Vai trò của lễ hội Phủ Dầy đồi với đời sống văn hóa cộng đồng được thể
hiện trên các phương diện: đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng; cố kết
cộng đồng, tình làng nghĩa xóm; giáo dục truyền thống cộng đồng. Những vai
trò đó của lễ hội Phủ Dầy đã đảm bảo những nhu cầu cần thiết cho đời sống văn
hóa của cộng đồng người Việt Nam nói chung và người Việt ở châu thổ Bắc
Bộ/sông Hồng nói riêng. Những vai trò của lễ hội Phủ Dầy sẽ luôn song hành
cùng cộng đồng cư dân trong đời sống văn hóa của họ và sẽ tiếp tục được phát
huy trong tương lai
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/03/2022 | Lượt xem: 405 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn hóa cộng đồng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bắc Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, là các học
giả nghiên cứu về lễ hội nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả
đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 13 tiết. Trong đó:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2: Tổng quan chung về lễ hội Phủ Dầy
Chương 3: Tác động - ảnh hưởng qua lại giữa lễ hội Phủ Dầy với đời
sống văn hóa cộng đồng
Chương 4: Những vấn đề đặt ra cho lễ hội Phủ Dầy trong đời sống văn
hóa cộng đồng
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu lễ hội Phủ Dầy và ảnh hưởng của nó đối
với đời sống văn hoá cộng đồng
1.1.1. Những công trình đề cập đến vấn đề lý luận chung về lễ hội
Những công trình có tính chất lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng đã
được xuất bản khá nhiều. Tuy nhiên, những công trình/tác phẩm đề cập đến
những vấn đề lý luận chung về tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam chưa có nhiều.
Những công trình nghiên cứu kể trên là những cuốn sách, bài báo khoa học tiêu
biểu liên quan trực tiếp đến công việc thực hiện luận án.
1.1.2. Những nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy
Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói
chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng không nhiều. Tuy nhiên, trong các công trình
nghiên cứu về tín ngưỡng Việt Nam, đạo Mẫu nói chung, thì các hoạt động có
tính chất nghi lễ liên quan đến lễ hội được đề cập đến một cách gián tiếp.
+ Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ
Công trình viết về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung có một khối lượng
không nhỏ ở dưới dạng các sách chuyên khảo và bài báo khoa học. Tuy nhiên,
không có những công trình chuyên khảo (dưới dạng sách) riêng cho lễ hội thờ
Mẫu Tứ phủ, mà nó được lồng ghép vào các công trình chuyên khảo về Đạo
Mẫu nói chung.
+ Các công trình nghiên cứu về lễ hội Phủ Dầy
Các công trình nghiên cứu về lễ hội Phủ Dầy cũng có một khối lượng
khiêm tốn, phần lớn là những bài viết trên các tạp chí khoa học, hoặc nằm trong
những cuốn sách tổng hợp của nhiều tác giả. Đôi khi, lễ hội Phủ Dầy chỉ được
cấu trúc thành một chương hoặc một phần trong các cuốn sách chuyên khảo
liên quan đến đạo Mẫu hoặc tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam.
+ Các công trình nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống
văn hóa cộng đồng
Các công trình nghiên cứu lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong đời sống cộng
đồng cũng không có nhiều. Những cuốn sách hay bài viết chủ yếu đề cập đến lễ
hội nói chung trong đời sống cộng đồng, chứ không có những chuyên khảo
riêng biệt cho lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng tới
đời sống văn hóa cộng động.
9
1.1.3. Đánh giá chung về tình nghiên cứu liên quan đến đề tài của
luận án
Các công trình chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu sự hình thành, tồn tại, phát
triển của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam trên cơ sở hội tụ, hỗn dung với
các tín ngưỡng bản bản địa và tôn giáo ngoại lai khác. Ngoài ra, có một số công
trình (dưới dạng bài viết nghiên cứu trên tạp chí chuyên ngành) đề cập đến sự
tương tác/tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội thờ Mẫu
Tứ phủ nói riêng tới đời sống cộng đồng, nhưng ở góc độ khái quát thành quan
điểm, lý thuyết mà chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá trên nền tảng số liệu.
Các công trình của học giả đi trước chưa đi vào nghiên cứu đánh giá
những tác động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng (đặc biệt là lễ hội Phủ Dầy) đến đời sống văn hóa xã
hội của cộng đồng cư dân như một hệ thống chuyên biệt. Đây là khoảng trống
để tác giả luận án đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá những tác động
của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa cộng đồng.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Các khái niệm cơ bản
1.2.1.1. Các khái niệm về: lễ hội, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ, lễ hội Phủ Dầy
Theo cách hiểu tương đối phổ biến hiện nay, quan niệm lễ hội cổ truyền
gồm hai phần, đó là: phần lễ và hội. Tuy nhiên, theo cách hiểu của các nhà
chuyên môn, thì lễ hội được khái niệm là một hiện tượng văn hóa tổng thể,
trong đó phần lễ đã bao gồm cả hội và phần hội bao gồm cả phần lễ (trong lễ có
hội, trong hội có lễ). Không những thế, lễ hội còn được coi là một hình thức
diễn xướng tâm linh dân gian.
+ Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ là một dạng (một loại hình) của lễ hội cổ truyền
dân gian Việt Nam, chính vì vậy, nó cũng đảm bảo các yếu tố văn hóa tổng thể
và mang tính diễn xướng tâm linh dân gian.
+ Trên cơ sở những khái niệm trên, chúng tôi tạm hiểu: Lễ hội Phủ Dầy là
một sinh hoạt văn hóa tâm linh dân gian tổng thể; một hình thức diễn xướng
tâm linh dân gian của người Việt ở địa bàn/không gian Phủ Dầy thuộc huyện
Vụ Bản tỉnh Nam Định. Các sinh hoạt tổng thể, diễn xướng tâm linh ấy gắn liền
với Đức thánh Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của người Việt ở châu thổ
sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung. Không những thế, lễ hội Phủ Dầy
còn gắn với một hệ thống phức thể các thần linh tín ngưỡng dân gian Việt
truyền thống và tam giáo: Phật - Nho - Đạo.
10
1.2.1.2. Các khái niệm về: Đời sống văn hóa, Đời sống văn hóa cộng đồng
+ Đời sống văn hóa được hiểu là toàn bộ các hoạt động sống của con
người được sáng tạo, tích lũy và biểu hiện qua hai dạng vật chất, tinh thần,
nhằm ứng xử, tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Đời sống văn hóa cộng đồng, được hiểu là: Được hiểu là mọi hoạt động
sống của một cộng đồng trong một không gian văn hóa nhất định. Nó bao gồm
các phương diện hoạt động như: chính trị, tôn giáo - tín ngưỡng, lao động sản
xuất (sản xuất nông nghiệp, kinh doanh), giáo dục, nghệ thuật, chăm sóc sức
khỏe, các mối quan hệ gia đình - xã hội, vui chơi giải trí Các phương diện
hoạt động này của cộng đồng có mối quan hệ đan xen, mật thiết, tương tác lẫn
nhau. Từ đó, nó định hình các giá trị văn hóa đặc trưng cho cộng đồng người
trong môi trường văn hóa nhất định.
1.2.2. Khung lý thuyết phân tích của luận án
11
Tiểu kết chương 1
Những nghiên cứu của các học giả đi trước đã trở thành nền tảng khoa
học quan trọng vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn cao. Những
nghiên cứu ấy không chỉ cung cấp nền tảng lý luận, phương pháp nghiên
cứu, mà còn cung cấp một khối lượng kiến thức, quan điểm nghiên cứu cho
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
Trên cơ sở những vấn đề đã được giải quyết, giải quyết chưa thấu đáo
hoặc thậm chí bỏ ngỏ, đã được tác giả của luận án khai thác, kế thừa và tìm
ra những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Nền tảng tri thức
nghiên cứu này đã trở thành bệ đỡ quan trọng cho chúng tôi thực hiện hiệu quả
luận án với nội dung: đánh giá tác động của giá trị lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ (qua
trường hợp lễ hội Phủ Dầy) tới đời sống văn hóa cộng đồng. Và, những tác
động của đời sống cộng đồng tới các giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ trong
bối cảnh hiện nay.
Qua những nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tôi nhận thấy rằng
chưa có nhiều công trình (rất ít, thậm chí chưa có) đề cập, nghiên cứu đánh giá
sự tác động, ảnh hưởng của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ đối với đời sống văn hóa
cộng đồng. Đặc biệt là những giá trị của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ (cụ thể là lễ hội
Phủ Dầy) ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của các nhóm cộng đồng cư dân
(nhóm cộng đồng địa phương, nhóm cộng đồng khách thập phương, nhóm cán
bộ địa phương). Chính vì thế, chúng tôi đã hướng nghiên cứu của mình vào vấn
đề này.
Các khái niệm cơ bản về lễ hội, lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội thờ Mẫu
Tứ phủ ở Phủ Dầy được xây dựng cùng với hệ thống lý thuyết về lễ hội, đời sống
văn hóa cộng đồng, giá trị văn hóa, hiện tượng xã hội tổng thể. Trên cơ sở hệ
thống khái niệm và lý thuyết này, khung lý thuyết phân tích về sự tác động, ảnh
hưởng của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ tới đời sống văn hóa cộng đồng được xác lập.
Đó là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại giữa đời sống kinh tế - chính trị -
xã hội với với Lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ và đời sống văn hóa cộng đồng.
Chương 2
TỔNG QUAN CHUNG VỀ LỄ HỘI PHỦ DẦY
2.1. Tục thờ Mẫu và thờ Mẫu Tứ phủ ở Việt Nam
2.1.1. Tục thờ Nữ thần và thần Mẫu
Văn hóa Việt Nam xuất phát từ nền tảng kinh tế nông nghiệp lúa nước và
ý thức xã hội mẫu hệ (vốn đề cao vai trò của người phụ nữ). Theo diễn trình của
12
lịch sử dân tộc, xã hội Việt đã “đụng độ” với văn minh Trung Hoa, rồi tiếp nhận
những yếu tố/tư tưởng Nho giáo dần dần, mà chuyển sang xã hội phụ hệ. Tuy
nhiên, người phụ nữ Việt vẫn có ảnh hưởng nhất định tới đời sống xã hội, đặc
biệt là trong các hoạt động của gia đình.
2.1.2. Hệ thống thờ Mẫu Tứ phủ
Trong quá trình phát triển, biến đổi tục thờ Mẫu đến Mẫu Tam/Tứ phủ,
vào thế kỷ XVI, chúng ta thấy có sự xuất hiện của Mẫu Liễu Hạnh. Dân gian
thường coi bà là hóa thân, thậm chí đồng nhất với Mẫu Thượng Thiên, trở
thành một thần chủ trong đạo Mẫu Tam/Tứ phủ. Các vị Thánh trong đạo Mẫu
không chỉ phân biệt theo các hàng, mà còn phân biệt theo các phủ. Tứ phủ
tương ứng với các miền khác nhau trong vũ trụ: Thiên phủ - miền trời, Địa phủ
- miền đất, Thoải/Thủy phủ - miền sông biển, Nhạc phủ - miền rừng núi; mỗi
một phủ do một Thánh Mẫu cai quản
2.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của lễ hội Phủ Dầy
Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ là câu nói quen thuộc của dân gian
Việt Nam thể hiện sự kính trọng đối với hai vị: thánh Cha - Đức Thánh Trần và
thánh Mẫu - Đức Liễu Hạnh. Đến ngày giỗ kỵ của Cha và Mẹ, dân gian lại tổ
chức lễ hội nhằm tôn vinh công đức của Thánh Cha Trần Hưng Đạo và Thánh
Mẹ Liễu Hạnh. Lễ hội Phủ Dầy, Nam Định là một trường hợp tiêu biểu và điển
hình cho lễ hội thờ Mẫu Tứ Phủ ở Việt Nam nói chung.
2.2.1. Không gian của lễ hội Phủ Dầy
Hiện nay, Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đây là một quần thể di tích gồm hai phủ Tiên Hương, Vân Cát và lăng Chúa
Liễu Hạnh. Bên cạnh đó còn có các ngôi đền thờ Lý Nam Đế, chùa Linh Sơn và
nhiều di tích khác.
2.2.2. Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong lễ hội Phủ Dầy
Dân gian Việt vẫn tin rằng, Liễu Hạnh vốn là con gái của Ngọc Hoàng
Thượng Đế, vì xảy tay đánh vỡ chiếc cốc mà bị đày xuống trần gian, thác sinh
vào nhà họ Lê (Lê Thái Công) nên được đặt tên là Giáng Tiên. Giáng Tiên cưới
chồng tên là Đào Lang và sinh được một con trai và một con gái. Ba năm sau,
vào ngày 3 tháng 3, Giáng Tiên không mắc bệnh gì mà mất (năm 21 tuổi), trở
về tiên giới. Sau, Liễu Hạnh lại giáng trần gặp lại người thân, rồi kết duyên với
một thư sinh ở xứ Nghệ, giúp chàng đỗ đạt làm quan. Vừa lúc đó, Liễu Hạnh lại
có lệnh phải về trời. Trái lệnh Ngọc Hoàng, một lần nữa, Liễu Hạnh lại giáng
sinh, lần này thì không ở cố định một nơi, mà cùng hai thị nữ chu du thiên hạ.
13
2.2.3. Diễn biến của lễ hội Phủ Dầy
Tương truyền, trước kia lễ hội Phủ Dầy kéo dài 10 ngày, bắt đầu từ ngày
30 tháng 2 kéo dài cho đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
2.2.4. Nghi thức hầu bóng trong lễ hội Phủ Dầy
Đây có thể được coi là một hoạt động quan trọng nhất trong tín ngưỡng
thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng. Hầu bóng trong lễ hội
Phủ Dầy là một hoạt động không thể thiếu. Đó là nghi lễ nhập hồn của các vị
Thánh Tứ phủ vào thân xác các ông Đồng, bà Đồng, là sự tái hiện lại hình ảnh
các vị Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo
Mẫu. Trước khi hầu, ông Đồng hay bà Đồng phải thông qua người chủ đền làm
“lễ chúng sinh và lễ Thánh”.
2.3. Giá trị đặc thù của lễ hội Phủ Dầy
2.3.1. Giá trị tín ngưỡng, tâm linh
Trước hết, chúng ta phải khẳng định và thống nhất với nhau rằng, lễ hội
thờ Mẫu Tứ phủ là một phần quan trọng của tín ngưỡng dân gian Việt Nam nói
chung và tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói riêng. Thông qua các nghi thức và lễ
hội thờ Mẫu Tứ phủ mà tín ngưỡng thờ Mẫu đã tạo ra những đặc trưng và có
sức sống riêng biệt trong đời sống văn hóa của cộng đồng.
2.3.2. Giá trị giáo dục truyền thống lịch sử
Bản chất của văn hóa mang trong nó tính lịch sử và đại diện cho một dân
tộc nhất định. Chính vì thế, lễ hội dân gian nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói
riêng là một thành tố cơ bản của văn hóa, nên nó cũng mang trong nó tính lịch
sử và đại diện cho một dân tộc nhất định. Tính lịch sử được thể hiện khác nhau
qua các giai đoạn khác nhau.
2.3.3. Giá trị thẩm mỹ nghệ thuật
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng là
một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, một hình thức diễn xướng tâm linh.
Chính vì vậy, bản thân tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ và lễ hội Phủ Dầy đã hội tụ
đầy đủ các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống. Từ trang phục, nghệ
thuật trang điểm, âm nhạc, ca từ, vũ đạo dân gian, đến nghệ thuật tạo hình,
điêu khắc dân gian.
2.3.4. Giá trị kinh tế xã hội
Giá trị về kinh tế xã hội là một phần vô cùng quan trọng nhằm đảo
bảo/duy trì sự vận hành, hoạt động, phát triển của không chỉ lễ hội Phủ Dầy, mà
còn cho cả hoạt động của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung. Thông qua
các hoạt động tâm linh, người dân hướng về cội nguồn (giáo dục truyền thống
14
lịch sử), nhận thức các giá trị thẩm mỹ thuật, từ đó họ phát tâm công đức
(bằng điền sản, tiền tài, công sức) để hưng công sửa chữa, xây mới, tổ chức
các hoạt động tâm linh (cũng lễ, lên đồng, tổ chức lễ hội và các lễ thức, sinh
hoạt liên quan).
2.4. Vai trò của lễ hội Phủ Dầy
2.4.1. Vai trò đáp ứng nhu cầu tâm linh cộng đồng
Mỗi một loại hình tôn giáo tín ngưỡng tâm linh đều giữ vai trò riêng có
của mình trong việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng con người. Tín
ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng cũng không
nằm ngoài mục đích đó.
2.4.2. Vai trò cố kết cộng đồng
Bản chất của các lễ hội nói chung, lễ hội cổ truyền thống nói riêng (trong
đó có lễ hội Phủ Dầy) đều mang vai trò cố kết/gắn kết các thành viên trong
cộng đồng. Một nguyên tắc bắt buộc trong các lễ hội là phải hội tụ được số
lượng người đông đảo. Lượng người này nhiều hay ít thường phụ thuộc vào
quy mô, tầm ảnh hưởng của lễ hội và sức linh thiêng của vị thần được thờ cúng.
2.4.3. Vai trò giáo dục truyền thống cộng đồng
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam nói chung và ở châu thổ sông Hồng nói
riêng đều mang trong nó các giá trị của quá khứ - lịch sử. Nó chính là hiện thân
sinh động nhất những giá trị của truyền thống, được lưu truyền theo không gian
và thời gian cho đến tận ngày nay. Lễ hội Phủ Dầy cũng không là trường hợp
ngoại lệ.
Tiểu kết chương 2
Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ được định hình trên cơ sở tín ngưỡng thờ
Nữ thần và Mẫu thần của dân gian Việt Nam truyền thống. Trải qua thời gian
và cùng với sự phát triển của xã hội, tục thờ thần Mẫu đã tích hợp tư tưởng tôn
giáo đương thời (Phật, Đạo, Nho) mà hình thành tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ.
Đến thế kỷ XVI, thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ xuất hiện vị thần
chủ Liễu Hạnh và trở nên hệ thống, chặt chẽ và bài bản hơn. Lễ hội Phủ Dầy là
sự kết tinh, biểu hiện rõ nét nhất của tín ngưỡng thờ Mẫu này tới đời sống tâm
linh cộng đồng ở Việt Nam hiện nay.
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức có quy mô hoành tráng và hội tụ những
bước cơ bản của một lễ hội cổ truyền dân gian Việt Nam. Trong lễ hội Phủ
Dầy, các bước cơ bản nói chung và các bước đặc thù nói riêng của lễ hội thờ
Mẫu Tứ phủ được sáng tỏ. Đặc biệt nghi lễ hầu/lên đồng được coi là linh hồn,
15
trung tâm, biểu hiện đặc sắc của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ. Từ đó tạo ra hệ thống
vai trò, đặc trưng của lễ hội thờ Mẫu Tứ phủ nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói
riêng tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân Việt ở vùng châu thổ
sông Hồng và trên cả đất nước Việt Nam. Lễ hội sinh ra từ nhu cầu của cộng
đồng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và từ đó nó có những ảnh hưởng/tác
động đến đời sống văn hóa của cộng đồng.
Lễ hội nói chung và lễ hội Phủ Dầy nói riêng luôn tạo ra các giá trị hoặc
hệ thống các giá trị đối với đời sống văn hóa cộng đồng. Trong lễ hội Phủ Dầy,
các giá trị của loại hình sinh hoạt tâm linh này được chỉ ra một cách rõ ràng.
Trong đó, nổi bật lên là các giá trị cơ bản như: giá trị tín ngưỡng tâm linh, giá
trị giáo dục truyền thống lịch sử, giá trị thẩm mỹ nghệ thuật, giá trị kinh tế xã
hội. Mỗi một giá trị đóng một chức năng, vai trò khác nhau đối với đời sống
văn hóa cộng đồng cư dân. Nhưng tựu chung lại, các giá trị của lễ hội Phủ Dầy
đã được tạo bởi/kết tinh từ những nhu cầu, mong muốn, nhận thức chuẩn mực
của cộng đồng cư dân Việt Nam nói chung và người dân ở châu thổ sông Hồng
nói riêng.
Chương 3
TÁC ĐỘNG - ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA LỄ HỘI PHỦ DẦY
VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
3.1. Tác động tới đời sống văn hóa cộng đồng
3.1.1. Tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng địa phương
Lễ hội Phủ Dầy đã tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất tới đời sống của
người dân địa phương sinh sống trên địa bàn hai xã Kim Thái và Vân Cát,
huyện Vụ Bản, Nam Định. Không những thế, lễ hội còn tác động gián tiếp tới
đời sống văn hóa, xã hội của người dân các xã lân cận trong huyện Vụ Bản. Đối
với nhóm cộng đồng cư dân địa phương tham gia vào các hoạt động của lễ hội,
họ vừa là chủ thể duy trì, thể hiện và sáng tạo ra các giá trị tín ngưỡng tâm linh
của lễ hội, nhưng đồng thời, họ cũng chính là khách thể hưởng thụ những giá trị
tín ngưỡng tâm linh của lễ hội. Các giá trị tín ngưỡng tâm linh của lễ hội đã tác
động mạnh mẽ tới quan niệm và đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân địa
phương. Người được chọn trở thành thành viên tham gia các công việc trong lễ
hội thường rất vinh dự và tự hào.
3.1.2. Tác động đến đời sống văn hóa cộng đồng cư dân thập phương
Bên cạnh việc ảnh hưởng/tác động đến nhóm cộng đồng cư dân địa
phương, lễ hội Phủ Giầy còn tác động đến nhóm cộng đồng cư dân là khách
thập phương nữa. Nhóm cộng đồng cư dân khách thập phương chính là nhân
16
tố quan trọng quyết định đến quy mô và tính chất đặc thù của lễ hội thờ Mẫu
Tứ phủ nói chung và lễ hội phủ Giầy nói riêng. Không giống với các lễ hội
dân gian truyền thống tại các làng xã Việt Nam khác, chỉ diễn ra trong phạm
vi và cộng đồng cư dân địa phương. Nhưng, lễ hội Phủ Dầy đã đạt đến quy
mô cấp vùng - miền (thậm chí cấp quốc gia), nên nó được tổ chức không chỉ
dành cho người dân địa phương, mà còn dành chủ yếu cho cộng đồng cư dân
thập phương.
3.2. Tác động của cộng đồng cư dân tới lễ hội Phủ Dầy
Bên cạnh những tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn hóa của
cộng đồng, thì bản thân các nhóm cộng đồng cũng có những tác động nhất định
tới lễ hội Phủ Dầy. Tuy nhiên, không giống với tác động của lễ hội Phủ Dầy tới
các nhóm cộng đồng cư dân, chúng ta có thể điều tra bằng bảng hỏi và định
lượng các mức độ tác động khác nhau, từ đó đánh giá được vai trò của lễ hội
này tới đời sống văn hóa cộng đồng cư dân. Tác động ngược trở lại của các
nhóm cộng đồng tới lễ hội Phủ Dầy khó có thể định lượng bằng con số được,
chính vì vậy chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu những thủ đền ở các đền/phủ
trong quần thể di tích Phủ Dầy.
3.2.1. Tác động của cộng đồng địa phương tới lễ hội Phủ Dầy
Để đánh giá được tác động của nhóm cộng đồng địa phương tới lễ hội
Phủ Dầy, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu các thủ nhang đồng đền như đã đề
cập ở trên. Dựa trên tổng hợp nội dung cuộc phỏng vấn, chúng tôi có đặt vấn đề
về việc ảnh hưởng/tác động của nhóm cộng đồng địa phương tới công tác tổ
chức quản lý lễ hội Phủ Dầy. Căn cứ trên nội dung trả lời của các cá nhân được
phỏng vấn sâu có tính chất định tính, chúng tôi đưa ra những đánh giá, kết luận
về sự tác động của người dân thập phương tới lễ hội Phủ Dầy.
3.2.2. Tác động của cộng đồng thập phương tới lễ hội Phủ Dầy
Bên cạnh những tác động của cộng đồng địa phương tới lễ hội Phủ Dầy,
thì còn có tác động của cộng đồng du khách thập phương. Theo chúng tôi, có lẽ
tác động của du khách thập phương tới lễ hội Phủ Dầy đôi khi còn mạnh mẽ
hơn cả cộng đồng cư dân địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu,
chúng tôi cũng không thể làm điều tra xã hội học để đo mức độ tác động bằng
số liệu thống kê. Điều này rất khó thực hiện trong việc đánh giá tác động ngược
lại. Nhưng bằng kết quả phỏng vấn sâu các thủ đền và người dân địa phương
làm dịch vụ bán hàng tại Phủ Dầy, chúng tôi có những căn cứ định tính ban đầu
để đưa ra kết luận.
17
3.3. Đánh giá chung về tình hình tác động của lễ hội Phủ Dầy đối với
đời sống văn hóa cộng đồng
3.3.1. Đối với nhóm cộng đồng cư dân địa phương
Tác động của lễ Phủ Dầy đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng cư
dân địa phương diễn ra trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên,
căn cứ trên con số thực tế, lại cho thấy rằng, những tác động của lễ hội Phủ Dầy
tới cộng đồng địa phương trên các mặt của đời sống xã hội không mạnh mẽ.
Những vấn đề phức tạp, hệ quả xấu của một nơi đông người như lễ hội
Phủ Dầy sẽ ảnh hưởng/tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Hơn thế
nữa, tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội ăn theo lễ
hội sẽ tác động không nhỏ tới đời sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng
địa phương.
3.3.2. Đối với nhóm cộng đồng cư dân thập phương
Tác động của lễ hội Phủ Dầy đã có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
đến đời sống văn hóa xã hội của cộng đồng cư dân thập phương. Tuy nhiên, căn
cứ trên số liệu điều tra, thực tế những tác động tích cực và tiêu cực của lễ hội
Phủ Dầy tới đời sống văn hóa của cộng đồng cư dân thập phương ở mức độ
thấp. Nói theo cách khác, những tác động của lễ hội Phủ Dầy tới đời sống văn
hóa xã hội cộng đồng cư dân thập phương diễn ra không mạnh mẽ. Tuy nhiên,
đối với nhóm cộng đồng cư dân thập phương lại rất thành tín về sức linh của
Thánh Mẫu khi hành hương về Phủ Dầy. Có đến 82% số người được hỏi cho
rằng những lời cầu cúng của mình đã được chứng giám và linh nghiệm. Chính
vì thế, khi đến với lễ hội Phủ Dầy, nhóm cộng đồng du khách thập phương chủ
yếu hướng đến việc cầu bình an cho bản thân và gia đình, cầu công danh, cầu
tài lộc và cầu để tai qua nạn khỏi, thoát được bệnh tật.
Tiểu kết chương 3
Các giá trị của lễ hội Phủ Dầy đã có tác động/ảnh hưởng tới các mặt cơ
bản đời sống văn hóa xã hội các nhóm cộng đồng cư dân (nhóm cư dân địa
phương, nhóm cư dân thập phương, nhóm cán bộ địa phương). Thông qua số
liệu thống kê tại địa phương Phủ Dầy, nơi diễn ra lễ hội, cho thấy rằng, sự tác
động của các giá trị lễ hội tới mọi mặt đời sống của các nhóm cộng đồng cư dân
là có những khác nhau:
Đối với nhóm cộng đồng cư dân địa phương thì giá trị kinh tế xã hội đã
tác động rất mạnh mẽ tới đời sống của họ. Thông qua lễ hội Phủ Dầy, người
dân nhóm cộng đồng địa phương đã tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ
18
cho du khách thập phương. Việc cung cấp dịch vụ này đã tạo ra: thứ nhất, công
ăn việc làm cho cộng đồng cư dân địa phương; thứ hai, nó tạo ra nguồn thu
nhập cho không chỉ các hộ gia đình, mà còn cả nguồn ngân sách cho địa
phương cấp xã, huyện. Hơn thế nữa, chính số tiền thu được từ hoạt động lễ hội
Phủ Dầy này còn được tái đầu tư cho các công trình phúc lợi của địa phương
như: điện, đường, trường, trạm. Lễ hội cũng tác động tới đời sống sinh hoạt của
nhóm các em học sinh của địa phương trên nhiều phương diện khác nhau, đặc
biệt là công việc học tập. Tuy nhiên, con số khảo sát lại cho thấy những tác
động/ảnh hưởng xấu của lễ hội tới các em gần như ở mức độ rất thấp. Trong khi
đó, nhu cầu tìm hiểu lịch sử truyền thống, vui chơi giải trí, cố kết cộng đồng lại
đóng một vai trò nhất định đối với đời sống sinh hoạt của các em.
Đối với nhóm cộng đồng cư dân thập phương, các giá trị của lễ hội Phủ
Dầy vẫn luôn đóng vai trò quan trọng tới đời sống văn hóa xã hội của họ. Tuy
nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tâm thức, nhận thức và cách ứng xử của nhóm
cộng đồng cư dân này có nhiều thay đổi. Chính vì vậy những tác động của giá
trị lễ hội Phủ Dầy tới nhóm cộng đồng này cũng có nhiều mức độ khác nhau.
Nhưng, căn cứ trên số liệu cho thấy, các giá trị của lễ hội Phủ Dầy vẫn có tác
động mạnh mẽ tới đời sống của nhóm cộng đồng cư dân này.
Chương 4
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO LỄ HỘI PHỦ DẦY
TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỘNG ĐỒNG
4.1. Các nhân tố tác động đến sự biến đổi giá trị lễ hội Phủ Dầy
hiện nay
4.1.1. Nhân tố lịch sử
Nhân tố lịch sử đã có tác động mạnh mẽ tới các hoạt động tâm linh nói
chung và lễ hội nói riêng. Trong đó lễ hội Phủ Dầy không là một trường hợp
ngoại lệ. Bản thân mỗi một tôn giáo, tín ngưỡng cũng như lễ hội gắn liền với nó
đều có lịch sử của riêng mình, đó chính là quá trình/diễn trình phát triển, từ lúc
hình thành, phát triển, thậm chí tiêu vong hay thăng trầm của bản thân loại hình
(tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội)
4.1.2. Nhân tố tôn giáo - tín ngưỡng
Bên cạnh việc lễ hội Phủ Dầy chịu sự tác động của lịch sử, thì bản thân nó
cũng chịu sự tác động của các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_le_hoi_phu_day_trong_doi_song_van_hoa_cong_d.pdf