Tóm tắt Luận án Kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các tổng công ty Xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải

Thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đƣờng tại

các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông15

2.2.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí xây lắp cầu,

đƣờng tại các TCT XDCTGT

Kết quả khảo sát cho thấy 100% các TCT XDCTGT đều nhận

diện và phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, theo nội dung

kinh tế và theo khả năng quy nạp chi phí.

2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống định mức chi phí và lập dự

toán chi phí xây lắp tại các TCTXDCTGT

Khảo sát cơ sở để giao khoán và kiểm soát CPXL của các

CT/HMCT tại các TCTXDCT cho thấy: 60% công ty thuộc các TCT

khảo sát thực hiện giao khoán cho các các đội, xí nghiệp thi công

theo tỷ lệ % thỏa thuận giữa công ty và đội, xí nghiệp xây dựng. 40%

công ty thuộc các TCT khảo sát đã xây dựng định mức chi phí nội bộ

để giao khoán và kiểm soát CPXL của các CT/HMCT. Khảo sát về

hệ thống các loại định mức chi phí xây lắp lập tại các công ty này

như sau: Định mức chi phí nguyên vật liệu; Định mức chi phí nhân

công; Định mức chi phí máy thi công. Căn cứ vào hệ thống định mức

chi phí nội bộ để lập dự toán CPXL theo từng CT/HMCT.

2.2.3. Thực trạng thu thập thông tin thực hiện về chi phí xây lắp

phục vụ yêu cầu quản trị

Theo kết quả khảo sát cho thấy, CPXL đều được tính và tập

hợp theo phương pháp chi phí thực tế, đối tượng chịu chi phí là các

CT/HMCT. Để thu thập thông tin thực hiện về chi phí xây lắp phục

vụ yêu cầu quản trị, các TCT XDCTGT dựa vào: Hệ thống chứng từ

kế toán; Hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống sổ kế toán; Hệ thống

báo cáo kế toán quản trị chi phí xây lắp.

2.2.4. Thực trạng phân tích thông tin chi phí xây lắp phục vụ

quản trị chi phí xây lắp

Khi khảo sát về việc các TCT XDCTGT đã sử dụng những

phương pháp nào để phân tích chi phí xây lắp phục vụ quản trị chi

phí xây lắp, kết quả khảo sát như sau:

* Phân tích chênh lệch phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí:

Theo kết quả khảo sát 100% các TCT XDCTGT đã thực hiện so

sánh, phân tích chênh lệch phí thực tế với kỳ trước hoặc với dự toán

trên tổng số và theo từng khoản mục chi phí phát sinh.16

* Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh

doanh: Tại các TCTXDCTGT thường xuyên phải đứng trước các

quyết định kinh doanh như các quyết định về giá bỏ thầu hay giá giao

khoán; quyết định lựa chọn phương thức thi công; quyết định lựa

chọn biện pháp thi công; quyết định tiếp tục hay chấm dứt hoạt động

của một bộ phận; quyết định đầu tư,.

* Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm chi

phí: Qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% các TCT XDCTGT chưa

thực hiện phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm

phục vụ cho kiểm soát chi phí. Hệ thống kế toán trách nhiệm chưa

được áp dụng trong các TCT XDCTGT. Vì vậy, việc phân tích, đánh

giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí chưa được thực hiện.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các tổng công ty Xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắt. Nội dung KTQTCP tiếp tục được làm rõ hơn trong từng ngành đặc thù như ngành nhựa của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh (2014); ngành sản xuất thép của tác giả Đào Thúy Hà (2015); ngành sản xuất xi măng của tác giả Trần Thị Thu Hường (2014); ngành sản xuất mía đường của tác giả Lê Thị Minh Huệ (2016); ngành y tế của tác giả Vũ Thị Thanh Thủy (2017); ngành chế biến thức ăn chăn nuôi của tác giả Hoàng Khánh Vân (2018). Các nghiên cứu này đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, phân tích thực trạng KTQTCP tại các DN thuộc mọi lĩnh vực kinh doanh và đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQTCP cho các DN. Thứ ba, các nghiên cứu về KTQTCPXL trong các DNXL. Nghiên cứu về KTQTCPXL trong các DNXL những năm gần đây đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, cụ thể: Jouni Keisala (2009) nghiên cứu về “Cost accounting methods for construction projects in North- West Russia”[54], tác giả đã nghiên cứu tính ưu việt của phương pháp ABC. Tác giả cho rằng áp 7 dụng phương pháp ABC trong ngành xây dựng của Nga đạt hiệu quả cao hơn. Do phân bổ CP gián tiếp theo mức độ hoạt động đã giúp DN tính toán đúng đắn giá thành sản phẩm. Luận án tiến sĩ “A costing system for the construction industry in Southern Africa”, của tác giả Evans Mushonga, University of South Africa (2015) [47]. Luận án đã nghiên cứu phân tích những hạn chế của hệ thống phương pháp xác định CP truyền thống trong việc tính giá thành SPXL của ngành xây dựng ở Nam Phi, tác giả cho rằng việc sử dụng phương pháp ABC sẽ giúp cho DN xác định đúng các CP gián tiếp hình thành nên giá thành SPXL. Việc xác định CP theo phương pháp ABC sẽ giúp DN kiểm soát chi phí. Tác giả cũng đề xuất các DN nên sử dụng đồng thời xác định CP theo cả hai phương pháp truyền thống và ABC. - Nguyễn La Soa (2016) nghiên cứu về "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8"[36], tác giả đã làm sáng những vấn đề lý luận cơ bản về KTQTCP trong các DNXL. Luận án đã phân tích đặc điểm hoạt động SXKD ảnh hưởng đến KTQTCP tại các DNXL. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCP cho TCTXDCTGT 8 về các nội dung như: Nhận diện và phân loại chi phí; hệ thống định mức và DTCP; đề xuất áp dụng phương pháp xác định CP mục tiêu và Kazien; KSCP thông qua trung tâm trách nhiệm phục vụ chức năng kiểm soát, chức năng ra quyết định”. Lê Thị Hương (2017) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội”[17], đã hệ thống hóa đầy đủ cơ sở luận; phân tích làm rõ thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện KTQTCP như: Phân loại chi phí, xây dựng ĐMCP và lập dự toán; vận dụng phương pháp xác định CP mục tiêu cho các công ty xây lắp trên địa bàn Hà Nội. 2.2.Khoảng trống nghiên cứu Theo tác giả “khoảng trống” cần nghiên cứu về KTQT, KTQTCP và KTQTCPXL để đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị trong kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, như sau: Tác giả tiếp tục kế thừa các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước để nghiên cứu bổ sung làm rõ những vấn đề lý luận về KTQTCPXL trong các doanh nghiệp xây lắp; đồng thời nghiên cứu 8 làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp hoàn thiện KTQTCPXL cầu đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ nghiên cứu: + Hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí xây lắp trong các DNXL; + Nghiên cứu, phân tích những kinh nghiệm kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp của các nước phát triển từ đó rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng trong các doanh nghiệp xây lắp nói chung và các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT nói riêng; + Phân tích, đánh giá đúng thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT, từ đó rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế; + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQTCPXL cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT. 4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến các câu hỏi sau: - Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp là gì? - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong DNXL ảnh hưởng như thế nào đến kế toán QTCPXL? - Thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải hiện nay đã thực hiện như thế nào còn những bất cập gì cần phải giải quyết? - Cần có giải pháp và khuyến nghị gì để hoàn thiện kế toán QTCPXL cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao 9 thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải nhằm đảm bảo cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế? 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu KTQTCPXL cầu đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT trên góc độ các tổng công ty là nhà thầu thi công xây dựng các công trình cầu đường. Về không gian: Nghiên cứu các TCTXDCTGT (bao gồm Văn phòng TCT, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty con) thuộc 6 TCT XDCTGT thuộc Bộ GTVT. Về thời gian: Luận án khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ Giao thông Vận tải từ năm 2016 đến nay. Những kiến nghị đề xuất về kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT có thể áp dụng cho các năm tới. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 6.1. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tiếp cận Về phương pháp luận: Đề tài luận án được nghiên cứu và thực hiện dựa trên phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, xem xét nghiên cứu trong mối quan hệ biện chứng giữa các hoạt động của doanh nghiệp. 6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính với các phương pháp cụ thể như hệ thống, diễn giải, quy nạp, so sánh điều tra thực tế để phân tích, đánh giá rút ra kết luận hợp lý. 7. Những đóng góp của luận án Về mặt lý luận: Luận án đã phân tích đánh giá đặc điểm hoạt động SXKD của các DN xây lắp ảnh hưởng đến KTQTCPXL; làm rõ những vấn đề lý luận về KTQTCPXL trong DNXL. Về mặt thực tiễn: 10 + Nghiên cứu đặc điểm hoạt động SXKD của các TCTXDCTGT ảnh hưởng đến KTQTCPXL cầu, đường. + Luận án đã khảo sát và phân tích đánh giá thực trạng KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT. Sử dụng công cụ đo lường định tính để đánh giá và phản ánh thực trạng KTQTCPXL tại các tổng công ty, từ đó chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. + Dựa trên định hướng và chiến lược phát triển của ngành GTVT, các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT, luận án xác lập các yêu cầu mang tính nguyên tắc và đề xuất những giải pháp hoàn thiện KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT như: - Nhận diện và phân loại CPXL; - Xây dựng hệ thống định mức và dự toán CPXL cầu, đường; - Phương pháp xác định CPXL, thu thập thông tin thực hiện về CPXL phục vụ yêu cầu quản trị từ chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo KTQTCPXL; - Phân tích thông tin CPXL cầu, đường phục vụ cho việc quản trị DN. 8. Kết cấu của luận án Chương 1: Lý luận chung về kế toán quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đường tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp ảnh hƣởng đến kế toán quản trị chi phí xây lắp Hoạt động sản xuất kinh doanh của DNXL có những đặc điểm riêng ảnh hưởng đến kế toán QTCPXL như: Đặc điểm sản phẩm xây lắp; Phương thức hoạt động sản xuất xây lắp; Phương thức quản lý hoạt động sản xuất. 11 1.2. Chi phí xây lắp và yêu cầu quản lý chi phí xây lắp tại các doanh nghiệp xây lắp 1.2.1. Khái niệm, bản chất và ý nghĩa của chi phí xây lắp Luận án đã nghiên cứu nhiều khái niệm về chi phí nói chung và chi phí xây lắp nói riêng ở những phạm vi, góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dù quan niệm như thế nào thì chi phí phải mang ba đặc trưng bắt buộc là: (1) chi phí phải là sự hao phí về nguồn lực; (2) sự hao phí về nguồn lực phải gắn liền với kết quả hoạt động của doanh nghiệp; (3) các nguồn lực bị hao phí phải được đánh giá nghĩa là phải được đo lường bằng giá trị. 1.2.2. Yêu cầu quản lý chi phí xây lắp - Phải xây dựng được các định mức chi phí; các dự toán chi phí có cơ sở khoa học phù hợp với thực tế và quản lý theo định mức và dự toán. - Phải quản lý CPXL theo từng công trình, hạng mục công trình. - Phải tiến hành phân loại chi phí một cách khoa học, thống nhất theo những tiêu chuẩn nhất định. - Quản lý CPXL trong từng bộ phận để đánh giá trách nhiệm và hiệu quả của từng bộ phận. - Phải thường xuyên phân tích, đánh giá các khoản mục, các yếu tố chi phí để làm căn cứ để đề xuất giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành và cho việc ra quyết định kinh doanh. 1.3. Kế toán quản trị chi phí xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp 1.3.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp Qua phân tích các quan điểm trên tác giả cho rằng: “Kế toán quản trị chi phí xây lắp là một bộ phận của kế toán quản trị nhằm thu nhận, xử lý, cung cấp, phân tích các thông tin chi phí xây lắp về quá khứ, tương lai nhằm phục vụ nhà quản trị để xây dựng kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động và ra quyết định kinh doanh”. Vai trò của kế toán QTCPXL được thể hiện trong từng chức năng quản lý như sau: Lập kế hoạch là xác định mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước phải thực hiện để đạt những mục tiêu đó; Chức năng tổ chức thực hiện; Chức năng kiểm tra, đánh giá hoạt động; 12 Chức năng ra quyết định là sự kết hợp của các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá hoạt động, đánh giá thực hiện kế hoạch. 1.3.2. Nội dung của kế toán quản trị chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp Luận án trình bày các nội dung của KTQTCPXL gồm (1) Nhận diện và phân loại chi phí xây lắp; (2) Xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí xây lắp; (3) Thu thập thông tin thực hiện về chi phí xây lắp phục vụ yêu cầu kế toán quản trị chi phí; (4) Phân tích thông tin chi phí xây lắp phục vụ quản trị chi phí xây lắp 1.4. Kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp ở một số nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam Qua phân tích nội dung KTQTCP của Mỹ, Pháp, Nhật các bài học rút ra cho các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam trong việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp. Thứ nhất: Các DNXL cần nhận diện và hiểu cách ứng xử của từng loại CP. Từ đó, lựa chọn cách phân loại CPXL thích hợp để giúp KSCP hiệu quả đồng thời là cơ sở cho việc xây dựng ĐMCP và dự toán. Thứ hai: Xây dựng và hoàn thiện ĐMCP và dự toán CPXL để KSCP. Phân tích biến động của CPXL thực tế với dự toán. Thứ ba: Vận dụng các phương pháp xác định CP để đạt mục tiêu tiết kiệm CP. Với đặc điểm hoạt động SXKD của DNXL hiện nay, có thể vận dụng các phương pháp xác định CP hiện đại phù hợp nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản trị. Đối với những DNXL đã đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác thi công có thể nghiên cứu lựa chọn phương pháp xác định chi phí mục tiêu. Thứ tư: Các DNXL Việt Nam thường áp dụng cơ chế khoán. Do đó, có thể học tập kinh nghiệm của các DN Mỹ, Pháp để hình thành các trung tâm trách nhiệm đặc biệt là TTCP nhằm KSCP và đánh giá trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động SXKD tại các TTCP. Thứ năm: Nghiên cứu mô hình KTQTCP của các quốc gia, DNXL có thể vận dụng mô hình kết hợp KTQTCP và KTTC trong cùng một bộ máy kế toán như các DN Mỹ. 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, tác giả đã phân tích làm rõ những vấn đề chung về kế toán QTCPXL trong DNXL trên các vấn đề sau: Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNXL ảnh hưởng đến kế toán QTCPXL. Hệ thống hóa các nội dung của kế toán QTCPXL trong DNXL: Nhận diện và phân loại chi phí xây lắp; Xây dựng hệ thống định mức chi phí và dự toán chi phí xây lắp; Các phương pháp xác định chi phí xây lắp; Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thực hiện về chi phí xây lắp phục vụ yêu cầu quản trị; Phân tích thông tin chi phí xây lắp phục vụ yêu cầu ra quyết định. Đồng thời, trong chương 1 tác giả cũng đã nghiên cứu kinh nghiệm vận dụng kế toán QTCPXL trong các doanh nghiệp ở các nước phát triển trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng kế toán QTCPXL cho các DNXL Việt Nam hiện nay. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP CẦU ĐƢỜNG TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 2.1. Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông Các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT đều hình thành phát triển trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Các TCTXDCTGT là những nhà thầu uy tín trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành GTVT. Sau khi chuyển đổi thành công ty cổ phần các TCTXDCTGT đã bước đầu có sự thay đổi, các TCTXDCTGT đã khẳng định được uy tín trong lĩnh vực xây dựng các công trình CSHT-GT và được các tổ chức trong nước và quốc tế uy tín ghi nhận về thành tích và chất lượng sản phẩm các công trình CSHT-GT. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại các tổng công ty xây dựng công trình giao thông ảnh hƣởng đến kế toán quản trị chi phí xây lắp 14 2.1.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổng công ty xây dựng công trình giao thông a. Lĩnh vực kinh doanh của các TCT XDCTGT Xây dựng các công trình giao thông; Xây dựng công nghiệp, dân dụng; Tư vấn đầu tư xây dựng; Khảo sát thiết kế; Giám sát thí nghiệm các công trình giao thông; Sản xuất vật liệu xây dựng b. Đặc điểm sản phẩm và quy trình tổ chức thi công Sản phẩm xây dựng giao thông thường được sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm. Khả năng trùng lặp về mọi phương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí, môi trường, c. Đặc điểm cơ chế giao khoán Kết quả khảo sát cho thấy các phương thức khoán đang được các TCT áp dụng như sau: 51,11% đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế khoán khoản mục chi phí; 26,67% đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh theo cơ chế khoán gọn CT/HMCT và 22,22% đơn vị áp dụng khoán theo cả hai phương thức là khoán gọn và khoán theo khoản mục chi phí. dụng phương thức khoán theo khoản mục chi phí. 2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ chế quản lý tài chính tại các Tổng công ty XDCTGT Kết quả khảo sát tại các TCT: 100% các TCT XDCTGT tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Các TCT XDCTGT đều hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. 2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại các Tổng công ty XDCTGT Theo kết quả khảo sát tổ chức bộ máy kế toán tại 45 công ty của 6 TCTXDCTGT: 12 công ty chiếm 29% công ty được khảo sát tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung và 33 công ty chiếm 71% tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán. 2.2. Thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đƣờng tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 15 2.2.1. Thực trạng nhận diện và phân loại chi phí xây lắp cầu, đƣờng tại các TCT XDCTGT Kết quả khảo sát cho thấy 100% các TCT XDCTGT đều nhận diện và phân loại chi phí theo chức năng hoạt động, theo nội dung kinh tế và theo khả năng quy nạp chi phí. 2.2.2. Thực trạng xây dựng hệ thống định mức chi phí và lập dự toán chi phí xây lắp tại các TCTXDCTGT Khảo sát cơ sở để giao khoán và kiểm soát CPXL của các CT/HMCT tại các TCTXDCT cho thấy: 60% công ty thuộc các TCT khảo sát thực hiện giao khoán cho các các đội, xí nghiệp thi công theo tỷ lệ % thỏa thuận giữa công ty và đội, xí nghiệp xây dựng. 40% công ty thuộc các TCT khảo sát đã xây dựng định mức chi phí nội bộ để giao khoán và kiểm soát CPXL của các CT/HMCT. Khảo sát về hệ thống các loại định mức chi phí xây lắp lập tại các công ty này như sau: Định mức chi phí nguyên vật liệu; Định mức chi phí nhân công; Định mức chi phí máy thi công. Căn cứ vào hệ thống định mức chi phí nội bộ để lập dự toán CPXL theo từng CT/HMCT. 2.2.3. Thực trạng thu thập thông tin thực hiện về chi phí xây lắp phục vụ yêu cầu quản trị Theo kết quả khảo sát cho thấy, CPXL đều được tính và tập hợp theo phương pháp chi phí thực tế, đối tượng chịu chi phí là các CT/HMCT. Để thu thập thông tin thực hiện về chi phí xây lắp phục vụ yêu cầu quản trị, các TCT XDCTGT dựa vào: Hệ thống chứng từ kế toán; Hệ thống tài khoản kế toán Hệ thống sổ kế toán; Hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí xây lắp. 2.2.4. Thực trạng phân tích thông tin chi phí xây lắp phục vụ quản trị chi phí xây lắp Khi khảo sát về việc các TCT XDCTGT đã sử dụng những phương pháp nào để phân tích chi phí xây lắp phục vụ quản trị chi phí xây lắp, kết quả khảo sát như sau: * Phân tích chênh lệch phí phục vụ cho việc kiểm soát chi phí: Theo kết quả khảo sát 100% các TCT XDCTGT đã thực hiện so sánh, phân tích chênh lệch phí thực tế với kỳ trước hoặc với dự toán trên tổng số và theo từng khoản mục chi phí phát sinh. 16 * Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định kinh doanh: Tại các TCTXDCTGT thường xuyên phải đứng trước các quyết định kinh doanh như các quyết định về giá bỏ thầu hay giá giao khoán; quyết định lựa chọn phương thức thi công; quyết định lựa chọn biện pháp thi công; quyết định tiếp tục hay chấm dứt hoạt động của một bộ phận; quyết định đầu tư,... * Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của các trung tâm chi phí: Qua kết quả khảo sát cho thấy, 100% các TCT XDCTGT chưa thực hiện phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm phục vụ cho kiểm soát chi phí. Hệ thống kế toán trách nhiệm chưa được áp dụng trong các TCT XDCTGT. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí chưa được thực hiện. 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu đƣờng tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, KTQTCPXL tại các TCTXDCTGT còn tồn tại một số hạn chế sau: * Với cách nhận diện và phân loại chi phí hiện tại chưa giúp cho kế toán quản trị chi phí xây lắp cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quản trị việc ra quyết định. * Về hệ thống định mức chi phí và dự toán chi phí xây lắp: Các TCTXDCTGT đã xây dựng định mức chi phí NVL, nhân công, MTC. Còn khoản mục chi phí chung thì chưa xây dựng định mức chi phí. Các TCT vẫn dựa vào định mức nhà nước quy định để xây dựng để xây dựng định mức chi phí nội bộ. Thực tế chưa có doanh nghiệp nào xây dựng hệ thống dự toán chi phí hoàn chỉnh như nội dung Chương 1 đã đề cập. * Về phương pháp xác định chi phí: Để ghi nhận chi phí các TCT XDCTGT áp dụng phương pháp xác định CPXL theo công việc và phương pháp tập hợp, phân bổ theo chi phí thực tế. Phương pháp này đơn giản trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất nhưng chỉ cung cấp thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cho nhà quản trị vào thời điểm cuối kỳ kế toán. Các thông tin về chi phí xây lắp thu nhận được sau khi kết thúc quá trình sản xuất thi công do đó rất khó để thực hiện cắt giảm chi phí hạ giá thành các CT/HMCT cầu đường. 17 *Về phương pháp thu thập thông tin kế toán chi phí xây lắp cầu đường tại các TCT XDCTGT: Về hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán chưa đầy đủ để thu thập thông tin sử dụng cho kế toán quản trị.Hệ thống sổ kế toán chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin cho kế toán QTCPXL trong việc lập dự toán chi phí, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí. * Về báo cáo kế toán quản trị chi phí: Chưa được thiết lập một cách đầy đủ để cung cấp thông tin về CPXL cho nhà quản trị ra quyết định. Báo cáo KTQTCPXL nếu được lập thì vẫn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ. * Về phân tích chi phí xây lắp phục vụ cho việc ra quyết định: Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các TCTXDCTGT đều chưa phân tích sự biến động về chi phí để giúp cho nhà quản trị kiểm soát chi phí. Chưa hình thành các trung tâm chi phí nên việc phân tích chi phí để thấy rõ sự biến động chi phí gắn liền với nguyên nhân ảnh hưởng chưa được thực hiện. Doanh nghiệp chưa gắn trách nhiệm của các cấp quản lý đến từng biến động chi phí tại các bộ phận có liên quan đến các chi phí sản xuất KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Trong chương này, tác giả đã phân tích thực trạng KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT theo các nội dung: Đặc điểm hoạt động SXKD, tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán ảnh hưởng đến KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng KTQTCPXL cầu, đường tại các TCTXDCTGT theo các nội dung: Nhận diện và phân loại CPXL; Xây dựng hệ thống ĐMCP nội bộ và lập DTCP xây lắp; Phương pháp xác định CPXL; Hệ thống báo cáo KTQTCPXL và phân tích thông tin CPXL phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị. Tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của hạn chế. Kết quả nghiên cứu của chương 2 là cơ sở quan trọng để tác giả đưa ra các đề xuất hoàn thiện KTQTCPXLtại các TCTXDCTGT thuộc Bộ GTVT trong chương 3. 18 Chƣơng 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ XÂY LẮP CẦU, ĐƢỜNG TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THUỘC BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI 3.1. Định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ GTVT Trong những năm tới định hướng và chiến lược phát triển của các TCT XDCTGT có thể khái quát như sau: Định hướng chung; Định hướng liên kết cổ đông chiến lược, đối tác chiến lược; Định hướng ngành nghề và sản phẩm; Về kỹ thuật, công nghệ; Đổi mới sâu sắc quản trị doanh nghiệp. 3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đƣờng tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Phải hướng đến các mục tiêu cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu quản trị trong bối cảnh hội nhập quốc tế. - Phải phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lí của doanh nghiệp. - Đáp ứng mục tiêu kiểm soát chi phí của các TCT XDCTGT -Phải đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả 3.3. Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí xây lắp cầu, đƣờng tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông. 3.3.1. Hoàn thiện việc nhận diện và phân loại chi phí xây lắp + Phân loại chi phí xây lắp cầu đường theo mối quan hệ với mức độ hoạt động CPXL cầu, đường được phân thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. + Phân loại chi phí xây lắp cầu đường theo phạm vi kiểm soát chi phí. Theo cách phân loại này thì các chi phí phát sinh tại các đội, xí nghiệp, các phòng ban được chia thành chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được với mục đích gắn trách nhiệm kiểm soát chi phí cho từng trung tâm chi phí. 3.3.2. Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức và dự toán chi phí xây lắp cầu, đƣờng. 19 3.3.2.1. Hoàn thiện việc xây dựng hệ thống định mức chi phí xây lắp cầu, đường Theo tác giả, để xác định chính xác định mức chi phí xây lắp cầu đường, các TCTXDCTGT nên sử dụng kết hợp phương pháp phân tích - nghiên cứu, phương pháp thống kê kinh nghiệm (tham khảo định mức chi phí bình quân ngành) với phân tích kinh tế kỹ thuật để xây dựng các định mức chi phí cho từng loại chi phí. + Hoàn thiện xây dựng định mức về lượng + Hoàn thiện hệ thống định mức giá Hệ thống định mức giá bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phi máy thi công tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp. Hệ thống định mức chi phí cho từng công việc xây lắp được xây dựng dựa trên hệ thống định mức kinh tế kinh tế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_ke_toan_quan_tri_chi_phi_xay_lap_cau_duong_t.pdf
Tài liệu liên quan