Đánh giá thực trạng triển khai công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3.1.1. Xác định nội dung đánh giá thực trạng triển khai công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường tiểu học có bể bơi của tỉnh Hải Dương
Để có cơ sở xây dựng nội dung đánh giá thực trạng công tác dạy bơi và giáo dục kỹ năng chống đuối nước học sinh tiểu học tại các trường tiểu học có bể bơi của tỉnh Hải Dương, đã tham khảo cấu trúc các báo cáo của cơ quan hữu quan và trao đổi tọa đàm với chuyên gia, cán bộ quản lí. cho phép tổng hợp các nội dung đánh giá thực trạng tổ chức triển khai dạy bơi và chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương.
3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Hải Dương đối với việc dạy bơi chống đuối nước cho học sinh:
Căn cứ vào công văn số 664/BGD&ĐT– CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010- 2015”, UBND tỉnh Hải Dương đã thông qua Đề án 1236/QĐ-UBND ngày 17/5/2010, phê duyệt Đề án Giáo dục bơi cho học sinh Tiểu học giai đoạn 2010-2015 (gọi tắt là Đề án).
Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh ở cả 3 khu vực: nông thôn, thành thị, và khu vực miền núi .
Đề án tập trung vào các nội dung chính: xây dựng cơ sở vật chất (Tỉnh hỗ trợ 350 triệu đồng/bể bơi - bể bơi có kích thước tối thiểu 6m x 15m, chiều sâu 0,8m – 1,2m), xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy bơi, tập huấn đội ngũ hướng dẫn viên bơi, tổ chức dạy bơi ngoại khóa cho học sinh tiểu học.
Phấn đấu xây dựng 122 bể bơi tại các trường tiểu học trong toàn tỉnh theo lộ trình đến năm 2015.
Phấn đấu số lượng học sinh biết bơi trong từng giai đoạn là: năm 2010 - 2012: 25%; năm 2013: 30%; năm 2014 : 40%;
Đến năm 2015 toàn tỉnh có 50% số học sinh sau khi hoàn thành chương trình tiểu học biết bơi.
3.1.3. Thực trạng tổ chức dạy bơi ở các trường tiểu học tỉnh Hải Dương:
Thực trạng tổ chức dạy bơi ở các trường tiểu học tỉnh Hải Dương, trình bày ở bảng 3.3, cho thấy: Tính đến năm 2013 cả tỉnh Hải Dương có 20 trường tiểu học có bể bơi.
Sau khi hoàn thành nghiệm thu các công trình, tình hình vẫn còn nhiều; khó khăn xuất phát từ nguồn nước, nguồn điện để vận hành bể bơi. Những nơi sử dụng nước máy rất hạn chế vì ảnh hưởng nguồn cấp, dân cư có hạn, mất nhiều thời gian, các trường dùng nước giếng khoan cũng khó về lượng nước do thời gian lọc và nguồn điện.
Cho nên, tuy 20 trường có bể bơi nhưng năm 2013 thực chất chỉ có 16 bể bắt đầu vận hành và đưa vào sử dụng.
Tính riêng năm 2013, khi khảo sát ở 20 trường tiểu học đã có bể bơi, cho phép nhận xét chung về thực trạng tổ chức dạy bơi theo Chương trình bơi an toàn hiện hành của tỉnh Hải Dương; trình bày ở bảng 3.4, như sau:
Về tình hình triển khai dạy bơi: 16/20 trường tiểu học có bể bơi ở tỉnh Hải Dương đã tổ chức dạy bơi cho học sinh, chiếm 80%; Về chương trình dạy bơi: 03 trường triển khai dạy bơi theo chương trình của Trung ương; 08 trường dạy bơi theo Chương trình bơi an toàn hiện hành của tỉnh Hải Dương và 05 trường dạy bơi theo Chương trình tự biên soạn; Về kiểu bơi đã dạy: Bơi ếch, bơi trường sấp, bơi ngửa; Số lượng học sinh học bơi vào kỳ nghỉ hè năm 2003, đợt 1 là 420 học sinh, đợt 2 là 326; Tổng số 746 học sinh học bơi.
35 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh Tiểu học tại các trường có bể bơi của tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hải Dương, đã tham khảo cấu trúc các báo cáo của cơ quan hữu quan và trao đổi tọa đàm với chuyên gia, cán bộ quản lí... cho phép tổng hợp các nội dung đánh giá thực trạng tổ chức triển khai dạy bơi và chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương.
3.1.2. Chủ trương, chính sách của tỉnh Hải Dương đối với việc dạy bơi chống đuối nước cho học sinh:
Căn cứ vào công văn số 664/BGD&ĐT– CTHSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo “về triển khai công tác phòng chống đuối nước và thí điểm dạy bơi trong trường tiểu học giai đoạn 2010- 2015”, UBND tỉnh Hải Dương đã thông qua Đề án 1236/QĐ-UBND ngày 17/5/2010, phê duyệt Đề án Giáo dục bơi cho học sinh Tiểu học giai đoạn 2010-2015 (gọi tắt là Đề án).
Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh ở cả 3 khu vực: nông thôn, thành thị, và khu vực miền núi .
Đề án tập trung vào các nội dung chính: xây dựng cơ sở vật chất (Tỉnh hỗ trợ 350 triệu đồng/bể bơi - bể bơi có kích thước tối thiểu 6m x 15m, chiều sâu 0,8m – 1,2m), xây dựng tài liệu hướng dẫn dạy bơi, tập huấn đội ngũ hướng dẫn viên bơi, tổ chức dạy bơi ngoại khóa cho học sinh tiểu học.
Phấn đấu xây dựng 122 bể bơi tại các trường tiểu học trong toàn tỉnh theo lộ trình đến năm 2015.
Phấn đấu số lượng học sinh biết bơi trong từng giai đoạn là: năm 2010 - 2012: 25%; năm 2013: 30%; năm 2014 : 40%;
Đến năm 2015 toàn tỉnh có 50% số học sinh sau khi hoàn thành chương trình tiểu học biết bơi.
3.1.3. Thực trạng tổ chức dạy bơi ở các trường tiểu học tỉnh Hải Dương:
Thực trạng tổ chức dạy bơi ở các trường tiểu học tỉnh Hải Dương, trình bày ở bảng 3.3, cho thấy: Tính đến năm 2013 cả tỉnh Hải Dương có 20 trường tiểu học có bể bơi.
Sau khi hoàn thành nghiệm thu các công trình, tình hình vẫn còn nhiều; khó khăn xuất phát từ nguồn nước, nguồn điện để vận hành bể bơi. Những nơi sử dụng nước máy rất hạn chế vì ảnh hưởng nguồn cấp, dân cư có hạn, mất nhiều thời gian, các trường dùng nước giếng khoan cũng khó về lượng nước do thời gian lọc và nguồn điện.
Cho nên, tuy 20 trường có bể bơi nhưng năm 2013 thực chất chỉ có 16 bể bắt đầu vận hành và đưa vào sử dụng.
Tính riêng năm 2013, khi khảo sát ở 20 trường tiểu học đã có bể bơi, cho phép nhận xét chung về thực trạng tổ chức dạy bơi theo Chương trình bơi an toàn hiện hành của tỉnh Hải Dương; trình bày ở bảng 3.4, như sau:
Về tình hình triển khai dạy bơi: 16/20 trường tiểu học có bể bơi ở tỉnh Hải Dương đã tổ chức dạy bơi cho học sinh, chiếm 80%; Về chương trình dạy bơi: 03 trường triển khai dạy bơi theo chương trình của Trung ương; 08 trường dạy bơi theo Chương trình bơi an toàn hiện hành của tỉnh Hải Dương và 05 trường dạy bơi theo Chương trình tự biên soạn; Về kiểu bơi đã dạy: Bơi ếch, bơi trường sấp, bơi ngửa; Số lượng học sinh học bơi vào kỳ nghỉ hè năm 2003, đợt 1 là 420 học sinh, đợt 2 là 326; Tổng số 746 học sinh học bơi.
3.1.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn bơi và kỹ năng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương:
Kết quả khảo sát thực trạng giáo viên dạy thể dục của 20 trường tiểu học có bể bơi trong đại bàn tỉnh Hải Dương, trình bày ở bảng 3.5: Hiện có 22 giáo viên thể dục trong tổng số 20 trường tiểu học có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, trong đó 06 giáo viên nữ, 2/22 giáo viên thể dục kiêm nhiệm;
Về trình độ chuyên môn: Trong số 20 giáo viên thể dục chuyên trách 6 giáo viên có trình độ đại học, 14 giáo viên có trình độ cao đẳng; chỉ có 3/20 giáo viên có chứng chỉ bơi lội (chiếm 15%).
Như vậy, mặt bằng trình độ của đội ngũ giáo viên dạy thể dục của 20 trường tiểu học có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương là tương đối đáp ứng yêu cầu chuyên môn, tuy nhiên còn rất nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy thể dục nói chung cũng như công tác dạy bơi, giáo dục kỹ năng chống đuối nước cho học sinh tại các trường tiểu học có bể bơi nói riêng.
Bảng 3.3. Thực trạng triển khai Chương trình dạy bơi hiện hành cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương
TT
Huyện/ TP/TX
Trường
Tiểu học
Tổng số
học sinh
Số học sinh
tự học bơi
Số học sinh được
nhà trường dạy bơi
Nam
Nữ
Tổng
%
Nam
Nữ
Tổng
%
1
Bình Giang
Bình Xuyên
676
16
9
25
3.70
46
5
61
10.02
Thái Dương
412
9
3
12
2.91
30
6
36
8.74
Nhân Quyền
519
15
7
22
4.24
41
3
54
10.40
2
Gia Lộc
Phương Hưng
283
8
4
12
4.24
25
0
35
12.37
Thống Kênh
482
12
5
17
3.53
32
6
48
9.96
Lê Lợi
466
9
2
11
2.36
22
2
44
9.44
3
Tứ Kỳ
Tân Kỳ
642
21
7
26
4.05
36
1
57
8.88
Cộng Lạc
325
15
6
21
6.46
24
9
31
9.54
Văn Tố
527
8
4
12
2.28
27
9
6
8.73
4
Thanh Miện
TT Thanh Miện
739
12
6
18
2.44
37
21
8
7.85
5
Tx Chí Linh
Phả Lại 2
753
33
14
47
6.24
36
9
5
7.30
6
Cẩm Giàng
Cao An
767
20
8
28
3.65
29
8
7
6.13
7
Kim Thành
Kim Xuyên
298
17
4
21
7.05
27
1
1
10.40
8
Hải Dương
Thanh Bình
1.291
62
36
98
7.59
41
3
1
5.50
9
Nam Sách
An Lâm
503
23
9
32
6.36
25
4
9
7.75
10
Thanh Hà
Thanh Lang
315
9
4
13
4.13
28
9
3
10.48
Tổng cộng:
8.998
289
128
415
4.61
506
236
742
5.25
Bảng 3.4. Thực trạng số trường tiểu học tỉnh Hải Dương đã dạy bơi
theo chương trình hiện hành năm 2013 (n = 16)
TT
Nội dung
Số trường đã dạy bơi
Số trường chưa dạy bơi
Chương trình của Trung ương tập huấn
Chương trình của tỉnh Hải Dương hiện hành
Chương trình do Trường biên soạn
11
Tình hình triển khai dạy bơi
16
4
-
-
-
22
Chương trình dạy bơi
-
-
3
-
5
13
Kiểu bơi đã dạy:
- Kiểu bơi ếch
- Kiểu bơi trườn sấp
- Kiểu bơi ngửa
-
-
-
-
-
-
3
-
-
-
-
-
-
5
-
44
Số học sinh học hè 2013:
- Đợt 1 tổng số 420 học sinh
- Đợt 2 tổng số 326 học sinh
-
-
-
-
180
146
-
-
240
180
Bảng 3.5. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy thể dục tại các trường tiểu học có bể bơi tỉnh Hải Dương
TT
Trường
Giáo viên thể dục
Nhiệm vụ chuyên môn
Giới tính
Trình độ
Chứng chỉ bơi lội
Chuyên trách
Kiêm nhiệm
Nam
Nữ
Đại học
Cao đẳng
Đã có
Chưa có
1
Bình Xuyên
1
1
1
1
1
2
TT Thanh Miện
1
1
1
1
1
3
Tân Kỳ
2
1
1
2
1
1
1
1
4
Phương Hưng
1
1
1
1
1
5
Phả Lại 2
1
1
1
1
1
6
Cao An
1
1
1
1
1
7
Kim Xuyên
1
1
1
1
1
8
Thanh Bình
2
1
1
1
1
1
1
2
9
An Lâm
1
1
1
1
1
10
Đồng Tâm
1
1
1
1
1
11
Thượng Quận
1
1
1
1
1
12
Thanh Long
1
1
1
1
1
13
Thái Dương
1
1
1
1
1
14
Cộng Lạc
1
1
1
1
1
15
Thống Kênh
1
1
1
1
1
16
Lê Lợi
1
1
1
1
1
17
Văn Tố
1
1
1
1
1
18
Quảng Nghiệp
1
1
1
1
1
19
Nhân Quyền
1
1
1
1
1
20
Bạch Đẳng
1
1
1
1
1
1
Tổng số
22
20
02
16
06
06
16
03
19
3.1.5. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ dạy bơi và kỹ năng chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương:
Thực trạng số lượng bể bơi được xây dựng, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và kích thước bể bơi của từng trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Thực hiện Đề án “Giáo dục bơi cho học sinh tiểu học giai đoạn 2010 - 2015”, tỉnh Hải Dương đã hỗ trợ kinh phí từ ngân sách kết hợp với các nguồn xã hội hóa để xây dựng bể bơi cho các trường tiểu học.
Đến năm 2015 (sau 3 năm thực hiện Đề án) tổng kinh phí tỉnh hỗ trợ xây dựng bể bơi đạt gần 15 tỷ đồng, đã có 20 bể bơi được xây dựng xong, 12/12 huyện, thị xã, thành phố đều có bể bơi trong trường tiểu học và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên so với mục tiêu mà Đề án xác định là theo lộ trình đến năm 2015 phấn đấu xây dựng 122 bể bơi tại các trường tiểu học trong toàn tỉnh thì đến năm 2013 số bể bơi được xây dựng mới mới đang dừng lại ở số 20 bể bơi. Tỉnh Hải Dương hiện nay có tổng số 280 trường tiểu học, như vậy số trường tiểu học có bể bơi mới chiếm 7.14%.
3.1.6. Phân tích SWOT về thực trạng dạy bơi và chống đuối nước trong các trường tiểu học tỉnh Hải Dương
Điểm mạnh (S):
S1.Các trường học ở Hải Dương có nề nếp thực hiện công các GDTC và thể thao nhiều năm qua.
S2. Lãnh đạo các trường, đội ngũ giáo viên quan tâm đặc biệt vấn đề dạy bơi chống đuối nước.
S3. Đội ngũ giáo viên chuyên trách thể dục đã có ở tất cả các trường.
S4.Đa số người dân Hải Dương ủng hộ chủ trương dạy bơi và phòng chống đuối nước cho trẻ.
S5.Đến hết 2013 đã có 20 trường học xây xong bể bơi là cơ sở để thực hiện dạy bơi cho trẻ em.
Điểm yếu (W):
W1. Nhận thức của các cấp quản lý và xã hội về vị trí, vai trò của GDTC và công tác dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em còn hạn chế
W2.Quỹ đất dành cho xây bể bơi ở thành thị, kể cả nông thôn hạn hẹp.
W3.Nguồn nước sạch cung cấp cho bể bơi và đảm bảo xây bể bơi có mái che rất khó khăn.
W4.Mức thu nhập của người dân nông thôn Hải Dương còn thấp nên việc đóng góp hạn chế.
W5. Cộng tác viên dạy bơi vừa thiếu vừa yếu.
Cơ hội (O):
O1.Đảng và Nhà nước quan tâm lãnh đạo triển khai công tác dạy bơi và phòng chống đuối nước.
O2.UBND Tỉnh Hải Dương giao Sở GDĐT thực hiện Đề án đầu tư bể bơi cho các trường tiểu học.
O3.Bơi góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện; Là nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại.
O4.Xã hội hoá TDTT phục vụ tốt hơn cho phát triển GDTC.
O5.Xã hội ủng hộ dạy bơi cho học sinh đã sâu rộng trong toàn quốc.
Thách thức (T):
T1.Thời tiết, khí hậu ở miền Bắc thuận lợi cho tập bơi chỉ có 3 tháng nên khó duy trì kế hoạch giảng dạy bơi.
T2. Bể bơi ngoài trời rất khó quản lý giữ gìn sạch sẽ, xuống cấp nhanh.
T3.Kỳ nghỉ hè ở nông thôn rất khó tập hợp học sinh để dạy bơi.
T4.Nguồn kinh phí bảo trì nguồn nước chi phí tốn kém, huy động đóng góp lệ phí rất hạn hẹp.
T5.Giáo viên thể dục thiếu và chưa được tập huấn qua các lớp bồi dưỡng chuyên môn.
3.1.7. Kiểm định phân tích SWOT về thực trạng bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương:
Ưu điểm:
Các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương đều thực hiện chương trình nội khóa theo quy định của Bộ GDĐT, công tác GDTC ở các trường được thực hiện nề nếp, ổn định; Nhiều trường học đã tổ chức được các giờ tập ngoại khóa cho học sinh. Điều này chứng tỏ nhận thức và sự quan tâm về công tác GDTC trong nhà trường của lãnh đạo các cấp và hệ thống chính trị, các cơ quan quản lý giáo dục, Ban giám hiệu các trường đã có những chuyển biến tích cực; Đội ngũ giáo viên Thể dục trong các trường được tăng lên về số lượng và chất lượng được chuẩn hoá, giáo viên Thể dục thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trong đó có tập huấn về dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học; Cơ sở vật chất dành cho hoạt động TDTT trong nhà trường cơ bản đáp ứng cho dạy học và hoạt động TDTT. Phần lớn các trường đều có sân tập cho học sinh. Nhiều trường đã được trang bị bể bơi.
Hạn chế:
Về nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn còn một số chưa quan tâm tích cực đến công tác GDTC và dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học;
Việc thay đổi cách đánh giá kết quả môn Thể dục từ cho điểm sang xếp loại cũng tác động phần nào đến nhận thức về môn học của giáo viên và học sinh; Nội dung chương trình dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học còn nặng và dàn trải, chưa phù hợp điều kiện thực tế, để có thể triển khai đạt hiệu quả cao; Nhiều trường việc tập luyện ngoại khóa chủ yếu vẫn mang tính tự phát; Xã hội hoá TDTT trong các trường rất hạn chế; Đội ngũ giáo viên TDTT vẫn còn thiếu, nhiều trường chỉ có từ 1-2 giáo viên, tỷ lệ giáo viên/sinh viên còn khá cao so với quy định của Bộ GDĐT. Trang thiết bị dụng cụ tập luyện vẫn còn đơn giản.
Nguyên nhân:
Mặc dù đã có những văn bản, chỉ thị, nghị quyết về đẩy mạnh công tác GDTC và bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học. Song thực tế chưa tổ chức các buổi học tập, các cuộc hội thảo nhằm quán triệt một cách đầy đủ từ cấp lãnh đạo cho đến các cán bộ giáo viên và học sinh.
Việc đầu tư kinh phí để cho xây dựng sân bãi, nhà tập, bể bơi, trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT chưa đồng bộ, nên chưa đáp ứng được yêu cầu học tập và tập luyện TDTT trong đó có tập bơi; Sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị-xã hội, các lực lượng giáo dục thiếu thường xuyên. Nhà trường còn bao biện, làm thay vai trò của nhiều bộ phận chức năng, chưa có giải pháp tích cực, chủ động.
Xã hội hoá TDTT học đường từ khâu tổ chức đến hoạt động cụ thể yếu; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hải Dương chưa có chương trình chung về giảng dạy môn bơi tại các trường tiểu học, môn bơi được xác định là một môn ngoại khóa, giáo trình, bài giảng đều do giáo viên tự biên soạn dựa trên kinh nghiệm cá nhân do đó chưa có sự thống nhất giữa các trường. Do thời tiết và hạn chế của bể bơi ngoài trời, bể bơi không có chế độ nước nóng, nên việc dạy bơi cho học sinh chỉ có thể tổ chức được vào dịp hè, khiến cho công năng của các bể bơi chưa được khai thác hết, tỉ lệ các em học sinh tiểu học được dạy bơi và biết bơi còn thấp.
Bàn luận mục tiêu 1:
Thực trạng công tác dạy bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương: UBND tỉnh Hải Dương đã thông qua Đề án 1236/QĐ-UBND ngày 17/5/2010, phê duyệt Đề án Giáo dục bơi cho học sinh Tiểu học giai đoạn 2010-2015. Đề án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh ở cả 3 khu vực: nông thôn, thành thị và khu vực miền núi. Tính riêng năm 2013 cả tỉnh Hải Dương có 20 trường tiểu học có bể bơi. Sau khi hoàn thành nghiệm thu các công trình vẫn còn nhiều khó khăn xuất phát từ nguồn nước, nguồn điện để vận hành bể bơi, thực chất chỉ có 16 bể bắt đầu vận hành và đưa vào sử dụng;
Tiêu chuẩn, chất lượng của bể bơi, nguồn nước và các điều kiện đảm bảo vệ sinh nguồn nước, trang bị phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy và học bơi cho các em học sinh như phao, sào, còi cứu hộ, áo phao, ván bơi, kính bơi, quần áo bơi cũng rất thiếu thốn;
Chưa phát huy thế mạnh tổng hợp của các nguồn lực xã hội và của phụ huynh học sinh;
Công tác dạy bơi đã có những kết quả bước đầu, nhưng nhìn vào Đề án “Giáo dục bơi cho học sinh tiểu học giai đoạn 2010 - 2015” thì có thể thấy, việc tổ chức dạy bơi tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh vẫn chưa đạt được các mục tiêu mà Đề án đưa ra.
Để đẩy mạnh GDTC, trong đó có bơi chống đuối nước học sinh tiểu học đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, từ cơ chế, chính sách đến đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường nguồn nhân lực.
Với phương châm nhà nước kết hợp với nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị-xã hội, nhằm phục vụ cho phát triển GDTC và triển khai dạy bơi chống đuối nước học sinh tiểu học có hiệu quả.
3.2. Nghiên cứu đề xuất và ứng dụng giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh Hải Dương
3.2.1. Cơ sở lý luận đề xuất giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học:
Phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em trong đó có phòng chống đuối nước đã được Đảng, Chính phủ hết sức quan tâm. Trước tình trạng tỷ lệ đuối nước ở trẻ em ngày một gia tăng Đảng, Nhà nước và các Ban, Ngành liên quan, địa phương đã có nghiều giải pháp và động thái quyết liệt giảm thiểu chống đuối niwóc trẻ em.
3.2.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học:
Để có cơ sở cơ sở đề xuất lựa chọn và ứng dụng một số giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước cho học sinh tiểu học tỉnh Hải Dương, tiến hành tổng hợp hệ thống các giải pháp theo tinh thần chỉ đạo của các Bộ, ngành liên quan, cũng như tổng hợp từ các giải pháp và bài học kinh nghiệm thực tiễn của một số địa phương trong toàn quốc, cho phép rút ra 09 nhóm giải pháp cơ bản về dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em, gồm:
1/Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về công tác phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước đến tận giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh;
2/Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước trên các phương tiện thông tin;
3/Phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục các kĩ năng về phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh;
4/Tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh trong các nhà trường;
5/Tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh;
6/Tham mưu với địa phương về giải pháp đầu tư xây dựng bể bơi tại các trường hoặc cụm trường với quy mô phù hợp; tăng cường công tác xã
hội hóa, huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng bể bơi phục vụ dạy và học bơi cho học sinh, nhằm hạn chế tình trạng trẻ em bị đuối nước;
7/Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, tránh tai nạn thương tích, đuối nước. Khuyến cáo học sinh, không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông, suối, thác ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm;
8/Liên hệ, phối hợp với các cơ sở có sân chơi, bãi tập thể thao, bể bơi trên địa bàn để xây dựng cơ chế phối hợp thuận lợi khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao đó đảm bảo khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học vui chơi thể thao an toàn, lành mạnh trong dịp hè;
9/Các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác triển khai thực hiện công tác phòng tránh tai nạn thương tích, đuối nước cho trẻ em, học sinh;
3.2.3. Lựa chọn các giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Từ 09 nhóm giải pháp rút ra từ cơ sở lý luận, từ bài học học kinh nghiệm của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương về dạy bơi chống đuối nước cho trẻ em, vấn đề là lựa chọn hệ thống giải pháp cụ thể nào phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của tỉnh Hải Dương và có cơ sở khoa học.
Để trả lời câu hỏi này, cũng tại tọa đàm lấy ý kiến tư vấn của các chuyên gia, cán bộ quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo, các giáo viên thể dụcKết quả các ý kiến hội thảo tập trung vào 06 giải pháp sau:
Giải pháp 1: Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác giáo dục bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học;
Giải pháp 2: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy bơi;
Giải pháp 3: Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy bơi;
Giải pháp 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên tham gia dạy bơi;
Giải pháp 5: Giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, giáo án giảng dạy bơi;
Giải pháp 6: Giải pháp tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác dạy bơi và giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước.
Để kiểm định các giải pháp đã được nêu trong hội thảo, tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi, mối quan hệ giữa tính cấp thiết và tính khả thi và độ tin cậy của các giải pháp, trình bày ở các bảng 3.15-3.19 trong luận án:
Nội hàm từng giải pháp:
Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với công tác giáo dục bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học.
Mục đích: Giúp cho các trường tiểu học cũng như giáo viên, hướng dẫn viên tham gia dạy bơi có căn cứ, cơ sở để triển khai thực hiện chương trình bơi chống đuối nước hiệu quả.
Nội dung: Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể cho công tác giáo dục bơi chống đuối nước ở trường tiểu học.
Tổ chức thực hiện: Xây dựng nội dung giáo dục bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học thành nội dung GDTC bắt buộc. Xây dựng cơ chế, chính sách cho giáo viên, hướng dẫn viên tham gia dạy bơi.
Tiêu chí đánh giá: Xây dựng yêu cầu cụ thể đối với giáo viên và hướng dẫn viên dạy bơi cũng như quy định đến lứa tuổi nào thì học sinh phải được học bơi và quy định khi học xong tiểu học phải biết bơi, được cấp chứng chỉ bơi.
Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng công tác tổ chức, quản lý hoạt động dạy bơi trong nhà trường tiểu học.
Mục đích:Tăng cường vai trò của các nhà quản lý, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện nhiệm vụ dạy bơi cho học sinh tiểu học;
Nội dung: Cải tiến công tác tổ chức, công tác quản lý phù hợp với đặc điểm từng nhà trường tiểu học;
Tổ chức thực hiện: Xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác dạy bơi của nhà trường. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, hướng dẫn viên dạy bơi, sự tham gia phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn thanh niên Nhà trường.
Tiêu chí đánh giá: Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác dạy bơi của nhà trường và nhiệm vụ của giáo viên và sự vào cuộc của hệ thống chính trị
Giải pháp 3: Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy bơi
Mục đích: Đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng, tính ưu việt và tiện ích của trang thiết bị, cơ sở vật chất liên quan đến dạy và học bơi trong các nhà trường.
Nội dung: Nâng cấp, cải tạo bể bơi, các công trình phụ trợ, bổ sung, thay thế trang thiết bị dạy học.
Tổ chức thực hiện: Tăng cường công tác quản lý, sử dụng, bảo dưỡng phương tiện, dụng cụ bơi.
Tiêu chí đánh giá: Huy động các nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, tỉnh đầu tư, các tổ chức chính trị- xã hội, quyên góp) để nâng cấp chất lượng dịch vụ của các công trình đã được xây dựng. Bổ sung, thay thế kịp thời các phương tiện, dụng cụ đã lạc hậu, hỏng hóc; Trang bị, bổ sung phương tiện tập luyện, nâng cao hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất.
Giải pháp 4: Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên tham gia dạy bơi.
Mục đích: Nhằm đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, CTV, HDV TDTT nắm chắc kiến thức, kỹ năng chuyên môn khi tham gia dạy bơi chống đuối cho học sinh.
Nội dung: Bồi dưỡng kiến thức lý luận về bơi chống đuối nước, kiến thức về bơi an toàn và cách xử lý khi gặp những tình huống bất ngờ ở dưới nước; Bồi dưỡng kỹ năng dạy bơi bao gồm kỹ năng dạy bơi và kỹ năng tổ chức quá trình giáo dục bơi cho học sinh tiểu học.
Tổ chức thực hiện: Phối hợp với Sở giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức các lớp tập huấn hè cho đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên dạy bơi.
Tổ chức hội thảo chuyên đề để các giáo viên, hướng dẫn viên có thể trao đổi học tập kinh nghiệm. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả triển khai thực hiện để điều chỉnh, rút kinh nghiệm kịp thời. Đề xuất cải tiến Chương trình bỗi dưỡng giáo viên bơi theo hướng tinh giản tiếp cận kỹ năng bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học.
Tiêu chí đánh giá: Số lượng giáo viên, hướng dẫn viên đã được bồi dưỡng, tập huấn; Hiệu quả, chất lượng giảng dạy bơi cho học sinh.
Giải pháp 5: Giải pháp đổi mới nội dung, chương trình, giáo án giảng dạy bơi;
Mục đích: Nhằm tạo sự đồng bộ thống nhất, tăng cường tính hiệu quả trong công tác dạy bơi chống đuối nước ở các trường tiểu học.
Nội dung: Cải tiến nội dung, chương trình, giáo án giảng dạy bơi chống đuối nước theo hướng tinh gọn, phù hợp điều kiện thực tiễn ở địa phương.
Tổ chức thực hiện:
Lựa chọn kiểu bơi, kỹ năng bơi an toàn, kỹ năng chống đuối nước phù hợp với đặc điểm học sinh và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Xây dựng chương trình, giáo án dạy bơi theo hướng tinh gọn, phù hợp lứa tuổi, nhóm tuổi. Tổ chức dạy bơi chống đuối nước theo hình thức nhóm lớp có hướng dẫn của giáo viên thể dục và CTV.
Tiêu chí đánh giá:
Chương trình, kế hoạch, giáo án bơi phù hợp, hiệu quả bám sát kỹ năng bơi chống đuối nước. Sự hài lòng của phụ huynh học sinh sau khóa học bơi.
Giải pháp 6: Giải pháp tăng cường thực hiện xã hội hóa công tác dạy bơi và giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước.
Mục đích:
Thu hút nhân lực, tài lực hỗ trợ cho công tác dạy bơi và giáo dục kỹ năng phòng, chống đuối nước.
Nội dung:
Vận động các tổ chức, cá nhân cùng tham gia tổ chức, hướng dẫn học sinh tập bơi, như Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Chi hội phụ huynh.
Tổ chức thực hiện:
Xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục bơi. Xây dựng cơ chế đảm bảo quyền lợi cho giáo viên, hướng dẫn viên tham gia vào quá trình giáo dục bơi; Tổ chức tổng kết đánh giá, tuyên dương các giáo viên, huấn luyện viên, hướng dẫn viên bơi lội, các nhà hảo tâm có công lao đóng góp phát triển bơi học đường và tuyên dương, khen thưởng các học sinh có thành tích về bơi lội;
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã/phường phối hợp xây dựng kế hoạch tổ chức học bơi chống đuối nước lồng ghép với nội dung sinh hoạt hè cho học sinh tại địa phương. Hội cựu chiến binh, Hội phụ huynh học sinh tích cực tuyên truyền vận động phụ huynh cho con em tham gia học bơi, đồng thời tham gia hướng dẫn, quản lý lớp học bơi do nhà trường tổ chức. Phụ huynh học sinh bố trí thời gian cho con, em tham gia học bơi và tham gia đóng góp duy trì hoạt động bể bơi:
Tiêu chí đánh giá: Sự gia tăng tham gia tổ chức, quản lý, hưởng ứng của xã hội và gia đình đối với các lớp học bơi; Sự đầu tư cơ sở vật chất trang bị cho học sinh học bơi.
3.2.4. Ứng dụng và kiểm nghiệm giải pháp phát triển bơi chống đuối nước cho học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
3.2.4.1. Lựa chọn kiểm nghiệm giải pháp phát triển bơi lội chống đuối nước học sinh tiểu học tại các trường có bể bơi trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Trong số 06 giải pháp, các giải pháp 1, 2, 3 thuộc vĩ mô, UBND tỉnh Hải Dương đã có Đề án, kế hoạch đầu tư triển khai cụ thể từ năm 2010-2015, vì vậy chỉ lựa chọn các giải pháp can thiệp, mang tính chuyên môn.Trên cơ sở kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia, trong khuôn khổ hữu hạn kiểm nghiệm và đánh giá hiệu quả các giải pháp 4, 5,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_giai_phap_phat_trien_boi_loi_chon.doc