Theo Li và cộng sự (2005c), sự ủng hộ của các đối tượng hữu quan
nhấn mạnh rằng thái độ của các bên liên quan trong dự án PPP có ảnh hưởng
đến chất lượng đầu ra. Sự tương tác giữa những bên tham gia dự án thường là
một yếu tố quan trọng trong quản lý dự án. Các quy trình tương tác bao gồm
lập kế hoạch, truyền thông, giám sát và kiểm soát và tổ chức dự án để tạo
điều kiện phối hợp hiệu quả trong suốt vòng đời dự án.
Mohsini và Davidson (1992) cho rằng xung đột giữa các tổ chức trong
một dự án xây dựng thường có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất dự án. Jacobson
và Choi (2008) đã xác định giao tiếp và tin tưởng mở, hướng đến sự thỏa
hiệp và hợp tác, và tôn trọng là những yếu tố quan trọng để cung cấp thành
công các dự án thực hiện theo hình thức PPP. Điều này được hỗ trợ bởi
Innes và Booher (2004), người đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng
niềm tin giữa các bên liên quan của dự án và giải quyết xung đột trước khi
chúng trở nên phức tạp. Thành công của dự án có thể được đảm bảo nếu
những người tham gia làm việc cùng nhau như một nhóm với các mục tiêu
chung (Larson, 1995
13 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 467 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu các yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức bot ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạnh sự cần thiết của
một môi trường pháp lý đầy đủ, toàn diện chính là yếu tố cần thiết đảm bảo
các dự án PPP thành công. Llanto (2008) trong nghiên cứu về kinh nghiệm
của Philippines trong việc sử dụng hình thức BOT trong phát triển cơ sở hạ
tầng, ông chỉ ra chính phủ cần xây dựng luật về BOT và khung khung thể chế
áp dụng BOT trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
Zhang (2005), Li và cộng sự (2005a) cũng đã lập luận rằng sự thành
công của hình thức đối tác công tư phụ thuộc rất lớn vào có hay không một
khung pháp lý đầy đủ (Cheung và Chan, 2009; Shrestha, 2011; Emanuel,
2014; Yusof và Salami,2013)
7
1.2.2.2.Dự án khả thi về mặt kỹ thuật
Một dự án xây dựng cơ sở hạ tầng được coi là khả thi về mặt kỹ thuật
thường được xem xét xem liệu công nghệ và các tài nguyên (vật liệu và nhân
lực) cần thiết để thực hiện dự án có hay không (Li và cộng sự, 2005c). Li
và cộng sự (2005c) cho rằng sự thành công của hợp đồng PPP phụ thuộc vào
dự án khả thi về mặt kỹ thuật. Ismail (2013) và Jiaju Yang và cộng sự (2017)
cũng chỉ ra dự án khả thi về mặt kỹ thuật là yếu tố quan trọng quyết định sự
thành công của các dự án BOT tại Trung Quốc.
1.2.2.3. Phân bổ rủi ro hợp lý giữa các bên tham gia
Kwak và cộng sự (2009) chỉ ra đặc điểm nổi bật của các dự án xây dựng
hạ tầng theo hình thức PPP là mức độ rủi ro cao do chủ yếu là thời gian nhượng
quyền dài và sự đa dạng của những người tham gia vào quan hệ đối tác. Vì thế,
Một nguyên tắc cốt lõi trong việc thực hiện PPP là phân bổ rủi ro hợp lý giữa
các bên tham gia nhằm giảm thiểu rủi ro và kiểm soát nó tốt nhất (Efficiency
Unit, 2003). Hay có thể nói, phân bổ rủi ro hợp lý là một trong những yếu tố
quyết định sự thành công của dự án PPP/BOT (Li và cộng sự,2005c, Hammami
và cộng sự, 2006 và Nisar, 2007, Jiaju Yang và cộng sự ,2017).
1.2.2.4. Sự tuân thủ cam kết công – tư
Theo Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (2007), sự tuân thủ cảm kết công
– tư của các bên chính là điều kiện cần thiết tạo nên sự thành công của một
dự án PPP. Reijniers (1994), Esther Cheung và cộng sự (2012), Ismail (2013)
cũng đã chỉ ra sự tuân thủ cam kết công – tư là một trong 5 yếu tố yếu tố
thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT.
1.2.2.5. Năng lực của nhà đầu tư
Theo Kwak và cộng sự (2009), Esther Cheung và cộng sự (2010), Li
và cộng sự (2005c) đều chỉ ra sự phù hợp về năng lực của nhà đầu tư với
mục tiêu chung của dự án PPP có vai trò quan trọng trong việc thành công
của dự án PPP. Nhiều nhà nghiên cứu khác (Jefferies và cộng sự, 2002;
Tiong, 1996; Birnie, 1999, Kwak và cộng sự, 2009) cũng có những đồng
thuận với những ý kiến trên. Gần đây, Jiaju Yang và cộng sự (2017) đã chỉ ra
yếu tố tập đoàn tư nhân phát triển mạnh (năng lực của nhà đầu tư) là một
8
trong 5 yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thành công của dự án BOT
tại Trung Quốc.
1.2.3. Cam kết của Chính phủ
1.2.3.1. Sự ủng hộ của Nhà nước về chủ trương thực hiện các dự án
theo hình thức PPP/BOT
Sự ủng hộ của Nhà nước về chủ trương thực hiện dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng công cộng theo hình thức PPP có vai trò quan trọng đối với sự thành công
của dự án đó (Qiao và cộng sự,2001;Zhang và cộng sự, 1998). Hay như Cheung
và Chan (2009) đã phát hiện thấy trước đây Hồng Kông đã có một giai đoạn thiếu
sự quan tâm, hỗ trợ của chính phủ đối với khu vực tư nhân trong việc thực hiện dự
án dẫn đến sự trì hoãn và đôi khi là quyết định không thực hiện dự án và theo Bộ
Giao thông Vận tải Hoa Kỳ (2007) thiếu sự ủng hộ của nhà nước về chủ trương
thực hiện dự án theo hình PPP có thể dẫn đến sự thất bại của một dự án.
1.2.3.2. Sự bảo lãnh và hỗ trợ từ chính phủ
Theo Cesar và Ada (2008), để tăng tính hấp dẫn của các dự án PPP đối
với các nhà đầu tư tư nhân, chính phủ cần cung cấp các hỗ trợ cụ thể và /
hoặc nhượng quyền cho các nhà đầu tư trong việc khai thác dự án trong một
khoảng thời gian nhất định. Các nguồn thu nhập thay thế và các cơ hội về tài
chính (như các cơ hội phát triển bất động sản dọc theo tuyến đường, cơ hội để
thực hiện một dự án khác trong tương lai) sẽ là những cơ hội mà chính phủ
bù đắp cho các nhà đầu tư tư nhân (Abdul-Rashid và cộng sự, 2006, Corbett và
Smith, 2006, Li cùng cộng sự, 2005. Nijkamp cùng cộng sự, 2002, Qiao cùng
cộng sự, 2001, Tam cùng cộng sự, 1994, Tiong, 1996, Zhang, 2005).
Gần đây, Khalid Almarri và Halim Boussabaine (2017), Jiaju Yang và
cộng sự (2017) cũng chỉ ra bảo lãnh và hỗ trợ của chính phủ là một trong 5
yếu tố thành công then chốt đối với các dự án PPP/BOT.
1.2.4. Các yếu tố liên quan đến hoạt động đấu thầu
1.2.4.1. Tính minh bạch trong đấu thầu
Theo Ong'olo (2006) cho rằng minh bạch trong đấu thầu đề cập đến
qua trình thiết kế, lập kế hoạch, tổ chức và triển khai các dự án. Các nghiên
9
cứu trước đã chỉ ra rằng minh bạch trong đấu thầu là điều cần thiết trong việc
giảm thiểu chi phí giao dịch và rút ngắn thời gian đàm phán, hoàn thành thỏa
thuận trong thực hiện dự án PPP (Corbett và Smith, 2006, Gentry và
Fernandez, 1997, Jefferies và cộng sự, 2002, Jefferies, 2006, Li và cộng sự,
2005, Qiao và cộng sự, 2001, Zhang, 2005).
Babatunde và cộng sự (2012) chỉ ra tính minh bạch trong đấu thầu và
phân quyền công tư rõ ràng là yếu tố thành công then chốt đối với các dự án
PPP. Đồng quan điểm này, Alinaitwe và Ayesiga (2013) cũng kết luận tính
minh bạch trong đấu thầu là một trong 5 yếu tố thành công then chốt đối với
dự án PPP ở Uganda.
1.2.4.2. Quy trình đấu thầu cạnh tranh
Sự thành công của dự án xây dựng KCHTGTĐB theo hình thức
PPP/BOT phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đối tác tư nhân phù hợp nhất
tham gia vào quá trình xây dựng, vận hành và khai thác dự án. Theo Miller
(2000) đã gợi ý rằng một quy trình đấu thầu cạnh tranh, đối xử công bằng
giữa nhà đầu tư/doanh nghiệp tư nhân tham gia là điều kiện cần thiết để thu
hút sự tham gia của khu vực tư nhân trong thực hiện các dự án PPP/BOT.
Đồng quan điểm đó, Hodges và Dellacha (2007), Meng và cộng sự (2011),
Alinaitwe và Ayesiga (2013) cũng chỉ ra quy trình đấu thầu cạnh tranh là một
trong 5 yếu tố thành công then chốt đối với dự án PPP/BOT.
1.2.4.3. Quản trị tốt
Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và quản lý
dự án PPP. Sự tham gia không phù hợp của chính phủ/ sự bất lực của chính
phủ trong việc quản lý các dự án PPP có thể dẫn đến thất bại của dự án
(Kwak 2002).
Nhiều tác giả khác (Abdul-Rashid và cộng sự,2006; Corbett & Smith
2006; El-Gohary và cộng sự, 2006; Jamali 2004; Kanter 1999; Li và cộng sự.
2005c; Tarn, Li và Chan 1994; Tiong 1999; Zhang 2005) chỉ ra rằng để đạt
được thành công của dự án theo hình thức PPP, Chỉnh phủ cần duy trì các
biện pháp kiểm soát về chất lượng, tiến độ và năng lực của nhà đầu tư, đơn vị
thực hiện/ thi công dự án. Mặt khác, chính phủ nên giữ quyền kiểm soát
10
trong trường hợp ngầm định và sẵn sàng tham gia và cung cấp lại dịch vụ nếu
cần thiết. Vì vậy, có thể nhận định quản trị tốt là một yếu tố quan trọng đối với
sự thành công của dự án PPP/BOT (Ismail, 2013; Khan và cộng sự, 2008).
1.2.4.4. Năng lực của cơ quan nhà nước
Ong'olo (2006) cho rằng quản trị công hiệu quả nhất là thông qua một
đơn vị/trung tâm điều hành PPP nằm trong chính phủ để có thể giám sát toàn
bộ quy trình, hoạt động của dự án thực hiện theo hình thức PPP. Cuttaree và
Mandri-Perrott (2010) cũng đề nghị thành lập các tổ chức hoặc cơ quan
chuyên môn để hỗ trợ, một đơn vị PPP có thể giúp giải quyết các hạn chế về
năng lực của Chính phủ và góp phần kiểm soát chất lượng.
Babatunde và cộng sự (2012) và Yusof và Salami (2013) cũng đồng
thuận với nhận định trên vì kết quả nghiên cứu của họ đã chỉ ra năng lực của
cơ quan nhà nước là một trong 5 yếu tố thành công then chốt đối với các dự
án PPP/BOT.
1.2.4.5. Sự đồng thuận của xã hội
Theo Li và cộng sự (2005c), sự đồng thuận của xã hội là một thành
phần quan trọng trong việc thực hiện đấu thầu theo hình thức PPP. Sự thiếu
đồng thuận của xã hội này có thể dẫn đến sự bất mãn của công chúng, và
thậm chí là các cuộc biểu tình bạo động (Li và cộng sự 2005c). Sự đồng
thuận của xã hội được nhìn nhận là yếu tố thành công then chốt đối với các
dự án thực hiện theo hình thức PPP/BOT đã được một số nhà nghiên cứu chỉ
ra như hội Frilet (1997), Qiao và cộng sự (2001). Tuy nhiên, nghiên cứu của
Jiaju Yang và cộng sự (2017) lại không đồng thuận với các nghiên cứu khác
về điều trên, khi kết quả nghiên cứu của họ chỉ ra sự đồng thuận xã hội ít
quan nhất đối với sự thành công của các dự án BOT tại Trung Quốc.
1.2.4.6. Phân quyền công tư rõ ràng
Nelson và Zadek (2000) cho rằng PPP thể hiện sự hợp tác trong hành
động cho cả khu vực công và khu vực tư nhân để hướng đến thành công
chung. Do đó, điều quan trọng là khu vực công và tư nhân làm việc cùng
nhau cần có các quy định cụ thể, có mục đích, chương trình làm việc và sự
11
phối hợp giữa các bên theo tinh thần cởi mở, rõ ràng trong thực hiện dự án,
cũng như hướng đến sự hợp tác lâu dài giữa hai bên.
Đồng quan điểm đó, Li và cộng sự (2005c) nhận thấy sự phân quyền rõ
ràng giữa khu vực công và khu vực tư là một là một thành phần quan trọng
của quá trình đấu thầu hiệu quả và qua đó quyết định sự thành công của dự
án thực hiện theo hình thức PPP.
1.2.4.7. Đánh giá toàn diện chi phí và lợi ích
Li và cộng sự (2005c) khuyến nghị rằng trước khi dự án thực hiện quy
trình đấu thầu, thì lợi ích chính phủ và người dân có được khi xây dựng và
vận hành dự án cần được nhìn nhận là tiêu chí đánh giá về tính khả thi của dự
án. Zhang (2005) và Li và cộng sự (2005a) đã lập luận rằng sự thành công
của sự hợp tác công tư xoay quanh chiến lược đấu thầu ‘giá trị đồng tiền’
(Value for money - VFM).
Moralos và Amekudzi (2008) định nghĩa VFM là một trong những
công cụ hàng đầu dành cho các nhà quản lý công để đánh giá giá trị của việc
theo đuổi dự án thông qua PPP so với đấu thầu truyền thống. Sarmento
(2010), Theo Fitzgerald (2004), VFM có thể được phân phối thông qua
chuyển giao rủi ro, đổi mới, sử dụng tài sản lớn hơn và tích hợp quản lý đồng
bộ. Vai trò của khu vực tư nhân trong các dự án PPP chỉ được chứng minh
khi sự tham gia của khu vực tư nhân làm tăng thêm giá trị và không làm tăng
chi phí so với hình thức dự án được cơ quan nhà nước thực hiện hoàn toàn.
1.2.5. Các yếu tố khác có liên quan
1.2.5.1. Thời gian nhượng quyền hợp lý
Thời gian nhượng quyền là khoảng thời gian do chính phủ dành cho
khu vực tư nhân trong đó khu vực tư nhân chịu trách nhiệm cho việc tài trợ,
xây dựng và vận hành dự án BOT. Đây là hình thức phổ biến khi mà cơ quan
đầu mối về cơ sở hạ tầng của Chính phủ đặt ra thời gian cho phép của các dự
án được nhượng quyền cho khu vực tư nhân và yêu cầu bên nhận nhượng
quyền đấu thầu về lệ phí và các khía cạnh khác của dự án (Zhang, 2009).
Alhumoud và cộng sự (2010) đã nghiên cứu việc thực hiện hợp đồng BOT
của một công ty địa phương để tài trợ, thiết kế, xây dựng và vận hành một
12
nhà máy xử lý nước thải tiên tiến tại Sulaibiya ở môi trường Kuwait. Họ
nhận thấy chính chi phí sử dụng màng siêu lọc chính là cơ sở dẫn đến thời
gian nhượng quyền 30 năm mới đủ bù đắp chi phí và đem lại lợi ích phù hợp
cho sự đóng góp của công ty tư nhân trong việc tham gia vào dự án BOT.
1.2.5.2. Sự ủng hộ của các đối tượng hữu quan
Theo Li và cộng sự (2005c), sự ủng hộ của các đối tượng hữu quan
nhấn mạnh rằng thái độ của các bên liên quan trong dự án PPP có ảnh hưởng
đến chất lượng đầu ra. Sự tương tác giữa những bên tham gia dự án thường là
một yếu tố quan trọng trong quản lý dự án. Các quy trình tương tác bao gồm
lập kế hoạch, truyền thông, giám sát và kiểm soát và tổ chức dự án để tạo
điều kiện phối hợp hiệu quả trong suốt vòng đời dự án.
Mohsini và Davidson (1992) cho rằng xung đột giữa các tổ chức trong
một dự án xây dựng thường có ảnh hưởng xấu đến hiệu suất dự án. Jacobson
và Choi (2008) đã xác định giao tiếp và tin tưởng mở, hướng đến sự thỏa
hiệp và hợp tác, và tôn trọng là những yếu tố quan trọng để cung cấp thành
công các dự án thực hiện theo hình thức PPP. Điều này được hỗ trợ bởi
Innes và Booher (2004), người đã nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng
niềm tin giữa các bên liên quan của dự án và giải quyết xung đột trước khi
chúng trở nên phức tạp. Thành công của dự án có thể được đảm bảo nếu
những người tham gia làm việc cùng nhau như một nhóm với các mục tiêu
chung (Larson, 1995).
1.2.5.3. Chuyển giao công nghệ
Theo Robinson và cộng sự (2004), các dự án PPP liên quan đến sự hợp
tác lâu dài và kết nối giữa các bên tham gia vào dự án, do đó việc chuyển
giao kiến thức và các công cụ quản lý kiến thức được nhìn nhận mức độ nào
đó tạo sự chia sẻ và qua đó giúp các bên hiểu nhau hơn trong quá trình thực
hiện dự án. Vì thế, Dahir (2012) chỉ ra rằng Chính phủ cần cung cấp các
chính sách và chiến lược chuyển giao công nghệ trong các thỏa thuận về
BOT cho các bên liên quan.
Baba Shehu Waziri và cộng sự (2017) thực hiện mục tiêu tìm ra CSF
đối với các dự án thực hiện theo hình thứ BOT ở Nigeria. Với 45 yếu tố,
13
nhóm nghiên cứu đã chỉ ra chuyển giao công nghệ có vai trò quan trọng thứ 5
đối với sự thành công của các dự án thực hiện theo hình thứ BOT ở Nigeria.
Tuy nhiên, Jiaju Yang và cộng sự (2017) lại chỉ ra các yếu tố như xác
định hài hòa lợi ích của các bên, chuyển giao công nghệ, sự đồng thuận của
xã hội là những yếu tố ít quan trọng đến sự thành công của các dự án BOT tại
Trung Quốc.
1.3. Tổng quan các phương pháp áp dụng trong nghiên cứu về CSF đối
với dự án xây dựng thực hiện theo hình thức PPP/BOT
Kế thừa kết quả tổng quan của Osei-Kyei và Chan (2015) kết hợp với
các nghiên cứu về các yếu tố thành công then chốt đối với các dự án xây
dựng theo hình thức PPP/BOT gần đây mà tác giả có thể tiếp cận, tác giả
nhận thấy, khi nghiên cứu về CSF đối với các dự án xây dựng theo hình thức
PPP/BOT thì có 3 phương pháp nghiên cứu chính được áp dụng là nghiên
cứu tình huống, nghiên cứu thông qua bảng hỏi khảo sát điều tra và nghiên
cứu hỗn hợp.
Đặc biệt đa số các nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát bằng
bảng hỏi và phương pháp nghiên cứu hỗn hợp (khảo sát bằng bảng hỏi và
phỏng vấn, nghiên cứu tình huống) đều áp dụng phương pháp kế thừa các
yếu tố được đưa vào nghiên cứu về CSF của các nghiên cứu trước và áp dụng
kỹ thuật xếp hạng điểm trung bình, phân tích kết hợp của Kendall để chỉ ra
thứ tự/xếp hạng của các yếu tố thành công then chốt.
Chính vì những phân tích trên, luận án sẽ áp dụng phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp (thông qua khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu) và áp
dụng kỹ thuật xếp hạng điểm trung bình, phân tích kết hợp của Kendall để
chỉ ra các yếu tố thành công.
1.4. Các lý thuyết liên quan đến các yếu tố thành công then chốt đối dự án
xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT
− Lý thuyết Keynes về vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế
thị trường: hạ tầng giao thông đường bộ là hàng hóa công cộng thuộc khu
vực công cộng (Theo Phạm Văn Vận và Vũ Cương, 2005) và để phát triển
các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thì cần có sự can
14
thiệp, điều tiết của Nhà nước. Cụ thể ở đây nhà nước phải duy trì cầu đầu tư
và có các chính sách (chính sách thuế, chính sách đầu tư) để thu hút, thúc
đẩy sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào các dự án xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
− Lý thuyết “các bên tham gia”: Trong lĩnh vực xây dựng CHTGTĐB
theo hình thức BOT thì các bên tham gia bao gồm Chính phủ (bên nhượng
quyền), nhà đầu tư (bên nhận nhượng quyền), Bên cho vay (tổ chức cấp tín
dụng) và công chúng.
− Lý thuyết hợp tác công tư (Public Private partnership - PPP)
1.5. Khoảng trống nghiên cứu và hướng nghiên cứu của luận án
Từ các nội dung trên, tác giả nhận thấy với cách tiếp cận nghiên
cứu, mục tiêu và đối tượng nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu đã
chỉ ra CSF đối với dự án PPP/BOT có những điểm tương đồng và có sự
khác biệt. Và ở Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào về CSF đối với dự
án xây dựng KCHTGTĐB được thực hiện ở Việt Nam – Đây chính là
khoảng trống nghiên cứu và luận án sẽ hướng đến thu hẹp khoảng trống
trong nghiên cứu này. Luận án sẽ sử dụng bộ câu hỏi do Li (2003) xây
dựng để điều tra về nhận thức của khu vực công và khu vực tư nhân về các
yếu tố thành công then chốt đối với dự án xây dựng KCHTGTĐB theo
hình thức BOT ở Việt Nam.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Tổng quan về dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Theo Luật Giao thông đường bộ (2008) quy định KCHTGTĐB gồm
công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình
phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường
bộ. Trong đó, công trình đường bộ là bộ phận quan trọng nhất. Công trình
đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ,. Đường bộ là
bộ phận chủ yếu trong công trình đường bộ. Đường bộ gồm đường, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ.
15
Dựa trên điều 46, Luật Giao thông đường bộ (2008) có thể hiểu dự
án xây dựng KCHTGTĐB là việc đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, dự án xây dựng
KCHTGTĐB phải phù hợp với quy hoạch giao thông vận tải đường bộ đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ trình tự quản lý đầu tư xây
dựng và các quy định khác của pháp luật; bảo đảm cấp kỹ thuật đường bộ,
cảnh quan, bảo vệ môi trường. Và tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước
ngoài được đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác KCHTGTĐB theo quy
định của pháp luật.
2.2. Cơ sở lý luận chung về vai trò của Nhà nước đối với hoạt động
phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật nói chung và kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ nói riêng của nền kinh tế quốc dân
• Nhà nước có vai trò là Nhà cung ứng dịch vụ công
• Nhà nước giữ vai trò là nhà quản lý sự phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân
• Nhà nước có vai trò là nhà đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật
của nền kinh tế quốc dân
• Nhà nước có vai trò là người kiểm soát sự phát triển đầu tư cơ sở hạ
tầng kỹ thuật
2.3. Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân đối với phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ
Sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ mang lại lợi ích kinh tế- xã hội, đóng góp nguồn lực
cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động của khu vực Nhà nước trong việc cung ứng dịch vụ công, tạo
điều kiện kiện cho nền kinh tế phát triển.
Thông thường, khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào phát triển
KCHTGTĐB theo một số hình thức: (i) đầu tư theo hình thức PPP; (ii) đầu tư
theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các doanh
nghiệp nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng KCHTGTĐB; (iii) đầu tư
16
theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (Hợp đồng BCC) trong lĩnh vực
KCHTGTĐB. Trong các hình thức trên, đầu tư theo hình thức PPP là phổ
biến nhất và được nhiều quốc gia áp dụng.
2.4. Quan hệ đối tác công - tư trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã
quy định cụ thể và rõ ràng hơn: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau
đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
dự án giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án để xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh, quản lý công trình hạ tầng,
cung cấp dịch vụ công.
Hiện nay trên thế giới có hình thức phổ biến của mối quan hệ đối tác
công tư trong các dự án (trong đó có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ) như sau: (i) Các hợp đồng dịch vụ; (ii) Các hợp đồng quản
lý; (iii) Các hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng giao thầu; (iv) Các thoả thuận
xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) hoặc các thoả thuận tương tự;
(v) Nhượng quyền; (vi)Liên doanh
2.5. Cơ sở lý luận về các yếu tố thành công then chốt với dự án xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức BOT
Nghị định 63/2018/NĐ-CP ngày 4/5/2018 về đầu tư theo hình thức đối
tác công tư đã quy định: Hợp đồng BOT là hợp đồng được ký giữa cơ quan
nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng
công trình hạ tầng; sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp
dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết
thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Thành công và lợi thế của việc áp dụng BOT ở những nơi này đã được
ghi chép đầy đủ. Nhưng tiếc là không phải tất cả các dự án BOT đều thành
công như nhau. Dựa trên quan điểm của McCabe (2001) cho rằng yếu tố
thành công then chốt (Critical Success Factors – CSF) rất quan trọng đối với
17
các nhà quản lý tham gia vào việc cải tiến tổ chức của họ vì các yếu tố này
cho họ biết mức độ tiến bộ đang đạt được ở những lĩnh vực cụ thể. Vì vậy,
tác giả cho rằng xác định các yếu tố thành công then chốt (CSF) đối với các
các quốc gia mới áp dụng BOT như Việt Nam là cần thiết và giúp giảm thiểu
rủi ro cho tất cả các bên liên quan khi tham gia vào các dự án BOT. Các yếu
tố thành công then chốt (Critical Success Factors – CSF) đối với dự án xây
dựng kết cấu giao thông đường bộ theo hình thức BOT được hiểu là một số
yếu tố có vai trò rất quan trọng đối với thành công chung của dự án.
CHƯƠNG 3:
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thiết kế nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu áp dụng trong luận án là phương pháp nghiên
cứu hỗn hợp với nghiên cứu định tính (nghiên cứu tại bàn, phỏng vấn sâu) và
nghiên cứu định lượng (khảo sát bằng bảng hỏi). Dựa trên kết quả tổng quan
nghiên cứu và bảng tổng hợp các yếu tố thành công then chốt đối với các dự
án PPP/BOT tác giả nhận thấy việc sử dụng bảng câu hỏi (các yếu tố nào để
đánh giá sự ảnh hưởng của yếu tố đó đến sự thành công của dự án PPP/BOT)
phụ thuộc rất lớn vào mục đích nghiên cứu, bối cảnh nghiên cứu. Do đó, mẫu
bảng hỏi do Li (2003) thiết kế sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này, và tác
giả không bổ sung thêm yếu tố nào vào bảng hỏi đó bởi vì:
- Thứ nhất, giá trị của bảng hỏi của Li (2003) đã được công nhận bởi
nhiều nghiên cứu về CSF của các dự án PPP/BOT.
- Thứ hai, mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm chỉ ra CSF đối với
dự án xây dựng KCHTGTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam thông qua
khảo sát nhận thức của người trả lời. Điều này phù hợp với bảng hỏi do Li
(2003) xây dựng và đã được nhiều nghiên cứu áp dụng với mục tiêu tương tự.
- Thứ ba, bằng việc áp dụng bảng hỏi của Li (2003) sẽ giúp tác giả thực
hiện được so sánh kết quả nghiên cứu tại Việt Nam so với ở các quốc gia có
tính tương đồng như Malaysia, Trung Quốc, Hồng Kông và những quốc gia
có sự thành công khi áp dụng hình thức PPP/BOT như Anh, Australia.
18
Bảng 3.1. Các yếu tố thành công then chốt áp dụng trong phiếu khảo sát
CSF Các yếu tố thành công
CSF 1 Điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định
CSF 2 Khung pháp lý đầy đủ (toàn diện)
CSF 3 Chính sách kinh tế tốt (lành mạnh)
CSF 4 Khả năng huy động vốn vay từ thị trường tài chính
CSF 5 Xác định hài hòa lợi ích của các bên
CSF 6 Phân bổ rủi ro hợp lý giữa các bên tham gia
CSF 7 Tuân thủ cam kết công – tư
CSF 8 Năng lực của nhà đầu tư
CSF 9 Quản trị tốt
CSF 10 Dự án khả thi về mặt kỹ thuật
CSF 11 Phân quyền công - tư rõ ràng
CSF 12
Sự ủng hộ của Nhà nước về chủ trương thực hiện
các dự án theo hình thức PPP/BOT
CSF 13 Sự đồng thuận của xã hội
CSF 14 Năng lực của cơ quan nhà nước
CSF 15 Đấu thầu cạnh tranh
CSF 16 Tính minh bạch trong đấu thầu
CSF 17 Sự bảo lãnh và hỗ trợ từ chính phủ
CSF 18 Đánh giá toàn diện chi phí và lợi ích
Nguồn: Li (2003)
3.2. Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là các cá nhân tham gia vào việc quản lý và thực hiện
các các dự án xây dựng KCHTGTĐB theo hình thức BOT ở Việt Nam và
những cá nhân này là những người có kinh nghiệm nhất định (đã và đang
tham gia) đối với các dự án xây dựng KCHTGTĐB theo hình thức BOT ở
19
Việt Nam. Vì thế, sẽ là phù hợp và tin cậy khi những người trả lời là những
người có kinh nghiệm và có sự am hiểu sâu thông qua việc đã và đang hợp
tác/ tham gia dự án BOT và là những người có vị trí ở các khu vực tham gia
vào dự án. Chính vì vậy, phương pháp lấy mẫu có chủ đích là phù hợp hơn
trong nghiên cứu này và quy mô mẫu 91 tuy không lớn nhưng với nghiên
cứu này là chấp nhận được.
3.3. Thu thập dữ liệu và kỹ thuật phân tích
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát trực
tiếp. Bằng phương pháp này, tác giả đã thu thập được 52 phiếu trả lời hợp lệ
của cán bộ thuộc cơ quan quản lý nhà nước và 39 phiếu trả lời hợp lệ từ cán
bộ thuộc khối tư nhân.
Bằng việc nhập dữ liệu trên Excel, tác giả nhập riêng 2 nhóm đối tượng
nghiên cứu, mỗi nhóm vào 1 shee
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_cac_yeu_to_thanh_cong_then_chot_d.pdf