựng lực lượng QPTD, tỉnh Lai Châu đã đoàn kết được đồng bào các dân tộc, xây dựng được thế trận lòng dân vững chắc góp phần vào công cuộc xây dựng và BVTQ trong tình hình hiện nay.
3.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ HỆ LỤY XÃ HỘI CỦA DI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
Di dân ở tỉnh Lai Châu đa dạng về loại hình, phức tạp về quy mô, tính chất không đồng đều giữa các địa phương, tộc người; Các tụ điểm của di dân tự do thường tập trung ở các khu vực biên giới, địa bàn trọng yếu về QP, AN; Di dân hình thành các tụ điểm dân cư mới, nằm trong và ngoài sự quản lý, kiểm soát của hệ thống chính trị ở cơ sở; Tiềm ẩn xung đột xã hội làm mất trật tự xã hội, gây khó khăn cho hoạt động xây dựng lực lượng QPTD trên địa bàn tỉnh.
3.3. DI DÂN VÀ NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
3.3.1. Những thuận lợi xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong quá trình di cư diễn ra mạnh
Cấp ủy đảng, chính quyền và cơ quan các cấp tỉnh Lai Châu đã chủ động đề ra chủ trương, xác định kế hoạch xây dựng lực lượng QPTD phù hợp với sự biến động về dân cư; Các địa phương trong tỉnh đã kịp thời nắm bắt, tổ chức, ổn định dân cư ở địa phương đi và địa phương đến tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng lực lượng QPTD; đồng bào các dân tộc thiểu số đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn khi trong quá trình di cư.
3.3.2. Những khó khăn trong xây dựng lực lượng quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh Lai Châu trước biến động di cư mạnh
Sự không chủ động hạn chế di cư tự do trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là với người Hmông là một bất lợi cho việc củng cố lực lượng QPTD ở địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Di dân từ địa bàn này sang địa bàn khác đã tạo ra “sự phá vỡ” các thiết chế xã hội, làm cho các thiết chế xã hội hoạt động không nền nếp, không hiệu quả.
Quan hệ xã hội hướng nội, mang tính chất “đóng” tạo nên “sự co cụm” dẫn đến “sự tách biệt” giữa các nhóm di cư với các nhóm xã hội khác. Sợi dây liên hệ giữa thiết chế xã hội gia đình, dòng họ, dân tộc của nhóm người di cư tự do với thiết chế chính trị, pháp luật lỏng lẻo.
Hoạt động của các thế lực phản động và thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo kích động di cư tự do, tuyên truyền đạo trái phép trong nhóm di dân, hòng chống phá cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.
Tiểu kết Chương 3
Chương 3 luận án phân tích những đặc điểm di dân và xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu hiện nay. Hoạt động xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó có sự tác động của yếu tố di dân là rất lớn. Di dân chi phối đến các nội dung của xây dựng lực lượng QPTD trên cả mặt tích cực và hạn chế. Bởi vậy, cần phát huy mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của di dân đối với xây dựng lực lượng QPTD, nhằm góp phần xây dựng lực lượng QPTD ở tỉnh Lai Châu vững mạnh
Chương 4
ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN TỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở TỈNH LAI CHÂU HIỆN NAY
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA DI DÂN TỚI XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN LAI CHÂU HIỆN NAY
4.1.1. Ảnh hưởng của di dân đến giáo dục và xây dựng ý thức quốc phòng toàn dân cho các tầng lớp nhân dân
Di dân góp phần phân bổ dân cư, cân đối dân cư giữa các vùng miền, những vùng có dân di cư tập trung tạo thuận lợi cho việc giáo dục và xây dựng ý thức QP. Kết quả khảo sát cho thấy, hơn 80% người di cư được hỏi cho rằng, chính quyền địa phương có tổ chức giáo dục, tuyên truyền về ý thức cảnh giác QP. Tuy nhiên, do tính chất của di dân là dịch chuyển chỗ ở nên đã gây ra những khó khăn cho việc giáo dục và xây dựng ý thức QP, nhất là đối với di dân tự do. Kết quả khảo sát cho thấy, 100% cán bộ xã, bản và LLVT trong mẫu khảo sát đều cho rằng, di dân gây khó khăn cho việc triển khai, thực hiện công tác giáo dục và xây dựng ý thức QP.
4.1.2. Ảnh hưởng của di dân đến sự tham gia và ủng hộ của nhân dân đối với tổ chức, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ
Di dân góp phần bổ sung địa bàn, lấp khoảng trống ở những vùng thưa dân cư, giúp cho việc phát triển lực lượng DQTV. Trong quá trình huấn luyện DQTV, hội thao diễn tập, đều có sự đóng góp công sức từ người di cư. Tuy nhiên, do tính chất của di dân là không ổn định, nên trong quá trình huấn luyện DQTV thường không đảm bảo cả về quân số và chất lượng huấn luyện. Kết quả khảo sát cho thấy, trên 93% cán bộ chính quyền và quân sự địa phương cho rằng trong huấn luyện và huy động lực lượng DQTV luôn thiếu hụt dân quân.
4.1.3. Ảnh hưởng của di dân đến đăng ký, quản lý lực lượng dự bị động viên
Trong số những người di cư ở độ tuổi còn trẻ nằm trong diện bổ sung nguồn lực DBĐV chiếm tỉ lệ tương đối cao, có 126/400 người (mẫu khảo sát người di cư) được hỏi trả lời đã đăng ký lực lượng DBĐV, chiếm tỉ lệ 31,5%. Kết quả khảo sát mẫu dành cho người di cư thì độ tuổi từ 18 đến 25 chiếm 20%; từ 26 đến 30 chiếm 33%; từ 31 đến 40 chiếm 27,5%, Ở độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi là độ tuổi nằm trong nguồn lực DBĐV ở các nhóm di cư là khá cao. Đây là một trong những nhân tố thuận lợi của các nhóm di cư đóng góp nguồn nhân lực cho xây dựng lực lượng DBĐV ở tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, do tính chất của di
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_di_dan_voi_xay_dung_luc_luong_quoc_phong_toa.doc