Tóm tắt Luận án Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự

Luận án được nghiên cứu theo một chu trình tổ chức chặt chẽ của các

bước, các giai đoạn và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng

của tâm lý học như: phương pháp chuyên gia; PP điều tra bằng bảng hỏi;

PP phỏng vấn sâu; PP quan sát; PP giải bài tập tình huống; PP phân tích

kết quả hoạt động; PP phân tích chân dung tâm lý; PP thực nghiệm tác

động. Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính

một cách khoa học và tường minh với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê

toán học SPSS 20.00. Đề tài sử dụng thang đo 3 bậc (3 mức) theo sự phân

bố điểm số để định mức các tiêu chí đánh giá theo độ lệch chuẩn.

pdf26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cơ sở, nền tảng cho việc hình thành, phát triển NLHHV. (2) Thái độ (đối với học viên) - yếu tố động lực của NLHHV. (3) Kỹ năng hiểu học viên - thành tố quy định tính hiệu quả của NLHHV. Các thành tố này có quan hệ biện chứng, tác động qua lại, xâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau, bổ sung và hỗ trợ nhau tạo nên NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. Một số biểu hiện cơ bản của từng thành tố: + Nhận thức (hiểu biết) của giảng viên về tâm lý học viên trong dạy học bao gồm các dấu hiệu cơ bản: (1) Hiểu biết về nhu cầu học tập của học viên (HV); (2) Hiểu biết về hứng thú học tập của HV; (3) Hiểu biết về tính tích cực học tập của HV; (4) Hiểu biết về khó khăn trong lĩnh hội kiến thức của HV; (5) Hiểu biết về khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn hoạt động quân sự của HV. + Thái độ đối với học viên trong dạy học bao gồm các dấu hiệu cơ bản: (6) Đồng cảm, chia sẻ khó khăn với học viên; (7) Tôn trọng nhân cách học viên; (8) Tin tưởng vào khả năng học tập của học viên; (9) Lắng nghe ý kiến của học viên; (10) Động viên, khích lệ học viên. + Các kỹ năng hiểu học viên trong dạy học bao gồm: (11) Kỹ năng quan sát (nhận diện tâm lý học viên); (12) Kỹ năng phát hiện vấn đề (nhận biết bản chất); (13) Kỹ năng định vị; (14) Kỹ năng đánh giá học viên; (15) Kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong dạy học Sự tổng hợp của ba thành tố tâm lý trên tạo nên NLHHV của giảng viên ĐHQS và được biểu hiện ở kết quả của hoạt động dạy (của giảng viên) và hoạt động học (của học viên). Do đó, để đánh giá NLHHV trong dạy học phải đồng thời đo đạc, tính toán các biểu hiện về nhận thức, thái độ, kỹ năng và kết quả hiểu học viên trong dạy học. + Kết quả của việc hiểu học viên trong dạy học của giảng viên được biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau: (16) GV thiết kế các tình huống dạy học phù hợp với HV; (17) GV xử lý các tình huống dạy học phù hợp với HV; (18) GV đánh giá đúng sự tiến bộ của HV; (19) GV xử lý việc dạy thích ứng với tính đa dạng của HV; (20) GV truyền đạt đúng, rõ nội dung trong các điều kiện khác nhau; (21) Học viên thích ứng nhanh trong học tập; (22) Không khí lớp học sôi nổi, dân chủ, cởi mở; (23) Mức độ hứng thú học tập trong lớp học cao; (24) Học viên nắm được nội dung bài học; 7 (25) Học viên khắc phục được khó khăn tâm lý trong học tập; (26) Học viên vận dụng được nội dung bài học vào thực tiễn hoạt động quân sự. - Mức độ và tiêu chí đánh giá năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự + Mức độ: Về nhận thức, vận dụng 06 mức độ biểu hiện năng lực của B.Bloom, luận án sử dụng 03 mức độ là: biết, hiểu, vận dụng. Về thái độ, vận dụng theo 05 cấp độ của D.R. Krathwohl; B.S. Bloom; B.B. Masia, luận án sử dụng 03 cấp độ để đánh giá thái độ đối với học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS là: tiếp thu, đáp ứng và hình thành giá trị. Về kỹ năng, vận dụng thang 05 bậc của R.H. Dave, luận án vận dụng việc đánh giá theo 03 mức độ là: thao tác, làm chuẩn xác và tự động hóa. Theo đó, quy gán khoảng điểm tương ứng với mức độ thấp; trung bình và cao. + Tiêu chí đánh giá: Mức độ thấp: (1) (Biết), GV nhận biết được khó khăn tâm lý; nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập, khả năng vận dụng thực tiễn hoạt động quân sự của HV nhưng chưa hiểu rõ. (2) (Tiếp thu), GV tiếp thu được cơ bản các giá trị của đồng cảm, chia sẻ, tôn trọng nhân cách, tin tưởng, lắng nghe, động viên, khích lệ HV nhưng còn chưa đáp ứng được mong muốn của họ và mục tiêu dạy học. (3) (Thao tác), GV biết cách thực hiện kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề, định vị, đánh giá, điều khiển, điều chỉnh trong dạy học nhưng còn máy móc. (4) (Kết quả) GV thiết kế, triển khai, xử lý các tình huống dạy - học chưa phù hợp; đánh giá chưa đúng mức độ lĩnh hội nội dung học tập; không khí lớp học căng thẳng, trầm; HV không hứng thú học tập; nắm nội dung học tập không chắc. Mức độ trung bình: (1) (Hiểu), GV hiểu tương đối đầy đủ về những khó khăn tâm lý, nhu cầu, hứng thú, tính tích cực học tập, khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn hoạt động quân sự của HV. (2) (Đáp ứng), GV đã chiếm lĩnh được các giá trị cơ bản của đồng cảm, chia sẻ, tôn trọng nhân cách, tin tưởng, lắng, động viên, khích lệ HV, đáp ứng được mong muốn của họ và mục tiêu, dạy học xác định. (3) (Làm chuẩn xác), GV đã có được sự chuẩn xác trong thực hiện kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề, định vị, đánh giá, điều khiển, điều chỉnh trong dạy học. (4) (Kết quả) GV thiết kế, triển khai, xử lý các tình huống dạy - học phù hợp; đánh giá đúng mức độ lĩnh hội nội dung học tập; không khí lớp học nghiêm túc; HV hứng thú học tập, nắm được nội dung cơ bản của bài học. 8 Mức độ cao: (1) (Vận dụng), GV hiểu sâu sắc về các khía cạnh tâm lý học viên và vận dụng việc hiểu đó một cách linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả trong giải quyết các tình huống dạy học. (2) (Hình thành giá trị), GV thể hiện rõ ý nghĩa giá trị của đồng cảm, chia sẻ, tôn trọng nhân cách, tin tưởng, lắng nghe, động viên, khích lệ HV và vận dụng tốt trong định hướng giá trị nhân HV theo mục tiêu dạy học. (3) (Tự động hóa), GV có sự dễ dàng, thuần thục trong thực hiện các kỹ năng quan sát, phát hiện vấn đề, trong định vị, đánh giá, điều khiển, điều chỉnh trong dạy học. (4) (Kết quả) GV thiết kế, triển khai, xử lý các tình huống dạy - học rất phù hợp, linh hoạt, sáng tạo; đánh giá chính xác mức độ lĩnh hội kiến thức của học viên; không khí dân chủ, cởi mở; HV hứng thú cao; thích ứng nhanh; nắm chắc nội dung và vận dụng vào tiễn quân sự một cách sáng tạo. 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên các trƣờng đại học quân sự NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhóm yếu tố. (1) Yếu tố thuộc về giảng viên bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức, xu hướng nghề nghiệp và các nét tính cách phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp sư phạm quân sự; trình độ đào tạo về kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm quân sự, nhất là kiến thức về tâm lý lứa tuổi học viên sĩ quan; kinh nghiệm thực tiễn sư phạm và thực tiễn hoạt động quân sự. (2) Yếu tố thuộc về học viên bao gồm: xu hướng nghề nghiệp quân sự; tính đa dạng của các khía cạnh tâm lý xã hội;tính tích cực học tập của học viên và tập thể lớp học. (3). Yếu tố môi trường bao gồm: đòi hỏi của sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục & đào tạo của Quốc gia và Quân đội; môi trường văn hóa sư phạm, mục tiêu, yêu cầu đào tạo của mỗi nhà trường và vai trò, trình độ phát triển của các khoa giáo viên; Sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong tình hình mới; sự tác động của tình hình khu vực, thế giới và xu thế thời đại đến quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ GD&ĐT ở các trường ĐHQS. Tiểu kết chƣơng 1 1. Năng lực hiểu học sinh là một năng lực thành phần của năng lực dạy học của người giáo viên có vai trò rất quan trọng, giúp việc nhận biết, hiểu rõ được các đặc điểm tâm lý của người học, làm cơ sở xác lập, lựa chọn nội dung, sử dụng các hình thức, phương pháp dạy học phù hợp và đạt kết 9 quả tốt. Tuy nhiên, nghiên cứu về NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS chưa có tác giả nào đề cập nên cần phải tiếp tục nghiên cứu. 2. Tiếp cận năng lực qua ba thành tố kiến thức, thái độ và kỹ năng, tác giả luận án quan niệm NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS là một phẩm chất nhân cách tổng hợp, phản ánh mức độ hiểu biết về học viên, thái độ đối với học viên và kỹ năng hiểu học viên. Luận án chỉ ra bản chất tâm lý học, xác lập các biểu hiện cụ thể của năng lực này với 3 mức độ (cao, trung bình, thấp) ứng với các tiêu chí và xếp theo các khoảng ĐTB. Phân tích đặc điểm học viên sĩ quan cấp phân đội, giảng viên và đặc điểm dạy - học đại học quân sự; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. 3. Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Quá trình nghiên cứu, luận án xác định nhóm yếu tố khách quan gồm (07 yếu tố) và nhóm yếu tố chủ quan gồm (03 yếu tố) có ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. Chúng tôi xem đây là cơ sở lí luận cho việc xác lập, sử dụng các phương pháp nghiên cứu của luận án ở chương 2 (thiết kế phiếu điều tra, phỏng vấn, xây dựng bài tập tình huống, xác lập nội dung thực nghiệm) nhằm phân tích kết quả thực trạng, lý giải nguyên nhân của thực trạng, phân tích kết quả thực nghiệm tác động sư phạm ở chương 3. Chƣơng 2 TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khái quát về khách thể, địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu: 03 trường Sĩ quan Chính trị, Sĩ quan Lục quân, Học viện Hậu cần (Đại diện khu vực phía Bắc). 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: 551 giảng viên và 425 học viên của 03 trường đại học quân sự trong diện (địa bàn) nghiên cứu. 2.2. Tổ chức nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện qua 03 giai đoạn: (1) Nghiên cứu lý luận, xây dựng khung lý luận và thiết kế công cụ đo; (2) Nghiên cứu thực tiễn, khảo sát, đánh giá thực trạng; (3) Đề xuất biện pháp và thực nghiệm tác động, xử lý số liệu, hoàn thiện luận án. 10 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể 2.3.1. Phương pháp chuyên gia: Mục đích xin ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học quân sự, giáo dục học để xây dựng khung lý thuyết, thiết kế công cụ nghiên cứu, xử lý và phân tích số liệu Hình thức: trao đổi trực tiếp, xêmina, thảo luận khoa học, phỏng vấntrong quá trình thực hiện luận án. 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm khảo sát biểu hiện và mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS qua: nhận thức, thái độ, kỹ năng; các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS; khảo sát mức độ phù hợp, tính khả thi của các biện pháp tâm lý - sư phạm cơ bản nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS hiện nay; khảo sát ý kiến đánh giá trước TN và sau TN. - Chọn mẫu khách thể nghiên cứu: + Mẫu điều tra thăm dò: Tiến hành điều tra thăm dò trên 125 giảng viên, 100 học viên tại các trường SQCT, SQLQ, HVHC. + Mẫu điều tra chính thức: là số khách thể nghiên cứu (giảng viên, học viên) được nghiên cứu nhằm tìm hiểu thực trạng biểu hiện và mức độ NLHHV của giảng viên và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó. - Thiết kế bảng hỏi: Quá trình hình thành bảng hỏi được tiến hành theo hai bước: Bước 1: Soạn thảo câu hỏi, xin ý kiến chuyên gia, điều tra thăm dò để hoàn thiện bộ câu hỏi. Bước 2: Chỉnh sửa và tiến hành điều tra chính thức. 2.3.3. Phương pháp quan sát: Thu thập các tài liệu cụ thể, sinh động về những biểu hiện các khía cạnh tâm lý học viên và giảng viên như: nhu cầu, hứng thú, thái độ, hành vi học tập của học viên; thái độ, hành vi dạy học của giảng viên. Tiến hành xác định nội dung, kế hoạch quan sát. Tiến hành quan sát hoạt động dạy - học (có tác động bằng các tình huống sư phạm), ghi chép thường xuyên, liên tục ở các lớp được nghiên cứu. 2.3.4. Phương pháp phỏng vấn: Bổ sung, kiểm tra và làm rõ hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn trên diện rộng, nhất là đánh giá thực trạng NLHHV. Nội dung phỏng vấn bám sát theo nội dung bảng hỏi đã được xây dựng theo từng vấn đề nghiên cứu. Mẫu phỏng vấn: 06 giảng viên và 06 học viên trong số các khách thể khảo sát chính. 2.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Phân tích kết quả học tập của một số khoá đại diện của TSQLQ1, SQCT, HVHC từ năm học 2011 - 2015; kết quả học tập thông qua việc làm bài thi, kiểm tra của 11 học viên các đơn vị trên. Phân tích kết quả giảng viên thực hành các hình thức dạy học trên lớp thông qua dự giờ, kết quả kiểm tra của khoa 2.3.6. Phương pháp giải bài tập tình huống sư phạm giả định: Thiết kế 30 bài tập tình huống sư phạm giả định để đo đạc, đánh giá 03 thành tố nhận thức, thái độ, kỹ năng. Bài tập tình huống được thiết kế với 3 phương án lựa chọn, trong đó: Phương án 1 (3 điểm - phù hợp nhất): cách xử lý tình huống bao gồm nhận thức đúng đắn, chính xác, có thái độ phù hợp, có sự thuần thục các kỹ năng đem lại kết quả tích cực; Phương án 2 (2 điểm - phù hợp 1 phần); Phương án 3 (1 điểm - ít phù hợp).. 2.3.7. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý: Nhằm chỉ ra các biểu hiện tâm lý đặc trưng, điển hình của NLHHV ở 03 giảng viên, làm cơ sở đánh giá, kiểm chứng chính xác, khách quan các biểu hiện tâm lý cơ bản và các mức độ NLHHV của giảng viên mà luận án đã xác lập. Các nội dung phân tích bám sát các thành tố tâm lý tạo thành và các biểu hiện của chúng; nghiên cứu kết quả giải bài tập, giảng dạy, qua đánh giá và sự tín nhiệm của chỉ huy, đồng nghiệp, học viên; quan sát hoạt động dạy học 2.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS, kiểm tra tính khách quan, đúng đắn giả thuyết TN và giả thuyết khoa học của luận án đã đưa ra. - Mẫu nghiệm thể tác động: gồm 56 giảng viên được lấy từ số mẫu khảo sát chính thức (thuộc các khoa của Trường SQCT). - Nội dung tác động thực nghiệm: luận án lựa chọn tác động vào thành tố kỹ năng tạo thành NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS bằng cách bồi dưỡng, trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng quan sát; định vị; đánh giá học viên và điều khiển, điều chỉnh trong dạy học. - Các chỉ số và thang đánh giá: Căn cứ vào các biểu hiện kỹ năng trong NLHHV của giảng viên, nội dung tác động TN, chúng tôi xác lập các chỉ số, thang đánh giá 3 mức: Thao tác, làm chuẩn xác, tự động hóa. - Công cụ đo nghiệm: Thiết kế, sử dụng 20 bài tập tình huống về kỹ năng làm bộ công cụ kiểm chứng kết quả thực nghiệm tác động. - Tiến hành các tác động thực nghiệm qua 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức; Giai đoạn 2: Hướng dẫn, củng cố cho giảng viên về cách thức, biện pháp 12 thực hành các kỹ năng hiểu học viên thông qua các tình huống sư phạm; Giai đoạn 3: Hoàn thiện các kỹ năng hiểu học viên trong dạy học. 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: (1) Xử lý số liệu định tính dùng để minh họa, hỗ trợ cho việc diễn giải và biện luận các số liệu thu được từ xử lý số liệu định lượng và thực nghiệm tác động; (2) Xử lý số liệu định lượng bằng chương trình phần mềm SPSS 20.0. Các thông số và phép thống kê được dùng trong nghiên cứu là phân tích mô tả (điểm trung bình, độ lệch chuẩn, tần suất) và thống kê suy luận (phân tích so sánh, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính). Tiểu kết chƣơng 2 Luận án được nghiên cứu theo một chu trình tổ chức chặt chẽ của các bước, các giai đoạn và phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tâm lý học như: phương pháp chuyên gia; PP điều tra bằng bảng hỏi; PP phỏng vấn sâu; PP quan sát; PP giải bài tập tình huống; PP phân tích kết quả hoạt động; PP phân tích chân dung tâm lý; PP thực nghiệm tác động. Các số liệu được xử lý theo phương pháp định lượng và định tính một cách khoa học và tường minh với sự hỗ trợ của phần mềm thống kê toán học SPSS 20.00. Đề tài sử dụng thang đo 3 bậc (3 mức) theo sự phân bố điểm số để định mức các tiêu chí đánh giá theo độ lệch chuẩn. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NĂNG LỰC HIỂU HỌC VIÊN TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 3.1. Thực trạng năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 3.1.1. Thực trạng biểu hiện và xu hướng biến đổi năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 3.1.1.1. Thực trạng biểu hiện năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự Bảng 3.1 cho thấy, thực trạng biểu hiện các thành tố tâm lý tạo thành NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS được đánh giá cao và có sự tập trung thống nhất, không có sự khác biệt lớn trong đánh giá giữa các khách thể. Tuy nhiên, điểm đánh giá chung mới chỉ dừng lại ở mức trung bình và trung bình khá (ĐTB đạt 2,28 điểm). Đánh giá về tính đúng đắn 13 của các biểu hiện có 46,58% thể hiện sự đồng ý cao, có 37,26% đồng ý nhưng còn phân vân; đặc biệt, còn 16,16% ý kiến không đồng ý. Các đánh giá nhìn chung có độ tin cậy cao, chứng tỏ các thành tố tâm lý này biểu hiện NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS là xác đáng. Bảng 3.1. Biểu hiện các thành tố tâm lý tạo thành NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự (ĐTB: 1 điểm ≤ ̅≤ 3 điểm) T T Các thành tố Lĩnh vực giảng dạy Loại khách thể Chung GV KHXH GVQS HV GV 1. Nhận thức (hiểu biết) về học viên ĐTB 2,37 2,29 2,27 2,33 2,30 ĐLC 0,27 0,31 0,32 0,29 0,31 2. Thái độ đối với học viên ĐTB 2,34 2,28 2,29 2,31 2,30 ĐLC 0,36 0,36 0,41 0,36 0,39 3. Kỹ năng hiểu học viên ĐTB 2,30 2,23 2,19 2,27 2,23 ĐLC 0,35 0,38 0,43 0,37 0,40 Điểm trung bình chung 2,34 2,27 2,25 2,30 2,28 3.1.1.2. Thực trạng xu hướng biến đổi các thành tố tâm lý tạo thành năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự Các thành tố tâm lý tạo thành NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS dự báo sẽ có sự biến đổi theo thâm niên công tác của họ và được mô tả biểu hiện ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Dự báo xu hướng biến đổi các thành tố tâm lý tạo thành NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS theo thâm niên công tác TT Các biểu hiện R2 F 1 2 3 Biến phụ thuộc: Thâm niên công tác Biến độc lập: Nhận thức về các khía cạnh tâm lý học viên trong dạy học Thái độ đối với học viên trong dạy học Kỹ năng hiểu học viên trong dạy học 0,163 0,137 0,096 8,84 * 6,57 * 4,25 * Ghi ch : ** khi p<0,01; F * khi p<0,05 Giá trị R 2 trong biểu hiện “Nhận thức về các khía cạnh tâm lý học viên trong dạy học” có xu hướng thay đổi nhiều nhất, R 2 giải thích cho 16,3% xu hướng thay đổi về nhận thức. “Thái độ đối với học viên trong dạy học” với 13,7%. Sự biến đổi thấp nhất là “Kỹ năng hiểu học viên trong dạy học” với 9,6%. Thâm niên công tác càng cao thì biểu hiện NLHHV của giảng viên trong dạy học càng nhận thức sâu sắc, rõ ràng, phù hợp và tốt hơn. 14 3.1.2. Thực trạng mức độ năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 3.1.2.1. Nhận thức về học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự Bảng 3.3. Nhận thức về học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS (ĐTB: 1 điểm ≤ ̅≤ 3 điểm) TT Các biểu hiện Lĩnh vực giảng dạy Loại khách thể Chung GV KHXH GVQS HV GV 1. Hiểu biết về nhu cầu học tập ĐTB 2,15 2,06 2,03 2,11 2,07 ĐLC 0,35 0,47 0,46 0,40 0,43 2. Hiểu biết về hứng thú học tập ĐTB 2,26 2,14 2,12 2,20 2,16 ĐLC 0,45 0,36 0,37 0,41 0,39 3. Hiểu biết về tính tích cực học tập ĐTB 2,31 2,23 2,19 2,27 2,23 ĐLC 0,33 0,30 0,33 0,32 0,33 4. Hiểu biết về khó khăn tâm lý ĐTB 2,37 2,13 2,18 2,25 2,22 ĐLC 0,42 0,34 0,38 0,38 0,38 5. Hiểu biết về khả năng vận dụng ĐTB 2,48 2,43 2,39 2,46 2,43 ĐLC 0,35 0,39 0,42 0,37 0,40 Điểm trung bình chung 2,31 2,20 2,18 2,26 2,22 (ĐTB thấp nhất = 1,87; ĐTB cao nhất = 2,53; ĐLC TB: 0,39; Mức thấp: 1-1,83; mức trung bình: 1,84-2,61; mức cao: > 2,61) Bảng 3.3 cho thấy, giá trị phản ánh mức độ nhận thức của giảng viên ĐHQS đạt mức trung bình (2,26 điểm), nhiều dấu hiệu ở mức độ trung bình khá. GVKHXHNV có nhận thức về học viên dù cao hơn nhưng vẫn chỉ ở mức trung bình với ĐTB là 2,31. Các giá trị có sự tăng lên theo thâm niên giảng dạy của giảng viên. GVQS, đã có sự khác biệt so với GVKHXHNV với ĐTB là 2,20 điểm. GVQS còn hạn chế về tri thức tâm lý học sư phạm, tâm lý học lứa tuổi học viên sĩ quan nên các dấu hiệu có điểm thấp và chưa đầy đủ. Để kiểm chứng kết quả, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả giải bài tập tình huống phản ánh nhận thức của giảng viên (từ bài tập 1- 5). Kết quả đạt điểm khá cao với ĐTB chung là 2,51 điểm; độ lệch chuẩn chung là 0,33. Đồng thời, xu hướng biến đổi nhận thức về học viên của giảng viên ĐHQS có sự tăng theo thâm niên công tác và được thể hiện ở bảng 3.4. 15 Bảng 3.4. Dự báo xu hướng biến đổi nhận thức về học viên của giảng viên theo thâm niên công tác. Stt Các biểu hiện R2 F 1 2 3 4 5 Biến phụ thuộc: Thâm niên công tác Biến độc lập: Hiểu biết về nhu cầu học tập của học viên Hiểu biết về hứng thú học tập của học viên Hiểu biết về tính tích cực học tập của học viên Hiểu biết khó khăn trong lĩnh hội kiến thức của học viên Hiểu biết về khả năng vận dụng tri thức vào thực tiễn hoạt động quân sự 0,058 0,125 0,062 0,173 0,092 3,73 * 3,31 * 4,13 * 5,24 * 7,82 ** (Ghi ch : ** khi p<0,01; F * khi p<0,05) Giá trị R 2 trong biểu hiện “hiểu biết về những khó khăn trong lĩnh hội kiến thức của học viên trong dạy học” của giảng viên có xu hướng thay đổi nhiều nhất, R 2 giải thích cho 17,3% xu hướng thay đổi về nhận thức. “hiểu biết về hứng thú học tập của học viên” giải thích cho 12,5% xu hướng thay đổi trong nhận thức về các biểu hiện này. Sự biến đổi thấp nhất là “hiểu biết về nhu cầu học tập của học viên” và “hiểu biết về tính tích cực học tập của học viên” với 5,8% và 6,2%. 3.1.2.2. Thái độ đối với học viên Bảng 3.5: Thái độ đối với học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS (1 điểm ≤ ̅≤ 3 điểm) TT Các biểu hiện Nhóm giảng viên Loại khách thể Chung GV KHXH GVQS HV GV 1. Đồng cảm, chia sẻ khó khăn với học viên ĐTB 2,37 2,35 2,35 2,36 2,36 ĐLC 0,28 0,35 0,29 0,32 0,31 2. Tôn trọng nhân cách học viên ĐTB 2,38 2,31 2,34 2,35 2,35 ĐLC 0,35 0,36 0,40 0,36 0,38 3. Tin tưởng học viên ĐTB 2,38 2,29 2,29 2,34 2,32 ĐLC 0,32 0,38 0,39 0,35 0,37 4. Lắng nghe học viên ĐTB 2,30 2,25 2,26 2,28 2,27 ĐLC 0,29 0,36 0,38 0,33 0,36 5. Động viên, khích lệ học viên ĐTB 2,26 2,27 2,21 2,27 2,24 ĐLC 0,31 0,24 0,27 0,28 0,28 Điểm trung bình 2,34 2,29 2,29 2,32 2,31 (ĐTB thấp nhất = 2,17; ĐTB cao nhất = 2,42; ĐLC TB: 0,34; Mức thấp: 1-1,97; mức TB: 1,98-2,65; mức cao: > 2,65) 16 Bảng 3.5 cho thấy, biểu hiện về thái độ đối với học viên của giảng viên ĐHQS có giá trị cao hơn thành tố nhận thức với ĐTB chung là 2,32. Do có sự khác nhau về trình độ, chuyên ngành đào tạo, chuyên môn giảng dạy và thâm niên công tác nên giữa hai nhóm giảng viên có các giá trị không ngang bằng nhau. GVKHXH&NV có giá trị cao hơn (ĐTB là 2,34 điểm). Trong khi đó, GVQS có ĐTB chỉ đạt 2,29 điểm. Như vậy, GVQS bộc lộ thái độ với học viên trong dạy học là chưa thật phù hợp. Đồng thời, dự báo xu hướng biến đổi thái độ trong NLHHV của giảng viên ĐHQS theo thâm niên công tác thể hiện khá rõ ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Dự báo xu hướng biến đổi thái độ đối với học viên của giảng viên theo thâm niên công tác Stt Các biểu hiện R2 F 1 2 3 4 5 Biến phụ thuộc: Thâm niên công tác Biến độc lập: Đồng cảm, chia sẻ khó khăn với học viên Tôn trọng nhân cách học viên Tin tưởng vào khả năng học tập của học viên Lắng nghe ý kiến của học viên Động viên, khích lệ học viên 0,105 0,161 0,085 0,067 0,074 4,91 * 6,65 ** 4,06 * 3,59 * 3,92 * Ghi ch : ** khi p<0,01; F * khi p<0,05 Giá trị R 2 trong biểu hiện về thái độ “Tôn trọng nhân cách học viên trong dạy học của giảng viên” có xu hướng thay đổi nhiều nhất, R 2 giải thích cho 16,1% xu hướng thay đổi theo thâm niên công tác. Sự biến đổi thấp nhất “Lắng nghe ý kiến của học viên” và “Động viên, khích lệ học viên với xu hướng biến đổi lần lượt là 6,7% và 7,4%. Điều này cho thấy giảng viên ĐHQS đã và đang có thái độ khá phù hợp. Tuy nhiên, sự biến đổi diễn ra còn chậm, không đồng đều giữa các nhóm giảng viên. 3.1.2.3. Kỹ năng hiểu học viên Bảng 3.7 cho thấy, GVKHXH&NV có điểm số cao hơn GVQS với ĐTB là 2,25 điểm. Giá trị cao nhất là “kỹ năng đánh giá học viên” với 2,33 điểm, thấp nhất là 2,13 điểm với “kỹ năng điều khiển, điều chỉnh”. Các giá trị vẫn ở mức trung bình, trung bình khá; một số ít GVKHXH&NV có biểu hiện ở mức độ thấp, nhất là các biểu hiện của kỹ năng điều khiển, điều chỉnh trong dạy học (2,13 điểm). Như vậy, giảng viên ĐHQS đã có kỹ năng hiểu học viên, nhưng chưa thật thuần thục và thiếu linh hoạt. Kết quả 17 của cả hai nhóm khách thể đều có sự tăng lên theo thâm niên công tác giảng dạy. Bảng 3.7: Kỹ năng hiểu học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS (1 điểm ≤ ̅≤ 3 điểm) TT Các kỹ năng Nhóm giảng viên Loại khách thể Chung GV KHXH GVQS HV GV 1. Quan sát ĐTB 2,29 2,08 2,12 2,19 2,16 ĐLC 0,30 0,28 0,30 0,29 0,30 2. Phát hiện vấn đề ĐTB 2,30 2,12 2,14 2,21 2,18 ĐLC 0,28 0,25 0,29 0,27 0,28 3. Định vị ĐTB 2,27 2,23 2,18 2,25 2,22 ĐLC 0,39 0,31 0,38 0,35 0,37 4. Đánh giá học viên ĐTB 2,33 2,24 2,21 2,29 2,25 ĐLC 0,32 0,39 0,34 0,36 0,35 5. Điều khiển, điều chỉnh ĐTB 2,13 2,02 1,97 2,08 2,03 ĐLC 0,34 0,40 0,41 0,37 0,39 6. Dự đoán tâm lý học viên ĐTB 2,19 1,98 2,00 2,09 2,05 ĐLC 0,3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnang_luc_hieu_hoc_vien_trong_day_hoc_cua_giang_vien_dai_hoc_quan_sutt_8312_1937782.pdf
Tài liệu liên quan