Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu của tác giả là phân tích
hồi quy. Đối với phương pháp phân tích này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn.
Hiện nay có nhiều căn cứ để xác định kích thước của mẫu:
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham
khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng
số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân
tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m. Như vậy nếu theo căn cứ này tác giả phải
khảo sát tối thiểu n =46*5 =230 khách du lịch cộng đồng.
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công
thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Như vậy nếu
dựa theo căn cứ này tác giả sẽ phải khảo sát tối thiểu 90 khách du lịch cộng đồng.
Theo Burns và Bush (1995), có ba nhân tố cần được xem xét khi cân nhắc đến
quy mô mẫu nghiên cứu gồm:
- Số lượng các thay đổi của tổng thể;
- Độ chính xác mong muốn;
- Mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thế.
Vì thế, công thức ước tính quy mô mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức
tin cậy 95% là: N = Z2 (pq)/e2 = 1,962 (0,5*0,5)/0,052 = 385
12 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịa phương. Do vậy,
hướng nghiên cứu chính của luận án sẽ tập trung vào những vấn đề sau:
(i) Trình bày đặc trưng của du lịch cộng đồng.
(ii) Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc trên các
khía cạnh: Tiềm năng về khí hậu, thổ nhưỡng; Tiềm năng về văn hóa bản địa, các đặc
sản vùng Tây Bắc.
(iii) Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc về các
điểm du lịch cộng đồng; Số lượng khách và doanh thu du lịch; Cơ sở vật chất phục vụ
du lịch cộng đồng; Nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng; Và công tác quảng
bá, xúc tiến du lịch.
8
(iv) Kết hợp phân tích thực trạng bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch cộng
đồng vùng Tây Bắc. Các di sản văn hóa tiếp cận bao gồm: di sản văn hóa vật thể; di sản
hiện vật lịch sử, các di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng và di sản văn hóa phi vật thể.
2.1.2 Nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng
Tác giả Suthathip Suanmali (2014) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
sự hài lòng của khách du lịch tại các tỉnh phía Bắc Thái Lan. Nghiên cứu được thực
hiện tại một tỉnh phía bắc Thái Lan, Chiang Mai, nơi có nhiều điểm tham quan tự
nhiên và văn hóa. Các yếu tố ảnh hưởng được xác định bằng cách sử dụng các kỹ
thuật thống kê. Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua phát phiếu điều tra ngẫu nhiên cho
khách du lịch nước ngoài đến thăm Chiang Mai. Dữ liệu định lượng sau đó được
phân tích bằng kỹ thuật phân tích nhân tố và phân tích hồi quy bội để xác định các
yếu tố quan trọng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến sự hài lòng của du khách là chi phí lưu trú, các yếu tố quan trọng tiếp theo là sự
hiếu khách, cảnh quan thiên nhiên và cơ sở hạ tầng.
Naidoo và cộng sự (2011) thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét đánh giá của
khách du lịch cộng đồng đối với du lịch tự nhiên tại đảo Mauritius. Nghiên cứu được
thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch
cộng đồng đối với loại hình du lịch tự nhiên ở Mauritius. Các yếu tố được đề cập để
xem xét sự tác động đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng bao gồm: Cơ sở hạ
tầng, giá cả, văn hóa bản địa, sự an toàn, tài nguyên thiên nhiên với thang đo được
phát triển từ thang đo chất lượng dịch vụ của Parasuraman. Phương pháp nghiên cứu
được áp dụng cho nghiên cứu bao gồm: kiểm định độ tin cậy thang đo Crobach’s
Alpha, phân tích nhân tố khám phá, hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu được
thực hiện thông qua phỏng vấn 600 khách du lịch cộng đồng cho thấy, các yếu tố
trong mô hình nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê và tác động đến sự hài lòng của du
khách, trong đó yếu tố tài nguyên thiên nhiên có mức tác động mạnh mẽ nhất.
2.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Thứ nhất, đối với nội dung du lịch cộng đồng
- Các công trình chưa phân tích đánh giá được tiềm năng của phát triển du lịch
cộng đồng dựa trên cách tiếp cận đầy đủ bao gồm: Các tiềm năng về khí hậu, thổ
nhưỡng; Các tiềm năng về văn hóa bản địa, lễ hội truyền thống và các đặc sản vùng
Tây Bắc. Do nhiều công trình chỉ thực hiện tại các điểm đến du lịch có phạm vi hẹp
như: Rừng dừa bảy mẫu Cẩm Thạch, Hội An; Vườn quốc gia Bidup - Núi Bà;
Garhwal Himalaya thuộc bang Uttarakhand; vườn Quốc gia Nam Cát Tiên
- Hầu hết các nghiên cứu còn mang tính rời rạc cho từng loại hình và từng địa
phương, từng địa điểm du lịch mà chưa đi sâu vào những giải pháp tổng thể nhằm
nâng cao chất lượng loại hình du lịch cộng đồng, góp phần phát triển du lịch cộng
9
đồng vùng Tây Bắc gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa trong
bối cảnh hội nhập.
Thứ hai, đối với nội dung sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch cộng đồng
Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến
sự hài lòng của khách du lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng còn thiên về lý luận,
chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu tổng quát, hàn lâm chưa có nhiều những khảo sát
chi tiết nhằm kiểm định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch cộng
đồng tại các điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Số lượng các công trình nghiên cứu về sự hài lòng đối với du lịch cộng đồng
vùng Tây Bắc còn ít. Vì vậy, các công trình nghiên cứu gần như chưa phản ánh rõ nét
những đặc trưng về văn hóa, phong tục, tập quán của từng địa phương các tỉnh vùng
Tây Bắc. Các nghiên cứu về sự hài lòng của khách du lịch đối với du lịch cộng đồng
chưa đánh giá rõ nét tác động của từng yếu tố đối với sự hài lòng của khách du lịch
cộng đồng khiến các giải pháp đưa ra còn chưa cụ thể, có tính khả thi thấp nếu áp
dụng đối với du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc.
Chưa có nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện về sự tác động của văn hóa
bản địa đối với sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch cộng
đồng vùng núi Tây Bắc. Các nghiên cứu chưa tổng hợp được những yếu tố thuộc
tính của văn hóa bản địa vùng Tây Bắc. Do vậy các giải pháp phát triển du lịch cộng
đồng dựa trên yếu tố văn hóa bản địa chưa được đề cập đến.
Tại vùng núi Tây Bắc, loại hình du lịch cộng đồng đang phát triển. Tuy nhiên,
dù có nhiều nghiên cứu về đánh giá chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng của khách
du lịch cộng đồng song hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung vào một lễ hội hoặc một
vài hoạt động văn hóa tại một điểm du lịch. Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa bản địa là một
nét đặc trưng trong du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc nhưng chưa có nghiên cứu nào
đánh giá chi tiết, toàn diện sự tác động của yếu tố văn hóa bản địa đến sự hài lòng của
khách du lịch cộng đồng. Do đó, trong luận án, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về tác động
của yếu tố văn hóa bản địa đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc,
đây là điểm mới của nghiên cứu so với các nghiên cứu đã công bố.
Tóm lại, với những khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về du lịch,
du lịch cộng đồng liên quan đến các luận án đề cập phần trên, tác giả luận án sẽ tiến
hành điều tra dữ liệu khách du lịch cộng đồng tại vùng Tây Bắc, nơi có nhiều tiềm
năng để phát triển hình thức du lịch cộng đồng, tại đây các thành phần của văn hóa
bản địa rất phong phú và đa dạng, từ đó có thể tổng quát được sự ảnh hưởng của các
yếu tố đến sự hài lòng của khách du lịch cộng đồng với loại hình du lịch cộng đồng
vùng Tây Bắc nước ta với nét đặc trưng của văn hóa bản địa.
10
2.2. Cơ sở lý thuyết về chất lượng điểm đến, du lịch cộng đồng và sự hài lòng của
khách du lịch
2.2.1. Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng trong ngành dịch vụ
Sự hài lòng của khách du lịch đối với dịch vụ du lịch cộng đồng là trạng thái
cảm xúc của du khách về sản phẩm/dịch vụ du lịch được xác định trên cơ sở cảm
nhận từ trải nghiệm thực tế so với mong đợi trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ du
lịch cộng đồng. Thông qua việc trải nghiệm dịch vụ tại điểm đến du lịch cộng đồng,
khách du lịch sẽ cảm nhận dịch vụ và so sách với các điểm đến khác, từ đó đưa ra
những nhận định và đánh giá về điểm đến du lịch cộng đồng.
2.2.2 Chất lượng điểm đến và sự hài lòng của khách du lịch
2.2.2.1 Các quan điểm liên quan đến chất lượng điểm đến
2.2.2.2.Mối quan hệ giữa chất lượng điểm đến với sự hài lòng của khách du lịch
Những phân tích của các tác giả chỉ ra rằng chất lượng cảm nhận có tác động
mạnh lên sự hài lòng của du khách. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ tiếp cận đến
khái niệm chất lượng cảm nhận chung của du khách đối với các điểm đến mà chưa kiểm
định các thành phần khác nhau của chất lượng điểm đến sự hài lòng của du khách.
2.2.3 Du lịch cộng đồng
2.2.3.1 Khái niệm du lịch cộng đồng
Tổng hợp từ nhiều lý luận của các tổ chức, nhà nghiên cứu, trong phạm vi luận
án này, Du lịch cộng đồng được hiểu như sau: Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch
do chính cộng đồng dân cư địa phương đóng vai trò chủ thể và chính quyền địa
phương đóng vai trò hỗ trợ trong giới thiệu, tổ chức, quản lý và khai thác có hiệu quả
các tài nguyên du lịch nhằm đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được môi trường chung.
2.2.3.2 Đặc trưng của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà cộng đồng dân cư địa phương là chủ thể
trực tiếp tham gia vào các hoạt động.
2.3 Mô hình nghiên cứu
2.3.1 Mô hình nghiên cứu kế thừa
2.3.1.1 Mô hình nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2016)
2.3.1.2 Mô hình nghiên cứu của Naidoo và cộng sự (2015)
2.3.1.3 Mô hình nghiên cứu của Mohamadia và cộng sự (2016)
2.3.1.4 Mô hình nghiên cứu của Lý Thị Tuyết và cộng sự (2014)
2.3.1.5 Mô hình nghiên cứu của Hoàng Trọng Tuấn (2015)
2.3.1.6 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Phương (2017)
2.3.2 Mô hình đề xuất và giả thuyết nghiên cứu
2.3.2.1 Mô hình đề xuất
11
Như vậy, căn cứ vào các ý kiến được rút ra từ các cuộc thảo luận cùng các
chuyên gia và các nhà nghiên cứu cùng sự kế thừa các mô hình nghiên cứu đã công
bố, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cho luận án như sau:
H1
. H2
H3
H4 H6
H5
Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu đề xuất
2.3.2.2 Giả thuyết nghiên cứu
Văn hóa bản địa với chất lượng điểm đến du lịch cộng đồng
Giả thuyết H1: Văn hóa bản địa có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá về chất
lượng điểm đến của du khách khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.
Môi trường tham quan với điểm đến du lịch cộng đồng
Giả thuyết H2: Môi trường tham quan có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá về
chất lượng điểm đến của du khách khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.
Tính hấp dẫn của tự nhiên với điểm đến du lịch cộng đồng
Giả thuyết H3: Tính hấp dẫn của tự nhiên có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá
về chất lượng điểm đến của du khách khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.
Cơ sở hạ tầng với điểm đến du lịch cộng đồng
Giả thuyết H4: Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá về chất
lượng điểm đến của du khách khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.
Giá cá dịch vụ tại điểm du lịch với điểm đến du lịch cộng đồng
Giả thuyết H5: Giá cả dịch vụ tại điểm lịch có ảnh hưởng tích cực đến đánh giá về
chất lượng điểm đến của du khách khi tham gia các sản phẩm du lịch cộng đồng.
Chất lượng điểm đến du lịch cộng đồng với sự hài lòng của khách du lịch
cộng đồng
Giả thuyết H6: Chất lượng điểm đến du lịch cộng đồng ảnh hưởng tích cực đến
Sự hài lòng của khách du lịch khi tham gia du lịch cộng đồng.
Sự hài lòng của
khách du lịch
cộng đồng
Chất lượng các
điểm đến du
lịch cộng đồng
Giá cả dịch vụ
tại điểm du lịch
Văn hóa
bản địa
Tính hấp dẫn
của tự nhiên
Cơ sở hạ tầng
Môi trường
thăm quan
Đặc điểm nhân
khẩu học của khách
du lịch cộng đồng
12
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Bối cảnh nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên vùng Tây Bắc
- Vị trí địa lý: Vùng Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt
Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. gồm 4 tỉnh: Hòa bình, Sơn
La, Điện Biên và Lai Châu. Địa hình chủ yếu là đồi núi, có độ dốc cao.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc
- Là vùng có trên 20 dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống còn nhiều khó khăn. Những
năm qua, cơ cấu kinh tế vùng Tây Bắc chuyển dịch còn chậm, hiệu quả thấp, sức cạnh tranh
hạn chế. Các điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thách thức.
3.1.3 Các sản phẩm du lịch đặc thù vùng Tây Bắc
Gồm các loại hình du lịch đặc thù: Du lịch thể thao mạo hiểm, Du lịch nghiên
cứu khám phá, Du lịch tìm hiểu, trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống các dân
tộc ít người vùng núi cao, Du lịch sinh thái nông nghiệp
3.1.4 Chọn điểm nghiên cứu
Tác giả lựa chọn điểm nghiên cứu gồm 4 tỉnh là: Hòa Bình, Sơn La, Điện
Biên, Lai Châu.
3.2 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
Tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp
nghiên cứu định lượng. Lựa chọn các bộ công cụ phân tích thống kê phù hợp để giải
quyết các vấn đề đặt ra của nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu khảo sát thu được từ thực tế
tại các địa phương vùng Tây Bắc.
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích đo lường sự hài
lòng của khách du lịch cộng đồng. Luận án sử dụng thang đo thứ bậc (likert) 7 điểm
để phân tích đo lường các yếu tố. Với công cụ phân tích kiểm định EFA để gom các
biến thành thành nhóm biến tiềm ẩn và loại những biến không phù hợp, công cụ
CFA để khẳng định lại quan hệ tác động (một chiều hay đa chiều) và đo mức độ của
quan hệ này, những nhóm nhân tố tác động tới sự hài lòng của khách du lịch cộng
đồng. Công cụ chính của mô hình phân tích nhân tố là các đánh giá định lượng và
các kiểm định giả thuyết thống kê. Các kỹ năng phân tích nhân tố nhờ sự hỗ trợ của
phần mềm thống kê SPSS.
13
3.3 Quy trình nghiên cứu
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu số liệu
thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước, các báo cáo của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Cục thống kê các tỉnh và Tổng cục Du lịch.
Mô hình cấu trúc
tuyến tính
Phân tích nhân tố
EFA, CFA
Cronbach Alpha
Xây dựng bảng
câu hỏi
Phỏng vấn
chuyên gia
Phương pháp
nghiên cứu
Cơ sở
lý thuyết
Mục tiêu
nghiên cứu
Xác định vấn đề
nghiên cứu
Đề xuất
khuyến nghị
Đánh giá
sự hài lòng của
khách du lịch
Nghiên cứu
định lượng
Nghiên cứu
định tính
14
3.4.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả thu thập dữ liệu bằng cách phỏng vấn khách du lịch cộng đồng tại các
điểm du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc bằng bảng hỏi khảo sát. Trước khi tiến hành
khảo sát, tác giả đã liên hệ với các điểm du lịch cộng đồng tại các địa phương gồm:
Hòa Bình; Sơn La; Điện Biên; Lai Châu, tác giả nêu rõ mục đích của việc khảo sát và
sự bảo mật thông tin được cung cấp chỉ nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Thời gian tiến hành khảo sát dữ liệu được thực hiện từ ngày 06 tháng 9 năm
2017 đến ngày 28 tháng 4 năm 2018. Để tiến hành khảo sát số liệu chính thức phục
vụ cho nghiên, tác giả đã tiến hành hướng dẫn cho 10 cộng tác viên về cách phát và
thu thập bảng hỏi khảo sát, đây là những người có khả năng giao tiếp và có kinh
nghiệm nhất định trong lĩnh vực du lịch, cụ thể: Tại Lai Châu gồm 1 hướng dẫn viên
du lịch và 1 thành viên trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh Lai Châu; Tại Điện Biên tác
giả cộng tác với 1 chủ nhà nghỉ homstay và 1 thành viên của trung tâm xúc tiến du
lịch tỉnh Điện Biên; Tại Sơn La sử dụng 2 sinh viên năm cuối ngành quản trị kinh
doanh của Đại học Tây Bắc cùng 1 thành viên của trung tâm xúc tiến du lịch. Tại Hòa
Bình sử dụng 2 hướng dẫn viên du lịch và 1 chủ hộ kinh doanh homstay để tiến hành
phát và thu thập bảng hỏi khảo sát.
Địa điểm và kết quả khảo sát cụ thể như sau:
Tại Lai Châu, tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng gồm: Bản
Hon; Bản Nà Luồng; Bản Gia Khâu; Bản Sin Suối Hồ và Bản Vàng Pheo.
Tại Sơn La tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng: Nà Bai; Bản
Áng; Bản Bó ; Bản Nà Tâu và Bản Hụm.
Tại Hòa Bình tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng: Bản Giang
Mỗ; Bản Lác; Xóm Ải; Xóm Ké; Xóm Đá Bia.
Tại Điện Biên tiến hành khảo sát tại các điểm du lịch cộng đồng: Bản Him Lam 2;
Bản Mển; Bản Na Ten; Bản Nậm Cản; Noong Chứn; Bản Che Căn và Bản Chi Luông.
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát điều tra
Địa phương Số bảng hỏi phát ra
Số bảng hỏi
thu về
Số bảng hỏi
không đưa vào
phân tích
Số bảng hỏi
đưa vào
phân tích
Lai Châu 168 116 15 101
Điện Biên 256 198 23 175
Sơn La 185 138 17 121
Hòa Bình 203 169 21 148
Tổng số 812 621 76 545
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Kết quả khảo sát thu về cụ thể như sau:
Tổng số bảng hỏi khảo sát phát ra: 812
15
Tổng số bảng hỏi thu về: 621
Tổng số bảng hỏi không đưa vào phân tích do thiếu nhiều nội dung: 76
Tổng số bảng hỏi đưa vào phân tích: 545 (số lượng mẫu này sẽ được giải thích
cụ thể trong mục 3.6.5)
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
3.6 Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.6.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng
3.6.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng
Quy trình nghiên cứu của luận án được thực hiện theo các bước được tổng hợp
trong bảng dưới đây.
Bảng 3.4. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng
Các bước Nội dung thực hiện
1. Xây dựng bộ
thang đo
- Qua quá trình tổng quan nghiên cứu, lựa chọn bộ thang đo phù
hợp cho các biến, đối với thang đo Likert thì lựa chọn thang đo có
các chỉ báo phù hợp nhất với từng biến, từng bối cảnh nghiên cứu.
- Đa số các thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu trước bằng
tiếng Anh, nên thang đo tiến hành dịch sang tiếng Việt, sau đó nhờ
người thông thạo tiếng Anh dịch ngược sang tiếng Anh, sau đó
nhờ một người khác so sánh 2 bản dịch này để đảm bảo không bỏ
xót, không gây nhầm lẫn nội dung trong quá trình chuyển ngữ.
2. Đánh giá
thang đo
- Đảm bảo tính giá trị (Validity)
Tiến hành thảo luận, phỏng vấn với các chuyên gia (là các giảng
viên, các nhà quản lý,am hiểu nội dung nghiên cứu) để đảm bảo
những người đáp không hiểu nhầm, hiểu không hết nội dung ý hỏi,
có thể loại bỏ bớt hoặc điều chỉnh một số câu hỏi hiếm được nhắc
tới, có thể gây hiểu nhầm.
- Đảm bảo tính tin cậy (Realiability)
+ Sau khi đảm bảo được “tính giá trị” tiến hành phát bảng hỏi để
nghiên cứu thứ nghiệm.
+ Với mỗi biến, cần đảm bảo chỉ số Cronbach Alpha > 0.7 để đảm
bảo thang đo là ổn định, đáng tin cậy qua các lần đo.
+ Nếu không đảm bảo cần xem lại các bước (1) tổng quan về thang
đo, (2) dịch thuật, (3) thảo luận chuyên gia, (4) bớt một vài chỉ báo
không phù hợp.
3. Nghiên cứu
chính thức
- Hoàn thiện bảng hỏi để phát chính thức.
- Chọn mẫu phát và thu thập dữ liệu
4. Phân tích số liệu - Sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 để phân tích số liệu,
phân tích mô hình.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
16
3.6.3 Xây dựng thang đo các biến
Gồm 7 thang đo: Thang đo chất lượng điểm đến (Ký hiệu CLDD); Thang đo
sự hài lòng của du khách (Ký hiệu SA); Thang đo văn hóa bản địa (Ký hiệu
VHBĐ);Thang đo môi trường tham quan (Ký hiệu MTDL); Thang đo cơ sở hạ tầng
(Ký hiệu CSHT); Thang đo hấp dẫn tự nhiên (Ký hiệu HDTN); Thang đo giá cả dịch
vụ tại điểm du lịch (Ký hiệu GC) được đo lường thông qua các lời bình và sử dụng
Thang đo Likert 7 điểm để đo lường.
3.6.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,63 trở lên được coi là chấp nhận
được. Các thước đo có hệ số Cronbach Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng khi thước đo có độ tin cậy từ 0,8 trở lên đến gần 1 là thước
đo tốt (Joseph F Hair và cộng sự, 1998).
3.6.5 Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp phân tích dữ liệu chính trong nghiên cứu của tác giả là phân tích
hồi quy. Đối với phương pháp phân tích này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn.
Hiện nay có nhiều căn cứ để xác định kích thước của mẫu:
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham
khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng
số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân
tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m. Như vậy nếu theo căn cứ này tác giả phải
khảo sát tối thiểu n =46*5 =230 khách du lịch cộng đồng.
Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công
thức là n=50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Như vậy nếu
dựa theo căn cứ này tác giả sẽ phải khảo sát tối thiểu 90 khách du lịch cộng đồng.
Theo Burns và Bush (1995), có ba nhân tố cần được xem xét khi cân nhắc đến
quy mô mẫu nghiên cứu gồm:
- Số lượng các thay đổi của tổng thể;
- Độ chính xác mong muốn;
- Mức tin cậy cho phép trong ước lượng giá trị tổng thế.
Vì thế, công thức ước tính quy mô mẫu để đạt được độ chính xác 95% tại mức
tin cậy 95% là: N = Z2 (pq)/e2 = 1,962 (0,5*0,5)/0,052 = 385
Trong đó:
- N là quy mô mẫu;
- Z độ lệch chuẩn với mức tin cậy cho phép (95%);
- Giá trị ước lượng thay đổi trong tổng thể (50%) (theo hai tác giả Burns và
Bush, 1995 số lượng các thay đổi của tổng thể 50% thường được chỉ ra trong các nghiên
cứu xã hội, vì thế các nghiên cứu trong thực tiễn thường chọn mức 50% của giá trị p bởi
vì đây là giá trị đảm bảo mức độ an toàn trong xác định quy mô mẫu nghiên cứu);
- q = 100 - p;
- e sai số cho phép (mức sai lầm): +- 5%.
17
Như vậy theo tác giả để đảm bảo được các yêu cầu phân tích thì kích thước
mẫu tối thiểu phải đạt 385. Trong nghiên cứu, tác giả tiến hành điều tra tại 4 tỉnh:
Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, để đảm bảo được số lượng bảng hỏi thu về
đủ cho nghiên cứu tác giả tiến hành khảo sát 812 khách du lịch cộng đồng bằng cách
phát bảng hỏi trực tiếp đến từng khách du lịch cộng đồng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của
các cộng tác viên tại các điểm du lịch cộng đồng của các địa phương. Kết thúc khảo
sát, tác giả thu về được 621 bảng hỏi khảo sát, Trong đó có 76 bảng hỏi không sử
dụng được (do nội dung trả lời sơ sài, thiếu nhiều nội dung) còn lại 545 bảng hỏi tác
giả đưa vào phân tích.
3.6.6 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu này nhằm đánh giá thống kê kinh tế - xã hội trong đó sử dụng một
số phương pháp: thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân
tố khẳng định (CFA), phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM).
Thống kê mô tả được sử dụng để khai thác thông tin cơ bản của các biến trong
mẫu quan sát. Qua đó có thể thực hiện kiểm định tính phân phối chuẩn của các biến
quan sát để áp dụng cho các phân tích tiếp theo.
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là
phương pháp thống kê để rút gọn tập hợp các biến số được sử dụng thành 1 tập hợp
biến số (gọi là các nhân tố) ít hơn (sau khi loại bỏ các biến rác), để chúng có ý nghĩa
hơn nhưng vẫn chứa đựng các thông tin của tập hợp biến ban đầu. Trong nghiên cứu
sơ bộ đã sử dụng (EFA) và tiếp tục áp dụng trong nghiên cứu chính thức để kiểm tra
tính đồng nhất của nghiên cứu.
Phân tích nhân tố khẳng định CFA là một trong những kỹ thuật của mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM. CFA cho phép chúng ta kiểm định các biến quan sát đại diện các
nhân tố tốt đến mức nào. CFA là bước tiếp theo của EFA, CFA được sử dụng để khẳng
định lại tính đơn biến, đa biến, giá trị hội tụ và phân biệt của bộ thang đo.
Trong kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu, mô hình cấu trúc tuyến
tính SEM cho phép chúng ta kết hợp được các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của
chúng và có thể xem xét các đo lường độc lập hay kết hợp chung với mô hình lý
thuyết cùng một lúc. Chính vì thế, phương pháp phân tích SEM được sử dụng rất phổ
biến trong các ngành khoa học xã hội trong những năm gần đây và thường được gọi
là phương pháp phân tích dữ liệu thế hệ thứ hai (Hulland, 1996).
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu thực trạng
4.1.1 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc
4.1.2 Thực trạng bảo tồn văn hóa kết hợp phát triển du lịch cộng đồng vùng
Tây Bắc
18
4.2 Kết quả nghiên cứu của các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du
lịch đối với loại hình du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc
4.2.1 Thống kê mô tả đối tượng khảo sát
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo
4.2.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach-alpha
Nhìn chung, kết quả cho thấy các thang đo đều có độ tin cậy cao, khi mà hệ số
Cronbach-alpha đều đạt lớn hơn 0,7 ngay trong lần đầu tiên kiểm định với mỗi thang đo,
sự tương quan biến-tổng của các biến quan sát biểu diễn cho một khái niệm là lớn hơn 0,4,
thể hiện các biến này có sự tương quan tốt với tổng thể thang đo, và các biến này phù hợp
để biểu diễn cho mỗi khái niệm về môi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, giá cả, văn hóa
bản địa, hấp dẫn tự nhiên, sự hài lòng. Với sự tin cậy như vậy, các thang đo là phù hợp để
sử dụng thể hiện các khái niệm về từng thang đo trong phân tích nhân tố và hồi quy.
4.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các biến độc lập
Theo kết quả phân tích thì hệ số KMO= 0,892 đảm bảo sự tin cậy cho việc phân
tích nhân tố, hệ số phương sai trích = 65,37 thể hiện sự biến thiên của 5 nhân tố thể
hiện được 65,37% sự biến thiên của tổng thể. Đây là một tỷ lệ cao chứng tỏ rằng số
liệu thu được có sự hội tụ khá tốt, biễu diễn tốt cho 5 nhân tố được đưa ra từ phân tích.
4.2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) thang đo các biến phụ thuộc
4.2.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định
Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA cho thấy mô hình tới hạn đã chuẩn
hóa có 686 bậc tự do, các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình với giá trị Chi-
square/df = 1,409 0,9, CFI = 0,977 > 0,9, GFI = 0,917 > 0,8 và hệ
số RMSEA= 0,027< 0,08 đều đạt yêu cầu (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang, 2011). Như vậy kết quả phân tích nhân tố khẳng định đảm bảo được mức độ ý
nghĩa cần thiết. Các thang đo đảm bảo được độ tin cậy.
4.2.3 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
Mô hình tới hạn đã chuẩn hóa có 07 khái niệm được đưa vào để kiểm định độ
thích hợp của mô hì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_l.pdf