Nuôi vỗ thành thục cá Ngạnh bố mẹ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có
hàm lượng protein 40% cho hiệu quả cao nhất.
- Sử dụng LRHa kết hợp với DOM với liều lượng (30µg LRHa + 9mg
DOM)/kg cá cái hoặc sử dụng HCG với liều lượng 2500 IU HCG/kg cá cái để
kích thích sinh sản cá Ngạnh đạt kết quả tốt nhất. Trứng cá Ngạnh được thụ tinh
bằng phương pháp thu tinh khô đạt tỷ lệ thụ tinh cao nhất.
- Cá Ngạnh giai đoạn từ cá bột lên cá hương nên ương ở trong giai để đạt
hiệu quả tốt nhất. Giai đoạn ương cá hương đến cá giống ương ở mật độ 50
con/m2 cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (0,11 ± 0,01 g/ngày và 0,24 ± 0,01
cm/ngày) và tỷ lệ sống cao nhất (68,67 ± 2,67 %). Vì vậy, có thể được sử dụng
mật độ này để bổ sung vào quy trình sản xuất giống, ương cá Ngạnh giai đoạn từ
hương đến giống. Thức ăn là giun quế cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (0,096
± 0,005 g/ngày và 0,24 ± 0,01 cm/ngày) và tỷ lệ sống cao nhất (70,67 ± 2,67%).
- Đã phân lập được 02 loài vi khuẩn gây bệnh trên cá Ngạnh Cranoglanis
bouderius (Richardson, 1846) giai đoạn thương phẩm là: Aeromonas
hydrophila và Streptococcus sp. Kết quả theo dõi trong 1 năm cho thấy tỷ lệ cá
nhiễm bệnh cao là từ tháng 7 đến tháng 9, đỉnh điểm là tháng 8 với tỷ lệ nhiễm
vi khuẩn A. hydrophila và tháng 9 vi khuẩn Streptococcus sp.
28 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá ngạnh - Cranoglanis bouderius (richardson, 1846) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần.
Nghiệm thức 1: 30 µg LRHa + 9 mg DOM/kg cá cái; Nghiệm thức 2: 40
µg LRHa + 9 mg DOM/kg cá cái; Nghiệm thức 3: (50 µg LRHa + 9 mg
DOM)/kg cá cái; Nghiệm thức 4: 2500 IU HCG/kg cá cái; Nghiệm thức 5
(CT5): 3000 IU HCG/kg cá cái; Nghiệm thức 6 (CT6): 3500 IU HCG/kg cá cái.
Liều cá đực bằng 1/3 liều dùng sử dụng cho cá cái.
Thí nghiệm 3: Xác định hình thức thụ tinh phù hợp nhằm đạt được tỷ lệ
trứng thụ tinh cao.
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 4 lần và bố trí
theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn: Thử nghiệm phương thức thụ tinh khô (TT1)
và thử nghiệm phương thức thụ tinh tự nhiên (TT2).
Thí nghiệm 4. Ấp trứng bằng các dụng cụ ấp khác nhau
Trứng cá được ấp bằng các loại dụng cụ khác nhau: ÂT1: Ấp trong bể
xốp có sục khí: Kích thước thùng xốp 0,4mx0,3mx0,3m; ÂT2: Ấp trên khay ấp
trứng cá rô phi: Khay ấp có kích thước 0,37m × 0,23m × 0,05m, trứng ngập sâu
trong nước 3- 4 cm.
7
c. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật ương cá Ngạnh
Thử nghiệm 5: Ương cá bột ở các hình thức ương khác nhau
* Bố trí thí nghiệm
Cá bột mới nở được đưa vào ương ở hai hình thức đến giai đoạn cá hương
nhằm đánh giá hiệu quả của hệ thống: CT1 ương trong giai kích thước 2 x 2 x
1,2 m đặt trong ao nước tĩnh; CT2: ương trong bể composite kích thước 3m3.
Thời gian ương nuôi 28 ngày. Mật độ ương 500 con/m3. Mỗi công thức lặp lại
ngẫu nhiên 3 lần.
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng
trưởng của cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá giống.
Thí nghiệm được tiến hành với 04 mật độ (MĐ) khác nhau: MĐ1: 40
con/m2; MĐ2: 50 con/m2; MĐ3: 60 con/m2; MĐ4: 70 con/m2, được bố trí ngẫu
nhiên trong 12 giai. Mỗi nghiệm thức được bố trí lặp lại 3 lần. Cá thí nghiệm được
cho ăn giun quế đến no với tần suất 2 lần/ngày, vào 7 giờ và 16 giờ. Thí nghiệm
được tiến hành trong 60 ngày.
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng
của cá Ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá giống.
Thí nghiệm được tiến hành với 03 loại thức ăn (TA), gồm: TA1: sử dụng
100% cá tạp xay nhuyễn; TA2: sử dụng 100% giun quế; TA3: sử dụng thức ăn tự
chế gồm 50% bột cá nhạt và 50% bột khô đậu nành. Cá thí nghiệm được bố trí
ngẫu nhiên trong 9 giai, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
2.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu bệnh cá Ngạnh
* Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn: Frerichs Millar (1993).
* Phương pháp cảm nhiễm: Bố trí thí nghiệm: Đối với mỗi loài vi khuẩn
nghiên cứu bố trí 2 nghiệm thức, nghiệm thức 1 gồm 5 cá thể cá khỏe, mỗi con
được tiêm 0,5 ml hỗn dịch vi khuẩn với các nồng độ lần lượt từ 104; 105, 106,
107, 108(cfu/ml), nghiệm thức 2 là đối chứng tiêm nước muối sinh lý.
* Phương pháp thử kháng sinh đồ
Theo Bauer (1997) kết quả được ghi nhận bằng sử dụng phương pháp
khuyếch tán trên đĩa thạch với các đĩa giấy kháng sinh tiêu chuẩn (CODE 1334-
8
OXOID). Kháng sinh bao gồm: Ampicillin (10µg), Erythromycin (30µg),
Tetracyclin (30µg), dịch ép củ tỏi (Allium sativum L) (150 µl), dịch ép lá ổi
(Psidium guajava L) (150 µl). Kết quả được ghi nhận bằng sử dụng phương
pháp khuyếch tán trên đĩa thạch với các đĩa giấy kháng sinh tiêu chuẩn (CODE
1334-OXOID).
2.2.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu về môi trường; Các chỉ tiêu về sinh
sản của cá; Theo dõi về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá ương.
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử
dụng phần mềm SPSS 16.0. So sánh giữa các nghiệm thức qua phép kiểm định
DUNCAN với α = 0,05.
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Địa điểm nghiên cứu: tại Nghệ An;
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2014 đến tháng 09/2017.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Ngạnh
3.1.1. Định loại hình thái và sinh học phân tử
3.1.1.1. Kết quả phân loại hình thái bằng các chỉ tiêu đo, đếm
Phân tích 26 mẫu thu tại các điểm Tương Dương, Con Cuông, Thanh
Chương, Nam Đàn (Nghệ An), kết quả cho thấy: xem xét số đếm của 26 mẫu này
dựa trên kết quả chụp X – quang (Hình 3.1), khu vực nghiên cứu chỉ có sự hiện
diện của 2 loài: C. bouderius và C. henrici.
Hình 3.1. Hình ảnh X-quang mẫu cá nghiên cứu
3.1.1.2. Kết quả phân loại bằng sinh học phân tử: Kết quả phân tích DNA: cho
thấy kích thước gen của các mẫu nghiên cứu dao động trong khoảng 634 bp đến
689 bp, độ bao phủ dao động từ 83 đến 97 % và độ tương đồng đạt trên 98% so
với mẫu đăng ký trên ngân hàng gen với mã hiệu JF292338.1. Kết quả đã thể
hiện tên khoa học cuả tất cả các mẫu cá nghiên cứu là Cranoglanis bouderius.
9
3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm hình thái cá Ngạnh
3.1.2.1. Mô tả: Cá Ngạnh có thân thon dài, dẹp bên về hướng đuôi. Từ chót mõm
lên đến gốc vây lưng gần như là một đường thẳng. Cuống đuôi co hẹp lại. Đầu
dẹp đứng, có dạng hình chóp. Khoảng cách 2 ổ mắt rộng, có 1 rãnh sâu chạy từ
chẩm tới hết mắt và ở giữa đầu. Toàn thân cá có màu trắng bạc, phía trên lưng có
màu xám nhạt. Thân cá trơn nhẵn, không có vảy.
3.1.2.2. Các chỉ tiêu đo đếm: Kết quả nghiên cứu trên phù hợp với mô tả cá
Ngạnh của Nguyễn Văn Hảo (2005) và Ng. và Kottelat (2000).
3.1.3. Kết quả khảo sát vùng phân bố
Cá Ngạnh phân bố ở 4 điểm thu mẫu xuyên suốt hệ thống sông Lam.
Cá Ngạnh con xuất hiện ở tất cả 4 điểm thu mẫu; hiện diện nhiều hơn ở
điểm Nam Đàn và Thanh Chương, trong khi cá Ngạnh lớn xuất hiện nhiều hơn ở
điểm Tương Dương, Con Cuông (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Phân bố cá Ngạnh theo thời gian
Địa
điểm
Số lượng (cá thể)/ tháng
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10
CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT CN TT
TD 0 47 21 35 48 27 29 37 26 33 16 36 21 34 12 35
CC 0 55 27 42 57 24 25 46 29 45 25 41 18 39 15 32
TC 0 25 52 12 27 54 58 21 37 23 33 36 31 32 31 14
NĐ 0 22 57 20 20 57 55 18 46 27 41 39 38 39 33 17
Cộng
0 149 157 109 152 162 167 122 138 128 115 152 108 144 91 98
149 266 314 329 266 267 252 189
Ghi chú: 0-30 cá thể/tháng: * ; 31-60 cá thể/tháng: **; 61 -90 cá thể/tháng: *** ; > 91 cá thể/tháng: ****
3.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng cá Ngạnh
* Cấu tạo cơ quan tiêu hóa cá Ngạnh
Hình 3.24. Hình dạng
miệng
Hình 3.25. Hình
dạng lược mang
Hình 3.26. Thực
quản
Hình 3.27. Lát cắt
ngang thực quản
(A: Lớp cơ vòng, B:Lớp cơ dọc,
C:Lớp niêm mạc, D: Lớp áo cơ)
10
* Tần xuất xuất hiện thức ăn của cá Ngạnh
Phân tích mẫu thức ăn trong dạ dày và
ruột của 87 mẫu cá Ngạnh được thu thập đã tìm
thấy các loài thức ăn phổ biến là cá con, giáp
xác (tôm, cua), côn trùng (sâu bọ, mối), mùn bã
hữu cơ, ... trong đó mùn bã hữu cơ xuất hiện với
tần số cao nhất (54,02%).
Hình 3.34. Tần số xuất hiện
các loại thức ăn (n = 87)
* Phổ thức ăn của cá Ngạnh
Thành phần thức ăn bắt gặp chủ
yếu trong ống tiêu hóa của cá Ngạnh
là: giáp xác, cá, mùn bã hữu cơ.
Hình 3.35. Phổ thức ăn
* Tương quan chiều dài ruột và chiều dài tiêu chuẩn cá Ngạnh
Kết quả khảo sát về chiều dài ruột và chiều dài thân của của cá Ngạnh
trên 95 mẫu cá cho thấy: Chỉ số RLG = 1,23.
Kết luận: Từ những đặc điểm hình thái bên ngoài và cấu trúc một số cơ
quan bên trong ống tiêu hóa của cá Ngạnh như: vị trí miệng, răng, lược mang,
thực quản, kích thước cấu tạo của dạ dày và ruột cho thấy tính ăn của cá Ngạnh
là loài ăn tạp thiên về động vật.
3.1.5. Đặc điểm sinh trưởng cá Ngạnh
Kết quả phương trình hồi quy giữa
chiều dài và khối lượng thân của cá Ngạnh
có dạng: W = 0.00492L2.90718.
Kết quả cho thấy mối tương quan này
là tương quan thuận giữa chiều dài và khối
Hình 3.36. Đồ thị mối tương quan
giữa chiều dài và khối lượng
lượng với hệ số tăng trưởng b=2,90718±0,01 và hệ số điều kiện 0,0049±0,0003.
3.1.6. Đặc điểm sinh sản
* Đặc điểm giới tính
Hình 3.28. Dạ dày
Hình 3.29. Lát cắt
ngang dạ dày
(A: Thành, B: Dưới niêm mạc, C:
Niêm mạc, D: xoang mạch)
Hình 3.30. Ruột Hình 3.31. Lát cắt
ngang ruột
(A: Màng ngoài, B: Lớp cơ trơn, C:
Nhánh của nếp gấp,
D: Lớp dưới niêm mạc, E:Xoang mao
mạch chứa hồng cầu)
11
Hình 3.37. Cá cái Hình 3.38. Cá đực Hình 3.40. Buồng Trứng Hình 3.42. Tinh sào
* Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục
a/ Các giai đoạn phát triển của noãn sào:
- Giai đoạn I: Tuyến sinh dục là dải mỏng, trong suốt có khi màu hơi vàng
hoặc hơi hồng, mắt thường không phân biệt được tế bào sinh dục.
- Giai đoạn II: Tuyến sinh dục gia tăng về kích thước và phân thùy rõ rệt,
chiếm 1/3÷1/4 thể tích xoang bụng. Quan sát trên tiêu bản có thấy noãn bào có
nhân tròn, lớn, nằm ở giữa.
- Giai đoạn III: Tuyến sinh dục phát triển nhanh, kích thước gia tăng rõ chiếm
1/3÷1/2 thể tích xoang bụng, noãn sào có màu vàng nhạt, trên noãn sào đã có mạch
máu phân bố. Quan sát trên tiêu bản thấy tế bào trứng chuyển sang giai đoạn dinh
dưỡng hay còn gọi là sự lớn lên về chất dinh dưỡng làm kích thước noãn bào tăng
nhanh nhờ gia tăng số lượng noãn hoàng dạng hạt và các không bào.
- Giai đoạn IV: Tuyến sinh dục có kích thước lớn, chiếm gần hết xoang
bụng. Noãn sào có mạch máu phân bố nhiều, màu vàng tươi và hơi đậm so với
noãn sào ở giai đoạn III. Các hạt trứng to, lực liên kết giữa các tế bào trứng
giảm làm cho trứng có xu thế tách rời nhau.
- Giai đoạn V: Giai đoạn đẻ trứng, nhìn ngoài bụng cá to, thành bụng mềm
và sệ hai bên, lỗ sinh dục to, hơi lồi. Buồng trứng căng tròn, có màu vàng nâu
hay nâu đỏ, trên màng có mạch máu to. Vuốt nhẹ vào bụng cá trứng sẽ theo lỗ
sinh dục chảy ra ngoài. Quan sát trên tiêu bản, các hạt trứng tròn đều, rời nhau.
- Giai đoạn VI: Giai đoạn sau khi cá đẻ trứng. Về ngoại hình buồng trứng
xẹp xuống, nhão và màu đỏ bầm do sự xuất huyết khi nang trứng vỡ.
Hình 3.43. Buồng
trứng GĐ II
Hình 3.44. Tiêu bản
buồng trứng GĐ II
Hình 3.45. Buồng
trứng GĐ III
Hình 3.46. Tiêu bản
buồng trứng GĐ III
12
Hình 3.47. Buồng
trứng GĐ IV
Hình 3.48. Tiêu bản
buồng trứng GĐ IV
Hình 3.49. Buồng
trứng GĐ V
Hình 3.50. Tiêu bản
buồng trứng GĐ V
b/ Các giai đoạn phát triển của tinh sào
- Giai đoạn I: Ở giai đoạn này có sự hiện diện của tinh nguyên bào, số
lượng các tinh nguyên bào lớn nằm trong các bào nang.
- Giai đoạn II: Tinh sào dài, nhỏ, có màu trắng hoặc trắng đục, mạch máu
không rõ ràng. Số lượng tinh nguyên bào tăng lên nhiều và xếp thành từng chùm
hình thành ống tinh nhỏ, đặc, giữa các ống ngăn cách bởi mô liên kết.
- Giai đoạn III: Tinh sào có kích thước lớn hơn, màu trắng đục, trên bề
mặt xuất hiện nhiều vệt màu hồng, đó là dấu hiệu của sự phát triển mạch máu.
Quan sát trên tiêu bản, chủ yếu thấy xuất hiện các tinh nguyên bào thứ cấp đang
trong thời kỳ phân chia thành các tinh tử.
- Giai đoạn IV: Tinh sào có kích thước vượt hơn hẳn các giai đoạn trước,
có màu trắng sữa, các mạch máu phát triển mạnh, hình thành buồng sinh tinh
trong tinh sào, ở giữa buồng sinh tinh là các tinh trùng xắp xếp dày đặc.
- Giai đoạn V: Giai đoạn chín muồi của tinh trùng. Tinh nang phát triển
màu trắng sữa hoặc hơi vàng nhạt, mạch máu phát triển rõ ràng. Quan sát
trên lát cắt trong túi tinh có rất nhiều tinh trùng.
- Giai đoạn VI: Đây là giai đoạn sau khi cá tham gia sinh sản, tinh dịch đã
chảy ra hết, tinh sào co lại có dạng như một dải mỏng. Mạch máu nở rộng nên
tinh sào có màu hồng hoặc màu nâu.
Hình 3.51. Tinh sào
giai đoạn II
Hình 3.52. Tiêu bản
tinh sào GĐ II
Hình 3.53. Tinh sào
giai đoạn III
Hình 3.54. Tiêu bản
tinh sào GĐ III
Hình 3.55. Tinh sào
giai đoạn IV
Hình 3.56. Tiêu bản
tinh sào GĐ IV
Hình 3.57. Tinh sào
giai đoạn V
Hình 3.58. Tiêu bản
tinh sào GĐ V
13
* Mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh
a/ Biến động hệ số thành thục: Hình 3.62
cho thấy GSI của cá Ngạnh cái và đực thay
đổi liên tục trong 12 tháng, hệ số GSI của
cá Ngạnh cái, đực bắt đầu tăng từ tháng 1
và đạt đỉnh cao nhất vào tháng 6 (cái
4,00%, đực 3,01%) và thấp nhất vào tháng
12 (cái 1,56%, đực 0,44%).
0
1
2
3
4
5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
B
iế
n
đ
ộ
n
g
h
ệ
s
ố
t
h
à
n
h
t
h
ụ
c
(%
)
c
á
N
g
ạ
n
h
Cá đực cá cái
Hình 3.60. Biến động hệ số thành thục
b/ Biến động các giai đoạn thành thục của tuyến sinh dục: Tỷ lệ thành thục tuyến
sinh dục của cá cái và cá đực tăng cao từ tháng 4 đến tháng 6. Trong thời gian
này các tuyến sinh dục của cá Ngạnh ở giai đoạn III, IV và V chiếm trên 90%.
c/ Sự biến động hệ số độ béo Fulton và hệ số độ béo Clark:
Giá trị độ béo Fulton và Clark
của cá Ngạnh biến đổi theo các tháng
thu mẫu, dao động trong khoảng
2,10÷3,01% (độ béo Fulton) và
1,87÷2,74 % (độ béo Clark)
Độ béo của cá Ngạnh cao nhất
ở tháng 1: 3,01% (độ béo Fulton) và
1.5
1.7
1.9
2.1
2.3
2.5
2.7
2.9
3.1
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Đ
ộ
b
é
o
(%
Fulton Clark
Hình 3.63. Sự biến đổi độ béo Fulton và
Clark qua các tháng thu mẫu
2,74% (độ béo Clark), các tháng sau đó độ béo giảm dần và thấp nhất vào tháng
6 (2,10% độ béo Fulton và 1,87% độ béo Clark).
d/ Mùa vụ sinh sản: Mùa vụ sinh sản của cá Ngạnh ở vùng Bắc Trung bộ tập trung
chính vào tháng 4÷tháng 6 hàng năm. Do đó, trong quá trình cho sinh sản nhân tạo,
cần dựa vào mùa vụ sinh sản để tạo điều kiện phù hợp như các yếu tố môi trường,
bãi đẻ, chế độ dòng chảy, ... để kích thích sinh sản cá, cho tỉ lệ đẻ là cao nhất.
3.1.6.6. Sức sinh sản
Phân tích 85 cá thể cá Ngạnh cái thu thập từ tháng 01÷ 12/2014 cho thấy,
sức sinh sản tuyệt đối của cá Ngạnh dao động từ 5348÷14867 trứng/cá cái, sức
sinh sản tương đối dao động khoảng 25÷32 trứng/g cá cái với khối lượng thân
biến động 465,95 ÷ 1131,5 g/con.
14
3.1.6.7. Các giai đoạn phát triển phôi của cá Ngạnh
Quá trình phần cắt trứng của cá Ngạnh là phân cắt không hoàn toàn.
Hình 3.64. Trứng sau thụ tinh
A. Trứng được thụ tinh; B. Trứng không được thụ tinh
Hình 3.65.
Giai đoạn
2 tế bào
Hình 3.66.
Giai đoạn
nhiều tế bào
Hình 3.67.
Giai đoạn
phôi dâu
Hình 3.68. Giai
đoạn phôi vị
Hình 3.69.
Hình thành tấm
thần kinh
Hình 3.70.
Hình thành
điểm mắt
Hình 3.71.
Giai đoạn ấu
trùng sắp nở
Hình 3.72.
Giai đoạn
cá bột
Kết luận: Thời gian ấp nở của trứng cá Ngạnh kéo dài khoảng 26 – 27 giờ.
Trong đó chia thành các giai đoạn: Phân cắt: khoảng 3 – 4 giờ; Phát triển phôi:
khoảng 5 – 6 giờ; Phôi dâu: khoảng 2 giờ; Biệt hóa các lá phôi: Hình thành nên
dây sống, ống thần kinh, não bọc mắt, túi tai và các cơ quan khác, kéo dài trong
khoảng 14 – 17 giờ.
3.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật sinh sản cá Ngạnh trong điều kiện nuôi
tại Nghệ An
3.2.1. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá Ngạnh
3.2.1.1. Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ
Bảng 3.13. Kết quả thử nghiệm các loại thức ăn nuôi vỗ cá bố mẹ (TB±SD)
Chỉ tiêu nghiên cứu TA1 TA2 TA3
Tỷ lệ thành thục cá đực (%) 82,26a ± 8,7 94,76a ± 8,5 95,76a ± 7,2
Tỷ lệ thành thục cá cái (%) 82,25a± 8,4 94,76a ± 8,6 100a ± 00
Tỷ lệ cá có trứng giai đoạn III (%) 8,2 10,3 11,4
Tỷ lệ cá không phát triển trứng (%) 11,2 7,4 0,0
Từ các kết quả thu được trên Bảng 3.13 cho thấy, nhìn chung, chất lượng
sản phẩm sinh dục của các công thức nuôi vỗ bằng các loại thức ăn được thí
nghiệm đều cho tỷ lệ thành thục của cá Ngạnh tương đối cao.
Sử dụng nguồn thức ăn khác nhau để nuôi vỗ đàn cá bố mẹ cho kết quả
sinh sản được thể hiện ở bảng 3.14.
B
A
15
Bảng 3.14. Kết quả cho sinh sản nhân tạo tại các công thức nuôi vỗ
Chỉ tiêu nghiên cứu TA1 TA2 TA3
Số cá cái tham gia sinh sản(con) 5 7 9
Kích cỡ cá tham gia sinh sản (kg/con) 1-1,2 1-1,2 1-1,2
Tổng khối lượng cá cái (kg) 6,00 8.40 10,98
Tỷ lệ cá rụng trứng(%) 88,4 90,2 91,3
Sức sinh sản thực tế (trứng/kg) 2548 ± 221 2554 ± 301 2586 ± 287
Tỷ lệ thụ tinh (%) 50,13±18,34 65,04±17,36 66,18±16,54
Tỷ lệ nở (%) 11,3±11,21 16,21±9,51 29,5±13,62
Tỷ lệ dị hình (%) 2,51 ± 0,21 1,71 ± 0,01 1,49 ± 0,16
Số cá bột thu (con) 866 2261 5543
Năng suất ra bột (cá bột/kg cá cái) 144 269 504
Qua bảng 3.14 ta thấy, kết quả cho sinh sản nhân tạo ở công thức nuôi vỗ cá
bố mẹ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho các chỉ tiêu nghiên cứu cao nhất
như: Số cá cái tham gia sinh sản (9 con), tỷ lệ cá rụng trứng (91,3%), sức sinh sản
thực tế (2586 trứng/kg), tỷ lệ thụ tinh (66,18 %), tỷ lệ nở (29,5%), năng suất ra
bột (504 cá bột/kg cá cái). Như vậy, qua thí nghiệm này có thể khuyến cáo nên
nuôi vỗ cá Ngạnh bố mẹ bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40%.
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật cho cá Ngạnh đẻ
a. Kích thích sinh sản cá Ngạnh bằng các liều lượng kích dục tố khác nhau
Kết quả thử nghiệm cho thấy, việc sử dụng HCG với liều lượng từ 2.500
IU HCG đến 3.500 IU HCG hoặc sử dụng kết hợp 9mg DOM cùng với hàm
lượng LRHa từ 30µg ÷ 50µg cho tỷ lệ số cá thể cái có thể vuốt cho trứng đạt tỷ
lệ tuyệt đối (100%).
Bảng 3.15. Số lượng, tỷ lệ cá cái vuốt cho trứng và hệ số thành thục sinh dục của cá
Ngạnh khi sử dụng các loại và các liều lượng kích dục tố khác nhau
Công thức
thực nghiệm
Số cá thể
vuốt được trứng
(con)
Tỷ lệ cá thể
vuốt được
trứng (%)
Hệ số thành thục
cá cái (%)
Hệ số thành
thục cá đực (%)
CT1 5 100 2,16 0,19
CT2 5 100 2,18 0,21
CT3 5 100 2,14 0,22
CT4 5 100 2,21 0,20
CT5 5 100 2,19 0,23
CT6 5 100 2,17 0,22
16
Bảng 3.16. Thời gian hiệu ứng và năng suất trứng của cá cái khi sử dụng các loại
và các liều lượng kích dục tố khác nhau (TB ±SD)
Công thức
thực nghiệm
Thời gian hiệu
ứng (phút)
Sức sinh sản tuyệt đối
(ngàn trứng/con cá cái)
Sức sinh sản tương đối
(ngàn trứng/kg cá cái)
CT1
542,00 ± 82,25ab
420 ÷ 600
3,21 ± 14,91a
2,20 ÷ 4,04
1,84 ± 2,11a
0,71÷ 2,01
CT2
593,75 ± 88,63b
490 ÷ 670
3,06 ± 18,28a
1,70 ÷ 7,72
1,04 ± 4,06a
0,67 ÷ 1,74
CT3
627,50 ± 57,37b
560 ÷ 680
4,04 ± 12,57a
2,30 ÷ 6,75
1,61 ± 2,66a
0,16 ÷ 2,30
CT4
483,00 ± 78,63a
430 ÷ 600
5,61 ± 16,46a
3,20 ÷ 9,27
2,41 ± 3,49a
1,23 ÷ 3,62
CT5
519,00 ± 74,17ab
460 ÷ 615
2,14 ± 1,37a
1,60 ÷ 2,90
2,01 ± 0,42a
1,63 ÷ 3,50
CT6
566,75 ± 84,16ab
465 ÷ 662
2,37 ± 10,39a
1,30 ÷ 3,70
1,18 ± 4,06a
1,0 ÷ 2,27
Từ kết quả ở bảng 3.16 cho thấy: Nhìn chung thời gian hiệu ứng sinh sản
trung bình ở mỗi công thức thí nghiệm trong khoảng từ 483,00 phút đến 627,50
phút (tức từ khoảng 7 tiếng đến 10,5 tiếng). Sức sinh sản tuyệt đối của cá
Ngạnh từ 2,14 đến 5,61 (ngàn trứng/con cá cái) và sức sinh sản tương đối của
cá Ngạnh từ 1,04 đến 2,61 (ngàn trứng/kg cá cái), sai khác giữa các công thức
thí nghiệm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
35.4 36.5 35.1
46.7
58
31.9
0
10
20
30
40
50
60
70
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức thí nghiệm
T
ỉ
lệ
t
h
ụ
t
in
h
(%
)
13 13
12
18
23
13
0
5
10
15
20
25
CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6
Công thức thí nghiệm
T
ỉ
lệ
n
ở
(%
)
Hình 3.73. Tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá Ngạnh khi sử dụng các loại và
các liều lượng kích dục tố khác nhau
Qua Hình 3.73 cho thấy để kích thích cá Ngạnh bố mẹ sinh sản bằng các
loại và liều lượng kích dục tố khác nhau cho tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở cao nhất ở
CT5 (Tỉ lệ thu tinh là 58 % và tỉ lệ nở là 23%) và thấp nhất là CT3 (Tỉ lệ thụ
tinh là 35,1 % và tỉ lệ nở là 12%).
17
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho phép kiến nghị, nên sử dụng LRHa kết
hợp với DOM với liều lượng (30µg LRHa + 9mg DOM)/kg cá cái hoặc sử dụng
HCG với liều lượng 2500 IU HCG/kg cá cái để kích thích sinh sản cá Ngạnh.
b. Kết quả thử nghiệm thụ tinh cho
trứng cá Ngạnh
Kết quả nghiên cứu cho thấy,
trứng cá Ngạnh được thụ tinh với
phương thức thụ tinh khô đạt tỷ lệ
50,34%, cao hơn so với trứng cá
Ngạnh được thụ tinh với phương thức
thụ tinh tự nhiên (23,14).
50.34
23.14
0
10
20
30
40
50
60
TT1 TT2
T
ỉ l
ệ
th
ụ
t
in
h
(%
)
Hình thức thụ tinh
Hình 3.74. Tỷ lệ thụ tinh của trứng cá
Ngạnh với các phương thức khác nhau
c. Kết quả thử nghiệm ấp trứng cá Ngạnh
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của hình thức ấp trứng đến tỷ lệ nở và
tỷ lệ cá dị hình cá Ngạnh
Công thức
thí nghiệm
Số trứng lần
ấp (quả)
Mật độ ấp
(trứng/cm2)
Tỷ lệ nở
(%)
Tỷ lệ dị hình
(%)
ÂT1 5000 10 22,51a ± 7,10 1,72a± 0,01
ÂT2 5000 10 13,69b ± 6,50 1,84b± 0,03
Kết quả ở Bảng 3.17 cho thấy, tỷ lệ ấp nở đạt cao hơn khi ấp trứng trong
thùng xốp có sục khí (ÂT1) là 22,51% và thấp hơn khi ấp trong khay ấp cá rô
phi (ÂT2) đạt 13,69%.
3.2.2.3. Kết quả ương giống cá Ngạnh
a. Thử nghiệm ương cá bột lên cá hương
bằng các hình thức ương khác nhau
a1) Tỷ lệ sống của cá bột trong ương nuôi
Tổ chức ương nuôi cá bột và thu được
các kết quả về tỷ lệ sống của chúng như trên
Hình 3.75. Tỷ lệ sống của cá được ương nuôi
ở trong bể sau 28 ngày đạt 84 %, cao hơn so
với cá được ương nuôi ở trong giai (69 %).
69
84
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Giai Bể
T
ỉ l
ệ
số
n
g
(%
)
Hình thức ương
Hình 3.75. Tỷ lệ sống của cá khi
ương ở các hình thức khác nhau
a2) Tăng trưởng chiều dài thân và khối lượng của cá Ngạnh
Thí nghiệm ương cá ngạnh trong 28 ngày (4 tuần), các kết quả về tăng
trưởng của cá con được trình bày ở Bảng 3.18.
18
Bảng 3.18. Tăng trưởng của cá ương ở các hình thức khác nhau
Chỉ tiêu Đơn vị tính Cá ương trong giai Cá ương trong bể
Cỡ cá thả
P (g) 0,03 ± 0,0096a 0,03 ± 0,009a
L (mm) 3,97 ± 0,632a 3,96 ± 0,705a
Cỡ cá thu
P (g) 0,12 ± 0,010b 0,10 ± 0,016a
L (mm) 13,09 ± 1,025b 11,52 ± 0.96a
ADG
P (g/ngày) 0,003 ± 0,000a 0,003 ±0,000a
L (mm/ngày) 0,33 ± 0,004b 0,270 ± 0,008a
Các kết quả trên Bảng 3.18 cho thấy, kích thước của cá con lúc thả là tương
đương nhau, sau thời gian ương nuôi cá được ương nuôi trong giai có khối lượng,
chiều dài, tốc độ tăng trưởng trung bình ngày (P: 0,12 g/con; L:13,09 mm; P:
0,003 g/con; L :0,33 mm/con) cao hơn so với cá được ương nuôi trong bể.
b. Kết quả thí nghiệm ương giống cá Ngạnh bằng nguồn thức ăn khác nhau
Bảng 3.19. Tăng trưởng (theo khối lượng, g) của cá Ngạnh theo thức ăn
Chỉ tiêu
khối lượng
Thức ăn thí nghiệm
Cá tạp Giun quế
Bột cá nhạt + Khô đậu nành
(Tỷ lệ 1:1)
W0 (g) 1,05 ± 0,01
a 1,06 ± 0,02a 1,06 ± 0,01a
Wfl (g) 4,80 ± 0,23
a 6,82 ± 0,30b 4,95 ± 0,28a
AG (g) 3,75 ± 0,23a 5,76 ± 0,28b 3,89 ± 0,28a
SGR (%/ngày) 2,53 ± 0,08a 3,11 ± 0,05b 2,57 ± 0,10a
Bảng 3.20. Tăng trưởng (kích thước, cm) của cá Ngạnh theo loại thức ăn thí nghiệm
Chỉ tiêu kích
thước
Thức ăn thí nghiệm
Cá tạp Giun quế
Bột cá nhạt + Khô đậu nành
(Tỷ lệ 1:1)
TL0 (cm) 2,25±0,02
a 2,23±0,05a 2,25±0,02a
TLfl (cm) 12,94±0,28
a 16,47±0,45b 13,27±0,87a
AG (cm) 10,70±0,30a 14,24±0,42b 11,03±0,86a
SGR (%/ngày) 2,92±0,05a 3,33±0,03b 2,96±0,10a
CV60 (%) 3,44±0,09a 2,74±0,33b 3,32±0,48a
19
Kết quả Bảng 3.19, 3.20 và hình
3.76 cho thấy: giun quế là thức ăn tốt nhất
trong thí nghiệm, nên sử dụng làm thức ăn
cho giai đoạn ương nuôi cá Ngạnh giai
đoạn từ hương đến giống, nhằm tăng tốc
độ tăng trưởng của cá, rút ngắn được thời
gian ương nuôi.
Hình 3.76. Tỷ lệ sống của cá
Ngạnh theo thức ăn thí nghiệm
c. Kết quả thử nghiệm ương cá Ngạnh giai đoạn giống ở các mật độ
* Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng
Bảng 3.21. Tăng trưởng (khối lượng, g) của cá Ngạnh theo mật độ
Chỉ tiêu
khối lượng
Mật độ thí nghiệm (con/m2)
40 50 60 70
W0 (g) 1,03±0,04
a 1,02±0,03a 1,01±0,01a 1,06±0,04a
Wfl (g) 7,51±0,77
c 7,41±0,67c 5,10±0,04b 4,11±0,08a
AG (g) 6,48±0,74c 6,40±0,68c 4,10±0,04b 3,05±0,06a
SGR (%/ngày) 3,30±0,12c 3,31±0,18c 2,69±0,01b 2,26±0,05a
Bảng 3.22. Tăng trưởng (kích thước, cm) của cá ngạnh theo mật độ
Chỉ tiêu
kích thước
Mật độ thí nghiệm (con/m2)
40 50 60 70
TL0 (cm) 2,20±0,02
a 2,20±0,14a 2,19±0,01a 2,11±0,09a
TLfl (cm) 16,11±0,83
c 16,44±0,45c 12,28±0,54b 10,64±0,56a
AG (cm) 13,91±0,83c 14,24±0,54c 10,08±0,55b 8,53±0,48a
SGR (%/ngày) 3,32±0,09c 3,35±0,14c 2,87±0,08b 2,70±0,03a
CV (60, %) 2,46±0,11a 2,45±0,19a 2,92±0,18b 3,20±0,38b
Kết quả tại Bảng 3.21, 3.22: cá Ngạnh hương được lựa chọn cho ương với
mật độ ương 40 con/m2 đạt khối lượng và kích thước tăng trưởng tốt nhất.
Xét về mức độ phân đàn, cá hương nên ương ở mật độ 40 - 50 con/m2.
20
c2) Ảnh hưởng của mật độ ương đến tỷ
lệ sống
Kết quả thí nghiệm cho thấy, mật
độ 50 con/m2 là phù hợp để ương cá
ngạnh giai đoạn từ cá hương đến cá
giống, có thể được sử dụng để bổ sung
vào quy trình sản xuất giống.
Hình 3.77. Tỷ lệ sống của cá ngạnh theo mật
độ ương thí nghiệm
3.2.3. Kết quả nghiên cứu bệnh cá Ngạnh
* Kết quả phân lập vi khuẩn trên cá Ngạnh
Hình 3.78. Cá Ngạnh bị bệnh
a. Bụng cá bị chướng b. Vết loét hình đồng xu c. Lở loét ở đuôi
Kết quả phân lập và định danh theo Nicky B. Buller (2004) chúng tôi xác
định được các vi khuẩn sau:
- Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (Chester, 1901)
- Vi khuẩn Streptococcus sp
* Tỷ lệ nhiễm các loài vi khuẩn
trên cá Ngạnh
Với 120 mẫu cá Ngạnh thu
từ các thủy vực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_dac_diem_sinh_hoc_va_ky_thuat_san.pdf