Chương 2
KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ THÀNH LẬP,
LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968
2.1. THÀNH LẬP VÀ KIỆN TOÀN TỔ CHỨC KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ
2.1.1. Đặc điểm chiến trường Trị - Thiên - Huế và yêu cầu thành
lập Khu ủy Trị - Thiên - Huế
2.1.1.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và
truyền thống cách mạng ở Trị - Thiên - Huế
Trị - Thiên - Huế trong cuộc KCCMCN gồm hai tỉnh Quảng Trị,
Thừa Thiên và thành phố Huế có diện tích khoảng 10.300 km2. Địa bàn Trị
- Thiên - Huế trải dài từ phía Nam sông Bến Hải (Vĩ tuyến 17) đến phía
Bắc đèo Hải Vân; phía Bắc giáp Vĩnh Linh; phía Nam giáp tỉnh Quảng7
Nam - Đà Nẵng (nay là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng); phía
Đông giáp biển Đông; phía Tây có chung đường biên giới với nước Lào.
Địa hình Trị - Thiên - Huế chia làm ba vùng rõ rệt: rừng núi, nông
thôn đồng bằng và đô thị ven biển. Trị - Thiên - Huế có Đường 1 và đường
sắt Bắc - Nam; Đường 9, đường Hồ Chí Minh thuộc tuyến vận tải chiến
lược 559 xuyên qua miền Tây Trị - Thiên - Huế. Đế quốc Mỹ và chính
quyền Việt Nam Cộng hòa xem đây là một trong những mục tiêu chiến
lược, tập trung đánh phá thường xuyên, quyết liệt
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Trị - Thiên - Huế là nơi có trình
độ sản xuất kinh tế thấp; dân số có khoảng hơn 80 vạn dân. Mỹ và tay sai
ra sức lợi dụng, khuyến khích và phát triển nhiều tổ chức tôn giáo và nhiều
tổ chức đảng phái chính trị phản động gắn liền với tôn giáo
Nhân dân Trị - Thiên - Huế từ miền ngược đến miền xuôi, từ ven
biển đến thành phố giàu truyền thống cách mạng, kiên cường anh dũng, có
tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc.
28 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1966 đến năm 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uân khu Trị - Thiên - Huế (Mặt trận B4). Đây là quyết định đúng đắn,
phù hợp với thực tiễn của địa phương, là điều kiện tiên quyết để đưa cuộc
KCCMCN ở Trị - Thiên - Huế phát triển mạnh hơn.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động
Khu ủy Trị - Thiên - Huế có trách nhiệm lãnh đạo và chỉ đạo toàn
diện các mặt công tác quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, công tác xây
dựng Đảng và công tác quần chúng trong khu. Bộ Chính trị trực tiếp lãnh
đạo Khu ủy về các chủ trương công tác lớn.
Khu ủy quy định cơ chế hoạt động, xác định rõ mối quan hệ giữa
Khu ủy với các cấp ủy trực thuộc; mối quan hệ phối hợp, ngang cấp với
các tổ chức Đảng khác (Đoàn ủy 559, Đảng ủy Mặt trận B5, Tỉnh ủy
Quảng Bình, Khu ủy Vĩnh Linh, Khu ủy V)
2.1.2.3. Kiện toàn tổ chức
Bộ máy giúp việc cho Khu ủy bao gồm Văn phòng Khu ủy và một số
Ban chuyên môn: Tổ chức, Tuyên huấn, Kiểm tra Đảng, An ninh, Dân
vận, Binh vận, Giao liên, Kinh tế, Thi đua khen thưởng Riêng lĩnh vực
quân sự thành lập Quân Khu ủy trực thuộc Khu ủy.
Khi thành lập, Khu ủy gồm các đồng chí: Đặng Thí, Nguyễn Húng,
Lê Chưởng, Đặng Kinh, Trương Chí Công, Hồ Tú Nam, Hồ Sĩ Thản, Lê
Hành, Nguyễn Vạn, Trần Anh Liên. Đến giữa năm 1966, Khu ủy được bổ
sung các đồng chí Trần Văn Quang, Lê Minh; đến năm 1967, bổ sung các
đồng chí Vũ Nam Long, Lê Tự Nhiên, Vũ Soạn, Cao Văn Khánh. Tháng
8-1968, Bộ Chính trị tăng cường cho Khu ủy các đồng chí Hoàng Anh,
Hoàng Sâm, Nguyễn Quyết và Nguyễn Thế Lâm. Tháng 4-1966, Thiếu
tướng Đặng Thí làm Bí thư Khu ủy; đến tháng 6-1966, Thiếu tướng Trần
Văn Quang (Bảy Tiến) được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ làm Bí thư
Khu ủy kiêm Tư lệnh Quân khu Trị - Thiên - Huế.
9
Khu ủy trực tiếp lãnh đạo Tỉnh ủy Thừa Thiên, Tỉnh ủy Quảng Trị,
Thành ủy Huế, Quân Khu ủy Trị - Thiên - Huế và Đảng ủy các Ban chuyên
môn. Từ khi thành lập đến tháng 8-1967, Khu ủy xây dựng tổ chức chặt
chẽ từ cấp Khu ủy đến cấp Tỉnh ủy - Thành ủy, Huyện ủy, Đảng ủy xã.
2.2. KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN TỪ
NĂM 1966 ĐẾN NĂM 1968
2.2.1. Khu ủy lãnh đạo chống kế hoạch “bình định” của đế quốc
Mỹ từ năm 1966 đến năm 1967
2.2.1.1. Chủ trương của Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương
Thực hiện Nghị quyết 11 (3-1965) và 12 (12-1965) của Đảng, quân
dân miền Nam liên tục phản công, giành chiến thắng trong chiến dịch mùa
khô lần thứ nhất (1965-1966). Mùa mưa năm 1966, Mỹ tăng thêm quân,
đẩy mạnh “bình định”, chuẩn bị phản công.
Ở chiến trường Trị - Thiên - Huế, sau mùa khô 1965-1966, Quân ủy
Trung ương xác định nhiệm vụ: Giành thắng lợi lớn, tạo nên một tình thế
mới trên chiến trường Trị - Thiên - Huế, phối hợp tốt với các chiến trường
khác trong mọi tình huống. Tháng 6-1966, Quân ủy Trung ương quyết
định mở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị (B5) nhằm tạo nên một hướng
tiến công mới của ta vào nơi yếu của địch trên chiến trường miền Nam,
buộc địch phải phân tán lực lượng, tạo điều kiện cho các chiến trường
khác, ngăn chặn âm mưu của Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Sự
thành lập đồng thời Mặt trận B4 và B5 là quyết định chiến lược kịp thời,
táo bạo và khoa học của Đảng; làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của Mỹ.
Chủ trương của Trung ương Đảng là cơ sở để quân dân Trị - Thiên -
Huế vững vàng trên trận tuyến đánh Mỹ, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ.
2.2.1.2. Lãnh đạo chống kế hoạch “bình định” (1966-1967)
Quán triệt chủ trương của Trung ương, Khu ủy khẩn trương lãnh đạo
phong trào cách mạng bước vào trận chiến mới quyết liệt với kẻ thù.
Ngày 6-6-1966, Khu ủy ra chỉ thị “Tiếp tục đẩy mạnh phong trào
đấu tranh chống Mỹ, Thiệu - Kỳ”, trong đó nêu rõ mục tiêu tăng cường
hoạt động vũ trang và đấu tranh chính trị đối với phong trào đô thị và
phong trào nông thôn. Tháng 6-1966, Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị và
Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên họp triển khai nhiệm vụ của Trung ương
và khẳng đinh quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ.
Hội nghị lần thứ 2 (10-1966) và Hội nghị mở rộng (5-1967) của Khu
ủy đề ra nhiệm vụ: Phát triển lực lượng về mọi mặt, đưa Trị - Thiên lên
thành chiến trường quan trọng, phối hợp đắc lực với chiến trường khác,
giành thắng lợi lớn ở Trị - Thiên - Huế, góp phần đánh bại chiến tranh xâm
lược của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Hội nghị chủ trương
phải xây dựng Đảng bộ khu Trị - Thiên - Huế thành một Đảng bộ kiên
10
cường về tư tưởng, lớn mạnh về tổ chức, trong sạch nội bộ, liên hệ chặt
chẽ với quần chúng.
Dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, trong hai năm 1966-1967, phong trào
Trị - Thiên có bước phát triển mới, toàn diện trên cả ba mũi giáp công, ba
vùng chiến lược, công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ, làm thay đổi
cục diện, đưa Trị - Thiên - Huế tiến kịp với chiến trường toàn miền Nam.
2.2.2. Sắp xếp lại tổ chức, lãnh đạo Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 ở Trị - Thiên - Huế
2.2.2.1. Sắp xếp lại tổ chức đáp ứng yêu cầu mới của chiến trường
Tháng 8-1967, Khu ủy quyết định giải thể Tỉnh ủy Thừa Thiên và
Tỉnh ủy Quảng Trị; thành lập Đảng ủy miền Tây Trị - Thiên, Thành ủy
Huế, Đảng ủy các Mặt trận (còn gọi là Đoàn) và Huyện ủy trực thuộc Khu
ủy. Đảng ủy miền Tây Trị - Thiên bao gồm các quận miền núi (Thừa
Thiên) và huyện Hướng Hóa (Quảng Trị); huyện Phú Lộc cùng Trung
đoàn 4 và đại đội vũ trang huyện là Đoàn 4 (Mặt trận Phú Lộc); Thành phố
Huế gồm 3 quận nội thành (Hữu Ngạn, Tả Ngạn, Thành Nội), 3 huyện
ngoại thành (Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang) và Thành đội Huế đặt
dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Huế (Đoàn 5 - Mặt trận Huế); phía Nam
Quảng Trị là Đoàn 7 - Mặt trận Nam Quảng Trị. Sau chiến dịch Xuân
1968, Đảng ủy Đoàn 6 gồm hai huyện Phong Điền - Quảng Điền được
thành lập. Chủ trương này nhằm tập trung cho nhiệm vụ chính lúc này là
ưu tiên phát triển về quân sự và đấu tranh vũ trang.
Hội nghị lần thứ 4 (11-1967), Khu ủy chủ trương: Tăng cường lực
lượng lãnh đạo của Đảng ở cấp huyện; coi trọng việc bồi dưỡng tư tưởng,
nghiệp vụ và phương pháp công tác cho cán bộ, đảng viên. Công tác phát
triển đảng viên phải diễn ra thường xuyên, liên tục.
Đến đầu năm 1968, công tác tổ chức của Khu ủy có nhiều chuyển
biến tích cực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới ở Trị - Thiên - Huế.
2.2.2.2. Lãnh đạo Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968
Các Hội nghị Bộ Chính trị (4-1967; 6-1967; 10-1967) thảo luận và
từng bước đề ra chủ trương thực hiện kế hoạch chiến lược Đông - Xuân -
Hè 1967-1968, quyết định lựa chọn phương án tiến công mới, bất ngờ, đó
là đồng loạt đánh mạnh vào các đô thị trên toàn miền Nam.
Khu ủy họp Hội nghị lần thứ 4 (11-1967) để bàn và thông qua kế
hoạch tổng công kích, tổng khởi nghĩa đánh chiếm Huế, giải phóng Trị -
Thiên - Huế theo 2 bước (Đông - Xuân 1967-1968 và Hè 1968). Chủ
trương trên thể hiện tinh thần chủ động, mạnh dạn, bám sát thực tiễn chiến
trường của Khu ủy.
11
Ngày 19-11-1967, Bộ Chính trị và Bộ Quốc phòng chủ trương Tổng
tiến công, nổi dậy trên toàn miền Nam, trong đó xác định: Chiến trường
Trị - Thiên - Huế là một trong hai chiến trường trọng điểm của toàn Miền.
Thời gian bắt đầu vào tết Mậu Thân năm 1968 (31-1-1968).
Ngày 3-12-1967, Thường vụ Khu ủy họp và khẳng định, Trị - Thiên -
Huế tiến hành công kích và khởi nghĩa đánh chiếm thành phố Huế. Ngày
15-12-1967, Thường vụ Khu ủy họp thông qua kế hoạch, thống nhất đồng
loạt Tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào 2 giờ 30 ngày 31-1-1968.
Tổng tiến công, tổng khởi nghĩa ở mặt trận Huế và các mặt trận trên
toàn bộ chiến trường Trị - Thiên - Huế nổ ra lúc 2 giờ 33 phút ngày 31-1-
1968. Sáng 31-1-1968, lực lượng cách mạng đánh chiếm hầu hết các mục
tiêu chủ yếu bên trong và vòng ngoài thành phố, làm chủ phần lớn thành
phố. Tiến công và nổi dậy đã có sự kết hợp ở mức độ nhất định.
Từ ngày 8-2-1968, Mỹ phản kích, giải vây cho Huế. Ngày 24-2-
1968, ta rút khỏi Huế sau 25 ngày đêm làm chủ thành phố.
Tháng 4 và tháng 5-1968, Khu ủy lãnh đạo quân dân Trị - Thiên -
Huế tiến công đợt 2 nhưng kết quả không cao. Tháng 8-1968, Bộ Chính trị
bàn về việc tiến công đợt 3 nhưng Khu ủy họp đánh giá tình hình và quyết
định: không tiếp tục tổng công kích, tổng khởi nghĩa... Đây là chủ trương
đúng, sát hợp với tình hình thực tiễn, tạo điều kiện để quân dân Trị - Thiên
- Huế từng bước vượt qua khó khăn, khôi phục lại phong trào cách mạng.
Thắng lợi Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở Huế có ý
nghĩa chiến lược đối với Trị - Thiên - Huế dưới sự lãnh đạo của Khu ủy;
đánh dấu bước phát triển quan trọng đối với phong trào cách mạng ở địa
phương. Ở chiến trường Trị - Thiên - Huế bộc lộ một số khuyết điểm:
Đánh giá tình hình về cơ bản là đúng nhưng từng lúc từng nơi chưa rõ
ràng; đánh giá quá cao yếu tố chính trị, tinh thần, chưa đánh giá đúng vai
trò quyết định trong chiến tranh là tiêu diệt quân đội chủ lực; một số cán
bộ, đảng viên bộc lộ tư tưởng hữu khuynh, mệt mỏi, thiếu kiên quyết, thiếu
chủ động; tổ chức chỉ đạo, chỉ huy còn nhiều hạn chế, không kịp thời
lãnh đạo thay đổi hướng và phương châm tiến công.
* * *
Từ khi thành lập đến cuối năm 1968, Khu ủy Trị - Thiên - Huế kiện
toàn, xây dựng tổ chức đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Trải qua hai năm rưỡi
trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, Khu ủy từng bước trưởng thành về
mọi mặt, đưa cuộc kháng chiến ở Trị - Thiên - Huế phát triển ngày càng mạnh
mẽ theo kịp với các chiến trường khác, góp phần đánh thắng chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”. Từ giữa năm 1968, chiến trường Trị - Thiên - Huế gặp
nhiều khó khăn, nhiệm vụ cách mạng mới nặng nề đặt ra đối với Khu ủy.
12
Chương 3
KHU ỦY TRỊ - THIÊN - HUẾ XÂY DỰNG TỔ CHỨC
VÀ LÃNH ĐẠO KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC
TỪ NĂM 1969 ĐẾN NĂM 1975
3.1. CỦNG CỐ TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG, LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC
THẾ TRẬN, CHỦ ĐỘNG TIẾN CÔNG, GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ (1969-1972)
3.1.1. Củng cố tổ chức và lực lượng, lãnh đạo khôi phục thế trận,
từng bước giành lại thế chủ động trên chiến trường (1969-1970)
3.1.1.1. Tình hình và chủ trương của Đảng
Từ năm 1969, Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”,
từng bước rút quân, củng cố chính quyền Việt Nam Cộng hòa; ráo riết thực
hiện chương trình bình định; tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc; thỏa
hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
Ở chiến trường Trị - Thiên, sau Tết Mậu Thân 1968, đứng trước thử
thách mới. Mỹ tập trung phản kích chiếm lại thành phố, thị trấn, đồng
bằng, vùng giáp ranh, ngăn chặn đường hành lang chiến lược...
Tháng 11-1968, Bộ Chính trị vạch rõ phương hướng của năm 1969 là
“công kích và khởi nghĩa”. Ngày 10-5-1969, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về
“Tình hình và nhiệm vụ” khẳng định: tiếp tục đẩy mạnh tổng công kích,
tổng khởi nghĩa. Tháng 1-1970, tại Hội nghị lần thứ 18, Trung ương Đảng
đề ra nhiệm vụ: Đánh bại âm mưu kéo dài chiến tranh; làm thất bại chiến
lược phòng ngự của địch, giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi
quyết định; đẩy mạnh công tác tổ chức và phát triển Đảng.
Quán triệt chủ trương của Trung ương, các Hội nghị (11-1968; 3-
1969, 6-1969; 3-1970) của Khu ủy xác định nhiệm vụ: Đánh bại chiến
lược “quét và giữ”, gây chuyển biến hẳn mặt trận quân sự và chính trị ở
Trị - Thiên - Huế; tấn công địch toàn diện, đánh bại kế hoạch phòng ngự
của chúng, buộc Mỹ phải rút nhanh, giải phóng Trị - Thiên - Huế, phát
triển chiến trường vào phía Nam, phối hợp với khu V; quan tâm, chăm lo
sản xuất và bảo vệ sản xuất; xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh
đạo của Khu ủy, kiện toàn các ban cán sự theo nguyên tắc gọn, nhẹ và tinh.
Chủ trương trên là cơ sở để Khu ủy lãnh đạo quân dân Trị - Thiên -
Huế từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn, phát triển phong trào đều
khắp, từng bước giành lại thế chủ động trên chiến trường.
3.1.1.2. Quá trình lãnh đạo thực hiện của Khu ủy
Thực hiện chủ trương trên, Khu ủy, Thành ủy Huế, Đảng ủy miền
Tây Trị - Thiên, Quân Khu ủy đã ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị để triển
khai, thực hiện chủ trương của Khu ủy.
13
Khu ủy và Quân Khu ủy tập trung lãnh đạo khắc phục khó khăn, xây
dựng lại thế trận ở rừng núi, trực tiếp hỗ trợ phong trào đấu tranh ở đồng
bằng, chú trọng xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ
trang; phong trào đấu tranh chính trị đòi tự do, dân chủ, hòa bình, chống
gom dân, chống bình định, đòi trở về làng cũ, chống bắt lính diễn ra liên
tục ở nhiều địa phương; phát triển kinh tế, xây dựng hậu phương đạt nhiều
thành tích; công tác xây dựng Đảng có nhiều tiến bộ.
Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970 lâm vào
thế khó khăn, phức tạp mới, mất dân, thế và lực tiến công suy giảm. Đến
năm 1970, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng ta giành được thắng lợi nhất
định, bước đầu tạo được thế tiến công ba vùng chiến lược; chuyển dần từ
thế khó khăn, bị động trong thời kỳ cuối 1968 sang thế tiến công địch, giữ
vững niềm tin cho đảng viên và quần chúng, tạo đà tiếp tục phát triển tiến
công địch mạnh hơn trong những năm 1971-1972.
3.1.2. Kiện toàn tổ chức, lãnh đạo đấu tranh toàn diện, giải
phóng tỉnh Quảng Trị (1971-1972)
3.1.2.1. Kiện toàn tổ chức, lãnh đạo đấu tranh toàn diện, góp phần
đánh thắng chiến dịch Đường 9 - Nam Lào
Đầu năm 1971, Mỹ tiếp tục mở các cuộc hành quân lớn, mở rộng
chiến tranh ra toàn Đông Dương nhằm giành thắng lợi có tính chất quyết
định, chuyển biến cục diện chiến trường, tạo thế ổn định cho chính quyền
Việt Nam Cộng hòa; rút thêm quân Mỹ về nước.
Ở chiến trường Trị - Thiên - Huế, Mỹ thực hiện mục tiêu: triệt phá
kho tàng dự trữ chiến đấu; cắt đứt đường hành lang vận chuyển chi viện từ
Bắc vào Nam; lập tuyến ngăn chặn cuộc tiến công của lực lượng cách
mạng; từng bước xuống thang chiến tranh, tiến công hạn chế ra phía Nam
Quân khu IV, tạo thế gây sức ép trên mặt trận ngoại giao.
Đầu tháng 8-1970, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho
Khu ủy khẩn trương xây dựng các phương án tác chiến, mở chiến dịch
phản công quy mô, chính xác, quyết tâm đánh bại cuộc hành quân lớn của
quân Mỹ và tay sai. Khu ủy Trị - Thiên - Huế họp (11-1970) để quán triệt
Nghị quyết của cấp trên, đánh giá tình hình, đề ra nhiệm vụ: Tiếp tục đẩy
mạnh tấn công quân sự và chính trị, đánh bại một bước quan trọng kế
hoạch bình định của địch; bảo vệ hậu phương, bảo vệ hành lang; làm chủ
vùng rừng núi, đứng chân ở giáp ranh, từng bước làm chủ đồng bằng; tạo
điều kiện cho bộ đội chủ lực tiến công tiêu diệt địch; xây dựng hậu phương
tại chỗ, bảo đảm tự cấp tự túc; chú trọng công tác xây dựng Đảng
Ngày 30-1-1971, Mỹ mở cuộc hành quân “Lam Sơn 719” đánh ra
Đường 9 - Nam Lào. Chấp hành chủ trương của Trung ương, qua 52 ngày
14
đêm (từ ngày 30-1 đến ngày 23-3-1971) chiến đấu, ta đánh bại cuộc hành
quân “Lam Sơn 719”, giáng đòn quyết định vào chiến lược “Việt Nam hóa
chiến tranh”. Sau thất bại của cuộc hành quân “Lam Sơn 719”, thế và lực
của quân Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa suy sụp và yếu dần.
Về công tác tổ chức, tháng 4-1971, Ban Bí thư phân công đồng chí
Trần Văn Quang làm Bí thư Khu ủy thay đồng chí Hoàng Anh.
Để phù hợp với tình hình thực tiễn của chiến trường và đáp ứng yêu
cầu của cách mạng trong mỗi tỉnh, căn cứ vào đề nghị của Khu ủy Trị -
Thiên - Huế, tháng 6-1971, Ban Bí thư quyết thành lập lại Tỉnh ủy Thừa
Thiên Huế và Tỉnh ủy Quảng Trị; giải thể Đảng ủy miền Tây Trị - Thiên
và Đảng ủy các Đoàn (Mặt trận). Tỉnh ủy được lập lại, đáp ứng nguyện
vọng của nhân dân, thể hiện sự thống nhất cao, đảm bảo lãnh đạo chiến
tranh nhân dân tốt hơn.
Trong năm 1971, Khu ủy lãnh đạo nhân dân khắc phục khó khăn,
đẩy mạnh hoạt động toàn diện, bước đầu hình thành thế chiến lược mới
liên hoàn trên ba vùng, chiến trường ngày càng ổn định và có đà tiến công.
Phong trào Trị - Thiên - Huế còn nhược điểm, nông thôn đồng bằng yếu cả
về thế và lực, ba thứ quân phối hợp yếu...
3.1.2.2. Khu ủy Trị - Thiên - Huế trong cuộc tiến công chiến lược
Xuân - Hè 1972, giải phóng tỉnh Quảng Trị
Bộ Chính trị họp vào tháng 5 và tháng 8-1971, thảo luận và quyết
định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng Đông Nam
Bộ, Trị - Thiên, Tây Nguyên và hình thành một cuộc tiến công toàn miền
Nam để tiêu diệt lớn quân Mỹ và tay sai, mở rộng vùng giải phóng.
Hội nghị lần thứ 20 (2-1972) của Trung ương Đảng nêu rõ phải
tiến công đối phương bằng ba đòn chiến lược: Đòn chiến lược của bộ
đội chủ lực trên những chiến trường có lợi; đòn chiến lược tiến công và
nổi dậy ở vùng nông thôn đồng bằng; đòn đấu tranh cách mạng của quần
chúng ở các thành thị. Về thực chất, các đòn chiến lược nói trên là nội
dung cụ thể của chiến tranh nhân dân ở miền Nam Việt Nam trong tình
hình mới.
Hội nghị Khu ủy (2-1972) nhận định: Thế và lực của địch trong khu
suy yếu nhanh chóng và toàn diện; thế và lực của ta đã và đang phát triển
nhanh, tình thế cách mạng trong khu có biến đổi về chất; thời kỳ trực tiếp
cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy đã bắt đầu. Khu ủy chủ trương: Đánh
bại về cơ bản kế hoạch bình định, tiến lên giải phóng đồng bằng; phát
động đấu tranh chính trị ở thành thị; xây dựng lực lượng mọi mặt, thay đổi
hẳn cục diện chiến trường; tích cực chuẩn bị phát triển thế tấn công về
phía Nam, nếu có điều kiện thuận lợi thì giải phóng Trị - Thiên - Huế.
15
Đồng thời, Khu ủy cũng chú trọng đến công tác củng cố, xây dựng
hậu phương, căn cứ địa cách mạng và vùng mới giải phóng; phát triển kinh
tế, văn hóa; ra sức xây dựng lực lượng toàn diện; đảm bảo an ninh; củng
cố tổ chức, tăng cường lãnh đạo, nhất là tỉnh và huyện.
Ngày 11-3-1972, sau khi xem xét tình hình chiến trường, Thường vụ
Quân ủy Trung ương quyết định tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm
1972, hướng chủ yếu là chiến trường Trị - Thiên - Huế, chủ trương mở hai
chiến dịch kế tiếp, hướng chính là Mặt trận Quảng Trị, hướng phối hợp là
Mặt trận Thừa Thiên.
Khu ủy chỉ thị cho các lực lượng vũ trang Quảng Trị chủ động phối
hợp; chỉ đạo các lực lượng vũ trang và nhân dân Thừa Thiên Huế tích cực
đánh phá bình định của quân Mỹ trên diện rộng, đẩy mạnh phong trào ở
thành phố, phát triển mạnh thế trận ba vùng để đón thời cơ.
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở Trị - Thiên - Huế diễn ra hai
đợt. Đợt thứ nhất (từ ngày 30-3 đến 26-6-1972), tiến công, giải phóng tỉnh
Quảng Trị vào ngày 01-5-1972. Quảng Trị là tỉnh đầu tiên được hoàn toàn
giải phóng trong cuộc KCCMCN. Đợt thứ 2 (từ ngày 28-6-1972 đến ngày
27-1-1973), đánh quân Mỹ phản công, giữ vững vùng giải phóng.
Trong năm 1972, Khu ủy lãnh đạo xây dựng tổ chức Đảng và lực
lượng cách mạng ngày càng phát triển; phối hợp tác chiến hiệu quả với bộ
đội chủ lực. Quân dân Trị - Thiên - Huế đã đóng góp trí tuệ, sức người, sức
của to lớn vào cuộc tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972, nhất là sự
kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ
Thành cổ, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán và ký
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam ngày 27-
1-1973 tại Pari, chấp nhận rút hết quân khỏi miền Nam.
3.2. PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC, LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÙNG GIẢI
PHÓNG, TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY Ở TRỊ - THIÊN - HUẾ (1973-1975)
3.2.1. Phát triển tổ chức, lãnh đạo đấu tranh thi hành Hiệp định
Pari và xây dựng vùng giải phóng
3.2.1.1. Tình hình và chủ trương của Trung ương Đảng, Khu ủy
sau Hiệp định Pari
Sau Hiệp định Pari, ở Trị - Thiên - Huế, so sánh lực lượng giữa ta và
địch thay đổi sâu sắc. Trên chiến trường hình thành hai khu vực: vùng giải
phóng bao gồm một phần đồng bằng Quảng Trị và miền Tây Trị - Thiên -
Huế chiếm 83% diện tích, 15% dân số. Vùng địch tạm thời kiểm soát bị
thu hẹp, còn một phần đồng bằng Quảng Trị và đồng bằng Thừa Thiên
Huế 17% diện tích đất đai; quân số của địch còn đông.
Vị trí chiến trường Trị - Thiên - Huế trở nên quan trọng hơn về nhiều
mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao, pháp lý... Cả ta và kẻ thù đều coi trọng
chiến trường Trị - Thiên - Huế, tập trung mọi nỗ lực giành ưu thế.
16
Hội nghị lần thứ 21 (10-1973) của Trung ương Đảng khẳng định:
Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng;
phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo
linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên. Công tác xây dựng tổ chức
được Đảng chỉ rõ: Tổ chức của Đảng phải bảo đảm sự lãnh đạo tập trung,
toàn diện và thống nhất, dân chủ, linh hoạt, kịp thời.
Tháng 5-1973, Thường vụ Khu ủy đề ra nhiệm vụ: Nắm vững chiến
lược tiến công, đánh lùi kẻ thù từng bước, giành thắng lợi từng phần tiến
lên giành thắng lợi hoàn toàn. Từ đó đề ra bốn công tác lớn: Đẩy mạnh đấu
tranh chính trị; xây dựng lực lượng vũ trang làm hậu thuẫn cho đấu tranh
chính trị; xây dựng căn cứ địa cách mạng và vùng giải phóng; tăng cường
vai trò lãnh đạo của Đảng phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới.
Chủ trương trên chỉ ra phương hướng hành động trước mắt cho quân
dân TTH, khắc phục kịp thời tư tưởng chần chừ, do dự, ảo tưởng trước bản
chất ngoan cố, âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù nhưng còn hạn chế
là chưa vạch rõ phương hướng, phương châm đấu tranh bạo lực rõ ràng
trước hành động tiếp tục chiến tranh, phá hoại Hiệp định Pari của kẻ thù.
3.2.1.2. Quá trình thực hiện phát triển tổ chức, lãnh đạo đấu tranh
thi hành Hiệp định Pari và xây dựng vùng giải phóng
Ở vùng địch tạm chiếm, Khu ủy phát động nhân dân tiến công
CQVNCH cả quân sự và chính trị nhằm phá âm mưu bình định của chúng.
Các cơ sở đảng và tổ chức quần chúng dùng nhiều hình thức phong phú: tổ
chức hội thảo, nói chuyện về Hiệp định, míttinh, biểu tình, tuyên truyền...
Ở vùng giải phóng, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh toàn diện,
trong đó nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế được coi trọng, nhanh
chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định đời sống xã hội. Quảng Trị
là vùng giải phóng hoàn chỉnh nhất của toàn miền Nam, nơi được Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam chọn đặt trụ sở.
Về công tác phát triển tổ chức và xây dựng Đảng, giữa năm 1973,
đồng chí Trần Hữu Dực làm Bí thư Khu ủy thay đồng chí Trần Văn
Quang. Ngày 6-3-1974, Ban Bí thư phân công đồng chí Lê Tự Đồng làm
Bí thư Khu ủy thay đồng chí Trần Hữu Dực... Sau khi được kiện toàn về tổ
chức, Khu ủy đã chỉ đạo Tỉnh ủy Quảng Trị, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và
các tổ chức Đảng cấp dưới khác củng cố, sắp xếp lại công tác tổ chức để
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Công tác phát triển Đảng luôn được coi
trọng; phát triển đi đôi với củng cố, vừa kết nạp mới những quần chúng ưu
tú, vừa kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người thoái hóa, biến chất.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Khu ủy, hơn một năm chiến đấu và
xây dựng trên chiến trường Trị - Thiên - Huế sau Hiệp định Pari, thế và lực
17
của ta nâng lên một bước. Khó khăn lớn nhất là đối phương còn kìm kẹp
một bộ phận lớn nhân dân, thực hiện phân tuyến, phân vùng.
3.2.2. Lãnh đạo Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975,
giải phóng Trị - Thiên - Huế
3.2.2.1. Lãnh đạo đẩy mạnh đấu tranh, chuẩn bị Tổng tiến công và
nổi dậy
Trong năm 1974, Khu ủy, Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế, Tỉnh ủy Quảng
Trị, Quân Khu ủy tổ chức nhiều cuộc họp đề ra chủ trương, biện pháp lãnh
đạo nhân dân Trị - Thiên - Huế đẩy mạnh đấu tranh, chuẩn bị thế và lực...
Năm 1974, Quân Giải phóng liên tiếp tiến công, quân đội Việt Nam
Cộng hòa thiệt hại nặng, sức phản kích giảm sút, khả năng lấn chiếm ít đi,
hành động lấn chiếm chững lại. Hoạt động ở “phía sau” (vùng giải phóng),
công tác tổ chức chiến trường, công tác đảm bảo hậu cần cũng chuẩn bị sôi
nổi, khẩn trương. Ở thành phố Huế, phong trào đấu tranh chính trị ngày
càng phát triển mạnh.
3.2.2.2. Lãnh đạo thực hiện Tổng tiến công và nổi dậy, giải phóng
hoàn toàn Trị - Thiên - Huế
Tháng 1-1975, Bộ Chính trị đề ra kế hoạch tác chiến trên các chiến
trường Nam Bộ, khu V - Tây Nguyên, Trị - Thiên; quyết tâm kết thúc
KCCMCN trong hai năm 1975-1976. Ngoài ra, Bộ Chính trị còn dự kiến
khả năng quan trọng khác: “Chúng ta phải cố gắng cao nhất để thắng gọn
trong năm 1975”.
Tháng 12-1974, Khu ủy họp đề ra nhiệm vụ: Đánh bại về cơ bản kế
hoạch bình định của địch, củng cố vùng giải phóng và xây dựng thế liên
hoàn vững chắc giữa ba vùng, làm thay đổi cục diện chiến trường. Nếu có
thời cơ đột xuất thì tận dụng có hiệu quả nhất, giành thắng lợi nhảy vọt.
Ngày 8-3-1975, chiến dịch Xuân - Hè năm 1975 ở Trị - Thiên - Huế
bắt đầu. Ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng miền Nam
trong năm 1975. Chấp hành Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung
ương chỉ thị cho Bộ Tổng Tư lệnh khẩn trương tổ chức Chiến dịch Huế -
Đà Nẵng - một trong ba đòn quyết chiến của cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa Xuân năm 1975.
Ở Trị - Thiên - Huế, do Quân Giải phóng thắng lớn, chính quyền Việt
Nam Cộng hòa chủ trương rút khỏi Quảng Trị để co cụm bảo vệ Huế - Đà
Nẵng. Ngày 17-3-1975, Thường vụ Khu ủy và Quân Khu ủy nhận định:
Quân đội Việt nam Cộng hòa ở Trị - Thiên - Huế đang hoang mang, giao
động mạnh, th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_khu_uy_tri_thien_hue_trong_cuoc_khang_chien_chong_my_cuu_nuoc_tu_nam_1966_den_nam_1975_589_191628.pdf