Tóm tắt Luận án Giáo dục tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường đại học cảnh sát nhân dân hiện nay

Mâu thuẫn giữa việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức trong

nhà trường với những tác động tiêu cực ngoài xã hội, nhất là tệ quan liêu, tham

nhũng, lãng phí đang gây nhức nhối xã hội và đang hàng ngày, hàng giờ tác động

đến sinh viên

Thứ nhất, sự tác động của kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế trong

bối cảnh toàn cầu hoá dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt là

giới trẻ có biểu hiện nhận thức lệch chuẩn về đạo đức.

Thứ hai, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí gây nhức nhối xã hội, đang hàng

ngày, hàng giờ tác động đến đạo đức sinh viên.

Thứ ba, môi trường giáo dục nhà trường còn có những biểu hiện tiêu cực trái

ngược với những nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Giáo dục tư tưởng Hồ chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường đại học cảnh sát nhân dân hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c, là văn minh”. 2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 2.1.2.1. Trung với nước, hiếu với dân “Trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất. Đó là lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và nhân dân. “Trung” và “hiếu” là những giá trị đạo đức truyền thống trong văn hóa Việt Nam, chịu ảnh hưởng của nền đạo đức phương Đông. Trên cơ sở kế thừa, phát triển những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, những khái niệm đạo đức “trung” và “hiếu” được Hồ Chí Minh nâng lên một giá 8 trị cao đẹp hơn, đó là đạo đức của con người trong thời đại cách mạng phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc, phục vụ lợi ích cho nhân dân. 2.1.2.2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Đây là chuẩn mực gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, do đó Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này thường xuyên nhất. Chuẩn mực đạo đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư” là những đức tính hoàn thành một con người mới, con người hành động, hăng say trong lao động và kiên cường trong chiến đấu. “Cần” tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, làm việc có kế hoạch, tăng năng suất lao động, làm việc có hiệu quả, có kết quả tốt. Trong quá trình lao động, “Làm việc phải đến đúng giờ, chớ đến trễ, về sớm. Làm cho chóng, cho chu đáo. Việc ngày nào nên làm xong ngày ấy, chớ để chờ ngày mai”. “Kiệm” nghĩa là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức. “Kiệm” là làm việc gì cũng tính toán để bỏ ra sức của, sức người và thời gian ít nhất nhưng đạt kết quả nhanh nhất và hiệu quả nhất. Khi thực hành tiết kiệm phải hoàn toàn triệt để, tiết kiệm từ việc lớn đến việc nhỏ, không coi thường việc nhỏ: “Nếu một miếng giấy nhỏ đủ viết, thì chớ dùng một tờ to”. “Liêm” là trong sáng, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng, sống liêm khiết, trong sạch, tôn trọng của công và của dân. Chính nghĩa là không tà, là thẳng thắn, đứng đắn. Chính phải “chính với mình”, “chính với người” và “chính với công việc”. Các chuẩn mực đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự tồn tại, hiện thực của khái niệm này là cơ sở để thực hành khái niệm kia và ngược lại sự đảm bảo của chuẩn mực đạo đức này lại chính là mục đích của việc thực hành chuẩn mực đạo đức khác. “Cần” mà không “kiệm” giống như một nó đã luôn hiện hữu trong hành động cách mạng của Người, là mục đích lớn nhất mà Người luôn hướng đến. 2.1.3.2. Xây đi đôi với chống Đạo đức của người cách mạng bên cạnh thực hành những chuẩn mực tốt đẹp cần phải chống lại những điều trái ngược với lợi ích của quần chúng nhân dân. Làm cách mạng là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống. Để xây và chống mang lại hiệu quả cao cần phát huy vai trò của dư luận xã hội, mỗi một nội dung xây dựng đạo đức mới và chống sự tiêu cực cần phải tạo ra phong trào quần chúng rộng rãi, biểu dương cái tốt, phê phán cái xấu, thực sự phổ biến rộng rãi nội dung về đạo đức mới trong nhân dân. Xây phải đi đôi với chống, trước hết phải loại bỏ cái sai, cái xấu, cái vô đạo đức trong đời sống hàng ngày. Trong đấu tranh chống lại cái tiêu cực, lạc hậu trước hết phải “chống chủ nghĩa cá nhân”, phải phát hiện sớm, phải chú ý phòng ngừa, ngăn chặn. Chủ nghĩa cá nhân sinh ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, như quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí, xa hoa, quyền hành, tự cao tự đại, coi thường 9 tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền... Chủ nghĩa cá nhân là mối nguy hại cho cá nhân con người, cho một đảng và cả dân tộc. 2.1.3.3. Tu dưỡng đạo đức suốt đời Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự tu dưỡng đạo đức của mỗi người, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Tu dưỡng đạo đức phải gắn liền với hoạt động thực tiễn, trên tinh thần tự giác, tự nguyện, dựa vào lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. Chỉ có như vậy thì việc tu dưỡng mới có kết quả trong mọi môi trường, mọi mối quan hệ, mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh. Nội dung tu dưỡng, rèn luyện căn bản là: Phải tôn trọng lợi ích tập thể, lợi ích tập thể là mục đích cao nhất cho mục đích phấn đấu của mỗi con người cách mạng. 2.2. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân 2.2.1. Chủ thể giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học CSND được xác định là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, cá nhân trong trường Đại học CSND đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của các cấp ủy đảng và Ban Giám hiệu nhà trường. Lực lượng tiến hành trực tiếp công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học CSND là đội ngũ cán bộ, giảng viên, báo cáo viên, đội ngũ cán bộ chuyên trách liên quan thuộc Phòng Công tác Đảng, Công tác chính trị và Công tác quần chúng (CTĐ, CTCT & CTQC), cán bộ Phòng Quản lý học viên (QLHV), và các cán bộ thuộc các phòng quản lý giáo dục của trường Đại học CSND. 2.2.2. Nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân 2.2.2.1. Giáo dục lý tưởng cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Giáo dục lý tưởng cách mạng, đây là một nội dung hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức cho sinh viên trường Đại học CSND. Trước hết đã là một chiến sĩ CAND phải tuyệt đối trung thành với Đảng với đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. Trung thành với mục tiêu phấn đấu của Đảng đó là xây dựng một nước Việt Nam XHCN. Giữ vững lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Lý tưởng cách mạng là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho CNXH được hình thành và hoàn thiện. Giác ngộ lý tưởng cách mạng chính là giáo dục cho sinh viên lý tưởng sống và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. 2.2.2.2. Giáo dục đạo đức cách mạng 10 Thứ nhất, giáo dục phẩm chất “Trung với nước, hiếu với dân” Thứ hai, giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Thứ ba, giáo dục cho sinh viên lòng yêu thương con người, sống có tình nghĩa Thứ tư, giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng 2.2.2.3. Giáo dục tư cách đạo đức người Công an nhân dân cho sinh viên Một là, đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính Hai là, đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ Ba là, đối với chính phủ, phải tuyệt đối trung thành Bốn là, đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép Năm là, đối với công việc, phải tận tụy Sáu là, đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo 2.2.3. Phương pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân 2.2.3.1. Kết hợp giữa học đi đôi với hành, nêu gương người tốt, việc tốt Trong nhà trường, các hoạt động giáo dục rất phong phú và đa dạng. Học đi đôi với hành là một phương pháp cơ bản của giáo dục trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Theo Hồ Chí Minh, học phải luôn gắn bó hữu cơ, không tách rời hành, học để ứng dụng vào thực tiễn đa dạng và phong phú. Người nói: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Đối với sinh viên, thực hiện “học đi đôi với hành” trong mọi hoạt động của mình như: trong học tập, trong sinh hoạt, trong lao động, trong các mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. 2.2.3.2. Kết hợp giữa xây dựng đạo đức mới và chống các biểu hiện phi đạo đức Đối với sinh viên, “xây” là xây dựng, học tập, tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, xây dựng tập thể tốt, xây dựng tinh thần yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, xây dựng ý thức tổ chức, kỷ luật... “Chống” là chống lại những biểu hiện trái với đạo đức như: lười biếng, giả dối, lãng phí, kiêu ngạo, vô tổ chức, vô kỷ luật, mất đoàn kết, chỉ lo cho lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể, các biểu hiện vi phạm nội quy của lớp, của trường, vi phạm pháp luật. Hồ Chí Minh chỉ ra thanh niên sinh viên: “Cần phải chống tâm lý tự tư tự lợi, chỉ lo lợi ích riêng và sinh hoạt riêng của mình. Chống tâm lý ham sung sướng và tránh khó nhọc. Chống thói xem khinh lao động, nhất là lao động chân tay. Chống lười biếng, xa xỉ. Chống cách sinh hoạt ủy mị. Chống kiêu ngạo, giả dối, khoe khoang”. 2.2.3.3. Thông qua các phong trào thi đua do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức Hồ Chí Minh cho rằng việc giáo dục sinh viên phải biết dựa vào tổ chức, tập thể. Người chủ trương đưa thanh niên, sinh viên vào các tổ chức Đoàn, Hội, thông qua các tổ chức mà giáo dục. Người đánh giá cao vai trò của Đoàn thanh niên trong việc giác ngộ, tổ chức, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ. Người từng nói: “Đoàn thanh niên 11 lao động phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành”. 2.2.3.4. Sinh viên tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Hồ Chí Minh rất coi trọng việc kết hợp quá trình giáo dục với tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện. Người thường xuyên nhắc nhở thanh niên, sinh viên tự tu dưỡng, tự rèn luyện mình trở thành những người vừa có đạo đức, có lý tưởng cách mạng, vừa có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, sức khỏe để có thể đảm nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đối với mỗi sinh viên, việc tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn của bản thân: trong sinh hoạt, học tập, lao động, trong thi đua; trong mối quan hệ từ hẹp đến rộng, từ nhỏ đến lớn, từ anh em, bạn bè, đồng chí; từ gia đình, nhà trường, xã hội, đối với Tổ quốc, tập thể, với Đảng, với Nhà nước, với nhân dân và quốc tế. 2.2.4. Vai trò của giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân Thứ nhất, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển ý thức đạo đức cách mạng cho sinh viên trường Đại học CSND Thứ hai, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức góp phần tích cực trong xây dựng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp cho sinh viên trường Đại học CSND Ba là, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức góp phần tạo động lực kích thích các hành vi đạo đức tốt đẹp của sinh viên trường Đại học CSND Chương 3 GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẢNH SÁT NHÂN DÂN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Tình hình, đặc điểm có liên quan đến giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân 3.1.1. Khái quát về trường Đại học Cảnh sát nhân dân Trường Đại học CSND tiền thân là trường Hạ Sỹ quan CSND II, được thành lập vào ngày 24/4/1976 theo Quyết định số 13/QĐ-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an). Trải qua nhiều lần đổi tên và nâng cấp, ngày 28/7/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 152/2003/QĐ - TTg thành lập Trường Đại học CSND trên cơ sở Phân hiệu Học viện CSND. Qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học CSND không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những cơ sở giáo dục Đại học có uy tín trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn xã hội khu vực phía Nam của Tổ quốc. 12 Trường Đại học CSND nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, tuân thủ những quy chế, quy định về quản lý giáo dục, đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do đặc thù của lực lượng Công an là lực lượng vũ trang nên trường Đại học CSND có những đặc điểm đặc trưng so với trường khác trong hệ thống giáo dục quốc dân như: Thứ nhất, đối với trường Đại học CSND, việc xây dựng nề nếp kỷ luật, kỷ cương là một yêu cầu giáo dục bắt buộc đối với nhà trường. Thứ hai, công tác giáo dục sinh viên trong trường Đại học CSND thực chất vừa là công tác quản lý CBCS CAND vừa là công tác quản lý, giáo dục sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường. 3.1.2. Tình hình, đặc điểm sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân 3.1.2.1. Tình hình sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân Về cơ cấu: Số lượng sinh viên nam luôn chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với số lượng sinh viên nữ (Tỷ lệ sinh viên nam chiếm: 90-95%, nữ: 5-10%), đây là điểm mang tính đặc thù của sinh viên trường Đại học CSND. Cụ thể như: Khóa D24S có 80 nữ/814 sinh viên chiếm 9,28%; Khóa D25S có 93 nữ/862 sinh viên chiếm 10,78%; Khóa D26S có 64 nữ/695 sinh viên chiếm 9,20% . Về độ tuổi: Tuổi của sinh viên các khóa D22S đến Khóa D26S dao động trong khoảng từ 18 - 26 đối với diện sinh viên trung học phổ thông; khoảng từ 20 - 29 đối với diện sinh viên là hạ sĩ quan, sĩ quan và đối tượng sinh viên là người đồng bào dân tộc thiểu số. Sinh viên trường Đại học CSND có đặc điểm tuổi đời còn trẻ nên họ rất năng động, sôi nổi, thích sự tìm tòi và sáng tạo, thích khẳng định cá tính và quyết định của bản thân mình. Tuy nhiên, do được đào tạo trong môi trường lực lượng vũ trang, nên đại đa số sinh viên có ý thức tôn trọng chính bản thân mình, sống có trách nhiệm với bản thân, thông qua việc chăm lo học tập, rèn luyện, nâng cao sức khỏe để phấn đấu trở thành một chiến sĩ CAND có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, năng lực, sức khỏe sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. 3.1.2.2. Đặc điểm sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân Thứ nhất, các yêu cầu trong tuyển sinh đầu vào, đặc biệt là phẩm chất đạo đức, quy định nền tảng cho việc xây dựng đạo đức và tư cách người Công an nhân dân Thứ hai, biên chế, tổ chức và điều kiện ăn, ở, sinh hoạt của sinh viên Thứ ba, các yêu cầu về kỷ luật học tập, rèn luyện Thứ tư, các quy định về các giờ học thực tiễn trong chương trình đào tạo chung tác động đến những hành vi đạo đức thực tiễn của sinh viên Từ những đặc điểm và tình hình trên có thể thấy, sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân trong quá trình học tập, rèn luyện và sinh hoạt đã được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Được đảm bảo về cơ sở vật chất, được tạo điều kiện thuận lợi trong việc học tập, được tổ chức trong hoạt động rèn luyện và sinh hoạt. Đây là nền tảng 13 quan trọng giúp cho việc nâng cao năng lực và tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng của sinh viên. 3.2. Thực trạng giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân 3.2.1. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên thông qua vai trò của các chủ thể giáo dục ở trường Đại học Cảnh sát nhân dân 3.2.1.1. Về số lượng chủ thể giáo dục Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học CSND luôn coi trọng, thường xuyên chỉ đạo công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ, giảng viên ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ bản đáp ứng được yêu cầu giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên hiện nay. 3.2.1.2. Về chất lượng Đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại học CSND không chỉ tăng lên về mặt số lượng mà xét về mặt bằng trình độ cũng đã có sự chuyển biến rõ nét. Về trình độ học vấn, năm học 2011 - 2012: tiến sĩ là 3,84%, thạc sĩ là 21,99%, đại học là 56,99%, cao đẳng là 2,98% và trung cấp là 14,21%. Đến năm học 2016 - 2017: tiến sĩ là 8,34%, thạc sĩ là 40,54%, đại học là 38,03%, cao đẳng là 2,75% và trung cấp là 10,34%. Về trình độ lý luận chính trị, năm học 2011 - 2012: Cao cấp là 13,01%, Trung cấp là 55,67%, Sơ cấp là 31,31%. Đến năm học 2016 - 2017: Cao cấp là 12,88%, Trung cấp là 69,94%, Sơ cấp là 17,18%. Về trình độ nghiệp vụ Công an, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ quản lý giáo dục: Không ngừng tăng lên, nhất là 100% cán bộ, giảng viên đều được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và nghiệp vụ công an. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Theo báo cáo của trường Đại học CSND, tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên luôn vững vàng về chính trị, tư tưởng; trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng; giữ vững kỷ cương, kỷ luật; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Về ý thức trách nhiệm: Từ thực tiễn hoạt động giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trong trường Đại học CSND thời gian qua cho thấy, đa số cán bộ, giảng viên ngày càng nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về vai trò của công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên. 3.2.1.3. Về tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ trong chủ thể giáo dục Đảng ủy - Ban Giám hiệu Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Đại học CSND đã làm tốt vai trò lãnh đạo, định hướng, chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tất cả các đơn vị, tổ chức đoàn 14 thể và toàn thể cán bộ, giảng viên Nhà trường đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên đã đưa việc lãnh đạo, định hướng, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên theo vào Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ các nhiệm kỳ 2010 - 2015, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ công tác năm học, chương trình công tác trong các năm học Đội ngũ giảng viên Bộ môn LLCT & KHXHNV Đội ngũ giảng viên Bộ môn LLCT & KHXHNV đã phát huy tốt vai trò là chủ thể nòng cốt trong công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên; đã có sự phối hợp chặt chẽ với các chủ thể khác trong Nhà trường tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên. Đội ngũ báo cáo viên Đội ngũ báo cáo viên Nhà trường đã thực sự trở thành lực lượng cơ bản, là công cụ quan trọng hàng đầu, góp phần quan trọng trong việc tuyên truyền miệng, phổ biến các Văn kiện của Đại hội Đảng, các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng - khóa XI, khóa XII; Nghị quyết số 05-NQ/ĐUCA, ngày 22/12/2016 của Đảng ủy Công an Trung ương... Đội ngũ cán bộ Phòng CTĐ, CTCT & CTQC Tham mưu Đảng ủy, Ban Giám hiệu xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên; thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên. Chương trình, kế hoạch giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên của CTĐ, CTCT & CTQC ngày càng được quan tâm, hoạt động thường xuyên tăng lên cả về chất lượng nội dung, thời lượng, tần suất, với nhiều hình thức giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên. Đội ngũ cán bộ Phòng QLHV Cán bộ Phòng QLHV với vai trò là người trực tiếp quản lý, theo dõi sinh viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường, đã thường xuyên thực hiện các nội dung của công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên với nhiều biện pháp đa dạng, phong phú khác như: Thông qua sinh hoạt chính trị đầu khóa, thông qua các buổi chào cờ hàng tuần để nhận xét, nhắc nhở, động viên sinh viên chấp hành tốt Điều lệnh CAND, quy định của Nhà trường Qua đó, đề xuất khen thưởng những sinh viên có tinh thần và kết quả học tập, rèn luyện tốt; phê bình, kiểm điểm sinh viên có ý thức học tập, rèn luyện kém. Đoàn Thanh niên trường Đại học CSND Công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên của Đoàn trường đã được tiến hành thường xuyên, nội dung phong phú với hình thức, cách làm mới, đặc biệt là trong những dịp Kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, lực lượng CAND và Ngày truyền thống của Nhà trường. Nội dung giáo dục tập trung vào việc học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy CAND, gắn với việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. 15 Tuy nhiên, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên thông qua vai trò của các chủ thể giáo dục ở trường Đại học Cảnh sát nhân dân vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên còn thấp so với mục tiêu cụ thể trong Đề án thành phần số 5 thuộc Đề án “Quy hoạch tổng thể, năng lực và chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND dến năm 2020”. Thứ hai, vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa tích cực, chủ động học tập, tu dưỡng theo Sáu điều chủ tịch Hồ Chí Minh dạy lực lượng CAND; ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao. Thứ ba, một bộ phận cán bộ, giảng viên thậm chí cả một số cấp ủy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên. Thứ tư, một số giảng viên Bộ môn LLCT & KHXHNV còn lúng túng khi liên hệ vận dụng các nội dung về giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào bài giảng trên lớp. Thứ năm, hoạt động tuyên truyền miệng của một số báo cáo viên chỉ mới dừng lại ở việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chưa thông tin nhiều về tình hình thời sự, âm mưu chống phá, giải pháp đấu tranh với các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, phản động; những chiến công, thành tích, gương người tốt, việc tốt để định hướng tư tưởng cho sinh viên. Thứ sáu, một số cán bộ chuyên trách thực hiện công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên còn hạn chế trong việc vận dụng kiến thức, năng lực tổng hợp để tham mưu, quản lý, tổ chức thực hiện công tác. Thứ bảy, một số cán bộ quản lý sinh viên chưa thật sự thành thạo trong việc kết hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức vào quá trình quản lý sinh viên. Thứ tám, công tác giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên của Đoàn thanh niên chưa thật sự được quan tâm đúng mức, nội dung, hình thức giáo dục thiếu hấp dẫn. 3.2.2. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên thông qua chương trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên Đại học CSND được xác định là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp thiết. Nhiệm vụ này được thực hiện trước hết thông qua thực hiện nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, trong đó môn Tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò nòng cốt. Thực tế cho thấy, nội dung các học phần, môn học các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không ngừng được cải tiến theo hướng ngắn gọn hơn, hiện đại hơn, thiết thực hơn và đã bám sát thực tiễn; khắc phục dần sự trùng lặp giữa các học phần, môn học, cấp học; tạo khả năng tinh lọc kiến thức, giảm tải được 16 thời lượng học tập của sinh viên. Trong các bài giảng, giảng viên Bộ môn LLCT & KHXHNV đã có nhiều cố gắng trong việc gắn lý luận chính trị với thực tiễn đời sống xã hội, nhất là thực tiễn công tác Công an. Tuy nhiên, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thông qua giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Đại học CSND vẫn còn những hạn chế nhất định: Thứ nhất, việc giảng dạy các môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, môn tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định thành công của việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên, thì nội dung, chương trình môn học này chưa thật sự phù hợp. Thứ ba, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của các giảng viên trường Đại học CSND chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Thứ tư, việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh theo chương trình chính khóa của một số giảng viên Bộ môn LLCT & KHXHNV chưa nâng cao được tính tích cực, chủ động của sinh viên; còn nặng về lý thuyết, thiếu minh chứng bằng thực tiễn đời sống hoặc liên hệ với thực tiễn công tác Công an. 3.2.3. Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thông qua chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, các phong trào thi đua, các hoạt động thực tế, thực tập và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Đảng ủy trường Đại học CSND đã tổ chức mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đối tượng kết nạp đảng với chương trình 5 bài lý luận chính trị, thời lượng 5 - 10 ngày; các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho đảng viên mới với chương trình 10 bài lý luận chính trị, thời lượng 6 - 10 ngày. Các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị được tổ chức theo hình thức học tập trung, lên lớp nghe giảng, tự nghiên cứu, lên lớp thảo luận giải đáp và làm bài kiểm tra tại giảng đường hoặc viết bài thu hoạch. Tuy nhiên, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức thông qua chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, các phong trào thi đua, các hoạt động thực tế, thực tập và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định: Thứ nhất, đối với các lớp bồi dưỡng, do quân số lớp học đông, thường học vào buổi tối; một số báo cáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình nên chưa kích thích được sự hứng thú của tuyệt đại đa số sinh viên. Thứ hai, qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_giao_duc_tu_tuong_ho_chi_minh_ve_dao_duc_cho.pdf
Tài liệu liên quan