Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết
nghiên cứu dưới đây góp phần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên
cứu:
Giả thuyết 1a (H1a): Các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt
tri thức.
Giả thuyết 1b (H1b): Các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri
thức.
Giải thuyết 2a (H2a): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác
động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức
Giải thuyết 2b (H2b): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác
động tích cực đến quá trình thu nhận t
14 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học công lập khu vực Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lý có biện pháp để tăng cường
chia sẻ tri thức. Mặc dù đã cố gắng, song nghiên cứu của tác giả
vẫn còn một số hạn chế về phạm vi, phương pháp và đối tượng
nghiên cứu. Những hạn chế này chính là gợi ý cho hướng nghiên
cứu tiếp theo của tác giả và những người quan tâm.
3
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT,
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHIA SẺ TRI THỨC
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Tri thức, quản trị tri thức và chia sẻ tri thức
1.1.1.1. Tri thức
Khái niệm tri thức: Nonaka và Takeuchi (1995) định
nghĩa rằng “tri thức là một quá trình năng động của con người
để chứng minh niềm tin cá nhân đối với sự thật”. Sự tiến hóa
của nhận thức luận khoa học đã hình thành một cấu trúc thứ bậc
của việc tạo ra tri thức. Davenport và Prusak (1998) định nghĩa
tri thức là một cách tiếp cận hoàn chỉnh tạo ra các thông lệ và
thông tin mới. Tri thức cũng được định nghĩa là (i) sự kiện,
thông tin và kỹ năng được mua lại bởi một người thông qua
kinh nghiệm hoặc giáo dục, sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực
hành một vấn đề, (ii) những gì được biết đến trong một lĩnh vực
cụ thể hoặc toàn bộ; sự kiện và thông tin; hoặc (iii) nâng cao
nhận thức hay hiểu biết đã đạt được bằng kinh nghiệm của một
sự kiện hoặc tình huống (Tiwana, 2002).
Phân loại tri thức: Theo Nonaka (1995), có hai loại tri
thức: Thứ nhất, tri thức hiện, có thể dễ dàng được chuyển giao
và tạo lập ví dụ như một hướng dẫn sử dụng hoặc kho tri thức;
Thứ hai, tri thức ẩn là loại tri thức được lưu trữ trong đầu của
một người và là “không có lời nói, trực quan và không có giao
tiếp”. Do đó, loại tri thức này có thể khó chuyển và theo
Reychav và Weisberg (2010) được coi là có giá trị hơn.
4
1.1.1.2. Quản trị tri thức
Karl M. Wiig định nghĩa: “Quản trị tri thức là quá trình
sáng tạo, phát triển và ứng dụng tri thức một cách có hệ thống
và minh bạch nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động liên quan
đến tri thức và giá trị doanh nghiệp từ tri thức và tài sản trí tuệ
sẵn có”. Theo Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ
(American Productivity anh Quality Center - APQC): “Quản
trị tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu
nhận, và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người
có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện”.
1.1.1.3. Chia sẻ tri thức
Chia sẻ tri thức là một giai đoạn của chu trình quản trị
tri thức, đặc biệt là chia sẻ tri thức ẩn (Bouthillier và Shearer,
2002). Van den Hooff và Ridder (2004) cho rằng, chia sẻ tri
thức được thực thiện thông qua hai quá trình: (1) quá trình
truyền đạt tri thức, được thực hiện khi có ít nhất một người
tham gia truyền đạt, phân phối tri thức, vốn tri thức của bản
thân người sở hữu, trong khi những người còn lại thì tham
khảo, tiếp thu các tri thức của đồng nghiệp hay còn gọi là (2)
quá trình thu nhận tri thức.
1.1.2. Các lý thuyết nền áp dụng trong chia sẻ tri thức
- Lý thuyết trao đổi xã hội (Social exchange theory)
- Lý thuyết động lực (Motivation theory)
- Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance
Model)
25
Thứ tư, các thang đo phản ánh các biến số đang ở dạng
chủ quan, dựa trên kinh nghiệm và cảm nhận của những người
được khảo sát, do đó sẽ có các sai số nhất định.
24
4.2. Đề xuất một số khuyến nghị
- Trong quá trình xây dựng và thực thi chiến lược phát
triển nhà trường, Ban lãnh đạo các trường đại học cần quan tâm
tới việc đào tạo, phát triển nguồn lực tri thức của tổ chức để tạo
ra lợi thế cạnh tranh rất khác biệt và hiệu quả thông qua quá
trình chia sẻ tri thức của tổ chức.
- Cải tiến, đổi mới hoạt động tuyển dụng và tuyển
chọn đầu vào đối với đội ngũ giảng viên theo định hướng coi
nguồn nhân lực là nguồn vốn tri thức để tạo ra lợi thế cạnh
tranh khác biệt, hiệu quả thúc đẩy phát triển tổ chức.
- Tăng cường, thúc đẩy xây dựng văn hóa tổ chức để
tạo ra một môi trường thuận lợi thúc đẩy quá trình truyền
truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức trong tổ
chức.
- Đẩy mạnh công tác khen thưởng nhằm tạo điều kiện
thuận lợi để giảng viên tham gia vào quá trình thu nhận tri
thức trong tổ chức.
4.3. Một số hạn chế của luận án
Thứ nhất, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ dừng lại
trong 13 trường đại học công lập khu vực Hà Nội.
Thứ hai, chia sẻ tri thức và đặc biệt là hai quá trình trọng
tâm là quá trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức
còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác bên cạnh 5 nhân tố
được đề cập.
Thứ ba, một số biến kiểm soát ảnh hưởng đến chia sẻ tri
thức chưa được giải thích và phân tích cụ thể trong nghiên cứu này.
5
1.2. Tổng quan nghiên cứu về chia sẻ tri thức
1.2.1. Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức
Kết quả tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế
cho thấy chia sẻ tri thức bị tác động bởi nhiều nhân tố, trong đó,
tập trung vào các nhân tố như: các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông, sự ủng hộ của lãnh đạo, khen thưởng, ưu đãi,
sự tin tưởng, cơ cấu tổ chức, thực hành tuyển dụng và tuyển
chọn, văn hóa tổ chức, hình ảnh, phong cách lãnh đạo, các
nhân tố thuộc môi trường tổ chức. Bên cạnh những nhân tố có
tính đồng nhất về kết quả nghiên cứu như: khen thưởng, sự ủng
hộ của lãnh đạo, thực hành tuyển dụng và tuyển chọn thì các
yếu tố khác vẫn chưa có sự thống nhất về kết quả nghiên cứu
như: các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông, văn hóa
tổ chức. Sự khác biệt này cũng có thể do yếu tố bối cảnh như sự
khác biệt về văn hóa của từng quốc gia (Riege, 2005; Okamuro
và cộng sự, 2011). Trong các trường đại học công lập ở các
nước phương Đông, văn hoá tổ chức không dựa trên sự tin
tưởng, xã hội hóa, truyền thông hiệu quả, phần thưởng và công
nhận, còn ở các nước phương Tây thì có nền văn hóa ngược lại
(Riege, 2005). Với những mối quan hệ đã thống nhất hoặc chưa
được kết luận thống nhất thì nên tiếp tục nghiên cứu để tìm
hiểu thêm nguyên nhân. Vì vậy nghiên cứu này cần thực hiện
để làm rõ về mặt khoa học để cung cấp luận cứ chính xác nhất
về các nhân tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức giữa các giảng
viên trong các trường đại học, đồng thời có những giải pháp,
khuyến nghị để thúc đẩy hoạt động chia sẻ tri thức của giảng
viên trong bối cảnh hiện nay.
6
1.3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
1.3.1. Mô hình nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và tổng quan các
công trình nghiên cứu về các nhân tố tác động tới chia sẻ tri
thức Mô hình nghiên cứu được đề xuất như Hình 1.5.
Hình 1.5. Mô hình nghiên cứu của Luận án
H1a,H1b
H2a, H2b
H3a, H3b
H4a, H4b
H5a, H5b
Các công cụ
CNTT và
Truyền thông
Sự ủng hộ của
lãnh đạo
Chia
sẻ tri
thức
Qúa trình
truyền đạt
tri thức
Qúa trình thu
nhận tri thức
Khen thưởng
H6a,H6b,H7a,H7b,
Biến kiểm soát
Giới tính, độ tuổi, học vị, học
hàm, chuyên môn
Văn hóa tổ
chức
Tuyển dụng
và tuyển chọn
23
luận về các giả thiết liên quan đến các nhân tố và các thang
đo.
Thứ tư, mặc dù kết quả nghiên cứu cho thấy không có
bằng chứng thống kê các công cụ công nghệ thông tin và truyền
thông có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình truyền đạt tri thức và
quá trình thu nhận tri thức như kỳ vọng ban đầu song thực trạng
chia sẻ tri thức trong các trường đại học cho thấy đa số giảng
viên đều thường xuyên sử dụng (mức độ đánh giá cận 4 trong
mức đo lường thường xuyên sử dụng từ 1 đến 5) các công cụ
công nghệ thông tin và truyền thông (như mạng xã hội, mạng
nội bộ, các cơ sở dữ liệu dùng chung, các ứng dụng, tiện ích
ICTs) để chia sẻ tri thức.
Thứ năm, luận án chỉ ra rằng nhân tố văn hóa tổ chức có
ảnh hưởng mạnh nhất tới chia sẻ tri thức của giảng viên, tiếp theo
là thực hành tuyển dụng và tuyển chọn và cuối cùng là khen
thưởng.
Thứ sáu, nghiên cứu đã điều chỉnh một số thang đo biến
kiểm soát (độ tuổi, thâm niên, học hàm, học vị, chức danh,
chuyên môn) cho phù hợp với bối cảnh tổ chức là các trường
đại học ở Việt Nam. Bằng phương pháp phân tích đa nhóm,
luận án đã chỉ ra có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi, thâm niên
công tác, chuyên môn khi đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố
trong mô hình nghiên cứu đến quá trình truyền đạt tri thức và
quá trình thu nhận tri thức giữa các giảng viên.
Cuối cùng, qua kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra
những khuyến nghị (đề xuất) tới các nhà quản lý giáo dục, các
trường đại học nhằm thúc đẩy, tăng cường chia sẻ tri thức giữa
các giảng viên trong các trường đại học ở Việt Nam.
22
tuyển dụng và tuyển chọn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình
truyền đạt và thu nhận tri thức.
- Có sự khác biệt về chuyên môn. Cả ba nhóm chuyên
môn Khoa học Kỹ thuật - công nghệ, Khoa học Kinh tế và
Khoa học Xã hội và Nhân văn đều cho rằng, nhân tố văn hóa tổ
chức có ảnh hưởng tích cực tới cả hai quá trình truyền đạt tri
thức và quá trình thu nhận tri thức. Tuy nhiên, nhóm có chuyên
môn Khoa học Xã hội và Nhân văn cho thấy văn hóa tổ chức
ảnh hưởng mạnh nhất tới quá trình truyền đạt tri thức và quá
trình thu nhận tri thức.
4.1.4. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về
chia sẻ tri thức, tiến hành tổng quan các công trình nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng tới chia sẻ tri thức và chia thành 5 nhân
tố độc lập, 2 nhân tố phụ thuộc. Từ đó, luận án làm rõ khoảng
trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra, luận án cũng tiến hành tổng quan các lý thuyết nền có
liên quan đến chia sẻ tri thức được áp dụng cho nghiên cứu.
Thứ hai, dựa trên tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết
và thông qua nghiên cứu sơ bộ, luận án đề xuất mô hình nghiên
cứu chính thức bằng việc đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố
tới hai quá trình trọng tâm của chia sẻ tri thức là quá trình thu
nhận tri thức và quá trình truyền đạt tri thức. Ngoài ra, luận án
cũng đã chuyển đổi, tương thích, kiểm định độ tin cậy và sử
dụng các thang đo phù hợp với điều kiện các tổ chức như các
trường đại học ở Việt Nam.
Thứ ba, luận án đã tiến hành khảo sát, thu thập dữ liệu,
đánh giá định tính và định lượng nhằm khẳng định các kết
7
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, các giả thuyết
nghiên cứu dưới đây góp phần làm sáng tỏ các câu hỏi nghiên
cứu:
Giả thuyết 1a (H1a): Các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt
tri thức.
Giả thuyết 1b (H1b): Các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri
thức.
Giải thuyết 2a (H2a): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác
động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức
Giải thuyết 2b (H2b): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác
động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức
Giải thuyết 3a (H3a): Khen thưởng có tác động tích cực
đến quá trình truyền đạt tri thức.
Giải thuyết 3b (H3b): Khen thưởng có tác động tích cực
đến quá trình thu nhận tri thức
Giải thuyết 4a (H4a): Văn hóa tổ chức có tác động tích
cực đến quá trình truyền đạt tri thức.
Giải thuyết 4b (H4b): Văn hóa tổ chức có tác động tích
cực đến quá trình thu nhận tri thức.
Giả thuyết 5a (H5a): Thực hành tuyển dụng và tuyển
chọn nhân sự có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri
thức.
Giả thuyết 5b (H5b): Thực hành tuyển dụng và tuyển
chọn nhân sự có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri
thức.
8
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của luận án bao gồm các bước
được khái quát hóa qua sơ đồ dưới đây:
Hình 2.1. Khái quát hóa quy trình nghiên cứu
Đề xuất
mô hình
và thang đo
Cơ sở lý thuyết và tổng
quan nghiên cứu
Phỏng vấn, xin ý kiến
chuyên gia
Kiểm tra
mô hình và thang đo
Kiểm định độ tin cậy của
các thang đo, điều chỉnh
thang đo, phân tích nhân tố
khám phá
Nghiên cứu
định lượng sơ bộ
Nghiên cứu định lượng
chính thức
Đánh giá mô hình; Kiểm
định giả thuyết; Kiến nghị
Kiểm định thang đo, kiểm
định mô hình, kiểm định các
giả thuyết, kiểm định tác
động của các biến kiểm soát
21
Giả thuyết 5b (H5b): Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn
nhân sự có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức
Trong nghiên cứu này, thực hành tuyển dụng và tuyển chọn
đề cập đến các quy trình tuyển dụng và tuyển chọn trong trường đại
học như: cách thức tuyển dụng và tuyển chọn nhân sự; sự minh
bạch, không thiên vị trong quá trình tuyển dụng và tuyển chọn; các
chức vụ bổ nhiệm tìm được đúng người, đúng vị trí; và việc thành
lập các ban phỏng vấn, sát hạch trong quá trình tuyển dụng và tuyển
chọn. Vì vậy, để thúc đẩy chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong
các trường đại học, cần đẩy mạnh thực hành tuyển dụng và tuyển
chọn.
4.1.3. Sự khác biệt giữa các biến kiểm soát đối với chia sẻ tri
thức giữa các giảng viên trong các trường đại học
- Có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy nhóm giảng viên dưới 40 tuổi có xu hướng đánh
giá thực hành tuyển dụng và tuyển chọn ảnh hưởng tới chia sẻ
tri thức, còn nhóm trên 40 tuổi thì không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, nhóm giảng viên trên 40 tuổi lại cho rằng khen
thưởng có tác động tới quá trình thu nhận tri thức, còn nhóm
dưới 40 tuổi thì không có ý nghĩa thống kê.
- Có sự khác biệt về thâm niên công tác. Đối với nhóm
giảng viên có thâm niên công tác dưới 10 năm có xu hướng cho
rằng văn hóa tổ chức ảnh hưởng nhiều hơn đến quá trình truyền
đạt tri thức và thu nhận tri thức so với hai nhóm có thâm niên
công tác từ 10 đến dưới 20 năm và trên 20 năm công tác. Nhóm
có thâm niên công tác trên 20 năm cho rằng, khen thưởng có
ảnh hưởng tích cực đến quá trình thu nhận tri thức còn các
nhóm còn lại không có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, nhóm có
thâm niên công tác từ 10 đến dưới 20 năm cho rằng thực hành
20
sự hăng say, nhiệt tình, phấn khởi, trách nhiệm trong việc thu
nhận các tri thức mới (thông qua quá trình học tập, bồi dưỡng,
tham dự các hội thảo, hội nghị khoa học). Khi giảng viên tham
gia vào quá trình thu nhận tri thức; giảng viên sẽ được nhận
được hỗ trợ kinh phí, lương thưởng, có cơ hội thăng tiến, công việc
được đảm bảo. Như vậy, nhằm tăng cường giảng viên tham gia chia
sẻ tri thức (quá trình thu nhận tri thức), các trường đại học cần đẩy
mạnh công tác khen thưởng.
Giả thuyết 4a (H4a): Văn hóa tổ chức có tác động tích
cực đến quá trình truyền đạt tri thức
Giả thuyết 4b (H4b): Văn hóa tổ chức có tác động tích
cực đến quá trình thu nhận tri thức
Trong nghiên cứu này, văn hóa tổ chức gồm các đặc
điểm khác nhau có thể được phân loại theo các khía cạnh như:
làm việc theo nhóm (giảng viên cùng làm việc, trao đổi, hoàn
thành các công việc, nhiệm vụ nhanh hơn, hiệu quả hơn); sự
cộng tác (giảng viên phối hợp với nhau để hoàn thành tốt các
nhiệm vụ, giảng viên ở các khoa, viện khác nhau cùng nhau hỗ
trợ, hợp tác); tổ chức học tập (giảng viên luôn coi học tập là một
trong những công việc hàng ngày, luôn cập nhật, cải tiến, áp
dụng những kiến thức mới vào hoạt động giảng dạy, nghiên cứu
khoa học. Sự sáng tạo, đổi mới luôn được khuyến khích và ghi
nhận). Các khía cạnh của văn hóa tổ chức trong nghiên cứu này
có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức và quá trình
thu nhận tri thức. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu
trước đây như của Fey và Denison (2000), Goffee và Jones
(1996), Goh (2002).
Giả thuyết 5a (H5a): Thực hành tuyển dụng và tuyển chọn
nhân sự có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức
9
2.2. Phát triển thang đo và phiếu điều tra
- Dựa trên việc tóm tắt, tổng hợp các kết quả nghiên
cứu, tác giả đặt ra một số câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu và đề
xuất mô hình nghiên cứu, đồng thời xác định nguồn và nội
dung của các thang đo trong mô hình đề xuất. Dựa trên các khái
niệm, thang đo gốc về các biến trong mô hình, tác giả dịch sang
tiếng Việt về mô hình, các giả thuyết và phiếu điều tra câu hỏi
dự kiến.
- Trên cơ sở những thang đo gốc, tác giả dịch xuôi sau
đó nhờ hai chuyên gia một người dịch lại, sau đó chuyển người
thứ hai dịch ngược.
- Các biến nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi được kế
thừa từ các nghiên cứu trước đây (trong phần tổng quan các
biến nhân khẩu học), riêng các biến như thâm niên công tác, độ
tuổi, chuyên môn được tác giả điều chỉnh dựa trên các nghiên
cứu trước đây và xin ý kiến của 02 chuyên gia để điều chỉnh
cho phù hợp với bối cảnh các tổ chức là các trường đại học ở
Việt Nam.
- Cuối cùng tác giả biên soạn và hoàn thành bản thảo
thang đo để phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Các biến trong mô hình được đo bằng thang đo Likert
với thang điểm đánh giá từ 1 đến 5.
2.3. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu sơ bộ lần 1
Tác giả tiến hành nghiên cứu sơ bộ lần thứ nhất với 15
giảng viên được lựa chọn theo cách thuận tiện. Mục đích của
nghiên cứu sơ bộ này để chuẩn hóa các thuật ngữ và các câu
10
hỏi trong thang đo, việc sắp xếp thứ tự câu hỏi và thuật ngữ sử
dụng dễ hiểu nhằm đảm bảo được độ tin cậy và giá trị của
thang đo. Đảm bảo người được hỏi không hiểu sai ý hỏi của tác
giả.
Nghiên cứu sơ bộ lần 2
Nghiên cứu sơ bộ lần 2 được thực hiện nhằm mục đích
điều tra thử để phát hiện các điểm yếu trong thiết kế và cấu trúc
câu hỏi, đồng thời hạn chế tối thiểu những vấn đề trong quá trình
trả lời câu hỏi và nhập dữ liệu. Với ý nghĩa như vậy, trước khi tiến
hành khảo sát chính thức, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát thử
100 phiếu đại diện các nhóm đối tượng khảo sát. Kết quả nghiên
cứu sơ bộ lần 2 cho thấy phiếu điều tra cơ bản được chấp nhận, chỉ
điều chỉnh một số vấn đề liên quan đến thuật ngữ chuyên môn và
thiết kế.
2.4. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua các
bước:
- Thiết kế phiếu điều tra
- Xác định mẫu điều tra
- Dự kiến phân tích dữ liệu
Như vậy, trong luận án, tác giả đã tuân thủ quy trình nghiên
cứu được xây dựng từ đầu, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng kết hợp với xin ý kiến chuyên gia nhằm đạt được
mục đích nghiên cứu, nhất là khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến
chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại học ở Việt
Nam.
19
Giả thuyết 2b (H2b): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác
động tích cực đến quá trình thu nhận tri thức
Chia sẻ tri thức giữa các giảng viên trong các trường đại
học ít bị chi phối bởi sự ủng hộ của lãnh đạo như các nghiên
cứu trước đây trong các tổ chức khác nhau. Việc giảng viên
chia sẻ tri thức không còn phụ thuộc vào sự khuyến khích, các
chính sách ưu đãi, sự công nhận của lãnh đạo như các nghiên
cứu khác đã khẳng định. Điều này cũng có thể do môi trường
làm việc của giảng viên và sự thay đổi trong cách thức quản lý,
quan niệm về quản lý, vai trò của quản lý trong các trường đại
học trong những năm gần đây (đặc biệt là trường hợp các
trường đại học thực hiện hoạt động theo cơ chế “tự chủ”).
Giả thuyết 3a (H3a): Khen thưởng có tác động tích cực
đến quá trình truyền đạt tri thức
Đối với nhân tố khen thưởng của tổ chức có hai quan
điểm khác nhau trong các nghiên cứu trước đây. Một số tác giả
cho rằng khen thưởng của tổ chức có mối quan hệ với chia sẻ
tri thức, trong khi một số tác giả khác thì bác bỏ nhận định này.
Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu có thể được giải thích là
do sự khác nhau về bối cảnh nghiên cứu, các quan sát sử dụng,
đối tượng và phương pháp điều tra. Tuy nhiên, trong nghiên
cứu này, giả thuyết mối quan hệ của nhân tố khen thưởng của
tổ chức tới quá trình truyền đạt tri thức không được ủng hộ.
4.1.2. Các giả thuyết được ủng hộ
Giả thuyết 3b (H3b): Khen thưởng có tác động tích cực
đến quá trình thu nhận tri thức
Khen thưởng ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức:
Lý thuyết động lực cho rằng, khen thưởng tác động tới động
lực của các giảng viên trong trường đại học. Động lực đó tạo ra
18
CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu này đã củng cố thêm phần tổng
quan nghiên cứu về chia sẻ tri thức nói chung và đối với giảng
viên trong các trường đại học công lập khu vực Hà Nội nói
riêng. Cụ thể như sau:
4.1.1. Các giả thuyết chưa được khẳng định
Giả thuyết 1a(H1a): Các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình truyền đạt
tri thức
Giả thuyết 1b(H1b): Các công cụ công nghệ thông tin
và truyền thông có tác động tích cực đến quá trình thu nhận tri
thức
Bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính (SEM)
với mẫu quan sát là giảng viên các trường đại học công lập khu
vực Hà Nội, tác giả khẳng định các công cụ công nghệ thông
tin và truyền thông không thấy có ảnh hưởng đến chia sẻ tri
thức. Kết luận này được rút ra từ nghiên cứu định lượng mà tác
giả đã thực hiện cũng như được chứng minh bởi nhiều học giả
trên thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các giảng viên đều
sử dụng các công cụ CNTT và truyền thông vào chia sẻ tri thức.
Để khẳng định sâu sắc hơn vấn đề này đòi hỏi cần phải thực hiện
nhiều nghiên cứu khác trong các bối cảnh khác nhau để xác định rõ
hơn nguyên nhân của vấn đề trên.
Giả thuyết 2a (H2a): Sự ủng hộ của lãnh đạo có tác
động tích cực đến quá trình truyền đạt tri thức
11
12
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng và thống kê mô tả mẫu
Chia sẻ tri thức thông qua ý kiến đánh giá của 447 cán
bộ quản lý và giảng viên của 13 trường đại học công lập trực
thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo khu vực Hà Nội, luận án đã tổng
hợp và phân tích hiện trạng chia sẻ tri thức thông qua hai quá
trình trung tâm của chia sẻ tri thức là quá trình truyền đạt tri
thức (KSO) và quá trình thu nhận tri thức (KSI).
Theo đó, các ý kiến đánh giá tổng thể 13 trường đại học
theo từng biến quan sát và nhân tố CSTT cho thấy giá trị trung
bình đều lớn hơn 3,0 (trong đó lớn nhất là 4,11 và nhỏ nhất là
3,80) nghĩa là các cán bộ quản lý, giảng viên đều cho rằng quá
trình truyền đạt tri thức và quá trình thu nhận tri thức giữa các
giảng viên đều cơ bản là tốt. Trong đó, giá trị trung bình của
nhân tố quá trình truyền đạt tri thức là 4,0438 và quá trình thu
nhận tri thức là 3,85. Kết quả này cho thấy rõ đặc điểm CSTT
của giảng viên trong trường đại học là thiên về quá trình truyền
đạt tri thức, đây là đặc điểm rất tốt và rất nổi bật do đặc thù
công việc giảng dạy của giảng viên, cán bộ quản lý. Bên cạnh
đó với kết quả đánh giá trung bình của quá trình thu nhận tri
thức là 3,85 cũng cho thấy ngoài công tác giảng dạy, giảng viên
các trường đại học cũng rất quan tâm đến việc tham gia các
khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ; giảng viên tích cực tham gia các hội thảo, hội nghị, tọa
đàm, các cơ sở dữ liệu chung của trường để họ hỏi, tiếp thu,
cập nhật những tri thức mới, công nghệ mới, phương pháp
giảng dạy, nghiên cứu mới.
17
Bảng trọng số chưa chuẩn hóa (Bảng 3.21) cho thấy các
nhân tố ICTs, TOP, RW (không có ý nghĩa thống kê), nhân tố
RW không có ý nghĩa thống kê với KSO nhưng tác động tới
KSI có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 90% vì P-value 0.055 <
0.1.
Nhân tố OC có ảnh hưởng tới KSO và KSI (có P =
0.000 < 0.05); Nhân tố SC có ảnh hưởng tới KSO và KSI (có
lần lượt P = 0.000 và P 0 0.003 đều < 0.05); Nhân tố RW có
ảnh hưởng tới KSI mức thống kê có độ tin cậy 90% (có P =
0.055 < 0.1). Các trọng số chưa chuẩn hóa (cột Estimate) đều
mang dấu dương cũng cho thấy các nhân tố trên ảnh hưởng tỷ
lệ thuận đến KSO và KSI.
3.3.2. Phân tích mô hình cấu trúc đa nhóm
3.3.2.1. Phân tích cấu trúc đa nhóm theo giới tính
3.3.2.2. Phân tích cấu trúc đa nhóm theo độ tuổi
3.3.2.3. Phân tích cấu trúc đa nhóm theo thâm niên công tác
3.3.2.4. Phân tích cấu trúc đa nhóm theo chuyên môn
16
Hình 3.6. Phân tích mô hình cấu trúc - dạng chuẩn hóa
Bảng 3.21. Bảng trọng số chưa chuẩn hóa cho mô hình nghiên cứu
Estimate S.E. C.R. P Kết luận
KSO <--- ICTs .050 .068 .727 .467
KSI <--- ICTs .030 .069 .433 .665
KSO <--- OC .363 .067 5.409 *** Có ý nghĩa
thống kê
KSI <--- OC .282 .067 4.203 *** Có ý nghĩa
thống kê
KSO <--- TOP .105 .073 1.449 .147
KSI <--- TOP .053 .074 .714 .475
KSO <--- RW -.038 .052 -.728 .467
KSI <--- SC .234 .064 3.666 *** Có ý nghĩa
thống kê
KSI <--- RW .101 .052 1.917 .055
Có ý nghĩa
thống kê
(mức 90%)
KSO <--- SC .184 .062 2.966 .003 Có ý nghĩa
thống kê
13
Giảng viên rất thường xuyên và liên tục sử dụng các
ứng dụng CNTT và truyền thông chủ yếu cho các hoạt động:
thu thập thông tin phục vụ nhu cầu cá nhân, tìm kiếm thông tin
từ các websites khác và trao đổi thông tin với người khác (tổng
mức độ thường xuyên và liên tục đều lớn hơn 60%). Tuy nhiên,
giảng viên cũng ít lưu trữ thông tin tại cơ sở dữ liệu chung của
trường hoặc đưa thông tin lên diễn đàn, mạng xã hội, blog cá
nhân (tổng hai mức rất thường xuyên và liên tục đều nhỏ hơn
40%).
Thông tin nhân khẩu học của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_chia_se.pdf