Kế thừa giá trị quyền con ngƣời trong luật tục ngƣời Thái
phải bảo đảm tính bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tăng cƣờng
hòa giải cơ sở
Kế thừa giá trị quyền con người trong luật tục người Thái phải gắn
với việc tăng cường hòa giải cơ sở, hòa giải các mâu thuẫn nội bộ gia đình,
dòng tộc, dân tộc và cả những xung đột tôn giáo, nhằm bảo vệ lợi ích hợp
pháp, chân chính của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp, chân chính của
công dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giá trị quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g sưu tầm.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quyền con ngƣời và giá
trị quyền con ngƣời
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu về quyền con người
Cuốn sách “Tìm hiểu về quyền con người: Tài liệu hướng dẫn về
giáo dục quyền con người” của tác giả Wolfgang Benedek.
Trong bài viết: “Nhân quyền trong Luật Hồng Đức – niềm tự hào
của dân tộc” của GS.TS Hoàng Xuân Hào (Hoa Kỳ) đã nhấn mạnh: Luật
Hồng Đức thật xứng đáng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trên cả hai
bình diện quốc tế và quốc gia.
Ở nước ta, việc nghiên cứu về quyền con người ở nước ta mới được
bắt đầu từ thập niên 90 của thế kỷ XX, có thể kể tới một số công trình sau:
Cuốn sách: “Tư tưởng quyền con người (tuyển tập tư liệu thế giới
và Việt Nam)” của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Lao động
– xã hội, (2011); Cuốn sách "Quyền con người" của GS. TS Võ Khánh
Vinh, trong chương Quyền con người: Khái niệm và bản chất cho rằng “cần
phải tiếp cận nội dung của các quyền con người bằng phương pháp lịch sử
cụ thể.
1.1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến giá trị quyền con người
Một số nghiên cứu của các học giả nước ngoài như sau:
Tiểu luận: “Nhân quyền và các giá trị châu Á” của Amartya Sen
trình bày tại Hội đồng Đạo đức và Quốc tế vụ thuộc Học viện Carnegie
(Carnegie Council on Ethnics and Internatinonal Affairs), được dịch và in
trong cuốn: Về Pháp quyền và Chủ nghĩa hợp hiến: Một số tiểu luận của
các học giả nước ngoài, NXB Lao động – xã hội (2012) cung cấp một cách
nhìn khái quát về giá trị Á Đông và quyền con người, trong đó ông phản
bác những lý luận cho rằng quyền con người và tự do không phù hợp với
7
văn hóa Á Đông, đồng thời cũng phản bác thái độ cao ngạo của những
người (phương Tây) cho rằng đã mang ánh sáng văn minh (nhân quyền, tự
do) đến cho các dân tộc Á Đông.
Một số nghiên cứu của các học giả trong nước như sau:
Công trình nghiên cứu "Về giá trị và giá trị châu Á" của tác giả Hồ
Sĩ Qúy; Sách Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học,
Võ Khánh Vinh (2010), Nxb Khoa học xã hội; Bài viết “Một số nội dung
và giá trị cơ bản về quyền con người trong “Quốc triều hình luật”của tác
giả Nguyễn Thanh Bình đã nhấn mạnh Bộ luật Hồng Đức chứa đựng nhiều
yếu tố, giá trị tích cực, tiến bộ, trong đó cần phải nhấn mạnh và khẳng định
đến một giá trị nổi bật là những quyền tối thiểu nhưng cơ bản của con
người, đặc biệt là của người dân được thừa nhận được tôn trọng và được
bảo vệ bằng pháp luật; Bài viết “Quyền con người: giá trị xã hội, tính phổ
biến và tính đặc thù” của tác giả Võ Khánh Vinh đã phân tích giá trị xã hội
của quyền con người, tác giả cho rằng quyền con người có giá trị tổng hợp
bao gồm các giá trị nền tảng là: nhân phẩm – tự do – bình đẳng – nhân đạo
– khoan dung – đạo đức và trách nhiệm.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giá trị quyền con người
trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Có thể nói, các nghiên cứu về các giá trị quyền con người trong luật
tục dân tộc Thái, các tác giả đã liệt kê, phân tích các nội dung, quy định
trong luật tục, để chỉ ra trong Luật tục của người Thái có những giá trị nhất
định có thể áp dụng trong việc thực hiện pháp luật trong thực tiễn.
1.2. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu
1.2.1. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu và mức độ nghiên cứu
Nhìn chung việc nghiên cứu về luật tục ở Việt Nam, các nghiên cứu
về luật tục ở nước ngoài đã đưa ra các lý thuyết về tiến bộ xã hội, luật tục
trở thành nấc thang quan trọng trong quá trình phát triển của loài người, các
thể chế Nhà nước. Các công trình nghiên cứu về giá trị quyền con người đã
luận giải và làm rõ tương đối sâu rộng về mối quan hệ giữa quyền con
người và văn hóa, giữa các giá trị văn hóa với quan niệm và thực tiễn quyền
con người.
8
1.2.2. Những vấn đề Luận án tiếp tục nghiên cứu
Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu thực trạng của của những
vùng Thái trong thời kỳ đổi mới, nhất là những vùng người Thái di dân tái
định cư, di dân tự do,. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu hệ thống
hóa và làm rõ giá trị quyền con người trong lịch sử, tiếp cận từ góc độ so
sánh và đối chiếu từ luật quốc tế về quyền con người. việc nghiên cứu: “giá
trị quyền con người trong luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam”,
dưới tiếp cận luật học là hướng nghiên cứu còn tương đổi mới, có tính thực
tế, nhằm góp phần bổ khuyết những hạn chế của các nghiên cứu trước;
đồng thời đáp ứng yêu cầu cấp thiết cả lý luận và thực tiễn về việc kết hợp
luật tục với pháp luật trong quản lý xã hội và không ngừng hoàn thiện hệ
thống pháp luật ở nước ta hiện nay.
Chƣơng 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ VỀ GIÁ TRỊ QUYỀN
CON NGƢỜI TRONG LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC
VIỆT NAM
2.1. Quan niệm về quyền con ngƣời và giá trị quyền con ngƣời
2.1.1. Quan niệm về quyền con người
2.1.1.1. Nguồn gốc về quyền con người
Quyền con người gắn liền với lịch sử loài người. Đó là những sản
phẩm của điều kiện lịch sử kinh tế - xã hội nhất định và chịu sự chi phối của
các cơ sở kinh tế - xã hội đó.
Kể từ khi Liên Hợp Quốc chính thức thừa nhận quyền con người vào
năm 1948, với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, và
nhiều văn kiện chính trị, pháp lý quốc gia về nhân quyền đều thừa nhận
nguồn gốc tự nhiên song cũng nhấn mạnh vai trò của nhà nước và pháp luật
trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, từ đó quyền con người đã phát
triển như một khuân khổ đạo đức, chính trị, pháp lý và như một định hướng
nhằm phát triển thế giới tự do khỏi sự sợ hãi và tự do làm điều mong muốn.
2.1.1.2. Khái niệm quyền con người
Định nghĩa phổ biến nhất vẫn là định nghĩa của văn phòng Cao ủy
Liên Hợp Quốc về quyền con người (OHCHR). Theo định nghĩa này:
9
Quyền con người (human rights) là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal
legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những
hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm,
những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của
con người .
Một số tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, định nghĩa về quyền con người
cũng không hoàn toàn giống nhau nhưng xét chung quyền con người được hiểu
là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và
bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”.
2.1.2. Quan niệm về giá trị quyền con người
2.1.2.1. Quan niệm về giá trị
Theo từ điển tiếng Việt: “Giá trị là những nguyên tắc, chuẩn mực,
tiêu chuẩn chỉ dẫn cho hành động của con người. Là điều quan trọng đối
với một cá nhân hay một tổ chức, được sử dụng làm tiêu chí để đánh giá
xem một hành động có thể được coi là tốt hơn hành động khác”.
Cấp độ biểu hiện khác nhau của giá trị gồm: giá trị cá nhân là các
giá trị áp dụng trong cuộc sống cá nhân (tôn trọng tình yêu, tình bạn, gia
đình); giá trị xã hội là các giá trị được thành viên trong cộng đồng thừa
nhận, là các chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2.1.2.2. Quan niệm về giá trị quyền con người
Giá trị quyền con người "là những tiêu chuẩn, chuẩn mực, là cái ao
ước, biểu hiện của nhu cầu cá nhân hay nhóm xã hội, trở thành mục đích
hành động của cá nhân và nhóm xã hội đó". Giá trị quyền con người có vai
trò định hướng chung cho hành động, có thể coi là chuẩn mực để cụ thể hóa
giá trị; là qui tắc cư xử, qui định cách thức hành động của cá nhân và nhóm;
biểu hiện dưới dạng các thể chế thành văn (như luật của Nhà nước) hay
không thành văn (như phong tục, tập quán). Đây là những khuôn mẫu ứng
xử trong các tình huống cụ thể cho các cá nhân và nhóm xã hội. Nó là cái
gắn với thực tế vô cùng đa dạng và phong phú của đời sống.
2.2. Khái niệm, đặc điểm luật tục của ngƣời Thái ở Tây Bắc
Việt Nam và vị trí, vai trò của luật tục của ngƣời Thái ở Tây Bắc trong
đời sống cộng đồng tộc ngƣời
2.2.1.Khái niệm luật tục của ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam
10
Luật tục người Thái gồm có các bộ phận hợp thành là luật của bản
mường và lệ tục của đời sống mỗi con người và cộng đồng, hợp thành cái
được gọi là luật tục của dân tộc Thái. Điều này cũng giống với luật tục của
các dân tộc thiểu số khác, và phần nào khác với Hương ước của người Việt.
2.2.2. Đặc điểm luật tục của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Luật tục người Thái thiên về giáo dục, răn đe, phòng ngừa là chính,
tuy có cả hình phạt tử hình nhưng rất ít, và nếu có thì trước khi dùng hình
phạt tử hình đã có các hình thức giáo dục từ thấp lên cao.
Luật tục người Thái quan tâm đến việc xử lý các mối quan hệ xã
hội
2.2.3. Vị trí, vai trò của luật tục của ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt
Nam trong đời sống cộng đồng tộc ngƣời
Thứ nhất, luật tục người Thái có vai trò quan trọng trong quản lý xã
hội đối với cộng đồng người Thái.
Thứ hai, luật tục người Thái có vai trò duy trì lợi ích của các tầng
lớp thống trị trong xã hội Thái.
Thứ ba, luật tục người Thái thể hiện rõ vai trò trung gian làm hài
hòa lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên trong cộng đồng người Thái.
Thứ tư, luật tục người Thái có vai trò duy trì trật tự cộng đồng
người Thái.
2.3. Mối quan hệ giữa luật tục của ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt
Nam và giá trị quyền con ngƣời
2.3.1. Giá trị quyền con người là những quy định có trong Luật tục của
người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Mặc dù bản xã hội bản mường của người Thái ở Tây Bắc là xã hội có
phân chia giai cấp (thống trị - bị trị) tuy nhiên không phải vì vậy mà giai cấp
bị trị không được hưởng các quyền cơ bản của con người, khi nghiên cứu luật
tục của người Thái, tác giả nhận thấy, rất nhiều quy định về tôn trọng, bảo vệ
quyền con người như đã được ghi nhận trong Luật tục của người Thái (quyền
bình đẳng phụ nữ, quyền trẻ em, sở hữu của cá nhân). Có thể thấy, quyền
con người là một cấu thành quan trọng trong một số quy định trong luật tục
của người Thái..
2.3.2. Luật tục của người Thái có vai trò bảo vệ các giá trị quyền
11
con người
Thứ nhất, luật tục là văn bản có giá trị điều chỉnh cao nhất trong
cộng đồng người Thái. Toàn bộ tầng lớp thống trị, mọi người dân phải
tuân thủ các quy định của luật tục. Vì vậy, những quy định về quyền con
người trong luật tục đồng nghĩa với việc buộc các tầng lớp thống trị, mọi
cá nhân, công dân đều phải tuân thủ và thực hiện.
Thứ hai, luật tục quy định sự chế ước quyền lực của giai cấp thống
trị, chống lại sự tùy tiện của giai cấp thống trị trong khi thực hiện chức năng
của mình, bảo vệ quyền lợi nhân dân.
Thứ ba, luật tục là căn cứ viện dẫn trước giai cấp thống trị khi có
các hành vi vi phạm các quyền được luật tục công nhận.
2.4. Mối quan hệ giữa pháp luật và giá trị quyền con ngƣời
trong luật tục của ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam
2.4.1. Mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của ngƣời Thái ở
Tây Bắc Việt Nam
2.4.1.1. Luật tục của người Thái tác động đến pháp luật
Sự tác động của luật tục Thái dẫn đến việc hình thành các quy định
của pháp luật phù hợp vào sự nhận thức của các nhà làm luật về vai trò của
pháp luật cũng như vai trò của luật tục Thái.
2.4.1.2. Pháp luật tác động đến luật tục của người Thái
Pháp luật ghi nhận củng cố và bảo vệ những quy định tiến bộ của
luật tục Thái.
Pháp luật loại trừ những phong tục tập quán, những quy định lạc
hậu của luật tục Thái.
Pháp luật góp phần ngăn chặn việc hình thành những phong tục, tập
quán, những quy định của luật tục Thái trái với tiến bộ của xã hội, trái với
pháp luật, góp phần hình thành những phong tục tập quán mới.
4.2.2. Sự tác động của giá trị quyền con ngƣời luật tục Thái ở
Tây Bắc Việt Nam đến pháp luật
Giá trị quyền con người trong luật tục Thái có tác động tới pháp luật,
khi phù hợp với nhau, khi khẳng định, bổ sung, thay thế tạo nên sự điều chỉnh
mạnh mẽ nhất đối với các quan hệ xã hội trong đồng bào dân tộc Thái. Đây là
sự tác động có tính tất yếu khách quan, mang nhiều giá trị tích cực, cần được
12
nghiên cứu phát triển theo định hướng thích hợp nhằm góp phần hoàn thiện
hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật
trên thực tế.
2.5. Vận dụng những giá trị quyền con ngƣời trong luật tục, tập
quán trong việc thực hiện các quyền con ngƣời trên thế giới và Việt
Nam
2.5.1. Vận dụng giá trị quyền con ngƣời có trong luật tục, tập
quán trong việc thực hiện các quyền con ngƣời ở một số quốc gia
Ở các nước mà phong tục tập quán là một nguồn quan trọng của
pháp luật (như nước Anh), Nhà nước xem xét các phong tục, tập quán, nếu
thấy phù hợp với lợi ích chung của giai cấp thống trị và tiến tới phát triển xã
hội thì Nhà nước thừa nhận và ghi nhận nó như một bộ phận cấu thành của
hệ thống pháp luật.
Ở Malaixia, tập quán là một trong những nguồn luật quan trọng.
Mỗi địa phương có những tập quán riêng, một số tập quán có giá trị áp dụng
và được các tòa án thừa nhận và áp dụng như các qui định của pháp luật
trong các văn bản thành văn và các án lệ.
Ở Indonexia, tập quán A đat có vai trò khá quan trọng trong hệ
thống pháp luật Indonesia. Tập quán điều chỉnh phạm vi rất lớn các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, thừa kế..
2.5.2. Vận dụng giá trị quyền con ngƣời trong luật tục, tập
quán trong việc thực hiện các quyền con ngƣời ở Việt Nam
Trong điều kiện hiện nay, giá trị quyền con người trong luật tục đã
được vận dụng ở một số lĩnh vực, như xây dựng qui ước làng văn hóa, xây
dựng các tổ hòa giải, quản lý tài nguyên môi trường... Như vậy, trên thực tế,
nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã và đang sử dụng những
giá trị quyền con người trong luật tục theo cách riêng của mình. Điều này
chứng tỏ giá trị quyền con người trong lịch sử lập pháp là một nội dung
quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội của các quốc gia đa sắc
tộc, đa tôn giáo.
2.5.3. Ý nghĩa của việc vận dụng giá trị quyền con ngƣời trong
luật tục, tập quán trong việc thực hiện các quyền con ngƣời
13
Thứ nhất, sẽ đảm bảo thực hiện nguyên tắc “quyền lực nhân dân”
trên thực tế.
Thứ hai, sẽ đáp ứng nhu cầu xây dựng một nhà nước phục vụ.
Thứ ba, là cách thức để chính quyền một số địa phương hành xử thực
sự vì lợi ích của người dân.
Chƣơng 3
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ QUYỀN CON NGƢỜI TRONG
LUẬT TỤC CỦA NGƢỜI THÁI ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN
CON NGƢỜI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI THÁI Ở TÂY BẮC
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Một số giá trị quyền con ngƣời trong luật tục Thái ở Tây
Bắc Việt Nam
3.1.1. Tôn trọng, bảo vệ quyền trẻ em theo Luật tục Thái
Thứ nhất, Luật tục Thái với việc bảo vệ trẻ em. Thể hiện sự quan
tâm đặc biệt, luôn bảo vệ trẻ em ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ, đến khi
sinh ra, và khi lớn lên.
Thứ hai, luật tục Thái với việc chăm sóc trẻ em. Trách nhiệm của
cha mẹ không những phải làm lụng để kiếm cơm ăn áo mặc mà còn có trách
nhiệm nuôi dạy con cái nên người, chăm sóc chúng đến khi trưởng thành.
Thứ ba, Luật tục Thái với việc giáo dục trẻ em. Phương pháp giáo
dục phải dựa trên lứa tuổi và giới tính và cần phải kiên trì, mền dẻo, thường
xuyên. Nội dung giáo dục trẻ em rất phong phú bao gồm những nội dung:
giáo dục vâng lời dạy bảo, ăn uống, tiết kiệm, về tình đoàn kết đặc biệt
người Thái rất coi trọng giáo dục trẻ em yêu lao động sản xuất.
3.1.2. Tôn trọng, bảo vệ quyền bình đẳng của phụ nữ theo Luật
tục Thái
Xã hội Thái xưa theo chế độ phụ hệ, người phụ nữ Thái nói chung
không được đề cao, song họ vẫn có vị trí và vai trò quan trọng trong việc
tạo dựng, truyền thụ, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tộc người.
3.1.3. Tôn trọng, bảo vệ quyền văn hóa theo luật tục Thái
14
Luật tục bảo vệ, giữ gìn ngôn ngữ và văn hóa tinh thần của người
Thái (giữ gìn kho tàng tri thức dân gian của người Thái; giữ gìn văn hóa
ẩm thực; giữ gìn văn hóa nơi ở; giữ gìn văn hóa trang phục). các hoạt động
của đời sống dân tộc Thái đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị truyền
thống, những hoạt động này đều được vận hành theo quy định, chặt chẽ của
luật tục, và luật tục đã có vai trò bảo tồn những giá trị truyền thống, bảo vệ
những quyền văn hóa vốn có của dân tộc Thái.
3.1.4. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe danh dự nhân phẩm của con
người theo luật tục Thái
- Về tội xâm phạm tính mạng, “phạm tội giết người bằng bất cứ
hình thức nào, đốt bản mường, làm giặc phá phách bản mường, nếu bắt
được thì tử hình”. Quy định về tội phạm trên cho thấy sự nghiêm khắc rất
cao trong luật tục, đồng thời ở một khía cạnh cũng cho thấy tính chất nhân
đạo đối với hành vi phạm tội.
- Về tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, luật tục
quan tâm nhiều đến lời ăn, tiếng nói, cách cư xử giữa các thành viên trong
gia đình hoặc các thành viên trong bản mường, vì vậy có quy định về một
chương riêng về các tội “chửi người cay nghiệt”, và xác định đây chính là
một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến phạm tội, có tác dụng mạnh
tới việc xây dựng cộng đồng vững mạnh.
Có thể thấy hầu hết các chế tài xử phạt trong luật tục chủ yếu là nộp
phạt, ít chế tài mạnh, nếu như so sánh với chế tài hình sự ngày nay là hoàn
toàn không chặt chẽ và không phù hợp với tình hình đấu tranh, phòng
chống tội phạm. Ngoài ra, luật tục rất quan tâm đến việc bảo vệ người khởi
kiện, người tố cáo hành vi phạm tội, bằng cách quy định nghiêm cấm hành
động trả thù lẫn nhau.
Đối với sự việc ít nghiêm trọng thì luật tục còn định ra việc hòa giải
trong giải quyết các tranh chấp, bất đồng giữa hai hay nhiều bên bằng việc
giàn xếp, thương lượng với nhau có sự tham gia của bên thứ ba.
3.1.5. Tôn trọng. bảo vệ quyền sở hữu theo luật tục Thái
Trong luật tục Thái, quan niệm về sở hữu như: con người, với tính
cách là một thực thể xã hội, chỉ có thể tồn tại và phát triển khi có những cơ
sở vật chất nhất định. Vấn đề sở hữu này, trong luật tục Thái chưa có các
15
quan hệ sở hữu về tài sản mà chủ yếu chỉ xác định quyền sở hữu đối với tài
nguyên thiên nhiên, như đất đai, rừng núi, sông suốiNhưng các quan hệ
sở hữu này lại là sở hữu chung của cộng đồng, của cá nhân, gia đình với
vùng đất, vùng rừng của cộng đồng dân tộc Thái.
3.1.6. Bảo vệ đất đai, tài nguyên môi trường theo luật tục Thái
Luật tục Thái chứa đựng tri thức của cộng động về quản lý và sử
dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quan tâm đặc biệt đến quyền
sở hữu, quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mà về phương
diện nào đó, việc xác định quyền sở hữu công cộng của bản mướng và
quyền sử dụng của cá nhân là một trong các nhân tố quan trọng góp phần
quản lý tốt và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng, đất đai, nguồn nước, các lâm
thổ sản khác. Các quy định về bảo vệ nguồn nước, rừng cấm, rừng đầu
nguồn, về săn bắt, về khai thác tô ong rừng,theo hướng khai thác hợp lý
các nguồn tài nguyên này cũng góp phần vào việc khai thác và bảo vệ tài
nguyên một cách bền vững.
3.2. Tác động của những quy định về quyền con ngƣời trong
luật tục Thái đến việc thực hiện các quyền con ngƣời trong cộng đồng
ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay
3.2.1. Khái quát thực trạng chính trị, kinh tế, xã hội ở các tỉnh
Tây Bắc Việt Nam, nơi có cộng đồng ngƣời Thái cƣ trú
Ngày nay, các tỉnh Tây Bắc Việt Nam theo cách hiểu thông thường
bao gồm 06 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại của khu vực Tây Bắc và cả nước. Ở đây có nhiều
đồng bào dân tộc thiểu số cùng chung sống, trong đó người Thái chiếm đa
số. Định hướng trọng tâm trong thới gian tới của các tỉnh Tây Bắc là tập
trung khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy
nhịp độ tăng trưởng kinh tế; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng
kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
3.2.2. Thực trạng nhận thức về luật tục ngƣời Thái của cán bộ,
công chức, viên chức cấp xã và nhận thức việc thực thi các quyền con
ngƣời ở vùng dân tộc Thái ở Tây Bắc Việt Nam
16
3.2.2.1. Tình hình đối tượng khảo sát
Nghiên cứu sinh đã tiến hành khảo sát xã hội học, đối tượng chủ
yếu là cán bộ, công chức, viên chức làm việc ở cơ quan cấp xã. Lý do lựa
chọn đối tượng nêu trên vì cán bộ, công chức, viên chức là những người
thực hiện chính sách, pháp luật, sâu sát với người dân, có những hiểu biết
cần thiết về phong tục tập quán của đồng bào Thái.
3.2.2.2. Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức ở cơ cở về
luật tục người Thái
Việc nâng cao nhận thức về vai trò của luật tục người Thái đã được
chính quyền cơ sở vùng dân tộc Thái quan tâm, thể hiện ở một số nội dung
cụ thể qua tổng hợp phiếu khảo sát xã hội học. Tổng số người được hỏi biết
rõ luật tục người Thái chiếm 9%, số người biết luật tục người Thái chiếm
64%; số người trả lời biết ít về luật tục người Thái chiếm 9 % và số người
không biết luật tục người Thái chiếm 18%. Như vậy số người biết rõ và biết
luật tục người Thái chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm 73 %). Điều này khẳng định,
đa số cán bộ, công chức, viên chức cấp xã cơ bản có hiểu biết về luật tục
người Thái, đây là yếu tố thuận lợi trong quá trình thực hiện các quyền con
người theo luật tục của người Thái ở các vung đồng bào dân tộc Thái ở Tây
Bắc
3.2.2.3. Thực trạng việc vận dụng những giá trị quyền con người
trong luật tục Thái trong việc thực hiện các quyền con người của cán bộ
cấp xã ở ở vùng đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc Việt Nam hiện nay
Khi hỏi về sự cần thiết phải hiểu biết luật tục dân tộc Thái hay
không của cán bộ chính quyền cơ sở trong việc thực hiện các quyền con
người, các ý kiến trả lời có là 100%. Không có ý kiến nào cho thấy để thực
hiện các quyền con người dựa trên giá trị của luật tục dân tộc Thái, cán bộ
chính quyền cơ sở không cần thiết phải biết luật tục dân tộc Thái. Đây là cơ
sở để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực nhận thức luật tục người Thái
cho cán bộ, công chức ở cơ sở.
Trả lời câu hỏi về những khó khăn nội tại của cán bộ chính quyền
cơ sở khi công tác ở vùng dân tộc Thái, các ý kiến cho thấy có 100 % trả lời
là có khó khăn. Nguyên nhân của những khó khăn là: Do bất đồng ngôn
ngữ 20 %; do chưa hiểu biết về luật tục Thái 41 %; do trình độ chuyên môn,
17
năng lực công tác chiếm 40%; nguyên nhân khác 20 %. Đây cũng là một
trong những thông tin quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp
trong thực hiện đề tài.
3.2.2.4. Ý thức thực hiện quyền con người trong cộng đồng người
Thái dựa trên giá trị luật tục người Thái trong của cán bộ, công chức ở
cơ sở
Khảo sát về ý thức vận dụng luật tục người Thái trong thực hiện các
quyền con người ở cơ sở cho thấy: Có 23 % ý kiến trả lời đã vận dụng
nhiều; 54 % ý kiến trả lời đã vận dụng một phần; 15 % ý kiến trả lời là
không vận dụng; và 8% các ý kiến còn chưa rõ đã vận dụng những giá trị
quyền con người trong luật tục Thái.
3.2.2. Thực trạng việc thực hiện các quyền con ngƣời trong
cộng đồng ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam hiện nay
3.2.3.1. Đối tượng khảo sát
Nghiên cứu sinh đã lựa chọn 11 xã thuộc 5 tỉnh: Sơn La, Lai Châu,
Điện Biên, Hòa Bình, Yên Bái để khảo sát. Tiêu chí chính để lựa chọn là
những xã vùng dân tộc Thái, có đa số đồng bào Thái sinh sống.
3.2.3.2. Kết quả thực hiện các quyền con người
Qua khảo sát ở 11 xã có đa số đồng bào Thái cư trú cho thấy, một
số cán bộ, công chức, viên chức là người Thái, nhất là người lãnh đạo,
người đứng đầu và một số cán bộ chuyên môn đã vận dụng luật tục trong
công tác của mình (chiếm khoảng hơn 60%).
Về lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi trường: Các xã được khảo sát đã
tuyên truyền vận động nhân dân quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, hầu hết
phong trào trồng rừng được chú trọng.
Về trật tự an toàn xã hội: Tổng hợp số vụ vi phạm trật tự an toàn xã
hội ở 11 xã được khảo sát trong 5 năm là 595 vụ, như vậy bình quân mỗi
năm, mỗi xã có 11 vụ vi phạm.
Về giáo dục - đào tạo: Thông qua chủ trương chung của Đảng, Nhà
nước và sự sáng tạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã ở những
vùng có người Thái cư trú tập trung, một số địa phương đã xây dựng kế
hoạch tổ chức các lớp học chữ Thái, tiếng Thái cũng như phong tục, tập quán
của người Thái ngay tại địa phương mình.
18
3.2.3.3. Hạn chế của việc vận dụng giá trị luật tục Thái trong việc
thực hiện quyền con người ở một số xã vùng dân tộc Thái Tây Bắc Việt Nam
Tỷ lệ số người biết rõ luật tục dân tộc Thái không nhiều, chỉ chiếm
17 %; số người biết về luật tục dân tộc Thái chưa đầy một nửa (1/2) trên
tổng số được khảo sát và một thực tế đáng quan tâm là vẫn còn một số
không biết gì về luật tục dân tộc Thái.
Tình hình trật tự an toàn xã hội tiềm ẩn phức tạp, tệ nạn ma túy
phát triển nhanh, số người nghiện tăng dần, tỷ lệ cai nghiện thành công đạt
thấp..
Một số lĩnh vực quản lý văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu, tình trạng
truyền đạo lên miền núi vẫn còn, tạo hôn trong đồng bào Thái chưa được
khắc phục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_gia_tri_quyen_con_nguoi_trong_luat_tuc_cua_n.pdf