Tóm tắt Luận án Hạn chế và xứ lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Trong thời gian vừa qua, việc nghiên cứu về đề tài này trong nước đã có một

số công trình nghiên cứu như sau:

1) Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại

ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sĩ

quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.

Công trình này tập trung đánh giá thực trạng hạn chế và xử lý nợ xấu tại

ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai. Qua đó, đưa ra các

nhận xét đánh giá để đưa ra các giải pháp khác nhau nhằm xử lý nợ xấu cho ngân

hàng này

pdf102 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 09/03/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hạn chế và xứ lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27,025,266 23,428,545 16,350,637 Tổng chi phí 13,224,117 22,518,177 19,978,949 14,849,218 Tổng lợi nhuận trước thuế 3,102,248 4,202,693 1,042,676 1,035,560 Lợi nhuận sau thuế 2,334,794 3,207,841 784,040 826,493 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 Trong giai đoạn 2010 -2013 tình hình kinh doanh của ngân hàng TMCP Á Châu có nhiều biến động. Theo kết quả của những số liệu đã được kiểm toán trong báo cáo thường niên qua các năm ta thấy, Năm 2010 đến năm 2011 kết quả kinh doanh của ngân hàng đạt được mức tăng trưởng vượt bậc, với tốc độ tăng doanh thu là 65,89% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 10,734,376 triệu đồng. với kết quả đó kéo theo lợi nhuận trước thuế tăng 35,47% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 1,100,445 triệu đồng và lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng là 37,39% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 873,047 triệu đồng. Nguyên nhân của tình trạng này 42 là năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta khá 6,24% nên tình hình kinh doanh của ngân hàng cũng có những thành tựu đánh kể. Hơn nữa, kết quả đạt được tích cực là vì trong năm 2011 có 45 chi nhánh và phòng giao dịch mới được thành lập. Với sự mở rộng quy mô hoạt động đã đem lại kết quả khả quan trong hoat động kinh doanh của ACB năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, kết quả kinh doanh có chiều hướng đi xuống thể hiện thông qua sự sụt giảm về doanh thu so với năm 2011 là 3.596.721 triệu đồng tương ứng với mức giảm là 13,31% kéo theo lợi nhuận trước thuế cũng giảm 75.19 % (tương ứng với 3.160.017 triệu đồng) và lợi nhuận sau thuế giảm 75.56% (tương ứng với 2.423.801 triệu đồng). Nguyên nhân của sự sụt giảm này là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 giảm còn 5,25%, nên các khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Năm 2013 là năm thấy được tình trạng kinh doanh trì trệ của ngân hàng do sự tác động từ những người nằm trong bộ máy quản lý của ngân hàng liên quan đến các vụ “bê bối “ tài chính và lần lượt bị bắt để điều tra những sai phạm trong kinh doanh. Điều này đã làm cho lượng khách hàng đến với ACB sụt giảm nghiêm trọng. Hơn nữa năm 2013 là năm mà bức tranh kinh tế của Việt Nam vẫn còn vô cùng ảm đạm, tốc độ tăng trường kinh tế chỉ đạt 5,4%, chỉ số giá tiêu dùng chỉ tăng 6,04% thấp nhất trong 10 năm qua. Tỷ lệ lạm phát giảm mạnh chỉ còn 6,04%. Chính sự tác động của môi trường bên ngoài lẫn môi trường bên trong làm cho kết quả kinh doanh của ngân hàng giảm mạnh. Cụ thể doanh thu năm 2013 giảm 30,21% so với năm 2012 (tương ứng với mức giảm tuyệt đối là 7.077.908 triệu đồng), điều này kéo theo lợi nhuận trước thuế cũng giảm 0,68% ( tương ứng với mức giảm là 7.116 triệu đồng) và lợi nhuận sau thuế giảm 5,41% ( tương ứng với mức giảm 42.453 triệu đồng). * Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu bình quân 43 Bảng 3.2. Tỷ suất lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Á Châu giai đoạn (2009-2013) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 ROE 31,8% 28,9% 36,0% 8,5% 8,2% ROA 2,1% 1,7% 1,7% 0,5% 0,6% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng có những biến động mạnh mẽ. Năm 2009 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất cao, đạt 31,8% nhưng đến năm 2010 tỷ suất này giảm xuống còn 28,9%, đến năm 2011 còn số này lại tăng lên 36%. Nguyên nhân là vì trong năm 2011 lợi nhuận của ngân hàng đạt giá trị lớn nhất, nhờ kết quả mở rộng phạm vi hoạt động. Năm 2012 con số này đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 8,5%, nguyên nhân là vì lợi nhuận mà ngân hàng thu được giảm sút nghiêm trọng. Đến năm 2013, tình hình kinh doanh của ngân hàng tiếp tục gặp nhiều khó khăn khi chịu tác động của suy giảm kinh tế lẫn niềm tin của khách hàng tác động đến, làm cho chỉ số này chỉ còn 8,2%. Điều này có nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu ngân hàng tạo ra được 0,082 đồng lợi nhuận. Còn đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty cũng có những biến động, tuy nhiên biên độ giao động của chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Năm 2009 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của ngân hàng đạt 2,1% nhưng đến năm 2010, 2011 con số này giảm xuống còn 1,7% và năm 2012 còn số này tiếp tục giảm mạnh, chỉ còn 0,5%. Đến năm 2013 tình hình có sự cải thiện là còn số này tăng lên và đạt 0,6%. Tuy nhiên sự tăng lên này không đáng kể, điều đó cho thấy cứ một đồng tài sản ngân hàng tạo ra được 0,006 đồng lợi nhuận. 3.2. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu 3.2.1. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống 44 ngân hàng bùng nổ năm 2012 và năm 2013. Điều này tác động lớn đến tình trạng nợ xấu của ACB hiện trong 2 năm qua tăng lên rất cao. Là một đơn vị có dư nợ lớn, trong hoạt động tín dụng của ACB trong thời gian qua, dư nợ tín dụng của ACB đều tăng trưởng nhanh chóng và tuy nhiên ngân hàng chưa áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng khoản vay, được thể hiện qua bảng 3.3. Bảng 3.3. Tình hình nợ xấu của NHTMCP Á Châu giai đoạn (2010 – 2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Tổng dư nợ 87,195,105 102,860,941 102,801,799 107,190,021 2. Nợ xấu 292,806 969,752 2,570,970 3,242,869 - Nợ dưới tiêu chuẩn 64,759 326,758 747,218 656,978 - Nợ nghi ngờ 58,399 345,655 673,361 463,358 - Nợ có khả năng mất vốn 169,648 297,339 1,150,391 2,122,533 3. Nợ có khả năng mất vốn/Tổng dư nợ (%) 0.19 0.29 1.12 1.98 4. Nợ xấu/Tổng dư nợ (%) 0.34 0.94 2.50 3.03 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012, 2013 Tỷ lệ nợ xấu của ACB biến động liên tục trong những năm gần đây. Năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp trong nước trong những năm tiếp theo, khiến nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện đúng cam kết trả nợ với ngân hàng. Với sự ảnh hưởng liên hoàn và tác động lâu dài như vậy mà trong năm 2010 của ngân hàng ACB là 292.806 triệu đồng, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là 0,19% và tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ là 0,34%. Trong năm 2011, ACB đã không theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng nên kết quả là chất lượng tín 45 dụng của ACB trong năm 2011 không được cải thiện mà càng xấu hơn khi lượng nợ xấu tăng so với năm 2010 là 231,19% (+ 676.946 triệu đồng), tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là 0,29% và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm 2011 là 0,94%. Năm 2012 ACB tiến hành điều chỉnh phân loại nợ theo Điều 6 và Điều 7 của Quyết định 493 làm cho lượng nợ xấu của ACB tăng lên chóng mặt. Hơn nữa bối cảnh kinh doanh của ngân hàng trong năm 2012 rất tồi tệ và ACB không nằm ngoài xu hướng chung đó, điều này cũng góp phần đẩy tỷ lê nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Cụ thể lượng nợ xấu của ACB năm 2012 lại tiếp tục tăng lên thêm một con số nữa, cụ thể là 2.570.970 triệu đồng, tăng 1,601,218 tỷ đồng so với năm 2011 ( tương ứng với tốc độ tăng là 165,12%), tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là 1,12% và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ năm này là 2,5%. Năm 2013 tình hình chẳng cải thiện thêm mà còn ngày càng xấu đi khi số dư nợ lại tiếp tục tăng lên là 3.242.869 triệu đồng (tăng 26,13% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 671.899 triệu đồng). Đây là một bức tranh u ám trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng mặc dù chính phủ có đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp, cũng như mức hạ lãi suất cho vay nhưng số lượng nợ xấu lại ngày càng tăng lên. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn là 1,98% tỷ lệ nợ xấu của ACB năm 2013 tiếp tục tăng lên 3,03% trong tổng dư nợ của ngân hàng. Mặc dù so với tình hình nợ xấu của ACB qua năm ta thấy diễn biến nợ xấu của ACB đang có xu hướng ngày càng xấu đi. Tuy nhiên so với toàn hệ thống thì ACB vẫn là ngân hàng có mức nợ xấu chưa phải là lớn nhất. Cụ thể Vietcombank (VCB) là ngân hàng có quy mô nợ xấu lớn nhất với khối lượng nợ xấu là 29,997,853 triệu đồng, tiếp theo là ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) với khối lượng nợ xấu là 11,377,808 triệu đồng và xếp thứ ba là Viettinbank với khối lượng nợ xấu là 6,514,472 triệu đồng và kế đến là ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Những ngân hàng này là 3 trong số 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất cả nước. Do quy mô tín dụng của các ngân hàng này ở mức rất cao nên quy mô nợ xấu lớn là điều dễ hiểu. 46 Tuy nhiên khối lượng nợ xấu chưa phản ánh đúng tính chất của nợ xấu nếu chúng ta không xem xét đến tỷ lệ nợ xấu. Trong các ngân hàng khảo sát thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng VCB là lớn nhất, với tỷ lệ nợ xấu là 10,94%. Tiếp theo là ngân hàng quốc tế (VIB) có tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 7,58%. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu lớn thứ 3, với tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 7,26%. Tiếp đến là ngân hàng quân đôi có tỷ lệ nợ xấu lớn thứ 4 với 6,93% tổng dư nợ. Ngân hàng TMCP Á Châu có tỷ lệ nợ xấu xếp vị trí thứ 5 trong các ngân hàng khảo sát. Vậy nhín chung so với toàn hệ thống ngân hàng thì ACB chưa phải là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, tuy nhiên với diễn biến nợ xấu như hiện tại của ACB là một dấu hiệu đáng báo động. 47 Bảng 3.4. So sánh nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu với một số ngân hàng khác Chỉ tiêu SCB VCB VIB SHB MB Viettinbank BIDV ACB 1.Tổng dƣ nợ 110,565,799 274,314,124 35,238,515 75,134,791 87,277,908 376,288,968 350,469,408 107,190,021 Nợ đủ tiêu chuẩn 108,175,889 244,316,271 32,567,638 69,678,554 81,233,044 369,774,496 339,091,600 100,980,134 Nợ cần chú ý 779,957 22,792,525 1,676,958 2,352,446 3,898,791 2,744,180 2,538,341 2,967,018 Nợ dưới tiêu chuẩn 169,732 2,338,109 527,883 144,391 653,037 515,442 3,946,370 656,978 Nợ nghi ngờ 422,252 1,889,653 179,587 434,850 674,369 1,005,801 683,715 463,358 Nợ có khả năng mất vốn 1,017,969 2,977,566 286,449 2,524,550 818,667 2,249,049 4,209,382 2,122,533 2. Nợ xấu 2,389,910 29,997,853 2,670,877 5,456,237 6,044,864 6,514,472 11,377,808 6,209,887 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 2.16 10.94 7.58 7.26 6.93 1.73 3.25 5.79 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của các ngân hàng 49 Ngân hàng TMCP Á Châu điều chỉnh chính sách phân loại nợ xuất phát từ 3 nhu cầu chính: Thứ nhất, do nhu cầu nâng cao chất lượng quản trị nội bộ của bản thân Ngân hàng TMCP Á Châu; Thứ hai, do đòi hỏi của các tổ chức, đối tác, nhất là các tổ chức quốc tế; và ba là yêu cầu của NHNN. Trong đó, nhu cầu tự hoàn thiện về quản lý của ACB là yếu tố xuyên suốt của sự đổi mới này. Sau đây chúng ta tiến hành phân tích thực trạng nợ xấu của ngân hàng TMCP Á Châu theo các loại cơ cấu nợ. Cụ thể như sau: 3.2.1.1.Cơ cấu nợ theo nhóm Phân loại nợ dựa trên tiêu chí cơ cấu nợ theo nhóm, nghĩa là ngân hàng căn cứ vào Điều 6 chủ yếu dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử việc thanh toán tiền gốc, lãi của khách hàng cho khoản nợ đó theo lịch trả nợ đã thoả thuận khi vay, còn phân loại nợ theo Điều 7 sẽ dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Theo đó định kỳ (hàng quý) các khách hàng sẽ được đánh giá và xếp vào 1 hạng nào đó, ví dụ là A, B hay C. Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng này, ngân hàng sẽ phân loại toàn bộ dư nợ của khách hàng vào 1 nhóm nợ, ví dụ nếu là AAA thì phân vào nhóm 1, nếu là CCC thì phân vào nhóm 3. Sự khác biệt về mặt chất giữa phân loại theo Điều 6 và Điều 7 chính là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống này là phương pháp đánh giá định lượng, toàn diện và nhất quán về sức khỏe của khách hàng, trên cơ sở chấm điểm rất nhiều chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, không chỉ có tình trạng trả nợ (như Điều 6) mà còn đánh giá về các thông số tài chính, triển vọng kinh doanh, triển vọng ngành, chất lượng quản lý nội bộ... của khách hàng. Chính sách phân loại nợ dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có mức độ chặt chẽ, khắt khe hơn so với Điều 6, nên trong thời gian đầu áp dụng sẽ làm tăng chi phí trích lập dự phòng. Tuy nhiên, hệ thống mới cũng sẽ nâng cao chất lượng quản trị tín dụng, giúp ACB có đủ năng lực kiểm soát tốt rủi ro trong những năm tiếp theo. Đây chính là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Nhóm 1 thuộc nhóm nợ đủ tiêu chuẩn, nhóm 2 thuộc nhóm nợ chú ý, nhóm 3 thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, Nhóm 4 50 thuộc nhóm nợ ngờ và nhóm 5 thuộc nhóm nợ có khả năng mất vốn. Bảng 3.5. Cơ cấu nợ phân theo nhóm của ngân hàng TMCP Á Châu (2010-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng BQ (%) Nợ đủ tiêu chuẩn 86,693,232 101,564,431 95,663,399 100,980,134 5.22 Nợ cần chú ý 209,067 326,758 4,567,430 2,967,018 142.11 Nợ dưới tiêu chuẩn 64,759 326,758 747,218 656,978 116.48 Nợ nghi ngờ 58,399 345,655 673,361 463,358 99.45 Nợ có khả năng mất vốn 169,648 297,339 1,150,391 2,122,533 132.15 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 Nhìn vào bảng 3.5 ta thấy, trong cơ cấu nợ xấu của ACB qua các năm, tỷ trọng nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) có xu hướng tăng mạnh qua các năm từ 64.759 triệu đồng năm 2010 lên 326.758 triệu đồng năm 2011 và lên 747.218 triệu đồng vào cuối năm 2012 chiếm, nhóm nợ này có xu hướng giảm nhẹ năm 2013 với con số nợ dưới tiêu chuẩn là 656.978 triệu đồng, chiếm 20,26% tỷ trọng nợ xấu. Đặc biệt, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) trong năm 2011 tăng 5,92 lần so với năm 2011 từ 58.399 triệu đồng lên 345.655 triệu đồng (+287.256 triệu đồng) chiếm 35,64% trong tổng số nợ xấu, năm 2012 nợ nhóm này tiếp tục tăng lên đến con số 673.361 triệu đồng và đến năm 2013 con số này có giảm nhẹ và dừng lại ở mức 463.358 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,29% tổng nợ xấu. Nợ nhóm 3 và nhóm 4 của ngân hàng đều tăng lên cho thấy tiểm ẩn gia tăng nợ xấu của ngân hàng khá lớn. Đây cũng là tình trạng chung của tất cả các ngân hàng. Nguyên nhân là do hệ quả chính sách từ những năm trước để lại. Năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã tác động làm suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế trong nước. Năm 2009, 2010, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế, trong đó có thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng và chính sách tài khoá mở rộng. Hai chính sách này khiến lạm phát bùng lên 51 vào các tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011. Chính phủ phải khẩn trương thông qua Nghị quyết 11/NQ-CP vào cuối tháng 2/2011. Theo đó, NHNN “điều hành và kiểm soát để đảm bảo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15-16%”. Trên thực tế năm 2011, tổng dư nợ tín dụng chỉ tăng 12% và tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra trong Nghị quyết. Chính sách tiền tệ chặt chẽ đã đẩy lãi suất tăng cao cùng với quy định hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng cho các NHTM và định hướng hạn chế dòng tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp. Kết quả là số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể và tạm ngừng sản xuất tăng, số lượng doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh giảm. Năm 2012 tình hình kinh tế cũng không mấy khả quan làm hàng loạt doanh nghiệp phá sản, ngân hàng mất một lượng lớn vốn trong những doanh nghiệp này và đến năm 2013 chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, lãi suất cho vay giảm mạnh làm cho tỷ lệ nợ nghi ngờ của ngân hàng giảm xuống. Trong bảng 3.5, một điều đáng chú ý là nợ có khả năng mất vốn của ACB lại có xu hướng tăng lên rất mạnh. Cuối tháng 12/2010 nợ nhóm 5 của ngân hàng ACB chỉ có 169.648 triệu đồng những con số này tăng lên là 297,339 triệu đồng năm 2011, đến năm 2012 nợ nhóm 5 của ngân hàng có mức tăng vượt bậc lên đến con số là 1.150.391 triệu đồng (+853.052 triệu đồng ).Và đến năm 2013 nợ có khả năng mất của ngân hàng lên con số là 2.122.533 triệu đồng (+972,142 triệu đồng), tăng đế 84,5% so với năm 2012. Nguyên nhân của mức tăng trưởng nợ xấu nhanh và liên tục qua các năm của ACB ngoài tác động của các yếu tố bên ngoài còn do tác động của các yếu tố bên trong của ACB. Điều này được ngân hàng ACB thừa nhận rằng do công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng chưa tốt, đội ngũ nhân viên thấm định tín dụng vừa hạn chế về số lượng về hạn chế về năng lực làm cho mức định giá tín dụng cao hơn so với giá trị thực của tài sản đảm bảo hoặc khả năng trả nợ của khách hàng làm cho nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng tăng mạnh trong những năm qua. Đây là một vấn đề nan giải mà ACB cố gắng khắc phục trong thời gian tới. 3.2.1.2. Cơ cấu nợ theo kỳ hạn 52 Bảng 3.6. Cơ cấu nợ theo kỳ hạn của ngân hàng ACB giai đoạn (2010-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ tăng BQ (%) Nợ ngắn hạn 43,889,956 53,361,314 55,878,105 56,837,993 29.501 Nợ trung hạn 19,870,669 27,484,058 19,400,915 17,208,970 -13.395 Nợ dài hạn 23,434,480 21,963,784 27,522,779 33,143,058 41.429 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 Cơ cấu nợ của ngân hàng TMCP Á Châu có những biến động lên xuống khác nhau. Đối với nhóm nợ ngắn hạn của ngân hàng ACB đã tăng dần về mặt số lượng trong những năm qua. Điều này chứng tỏ ngân hàng cố gắng lấy lại vốn nhanh để tái đầu tư. Đặc biệt đối với nhóm nợ này chủ yếu là nhóm khách hàng cá nhân vạy dưới dạng tín chấp, không có tài sản đảm bảo. Nhóm nợ trung hạn có xu hướng tăng trong năm 2011 so với 2010, từ 19.870.669 triệu đồng năm 2010 lên 27.484.058 triệu đồng năm 2011. Nhưng bắt đầu đến năm 2012 đến nay nhóm nợ trung hạn có xu hướng giảm xuống. Đặc biệt nhóm nợ trung hạn năm 2013 giảm so với năm 2012 là 11,3% (-2.191.945 triệu đồng). Nhóm nợ dài hạn lại có xu hướng tăng lên qua các năm và khách hàng chủ yếu của nhóm nợ này là các tổ chức kinh doanh vay dài hạn để tăng vốn lưu động hoặc vốn đầu tư. Năm 2013 nhóm nợ dài hạn có mức tăng so với năm 2012 là 20,42% tương ứng với mức tăng tuyệt đối là 5.620.279 triệu đồng. 3.2.1.3. Cơ cấu nợ theo nhóm đối tượng khách hàng Bảng 3.7. Cơ cấu nợ theo nhóm khách hàng của ngân hàng ACB giai đoạn (2010-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ 53 tăng BQ Kinh tế tập thể, hợp tác xã 21,412 20,611 26,688 35,911 67.714% Doanh nghiệp nhà nước 5,017,568 3,316,785 3,269,011 2,684,646 -46.495% Công ty liên doanh nước ngoài 388,615 501,340 306,256 536,554 38.068% Công ty 100% vốn nước ngoài 204,820 807,489 467,995 389,598 90.215% Công ty cổ phần, Công ty TNHH 48,978,636 62,315,955 54,395,988 57,996,180 18.411% Cá nhân, khác 32,584,054 35,846,976 44,348,910 45,547,132 39.784% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 Trong những năm trước đây, đối tượng vay tín dụng của ACB phần lớn là các công ty cổ phần và TNHH, tiếp đên là cá nhân và doanh nghiệp nhà nước cũng là nhóm khách hàng khá lớn của ACB. Các khách hàng tín dụng là công ty cổ phần, công ty TNHH của ACB chủ yếu là những công ty kinh doanh bất động sản, xây dựng. Đây là đối tượng khách hàng có độ rủi ro tín dụng khá cao, vòng đời dự án dài, khả năng thu hồi vốn chậm. Nhìn vào biểu đồ 3.7 ta thấy, ACB thời gian qua hầu như không có sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng từ cho vay. Năm 2013, cho vay đối với các công ty cổ phần và TNHH chiếm tỷ trọng lớn nhất với 54,11% tổng dư nợ cho vay của ngân hàng ACB. Nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 của ACB là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước chiếm 42,49% tổng dư nợ. Nhóm khách hàng doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng 2,5% trong tổng dư nợ, những nhóm khách hàng còn lại như các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh và kinh tế tập thể chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Lãnh đạo ACB cho rằng đây cơ cấu cho vay như trên là khá hợp lý vì hầu hết các DNNN làm ăn kém hiệu quả nên khả năng thu hồi vốn chậm nên ngay từ đầu họ đã hướng đế những đối tượng cho vay khác nhiều hơn. 54 3.2.1.4. Khả năng dự phòng rủi ro của ngân hàng Bảng 3.8. Khả năng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ACB giai đoạn (2010-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. DPRRTD 256169 133023 513025 394144 2. Nợ xấu 292806 969752 2570970 3242869 3. DPRRTD/Nợ xấu 87.49 13.72 19.95 12.15 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010,2011,2012,2013 Đánh giá khả năng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng là một trong những nội dung quan trọng của đánh giá khả năng hạn chế cũng như phòng ngừa nợ xấu của ngân hàng. Đối với ngân hàng TMCP Á Châu trong những năm qua, khả năng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng thấp xuống qua các năm. Điều này được thể hiện rõ trong bảng số liệu 3.8. Năm 2010, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng khá cao, nhưng đến năm 2011 thì tình hình dự phòng rủi rỏ tín dụng giảm mạnh mẽ từ 87,49(%)năm 2010 xuống cón 13,72 (%) năm 2011, đến năm 2012 con số này có cải thiện hơn (19,95 (%)) nhưng tình hình lại không khá hơn khi năm 2013 con số này lại giảm xuống chỉ còn 12,15 (%). Từ những con số trên cho thấy khả năng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng quá thấp. Nguyên nhân của xu hướng này đều xuất phát từ 2 lý do cơ bảng sau: Thứ nhất là do con số nợ xấu của ngân hàng ngày càng tăng lên nhanh chóng, từ 292.806 triệu đồng năm 2010 lên đến 969.752 triệu đồng năm 2011, và tiếp tục tăng nhanh chóng đến 2.570.970 triệu đồng năm 2012 và lại tiếp tục xu thế tăng đến 3.242.869 triệu đồng năm 2013. Do con số nợ xấu ngày càng tăng lên một cách không kiểm soát là nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu ngày càng giảm xuống. Thứ hai là do lượng dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng không đáng kể so với tốc độ tăng nợ xấu, thậm chí lượng dự phòng rủi ro tín dụng còn giảm qua các năm ( năm 2012 lượng dự phòng rủi ro là 513.025 triệu đồng nhưng đến năm 55 2013 con số này chỉ còn 394.144 triệu đồng). Điều này cũng góp phần làm cho tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên nợ xấu ngày càng giảm xuống. 3.2.2. Đánh giá thực trạng nợ xấu tại ACB Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp rơi vào vòng xoáy hàng tồn kho và chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng bùng nổ năm 2012 và năm 2013. Điều này tác động lớn đến tình trạng nợ xấu của ACB hiện trong 2 năm qua tăng lên rất cao. Là một đơn vị có dư nợ lớn, trong hoạt động tín dụng của ACB trong thời gian qua, dư nợ tín dụng của ACB đều tăng trưởng nhanh chóng và tuy nhiên ngân hàng chưa áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho từng khoản vay, đây là nguyên nhân làm cho dư nợ ngày càng tăng lên. Phân theo nhóm khách hàng thì hầu như các nhóm nợ thuộc loại nợ xấu như nhóm nợ từ dưới tiêu chuẩn, đến nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn ngày càng tăng lên qua các năm. Trong 1 năm từ năm 2010 đến 2013, nhóm nợ cần chú ý tăng bình quân 142,11%/ năm, đây là nhóm nợ có mức tăng cao nhất trong các nhóm nợ còn lại. Đặc biệt, nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng bình quân đến 132,15%, một mức tăng quá lớn so với một doanh nghiệp kinh doanh tín dụng. Tiếp theo là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn tăng bình quân 116,48%/năm, nhóm nợ nghi ngờ tăng 99,45%. Nhìn chung hầu hết các nhóm nợ xấu của ngân hàng đều tăng ở mức đáng báo động. Đây là tín hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu đi. Phân theo kỳ hạn thì nợ trung hạn có xu hướng giảm qua các năm, còn nợ dài hạn và ngắn hạn lại tăng qua các năm. Đặc biệt nợ theo đối tượng khách hàng thì nhóm nợ thuộc doanh nghiệp nhà nước lại giảm trong khi nhóm nợ thuộc các doanh nghiệp nước ngoài, kinh tế tập thể và cá nhân có xu hướng tăng lên qua các năm. Những nhóm nợ này có nguy cơ rủi ro cao hơn rất nhiều so với nhóm nợ thuộc doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, nhưng đối với ngân hàng ACB thì loại nhóm nợ này tăng với tốc độ bình quân qua các năm rất cao. 56 Trong khi đó việc trích lập quỹ dự phòng rủi rỏ trong tổng cơ cấu nợ của ngân hàng rất thấp, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng rất mạo hiểm. Tuy nhiên, so sánh tình hình nợ xấu của ngân hàng so với các ngân hàng khác trong ngành thì ACB vẫn chưa phải là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cao nhất, ngân hàng cũng thuộc nhóm có tỷ lệ nợ xấu ở mức trung bình. Nhưng trong tình hình kinh doanh khó khăn như hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đối mặt với tình trạng nợ xấu, việc hạn chế tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là điều cần thiết mà ngân hàng nên đặc biệt quan tâm trong giai đoạn hiện nay. 3.3. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Á Châu 3.3.1. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu của ACB 3.3.1.1. Thực trạng phòng ngừa, hạn chế nợ xấu của ACB * Trích lập quỹ dự phòng dự phòng rủi ro tín dụng Bảng 3.9. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của ACB giai đoạn (2010-2013) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu/Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. DPRRTD 256169 133023 513025 394144

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_han_che_va_xu_ly_no_xau_tai_ngan_hang_thuong.pdf
Tài liệu liên quan