Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận và biện pháp phòng trừ

3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh HXVK hại cây lạc, cây

khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận

3.4.4. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc, khoai tây

bằng chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học,

chất kích kháng trong điều kiện SX ngoài đồng ruộng

3.4.4.1. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc bằng chế

phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học và chất kích

kháng trong điều kiện sản xuất ngoài đồng ruộng

Chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học

và chất kích kháng đều có khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc

ngoài đồng ruộng. Hiệu lực phòng trừ bệnh héo xanh của chế

phẩm VSV đối kháng B. subtillis (5%) sau 14 ngày xử lý đạt

65,2%. Thuốc kháng sinh Streptomycine 400ppm có HLPT (từ

75,0 - 78,3%) cao hơn so với thuốc Cloramphenicol 400ppm

(HLPT từ 52,2 - 54,2%).

Trong các loại thuốc hóa học thì thuốc Lobo 8WP 0,15% có

HLPT bệnh héo xanh cao nhất từ 83,3 - 86,9%; tiếp đến là thuốc Hỏa

tiễn 50SP 0,2% (HLPT từ 54,2 - 60,9%) và thuốc Sansai 200WP 0,1%

có hiệu lực thấp nhất (HLPT chỉ đạt từ 41,7% - 47,8%) sau 14 ngày xử

lý thuốc.

pdf27 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn Ralstonia solanacearum Smith hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận và biện pháp phòng trừ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiên cứu đề xuất quy trình quản lý tổng hợp, trong đó chú trọng biện pháp canh tác, chọn lọc sử dụng giống chống chịu bệnh, biện pháp sinh học, một cách tổng hợp để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh héo xanh trên cây lạc, cây khoai tây là điều cấp thiết hiện nay. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây trồng Bệnh HXVK là một trong những bệnh gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây lạc, cây khoai tây ở nhiều nước trên thế giới. Vi khuẩn được Smith nghiên cứu và đặt tên là Pseudomonas solanacearum từ năm 1896. Năm 1996 tác giả Yabuuchi đã nghiên cứu, đề nghị chuyển vi khuẩn gây bệnh HXVK thành tên mới Ralstonia solanacearum Smith (Yabuuchi). Bệnh HXVK là loại bệnh quan trọng và điển hình nhất ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và những vùng có khí hậu ôn đới trên thế giới (Hayward, 1994 [78]; Prior et al., 1997 [126]). Bệnh gây nên những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, làm giảm năng suất trên nhiều cây trồng từ 15 đến 95%, thậm chí 100% trên cây cà chua (AVRDC report, 2000) đến 70% trên cây khoai tây (Sinha, 1986) [134] và 90% trên cây lạc (Machmud, 1986). 5 1.2.2. Những nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh héo xanh R. solanacearum Smith Bệnh HXVK do vi khuẩn R. solanacearum có hình gậy ngắn, tròn ở hai đầu gây ra. Kích thước khoảng 1,0 - 1,5 x 0,5 - 06 μm. Khuẩn lạc có bề mặt trơn, nhẵn, ít khi gồ ghề, hơi chảy hoặc không chảy, có thể có màu trắng, trắng đục hoặc phớt hồng trên môi trường TZC (Mehan et al., 1994) [111]. Vi khuẩn gây bệnh HXVK là ký sinh đa thực, gây hại trên cà chua, lạc, thuốc lá và nhiều cây trồng, cây rừng và cỏ dại. Vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài trong đất, trong tàn dư cây bệnh và trên cỏ dại (Persley, 1986). Đã phát hiện và công bố 5 race khác nhau trên cơ sở phân biệt về phạm vi ký chủ, phân bố địa lý và khả năng tồn tại ở những môi trường khác nhau (He, 1986) [84]. Dựa vào khả năng sử dụng, oxy hóa 3 loại rượu là mannitol, sorbitol, dulcitol và 3 loại đường là lactoza, maltoza cellobioza (He et al., 1983; Hua et al., 1984 [92]) đã nghiên cứu và phân loại vi khuẩn đến biovar (thứ sinh học). Theo các tác giả, loài R. solanacearum có 5 biovar gây bệnh HXVK. 1.2.3. Các nghiên cứu phòng chống bệnh héo xanh vi khuẩn Áp dụng biện pháp chọn, tạo và sử dụng giống chống chịu, biện pháp sinh học, canh tác, hóa học, quản lý tổng hợp đã bước đầu mang lại hiệu quả. 1.3. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.3.1. Lịch sử nghiên cứu và mức độ phân bố bệnh HXVK hại cây trồng ở nước ta Ở trong nước các công trình tập trung nghiên cứu về tính phổ biến, mức độ tác hại, phạm vi ký chủ, triệu chứng bệnh, đặc tính sinh học và quy luật phát sinh phát triển của bệnh và một số hướng phòng trừ của một số tác giả Đặng Thái Thuận (1968) [39], Đoàn Thị Thanh và cs 6 (1995) [33], Lê Lương Tề (1997) [30], Đỗ Tấn Dũng [7], [8], [9]. Theo Lê Lương Tề (1997) [30], bệnh HXVK hại lạc thường phát sinh ở cả hai thời vụ trồng là lạc vụ xuân và lạc thu. Nguyễn Xuân Hồng và cs (1993) [89] cho biết: Bệnh hại nghiêm trọng ở một số vùng trọng điểm ở Tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa với tỷ lệ bệnh giao động từ 15 - 35% và ở vùng trồng lạc của Tỉnh Long An và Tây Ninh là từ 20 - 30%. 1.3.2. Những nghiên cứu trong phòng chống bệnh HXVK hại cây lạc, cây khoai tây và trên một số cây trồng Các kết quả nghiên cứu trong phòng chống bệnh HXVK cây lạc, cây khoai tây và trên một số cây trồng đã được một số tác giả nghiên cứu và đề cập như: Nguyễn Văn Liễu và cs (1995) [22], Nguyễn Xuân Hồng và cs (1995), Đoàn Thị Thanh (1995) [33], Lê Lương Tề và cs (2002), Lê Hồng Viễn (2003) [47], Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thị Chinh (2005) [37], Lê Như Kiểu và cs (2002) [20], Nguyễn Thị Hồng Hải và cs (2006) [15], Lê Lương Tề (1997) [30], Đỗ Tấn Dũng (2009) [12], Nguyễn Văn Đĩnh và cs (2005) [13]. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm nghiên cứu - Điều tra, đánh giá thực trạng bệnh HXVK hại cây lạc, cây khoai tây ở: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định. - Phân lập, nuôi cấy và nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của vi khuẩn gây BHX, lây bệnh nhân tạo, khảo sát tính chống chịu đối với bệnh HXVK v.v: tại phòng nghiên cứu Bộ môn Bệnh cây, khu nhà lưới Khoa Nông học - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. - Thí nghiệm ngoài đồng ruộng thực hiện tại xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh; xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội. 7 2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 10 năm 2011. 2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 2.3.1. Vật liệu nghiên cứu - Mẫu bệnh HXVK hại lạc, khoai tây. - Giống lạc, giống khoai tây, đất trồng cây. - Chế phẩm vi sinh vật đối kháng Bacillus subtilis, một số thuốc kháng sinh, thuốc hóa học, chất kích kháng. - Môi trường nhân tạo dùng để phân lập, nuôi cấy, xác định biovar của các isolates vi khuẩn R. solanacearum. 2.3.2. Dụng cụ nghiên cứu Tủ định ôn, tủ lạnh, nồi hấp, tủ cấy, tủ sấy, dao, kéo, panh, bút lông, đĩa petri, lọ thủy tinh đựng mẫu, vv... 2.4. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thực trạng bệnh HXVK hại cây lạc và cây khoai tây. - Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học; xác định các race, biovar của loài R. solanacearum gây bệnh HXVK. - Nghiên cứu một số yếu tố sinh thái kỹ thuật ảnh hưởng đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh HXVK hại cây lạc, khoai tây. - Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh HXVK hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội, phụ cận. 2.5. Phương pháp nghiên cứu Điều tra bệnh HXVK theo phương pháp của Cục bảo vệ thực vật (1995) [4], Viện BVTV (1997) [45]. Chẩn đoán, giám định bệnh HXVK theo phương pháp của Lê Lương Tề (1997) [30]; Nguyễn Văn Tuất (1997) [44]. 8 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái tế bào của vi khuẩn R. solanacearum: theo phương pháp của Nishizawa Kangen và Hucker (Schaad, 1998). Xác định race của các isolates vi khuẩn theo phương pháp nghiên cứu của Buddenhagen và cs (1962), Hua và cs (1984) [92]. Xác định biovar của các isolates vi khuẩn theo phương pháp nghiên cứu của Hayward, (1964) [81]; He và cs (1983) [86]; Buddenhagen và cs (1964) [59]. Lây bệnh nhân tạo bệnh HXVK theo quy tắc Koch [149]; Nguyễn Văn Tuất (1997) [44]. Nghiên cứu khả năng chống chịu bệnh HXVK của giống lạc, khoai tây trong nhà lưới: sử dụng phương pháp sát thương rễ (Hanson, 1996 [75]; Wang, 1998). Phân loại mức chống chịu hoặc nhiễm bệnh theo Tan và cs, 1995 [137]. Tính hiệu lực của thuốc theo công thức Abbott (1925) và Henderson - Tilton. 2.5.4. Phương pháp tính toán xử lý số liệu Toàn bộ các số liệu thu thập được, được tính toán và xử lý trên chương trình Excel; xử lý, so sánh Duncan trên chương trình STATHM Ver.4.0, 2002. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận 3.1.3. Đánh giá mức độ tác hại của bệnh HXVK trên cây lạc, cây khoai tây Trên ruộng đối chứng tỷ lệ bệnh HXVK hại lạc rất cao (11,47%), tương ứng thiệt hại về năng suất là 13,17% so với ruộng 9 thí nghiệm. Trong khi đó ở ruộng thí nghiệm tỷ lệ bệnh HXVK ở mức rất thấp (1,33%) và năng suất cũng đạt cao hơn so với ruộng đối chứng là 13,17% (đạt 134,4 kg/sào 360m2) (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Mức độ tác hại của bệnh HXVK hại cây lạc tại xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội (vụ hè thu năm 2009) Ruộng thí nghiệm TLB % ở các giai đoạn sinh trưởng TLB (%) Năng suất trung bình (kg/ sào) Thiệt hại năng suất (%) so với ruộng thí nghiệm Cây con Ra hoa - Đâm tia Củ non Củ già Đối chứng 1,6 5,07 2,93 1,87 11,47 116,7 13,17 Thí nghiệm 0,0 0,53 0,53 0,27 1,33 134,4 - Bảng 3.5. Mức độ tác hại của bệnh HXVK hại cây khoai tây tại xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (vụ đông năm 2009) Ruộng thí nghiệm TLB % ở các giai đoạn sinh trưởng TLB (%) Năng suất trung bình (kg/sào) Thiệt hại năng suất (%) so với ruộng mô hình Cây con Hình thành củ Hình thành củ Củ non Củ non Củ già Đối chứng 1,33 2,67 4,0 3,2 11,2 519,9 9,74 Thí nghiệm 0,0 0,27 0,27 0,27 0,81 576,0 - Ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây khoai tây, bệnh HXVK gây hại cũng khác nhau. Ở giai đoạn cây con trên cây khoai tây bệnh HXVK thường nhẹ (TLB trung bình từ 0,0 - 1,33%). Còn ở giai đoạn hình thành củ và củ non, bệnh HXVK gây hại nặng hơn (TLB trung bình từ 0,27 - 4,0%). Đánh giá mức độ tác hại của bệnh HXVK hại khoai tây đến 10 năng suất, cho thấy: khi tỷ lệ nhiễm bệnh càng cao thì năng suất càng giảm. Ở ruộng đối chứng, tỷ lệ bệnh HXVK là 11,2% tương ứng với sự thiệt hại về mặt năng suất lên đến 9,74%. Còn ở ruộng mô hình có tỷ lệ bệnh rất thấp (0,81%) và năng suất tương ứng cũng đạt cao hơn ruộng đối chứng là 9,74% (đạt 576,0 kg/ sào 360m2) (Bảng 3.5). 3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học; xác định các race, biovar của loài Ralstonia solanacearum gây bệnh HXVK 3.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc tính sinh học của VKHX hại cây lạc, cây khoai tây Qua nghiên cứu đặc điểm hình thái cho thấy: các isolates vi khuẩn gây bệnh héo xanh phân lập từ cây lạc, cây khoai tây trên môi trường TZC đều có khuẩn lạc với hình dạng không đều, nhày, rìa màu trắng, ở giữa có phớt màu hồng nhạt. Trên môi trường Kings’B, khuẩn lạc màu trắng, nhày, không có sắc tố huỳnh quang. Trên môi trường SPA thì các isolates vi khuẩn có đặc điểm sai khác nhau chút ít về màu sắc khuẩn lạc: trắng kem, trắng xám, trắng sữa, trắng trong. Loài R. solanacearum có dạng hình gậy, hai đầu hơi tròn, có từ 1 - 3 lông roi ở một đầu, các isolates của 2 dòng vi khuẩn đều nhuộm Gram âm. 3.2.2. Xác định biovar của các mẫu phân lập vi khuẩn R. solanacearum trên cây lạc, cây khoai tây ở vùng Hà Nội và phụ cận Đa số các isolates vi khuẩn thuộc biovar 3 và một số ít isolates (4/24 hay 19,7%) thuộc biovar 4, đó là các isolates LSS1, KTĐA2, LTY1 và KTTY1. Trên lạc và khoai tây ở vùng Hà Nội và phụ cận, các isolates vi khuẩn thuộc biovar 3 là tác nhân gây hại phổ biến nhất. Qua kết quả nghiên cứu, xác định biovar của loài R. solanacearum gây hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận, cho thấy: các isolates vi khuẩn đều thuộc biovar 3 và 4, trong đó biovar 3 là phổ biến (Bảng 3.7). 11 Bảng 3.7. Xác định biovar phổ biến hại trên cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận (2008 - 2009) Isolates vi khuẩn Nguồn gốc Khả năng oxy hóa các nguồn các bon Biovar Maltoza Lactoza Cellobioza Manitol Sorbitol Dulcitol LĐA1 Đông Anh + + + + + + 3 LĐA2 Đông Anh + + + + + + 3 LGL1 Gia Lâm + + + + + + 3 LGL2 Gia Lâm + + + + + + 3 LSS1 Sóc Sơn - - - + + + 4 LSS2 Sóc Sơn + + + + + + 3 LTY1 Tân Yên + + + + + + 3 LTY2 Tân Yên - - - + + + 4 LLG1 Lạng Giang + + + + + - 3 LLG2 Lạng Giang + + + + + + 3 LYY1 Ý Yên + + + + + + 3 LYY2 Ý Yên + + + + + + 3 LVB1 Vụ Bản + + + + + + 3 LVB2 Vụ Bản + + + + + + 3 Ghi chú: + : Có phản ứng; - : Không có phản ứng 3.2.3. Đánh giá tính gây bệnh của một số isolates vi khuẩn phân lập đối với một số giống lạc và khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận (trong điều kiện chậu vại) 3.2.3.1. Đánh giá tính gây bệnh của một số isolates vi khuẩn phân lập đối với một số giống lạc (trong điều kiện chậu vại) Khi lây nhiễm các isolates vi khuẩn trên 5 giống lạc ở cả hai vụ cho thấy: Trên giống Sen Nghệ An có mức nhiễm bệnh héo xanh cao nhất đối với tất cả các isolates vi khuẩn thuộc biovar 3 và biovar 4, TLB trung bình từ 69,02 - 73,5%. Giống Gié Nho Quan có mức 12 nhiễm bệnh nhẹ nhất (TLB trung bình là 5,79 - 6,19%), tiếp đến là giống L14 với TLB trung bình từ 18,1 - 21,9%, giống Trạm Xuyên có TLB trung bình là 31,58 - 33,95 và giống đỏ Bắc Giang (TLB trung bình từ 65,85 - 70,20%) (Bảng 3.10). Bảng 3.10. TLB trung bình (%) của một số giống lạc lây bệnh nhân tạo với 14 isolates vi khuẩn R. solanacearum (vụ xuân và vụ hè thu năm 2009) Giống lạc Tỷ lệ bệnh % HXVK trung bình Vụ xuân Vụ hè thu Gié Nho Quan 5,79e 6,19e L14 18,10d 21,90d Trạm Xuyên 31,58c 33,95c Đỏ Bắc Giang 65,85b 70,20b Sen Nghệ An 69,02a 73,50a LSD0,05 2.50 2.43 CV% 3.7 2.3 3.2.3.2. Đánh giá tính gây bệnh của một số isolates vi khuẩn phân lập đối với một số giống khoai tây (trong điều kiện chậu vại) Bảng 3.12. TLB trung bình của một số giống khoai tây lây bệnh nhân tạo với 10 isolates vi khuẩn R. solanacearum (%) Giống khoai tây Tỷ lệ bệnh HXVK trung bình (%) KT3 24,53d KT2 32,74c Diamant 36,75b Nicola 42,99a LSD0.05 1.20 CV% 1.9 13 Đối với giống KT3 có tỷ lệ bệnh HXVK thấp nhất (24,53%), tiếp đến là giống KT2 (32,74%) và cao nhất trên giống Nicola (42,99%) (Bảng 3.12). 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố: sinh thái, kỹ thuật đến sự phát sinh, phát triển của bệnh HXVK hại cây lạc, khoai tây 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo xanh vi khuẩn hại cây lạc, khoai tây 3.3.1.1. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo xanh hại lạc Bảng 3.13. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh HXVK hại lạc tại xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội (vụ xuân năm 2009 - 2010) STT Công thức luân canh TLB % trung bình Năm 2009 Năm 2010 1 Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông 1,87d 2,13e 2 Lạc xuân - lúa mùa - khoai lang đông 2,13c 2,4d 3 Lạc xuân - lúa mùa - rau cải bắp đông 2,13c 2,67c 4 Lạc xuân - lạc hè thu - rau su hào đông 4,53b 4,8b 5 Lạc xuân - lạc hè thu - cà chua đông 4,8a 5,07a LSD0,05 0,05 0,08 CV% 2,9 4,0 Ở các công thức luân canh khác nhau thì có mức độ nhiễm bệnh HXVK cũng thể hiện sự khác nhau. Khi luân canh lạc với lúa nước thì mức độ phát sinh phát triển của bệnh thường nhẹ hơn, TLB trung bình là 1,87 - 2,67% ở các điểm điều tra. Ở công thức luân canh 2 vụ lạc với 1 vụ rau màu hoặc cây cà chua tỷ lệ bệnh HXVK có cao hơn (TLB trung bình 4,53 - 5,07%). TLB héo xanh nhẹ nhất là trên chân đất luân canh 1 vụ lúa - 1 vụ ngô hoặc khoai lang và nặng nhất trên 14 đất luân canh 2 vụ lạc và 1 vụ cà chua (Bảng 3.13). 3.3.1.2. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh héo xanh hại khoai tây Bảng 3.15. Ảnh hưởng của chế độ luân canh đến bệnh HXVK hại khoai tây vụ đông tại xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (năm 2009 - 2010) STT Công thức luân canh TLB % trung bình Năm 2009 Năm 2010 1 Lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đông 2,4d 2,67e 2 Lạc xuân - lúa mùa - khoai tây đông 2,67c 2,93d 3 Lạc xuân - đậu tương hè thu - khoai tây đông 2,67c 3,2c 4 Rau su hào xuân - rau cải - lạc hè thu - khoai tây đông 4,27b 4,8b 5 Lạc xuân - cà chua hè thu - khoai tây đông 4,53a 5,07a LSD0,05 0,05 0,08 CV% 2,5 3,9 Ở công thức 1 có TLB thấp nhất (TLB trung bình từ 2,4 - 2,67%), tiếp đến là công thức 2 (TLB trung bình từ 2,67 - 2,93%). Ở công thức 5 có TLB cao nhất (TLB trung bình từ 4,53 - 5,07%). Ở các công thức trồng 2 vụ lúa (lúa xuân - lúa mùa - khoai tây vụ đông) có tỷ lệ bệnh HXVK thấp hơn (TLB trung bình từ 2,4 - 2,93%) so với các công thức không trồng lúa (TLB trung bình từ 2,67 - 5,07%). Ở các công thức (lúa - lúa - khoai tây) đã làm giảm đáng kể mật độ vi khuẩn trong đất dẫn đến tỷ lệ bệnh HXVK trên các ruộng khoai tây đã giảm đáng kể (Bảng 3.15). 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc, khoai tây 3.3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại lạc Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ bệnh HXVK trên đồng ruộng 15 cao nhất trên đất bạc màu là 5,07% (vụ xuân) và 5,33% (vụ hè thu); tiếp đến là chân đất cát pha TLB trung bình là 4,0% (vụ xuân) và 4,27% (vụ hè thu), trên đất thịt nhẹ có TLB trung bình thấp nhất là 2,13% (vụ xuân) và 2,4% (vụ hè thu) (Bảng 3.20). Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại lạc vùng Hà Nội và phụ cận (năm 2010) Loại đất TLB % trung bình vụ xuân TLB % trung bình vụ hè thu Đất thịt nhẹ 2,13 c 2,4c Đất cát pha 4,0 b 4,27b Đất bạc màu 5,07 a 5,33a LSD0.05 0,52 0,57 CV% 7,3 7,6 3.3.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại khoai tây Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chân đất đến bệnh HXVK hại khoai tây vụ đông vùng Hà Nội và phụ cận (2008 - 2010) Loại đất TLB % trung bình Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chân đất vàn thấp 1,87c 2,13c 2,4c Chân đất vàn 2,67b 3,2b 3,2b Chân đất vàn cao 4,8a 5,33a 5,6a LSD0.05 0,25 0,32 0,35 CV% 3.7 4.1 4.5 Bệnh HXVK phát triển mạnh hơn ở chân đất vàn cao TLB trung bình từ 4,8 - 5,6%. Sau đó đến chân đất vàn TLB trung bình từ 16 2,67 - 3,2% và ở chân đất vàn thấp TLB thấp hơn cả là 1,87 - 2,4% (Bảng 3.21). 3.3.4. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK của một số giống lạc, khoai tây trong điều kiện chậu vại 3.3.4.1. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK R. solanacearum của một số giống lạc Bảng 3.24. Khảo sát khả năng chống chịu bệnh HXVK R. solanacearum của một số giống lạc trong điều kiện chậu vại (năm 2009) STT Giống lạc Vụ xuân Vụ hè thu Mức kháng Tỷ lệ cây sống sót (%) sau lây nhiễm 21 ngày 28 ngày 21 ngày 28 ngày 1 Sen Nghệ An 40,0 35,5f 36,6 33,3f S 2 Đỏ Bắc Giang 44,4 41,1e 40,0 37,7e S 3 Sen lai 75/23 57,7 50,0d 55,5 47,7d S 4 Trạm Xuyên 67,7 58,8c 65,5 56,6c MS 5 L08 70,0 61,1c 67,7 56,6c MS 6 MD9 68,8 60,0c 66,6 57,7c MS 7 L18 71,1 62,2c 68,8 58,8c MS 8 L14 92,2 88,8b 91,1 85,5b R 9 MD7 94,4 92,2a 93,3 91,1a HR 10 Gié Nho Quan 95,5 93,3a 93,3 91,1a HR LSD0,05 4,09 3,82 CV% 3,8 3,6 Ghi chú: + Kháng cao (HR): > 90% số cây sống sót + Kháng (R): 70 - 90% số cây sống sót + Nhiễm trung bình (MS): 50 - 70% số cây sống sót + Nhiễm nặng (HS): 10 - 49% số cây sống sót. (Theo Tan và cs, 1995). Giống thể hiện tính kháng bệnh HXVK cao (HR) là hai giống 17 MD7 và Gié Nho Quan có tỷ lệ cây sống sót sau lây nhiễm rất cao (91,1 - 93,3%). Ở mức kháng (R) có 1 giống: L14 (tỷ lệ cây sống sót là: 85,5 - 88,8%). Ở mức giống nhiễm trung bình (MS) có 4 giống là: Trạm Xuyên, L08, MD9, L18 (tỷ lệ cây sống sót lần lượt là: 56,6 - 58,8%; 56,6 - 61,1%; 57,7 - 60,0% và 58,8 - 62,2%). Còn ở mức giống nhiễm (S) có 3 giống là: Sen Nghệ An, Đỏ Bắc Giang, Sen lai; trong đó giống Sen Nghệ An có tỷ lệ cây sống sót thấp nhất trong các giống (tỷ lệ cây sống sót là 33,3 - 35,5%) (Bảng 3.24). 3.3.4.2. Khảo sát khả năng chống chịu với bệnh héo xanh vi khuẩn R. solanacearum của một số giống khoai tây Bảng 3.25. Khảo sát khả năng chống chịu với bệnh HXVK R. solanacearum của một số giống khoai tây trong điều kiện chậu vại (vụ đông 2009) STT Giống khoai tây Tỷ lệ cây sống sót (%) sau lây nhiễm Mức kháng 21 ngày 28 ngày 1 Thường Tín 64,4 54,0g S 2 Solara 71,1 66,6ef MS 3 Roberta 73,3 68,8de MS 4 KT2 76,6 71,1cd MS 5 Nicola 77,7 71,1cd MS 6 Diamant 78,8 73,3bc MS 7 Marabel 80,0 75,5b MS 8 KT3 88,8 82,2a R 9 VT2 90,0 83,3a R 10 Mariella 91,1 84,4a R LSD0,05 4,38 CV% 3,5 Giống khoai tây Thường Tín thuộc giống nhiễm với bệnh HXVK (tỷ lệ cây sống sót sau 28 ngày lây nhiễm là 54,0 %). Tiếp đến là các giống nhiễm bệnh HXVK trung bình gồm có 6 18 giống (Solara, Roberta, KT2, Nicola, Diamant, Marabel) có tỷ lệ cây sống sót từ 66,6 - 75,5% sau lây nhiễm 28 ngày. Trong đó giống Marabel có tỷ lệ cây sống sót cao hơn là 75,5%, tiếp đến là giống khoai tây Diamant (73,3%) và thấp nhất là giống Solara (66,6%). Các giống chống chịu với bệnh HXVK có tỷ lệ cây sống sót >70% gồm có 3 giống là KT3, VT2 và Mariella. Trong nhóm giống này thì giống Mariella có tỷ lệ cây sống sót cao nhất sau 28 ngày lây nhiễm (tỷ lệ cây sống sót 84,4%), tiếp đến là giống VT2 có tỷ lệ cây sống sót là 83,3% và thấp hơn là giống KT3 có tỷ lệ cây sống sót là 82,2% (Bảng 3.25). 3.4. Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh HXVK hại cây lạc, cây khoai tây vùng Hà Nội và phụ cận 3.4.4. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc, khoai tây bằng chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học, chất kích kháng trong điều kiện SX ngoài đồng ruộng 3.4.4.1. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc bằng chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học và chất kích kháng trong điều kiện sản xuất ngoài đồng ruộng Chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học và chất kích kháng đều có khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại lạc ngoài đồng ruộng. Hiệu lực phòng trừ bệnh héo xanh của chế phẩm VSV đối kháng B. subtillis (5%) sau 14 ngày xử lý đạt 65,2%. Thuốc kháng sinh Streptomycine 400ppm có HLPT (từ 75,0 - 78,3%) cao hơn so với thuốc Cloramphenicol 400ppm (HLPT từ 52,2 - 54,2%). Trong các loại thuốc hóa học thì thuốc Lobo 8WP 0,15% có HLPT bệnh héo xanh cao nhất từ 83,3 - 86,9%; tiếp đến là thuốc Hỏa tiễn 50SP 0,2% (HLPT từ 54,2 - 60,9%) và thuốc Sansai 200WP 0,1% có hiệu lực thấp nhất (HLPT chỉ đạt từ 41,7% - 47,8%) sau 14 ngày xử lý thuốc. 19 Trong các loại chất kích kháng thì Chitosan 0,15% có HLPT cao nhất sau 14 ngày xử lý (HLPT đạt 66,7 - 69,6%), tiếp đến là Exin 0,15% (HLPT là 43,5 - 45,8%) và thấp nhất là Bion 0,15% (HLPT chỉ đạt 37,5 - 39,1%). 3.4.4.2. Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại khoai tây bằng chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học và chất kích kháng trong điều kiện sản xuất ngoài đồng ruộng Chế phẩm VSV đối kháng, thuốc kháng sinh, thuốc hóa học và chất kích kháng đều có khả năng phòng trừ bệnh HXVK hại khoai tây ngoài đồng ruộng. Hiệu lực phòng trừ bệnh héo xanh của chế phẩm VSV đối kháng B. subtillis (5%) sau 14 ngày xử lý đạt 54,5%. Thuốc kháng sinh Streptomycine 400ppm có HLPT là 77,3% cao hơn so với thuốc Cloramphenicol 400ppm (HLPT chỉ đạt 54,5%). Trong các loại thuốc hóa học thì thuốc Lobo 8WP 0,15% có HLPT bệnh héo xanh cao nhất đạt 81,8%; tiếp đến là thuốc Hỏa tiễn 50SP 0,2% (HLPT đạt 59,1%) và thuốc Sansai 200WP 0,1% có hiệu lực thấp nhất (HLPT chỉ đạt 45,5%) sau 14 ngày xử lý thuốc. Trong các loại chất kích kháng thì Chitosan 0,15% có HLPT cao nhất sau 14 ngày xử lý (HLPT đạt 68,2%), tiếp đến là thuốc Exin 0,15% (HLPT là 40,9%) và thấp nhất là thuốc Bion 0,15% (HLPT chỉ đạt 31,8%). 3.4.5. Thực nghiệm mô hình phòng trừ bệnh HXVK hại cây khoai tây vụ đông năm 2009, năm 2010 ở Xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh 3.4.5.1. Thực nghiệm mô hình phòng trừ bệnh HXVK hại cây khoai tây vụ đông năm 2009, năm 2010 ở Xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh Ở ruộng đối chứng không xử lý chế phẩm VSV đối kháng B. subtillis và chất kích kháng thì TLB héo xanh khá cao từ 4,8 - 5,33%. Trong khi đó ở ruộng mô hình (xử lý giống trước khi trồng và đất bằng chế phẩm VSV đối kháng B. subtillis 5%, phun chất kích kháng Chitosan 0,15%) thì TLB ở mức thấp hơn rất nhiều so với đối chứng 20 (1,06 - 1,33%) sau 49 ngày xử lý. Như vậy, khi kết hợp sử dụng chế phẩm VSV đối kháng B. subtillis (nồng độ 5%) để ngâm củ khoai tây trong 30 phút, dịch chế phẩm còn lại sau khi ngâm dùng để tưới vào đất sau khi trồng khoai tây với phun chất kích kháng Chitosan 0,15% đã có tác dụng hạn chế đáng kể khả năng xâm nhiễm, phát sinh gây hại của bệnh HXVK trên đồng ruộng. Ở ruộng mô hình (xử lý chế phẩm VSV đối kháng B. subtilis 5% kết hợp với phun Chitosan 0,15%) đã cho hiệu quả phòng trừ bệnh HXVK cao và ổn định trong 2 vụ (TLB héo xanh sau 49 ngày theo dõi ở mức 1,06 - 1,33%) (Bảng 3.41). Bảng 3.41. Kết quả thực nghiệm mô hình quản lý tổng hợp bệnh HXVK hại khoai tây tại xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh (vụ đông năm 2009 - 2010) Năm Mô hình Tỷ lệ bệnh HXVK % sau xử lý (ngày) Năng suất TB (tấn/ha) Năng suất tăng (%) so với đối chứng 7 14 21 28 35 42 49 2009 Đối chứng 0,53 0,8 1,33 1,87 2,9 3,5 4,8 a 13,5 - Thực nghiệm 0,0 0,27 0,53 0,53 0,8 0,8 1,06 b 16,4 17,68 LSD0,05 0.43 CV% 6.4 2010 Đối chứng 0,27 0,53 1,6 2,3 2,67 3,73 5,33 a 13,3 - Thực nghiệm 0,27 0,27 0,53 0,8 1,06 1,06 1,33 b 16,2 17,90 LSD0,05 0.21 CV% 3.4 21 3.4.5.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình quản lý tổng hợp bệnh HXVK hại cây khoai tây vụ đông năm 2010 ở Từ Sơn, Bắc Ninh Phân tích hiệu quả kinh tế ở ruộng mô hình và ruộng đối chứng cho thấy rõ hiệu quả của quy trình phòng trừ tổng hợp trong sản xuất khoai tây. Tuy tổng chi phí sản xuất khoai tây của ruộng mô hình tăng cao hơn ruộng đối chứng là 6,73% nhưng do năng suất tăng, đặc biệt là số lượng củ to tăng nên giá trị sản xuất của khoai tây ở ruộng mô hình tăng lên rất nhiều (17,9%), vì vậy lợi nhuận đã tăng lên là 10.020.000 đồng/ ha (tăng 27,86%). 3.4.5.3. Xây dựng quy trình quản lý tổng hợp bệnh HXVK hại trên cây khoai tây ở vùng Hà Nội và phụ cận * Giống: dùng giống chống chịu với bệnh HXVK, sử dụng củ giống khoai tây sạch bệnh, dùng giống xác nhận, xử lý củ giống trước khi trồng để hạn chế sự phát sinh phát triển của bệnh HXVK hại khoai tây. Đối với khoai tây t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbvtv_ttla_nguyen_tat_thang_7719_2005296.pdf
Tài liệu liên quan