Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia, xúc tác cháy đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA

Ảnh hưởng của một số xúc tác cháy hỗn hợp:

Hỗn hợp xúc tác cháy của PbO với Co3O4 (ở các kích thước hạt ≤ 10

µm và nano) hoặc PbO với spinen (Sp) cho hiệu quả xúc tác cháy thấp.

Hỗn hợp xúc tác cháy của Pb-Xal với Ckt cho tốc độ cháy và hiệu

quả xúc tác cháy cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, so với hỗn hợp của PbO với

Ckt (mục 3.2.3.2) thì hiệu quả xúc tác cháy của hỗn hợp Pb-Xal với Ckt

cũng gần như tương đương.

Qua nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia, xúc tác cháy đến quy

luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo ballistic trên nền NC-NG-DINA có

thể rút ra một số nhận xét:

- Sự có mặt của các phụ gia CaCO3, Ckt hoặc hỗn hợp của Ckt với

CaCO3 đều cho tốc độ cháy và hệ số mũ ν tăng. So với CaCO3 thì Ckt cho tốc14

độ cháy cũng như hệ số mũ ν tăng nhanh hơn. Khi kết hợp Ckt với CaCO3

ngoài việc làm cho tốc độ cháy tăng nhanh hơn, đồng thời làm giảm sự tăng

nhanh của hệ số mũ ν theo hàm lượng Ckt. Phụ gia Ckt hoặc Ckt kết hợp với

CaCO3 đều cho tốc độ cháy cao, tuy nhiên hệ số mũ ν cũng tương đối lớn.

- Hỗn hợp của PbO với Ckt và CaCO3 cho tốc độ cháy cao khi hàm

lượng PbO thấp (≤ 0,5 % PbO) hoặc hàm lượng Ckt cao (≥ 0,2 % Ckt), tuy

nhiên, hệ số mũ ν lại tương đối lớn. Với hàm lượng PbO trong khoảng từ

0,5 % đến 1,4 % và hàm lượng Ckt nhỏ hơn 0,2 % cho tốc độ cháy có thấp

hơn nhưng đồng thời hệ số mũ ν cũng nhỏ hơn. Tỷ lệ của hỗn hợp PbO với

Ckt và CaCO3 tối ưu được xác định là: 0,8 % PbO + 1,7 % CaCO3 + 0,1 %

Ckt. Khi đó, U100 = 13,58 mm/s (yêu cầu từ 13,5 mm/s đến 15,5 mm/s) và

hệ số mũ ν = 0,53 (yêu cầu nhỏ hơn 0,6). Tỷ lệ xúc tác cháy tối ưu này

hoàn toàn đáp ứng yêu cầu cho thuốc phóng NDSI-2K.

- Xúc tác cháy đơn Cu-Pb-Pht hoặc các hỗn hợp từ PbO với Co3O4

(nano hoặc ≤ 10µm) và Sp cho hiệu quả xúc tác cháy không cao. Một số

trường hợp, nó làm tăng sự phụ thuộc của tốc độ cháy vào áp suất chẳng

hạn như hỗn hợp PbO với Sp hoặc làm giảm tốc độ cháy ở áp suất lớn hơn

55 at đối với Cu-Pb-Pht. So với hệ xúc tác cháy PbO với Ckt thì Pb-Xal cho

tốc độ cháy cao hơn và quá trình cháy ít phụ thuộc vào áp suất hơn (hệ số ν

thấp hơn). Khi đó, với tỷ lệ khoảng 1,7 % CaCO3 + 2,1 % Pb-Xal cho U100

= 13,65 mm/s và hệ số mũ ν = 0,40. Có thể thấy, việc thay thế hệ xúc tác

cháy PbO và Ckt bằng xúc tác cháy Pb-Xal cho thuốc phóng NDSI-2K để

đảm bảo tốc độ cháy và hệ số mũ ν tốt hơn là hoàn toàn có triển vọng.

pdf27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phụ gia, xúc tác cháy đến quy luật tốc độ cháy của thuốc phóng keo ballistic trên nền NC-NG-DG và NC-NG-DINA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_phu_gia_xuc.pdf
Tài liệu liên quan