Áp dụng HTQLMT và tiêu chuẩn ISO14001 giúp nâng cao hình ảnh của
DN đối với khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng; tạo dựng thương hiệu;
phòng ngừa những tổn thất và rủi ro từ những sự cố có liên quan tới môi
trường; chủ động kiểm soát để có thể đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu, quy
định pháp luật về môi trường. Hệ thống quản lý môi trường sẽ giúp các tổ
chức xác định, quản lý, theo dõi và kiểm soát các vấn đề về môi trường một
cách “toàn diện” nhất. Chứng nhận ISO 14001 là chứng nhận được trao cho
các DN có trách nhiệm đối với môi trường, mang lại cho DN sự ghi nhận và
những cơ hội hợp tác mới. Chứng nhận này là minh chứng cho những hoạt
động làm giảm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường của DN, cũng như đáp ứng
sự mong đợi về kinh doanh bền vững của các bên hữu quan.
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Hoạt động mua sắm xanh các yếu tố đầu vào của DN Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến 1980s): Dấu mốc quan
trọng trong giai đoạn này là cuốn sách “Quản trị nguyên vật liệu” của
tác giả Ammer. Ông không chỉ đưa ra những vai trò đặc trưng của
hoạt động mua sắm trong quản lý nguyên vật liệu mà còn có những
khái niệm về sự phát triển và tham gia của nhà cung cấp (NCC)
(Ammer, 1968).
Giai đoạn 4 (1980s đến giữa 1990s): hoạt động mua sắm được
nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận như một nguồn của lợi thế cạnh
tranh trong DN (Pearson, 1990).
Giai đoạn 5 (giữa 1990s đến nay): các nghiên cứu tập trung làm
rõ định nghĩa, quy trình thực hiện các hoạt động quản lý chuỗi cung
ứng cũng như hoạt động mua sắm của DN; đồng thời, nhấn mạnh vai
trò chiến lược của hoạt động mua sắm cũng như tầm quan trọng của
việc thiết lập mối quan hệ giữa DN và các NCC. Trong giai đoạn
này, nhiều nhà khoa học có những nghiên cứu nổi bật về hoạt động
quản lý chuỗi cung ứng và mua sắm của DN có quan tâm đến yếu tố
môi trường hay còn gọi là quản lý chuỗi cung ứng xanh và MSX.
1.2. Nghiên cứu về hoạt động mua sắm xanh của doanh nghiệp
Trên thế giới, các nghiên cứu về hoạt động MSX của DN xuất
hiện trong những năm cuối thể kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Nghiên cứu
của Zsidisin và Hendrick (1998) kết luận có năm yếu tố chính khi
6
DN thực hành MSX, bao gồm: (i) Cung cấp thông số kỹ thuật thiết kế
cho NCC bao gồm các yêu cầu về môi trường cho các mặt hàng cần
mua, (ii) Yêu cầu chứng nhận môi trường ISO 14001 của NCC, (iii)
Hợp tác với các NCC vì mục tiêu môi trường, (iv) Kiểm toán môi
trường toàn DN và (v) Kiểm toán môi trường của các NCC. Bowen
và cộng sự (2006) đã phân loại chi tiết hơn về các hoạt động MSX,
đó là: (i) Cung ứng xanh dựa trên sản phẩm; (ii) Xanh hóa quy trình
cung ứng và (iii) Cung ứng xanh tiên tiến.
Blome và cộng sự (2013) cho rằng hoạt động MSX của DN
được chia làm 3 loại như sau: (i) DN điều chỉnh nhu cầu của mình
đối với các sản phẩm xanh hơn, (ii) DN cố gắng tăng hiệu suất môi
trường bằng cách lựa chọn NCC sản phẩm xanh, hoặc nhà phân phối
sản phẩm xanh hơn hoặc (iii) DN hợp tác với NCC để cải thiện hiệu
suất môi trường.
Tại Việt Nam, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về hoạt
động MSX của các DN. Hầu hết các bài nghiên cứu đều tập trung vào
hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh, mua sắm công xanh hoặc
hoạt động MSX của cá nhân người tiêu dùng. Về hành vi tiêu dùng
thân thiện với môi trường của cá nhân, có thể kể đến nghiên cứu của
Hoàng Thị Bảo Thoa (2016) đã phần nào xác định được các nhân tố
ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa ý định và hành vi tiêu dùng xanh,
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố này và đưa ra một số
khuyến nghị cho các cơ quan nhà nước và các DN nhằm thúc đẩy
tiêu dùng xanh ở Việt Nam. Về hoạt động mua sắm công xanh,
nghiên cứu của Lưu Quốc Đạt (2015) đã tập trung xem xét kinh
nghiệm chính sách của Nhật Bản và Hàn Quốc, sau đó rút ra một số
bài học phát triển hoạt động mua sắm công xanh tại Việt Nam. Tác
giả Hồ Công Hòa và cộng sự (2018) đã “Nghiên cứu thể chế thúc đẩy
hoạt động mua sắm công xanh tại Việt Nam” và đưa ra nhận định về
tổng quan thể chế mua sắm công xanh, phân tích các rào cản về thể
7
chế cản trở mua sắm công xanh; đồng thời, đề xuất các giải pháp
hoàn thiện thể chế để thúc đẩy hoạt động mua sắm công xanh tại Việt
Nam. Về hoạt động quản lý chuỗi cung ứng xanh, nghiên cứu của Vũ
Anh Dũng (2015) đã đưa ra khung phân tích và áp dụng để chỉ ra mối
quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và việc thực thi xanh hóa chuỗi cung ứng
của DN. Bên cạnh đó, nghiên cứu “Chuỗi cung ứng xanh – giải pháp
kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường” của Nguyễn Bình
Minh (2016) đã đưa ra mô hình chuẩn về chuỗi cung ứng xanh,
những lợi ích khi thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng và bài học rút ra
từ một số DN trên thế giới.
1.3. Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động mua sắm
xanh của doanh nghiệp
Năm 1997, Min và Galle đã chỉ ra rằng các DN chủ yếu thực
hiện chiến lược MSX để đảm bảo thực hiện trách nhiệm pháp lý và
tránh vi phạm các quy định môi trường. Kết quả nghiên cứu của Carter
và Carter (1998) cho thấy tác động từ phía khách hàng là động lực
chính để các DN thực hiện MSX. Tại châu Á, Tarig Khidir ElTayeb
và cộng sự (2009) đã nghiên cứu và kết luận có ba nhân tố tác động
thuận chiều đến hoạt động MSX của các DN tại Malaysia là các quy
định bảo vệ môi trường, sức ép từ phía khách hàng và lợi ích kinh tế
kỳ vọng. Yu-Xiang Yen và Shang – Yung Yen (2011) cũng nhận
định sự hợp tác về môi trường với các NCC, sự cam kết của nhà quản
trị cấp cao và áp lực từ phía khách hàng có ảnh hưởng tích cực và
mạnh mẽ tới hoạt động MSX của các DN. Liyin Shen và cộng sự
(2016) cũng cho rằng áp lực chính sách, lợi ích về kinh tế, lợi ích
trong marketing, áp lực từ thị trường và áp lực đến từ nội bộ DN là
những yếu tố điển hình thúc đẩy DN thực hiện MSX.
1.4. Khoảng trống nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng
nghiên cứu về hoạt động MSX của các DN và các nhân tố ảnh hưởng
8
đến hoạt động MSX không phải là điều mới. Tuy nhiên, tổng quan
các công trình nghiên cứu tại Việt Nam thì chưa có tác giả nào
nghiên cứu về vấn đề này. Do đó, luận án là công trình nghiên cứu
khoa học đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này, phân tích thực trạng và
tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào
của DN Việt Nam, so sánh sự khác nhau trong việc thực hiện hoạt
động MSX giữa các loại hình DN, đồng thời đưa ra các giải pháp và
khuyến nghị có giá trị nhằm thúc đẩy hoạt động MSX của các DN
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, định hướng phát triển bền
vững như hiện nay.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA
SẮM XANH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Lý luận chung về hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
2.1.1. Khái niệm về các yếu tố đầu vào của DN
Luận án sử dụng định nghĩa về các yếu tố đầu vào theo Điều 25
của Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày 22
tháng 12 năm 2014:
- Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật
liệu khi tham gia vào quá trình sản xuất thì cấu thành thực thể vật chất,
thực thể chính của sản phẩm.
- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá trình
sản xuất, không cấu thành thực thể chính của sản phẩm nhưng có thể
kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bề
ngoài, tăng thêm chất lượng của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá
trình chế tạo sản phẩm được thực hiện bình thường, hoặc phục vụ cho
nhu cầu công nghệ, kỹ thuật, bảo quản đóng gói; phục vụ cho quá trình
lao động.
2.1.2. Khái niệm về mua sắm và MSX trong DN
2.1.2.1. Khái niệm mua sắm
Trong nhiều tài liệu, thuật ngữ purchasing và procurement đôi
9
khi được hoán đổi cho nhau, và đều mang ý nghĩa là mua sắm hoặc
thu mua. Tuy nhiên, purchasing đơn giản là hoạt động thuần tuý mua
một loại hàng hoá và dịch vụ nào đó, nhận hàng và thanh toán. Còn
hoạt động mua sắm (procurement) trong các DN được sử dụng với
tầng nghĩa rộng hơn, bao gồm các hoạt động lập kế hoạch, thực hiện,
đánh giá và kiểm soát các quyết định mua (Szwejczewski và cộng sự,
2005; Paulraj và Chen, 2007); đồng thời, cũng bao gồm việc quản lý
các nguồn lực và NCC (Ellram và Carr, 1994; Lindgreen, 2013).
Luận án lựa chọn định nghĩa về hoạt động mua sắm theo nghiên
cứu của Trường Hậu cần và Hàng hải Việt Nam (2017) cho rằng
“mua sắm là quá trình mua các vật liệu hoặc dịch vụ cần cho quá
trình sản xuất thành phẩm, hoặc trang thiết bị phục vụ cho quá trình
sản xuất, hoặc là những hàng hoá, dịch vụ cần thiết để duy trì hoạt
động của công ty. Quá trình mua sắm (procurement) này bao gồm
các hoạt động: lập kế hoạch mua hàng, tìm kiếm nguồn hàng, lựa
chọn NCC, đàm phán về giá và các điều khoản, ký kết hợp đồng và
chuyển giao, đo lường hiệu quả của NCC và duy trì tính ổn định của
việc cung ứng”.
2.1.2.2. Khái niệm mua sắm xanh
Mua sắm xanh là một trong những hoạt động giúp DN thực hiện
quản lý chuỗi cung ứng xanh thông qua việc phân tích vòng đời sản
phẩm, thiết kế sản phẩm thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử
dụng tài nguyên và ưu tiên sử dụng những yếu tố đầu vào dễ dàng tái
chế, tái sử dụng (Min và Galle, 1997; Carter và Carter, 1998).
Tổng hợp từ các nghiên cứu trên thế giới, khái niệm mua sắm
xanh trong luận án được hiểu là: “quá trình lựa chọn các sản phẩm
và dịch vụ của DN mà không gây hại hoặc ít gây hại tới môi trường
và sức khỏe của con người khi so sánh với các sản phẩm và dịch vụ
cạnh tranh, thể hiện được trách nhiệm xã hội của DN, đồng thời thúc
đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Hay nói cách khác,
10
MSX là việc DN cân nhắc các tiêu chí về môi trường, bên cạnh các
tiêu chí truyền thống như chi phí, chất lượng và thời gian giao hàng
trong quá trình mua sắm hàng hóa, dịch vụ”.
2.1.3. Vai trò của hoạt động mua sắm xanh đối với các doanh
nghiệp
Về vấn đề kinh tế: MSX giúp DN giảm thiểu chi phí quản lý
NVL nguy hiểm, giảm thiểu năng lượng tiêu thụ, tiết kiệm chi phí xử
lý rác thải và chi phí nộp phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan
tới môi trường.
Về vấn đề xã hội: MSX thúc đẩy tiến bộ xã hội nhờ nâng cao
chất lượng, môi trường sống của người dân và cộng đồng; kích thích
hình thành thị trường mới với vật liệu tái chế và gia tăng việc làm;
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.
Về vấn đề môi trường: MSX giúp cải thiện chất lượng môi
trường nhờ quản lý môi trường tốt hơn và sử dụng tài nguyên hiệu
quả hơn.
2.2. Lý thuyết nền tảng giải thích hoạt động MSX của DN
2.2.1. Lý thuyết thể chế (Institutional theory)
Lý thuyết thể chế xem xét các áp lực bên ngoài ảnh hưởng đến
công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và vận hành
DN (Hirsch, 1975; Lai và cộng sự, 2009). Jenning và Zandbergen
(1995) cũng đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu cách thức một
DN giải quyết các vấn đề xanh do áp lực từ bên ngoài, đó là: áp lực
từ phía chính phủ, các yêu cầu từ phía khách hàng và áp lực từ phía
đối thủ cạnh tranh. Các động cơ và rào cản đối với các hoạt động liên
quan đến môi trường của DN cũng được nghiên cứu và giải thích bởi
lý thuyết thể chế (Lounsbury, 1997). Tuy nhiên, các yếu tố nội tại của
DN (nguồn lực, nhà lãnh đạo) cũng góp phần thúc đẩy DN hành
động vì môi trường nhưng chưa được lý thuyết này đề cập tới
(Clemens và Douglas, 2006).
11
2.2.2. Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực (Resource based view)
Lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực giải thích cho quá trình đạt
được kết quả kinh doanh vượt trội và bền vững của các DN. Thay vì
tập trung vào các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, lý thuyết này
đưa ra các tiêu chuẩn cho các yếu tố thuộc môi trường bên trong DN.
Các tiêu chuẩn này gọi tắt là các tiêu chuẩn VRIN, bao gồm: giá trị
(Valuable), hiếm (Rare), không thể bắt chước (Inimitable) và không
thể thay thế (Non-substituable). Tuy nhiên, lý thuyết quản trị dựa trên
nguồn nhân lực có phần hạn chế là chỉ xây dựng với đơn vị phân tích
là một DN mà chưa phân tích mối quan hệ giữa DN với các đối tác
khác (khách hàng và NCC).
2.2.3. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Theo Freeman (1984), các bên liên quan là nhóm người hay cá
nhân có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được mục tiêu
của tổ chức. Lý thuyết các bên liên quan cho rằng, ngoài các cổ đông
còn có các đối tượng khác có liên quan đến quá trình hoạt động của
DN bao gồm: cơ quan chính phủ, các nhóm chính trị, các hiệp hội
thương mại, công đoàn, cộng đồng, các công ty liên quan, khách
hàng tiềm năng và công chúng.
Các lý thuyết kinh tế kể trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với sự
phát triển hoạt động MSX trong DN. Vì thế, không nên coi các lý
thuyết trên là biệt lập, mà đó là những khía cạnh của cùng một vấn đề
được thiết lập trong khung lý thuyết kinh tế chính trị, để làm rõ các
yếu tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến sự
phát triển và thực hành hoạt động MSX tại các DN.
2.3. Nội dung hoạt động mua sắm xanh
2.3.1. Các nguyên tắc để thực hiện hoạt động mua sắm xanh
Theo tổ chức mạng lưới MSX quốc tế (IGPN), có bốn nguyên
tắc để thực hiện hoạt động MSX, đó là:
12
(1) Xem xét liệu sản phẩm hoặc dịch vụ cần mua có thực sự cần
thiết hay không?
(2) Xem xét những tác động tới môi trường của sản phẩm, dịch
vụ đó trong suốt vòng đời của chúng
(3) Lựa chọn những NCC có ý thức nỗ lực bảo vệ môi trường.
(4) Thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề môi trường
của sản phẩm và của những NCC.
2.3.2. Các hoạt động mua sắm xanh cơ bản
Hamner (2006) đã tóm tắt bảy hoạt động MSX cơ bản, bao gồm:
(1) Yêu cầu về nội dung sản phẩm
(2) Giới hạn về nội dung sản phẩm
(3) Dán nhãn hoặc thông báo về nội dung sản phẩm
(4) Sử dụng bảng hỏi
(5) Nhà cung cấp có EMS (Hệ thống quản lý môi trường)
(6) Chứng nhận
(7) Kiểm tra sự tuân thủ của NCC
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng phương pháp phỏng
vấn sâu 9 DN sản xuất Việt Nam để điều chỉnh lại mô hình, thang đo
và điều chỉnh lại các câu hỏi trong bảng hỏi trước khi triển khai nghiên
cứu định lượng và kiểm định chính thức mô hình. Nghiên cứu định
lượng sơ bộ được thực hiện với 223 DN sản xuất Việt Nam thông qua
phương pháp khảo sát. Các dữ liệu thu thập được được sử dụng để
đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính
thức trên diện rộng. Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện
với 427 DN sản xuất thông qua phương pháp khảo sát. Dữ liệu thu
thập được dùng để đánh giá lại thang đo, phân tích nhân tố, phân tích
tương quan và kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng
13
mô hình cấu trúc tuyến tính với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS và
AMOS phiên bản 22.0.
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Căn cứ vào mối quan hệ của các lý thuyết và kết quả tổng quan
nghiên cứu đã phân tích, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân
tố ảnh hưởng đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN sản xuất
Việt Nam như Hình 3.1.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua nghiên cứu tài
liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu và thiết kế bảng hỏi điều tra sơ bộ.
Cụ thể, nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là
kỹ thuật phỏng vấn sâu 9 nhà quản lý của 9 DN sản xuất Việt Nam để
tìm hiểu các khái niệm và các đặc điểm hoạt động MSX của các DN
và xây dựng thang đo lần 1. Thang đo được tác giả đưa ra trong
nghiên cứu là những thang đo đã được kiểm định và sử dụng trong các
14
nghiên cứu trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam, những
thang đo này được xem xét để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ bao gồm điều tra sơ
bộ, đánh giá sơ bộ độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám
phá và sau đó thiết lập bảng câu hỏi chính thức. Theo Nguyễn Đình
Thọ (2011), mục đích của nghiên cứu định lượng sơ bộ là nhằm đánh
giá độ tin cậy và giá trị của thang đo trước khi kiểm định giả thuyết
nghiên cứu và mô hình nghiên cứu.
3.3.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
Mục tiêu nghiên cứu định lượng chính thức nhằm kiểm định giá
trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, đánh giá
độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân
tích nhân tố khẳng định CFA. Khi phân tích CFA đạt kết quả tốt,
bước tiếp theo là kiểm định những giả thuyết được đề nghị trong mô
hình lý thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm kiểm
định độ phù hợp mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
3.4. Thiết kế bảng hỏi
Sau khi đã xây dựng được thang đo và các biến quan sát thành
phần dựa vào ý kiến chuyên gia, tác giả xây dựng bảng hỏi. Nội dung
bảng hỏi chia làm 3 phần. Phần 1 bao gồm các câu hỏi cho thang đo
hoạt động MSX và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động MSX các
yếu tố đầu vào của DN; thước đo Likert với 5 mức độ (mức 1: hoàn
toàn không đồng ý, mức 5: hoàn toàn đồng ý). Phần 2 bao gồm các
thông tin của DN. Phần 3 là thông tin cá nhân của người trả lời.
3.5. Chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu
3.5.1. Chọn điểm nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả
năng và nguồn lực có hạn, tác giả thực hiện khảo sát với các DN sản
xuất tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh lân cận.
15
3.5.2. Chọn mẫu nghiên cứu
(1) Xác định đám đông nghiên cứu: Đối tượng chọn mẫu trong
nghiên cứu là các nhà quản lý DN, có chức danh như: Giám đốc/ Phó
giám đốc DN, Giám đốc/ phó giám đốc điều hành, Trưởng/ Phó
phòng mua hàng hoặc Trưởng/ Phó phòng cung ứng vật tư.
(2) Xác định khung mẫu: Khung mẫu là toàn bộ các DN sản xuất
Việt Nam, bao gồm các DN nhà nước, DN tư nhân và DN FDI.
(3) Xác định kích thước mẫu: Hair và cộng sự (1998) cho rằng,
kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ số quan sát/
biến đo lường là 5/1, nghĩa là cứ mỗi biến đo lường cần tối thiểu là 5
quan sát.
(4) Chọn phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn theo nhóm
kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
3.6. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chính thức
3.6.1. Mô hình nghiên cứu chính thức
Sau khi tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ, kiểm tra độ tin
cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA, mô hình nghiên cứu chính
thức của luận án như sau (Hình 3.2).
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
16
3.6.2. Giả thuyết nghiên cứu chính thức
3.6.2.1. Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia
vào hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H1a: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều
đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H2a: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều
đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H3a: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H4: Rào cản từ phía nhà cung cấp ảnh hưởng ngược
chiều đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H5: Trách nhiệm xã hội của DN ảnh hưởng thuận chiều
đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H6a: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều
đến hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H7: Lợi ích kỳ vọng ảnh hưởng thuận chiều đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H8: Rào cản về chi phí ảnh hưởng ngược chiều đến hoạt
động MSX các yếu tố đầu vào của DN
- Giả thuyết H9: Rào cản về nhân lực ảnh hưởng ngược chiều đến
hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN
3.6.2.2. Nhóm giả thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực
hiện trách nhiệm xã hội của DN
- Giả thuyết H1b: Các quy định môi trường ảnh hưởng thuận chiều
đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN
- Giả thuyết H2b: Áp lực từ phía khách hàng ảnh hưởng thuận chiều
đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN
- Giả thuyết H3b: Áp lực cạnh tranh ảnh hưởng thuận chiều đến việc
thực hiện trách nhiệm xã hội của DN
17
- Giả thuyết H6b: Cam kết của ban lãnh đạo ảnh hưởng thuận chiều
đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của DN
3.6.3.3. Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong hoạt động MSX theo đặc
điểm DN
- Giả thuyết H10: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo quy mô DN
- Giả thuyết H11: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo loại hình DN
- Giả thuyết H12: Có sự khác biệt về hoạt động MSX theo thị trường của
DN
3.7. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong điều kiện khả
năng và nguồn lực có hạn, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu
theo nhóm kết hợp với phương pháp chọn mẫu thuận tiện và sổ mẫu
thu về là n = 427. Mô hình nghiên cứu có 54 biến quan sát vì vậy
kích thước mẫu tối thiểu là 54 x 5 = 270 (theo Hair và cộng sự,
1998); do vậy n = 427 > 270 là phù hợp.
3.8. Phƣơng pháp khảo sát và thu thập số liệu
Tác giả tiến hành khảo sát từ tháng 12/2018 đến tháng 6/2019.
Khảo sát trực tiếp: Tác giả tiến hành khảo sát trực tiếp với các
DN sản xuất nằm trong KCN Phố Nối A, KCN Thăng Long II, KCN
Bắc Thăng Long, KCN Hiệp Phước, KCN Tân Bình, KCN Bình
Dương tại Hà Nội, TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận: Hưng
Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Nam Định.
Khảo sát gián tiếp: Tác giả tiến hành khảo sát gián tiếp bằng
phương pháp khảo sát trực tuyến qua ứng dụng Google Forms.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu
Điều tra nghiên cứu chính thức được thực hiện trong 06 tháng,
(tháng 12/2018 đến tháng 6/2019). Tổng số phiếu điều tra phát ra
bằng phương pháp khảo sát trực tiếp và gián tiếp là 650 phiếu, số
phiếu thu về là 439 phiếu (67,5%). Trong đó, có 12 phiếu bị loại do
18
đối tượng khảo sát không trả lời hết thông tin trong bảng câu hỏi. Kết
quả có 427 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích.
- Về loại hình DN: DN nhà nước chiếm tỷ lệ 16,4%; DN tư nhân chiếm
tỷ lệ 54,8 %; DN FDI chiếm tỷ lệ 28,8%.
- Về quy mô DN: Các DN quy mô lao động dưới 100 nhân viên chiếm
tỷ lệ 20,4%; Các DN có quy mô từ 100 đến 300 lao động chiếm 55%;
Các DN có quy mô lao động từ 301 đến 500 người chiếm 21,8%; Các
DN có quy mô từ 501 đến 700 lao động chiếm 5,9% ; Các DN có quy
mô từ 701 đến 100 lao động chiềm 4,2% và DN có trên 1001 lao động
chiếm 2,8%.
- Về thị trường của DN: Các DN có thị trường trong nước chiếm
30,9%; Các DN có thị trường nước ngoài chiếm 48% và các DN có cả
2 loại thị trường chiếm 21,1%.
- Về số năm thành lập của các DN: Các DN thành lập dưới 3 năm
chiếm 3,3%; các DN thành lập từ 3 đến 5 năm chiếm 41,7%; các DN
thành lập từ 5 đến 10 năm chiếm 49,9% và các DN thành lập trên 10
năm chiếm 5,2%. Điều này cho thấy, các DN khảo sát chủ yếu là các
DN thành lập từ 3 đến 10 năm.
- Về doanh thu trong 3 năm gần đây của DN: Các DN có doanh thu
bình quân dưới 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 9,8%; Các DN có doanh thu từ
11 tỷ đến 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 24,4%; Các DN có doanh thu từ 101
tỷ đến 300 tỷ chiếm tỷ lệ 53,2% và các DN có doanh thu bình quân từ
300 tỷ đồng trở lên chiếm 12,6%. Số liệu thống kê cho thấy, các DN
tham gia khảo sát chủ yếu là các DN vừa và nhỏ với doanh thu từ 11 tỷ
đến 300 tỷ.
4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Kết quả chạy phân tích độ tin cậy của thang đo hoạt động MSX
(MX) và 9 nhân tố: quy định môi trường (QD), áp lực khách hàng
(KH), áp lực cạnh tranh (CT), trách nhiệm xã hội (TN), cam kết của
lãnh đạo (CK), lợi ích kỳ vọng (KV), rào cản từ phía NCC (RCC),
19
rào cản về chi phí (RCP) và rào cản về nhân lực (RNL) đều > 0,6 tức
là đã đạt yêu cầu.
4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích EFA lần 1 với trị số của KMO đạt 0,888 >
0,5 và Sig của Bartlett”s Test là 0,000 < 0,05 cho thấy 54 quan sát
này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích
nhân tố. Kết quả của phương pháp xoay nhân tố cho thấy từ 54 quan
sát, rút trích được 10 nhân tố, tuy nhiên biến quan sát QD4, KH9 có
hệ số tải nhỏ hơn 0,5, nên ta loại bỏ biến này và chạy phân tích nhân
tố EFA lần 2 cho các biến còn lại.
Kết quả phân tích EFA lần 2 cho ra trị số của KMO đạt 0,886 >
0,5 và Sig của Bartlett”s Test là 0,000 < 0,05 cho thấy 52 quan sát này
có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với phân tích nhân tố.
Kết quả ma trận xoay nhân tố rút trích được 10 nhân tố và không có
biến quan sát nào có hệ số tải nhỏ hơn 0,5.
4.4. Phân tích nhân tố khẳng định CFA
Kết quả phân tích nhân tố khắng định CFA cho thấy: chỉ số
CMIN/DF=1,268 (<2), TLI và CFI lớn hơn 0,9; GFI gần bằng 0,9;
RMSEA= 0,025 (< 0,08) đều phù hợp. Do vậy, mô hình phù hợp hay
tương thích với dữ liệu nghiên cứu (Bảng 4.1)
Bảng 4.1: Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mô hình với dữ
liệu nghiên cứu
Các chỉ số đánh giá Giá trị
CMIN/DF 1,268
GFI 0,880
TLI 0,962
CFI 0,964
RMSEA 0,025
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra của tác giả (2020)
4.5. Kiểm định độ phù hợp của mô hình lý thuyết và giả thuyết
nghiên cứu
20
Sau khi phân tích CFA, tác giả sử dụng mô hình cấu trúc SEM
nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố tới hoạt động MSX các yếu tố đầu vào của DN. Kết quả SEM
lần 1 cho thấy giá trị Chi square/df= 1,268 (0,9; GFI
≈ 0,9; RMSEA= 0,025(<0,08). Tuy nhiên, hai nhân tố CT và RNL
chưa có tác động rõ ràng đến nhân tố MX (p = 0,259 và p = 0,221).
Do đó, tác giả loại bỏ 2 mối liên hệ này ra khỏi mô hình và chạy
SEM lần 2. Kết quả SEM lần 2 thể hiện ở Hình 4.1, mô hình phù hợp
với dữ liệu nghiên cứu vì Chi square/df= 1,282 (0,9;
GFI ≈ 0,9; RMSEA= 0,026 (<0,08).
Hình 4.1: Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM lần 2
Nguồn: Kết quả xử lý số l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_hoat_dong_mua_sam_xanh_cac_yeu_to_dau_vao_cu.pdf