Các kết quả phun muối cho thấy đối với Zn gỉ trắng chiếm 5% bề
mặt xuất hiện ngay trong 0,5 giờ thử nghiệm đầu tiên và sau khoảng
1,5 giờ phun muối gỉ trắng đã phủ gần như kín bề mặt mẫu.
Màng thụ động Cr(III)-TM3108 có độ bền phun muối cao, thời
gian bắt đầu xuất hiện gỉ trắng 300 giờ.
Màng thụ động Cr(III)-SP25 thời gian bắt đầu xuất hiện gỉ trắng
đạt 240 giờ. Màng thụ động Cr(VI)-747 có độ bền phun muối kém hơn
so với màng thụ động Cr(III)-TM3108.
Thời gian xuất hiện gỉ trắng của màng thụ động Cr(VI)-747 là 72
giờ, sau 300 giờ phun muối (> 5% gỉ trắng bề mặt).
30 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính hóa lý của màng thụ động Cr(III) trên lớp mạ kẽm và khả năng bảo vệ chống ăn mòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và những đóng góp mới của luận án
- Đã lựa chọn được dung dịch CrO3 200 g/L, nhiệt độ 80 oC, thời gian
1 phút để bóc màng thụ động Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25. Dung
dịch NH4CH3COO 100 g/L, nhiệt độ 70 oC, thời gian 2 phút được lựa
chọn làm dung dịch tẩy SPAM cho các mẫu Cr(III)-TM3108, Cr(III)-
SP25.
- Ăn mòn của màng thụ động trong điều kiện thử nghiệm gia tốc:
Màng thụ động Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25 và màng thụ động
5
Cr(VI)-747 đều không bền trong điều kiện phun muối pH 3 và pH 4,5.
Trong điều kiện phun muối pH 5,5 và pH 6,5: màng thụ động Cr(VI)-
747 có độ bền phun muối kém hơn so với màng thụ động Cr(III)-
TM3108 và Cr(III)-SP25. Độ bền phun muối được sắp xếp như sau:
màng thụ động Cr(III)-TM3108 ~ Cr(III)-SP25 > màng thụ động
Cr(VI)-747 > Zn.
- Ăn mòn của Zn, Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25, Cr(VI)-747 trong
điều kiện thử nghiệm tự nhiên: Tốc độ ăn mòn của mẫu Zn > Cr(III)-
SP25 ~ Cr(III)-TM3108 > Cr(VI)-747. Độ bền ăn mòn khí quyển của
mẫu Cr(VI)-747 > Cr(III)-TM3108 ~ Cr(III)-SP25 > Zn.
4. Cấu trúc của luận án
Luận án bao gồm 137 trang. Phần mở đầu 3 trang. Chương 1. Tổng
quan: 44 trang; Chương 2. Thực nghiệm: 8 trang; Chương 3. Kết quả
và thảo luận: 58 trang, trong đó có 29 bảng, 43 hình; Phần kết luận: 1
trang; Những đóng góp mới của luận án: 1 trang; Danh mục các công
trình công bố của tác giả: 1 trang, với 7 công trình công bố trong nước
trong đó có 3 bài bằng tiếng Anh; Tài liệu tham khảo: 12 trang với 122
tài liệu. Phụ lục: 9 trang.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
Chương 1 trình bày tổng quan những vấn đề sau:
1. Màng thụ động Cr(VI): Sự hình thành của màng thụ động, cơ chế
bảo vệ, đặc tính, thành phần, cấu trúc, màu sắc, chiều dày, độ bền ăn
mòn.
2. Màng thụ động Cr(III): Lịch sử phát triển, đặc tính của màng thụ
động, hình thái, cấu trúc, thành phần hoá học, độ bền ăn mòn của
màng thụ động.
3. Thử nghiệm ăn mòn: Các thử nghiệm ăn mòn trong điều kiện gia tốc
và tự nhiên.
Từ nghiên cứu tổng quan có thể thấy: màng thụ động Cr(III) trên
lớp mạ kẽm được lựa chọn để thay thế màng thụ động Cr(VI) độc hại,
ô nhiễm môi trường. Trên thế giới, các nghiên cứu về dung dịch thụ
6
động Cr(III) cũng như hình thái cấu trúc và độ bền ăn mòn của màng
thụ động Cr(III) được rất nhiều tác giả nghiên cứu.
Tuy nhiên, tại Việt Nam việc nghiên cứu sâu về hình thái cấu
trúc và độ bền ăn mòn của màng thụ động Cr(III) còn rất ít, chủ yếu là
các nghiên cứu chế tạo dung dịch thụ động Cr(III). Đặc biệt các nghiên
cứu chi tiết độ bền ăn mòn của màng thụ động trong điều kiện thử
nghiệm gia tốc và thử nghiệm tự nhiên dài hạn là rất ít. Vì vậy luận án
này tập trung nghiên cứu các vấn đề còn tồn tại nêu trên.
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1. Vật liệu và mẫu nghiên cứu
Mẫu thí nghiệm: thép cacbon thấp có kích thước 100 × 50 × 1,2
mm. Thép nghiên cứu tương đương mác SPHC theo tiêu chuẩn JIS
G3131.
Mẫu thép cacbon kích thước 100 × 50 × 1,2 mm được đánh bóng
bằng giấy ráp đến cỡ 600. Các mẫu thép trước khi khi mạ được tẩy dầu
mỡ bằng dung dịch 60 g/L UDYPREP-110EC (En thone), nhiệt độ 50
÷ 80 oC, thời gian 5 ÷ 10 phút. Sau đó mẫu được tẩy gỉ hóa học trong
dung dịch HCl 10% thể tích, urotropin 3,5 g/L, nhiệt độ thường, thời
gian 2 ÷ 5 phút.
Mẫu thép sau khi gia công, hoạt hóa trong dung dịch HCl 5% thể
tích trong 5 giây và treo trong bể mạ kẽm có dung tích 25 lít với thành
phần và chế độ như sau (quy trình của hãng ENTHONE):
Sản phẩm sau khi mạ được rửa nước nhiều lần trong dòng nước
chảy để loại bỏ hết dung dịch mạ bám trên sản phẩm trước khi thụ
động.
Lớp mạ kẽm ký hiệu: Zn.
2.1.2.3. Thụ động lớp mạ kẽm
Thụ động lớp mạ kẽm: mẫu Zn được hoạt hóa bởi dung dịch
HNO3 0,5% thể tích thời gian 5 giây, sau đó được thụ động trong dung
dịch:
7
- Udycro 747 (ENTHONE) để tạo màng thụ động Cr(VI) màu
cầu vồng. Mẫu thụ động Cr(VI) ký hiệu Cr(VI)-747;
- Dung dịch SpectraMATE 25 (Columbia) để tạo màng thụ động
Cr(III) màu cầu vồng. Mẫu thụ động Cr(III) ký hiệu Cr(III)-SP25.
- Dung dịch TM3108 (Sản phẩm của đề tài cấp Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam 2009-2010) tạo màng thụ động Cr(III) màu cầu
vồng. Mẫu thụ động Cr(III) trong dung dịch TM3108 ký hiệu Cr(III)-
TM3108.
Sau khi thụ động, mẫu được rửa bằng nước, xì khô và sấy trong
tủ sấy trong thời gian 30 phút ở nhiệt độ 80 oC với màng thụ động
Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25; 50 oC với màng thụ động Cr(VI)-747.
pH dung dịch được đo bằng máy đo pH METERLAB PHM210
và được điều chỉnh bằng dung dịch HNO3 hoặc NH4OH.
Mẫu sau khi thụ động được để trong bình hút ẩm (decicator) 48
giờ để màng thụ động ổn định trước khi tiến hành các phép đo, phân
tích.
2.2. Hoá chất
Các hoá chất chính được sử dụng là hoá chất tinh khiết (P) có
xuất xứ từ Trung Quốc. Các dung dịch được pha bằng nước cất hoặc
nước khử ion.
Dung dịch Udycro 747: sản phẩm thương mại của hãng Enthone.
Dung dịch SpectraMATE25: sản phẩm thương mại của hãng
Columbia.
Dung dịch TM3108: sản phẩm của đề tài cấp Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2009 - 2010. Thành phần
chính của dung dịch gồm Cr(III) (ở dạng Cr2(SO4)3 6H2O): 5
g/L; Co(II) (ở dạng CoSO4.7H2O): 2 g/L; Chất tạo phức: 6 g/l;
CH3COOH: 6 ml/L;
2.3. Các phương pháp, thiết bị nghiên cứu
Các phương pháp và thiết bị nghiên cứu bao gồm: Phương pháp
đánh giá bằng mắt thường; Phương pháp khối lượng (cân phân tích
8
SHIMADZU AEG – 220G); Phương pháp Stylus (Hệ Alpha-Step IQ);
Phương pháp kính hiển vi điện tử quét (SEM – Scanning Electron
Microscope Hitachi S-4800); Phương pháp kính hiển vi lực nguyên tử;
Phương pháp phổ hồng ngoại FTIR (Perkin Elmer GX); Phương pháp
nhiễu xạ tia X; Phương pháp phân cực thế động (AUTOLAB PGSTAT
30); Phương pháp thử nghiệm gia tốc (Q – FOG CCT 600); Phương
pháp thử nghiệm tự nhiên (theo tiêu chuẩn ISO 8565).
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Hình thái học của màng thụ động
3.2.1. Hình ảnh SEM
Kết quả cho thấy bề mặt Zn xốp có các tinh thể khá đồng đều với
kích thước dao động trong khoảng từ 30 ÷ 100 nm.
a)
(b)
c)
9
(d)
(e)
(f)
Hình 3.4. Ảnh SEM bề mặt Zn (a) và màng thụ động Cr(III)-
TM3108 tại pH 2 với thời gian thụ động 10 giây (b); 20 giây (c); 40
giây (d);60 giây (e); 80 giây (f)
Tất cả các màng thụ động Cr(III)-TM3108 trên Zn với các thời
gian thụ động khác nhau không xuất hiện các vết nứt gẫy, không bị
mây trên bề mặt.
(a)
(b)
Hình 3.6. Ảnh SEM các vết nứt của màng thụ động Cr(III)-
TM3108 thời gian thụ động 60 giây tại pH 1,5 (a); pH 3,5 (b).
Các vết nứt đã được tìm thấy trên bề mặt màng thụ động Cr(III)-
TM3108 tại pH 1,5 và 3,5 (hình 3.6).
10
(a) (b) (c)
Hình 3.7. Ảnh SEM màng thụ động Cr(III)-SP25 (a); Cr(III)-TM3108
(b) , Cr(VI)-747(d).
Màng thụ động Cr(VI)-747 xuất hiện vết nứt trên bề mặt, độ rộng
của các vết nứt vào khoảng 200 nm (hình 3.7c).
3.2.2. Hình ảnh AFM
(a)
(b)
11
(c)
(d)
Hình 3.8. Ảnh AFM bề mặt Zn (a) và màng thụ động Cr(III)-
TM3108 với thời gian thụ động 10 giây (b); 60 giây (c); 80 giây (d)
Hình ảnh AFM của Zn và màng thụ động Cr(III)-TM3108 ở các
thời gian khác nhau được thể hiện trên hình 3.8, cho thấy Zn có các
đỉnh nhọn rất nhiều, độ nhám bề mặt trung bình Ra = 341 nm (hình
3.8a). Với thời gian thụ động 10 giây các đỉnh nhọn vẫn còn nhiều, độ
nhám bề mặt trung bình Ra = 79 nm (hình 3.8b), các đỉnh nhọn này
được vạt đi dần khi thời gian thụ động tăng dần. Khi thời gian thụ
động 60 giây các đỉnh nhọn đã được dàn trải thành các đỉnh tù, độ
nhám bề mặt trung bình thấp Ra = 13 nm (hình 3.8c) nhỏ hơn rất nhiều
so với độ nhám bề mặt trung bình của Zn. Bề mặt mịn, xít chặt và
đồng nhất. Thời gian thụ động 80 giây độ nhám bề mặt trung bình Ra
= 68 nm (hình 3.8d). Kết quả phân tích AFM, khẳng định rằng việc lựa
chọn thời gian thụ động từ 60 giây là thích hợp.
3.3. Cấu trúc, thành phần hoá học của màng thụ động
3.3.1. Cấu trúc màng thụ động
Trên hình 3.11, màng thụ động Cr(III)-TM3108 với thời gian thụ
động 10 ÷ 80 giây đều xuất hiện dải ở vùng số sóng 3440 và 1625 cm-1
đặc trưng cho dao động của nước. Dải ở số sóng 1126 cm-1 đặc trưng
cho SO42- . Đặc biệt dải hấp thụ tại số sóng 538 cm-1 đặc trưng cho dao
động của của Cr(III)–O cũng đã xuất hiện ngay từ khi thời gian thụ
12
động 10 giây (hình 3.11a). Không xuất hiện số sóng đặc trưng dao
động của Cr(VI)–O, chứng tỏ không tồn tại Cr(VI) trong màng thụ
động Cr(III).
(c)
Hình 3.11. Phổ hồng ngoại FTIR của màng thụ động Cr(III)-TM3108
trên Zn thời gian thụ động 10 giây (a); 80 giây (b); 10 ÷ 80 giây (c)
Từ hình 3.13 cho thấy, màng thụ động Cr(VI)-747 xuất hiện dải
hấp thụ tại số sóng 880 cm-1 đặc trưng cho dao động của Cr(VI)–O và
531 cm-1 là đặc trưng cho dao động của Cr(III)–O. Dải ở vùng số sóng
3341 và 1638 cm-1 đặc trưng cho dao động H–O–H của nước. Dải ở số
sóng 1127 cm-1 đặc trưng cho SO42-.
13
Hình 3.13. Phổ FTIR của màng thụ động Cr(VI)-747
3.3.2. Thành phần các màng thụ động Cr(III)-TM3108, Cr(III)-
SP25, Cr(VI)-747
Kết quả thành phần hóa học các màng thụ động, cho thấy, đối
với màng thụ động Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25 không thấy xuất
hiện Cr6+, còn màng thụ động Cr(VI)-747 không có Co2+ và F-.
Nếu so sánh riêng về Cr, ta thấy màng Cr(VI)-747 có tổng khối
lượng Cr lớn hơn nhiều so với các màng thụ động Cr(III)-TM3108 và
Cr(III)-SP25. Hơn nữa, màng thụ động Cr(VI)-747 xuất hiện thành
phần Cr(VI), thành phần thực tế sẽ bao gồm 1 phần không thể hòa tan
được trong nước và phần còn lại là Cr(VI) có thể hòa tan được hấp thụ
trong màng. Lượng Cr(VI) hòa tan được sẽ quyết định tính chất tự sửa
chữa của màng thụ động Cr(VI).
14
Tổng lượng Cr lớn hơn và nhất là sự xuất hiện của nhiều ion
Cr(VI) trong màng thụ động Cr(VI)-747 chắc chắn có liên quan đến
màu sắc đậm hơn của màng thụ động Cr(VI)-747.
Sự có mặt của Co2+ là yếu tố quyết định đến độ bền ăn mòn của
màng thụ động. Như vậy, sự khác biệt rõ ràng về thành phần Cr, Co và
Zn trong màng thụ động sẽ dẫn đến sự khác biệt về cấu trúc cũng như
về độ bền ăn mòn.
3.4. Độ bền ăn mòn của màng thụ động – phương pháp phân cực
thế động
3.4.1. Đường cong phân cực của Zn và màng thụ động Cr(III)-
TM3108
Bảng 3.6. Điện thế ăn mòn và tốc độ ăn mòn biểu kiến của
màng thụ động Cr(III)-TM3108 ở các thời gian khác nhau
Thời gian thụ động,
giây
Ecorr, mV/SCE Mật độ dòng ăn mòn,
A/cm2
0 - 988 7,5 × 10-6
10 -1026 5,2 × 10-7
30 - 1014 3,1 × 10-7
60 - 1032 2,1 × 10-7
80 - 1052 2,6 × 10-7
Từ bảng 3.6 cho thấy khi thời gian thụ động tăng mật độ dòng ăn
mòn của màng thụ động Cr(III)-TM3108 giảm, mật độ dòng ăn mòn
đạt giá trị nhỏ nhất ở thời gian thụ động 60 giây 2,1 × 10-7 A/cm2 nhỏ
hơn rất nhiều so với mật độ dòng ăn mòn của lớp mạ kẽm 7,5 × 10-6
A/cm2.
15
Hình 3.15. Đường cong phân cực Zn
(1) và Cr(III)-SP25 (2); Cr(III)-
TM3108 (3), Cr(VI)-747 (4) tại pH 3
Hình 3.16. Đường cong phân cực Zn
(1) và Cr(III)-SP25 (2); Cr(III)-TM3108
(3), Cr(VI)-747 (4) tại pH 4,5
Hình 3.17. Đường cong phân cực
Zn (1); Cr(III)-TM3108 (2); Cr(III)-
SP25 (3) và Cr(VI)-747 (4) tại pH
5,5
Hình 3.18. Đường cong phân cực
Zn (1); Cr(III)-SP25 (2); Cr(VI)-747
(3) và Cr(III)-TM3108 (4) tại pH 6,5
Màng thụ động Cr(III)-TM3108 bị bóc nhanh trong 0,5 giờ đầu
khi ngâm mẫu trong dung dịch NaCl 5%, pH 3. Mật độ dòng ăn mòn
của màng thụ động Cr(VI)-747 là 4,08.10-6 A/cm2 nhỏ hơn rất nhiều so
với mật độ dòng ăn mòn của Zn 1,96.10-5 A/cm2 (hình 3.15). Mật độ
16
dòng ăn mòn của màng thụ động Cr(III)-TM3108 1,12.10-5 A/cm2 gần
sát với mật độ dòng ăn mòn của Zn 1,96.10-5 A/cm2.
Màng thụ động Cr(III)-TM3108 bị bóc nhanh trong 1,0 giờ đầu
khi ngâm mẫu trong dung dịch NaCl 5%, pH 4,5. Trên hình 3.16 cho
thấy mật độ dòng ăn mòn của màng thụ động Cr(VI)-747 1,92.10-6
A/cm2 có giá trị nhỏ nhất. Mật độ dòng ăn mòn của màng thụ động
Cr(III)-TM3108 7,58.10-6 A/cm2 gần sát với mật độ dòng ăn mòn của
Zn 8,37.10-6 A/cm2.
Trong môi trường axít pH 5,5 cho thấy mật độ dòng ăn mòn của
màng thụ động Cr(III)-TM3108 ~ Cr(III)-SP25 < Cr(VI)-747 nhỏ hơn
rất nhiều so với mật độ dòng ăn mòn của Zn 5,7.10-6 A/cm2 (hình
3.17).
Trong môi trường trung tính pH 6,5 cho thấy mật độ dòng ăn
mòn của màng thụ động Cr(III)-TM3108 đạt giá trị 1,56.10-7 A/cm2,
màng thụ động Cr(III)-SP25 là 1,26.10-7 A/cm2 và màng thụ động
Cr(VI)-747 đạt giá trị 1,82.10-7 A/cm2 nhỏ hơn rất nhiều so với mật độ
dòng ăn mòn của Zn 7,7.10-6 A/cm2 (hình 3.17).
3.5. Ăn mòn của màng thụ động trong điều kiện thử nghiệm gia
tốc
3.5.1. Kết quả thử nghiệm phun muối trung tính màng thụ động
Cr(III)-TM3108 ở các thời gian khác nhau
Các kết quả phun muối hình 3.20 cho thấy Zn gỉ trắng và gỉ
trắng chiếm 5% bề mặt xuất hiện ngay trong 2-3 giờ thử nghiệm đầu
tiên và sau khoảng 10 giờ phun muối gỉ trắng đã phủ gần như kín bề
mặt mẫu. Khi thời gian thụ động tăng từ 10 đến 50 giây độ bền phun
muối của màng thụ động Cr(III)-TM3108 tăng từ 144 giờ đến 450 giờ
(5% gỉ trắng bề mặt). Độ bền phun muối đạt giá trị cao nhất là 450 giờ
với thời gian thụ động 50 giây, sau đó suy giảm dần khi thời gian thụ
động vẫn tiếp tục tăng 60; 70; 80 giây. Khi thời gian thụ động 80 giây
độ bền phun muối chỉ đạt 408 giờ (5% gỉ trắng bề mặt). Các kết quả
thử nghiệm phun muối tương đồng với kết quả đo phân cực.
17
Hình 3.20. Quan hệ giữa thời gian phun muối trung bình màng thụ
động Cr(III)-TM3108 và thời gian thụ động
3.5.2. Kết quả thử nghiệm phun muối Zn, Cr(III)-TM3108, Cr(III)-
SP25, Cr(VI)-747 trong dung dịch NaCl 5% tại pH 3
Các kết quả phun muối cho thấy đối với Zn gỉ trắng chiếm 5% bề
mặt xuất hiện ngay trong 0,1 giờ thử nghiệm đầu tiên và sau khoảng
0,5 giờ phun muối gỉ trắng đã phủ gần như kín bề mặt mẫu. Màng thụ
động Cr(III)-TM3108 thời gian bắt đầu xuất hiện gỉ trắng 5 giờ. Màng
thụ động Cr(III)-SP25 thời gian bắt đầu xuất hiện gỉ trắng 5 giờ. Thời
gian xuất hiện gỉ trắng của màng thụ động Cr(VI)-747 là 8 giờ, sau 26
giờ phun muối (> 5% gỉ trắng bề mặt).
3.5.2. Kết quả thử nghiệm phun muối Zn, Cr(III)-TM3108, Cr(III)-
SP25, Cr(VI)-747 trong dung dịch NaCl 5% pH 4,5
Các kết quả phun muối cho thấy đối với Zn gỉ trắng và gỉ trắng
chiếm 5% bề mặt xuất hiện ngay trong 0,2 ÷ 0,3 giờ thử nghiệm đầu
tiên và sau khoảng 1,0 giờ phun muối gỉ trắng đã phủ gần như kín bề
mặt mẫu.
Màng thụ động Cr(III)-TM3108 thời gian bắt đầu xuất hiện gỉ
trắng 12 giờ. Màng thụ động Cr(III)-SP25 thời gian bắt đầu xuất hiện
gỉ trắng 15 giờ.
18
Thời gian xuất hiện gỉ trắng của màng thụ động Cr(VI)-747 là 18
giờ, sau 48 giờ phun muối (> 5% gỉ trắng bề mặt).
Màng thụ động Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25 và màng thụ động
Cr(VI)-747 đều không bền trong điều kiện phun muối pH 4,5.
Khi thời gian phun muối tăng thì quá trình ăn mòn trên màng thụ
động Cr(III)-TM3108 và Cr(III)-SP25 diễn ra mạnh hơn so với màng
thụ động Cr(VI)-747.
3.5.3. Kết quả thử nghiệm phun muối Zn, Cr(III)-TM3108, Cr(III)-
SP25, Cr(VI)-747 trong dung dịch NaCl 5% pH 5,5
Các kết quả phun muối cho thấy đối với Zn gỉ trắng chiếm 5% bề
mặt xuất hiện ngay trong 0,5 giờ thử nghiệm đầu tiên và sau khoảng
1,5 giờ phun muối gỉ trắng đã phủ gần như kín bề mặt mẫu.
Màng thụ động Cr(III)-TM3108 có độ bền phun muối cao, thời
gian bắt đầu xuất hiện gỉ trắng 300 giờ.
Màng thụ động Cr(III)-SP25 thời gian bắt đầu xuất hiện gỉ trắng
đạt 240 giờ. Màng thụ động Cr(VI)-747 có độ bền phun muối kém hơn
so với màng thụ động Cr(III)-TM3108.
Thời gian xuất hiện gỉ trắng của màng thụ động Cr(VI)-747 là 72
giờ, sau 300 giờ phun muối (> 5% gỉ trắng bề mặt).
3.5.4. Kết quả thử nghiệm phun muối Zn, Cr(III)-TM3108, Cr(III)-
SP25, Cr(VI)-747 trong dung dịch NaCl 5% pH 6,5
Kết quả phun muối cho thấy đối với Zn gỉ trắng chiếm 5% bề
mặt xuất hiện ngay trong 3 giờ thử nghiệm đầu tiên và sau khoảng 10
giờ phun muối gỉ trắng đã phủ gần như kín bề mặt mẫu. Màng thụ
động Cr(III)-TM3108 có độ bền phun muối cao nhất, thời gian bắt đầu
xuất hiện gỉ trắng là 336 giờ. Trong điều kiện phun muối pH 6,5, độ
bền phun muối được sắp xếp: màng thụ động Cr(III)-TM3108 ~
Cr(III)-SP25 > màng thụ động Cr(VI)-747 > Zn.
3.6.2. Biến thiên khối lượng
19
Hình 3.31. Biến thiên khối lượng của mẫu Cr(VI)-747 (a);
Cr(III)-TM3108 (b); Cr(III)-SP25 (c); Zn (d) tại Hà Nội
Từ các kết quả trên hình 3.31 cho thấy trong quá trình ăn mòn
sau 12 tháng thử nghiệm trong môi trường khí quyển tự nhiên Hà Nội,
sự biến thiên khối lượng các mẫu nghiên cứu phân ra làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: quá trình hình thành SPAM ban đầu, cho thấy biến thiên
khối lượng tăng (đến tháng thứ 3). Giai đoạn 2: hoà tan và hình thành
SPAM, biến thiên khối lượng của các mẫu nghiên cứu giảm dần, sự
hình thành SPAM đồng thời với sự rửa trôi SPAM.
Số liệu biến thiên khối lượng của Zn; Cr(VI)-747; Cr(III)-SP25
và Cr(III)-TM3108 tại Quảng Ninh cho thấy quá trình ăn mòn sau 12;
18; 24; 30 tháng thử nghiệm trong môi trường khí quyển tự nhiên
Quảng Ninh, biến thiên khối lượng các mẫu nghiên cứu giảm dần
tương ứng với hai quá trình song song: hình thành SPAM đồng thời
với sự rửa trôi SPAM.
20
.
Hình 3.32. Biến thiên khối lượng của mẫu Zn (a); Cr(III)-TM3108 (b);
Cr(III)-SP25 (c); Cr(VI)-747 (d) theo thời gian thử nghiệm tại Quảng
Ninh
3.6.3. Tổn hao khối lượng
3.6.3.1. Lựa chọn dung dịch tẩy sản phẩm ăn mòn
Dung dịch CrO3 200 g/L với chế độ tẩy SPAM ở nhiệt độ 80 oC,
thời gian 1 phút được chọn làm dung dịch tẩy SPAM cho mẫu Zn và
màng thụ động Cr(VI)-747 đồng thời là dung dịch bóc màng thụ động
Cr(III)-TM3108.
Dung dịch NH4CH3COO 100 g/L được lựa chọn làm dung dịch
tẩy SPAM cho các mẫu Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25.
3.6.3.2. Tổn hao khối lượng của các mẫu thử nghiệm
Kết quả hình 3.33 cho thấy động học quá trình ăn mòn của Zn
trong môi trường khí quyển tự nhiên Hà Nội tuân theo quy luật hàm
mũ, các hệ số tương quan R2 = 0,9994.
Sau 12 tháng thử nghiệm tự nhiên tại trạm Hà Nội, tổn hao khối
lượng của Zn > Cr(III)-SP25 ~ Cr(III)-TM3108 > Cr(VI)-747. Mẫu
Cr(VI)-747 có độ bền ăn mòn cao nhất.
21
Hình 3.33. Tổn hao khối lượng Zn phụ thuộc vào thời gian thử
nghiệm trạm Hà Nội
Sau 12 tháng thử nghiệm tự nhiên tại trạm Hà Nội, tốc độ ăn
mòn của Zn 0,76 µm lớn hơn rất nhiều so với tốc độ ăn mòn của màng
thụ động Cr(VI)-747. Màng thụ động Cr(III)-TM3108 và Cr(III)-SP25
tốc độ ăn mòn 0,2 ÷ 0,4 µm. Chứng tỏ rằng màng thụ động Cr(III)-
TM3108, Cr(III)-SP25 và màng thụ động Cr(VI)-747 đã bảo vệ cho
Zn.
Bảng 3.27. Tốc độ ăn mòn của Zn, Cr(III)-SP25, Cr(III)-TM3108,
Cr(VI)-747 tại trạm Quảng Ninh
Mẫu thử nghiệm
Thời gian
Zn Cr(III)-
TM3108
Cr(III)-
SP25
Cr(VI)-747
Tốc độ ăn mòn, µm/năm
12 tháng 0,76 0,3 ÷ 0,4 0,3 ÷ 0,4 0,09 ÷ 0,1
18 tháng 0,84 0,4 ÷ 0,5 0,4 ÷ 0,5 0,09 ÷ 0,1
24 tháng 1,30 0,7 ÷ 0,8 0,7÷0,8 0,6 ÷ 0,7
30 tháng 1,17 0,7 ÷ 0,8 0,7 ÷ 0,8 0,5 ÷ 0,6
22
Hình 3.34. Tổn hao khối lượng của Zn (a); Cr(III)-TM3108 (b);
Cr(III)-SP25 (c); Cr(VI)-747 (d) sau thời gian 30 tháng thử nghiệm tại
trạm Quảng Ninh.
Bảng 3.27 và hình 3.34 chỉ ra rằng sau 30 tháng thử nghiệm ăn
mòn tại trạm Quảng Ninh tổn hao khối lượng của mẫu thử nghiệm
được sắp xếp như sau: Zn > Cr(III)-SP25 ~ Cr(III)-TM3108 > Cr(VI)-
747. Tốc độ ăn mòn được sắp xếp: Zn > Cr(III)-SP25 ~ Cr(III)-
TM3108 > Cr(VI)-747. Màng thụ động Cr(VI)-747 có độ bền ăn mòn
tốt nhất.
3.6.4. Hình thái học của sản phẩm ăn mòn
Kết quả ảnh SEM chụp mặt trên (bề mặt hướng lên trời) trên
hình 3.38 cho thấy trên bề mặt tất cả các mẫu đã xuất hiện những
SPAM xốp phân bố trên bề mặt mẫu. Lớp mạ kẽm SPAM có màu
xám, tích tụ thành những đám tròn như những hòn đảo (hình 3.38a)
nằm rải rác trên bề mặt tương ứng với Simonkolleit Zn5(OH)8Cl2.H2O
ở ngay những tháng thử nghiệm đầu tiên. Màng thụ động C xuất hiện
các vết nứt rộng 100 ÷ 200 nm (hình 3.38b). Riêng đối với màng thụ
động Cr(VI)-747 SPAM phân bố rải rác trên bề mặt mẫu hình 3.38d).
23
Có thể nói rằng sau thời gian thử nghiệm 12 tháng thì màng thụ động
Cr(VI)-747 được xem như là tốt nhất, SPAM cũng ít hơn cả.
(a) (b)
(c) (d)
Hình 3.38. Ảnh SEM SPAM của Zn sau 3 tháng (a); Cr(III)-TM3108
sau 6 tháng (b); Cr(III)-SP25 sau 6 tháng (c); Cr(VI)-747 sau 12 tháng
thử nghiệm (d) tại Hà Nội
Kết quả ảnh SEM chụp mặt trên (bề mặt hướng lên trời) trên
hình 3.39 cho thấy trên bề mặt tất cả các mẫu đã xuất hiện những
SPAM xốp phân bố trên bề mặt mẫu sau 12 tháng thử nghiệm tại
Quảng Ninh. Màng thụ động Cr(III)-TM3108 và màng thụ động
Cr(VI)-747 xuất hiện các vết nứt rộng 100 nm (hình 3.39b và hình
24
3.39d). Riêng đối với màng thụ động Cr(VI)-747 SPAM phân bố rải
rác trên bề mặt mẫu hình 3.39d.
(a) (b)
(c) (d)
Hình 3.39. Ảnh SEM SPAM của Zn (a); Cr(III)-TM3108 (b);
Cr(III)-SP25 (c); Cr(VI)-747 sau 12 tháng thử nghiệm tại Quảng Ninh
3.6.5. Thành phần của sản phẩm ăn mòn
Các kết quả phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X cho thấy:
thành phần sản phẩm ăn mòn của các mẫu tại trạm Hà Nội, kẽm
sunphat hyđrôxit hyđrat Zn4SO4(OH)6.H2O đã sớm xuất hiện sau 2
tháng thử nghiệm trên lớp mạ kẽm là những SPAM đặc trưng của khí
quyển bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất sunphat do Zn bị ăn mòn và tạo
25
thành Zn4SO4(OH)6.H2O. Sau 6 tháng thử nghiệm, trên màng thụ động
Cr(III)-TM3108 có sự xuất hiện SPAM Zn4SO4(OH)6.H2O, trên màng
thụ động Cr(VI)-747 không thấy sự xuất hiện của SPAM này. Chứng
tỏ tính chất bảo vệ chống ăn mòn rất tốt của màng thụ động Cr(VI)-
747 so với màng thụ động Cr(III)-TM3108 với thời gian thử nghiệm
như nhau
SPAM simonkolleit Zn5(OH)8Cl2.H2O dễ dàng được tạo thành do
các ion Cl- sa lắng trên mặt lớp kẽm ẩm và gia tốc quá trình ăn mòn.
Hình 3.42. Giản đồ nhiễu xạ tia X thành phần SPAM của Cr(VI)-747
(a); Zn (b); Cr(III)-SP25 (c); Cr(III)-TM3108 (d) sau 12 tháng tại Hà
Nội
Các kết quả phân tích bằng phương pháp nhiễu xạ tia X cho thấy:
thành phần SPAM được tạo thành trên Zn, màng thụ động Cr(III)-
TM3108 và màng thụ động Cr(VI)-747 trong điều kiện khí quyển
26
Quảng Ninh có những nét riêng đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới
ẩm.
Sau 12 tháng thử nghiệm:
- SPAM của Zn (hình 3.43a): Zn4SO4(OH)6.H2O (Kẽm sunphat
hyđrôxit hyđrat), Zn4CO3(OH)6.H2O (kẽm cacbonat hyđrôxit hyđrat),
Simonkolleit Zn5(OH)8Cl2.H2O.
- SPAM của màng thụ động Cr(III)-TM3108 (hình 3.43c):
Zn4SO4(OH)6.H2O (Kẽm sunphat hyđrôxit hyđrat), Zn4CO3(OH)6.H2O
(kẽm cacbonat hyđrôxit hyđrat), Zn12(OH)15(SO4)3Cl3.H2O (kẽm
clorua sunphat hyđrô hyđrat), Cr2(SO4)3 (crôm sunphat). Trong thành
phần SPAM của màng thụ động Cr(III)-TM3108 ở Quảng Ninh không
thấy xuất hiện hợp chất Simonkolleit Zn5(OH)8Cl2.H2O, là một trong
những SPAM đặc trưng cho vùng khí quyển ven biển có hàm lượng
ion Cl- chiếm ưu thế.
- SPAM của màng thụ động Cr(III)-SP25 (hình 3.43d):
Zn4SO4(OH)6.H2O (Kẽm sunphat hyđrôxit hyđrat), Zn4CO3(OH)6.H2O
(kẽm cacbonat hyđrôxit hyđrat), 6Zn (OH)2.ZnSO4.4H2O (kẽm clorua
sunphat hyđrô hyđrat), Zn5(OH)8Cl2.H2O (Simonkolleit).
- SPAM của màng thụ động Cr(VI)-747 (hình 3.43b):
Zn4SO4(OH)6.H2O (Kẽm sunphat hyđrôxit hyđrat), Zn5(OH)8Cl2.H2O
(Simonkolleit). SPAM của màng thụ động Cr(VI)-747 không thấy sự
xuất hiện của SPAM Zn4CO3(OH)6.H2O (kẽm cacbonat hyđrôxit
hyđrat).
27
SPAM Zn4SO4(OH)6.H2O là những SPAM đặc trưng của khí quyển bị
nhiễm bẩn bởi các hợp chất sunphat. Khi đó Zn bị ăn mòn và tạo thành
Zn4SO4(OH)6.H2O. SPAM Zn4CO3(OH)6.H2O (kẽm cacbonat hyđrôxit
hyđrat) là những SPAM đầu tiên, thường gặp khi kẽm bị ăn mòn trong
điều kiện khí quyển ẩm, chúng có màu trắng và có ít nhiều khả năng
bảo vệ trong điều kiện khí quyển ít nhiễm bẩn. Trong thành phần
SPAM ở Quảng Ninh, hợp chất Simonkolleit Zn5(OH)8Cl2.H2O, đặc
trưng cho vùng khí quyển ven biển có hàm lượng ion Cl- chiếm ưu thế.
Các ion Cl- sa lắng trên mặt kẽm ẩm và gia tốc quá trình ăn mòn, khi
đó Simonkolleit Zn5(OH)8Cl2.H2O dễ dàng được tạo thành.
Crôm sunphat Cr2(SO4)3, Eskolait Cr2O3 đã được xác định.
Hình 3.43. Giản đồ nhiễu xạ tia X thành phần SPAM của Zn (a);
Cr(VI)-747 (b); Cr(III)-TM3108 (c); Cr(III)-SP25 (d) sau 12 tháng tại
Quảng Ninh
28
KẾT LUẬN CHUNG
1. Sự tương quan thời gian, khối lượng, chiều dày, của màng thụ động
Cr(III)-TM3108: Khi tăng thời gian thụ động, khối lượng và chiều dày
của màng thụ động lúc đầu tăng với tốc độ nhanh sau đó tốc độ tăng
chậm dần.
2. Từ kết quả chụp ảnh SEM và AFM khẳng định thời gian thụ động
thích hợp đối với màng thụ động Cr(III)-TM3108 là 60 giây tại pH 2:
Màng thụ động mịn, không bị mây trên bề mặt, không xuất hiện các
vết nứt. Từ kết quả phân tích FTIR cho thấy không tồn tại Cr(VI) trong
màng thụ động Cr(III)-TM3108, Cr(III)-SP25; màng thụ động Cr(VI)-
747 có cả Cr(III) và Cr(VI) trong màng.
3. Màng thụ động Cr(III)-TM3108,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2_tom_tat_luan_an_v_1511_1854828.pdf