Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Thứ nhất,về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Sắp xếp tổ chức bộ
máy hiệu quả, tiến hành tinh giản biên chế,
Thứ hai,thực hiện tốt các quy trình công tác bồi dưỡng CC, xác định
nhu cầu bồi dưỡng CC các CQCM tỉnh U Đôm Xay phù hợp với nhu cầu
thực tế,
Thứ ba, đổi mới phương giảng dạy phù hợp với đối tượng là CC các
CQCM
26 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh u đôm xay, nước cộng hõa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỹ Quản lý
hành chính công của tác giả Nguyễn Mạnh Hà "Nâng cao năng lực thực thi
công vụ cho công chức xã tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay", tác
giả luận văn đã đề cập đến một số vấn đề về lý luận, đánh giá thực trạng và
đề xuất giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ công chức xã tỉnh
Bắc giang".
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã đề cập đến sự cần thiết, yêu
cầu và các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước. Mỗi công trình nghiên cứu đề cấp đến các nội
dung khác nhau nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu toàn diện, cụ thể về
nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và thực trạng năng lực thực thi công
5
vụ, luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay trong những năm tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn đề ra các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực thực thi công vụ
của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
- Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các
cơp quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, đánh giá kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay trong những năm tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn
tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận văn và nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh dựa trên các yếu tố cấu thành
năng lực và kết quả thực thi công vụ.
-Về không gian: Nghiên cứu năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay.
-Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay từ năm 2012 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối
của Đảng nhân dân cách mạng Lào và pháp luật của Nước Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp phân tích - tổng hợp
6
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích để lý giải tính cấp thiết và
ý nghĩa mà đề tài nghiên cứu đặt ra trong nâng cao năng lực thực thi công
vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay. Luận văn
phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ công chức các cơ
quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, phân tích nguyên nhân của những hạn
chế tạo cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
Luận văn sử dụng phương pháp tổng hợp để tóm lược nội dung sau
mỗi phần phân tích, đánh giá. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái
quát vấn đề, tóm lược nội dung của từng mục và các kết luận của từng
chương của luận văn.
b. Phương pháp thống kê
Luận văn sử dụng phương pháp thống kê để thống kê các số liệu cụ
thể về thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan
chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, Nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào.
c. Phương pháp so sánh
Nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức đã được
nhiều địa phương, nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm thực hiện với những mức
độ thành công khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để đối
chiếu, so sánh việc thực hiện nhiệm vụ này ở các quốc gia và các địa phương
với tỉnh U Đôm Xay để tìm ra sự khác biệt và rút ra những bài học kinh
nghiệm.
d. Phương pháp điều tra xã hội học
Tác giả luận văn đã xây dựng bảng câu hỏi và tiến hành khảo sát
bằng phiếu hỏi ý kiến đối với cán bộ lãnh đạo tỉnh (phát ra 40 phiếu, thu lại
32 phiếu), công chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn tỉnh (phát ra
110 phiếu, thu lại 96 phiếu) và ý kiến đánh giá của người dân (phát ra 200
phiếu, thu về 160 phiếu). Dựa trên kết quả điều tra xã hội học và các số
liệu của tỉnh U Đôm Xay, luận văn đưa ra kết luận liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
7
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận
về công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; năng lực thực thi công vụ
của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; các yếu tố ảnh hưởng đến
năng lực công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
6.2. Ý nghĩa thực tế của luận văn
- Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ
của công chức tư pháp - hộ tịch tại các phường trên địa bàn quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng năng lực thực thi công vụ
của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, luận văn đề xuất
phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay góp phần nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu CCHC nhà nước.
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn làm cơ sở để chính quyền tỉnh
U Đôm Xay nghiên cứu, vận dụng vào thực tế địa phương. Nội dung của
luận văn cũng có thể làm tư liệu tham khảo cho những người quan tâm đến
vấn đề này.
7. Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụlục, luận văn kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Chương 2: Thực trạng năng lực thực thi công vụ của công chức các
cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực thực thi
công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay, Nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân Lào.
8
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰCTHỰC THI
CÔNG VỤ CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN
CẤP TỈNH
1.1. Công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
1.1.1. Khái niệm công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Khái niệm công chức
Khái niệm “công chức” gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước
tư bản phương Tây. Vào khoảng giữa những năm nửa cuối thể kỷ XIX, tại
các nước Phương Tây đã thực hiện chế độ công chức. Ngày nay, khái niệm
công chức được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, và tại mỗi
quốc gia lại có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức.
Công chức nước CHDCND Lào là công dân Lào, được tuyển dụng
và bổ nhiệm hoặc giao nhiệm vụ thường xuyên ở các cơ quan tổ chức
Đảng, nhà nước, tổ chức quần chúng ở trung ương, cấp địa phương và cơ
quan thay mặt nước CHDCND Lào ở nước ngoài và được hưởng lương và
tiền hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước
Khái niệm công chức cơ quan hành chính nhà nước
HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước, đó là
hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nước trong
quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhà nước nhằm phục vụ nhân dân,
duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
1.1.2. Đặc điểm của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh là chủ thể của nền hành
chính nhà nước, là những người thực thi quyền lực công và được đảm bảo
những điều kiện cần thiết, quyền lợi chính đáng để thực thi công vụ
* Công chức chuyên môn cấp tỉnh là lực lượng lao động chuyên
nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao
* Đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh phải am hiểu, tuân thủ các
chính sách và pháp luật
* Đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh có trách nhiệm và đạo
đức công vụ; trung thành với Đảng, Chính phủ, Tổ quốc và nhân dân
9
1.1.3. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của công chức các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh
Công chức chuyên môn cấp tỉnh là nguồn nhân lực quan trọng có vai
trò quyết định trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành
chính, là một trong những nguồn nhân lực quan trọng trong việc thực hiện
công cuộc phát triển kinh tếxã hội của đất nước.
1.1.4. Tiêu chuẩn của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
- Phải là công dân Lào, mang một quốc tịch là quốc tịch Lào từ sinh
hoặc nhập quốc tịch Lào từ 3 năm trở lên.
- Là người công dân tốt, có đạo đức tốt, trung thành với chế độ dân
chủ nhân dân
- Chưa bị Tòa án nhân dân kết án lần nào vi phạm pháp luật bằng
cách cố ý, không bị loại trừ ra khỏi các tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức
quốc tế...
- Có hồ sơ lý lịch của mình và gia đình rõ ràng
- Có trình độ chuyên môn nghề nghiệp từ trung cấp trở lên để nhận
một chức vụ hợp lý
Luật cán bộ, công chức cũng quy định một số trường hợp không
được đăng ký dự tuyển vào công chức chuyên môn, đó là:
- Không cư trú tại Lào. Quy định này nhằm bảo đảm cho công chức
có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và chức trách của mình.
- Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án,
quyết định về hình sự của tòa án mà chưa được xóa án tích...
1.2. Năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh
1.2.1. Khái niệm năng lực thực thi công vụ
1.2.1.1. Khái niệm năng lực
Năng lực là khả năng đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành
vi một cách tốt nhất trong thực hiện công việc hoặc giải quyết vấn đề để
đạt những mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2. Khái niệm năng lực thực thi công vụ
10
Năng lực thực thi công vụ của công chức là khả năng đáp ứng về
kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của công chức một cách tốt nhất
trong thực thi công vụ để hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
đạt được mục tiêu đã để ra
1.2.1.3. Năng lực thực thi công vụ của công chức chuyên môn cấp
tỉnh
Đội ngũ công chức chuyên môn cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng
trong việc tham mưu, dự thảo các chính sách, kế hoạch, chỉ tiêu phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, tham mưu quản lý các lĩnh vực của đời
sống xã hội trong phạm vi địa phương; đồng thời tham mưu triển khai các
chính sách của Trung ương và địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.
1.2.2. Các yếu tố cấu thành nên năng lực thực thi công vụ
1.2.2.1. Trình độ chuyên môn và kiến thức cơ bản
Trình độ chuyên môn và kiến thức cơ bản về hình thức được thể hiện
thông qua văn bằng, chứng chỉ của cấp học, ngành học.
Trong quá trình thực thi công vụ đòi hỏi công chức các cơ quan hành
chính nhà nước phải đảm bảo các yêu cầu về trình độ, kiến thức sau đây:
* Trình độ chuyên môn
* Trình độ lý luận chính trị
* Trình độ quản lý nhà nước
* Trình độ ngoại ngữ, tin học
1.2.2.2. Kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp
Kỹ năng nghề nghiệp là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục
một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết về kiến thức hoặc kinh
nghiệm để tạo ra kết quả mong đợi. Kỹ năng luôn có chủ đích và định
hướng rõ ràng.
Kinh nghiệm công tác là những hiểu biết, kiến thức có được do hoạt
động thực tế, từng trải trong cuộc sống, trong lao động và công tác. Kỹ
năng của cá nhân có được dựa trên cơ sở hiểu biết, kiến thức còn kinh
nghiệm công tác có được khi trải qua một quá trình lao động, công tác.
1.2.2.3. Thái độ, hành vi của công chức: thể hiện qua
* Tác phong, phong cách làm việc
11
* Trách nhiệm trong công việc
* Tinh thần phối hợp trong công tác
* Thái độ phục vụ nhân dân
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Kiến thức về quản lý nhà nước
- Kiến thức bổ trợ: ngoại ngữ, tin học
-Khả năng nhìn nhận, phân tích vấn đề, xử lý tình huống
- Kết quả công tác
- Khả năng tham mưu
- Phối hợp trong công tác
- Thái độ phục vụ nhân dân
1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
1.3.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
1.3.1. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa
1.3.2. Do đòi hỏi của yêu cầu mở cửa hội nhập và xây dựng nền
hành chính nhà nước hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả
1.3.3. Những hạn chế về năng lực của công chức các cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
1.4.1 Các yếu tố chủ quan
* Thiết bị, phương tiện và môi trường làm việc
* Chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ
* Công tác tuyển dụng công chức
* Công tác sử dụng quản lý công chức
* Công tác đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
* Công tác kiểm tra, đánh giá công chức
12
1.4.2 Các yếu tố khách quan
* Động cơ cá nhân
* Kinh nghiệm thực tiễn
* Cơ hội thăng tiến
Tiểu kết chƣơng 1
Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao năng lực thực thi công vụ
của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; khái niệm, đặc điểm, vai
trò, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn của công chức các cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh; các yếu tố cấu thành, các tiêu chí đánh giá năng lực thực thi
công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; sự cần thiết phải
nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh; các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ CỦACÔNG
CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH CỦA
TỈNH U ĐÔM XAY NƢỚC CỘNG HÕA DÂN CHỦ NHÂN LÀO
2.1. Khái quát về tỉnh U Đôm Xay Nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh U
Đôm Xay Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
* Điều kiện tự nhiên
U Đôm Xay là tỉnh miền núi nằm ở giữa 5 tỉnh phía bắc Lào, có diện
tích 15.370 km
2, chiếm 6,5% tổng diện tích cả nước, phía Bắc giáp với tỉnh
Phông Xa Lỳ và Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, phía Nam giáp với tỉnh
Xay Nha Bu Ly, phía Đông giáp tỉnh Luông Pha Bang, phía Tây giáp tỉnh
Luông Năm Thà và tỉnh Bo Kẹo.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Bằng mọi sự nỗ lực vươn lên của chính quyền và nhân dân, tỉnh U
Đôm Xay đã có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 10,3%, chuyển
13
dịch cơ cấu cây trồng, GDP năm 2011-2015 đạt được 3,162,9 tỷ kíp, GDP,
bình quân thu nhập đầu người 1.200 đôla/người/năm, so với năm 2010
tăng lên 549 đô la.
Năm 2017 nền kinh tế liên tục phát triển GDP năm 2017 đạt được
3,1690,35 tỷ kíp, GDP, bình quân thu nhập đầu người là 1.393,57
đôla/người/ năm.
2.1.2. Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
năng lực thực thi công vụ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hộivề thực chất là
khác nhau trên nhiều phương diện các yếu tố địa lý - tự nhiên tính chất và
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, tâm lý xã hội và truyền thống
văn hóa. Sự khác nhau trên nhiều phương diện như vậy đòi hỏi các đơn vị
hành chính lãnh thổ phải được tổ chức quản lý phù hợp với các điều kiện
đặc thù của chúng.
Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức và bố trí nhân sự của chính
quyền tỉnh U Đôm Xay phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, quốc
phòng an ninh ở địa phương bảo đảm sự tương thích thẩm quyền và năng
lực thực hiện của chính quyền tỉnh U Đôm Xay.
2.2. Thực trạng công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của
tỉnh U Đôn Xay
2.2.1. Về phẩm chất chính trị, đạo đức
Xuất phát từ điều kiện lịch sử, chế độ chính trị và nền văn hóa khác
nhau, mỗi quốc gia có một quan điểm khác nhau về vấn đề công chức và
đạo đức của công chức. Ở Lào, đạo đức công chức được hình thành trên cơ
sở kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của
nhân loại, đồng thời lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, chuẩn mực,
phấn đấu vì mục tiêu độc lập, hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội. Do đó,
đạo đức công chức không dừng lại ở ý thức đạo đức mà còn biểu hiện
thông qua hành vi đạo đức, nghĩa là được biểu hiện trong thực tiễn hoạt
2.2.2. Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
- Trình độ chuyên môn của công chức chuyên môn cấp tỉnh của
tỉnh U Đôm Xay tại 16 cơ quan
14
Trình độ chuyên môn Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Thạc sĩ 59 6,6
Đại học 395 45
Cao đẳng 323 36
Trung cấp 97 11
Sơ cấp 12 1,3
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
Trình độ lý luận chính trị của công chức chuyên môn cấp tỉnh
của tỉnh U Đôm Xaytại 16 cơ quan
Trình độ lý luận chính
trị
Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Cao cấp, cử nhân 54 6,2
Trung cấp 216 24,3
Sơ cấp 421 47,5
Còn lại 195 22
Tổng 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U ĐÔM XAY
- Trình độ ngoại ngữ của công chức cơ quan chuyên môn cấp
tỉnh của tỉnh U Đôm Xay
Trình độ ngoại ngữ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Đại học 73 8,2
Chứng chỉ 813 91,7
Tổng số 886 100
Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh U Đôm Xay
- Trình độ tin học của công chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh
của tỉnh U Đôm Xay
Trình độ tin học Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Trung cấp trở lên 76 8,6
Chứng chỉ 810 92
Tổng số 886 100
2.2.3. Về kỹ năng làm việc
15
Mức độ đáp ứng các kỹ năng cần thiết của công chức
Kỹ năng
Mức độ và tỷ lệ lựa chọn
Rất thành
thạo
Thành
thạo
Chưa
thành
thạo
Chưa biết
làm
SN % SN % SN % SN %
Soạn thảo văn bản 81 40,5 69
34,
5
40 20 10 5
Giao tiếp hành chính 83 41,5 80 40 31
15,
5
6 3
Tiếp nhận và xử lý
thông tin
75 37,5 76 38 35
17,
5
14 7
Viết báo cáo 80 40 58 29 42 21 20 10
Phân tích và giải
quyết công việc
79 39,5 66 33 36 18 19 9,5
Làm việc nhóm 62 31 79
39,
5
43
21,
5
16 8
Lập kế hoạch công tác
cá nhân
82 41 65
32,
5
36 18 17 8,5
Sử dụng máy tính 74 37 76 38 43
21,
5
7 3,5
Tiếp công dân 101 50,5 56 28 30 15 13 6,5
Nguồn: tác giả điều tra tháng 12/2017
2.3. Phân tích thực trạng năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay
2.3.1. Chất lượng thực thi công vụ
Thứ nhất, năng lực thực thi công vụ của công chức cơ quan chuyên
môn cấp tỉnh U Đôm Xay chưa cao, một bộ phận không nhỏ công chức làm
việc đạt kết quả thấp.
Thứ hai, kỹ năng làm việc chưa thành thạo, tính chuyên nghiệp chưa cao.
Thứ ba, chất lượng thực thi công vụ chưa cao.
2.3.2. Sự hài lòng của đối tượng được phục vụ
16
Một là: Công tác quản lý nhân sự chưa đổi mới nhiều.
Hai là: Công tác ĐTBD hiệu quả chưa cao.
Ba là: Chưa chú trọng công tác tổ chức, nhân sự.
Bốn là: Chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra, đánh giá thực thi
công vụ
2.4. Đánh giá chung về năng lực thực thi công vụ của công chức
các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay
2.4.1.Những ưu điểm
* Về trình độ chuyên môn và kiến thức cơ bản: đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn của tỉnh U Đôm Xay nhìn chung có tinh thần trách
nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, năng động và sáng tạo trong công
việc, có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, sẵn sàng tiếp cận với
kiến thức và công nghệ mới. Phần lớn đội ngũ công chức có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ được giao.
* Về kỹ năng thực thi công vụ: Kỹ năng thực thi công vụ của công chức
ngày càng được nâng cao thông qua các lớp đào tạo bồi dưỡng do các cơ
quan hành chính nhà nước tổ chức: kỹ năng nghiệp vụ cho công chức tại bộ
phận một cửa đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ công chức hành chính
thường xuyên tiếp xúc với người dân, kỹ năng giao tiếp hành chính...
* Về thái độ, hành vi của công chức trong thực thi công vụ: - Ý thức
thái độ phục vụ người dân của đội ngũ công chức ngày được nâng cao, tình
trạng quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho người dân ngày càng hạn
chế. Các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết công việc ngày càng được
công khai minh bạch tạo điều kiện cho người dân doanh nghiệp đến liên hệ
công tác.
* Về kết quả thực hiện công việc:
- Đội ngũ công chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay
nhìn chung có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao, năng
động và sáng tạo trong công việc, có kiến thức và năng lực hoạt động thực
tiễn, sẵn sàng tiếp cận với kiến thức và công nghệ mới. Phần lớn đội ngũ
17
công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành tốt và xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
2.4.2. Những hạn chế
* Về trình độ kiến thức:
Kiến thức và trình độ hiểu biết về lý luận và thực tiễn của một bộ
phận công chức chưa theo kịp yêu cầu phát triển trong tình hình hiện nay,
giải quyết công việc còn máy móc, mang tính chủ quan.
* Kỹ năng thực thi công vụ:
- Kỹ năng trong thực thi công vụ của nhiều công chức còn nhiều hạn
chế.
- Kỹ năng làm việc của một bộ phận công chức chưa thành thạo,
chưa mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả công việc chưa cao.
* Về thái độ, hành vi trong thực thi công vụ:
- Một bộ phận công chức còn có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa
quyền trong giao tiếp với người dân, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần
phục vụ trong hoạt động công vụ.
* Về kết quả thực thi công vụ của công chức:
Nhiều công chức năng lực thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn còn
thấp; chưa có tính chuyên nghiệp; thụ động trong thực thi các nhiệm vụ;
đồng thời chậm thích ứng với nhiệm vụ mới.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Hệ thống pháp luật về công vụ công chức chưa chặt chẽ đồng bộ,
công tác quản lý nhân sự đã có những thay đổi nhưng chưa thực chất.
- Công tác tuyển dụng công chức vào làm trong các cơ quan quản lý
hành chính nhà nước còn nhiều bất cập
- Cơ chế quản lý, đánh giá kiểm tra công chức chưa thực sự khoa học
và hiệu quả.
- Chính sách tiền lương chưa đảm bảo để thu hút, khuyến khích đội
ngũ công chức hành chính nhà nước làm việc.
Tiểu kết chƣơng 2
18
Đi sâu phân tích thực trạng về trình độ, kỹ năng và thái độ, kết quả
thực thi công vụ của công chức trong thực thi công vụ. Từ đó, đưa ra những
đánh giá chung về năng lực thực thi công vụ của công chức, ưu điểm, hạn
chế, bất cập và nguyên nhân của hạn chế về năng lực thực thi công vụ của
công chức các cơ quan chuyên môn tỉnh U Đôm Xay.
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC THỰC THI CÔNG VỤ
CỦA CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN CẤP TỈNH
CỦA TỈNH U ĐÔM XAY, NƢỚC CỘNG HÕA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay
3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Lào về nâng
cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức đáp ứng sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một, Phải trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng cho đội
ngũ, công chức thực thi công vụ
Hai, Nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
công chức thực thi công vụ
Ba, cán bộ, công chức thực thi công vụ tích cực rèn luyện tác phong
công tác phù hợp
Bốn, tự giáo dục, tự rèn luyện đối với cán bô, công chức thực thi
công vụ
3.1.2. Quan điểm chỉ đạo của Đảng ủy và chính quyền tỉnh U Đôn
Xay về nâng cao năng lực thực thi công vụ của cán bộ, công chức của tỉnh
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, khắc phục những hạn chế về năng
lực, trình độ
- Đổi mới công tác quản lý công chức
19
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra công vụ, tăng cường giám sát
của nhân dân
3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực thực thi công vụ của công
chức các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của tỉnh U Đôm Xay
3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tuyển dụng
công chức
3.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
3.2.1.2. Đổi mới công tác tuyển dụng công chức
3.2.2. Đổi mới công tác bố trí, phân công việc cho công chức
- Thứ nhất, cần tiến hành đánh giá tổng thể đội ngũ công chức các cơ
quan chuyên môn cấp tỉnh U Đôm Xay trên các mặt như: bản lĩnh chính
trị, năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức, yêu cầu bồi dưỡng kiến thức,....
đảm bảo cho phát triển lâu dài của nhiệm vụ chính trị.
- Thứ hai, Loại làm tốt, xuất sắc công vụ hiện tại, có thể thực hiện
nhiệm vụ cao hơn.
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
Thứ nhất,về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Sắp xếp tổ chức bộ
máy hiệu quả, tiến hành tinh giản biên chế,
Thứ hai,thực hiện tốt các quy trình công tác bồi dưỡng CC, xác định
nhu cầu bồi dưỡng CC các CQCM tỉnh U Đôm Xay phù hợp với nhu cầu
thực tế,
Thứ ba, đổi mới phương giảng dạy phù hợp với đối tượng là CC các
CQCM,
3.2.4. Hoàn thiện công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật công
chức
3.2.4.1. Đẩy mạnh việc phân loại và đánh giá công chức cơ quan
chuyên môn cấp tỉnh
3.2.4.2. Hoàn thiện công tác đánh giá việc thực hiện công việc của
công chức cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
3.2.4.3. Hoàn thiện công tác khen thưởng, kỷ luật công chức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nang_cao_nang_luc_thuc_thi_cong_vu_cua_cong.pdf