Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác (collaboration) trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam

Nếu như các nghiên cứu công bố trước đây đã đề cập đến nhân tố thỏa thuận hợp

tác và xem xét mối quan hệ với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng, thì nghiên cứu này

đã phát triển các thang đo và khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa nhân tố thỏa

thuận hợp tác và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Kết

quả cho thấy tín hiệu đáng mừng khi các doanh nghiệp khảo sát đều thể hiện mong

muốn được cộng tác với các đối tác, họ chấp nhận đầu tư về thời gian và tài chính để

tạo dựng mối quan hệ lâu dài với các đối tác của mình. Bên cạnh đó với đặc điểm về

tính thời vụ của các sản phẩm rau quả xuất khẩu của Việt Nam thì các cam kết hợp tác

đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển tính cộng tác trong chuỗi cung ứng.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác (collaboration) trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nước, chủng loại, số lượng và chất lượng cũng khác nhau. Thứ tư là các sản phẩm rau quả có tính thời vụ và việc thu mua lại phụ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài. Thứ năm là các mặt hàng rau quả chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên như các điều kiện về đất đai, thời tiết khí hậu, địa hình, nguồn nước,và các chính sách xuất nhập khẩu của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. 1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu 1.3.2.1 Mứс độ tín nhiệm giữа сáс đối táс (Trust) Trong nghiên cứu này, sự tín nhiệm được hiểu là phạm vi mà các doanh nghiệp tin rằng đối tác chuỗi cung ứng sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình đối với bên kia dựa trên thiện chí. Các nghiên cứu cũng chỉ ra từng thành phần của thang đo mức độ tín nhiệm (TRU) bao gồm: Đối tác của chúng tôi (nhà cung ứng và nhà nhập khẩu) luôn cởi mở và không giấu giếm mục tiêu kinh doanh (TRU1), Các đối tác của chúng tôi luôn có thái độ tích cực trong các thỏa thuận chung (TRU2), Tôi tin tưởng các đối tác của mình là những người trung thực (TRU3), Các thành phần trong chuỗi luôn tôn trọng nhau (TRU4), Các đối tác quan tâm đến vấn đề của chúng tôi (TRU5). Khi các doanh nghiệp xuất khẩu tin tưởng về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của người trồng và nhận thức được tầm quan trọng của nó tới sức khỏe cũng như quyết định mua hàng của người tiêu dùng thì chắc 8 chắn doanh nghiệp đó sẽ cộng tác với người nông dân tạo dựng được sự tin tưởng đó, do vậy: H1: Có mối quan hệ thuận chiều giữa tín nhiệm và cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam 1.3.2.2 Quyền lực (power) Khi thiết kế một chuỗi cung ứng cộng tác với các doanh nghiệp khác, một doanh nghiệp phải xem xét quy mô, tác động và trạng thái của doanh nghiệp khác. Các nghiên cứu về quyền lực chỉ ra các thành phần của thang đo bao gồm: Các thành phần trong chuỗi có quyền lực tương đồng nhau khi đưa ra các quyết định về hoạt động của chuỗi (sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,) (POW1), nhà cung ứng và nhà nhập khẩu đều có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của chúng tôi (về sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,) (POW2), vhúng tôi đều có tầm ảnh hưởng đến các quyết định của đối tác ( về sản xuất, phân phối, bán hàng, nghiên cứu và phát triển,) (POW3). Quyền lực giữa các bên sẽ ảnh hưởng đến các quyết định về hoạt động trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu, cụ thể là sự ảnh hưởng giữa các bên càng nhiều thì họ sẽ phải thường xuyên liên lạc để làm việc và trao đổi cùng nhau. Từ đó dẫn đến giả thuyết sau: H2: Có mối liên quan tích cực giữa quyền lực và sự cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu 1.3.2.3 Thỏa thuận hợp tác (commitment) Thỏa thuận hợp tác được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng sẽ duy trì và thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh của họ. Các nghiên cứu về thỏa thuận hợp tác chỉ ra các thành phần của thang đo bao gồm: Các thành phần trong chuỗi đều hy vọng tiếp tục mối quan hệ trong kinh doanh (CMM1), các thành phần trong chuỗi đều mong muốn mở rộng mối quan hệ với các đối tác (CMM2), chúng tôi tốn nhiều thời gian để xây dựng mối quan hệ với các đối tác (CMM3), húng tôi đầu tư một ngân sách đáng kể để xây dựng mối quan hệ với các đối tác (CMM4), mối quan hệ với các đối tác quan trọng hơn lợi nhuận ngắn hạn (CMM5). Các cam kết góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác giữa các bên, từ đó góp phần quan trọng trong việc phát triển tính cộng tác của chuỗi cung ứng. Do đó: H3: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa thỏa thuận hợp tác với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu 1.3.2.4 Tương đồng văn hóa (culture) 9 Tương đồng văn hóa được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng có các giá trị, niềm tin và phương thức quản lý tương đồng với nhau. Các nghiên cứu về tương đồng văn hóa cũng chỉ ra các thành phần cho thang đo này bao gồm: Chúng tôi có nét văn hóa tương đồng (về ngôn ngữ, nhu cầu, thói quen,) (CUL1), chúng tôi dễ dàng hiểu rõ các điều khoản và cách thức kinh doanh của đối tác (CUL2), chúng tôi luôn đồng ý với các giải pháp giải quyết khó khăn của đối tác (CUL3). Sự tương đồng về văn hóa cũng tạo điều kiện cho quan hệ hợp tác liên tổ chức (Melvor và Humphreys 2002). Do đó, giả thuyết đưa ra là: H4: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương đồng văn hóa với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu 1.3.2.5 Chiến lược kinh doanh (business strategy) Tương thích về chiến lược kinh doanh được hiểu là phạm vi mà các đối tác chuỗi cung ứng có các mục tiêu chiến lược kinh doanh rõ ràng và được thỏa thuận. Các nghiên cứu về chiến lược kinh doanh cũng chỉ ra các thành phần của thang đo bao gồm: Các thành phần trong chuỗi cùng nhau phát triển mục tiêu kinh doanh chung cho chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu (BS1), các thành phần trong chuỗi đều nhất trí cao với mục tiêu kinh doanh chung của chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu (BS2), các thành phần trong chuỗi đều hiểu mục tiêu kinh doanh của đối tác (BS3), các đối tác đều hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong hoạt động của chuỗi cung ứng hoa quả xuất khẩu(BS4). Chia sẻ những chiến lược kinh doanh chung sẽ là kim chỉ nam cho những hoạt động hợp tác giữa các đối tác và tạo điều kiện cho việc tích hợp và sử dụng tài nguyên (Wathne và Heide 2000). Do đó, giả thuyết đưa ra là: H5: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự tương thích về chiến lược kinh doanh với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu 1.3.2.6 Sự hỗ trợ của chính phủ (government support) Trong hoạt động phức tạp và trải rộng của chuỗi cung ứng, một nhu cầu đặt ra là cần phải nâng cao sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và Chính phủ, quốc gia và quốc tế nhằm kiểm soát và quản lý tốt các rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu.. Các nghiên cứu về sự hỗ trợ của chính phủ cũng đã chỉ ra các thành phần của thang đo này bao gồm: Chính phủ Việt Nam có thực hiện các chính sách và các dự án đặc biệt hỗ trợ cho doanh nghiệp chúng tôi (GS1), chính phủ Việt Nam cung cấp các thông tin cần thiết kịp thời (GS2), chính phủ Việt Nam hỗ trợ tài chính cho công ty của chúng tôi (GS3), chính phủ hỗ trợ các nguồn lực khác cho công ty của chúng tôi (GS4). Theo Mentzer, 2001 cho rằng bất kỳ một 10 tác nhân nào khi muốn tham gia vào chuỗi cung ứng trong ngành nhưng không đáp ứng tốt các chính sách, luật định của quốc gia và quốc tế thì khó có sự hợp tác được. Do đó: H6: Tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa sự hỗ trợ của chính phủ với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu. 1.3.3 Mô hình nghiên cứu ban đầu Từ các giả thiết ở trên, mô hình nghiên cứu đưa ra bao gồm sáu nhân tố (sáu biến độc lập) đều ảnh hưởng thuận chiều đến tính cộng tác (biến phụ thuộc) trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam 1.4 Kinh nghiệm phát triển tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu của Ấn Độ và Thái Lan 1.4.1 Kinh nghiệm của Ấn Độ Luận án giới thiệu chung về xuất khẩu rau quả Ấn Độ, và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Ấn Độ. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ nhất đối với người nông dân, họ đã hình thành liên kết thông qua nhóm nông dân trồng rau quả nhờ vào các trung gian phân phối và các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Thứ hai, thực hiện ký kết các hợp đồng sản xuất. Thứ ba, các tổ chức trung gian bán lẻ đã phát huy rất tốt vai trò của mình. Thứ tư, chính phủ Ấn Độ đã thực hiện tốt vai trò hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất cũng như tiêu dùng trong nước xuất khẩu rau quả. 2.4.1 Kinh nghiệm của Thái Lan Luận án giới thiệu chung về xuất khẩu rau quả Thái Lan, và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Thái Lan. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Thứ nhất, thực hiện chia sẻ thông tin một cách thiện chí giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu. Thứ hai, phát huy vai trò hỗ trợ của các hiệp hội. Thứ ba, các nhà xuất khẩu chú trọng phát triển mối quan hệ cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu. CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Tiến trình nghiên cứu 2.1.1 Khái quát sơ đồ tiến trình nghiên cứu Tiến trình nghiên cứu của luận án bao gồm 6 bước, đó là: xác định mục tiêu nghiên cứu, thu thập và tổng quan tài liệu, thu thập dữ liệu nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu chính thức, báo cáo kết quả nghiên cứu 2.1.2 Các bước trong tiến trình nghiên cứu của luận án 11 Luận án giải thích rõ các hoạt động, mục đích của từng bước trong tiến trình nghiên cứu của luận án. 2.2 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp được thu thập qua phương pháp nghiên cứu tại bàng bằng cách rà soát các dữ liệu từ các nguồn dữ liệu đã được công bố. Bao gồm báo cáo của Tổng cục thống kê, Hiệp hội rau quả Việt Nam, Trung tâm thông tin thuộc Viện chính sách chiến lược Phát triển nông thôn và Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Luận án sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp sau: phương pháp tổng hợp và đối sánh, phương pháp suy luận logic và phương pháp thống kê, mô hình hóa. 2.3 Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp 2.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp thảo luận nhóm Mục đich của thảo luận nhóm là đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, phát triển các thang đo cho các nhân tố này để tiến hành phỏng vấn chuyên sâu Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm đánh giá các nội dung (các nhân tố ảnh hưởng) và các thang đo (câu hỏi) để phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức, cũng như đánh giá sơ bộ về mức độ cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả Việt Nam. 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Luận án sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi nhằm điểm định mô hình ngiên cứu lý thuyết, từ đó đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp. Luận án sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, kỹ thuật chọn mẫu có mục đích được tiến hành đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và hợp tác xã trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Bảng hỏi chính thức có 29 mục hỏi bao gồm 24 mục cho cho thang đo nhân tố ảnh hưởng đến sự cộng tác trong chuỗi cung ứng, và 5 mục cho biến phụ thuộc. Mỗi mục hỏi được cho điểm theo thang đo đơn hướng Likert từ 1 đến 5 với quy ước từ hoàn toàn không đồng ý (1) đến hoàn toàn đồng ý (5). Nội dung của các thang đo được tác giả tổng hợp từ các nghiên cứu công bố chính thức, sau đó tiến hành dịch sang tiếng Việt và thảo luận với nhóm doanh nghiệp tham gia phỏng vấn chuyên sâu để điều chỉnh một số khái niệm cho phù hợp Luận án xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát các doanh nghiệp sản xuất và 12 xuất khẩu rau quả, hợp tác xã và tiến hành khảo sát tại 138 doanh nghiệp, hợp tác xã tại các vùng miền của Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu thu được sẽ được làm sạch, mã hóa, nhập liệu để đưa vào phân tích lượng bằng SPSS 20.0 Kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha: Là kiểm định cho phép đánh giá mức độ tin cậy của việc thiết lập một biến tổng hợp trên cơ sở nhiều biến đơn. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): Được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như rất cần thiết trong việc tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Phương pháp kiểm định tương quan Pearson: Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra mức độ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến: Phân tích hồi quy đa biến giúp làm rõ mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc trong mô hình. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍNH CỘNG TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG RAU QUẢ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 3.1 Tổng quan sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam 3.1.1 Tình hình sản xuất rau quả Việt Nam Việt nam có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi với trên 70% dân số làm nghề nông và diện tích canh tác rau quả trên 1,5 triệu ha. Mặt khác, xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2018 đạt khoảng 3,52 tỷ USD, chiếm tỷ phần rất nhỏ trong tổng thương mại rau quả toàn cầu là gần 1.000 tỷ USD, chưa kể đến thị trường nội địa hơn 90 triệu dân có nhu cầu ngày càng gia tăng. Hơn nữa, xu hướng đầu tư công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh. Diện tích trồng rau cả nước tính đến tháng 9 năm 2019 đạt gần 980 nghìn ha, tăng 1,8%, năng suất khoảng 172,2 tạ/ha. Cơ cấu rau của nước ta đa dạng, phong phú. Các loại rau có sản lượng lớn hiện nay là cải ngọt, cải bắp, dưa chuột, ngô, rau muống và một số loại rau gia vị như hành, tỏi, Về quả, diện tích trồng quả của cả nước năm 2018 đạt 923,2 nghìn ha, tăng 4,4% so với năm 2017, chủ yếu tăng ở nhóm cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, đu đủ... 3.1.2 Tình hình xuất khẩu rau quả Việt Nam 3.1.2.1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam Kim ngạch rau quả xuất khẩu Việt Nam liên tục tăng ở mức khoảng 30% so với 13 năm trước tính đến năm 2017, sau đó năm 2018 tăng khoảng 10%, đặc biệt kim ngạch rau quả xuất khẩu năm 2017 tăng hơn 40% so với năm 2016, đây là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu rau quả vượt qua dầu thô và gạo, nằm trong Top 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Tuy nhiên sang năm 2019 kim ngạch xuất khẩu rau quả sụt giảm từ tháng 5/2019 với mức giảm là 23,1%, tiếp đó là tháng 6 giảm 21,8% và tháng 7 sụt 11% (Nhật Hạ, 2019). Đây được coi là tình trạng tạm thời do Trung Quốc chấm dứt đường xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam, chuyển sang chính ngạch từ 1/6/2019. 3.1.2.2 Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam Quả là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Tiếp theo là các sản phẩm khác bao gồm cả hoa, sản phẩm chế biến, rau củ tươi, các loại lá. 3.1.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam Về thị trường xuất khẩu, tính đến thời điểm tháng 3/2019, rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu rau quả chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, tiếp đến là thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản là những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. 3.2 Các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam Luận án đã chỉ ra cấu trúc và các thực trạng mỗi thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. Chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam bắt đầu tư người nông dân/ nông dân hợp đồng phụ trách việc lựa chọn con giống, phân bón và thực hiện công đoạn sản xuất, thu hái và sơ chế. Tiếp theo thương lái thường thu mua từ nông dân trên cùng khu vực và chuyển đến doanh nghiệp chế biến hoặc các tiểu thương ở trung tâm thu mua/ các chợ đầu mối hoặc các doanh nghiệp thương mại, xuất khẩu. Rau quả từ đây sẽ được xuất khẩu sang các đối tác là các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài và đến tay khách hàng tiêu dùng cuối cùng. 3.3. Tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam Khảо sát 138 dоаnh nghiệр, hợp tác xã đóng vai trò là doanh nghiệp trung tâm trong chuỗi cung ứng rau quả хuất khẩu của Việt Nаm về tính cộng tác trong chuỗi cung ứng, nhiều dоаnh nghiệр thаm giа khảо sát сhо biết сhỉ mới nghе sơ quа về khái niệm “cộng tác trong сhuỗi сung ứng” hоặс thậm сhí сhưа từng nghе đến. Có đến gần 55% dоаnh nghiệр thаm giа khảо sát сhо biết có nghe quа về khái niệm “cộng táс сhuỗi сung ứng”. Сhính bởi kiến thứс hạn hẹр về cộng táс, mứс độ cộng táс сủа сhuỗi сung ứng hiện thời tại сáс сông tу сũng gặр nhiều khó khăn, đối với сả đối táс đầu vàо và đối táс đầu rа. 14 3.3.1 Thực trạng tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam Khi xét tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam, tác giả đánh giá dựa vào các tiêu chí đã nêu trong mục 2.2.3, bao gồm: Đồng bộ hóa quyết định Theo đánh giá chung (giá trị trung bình của thang đo COL1) thì tiêu chí này là cao nhất tức là các bên cộng tác chủ yếu thông qua việc cùng lên kế hoạch trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Tính cộng tác được thể hiện ở bước đầu tiên trong hoạt động của chuỗi và cũng thể hiện ý chí của các bên mong muốn được cộng tác. Sự liên kết giữa các bên còn khá mờ nhạt và thiếu tính bền vững. Bên cạnh đó, 90% rau quả Việt Nam được xuất khẩu ở dạng thô và sơ chế, từ đó dẫn đến ít cộng tác trong các hoạt động chế biến và lên kế hoạch cho các hoạt động của chuỗi cung ứng Hệ thống thực hiện cộng tác Đây là chỉ tiêu có phản ánh đạt giá trị trung bình thấp nhấp (COL2). Hệ thống thực hiện cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam được thể hiện thông qua việc đánh giá hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chế biến. Đối với chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam thì các hợp đồng này chủ yếu được thực hiện qua một khâu trung gian là các thương lái. Theo Viện Cây ăn quả miền Nam, có 2,5% được kí kết trực tiếp giữa doanh nghiệp và người trồng, còn lại có tới 97,5% rau quả được tiêu thụ theo hợp đồng ký với thương lái, trung gian. Như vậy các hợp đồng canh tác thể hiện sự cộng tác giữa các bên trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam đã xuất hiện và triển khai ở một số ít các daonh nghiệp nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả tốt nhất. Khuyến khích liên kết Việc khuyến khích liên kết một phần được thể hiện trong hoạt động cùng nhau phát triển thị trường và sản phẩm mới (COL3), tuy nhiên giá trị của quan sát này chưa cao (3,22). Các thành viên trong chuỗi thể hiện mong muốn được cộng tác nhưng việc khuyến khích liên kết không xuất hiện từ các thành viên trong mối quan hệ người trồng - nhà xuất khẩu rau quả mà chủ yếu được thúc đẩy thông qua các biện pháp, chính sách của Nhà nước. Quy trình chuỗi cung ứng sáng tạo Quy trình này thể hiện sự thống nhất và linh hoạt trong việc thực hiện các hoạt động của chuỗi. Để đánh giá vấn đề này tác giả xin đi vào phân tích cụ thể về vấn đề truy suất nguồn gốc cho các sản phẩm rau quả xuất khẩu Việt Nam. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao nhưng hiện nay, trong trường hợp nhà xuất khẩu không kiểm soát các yếu tố đầu vào của người trồng, phương pháp truy xuất nguồn gốc chủ yếu 15 vẫn được thực hiện bằng cách người nông dân ghi chép lại sổ sách bằng tay rồi cung cấp lại cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lại, tạo thành thông tin truy xuất hàng hóa. Điều này dẫn đến tình trạng ghi thông tin sai lệch, chưa chính xác. Chia sẻ thông tin Giá trị của quan sát COL5 (các thành phần trong chuỗi thường xuyên chia sẻ thông tin) đạt 3,22 tức là trên giá trị trung bình nhưng vẫn còn thấp, các thành phần có sự thông tin với nhau khi xảy ra vấn đề nhưng việc phối hợp để cùng nhau giải quyết vẫn chưa hiệu quả, thường vẫn là sự phân chia trách nhiệm và vấn đề đó thuộc trách nhiệm của bên nào thì bên đó sẽ giải quyết. 3.3.2 Đánh giá thực trạng tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam Thành công Trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khảu Việt Nam đã xuất hiện những biểu hiện của các yếu tố xây dựng tính cộng tác giữa các thành viên trong chuỗi. Bên cạnh đó, chính phủ tiếp tục có những động thái thúc đẩy liên kết giữa người trồng, tổ chức đại diện cho người trồng với nhà xuất khẩu thông qua các hoạt động liên kết xúc tiến thương mại tại Việt Nam và các hoạt động quảng bá sản phẩm rau quả tại nước ngoài. Hạn chế Không có sự chia sẻ thông tin trực tiếp giữa người trồng với nhà xuất khẩu mà chủ yếu thông qua trung gian là các thương lái. Hợp đồng canh tác đã xuất hiện nhưng chưa phát huy tác dụng là làm chặt chẽ các liên kết trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu. Chưa có sự đồng bộ hóa quyết định và khuyến khích liên kết giữa người trồng và nhà xuất khẩu. Vấn đề quy trình chuỗi cung ứng sáng tạo, cụ thể là hoạt động truy xuất nguồn gốc còn nhiều bất cập, số liệu chưa được cập nhật, ứng dụng công nghệ cũng chỉ mới ở bước nghiên cứu và phát triển, chưa có khả năng đưa vào thực tế. 3.3.3 Thuận lợi và khó khăn đối với tăng cường tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam Thuận lợi Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Việc tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do sẽ tạo điều kiện cho việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi giữa các thành phần trong chuỗi đặc biệt là giữa các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả và các đối tác nước ngoài, bên cạnh đó các thỏa thuận trong các Hiệp định thương mại tự do cũng giúp các thành phần trong chuỗi tạo được sự thống nhất và dễ dàng làm việc với nhau hơn, từ đó giúp tăng cường tính cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. 16 Nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng tăng. Khi nhu cầu tiêu thụ tăng thì hoạt động xuất khẩu cũng sẽ diễn ra thường xuyên hơn và cần hiệu quả tối ưu nhất. Khi đó bắt buộc các thành phần trong chuỗi cần cộng tác với nhau để đem lại hiệu quả hoạt động của chuỗi cao hơn, từ đó tăng lợi nhuận của mỗi thành viên trong chuỗi. Khó khăn Chất lượng và độ an toàn của sản phẩm chưa cao. Đặc biệt khi chất lượng và độ an toàn của sản phẩm chưa cao, các doanh nghiệp Việt Nam rất khó ký kết hợp đồng với các đối tác nước ngoài, từ đó sự cộng tác trong chuỗi cung ứng trở lên lỏng lẻo, hạn chế. Ổn định nguồn cung và giữ chữ tín của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nước ngoài vẫn còn băn khoăn về sự ổn định nguồn cung và năng lực giữ chữ tín của doanh nghiệp Việt Nam. Đây thực sự là một hạn chế lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần tháo dỡ trong thời gian tới, mang lại sự tin tưởng cho các đối tác trong quá trình hợp tác kinh doanh. Nâng cao tầm nhìn phát triển thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh. Vấn đề mức giá cũng là hạn chế lớn của các doanh nghiệp rau củ quả vì quy mô của các trang trại chưa đủ lớn và năng lực sản xuất khó có thể canh tranh được với sản phẩm cùng loại, đặc biệt là các sản phẩm rau quả từ Trung Quốc. Chính vì thế để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng và phương hướng phát triển, tập trung vào nghiên cứu và phát triển để hướng tới mục tiêu phát triển trong dài hạn, đặc biệt là chú trọng đến việc tăng cường tính cộng tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. 3.4 Phân tích kết quả kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính cộng tác trong chuỗi cung ứng rau quả xuất khẩu Việt Nam. 3.4.1 Kết quả đánh giá thang đo Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố EFA Tác giả tiến hành chạy Cronbach’s Alpha lần lượt cho từng nhân tố. Sau lần chạy đầu tiên, quan sát TRU5 bị loại do có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,212 nhỏ hơn 0,3 và nếu loại quan sát này thì kết quả Cronbach’s Alpha sẽ tăng. Sau khi loại quan sát TRU5 ra khỏi mô hình nghiên cứu thì cả 7 thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu do lớn hơn 0,6, các hệ số tương quan biến tổng đều cao hơn 0,3. Riêng đối với biến quan sát GS2 nếu loại biến này thì hệ số Cronbach’s Alpha tăng, tuy nhiên do tương quan biến tổng bằng 0,529 vẫn lớn hơn 0,3 và giữ lại quan sát này thì hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự hỗ trợ của chính phủ vẫn cao (0,825) do đó tác giả quyết định vẫn giữ lại để đưa vào phân tích nhân tố EFA. Như vậy phân tích 17 Cronbach’s Alpha chỉ loại quan sát TRU5, tất cả các quan sát còn lại cho 7 thang đo đều được giữ lại để phân tích EFA. Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả loại quan sát CMM5 do tiến hành xoay Varimax produce thì xuất hiện quan sát CMM5 tải lên ở cả 2 nhân tố. Sau khi loại quan sát CMM5, các biến quan sát là hội tụ và khác biệt, các biến quan sát của các nhân tố có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể nên kết quả phân tích EFA thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này. 3.4.2 Kiểm tra giả thuyết mô hình nghiên cứu với phân tích tương quan Pearson và hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả phân tích tương quan Pearson cho thấy biến cộng tác trong chuỗi cung ứng có tương quan với các biến còn lại với mức ý nghĩa p-value = 0.000, trong đó tín nhiệm và sức mạnh có mối tương quan với tính cộng tác mạnh hơn so với các biến khác, thỏa thuận hợp tác và tính cộng tác trong chuỗi cung ứng lại có mối tương quan ít hơn. Tiếp theo, ta tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính để kiểm tra giả thuyết và mô hình nghiên cứu với tính cộng tác trong chuỗi cung ứng là biến phụ thuộc và các nhân tố niềm tin, sức mạnh, thỏa thuận hợp tác, văn hóa, chiến lược kinh doanh và sự hỗ trợ của chính phủ là 6 biến độc lập. Kết quả cho thấy R bình phương hiệu chỉnh phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biển độc lập lên sự biến thiên của biến phụ thuộc, trong trường hợp này 6 nhân tố ảnh hưởng 74,7% sự thay đổi của tính cộng tác, 25,3 % là do các nhân tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_nhan_to_anh_huong_den_tinh_co.pdf
Tài liệu liên quan