CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp điều chế dung dịch điện phân niken
Do đặc trưng muối cacbonat bazo niken là một loại muối xốp dễ
ngậm nước vật lý và nước hóa học cho nên việc hòa tan chúng trong
môi trường axit sẽ tạo thành dung dịch niken sunfat có độ đặc không
được mong muốn cỡ 150-250g/l. Chính vì vậy cách tốt nhất để
chuyển hóa niken thành dạng dung dịch có độ đặc mong muốn, cần
hòa tách từ oxit của chúng.
2.2. Thiết bị nghiên cứu điện phân
Hệ thống thiết bị điện phân bao gồm: Bộ nguồn một chiều, bể
điện phân, các điện cực và dây dẫn điện.
1. Nguồn điện phân: Là nguồn dùng điện 220 V, đầu ra công suất
900 W, dòng ra tối đa 30 A, và điện áp ra tối đa 30 V.
2. Bể điện phân: Làm bằng mica trắng kích thước 300 x 120 x200
mm. Beeica trắng có tác dụng giúp cho chúng ta dễ dàng quan sát
hiện tượng xảy ra trong quá trình điện phân. Bể có thiết kế lỗ xả tràn
cách mặt thoáng 50mm và ngăn chống tràn chất HTBM.
3. Điện cực catot: Số lượng 2, kích thước vùng ngập trong dung
dịch điện phân là 80 x 100 mm dày 5mm. Catot thiết kế liền khối để
gác vào thành bể một cách dễ dạng.
4. Điện cực anot: Số lượng 3, xen giữa anot là 2 catot để đảm bảo
quá trình phóng điện ở catot được diễn ra đồng đều. Điện cực catot
bằng hợp kim của chì, antimon và bạc nhằm đảm bảo quá trình
phóng điện của anot rất tốt mà anot vẫn không bị hòa tan (bị trơ).
Kích thước của anot: Phần ngập trong dung dịch điện phân 80 x
100mm, dày 5mm.
33 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 739 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của các tạp chất và một số yếu tố đến chất lượng niken điện phân với nguồn bổ sung cacbonat bazo niken, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rạng thái hệ 3 nguyên H2O-Fe
Giản đồ trạng thái hệ 2 cấu tử
H2O-Fe tuy có sẵn trong các tài
liệu nhưng ở Việt Nam chưa có
một nghiên cứu giản đồ trạng thái
hệ Fe-H2O mang tính chuyên sâu,
vì thế cần thiết đưa giản đồ này
vào nhằm mục đích phân tích
ứng dụng dễ dàng hơn, ngoài ra
giản đồ E-pH hệ H2O-Fe còn là
tài liệu hữu ích cho các nghiên
cứu sau này xoay quanh vấn đề
ăn mòn của sắt. Với quy định là
đường giới hạn giữa các chất là
đường chấm, các số ghi trên giản
đồ cũng chính là số thứ tự các
phản ứng.
Vùng tồn tại của ion Fe3+ rất hẹp pH < 2,5, tuy nhiên thực tế ion
Fe3+ vẫn tồn tại trong dung dịch dạng phức FeOH , 2OHFe và
Hình 3. 1: Giản đồ trạng thái
cân bằng của sắt
11
vùng tồn tại của ion này là pH 2,5 cho đến 4,8. Tuy vùng tồn tại của
các ion này với độ pH rất rộng nhưng nồng độ của nó lại rất thấp.
Ion Fe2+ lại rất dễ dàng chuyển hóa thành Fe3+ bằng cách tăng thế
điện cực của Fe2+ vượt quá mốc 0,771V ở mốc pH dưới 2,43.
Thực tế cho thấy người ta đã tách sắt bằng cách chuyển hóa sắt 2
thành Fe3+ và cho kết tủa chúng ở pH 4,84.
3.1.1.2. Giản đồ trạng thái hệ 3 nguyên H2O-Cu
Giản đồ trạng thái E-pH cân
bằng của đồng cho thấy vùng tồn tại
của ion Cu2+ là pH < 4, nếu pH tiếp
tục lớn hơn 4 cho đến 6 thì ngay lập
tức Cu2+ sẽ chuyển về dạng
Cu(OH)2, CuO hoặc Cu2O hoặc
Cu2O3.
Thực chất vùng tồn tại của Cu2+
có thể pH lên đến trên 6, tuy nhiên
khi pH trên 4 thì ion đồng bị kết tủa
rất nhiều, lúc đó nồng độ của nó
< 0,01 mol/l.
3.1.1.3. Giản đồ trạng thái hệ 3 nguyên H2O – Ni
Khi nghiên cứu quá trình điện phân kim loại, một dung dịch mà
tương tác của ion kim loại với các ion trong dung dịch (ghép hệ Me-
H2O và hệ dung dịch điện phân) mà không hình thành một chất hoặc
ion nào mới, hoặc có nhưng số liệu nhiệt động học hoặc chất đó có
độ hòa tan rất lớn thì người ta sử dụng ngay giản đồ Me – H2O để
khảo sát.
Giản đồ Ni-H2O gồm 3 hệ thống cân bằng: Cân bằng giữa các
ion, cân bằng giữa chất rắn với chất rắn và các chất rắn với in của
thiếc.
Cân bằng giữa các ion: Niken chủ yếu tan tạo thành ion Ni2+, chỉ
khi pH quá cao thì Ni(OH)2 mới bắt đầu phân ly thành ion HNiO2-.
Khi pH < 7 thì Niken tan tạo thành ion, chỉ khi pH < 6 ion niken mới
bắt đầu chiếm ưu thế. Khi pH lớn hơn thì niken bắt đầu bị kết tủa
chuyển thành Ni(OH)2, chỉ khi pH rất cao trên 12 thì Ni(OH)2 mới bị
phân ly một phần tạo thành HNiO2-.
Khi điện thế có giá trị < -0,25 V tạo thành niken hoàn toàn. Khi
điện thế lớn hơn > -0,25 V niken bắt đầu tan ra tạo thành Ni2+. Càng
Hình 3.2: Giản đồ trạng thái
cân bằng của đồng
12
tăng điện thế thì Ni càng tăng nhiều nhưng khi tăng đến > 2V thì bắt
đầu tạo thành NiO2. Vì vậy không nên để điện áp quá cao hơn 4V, vì
lúc này trên điện cực dương sẽ có nguy cơ tạo thành NiO2.
Khi pH >12 và điện thế có giá trị -0,5V đến 0,5V thì Ni có thể bị
oxy hóa thành Ni2+ nhưng ngay lập tức nó bị thủy phân thành
Ni(OH)2 hay
2HNiO .
Khi điện thế - 0,5 V đến 0,5 V, pH tăng dần từ 11,5 lên trên 12 thì
có sự thủy phân của hidroxit niken thành
2HNiO .
Khi pH tăng từ 9 đến 12 môi trường kiềm mạnh. Nếu ta tăng thế
điện cực lớn hơn - 0,5V thì Ni sẽ bị
tan nhưng không tạo thành ion mà
ưu tiên thủy phân tạo thành niken
hydroxit.
Khi pH tăng từ 9 đến 12 môi
trường kiềm mạnh. Nếu ta tăng thế
điện cực lớn hơn 0,5V thì Ni(OH)2
sẽ bị phân hủy thành dạng oxit bền
hơn Ni3O4.
Nhận xét: Đồ thị E-pH của các
hệ sắt, đồng, niken trong nước thể
hiện trong các hình 5.1, 5.2, 5.3 cho
thấy rằng vùng tồn tại của các ion
đồng, sắt niken là hoàn toàn khác
nhau trong đó ion niken có dải tồn tại rộng nhất pH < 5,5 trong khi
đó của đồng là pH < 4 và của sắt 3 là pH < 0 như vậy về mặt nguyên
tắc ta có thể nâng cao độ pH trên 4 là có thể tách triệt để ion đồng và
sắt ra khỏi dung dịch chứa niken
3.1.1. Lựa chọn cacbonat bazo niken làm nguyên liệu bổ sung ion
niken cho điện phân
Nghiên cứu sinh đã nghiên cứu lựa chọn hai đối tượng để bổ sung
ion niken cho quá trình điện phân là Ni(OH)2 và NiCO3.nNi(OH)2.
Hợp chất NiCO3.nNi(OH)2 được gọi là cacbonat bazo niken và nó có
nhiều dạng liên kết phân tử khác nhau nhưng trong tự nhiên thường
tồn tại ở dạng hợp chất có công thức phân tử là
2NiCO3.3Ni(OH)2.4H2O. Đầu tiên, tiến hành điện phân dung dịch
niken với nguồn cấp ion Ni2+ là hai loại hợp chất trên và ổn định độ
Hình 3.3: Giản đồ trạng thái
E-pH của Ni ở 250C
13
pH =3. Để kiểm chứng xem ảnh hưởng của chúng đến năng suất điện
phân cần tiến hành thực nghiệm trong điều kiện sau: điện phân với
mật độ dòng khác nhau và duy trì độ kiềm của dung dịch ở pH = 3
bằng 2 nguyên liệu khác nhau. Sau cùng thời gian 10h các mẫu được
cân xác định khối lượng. Nguyên liệu từ cacbonat bazơ niken cho
phép điện phân với năng suất cao hơn hẳn nguyên liệu từ hydroxyt
niken, và khối lượng niken điện phân cũng hoàn toàn tuân theo định
luật Pharaday. Điều này có thể giải thích như sau: Khi được bổ sung
vào dung dịch điện phân cacbonat bazơ niken được hoà tan bởi axit
sulfuric dư có tạo ra khí CO2 thành bọt thoát lên trên như phương
trình.
NiCO3.nNi(OH)2 + (n+1)H2SO4 = (n+1)NiSO4 + (n+1)H2O + CO2↑
Khi phản ứng này xảy ra bọt khí này thoát lên mãnh liệt (khiến
từng mảng nhỏ muối cacbonat niken bị xé nhỏ, nở phồng giảm tỷ
trọng và trôi nổi trên bề mặt dung dịch) vô tình làm khuấy trộn dung
dịch, nhờ đó góp phần làm giảm phân cực nồng độ, tạo điều kiện cho
quá trình phóng điện của ion niken và kết tủa lên catôt được thuận
lợi. Còn hydroxyt niken khi tham gia phản ứng không tạo ra pha khí
nên không xảy ra quá trình khuấy trộn tự nhiên này, không cải thiện
được phân cực nồng độ nên sự phóng điện của ion niken và kết tủa
lên catôt bị ức chế làm cho năng suất bị thấp hơn hẳn (khoảng 30 –
40%) so với trường hợp kia. Chính quá trình khuấy trộn tự nhiên
không được cải thiện nếu dùng hydroxyt niken nên tấm màng niken
catot không được đồng đều về độ dày, phía trên mỏng hơn còn vùng
dưới lại dày hơn.
Ban đầu hydroxyt niken vào bể nó nặng và chìm xuống đáy, sau
đó xảy ra phản ứng hoà tan niken làm cho mật độ Ni2+ lớp đáy cao
hơn lớp trên bởi quá trình chậm khuếch tán, hơn nữa chính bản thân
niken là kim loại nặng cho nên khả năng khuếch tán tự nhiên của nó
càng kém, điều này đã làm cho độ dày của tấm màng niken catot
không đồng đều theo chiều cao của lớp bể mạ. Đặc biệt khi tăng mật
độ dòng, mối quan hệ giữa lượng niken kết tủa với mật độ dòng càng
không tuân theo định luật Faraday vì chế độ khuếch tán không có sự
khuấy trộn càng không thể bảo đảm cung cấp đủ ion niken Ni2+ cho
quá trình phóng điện trên catôt và đây là hiệu quả của sự phát sinh
phân cực khuếch tán do chậm cung cấp ion niken.
Ngoài ra còn một lý do khác nữa để giải thích hiện tượng điện
phân bằng muối cacbonat bazo tốt hơn đó là:
14
- Nếu điện phân bằng muối cacbonat bazo niken thì phân tử muối
này có chứa gốc CO3 nên khi nó vào trong bể điện phân thì phân tử
này sẽ sủi bọt và dễ dàng xé nhỏ thành các phần nhỏ để rồi nó luôn
luôn nổi lên trên bề mặt bể điện phân. Nhờ vậy các gốc hydroxit đủ
thời gian để có thể phản ứng với axit trong bể điện phân thành ion
niken.
- Nếu điện phân bằng nguyên liệu hydroxit niken thì hiện tượng
trôi nổi không xảy ra nữa. Do đó, có thể xảy ra hàng loạt các chuỗi
phản ứng điện hóa phức tạp như sau:
Đầu tiên các hydroxit niken này trôi nổi bám vào bề mặt anot, tại
đây quá trình phóng điện bắt đầu xảy ra. Theo giản đồ thế điện cực
hình 3.3 ta dễ dàng thấy rằng thế điện cực của Ni(OH)2 nhỏ hơn
nhiều so với thế điện cực của OH-. Vì vậy Ni(OH)2 dễ dàng phóng
điện tử theo phản ứng:
0
10
20
30
40
50
60
1 3 5 7 9
Mật độ dòng (A/dm2)
m
(
g
)
NiCO3.nNi(OH)2
Ni(OH)2
Hình 3.4: Lượng niken kết tủa phụ
thuộc vào mật độ dòng và nguồn
cấp liệu
0
50
100
150
200
250
300
0 5 10 15 20 25 30 35 40
Ni(OH)2
Ni(OH)2.nNiCO3
(h)
(µm)
Hình 3.5: Độ chênh lệch độ
dày giữa nửa trên và nửa dưới
tấm điện phân phụ thuộc vào
thời gian và nguyên liệu bổ
sung ion niken
4322 2223 ONiOHHeOHNi
Sản phẩm Ni3O4 hình thành tiếp tục phóng điện do thế điện cực
của oxit này nhỏ hơn của OH-:
32432 3222 ONiHeONiOH
Do thế điện cực của Ni2O3 luôn luôn xấp xỉ với thế điện cực của
OH- nên oxit Ni2O3 này còn có thể tiếp tục phóng điện để tạo thành
oxit NiO2 bền hơn:
15
2322 222 NiOHeONiOH
.
Vì vậy, sản phẩm cuối cùng của chuỗi phản ứng này có thể gồm
Ni2O3 và NiO2. Các sản phẩm này tạo thành bùn lắng xuống đáy anot
tạo thành bùn dương cực, để minh chứng cho điều này chúng tôi đã
lấy bùn anot mang đi phân tích X-RAY, kết quả phân tích thể hiện
trên hình 3.6 và hình 3.7 cho thấy bùn dương cực của mẻ điện phân
thí nghiệm đối với nguồn nguyên liệu cấp vào là Ni(OH)2 rõ ràng có
tồn tại pha oxit niken NiO2 và Ni2O3. Kết quả phân tích X-RAY càng
giải thích chỉ rõ ở mật độ dòng cao 8 A/dm2, nguồn nguyên liệu cấp
Ni(OH)2 thì khối lượng kim loại thu được lại càng ít (28,2 g) so với
nguồn nguyên liệu cấp cacbonat bazo niken (51,1 g).
Hình 3.6: Kết quả phân tích
thành phần bùn anot điện phân
bằng Ni(OH)2
Hình 3.7: Kết quả phân tích thành
phần bùn anot điện phân bằng
NiCO3.nNi(OH)2
Từ kết quả thực nghiệm trên, có thể thấy rằng sử dụng muối
cacbonat bazơ niken NiCO3.nNi(OH)2 làm nguyên liệu cấp ion Ni2+
cho quá trình điện phân niken phù hợp hơn. Muối cacbonatbazo
niken cho lượng niken kết tủa lớn hơn hẳn so với việc sử dụng muối
bazo niken, nhờ vậy mà có thể giảm được tiêu hao điện năng, thời
gian điện phân, nâng cao năng suất và cải thiện sự đồng đều bề mặt
của tấm màng niken điện phân trên điện cực trơ titan.
3.2. Loại bỏ tạp chất kim loại
3.2.1. Tách tạp kim loại đồng ra khỏi dung dịch chứa niken
3.2.1.1. Khử đồng bằng sắt
Dung dịch nêu trong bảng 1.1 được khuấy trộn cùng với bột sắt
nhằm mục đích kết tủa đồng kim loại. Bản chất của phương pháp là
16
tách đồng bằng phương pháp xi măng hóa hay nội điện phân tức là
dùng kim loại có thế điện cực âm hơn đồng, đẩy đồng ra khỏi gốc
sunfat và kết tủa ở dạng đồng kim loại. Phản ứng cơ bản của phương
pháp này là:
CuSO4 + Fe = Cu + FeSO4
Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp khử đồng bằng sắt rất
hiệu quả để khử đồng, tuy nhiên nồng độ ion đồng sau khử vẫn còn
lớn cỡ 33 mg/l, nồng độ ion đồng lớn như vậy sẽ không đạt tiêu
chuẩn để điện phân niken, chính vì vậy chúng ta cần phải tiếp tục
khử sâu đồng bằng phương pháp khác.
3.2.1.2. Khử đồng bằng biện pháp tạo atacamit
Trong môi trường thích hợp atacamit sẽ phản ứng:
3NaOH + 2CuSO4 + NaCl = Cu2Cl(OH)3↓ + 2Na2SO4
Trong môi trường như vậy, sắt II và ion niken hầu như không
phản ứng. Phân tích thành
phần dung dịch sau khi tủa
atacamit ta thu được đồ thị
hình 3.8:
- Đồ thị hình 3.8 đã chỉ ra
rằng khả năng khử ion đồng
rất tốt hơn cả ion sắt 2, tại
mức pH 5,5 hầu như đồng đã
kết tủa về dạng atacamit,
phương pháp này cho phép kết
tủa đồng chỉ còn hàm lượng
cỡ 18 mg/l.
- Phương pháp này rất khả
quan để có thể tách sâu đồng,
tuy nhiên nó lại có nhược
điểm thêm hàm lượng clo vào dung dịch gây ảnh hưởng đến sản
phẩm điện phân niken.
3.2.1.3. Khử sâu đồng bằng kẽm
Phản ứng khử đồng bằng kẽm được mô tả như sau:
Zn + Cu2+ = Zn2+ + Cu (3.1)
Zn + 2H+ = Zn2+ + H2 (3.2)
Ban đầu kẽm cho vào dung dịch để phản ứng khử đồng theo (3.1),
tuy nhiên quan sát thực tế cho thấy sản phẩm sinh ra lại có màu đen,
0
20
40
60
80
100
120
140
160
3 3,5 4 4,5 5 5,5 6
Hình 3.8: Nồng độ ion Cu2+ trong
dung dịch còn lại bằng phương
pháp kết tủa atacamit
17
nguyên nhân là do phản ứng (3.1) diễn ra rất nhanh sinh ra Cu hoạt
hóa, oxy hoạt hóa này chưa kịp tạo thành mạng tinh thể thì đã bị oxy
hóa với oxy hòa tan trong dung dịch.
2Cu + O2 = 2CuO (3.3)
CuO sinh ra bám chặt vào bề mặt kẽm làm cản trở phản ứng tiếp
tục xảy ra (hình 3.9). Đây chính là lý do tại sao khi phân tích dung
dịch sau khử đồng bằng kẽm vẫn còn tới 175 mg Cu/l.
Lý do nữa làm cho quá trình khử kẽm trong môi trường pH 3
không thuận lợi là do ion H+ trong môi trường có một lượng nhỏ đủ
để phản ứng với kẽm. Do độ hạt của phân tử hidro rất nhỏ nên một
phần nó sẽ bám dính chặt vào bề mặt kẽm làm cản trở phản ứng tiếp
tục xảy ra.
Để khắc phục hiện tượng
này cần giảm độ pH xuống 1
bằng cách bổ sung thêm axit
sunfuric vào dung dịch. Nhờ
vậy mà quá trình khử Cu
triệt để hơn, nồng độ ion
đồng trong dung dịch chỉ
còn 2 mg/l. Đây là một kết
quả rất tốt đảm bảo tách triệt
để đồng ra khỏi dung dịch.
Cơ chế của quá trình tách
triệt để đồng có thể giải
thích như sau:
- Ban đầu Zn phản ứng với
H+ sinh ra nhiều bọt hydro bám
chặt vào bề mặt kẽm làm cản
trở phản ứng.
- Tuy nhiên ion đồng cũng
phản ứng với kẽm sinh ra Cu
hoạt hóa. Cu hoạt hóa này rất
dễ bị oxy hóa, đồng thời Cu
hoạt hóa này cũng là chất dẫn
điện rất tốt nó đã hút các điện
tử về phía mình, đồng thời
phản ứng với H+ trong dung
dịch sinh ra rất nhiều bọt H2
Hình 3.9: Cơ chế phản ứng tạo
thành CuO bằng Zn
Hình 3.10: Sự khử đồng của kẽm
thuận lợi hơn nếu bổ sung và giữ
pH của dung dịch dưới 1
18
bám vào bề mặt nguyên tử Cu. Nhờ vậy mà nguyên tử Cu không bị
oxy hóa bề mặt.
- Do H2 bám vào bề mặt Cu hoạt hóa cản trở quá trình oxy hóa
của đồng, các nguyên tử đồng cũng có đủ thời gian để liên kết với
nhau tạo thành mạng tinh thể hoàn chỉnh, không còn bị oxy hóa nữa.
Các nguyên tử đồng tụ lại thành từng mảng và nổi lên trên nhờ bọt
khí H2.
3.2.1.4. Kết luận về các phương pháp khử đồng ra khỏi dung dịch
chứa niken
Luận văn tôi nghiên cứu ba phương pháp chính đó là khử bằng
sắt, khử bằng phương pháp tạo atacamit, và khử sâu bằng phương
pháp Zn. Trong đó hiệu quả khử đồng bằng các phương pháp được
tóm tắt trong bảng 3.1.
- Phương pháp khử bằng kẽm cho phép khử triệt để nhất, sau đó mới
tới phương pháp tạo atacamit và cuối cùng là khử bằng sắt.
- Phương pháp khử kẽm cho
phép khử triệt để nhất, song lại
có tạp chất kẽm phát sinh và làm
cho độ pH của dung dịch thấp
hơn so với độ pH ban đầu.
- Phương pháp chế tạo atacamit
cho phép khử sắt tương đối tốt
nhưng lại phát sinh thêm tạp
chứa cloua, natri,.
- Phương pháp khử đồng bằng
sắt có hiệu quả vừa nhưng ion
sắt phát sinh ở dạng hóa trị II, dễ dàng chuyển thành sắt III; đây là
điều kiện thuận lợi để khử sắt và các tạp chất ở pH thấp.
Nghiên cứu sinh chọn phương pháp khử đồng bằng sắt là phương
pháp tối ưu bởi đồng bị khử khá tốt, nếu còn sót lại vài mg đồng thì
nó cũng sẽ dễ dàng bị khử nốt trong công đoạn khử sắt tiếp theo.
3.2.2. Tách tạp chất sắt ra khỏi dung dịch chứa niken
3.2.2.1. Ảnh hưởng của nguyên tố sắt đến chất lượng niken điện
phân
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi tạp chất sắt tăng lên thì khả năng
phóng điện của ion niken kém đi. Điều này đã thể hiện rõ trên đường
cong phân cực catot đối với điện phân niken (hình 3.11).
Bảng 3.1: Hiệu quả khử đồng
bằng các phương pháp khác
nhau
Phương pháp
Nồng độ ion
đồng sau khử
(mg/l)
Khử bằng sắt 33
Tạo atacamit 18
Khử bằng kẽm 2
19
Đồ thị hình 3.11 cho thấy khi hàm lượng tạp chất sắt tăng trên 1%
thì có hiện tượng tương tác với ion niken làm tăng thế điện cực của
bản thân nó và giảm tốc độ phóng điện của niken thậm chí làm cho
niken chỉ có thể phóng điện ở mật độ dòng tới hạn.
3.2.2.2. Các phương pháp khử sắt ra khỏi dung dịch chứa niken
3.2.2.2.1. Nguyên tắc khử sắt ra khỏi dung dịch chứa niken
Ion sắt II có vùng tồn tại rất lớn tới pH 8. Trong khi đó vùng pH
rất hẹp, khi pH = 2 thì ion sắt III tồn tại ở trạng thái tự do trong dung
dịch với nồng độ rất thấp, thay vào đó nó sẽ bị thủy phân thành dạng
Fe(OH)+, và Fe(OH)2+, tuy nhiên dạng thủy phân của hai ion này
cũng có nồng độ rất thấp. Tại độ pH 4,8 thì hầu như sắt III đã kết tủa.
Dựa vào đặc tính này mà người ta nghĩ tới phương pháp khử sắt II
trong dung dịch bằng cách oxy hóa chúng thành sắt III bằng các tác
nhân oxy hóa như oxy, oxy già, clo hay kali permanganat. Sau khi
chuyển hóa hoàn toàn thành sắt III thì kết tủa ion này ở độ pH 4,8
bằng cách cho các tác nhân kiềm vào trong dung dịch.
Dựa vào sự chênh lệch về độ pH khi kết tủa sắt và niken lớn cho
nên phương pháp chủ đạo để tách sắt ra khỏi dung dịch chứa niken là
oxy hóa sắt II thành sắt III sau đó kết tủa sắt III ở độ pH 4,8 bằng
cách sử dụng tác nhân kiềm. Tuy nhiên việc bổ sung các chất kiềm
khác nhau cũng tạo nên điều kiện điện hóa và hóa học có ảnh hưởng
lớn đến thế điện cực kim loại có thể làm cho ion của chúng bị kết tủa
ở pH thấp hơn so với đồ thị đã nêu. Chúng ta cần tiến hành đối với
các chất kiềm và sự kết hợp giữa chúng với nhau để xác định chế độ
khử tốt nhất và kìm giữ tối đa niken trong dung dịch.
1. Đp bằng cacbonat bazo niken sạch
2. Đp bằng cacboanat bazo niken lẫn 0,02% Fe
3. Đp bằng cacboanat bazo niken lẫn 1 % Fe
4. Đp bằng cacboanat bazo niken lẫn 2 % Fe
5. Đp bằng cacboanat bazo niken lẫn 3 % Fe
Hình 3.11: Hàm lượng tạp chất sắt trong cacboanat bazo ảnh hưởng
xấu đến sự phóng điện của niken
20
Trong quá trình khử sắt bằng các chất kiềm cũng góp phần làm
cho ion đồng bị kết tủa góp phần làm sạch dung dịch niken hơn.
3.2.2.2.2. Các phương pháp khử sắt ra khỏi dung dịch chứa niken
Để hiệu quả khử sắt bằng phương pháp kết tủa diễn ra triệt để và
khử đồng được sâu hơn nữa tôi chọn dung dịch cần xử lý là dung
dịch sau khử đồng bằng sắt được nêu trong bảng 3.2, trong đó nồng
độ các ion (mg/l) là:
Bảng 3.2: Nồng độ các ion trong dung dịch trước khi khử sắt (mg/l)
Ni2+ Fe2+ Cu2+ Ca2+ Na+
12435 992 33 26 114
Đầu tiên tiến hành oxy hóa sắt II thành sắt III bằng oxy già có
tính oxy hóa rất mạnh, nâng độ pH của dung dịch sau khi khử đồng
trong bảng 3.2 lên 3 để ion sắt II có điều kiện chuyển hóa triệt để
bằng cách bổ sung thêm axit sunfuric vào dung dịch. Phản ứng
chuyển hóa diễn ra như sau:
Fe2+ + H2O2 = Fe3+ + H2O + 1/2O2 (3.4)
Để kết tủa sắt III tối đa mà vẫn giữ được tối đa ion Ni2+ trong
dung dịch, chúng tôi cho các chất kiềm gồm có NaOH, Na2CO3,
NH4OH, (NH4)2CO3, Ca(OH)2. Các chất kiềm này đều là các hóa
chất độ sạch cao tới 99,8%.
Trên hình 3.12 các đường cong biểu diễn sự thay đổi của pH diễn
ra theo 3 quy luật chính:
- Các đường biến thiên pH của chất kiềm hoặc hỗn hợp kiềm hệ
2
3CO đều phát triển tăng vượt giá trị 6 và tiệm cận rồi ổn định ở
một mức nào đó. Các phản ứng hóa học có thể xảy ra như sau:
Fe2(SO4)3 + Na2CO3 Na2SO4 + Fe2(CO3)3 (3.5)
Khi thừa chất kiềm sẽ xảy ra phản ứng sau:
Phản ứng thủy phân:
Na2CO3 + H2O NaHCO3 + NaOH (3.6)
NiSO4 + NaHCO3 + NaOH Na2SO4 + NiCO3nNi(OH)2 (3.7)
CuSO4 + NaHCO3 +NaOH →CuCO3.nCu(OH)2↓ +Na2SO4 (3.8)
- Các đường biến thiên pH của chất kiềm hệ OH- lại có xu hướng
giảm xuống thấp hơn 6 và cũng tiệm cận rồi ổn định ở mức nào đó.
Các phản ứng đặc trưng như sau:
Fe2(SO4)3 + NaOH Na2SO4 + Fe(OH)3 (3.9)
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4 (3.10)
21
Khi thừa chất kiềm sẽ xảy ra phản ứng sau:
NiSO4 + NaOH Na2SO4 + Ni(OH)2 (3.11)
- Các đường biến thiên pH của hỗn hợp chất kiềm hệ OH- + CO32-
lúc đầu giảm thấp hơn 6, sau một thời gian (khoảng 5h) lại tăng lên
vượt 6 và ổn định ở mức thấp hơn các đường của hệ CO32-. Các phản
ứng hóa học có thể xảy ra như sau:
Phản ứng 3.12 làm tiêu hao chất kiềm mạnh NH4OH do đó thời
gian đầu (khoảng 2h) pH của dung dịch giảm thấp hơn 6 - đường
cong biến thiên đi xuống. Nhưng phản ứng 5.13 lại có tác dụng làm
tăng độ kiềm do khí CO2 bay đi, kết quả đường cong biến thiên đi lên
vượt qua giá trị 6 và ổn định dần ở mức thấp hơn các đường cong
biến thiên của hệ kiềm CO32-. Đường cong đặc trưng trong trường
hợp này là đường 6 trên hình 3.12.
5
5,5
6
6,5
7
7,5
0 5 10 15 20
T, h
P
H
1[NH4HCO3]
2[NH4HCO3+Na2CO3]
3[Ca(OH)2]
4[Na2CO3]
5[NaOH]
6[NH4HCO3+NH4OH]
7[NH4OH]
Hình 3.12: Sự thay đổi độ pH của dung dịch sơ cấp trong quá trình
khử tạp chất khi sử dụng các mẫu khử 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Fe2(SO4)3 + NH4OH (NH4)2SO4 + Fe(OH)3 (3.12)
Fe2(SO4)3 +6NH4HCO3 3(NH4)2SO4 +3H2O+3CO2+Fe2(CO3)3(3.13)
Như vậy, sẽ suất hiện mâu thuẫn là ion niken Ni2+ chỉ bắt đầu bị
kết tủa khi pH > 6,1. Tuy nhiên, căn cứ giản đồ trạng thái E-pH hình
4.3 thì điều này chỉ đúng khi các phản ứng hóa học hoặc điện hóa
xảy ra trong dung dịch bảo đảm thế điện cực của niken nằm trong
khoảng (-0,23 0,5V). Có thể thấy rằng sự có mặt của các chất kiềm
mạnh hệ OH- đã làm thay đổi bản chất điện hóa của dung dịch làm
cho thế điện cực của niken tăng vọt lên trên 0,5V và vì thế độ pH kết
tủa của ion niken Ni2+ giảm đi. Ví dụ, trong trường hợp dùng NaOH
22
làm chất khử như đã trình bày ở các hình và bảng trên thì thế điện
cực tồn tại của ion niken có thể đạt trên 1,15 V ứng với sự kết tủa ion
niken ở độ pH ~ 5.3. Trên biểu đồ Pourbaix đường xuất phát từ vị trí
trên trục hoành ứng với pH ~ 5.3 đã chỉ rõ điểm kết tủa nằm trên
đoạn nghiêng (hình 3.3).
Đối chiếu kết quả phân tích dung dịch được khử bằng các chất
kiềm ta thấy ion niken của dung dịch bị khử nhiều hơn khi dùng chất
kiềm mạnh hệ OH- (NaOH, NH4OH), tức là khi thế điện cực của
niken trong điều kiện điện hóa, hóa học của dung dịch tăng cao hơn
0,5V thì lượng ion niken bị khử tăng lên. Căn cứ vào đó có thể dự
đoán rằng nếu thiết lập chế độ khử với các chất khử bảo đảm thế điện
cực Ni nằm trong khoảng (-0,23 0,5V) thì lượng ion niken tổn hao
do bị khử sẽ giảm thiểu tối đa. Trong trường hợp này đoạn thẳng 7 sẽ
xác định giới hạn pHkếttủa khi ion niken bắt đầu kết tủa và nó đạt giá
trị 6,1 đối với dung dịch nồng độ 1M (nếu nồng độ thấp hơn thì pHkết
tủa > 6,1).
Để kiểm chứng sự tồn tại chế độ này bằng phương pháp thực
nghiệm, nghiên cứu sinh tiếp tục sử dụng các chất kiềm yếu
NH4HCO3 làm chất khử tạp chất trong dung dịch sulfat sau hòa tách:
Rót chất khử được chuẩn bị vào 3 mẫu dung dịch mới sau hòa tách,
khuấy trộn và bổ sung chất khử cho đến khi độ pH của dung dịch đạt
5,0; 5,3; 5,6. Để lắng trong dung dịch sau 24h, đo độ pH của các mẫu
và đưa đi phân tích quang phổ AAS để xác định thành phần các
nguyên tố. Sau đó chúng tôi tiến hành kết tủa cacbonat bazo niken và
phân tích thành phần tính hàm lượng tạp chất đồng và sắt, kết quả thí
nghiệm thể hiện trong bảng 3.3 cho thấy thành phần của niken
cacbonat bazo:
Bảng 3.3: Hàm lượng (%) nguyên tố trong hợp chất cacbonat
bazo niken làm nguyên liệu điện phân
Ni Cu Fe C O H
25,35 0,03 0,041 5,21 21,05 1,75
Từ kết quả nêu trong bảng 3.3 có thể cho thấy nguyên liệu này
hoàn toàn là nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để làm nguyên liệu bổ sung
ion niken cho quá trình điện phân trực tiếp niken.
23
3.3. Một số yếu tố công nghệ ảnh hưởng chất lượng niken điện
phân và hướng xử lý
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ dòng tới khối lượng niken điện phân
và chất lượng bề mặt tấm màng
Điện phân ở 3 mức mật độ dòng là 2,5A/dm2, 5 A/dm2 và
8A/dm2. Kết quả phân tích bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét
(SEM) cho bởi các hình 3.13, hình 3.14 và hình 3.15.
Các hình 3.13, hình 3.14 đã thể hiện được bề mặt tương đối đồng
đều về chất lượng, tuy nhiên hình 3.13 cho thấy bề mặt không được
bóng đẹp như hình 3.14, điều này đã thể hiện rằng tuy chưa đạt mật
độ dòng tới hạn nhưng khi mật độ dòng điện thấp thì xảy ra sự phân
cực điện hoá tức là tốc độ phóng điện kém trong khi nồng độ ion ở
sát bề mặt điện cực lại đủ lớn. Tại mật độ dòng điện 5A/dm2 điện
phân cho bề mặt đủ nhẫn bóng không có hiện tượng lồi lõm.
Hình 3.13: Tấm niken
nguyên vẹn, mật độ
dòng 2,5 A/dm2, thời
gian đp 5 phút
Hình 3.14: Tấm niken
mật độ dòng 5A/dm2,
thời gian đp 5 phút
Hình 3.15: Mặt cắt tấm
niken mật độ dòng
8A/dm2, thời gian điện
phân 5 phút
Khi mật độ dòng điện 8A/dm2 bề mặt màng niken không được
nhẵn bóng, chỗ lồi lõm, điều này có thể được hiểu rằng tại mật độ
dòng điện này thì ngoài Ni còn có H2 phóng điện, chính H2 phóng
điện và lẫn vào kim loại có thể là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng lồi
lõm bởi có bọt H2 lẫn vào, kết quả cuối cùng là rộp bọt khí hidro do
khí nổ ra. Đồng thời phóng điện của H2 làm cho pH cục bộ tại sát bề
mặt catot tăng lên dẫn đến hình thành một số hidroxit nhất định như
của Ni và Fe. Kết quả là các điểm hidroxit và bọt H2 bám vào bề mặt
màng niken gây nên hiện tượng lồi lõm của màng niken. Cuối cùng
có thể khẳng định rằng điện phân ở chế độ điện áp 5V, mật độ dòng
cỡ 4,8 - 5 A/dm2 cho hiệu quả tốt nhất về sự phẳng của màng niken.
24
3.3.2. Ảnh hưởng của độ pH ban đầu và mật độ dòng đến chất
lượng kết tủa niken kim loại
Ở mục trên đã khảo sát ảnh hưởng của dòng điện đến lượng niken
kết tủa và cho thấy định luật Faraday đúng cho trường hợp độ kiềm
của dung dịch pHo = 3 và dao đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_nghien_cuu_anh_huong_cua_cac_tap_chat_va_mot_so_yeu_to_den_chat_luong_niken_dien_phan_voi_nguon_b.pdf