Xây dựng tiêu chu n đánh giá sức mạnh cho nam VĐV
Sanshou tr lứa tuổi 13-15.
3.1.2.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm:Với mục đích kiểm nghiệm các test
được chọn cho đánh giá sức mạnh của đối tượng nghiên cứu, luận án tiến
hành nghiên cứu trên 30 nam VĐV Wushu - Sanshou trẻ 13-15 tuổi (mỗi
lứa tuổi 10 VĐV). Quá trình kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu được tiến
hành ở lứa tuổi trẻ 13-15, làm cơ sở cho việc xây dựng các thang điểm đánh
giá sức mạnh, tiêu chuẩn đánh giá phân loại và kiểm nghiệm thực tiễn công
tác đào tạo, huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu.
3.1.2.2. So sánh sự khác biệt về các nội dung đánh giá sức mạnh cho
đối tượng nghiên cứu:
Trước khi tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh ở
VĐV Wushu - Sanshou trẻ 13-15 tuổi, tiến hành kiểm tra 11 test đã chọn,
trả lời câu hỏi giữa các đối tượng chỉ cần xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá
chung hay xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tương ứng với các lứa
tuổi. Kết quả kiểm tra so sánh được trình bày ở bảng 3.4 đến bảng 3.6 trong
luận án.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 đến bảng 3.6 trong luận án cho thấy:
Kết quả thu được qua kiểm tra các test được lựa chọn cho nam VĐV Wushu -
Sanshou trẻ 13-15 tuổi có khác biệt rõ với Pr(>F) < 0.05 đến 0.001. Kết quả so
sánh thành tích kiểm tra ở 11 test lựa chọn giữa các lứa tuổi cho thấy ở tất cả10
các test trên, thành tích của đối tượng nghiên cứu có lứa tuổi lớn tốt hơn thành
tích của đối tượng lứa tuổi thấp hơn. Kết quả này được thể hiện ở biểu đồ độ
tin cậy với các cặp lứa tuổi có đường kẻ ngang cắt qua giá trị 0 (Ví dụ ở test
KCTG có cặp LT15 - LT14 có diff (khác biệt) = 1.28 với lwr = -1.17, upr =
3.72 và padj = 0.43 > 0.05)
32 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự phát triển sức mạnh của nam vận động viên Wushu - Sanshou lứa tuổi 13 - 15 - Đỗ Thế Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
háp nghiên cứu: Phương pháp tổng hợp và phân tích
tài liệu; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương
pháp kiểm tra sư phạm; phương pháp kiểm tra sinh cơ; Phương pháp kiểm y
sinh; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê.
2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2011 đến 12/2015
7
2.4. Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học TDTT, Trung tân HLTT
Quốc gia Đà Nẵng, Trường Năng khiếu TDTT Quảng Ngãi, Các Trung tâm
đào tạo Wushu - Sanshou mạnh trên toàn quốc như: Hà nội, Thành phố HCM,
Đà Nẵng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Nghiên cứu xác định hệ thống test và xây dựng tiêu chuẩn
đánh giá sức mạnh cho nam vận động viên Wushu - Sanshou lứa tuổi
13-15.
3.1.1. Nghiên cứu xác định hệ th ng test đánh giá sức mạnh cho
nam VĐV Wushu - Sanshou lứa tuổi 13-15.
Trình tự nghiên cứu lựa chọn các test sức mạnh cho vận động viên
Wushu - Sanshou nam lứa tuổi 13-15 tiến hành qua các bước sau:
- Tiến hành nghiên cứu qua tài liệu tham khảo
- Tiến hành quan sát.
- Lựa chọn các tiêu chí (test, chỉ số) đánh giá SM của nam VĐV
Sanshou trẻ lứa tuổi 13-15, thông qua phỏng vấn.
- Xác định tính thông báo của các test.
- Xác định độ tin cậy của các test.
Lựa chọn hệ thống test đánh giá sức mạnh cho vận động viên Sanshou
nam lứa tuổi 13-15.
Bên cạnh việc khảo sát thực tế công tác kiểm tra, chúng tôi còn tiến
hành đọc và phân tích tổng hợp các tài liệu đã thu thập được 22 chỉ tiêu
đánh giá sức mạnh cho VĐV Wushu - Sanshou nam lứa tuổi 13-15. Đề tài
tiến hành phỏng vấn chuyên gia, HLV, trọng tài, cán bộ quản lý chuyên
môn, tại giải Cúp vô địch quốc gia năm 2012 được tổ chức tại nhà thi đấu
Trung tâm HLTT QG Đà Nẵng.
Đối tượng phỏng vấn thể hiện tại biểu đồ 3.1. Kết quả phỏng vấn lựa
chọn test được trình bày tại bảng 3.1 trong luận án và quy định chỉ chọn
những test có kết quả phỏng vấn đạt 50% ở mức rất quan trọng mới lựa
chọn vào tiếp tục nghiên cứu.
8
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ % đối tƣợng phỏng vấn lựa chọn test
Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 trong luận án cho thấy: Theo quy định,
chỉ chọn những test có số phiếu tán thành ở mức rất quan trọng từ 50% trở
lên trong tổng số phiếu trả lời (39 phiếu), căn cứ vào kết quả phỏng vấn
(bảng 3.1), chúng tôi đã lựa chọn được 15 test thuộc 4 nhóm (sức mạnh tối
đa, sức mạnh tĩnh, sức mạnh tốc độ và sức mạnh bền).
Như vậy 15 test được lựa chọn bằng phỏng vấn sẽ được đưa vào kiểm
tra trên đối tượng nghiên cứu nhằm xác định tính thông báo và độ tin cậy
của các test.
Xác định tính thông báo và độ tin cậy của các test sức mạnh ở vận
động viên Wushu - Sanshou nam lứa tuổi 13-15
Để đảm bảo tính khoa học khi đưa các test vào kiểm tra, chúng tôi tiến
hành xác định hệ số tương quan thứ bậc (spearmen) giữa kết quả kiểm tra
của 15 test (đã được lựa chọn qua phỏng vấn) với thành tích thi đấu của cá
từng độ tuổi, mỗi độ tuổi có 20 VĐV. Thành tích thi đấu từng nhóm tuổi
được tiến hành kiểm tra theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm
và xếp thứ hạng từ 1 đến 20. Kết quả cho thấy có 11 chỉ tiêu kiểm tra có
mối tương quan mạnh với thành tích thi đấu ở cả 3 độ tuổi đảm bảo độ tin
cậy p < 0.05 thuộc các nhóm (được luận án liệt kê dưới đây).
Các test sức mạnh tối đa: Lực bóp tay thuận (KG); Lực k o lưng (KG).
Các test sức mạnh tĩnh lực: Treo ke chân vuông góc trên thang gióng
(s); Treo co tay xà đơn cánh tay và cẳng tay vuông góc (s).
Các test sức mạnh tốc độ: Bật xa tại chỗ (cm); Nắm chun đấm liên tục
trong 15s (lần); Bốc đôi với người đồng cân 20s (lần); Đá đảo sơn buộc
chun cổ chân sau trong 15s (lần); Chạy 30m tốc độ cao (s).
Bảng 3.3 Kết quả xác định độ tin cậy của hệ thống các test đánh giá sức mạnh
cho nam VĐV Wushu - Sanshou lứa tuổi 13-15 (n = 60)
TT
Loại
sức
mạnh
Test
Hệ số tƣơng quan giữa hai lần
kiểm tra (r)
Lứa tuổi
13
(n = 20)
Lứa tuổi
14
(n = 20)
Lứa tuổi
15
(n = 20)
P
1 Sức
mạnh
tối đa
Lực bóp tay thuận (kG). 0.911 0.923 0.914 <0.05
2 Lực kéo lưng (kG). 0.942 0.951 0.916 <0.05
3
Sức
mạnh
tĩnh
lực
Treo ke chân vuông góc trên
thang gióng (s).
0.936 0.985 0.948 <0.05
4
Treo co tay ở xà đơn cánh
tay và cẳng tay vuông góc (s).
0.935 0.947 0.973 <0.05
5
Sức
mạnh
tốc độ
Bật xa tại chỗ (cm). 0.911 0.926 0.967 <0.05
6
Nắm chun đấm liên tục trong
15s (lần).
0.918 0.934 0.914 <0.05
7
B c đôi với người đồng cân
20s (lần).
0.954 0.962 0.971 <0.05
8
Đá đảo sơn buộc chun cổ
chân sau trong 15s (lần)
0.980 0.919 0.927 <0.05
9 Chạy 30m t c độ cao (s). 0.938 0.920 0.917 <0.05
10
Sức
mạnh
bền
Co tay xà đơn t i đa (lần). 0.986 0.922 0.969 <0.05
11
Bê người cùng hạng cân
đứng lên ngồi xu ng t i đa
(lần).
0.901 0908 0.919 <0.05
9
Các test sức mạnh bền: Co tay xà đơn tối đa ( lần); Bê người cùng
hạng cân ngồi xuống, đứng lên tối đa (lần).
Sau khi xác định được 11 test đánh giá sức mạnh đảm bảo tính thông
báo, luận án tiếp tục xác định độ tin cậy của chúng bằng phương pháp test
lặp lại cho cả 3 độ tuổi 13, 14 và 15. Độ tin cậy được xác định bằng phương
pháp tính hệ số tương quan cặp giữa 2 lần lập test của 11 chỉ tiêu ở cả 3 độ
tuổi được trình bày tại bảng 3.3.
Kết quả bảng 3.3 cho thấy cả 11 chỉ tiêu kiểm tra đều có mối tương
quan mạnh với rtính > 0.8 và lớn hơn rbảng với P< 0.05 ở cả 3 độ tuổi. Vậy
chúng đảm bảo độ tin cậy và cho phép sử dụng được.
3.1.2. Xây dựng tiêu chu n đánh giá sức mạnh cho nam VĐV
Sanshou tr lứa tuổi 13-15.
3.1.2.1. Tổ chức kiểm tra sư phạm:Với mục đích kiểm nghiệm các test
được chọn cho đánh giá sức mạnh của đối tượng nghiên cứu, luận án tiến
hành nghiên cứu trên 30 nam VĐV Wushu - Sanshou trẻ 13-15 tuổi (mỗi
lứa tuổi 10 VĐV). Quá trình kiểm tra trên đối tượng nghiên cứu được tiến
hành ở lứa tuổi trẻ 13-15, làm cơ sở cho việc xây dựng các thang điểm đánh
giá sức mạnh, tiêu chuẩn đánh giá phân loại và kiểm nghiệm thực tiễn công
tác đào tạo, huấn luyện cho đối tượng nghiên cứu.
3.1.2.2. So sánh sự khác biệt về các nội dung đánh giá sức mạnh cho
đối tượng nghiên cứu:
Trước khi tiến hành xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh ở
VĐV Wushu - Sanshou trẻ 13-15 tuổi, tiến hành kiểm tra 11 test đã chọn,
trả lời câu hỏi giữa các đối tượng chỉ cần xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá
chung hay xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tương ứng với các lứa
tuổi. Kết quả kiểm tra so sánh được trình bày ở bảng 3.4 đến bảng 3.6 trong
luận án.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 đến bảng 3.6 trong luận án cho thấy:
Kết quả thu được qua kiểm tra các test được lựa chọn cho nam VĐV Wushu -
Sanshou trẻ 13-15 tuổi có khác biệt rõ với Pr(>F) < 0.05 đến 0.001. Kết quả so
sánh thành tích kiểm tra ở 11 test lựa chọn giữa các lứa tuổi cho thấy ở tất cả
10
các test trên, thành tích của đối tượng nghiên cứu có lứa tuổi lớn tốt hơn thành
tích của đối tượng lứa tuổi thấp hơn. Kết quả này được thể hiện ở biểu đồ độ
tin cậy với các cặp lứa tuổi có đường kẻ ngang cắt qua giá trị 0 (Ví dụ ở test
KCTG có cặp LT15 - LT14 có diff (khác biệt) = 1.28 với lwr = -1.17, upr =
3.72 và padj = 0.43 > 0.05).
3.1.2.3. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá SM cho đối tượng nghiên cứu:
Từ kết quả thu được ở bảng 3.4, đề tài tiến hành phân loại từng chỉ tiêu,
test đánh giá sức mạnh cho ba lứa tuổi thành 5 mức: Tốt, khá, trung bình,
yếu, kém theo quy tắc 2 (quy tắc 2 xích ma).
Với những test mà kết quả lập test có số đo càng nhỏ càng tốt thì 5 mức
trên sẽ xếp theo hướng ngược lại (tức là lấy giá trị âm). Kết quả thu được
như trình bày ở các bảng từ 3.7 đến 3.9 trong luận án.
Đề tài tiến hành xây dựng bảng điểm theo thang độ C (thang điểm 10)
cho từng chỉ tiêu, test đã lựa chọn.
Kết quả như trình bày ở các bảng từ 3.10 đến 3.12 trong luận án. Trong
thực tiễn đánh giá, do có những kết quả không nằm ở mức phân định, nên
khi đánh giá sử dụng phương pháp tiệm cận, nghĩa là thành tích một chỉ tiêu
nào gần với mức điểm nào hơn thì lấy điểm đó.
Mặt khác, căn cứ vào các bảng phân loại từng test, các mức phân loại ở
đây cũng sẽ là căn cứ để áp dụng trong quá trình tra cứu, xếp loại cho từng
test. Do đó sẽ khắc phục được thực tế một test của VĐV đạt ở mức xếp loại
dưới không thể xếp ở mức trên, mặc dù mức chênh lệch thành tích ở mức
tối thiểu ở các lứa tuổi.
Xác định điểm chuẩn tổng hợp đánh giá sức mạnh đối tượng nghiên
cứu.
Tổng các test đánh giá sức mạnh có 11 test. Theo thang điểm 10 (thang
độ C), nhóm các test đánh giá sức mạnh có tổng điểm tối đa là 110 điểm.
Để xây dựng tiêu chuẩn tổng hợp đánh giá sức mạnh, căn cứ vào quy
ước trên, luận án xác định ranh giới trên, ranh giới dưới ở các mức phân loại
đánh giá tổng hợp.
Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.13.
11
Bảng 3.13 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá sức mạnh cho
nam vận động viên Wushu - Sanshou lứa tuổi 13-15
Xếp loại
Mức điểm đánh giá
từng test
Tổng điểm đạt đƣợc
(tổng số test = 11)
Tốt 9 đến 10 điểm 99 - 110
Khá 7 đến < 9 điểm 77 - 98
Trung bình 5 đến < 7 điểm 55 - 76
Yếu 3 đến < 5 điểm 33 - 54
Kém 0 đến < 3 điểm 0 - 32
Dựa vào 11 test, luận án đã xây dựng được 3 bảng chuẩn đánh giá SM
cho mỗi lứa tuổi 13, 14 và 15. Đồng thời luận án cũng đánh giá được thực
trạng SM của nam VĐV Sanshou lứa tuổi 13-15, có tới 50 đạt mức trung
bình và dưới trung bình.
3.2. Nghiên cứu thực trạng huấn luyện tố chất sức mạnh của nam
VĐV Wushu - Sanshou trẻ.
3.2.1. Thực trạng công tác huấn luyện VĐV Wushu – Sanshou tr
Để tìm hiểu thực trạng vai trò của tố chất sức mạnh trong huấn luyện
VĐV Sanshou trẻ, tiến hành phỏng vấn các HLV trực tiếp tham gia công tác
huấn luyện của các đội về các nội dung sau: Ý nghĩa và vai trò của tố chất
sức mạnh trong công tác huấn luyện VĐV Sanshou trẻ. Mức độ quan tâm
việc huấn luyện tố chất sức mạnh trong thực tiễn huấn luyện. Phiếu phỏng
vấn được trình bày tại phụ lục 2 của luận án. Kết quả ở bảng 3.14.
Bảng 3.14 Vai trò và thực trạng công tác huấn luyện sức mạnh
cho nam VĐV Wushu - Sanshou trẻ ở việt nam (n = 25)
Nội dung
Kết quả
Mức độ
n Tỷ lệ %
Vai trò của tố chất sức mạnh
trong huấn luyện VĐV
Rất quan trọng 15 60.00
Quan trọng 10 40.00
Không quan trọng 0 0.00
Thực trạng công tác huấn
luyện tố chất sức mạnh
Có 6 24.00
Có, chưa nhiều 19 76.00
Chưa có 0 0.00
12
Kết quả ở bảng 3.14 thấy vai trò của tố chất sức mạnh tốc độ thì đa số
các HLV cho rằng sức mạnh tốc độ rất quan trọng trong huấn luyện VĐV
Sanshou tuyến trẻ lứa tuổi 13-15 có 15/25 ý kiến đồng ý chiếm tỷ lệ 60%;
10/25 ý kiến chiếm tỷ lệ 40% trả lời sức mạnh tốc độ quan trọng trong huấn
luyện VĐV Wushu - Sanshou trẻ. Về thực trạng của huấn luyện SM cho
nam VĐV Sanshou trẻ lứa tuổi 13-15 theo kết quả điều tra, đa số ý kiến trả
lời trong huấn luyện có quan tâm đến huấn luyện sức mạnh nhưng chưa
nhiều với 19/25 ý kiến chiếm tỷ lệ 76%. Luận án tiến hành tìm hiểu chương
trình kế hoạch huấn luyện 1 năm cho VĐV Wushu – Sanshou trẻ tại Trung
tâm HLTT quốc gia Đà Nẵng được trình bày tại bảng 3.15 và 3.16
Bảng 3.15 Tỷ lệ thời gian huấn luyện VĐV Wushu – Sanshou
trẻ tại trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
TT Nội dung huấn luyện
Thời gian huấn luyện (giờ)
n %
1 Kỹ thuật + hoàn thiện kỹ thuật 972 48.75
2 Chiến thuật 276 13.84
3 Thể lực chung 248 12.44
4 Thể lực chuyên môn 284 14.24
5 Khám sức khoẻ + kiểm tra 36 1.81
6 Hoàn thiện + Thi đấu 178 8.93
Tổng 1.994
Bảng 3.16 tỷ lệ thời gian huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV
Sanshou trẻ tại trung tâm HLTT Quốc gia Đà Nẵng
TT
Nội dung huấn luyện tố chất thể
lực
Thời gian huấn luyện (giờ)
n %
1 Sức nhanh 138 25.94
2 Sức mạnh 116 21.80
3 Sức bền 144 27.07
4 Khả năng phối hợp vận động 134 25.19
Tổng 532
13
Từ kết quả thu được ở bảng 3.15 và 3.16 cho thấy: Tổng số giờ huấn
luyện là 1.994 giờ, mỗi tuần tập 12 buổi, mỗi buổi tập từ 90 - 120 phút. Có
2 cuộc thi đấu chính vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm. Theo chương trình
này, tỷ lệ huấn luyện thể lực chung - chuyên môn và kỹ chiến thuật là
26.68 và 62.59 . Điều đó cho thấy, tỷ lệ thời gian dành cho huấn luyện
kỹ chiến thuật tương đối nhiều so với huấn luyện tố chất thể lực, các HLV
còn chưa chú trọng đến huấn luyện tố chất thể lực cho VĐV.
Khi xem x t đến thời gian huấn luyện tố chất thể lực chung và chuyên
môn cho thấy, đối với các tố chất sức nhanh, sức bền và khả năng phối hợp
vận động thì có tỷ lệ thời gian tương đối đồng đều (25.19 đến 27.07%),
riêng đối với tố chất sức mạnh thì có tỷ lệ thời gian ít hơn (116 giờ chiếm tỷ
lệ 21.80%)
3.2.2. Thực trạng việc ứng dụng hệ th ng các bài tập phát triển sức
mạnh cho nam VĐV Wushu - Sanshou tr lứa tuổi 13 – 15
Tiến hành đánh giá thực trạng việc sử dụng các bài tập phát triển tố
chất sức mạnh ở các đội tuyển trẻ Sanshou của các tỉnh, thành phố trên toàn
quốc qua việc tham khảo kế hoạch huấn luyện. Kết quả thu được trình bày ở
bảng 3.17.
Bảng 3.17 Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh tại một
số Trung tâm Sanshou ở Việt Nam
TT
Đơn vị
Bài tập
Quảng
Ngãi
TTQG
ĐN
TP
HCM
Vĩnh
Phúc
Thái
Nguyên
Tuyên
Quang
1
Các bài tập
phát triển
sức mạnh
chung.
n 6 8 7 7 7 5
% 30.00 30.08 28.00 33.30 35.00 26.30
2
Các bài tập
phát triển
sức mạnh
chuyên môn
n 15 15 12 12 11 13
% 60.00 60.00 57.70 57.10 55.00 68.40
3
Các bài tập
phản xạ.
n 2 3 3 2 2 1
% 10.00 12.00 11.50 9.60 10.00 5.30
Tổng cộng 20 25 26 21 20 19
14
Kết quả thu được trình bày ở bảng 3.17 thấy: Tỷ lệ sử dụng các bài tập
phát triển sức mạnh chung, bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn và bài tập
phản xạ để phát triển sức mạnh cho VĐV Wushu-Sanshou giữa các đơn vị
chưa tương đồng. Tỷ lệ % sử dụng các bài tập phát triển sức mạnh chung của
đội Quảng Ngãi và Thái nguyên ít nhất, nhiều nhất là TT HL QG Đà Nẵng. Sự
khác biệt này không nhiều, song tỷ lệ % sử dụng các bài tập phát triển sức
mạnh chuyên môn lại có khác biệt đáng kể giữa các đơn vị. Các bài tập phản
xạ được sử dụng ít từ 1 - 3 bài tập, chiếm tỷ lệ từ 5.30 đến 12.00%.
3.2.3. Thực trạng t chất sức mạnh của nam VĐV Wushu – Sanshou
tr lứa tuổi 13- 15.
Nhằm tìm hiểu thực trạng trình độ sức mạnh của nam VĐV Wushu –
Sanshou trẻ lứa tuổi 13-15, luận án đã dùng 11 test đã chọn để kiểm tra đánh
giá sơ bộ trình độ sức mạnh, đối chiếu với tiêu chuẩn tổng hợp xếp loại đánh
giá trình độ sức mạnh từng lứa tuổi của đối tượng nghiên cứu đã được xây
dựng. Kết quả thu được ở bảng 3.18:
Bảng 3.18 Thực trạng kết quả xếp loại theo điểm tổng hợp về sức mạnh
của nam vận động viên Wushu - Sanshou lứa tuổi 13-15
Xếp loại Lứa tuổi 13
(n = 10)
Lứa tuổi 14
(n = 10)
Lứa tuổi 15
(n = 10)
n % n % n %
Tốt 0 00.0 2 20.0 3 30.0
Khá 1 10.0 3 30.0 2 20.0
Trung bình 4 40.0 3 30.0 3 30.0
Yếu 5 50.0 2 20.0 2 20.0
Kém 0 - 0 - 0 -
Kết quả kiểm tra các test đánh giá trình độ sức mạnh ở ba lứa tuổi của
nam vận động viên Wushu - Sanshou lứa tuổi 13-15, thành tích đạt được ở
các test không đều và nằm ở nhóm khá, trung bình và yếu, chứng tỏ, trình
độ sức mạnh của nam vận động viên Wushu - Sanshou lứa tuổi 13-15 còn
chưa đạt yêu cầu.
15
Khi so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá xếp loại tổng hợp trình
độ sức mạnh đã được xây dựng cho thấy, số VĐV vận động viên Wushu -
Sanshou lứa tuổi 13-15 có trình độ sức mạnh loại trung bình chiếm tỷ lệ từ
20.0 - 40.0%, loại yếu chiếm tỷ lệ lớn từ 20.0 – 50.0% và trình độ SM tăng
dần theo nhóm lứa tuổi
3.3. Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng và xác định hiệu quả hệ thống
bài tập trong thực tiễn huấn luyện nam VĐV Wushu - Sanshou lứa tuổi
13-15.
3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn bài tập và xây dựng kế hoạch huấn luyện.
3.3.1.1. Nghiên cứu lựa chọn bài tập.
Bằng phương pháp tổng hợp và tham khảo các nguồn tài liệu chuyên
môn, kết hợp với khảo sát thực trạng công tác huấn luyện VĐV Wushu -
Sanshou trẻ, đề tài thu thập được 89 bài tập phát triển sức mạnh. Tuy nhiên,
mức độ và cách thức sử dụng còn nhiều bất cập, chưa được hệ thống, thiếu
tính khoa học, chưa mang lại hiệu quả cao trong huấn luyện.
Để xác định cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn hệ thống các bài tập
chuyên môn huấn luyện tố chất sức mạnh, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 30
HLV, các chuyên gia, các giáo viên hiện đang làm công tác huấn luyện,
giảng dạy môn Wushu - Sanshou trên phạm vi toàn quốc kết quả được trình
bày tại bảng 3.19 trong luận án.
Từ kết quả thu được ở bảng 3.19 cho thấy, trong 89 bài tập huấn luyện
tố chất sức mạnh mà chúng tôi đưa ra có 73 bài tập còn lại đều được các ý
kiến lựa chọn với số ý kiến chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên và phần lớn đều xếp
ở mức độ ưu tiên 1. Trong các bài tập được HLV lựa chọn ít có các bài tập
thể lực liên hoàn, với các dụng cụ mà chỉ chú trọng các bài tập phát triển thể
lực riêng lẻ.
Các bài tập phát triển sức mạnh cho đối tượng nghiên cứu được lựa
chọn gồm 73 bài tập, trong đó nhóm bài tập căn bản có 7 bài tập; Nhóm bài
tập chuyên môn tốc độ với tín hiệu gồm 9 bài; Nhóm bài tập phối hợp có
15 bài tập; Nhóm bài tập với đích và có lực cản có 20 bài tập; Nhóm bài tập
phản xạ có 4 bài tập; Nhóm bài tập thể lực chung có 18 bài tập.
16
3.3.1.2. Xây dựng kế hoạch huấn luyện tố chất sức mạnh cho đối tượng
thực nghiệm trên cơ sở hệ thống các bài tập đã lựa chọn
Việc sắp xếp các bài tập phát triển sức mạnh trong từng giáo án huấn
luyện nói riêng và các chu kỳ huấn luyện rất quan trọng trong quá trình đào
tạo VĐV. Các bài tập được lựa chọn phù hợp giai đoạn huấn luyện nâng cao
với lượng vận động phù hợp, đảm bảo sự phát triển bình thường về tâm sinh
lý lứa tuổi cũng như các điều kiện áp dụng thực tế. Các bài tập được nghiên
cứu sắp xếp theo các nguyên tắc huấn luyện khoa học về cường độ, khối
lượng thực hiện, đặc tính loại bài tập nhằm khai thác tối đa hiệu quả của
từng bài tập và buổi tập theo mục đích đề ra.
3.3.1.3. Chương trình huấn luyện phát triển sức mạnh trong các chu
kỳ huấn luyện.
Trên cơ sở khoa học đề ra, luận án phân bổ thời gian, nội dung huấn
luyện cho nam VĐV Wushu - Sanshou trẻ lứa tuổi 13-15 năm thứ nhất, năm
thứ hai được trình bày trong bảng 3.22, 3.23 trong luận án và phân bổ khối
lượng và cường độ vận động của từng chu kỳ huấn luyện được trình bày tại
biểu đồ 3.3, 3.4 trong luận án.
3.3.2. Xác định hiệu quả các bài tập chuyên môn phát triển sức mạnh
cho nam VĐV Wushu - Sanshou tr lứa tuổi 13 - 15
3.3.2.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
Việc nghiên cứu ứng dụng các bài tập để phát triển tố chất sức mạnh
cho các VĐV được tiến hành trong thời gian 24 tháng (chu kỳ huấn luyện 2
năm) tại Trung tâm HLTT QG Đà Nẵng. Đồng thời được chia thành 5 giai
đoạn: Ban đầu, sau 6 tháng, sau 12 tháng, sáu 18 tháng và sau 24 tháng. Kết
thúc quá trình thực nghiệm, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả các bài tập
phát triển sức mạnh cho nam VĐV Sanshou lứa tuổi 13-15 thông qua các
thông số, chỉ số đo được trên hệ thống máy đo xung lực SM103 và test
Wingate như đã trình bày ở phương pháp nghiên cứu.
Trước khi tiến hành thực nghiệm chúng tôi kiểm tra thành tích ban
đầu của 2 nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, cùng nội dung như nhau
với 30 nam VĐV Sanshou lứa tuổi 13-15, trong đó 15 nam VĐV lứa tuổi
17
13-15 (nhóm thực nghiệm),và 15 nam VĐV lứa tuổi 13-15 (nhóm đối
chứng), các đối tượng này được chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên.
3.3.2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm.
Diễn biến sự khác biệt giữa các giai đoạn thực nghiệm nhờ phân
tích ANOVA và phân tích hậu định TukeyHSD
Do vậy, đề tài đã tiến hành phân tích phương sai ANOVA, thu được
kết quả như trình bày ở bảng 3.24.
Bảng 3.24 Bảng kết quả tính toán cho phân tích phƣơng sai ANOVA
của test Lực bóp tay thuận - LBTT ở lứa tuổi 13
nhóm đối chứng qua các giai đoạn TN
Df Sum Sq Mean Sq F value Pr(>F)
GD 4 268.7 67.17 200.5 7.82
Residuals 20 6.7 0.33
Signif. codes: 0 0.001 0.01 0.05 0.0001
Kết quả thu được từ bảng 3.24 cho thấy F value = 200.5 tức là mức
độ dao động LBTT ở lứa tuổi 13 nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực
nghiệm cao gấp 200.5 lần so với phương sai giữa các giai đoạn thực
nghiệm. Còn chỉ số Pr = 7.82 < 0.001 đã khẳng định có sự khác biệt về Lực
bóp tay thuận (KG) - LBTT ở lứa tuổi 13 nhóm đối chứng qua các giai đoạn
thực nghiệm.
Để khẳng định có sự khác biệt về Lực bóp tay thuận (KG) - LBTT của
VĐV giữa các giai đoạn thực nghiệm, đề tài đã xác định thông qua phương
pháp phân tích hậu định TukeyHSD (Tukey’s Honest Significant
Difference) để tìm những khác biệt thực sự. Kết quả tính toán được trình
bày ở bảng 3.25
Bảng 3.25 Kết quả xác định sự khác biệt về Lực bóp tay thuận - LBTT
ở lứa tuổi 13 nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm
Giai đoạn diff lwr upr p adj
06th-0.BD 0.9 -0.19 1.99 0.14
12th-0.BD 2.6 1.5 3.69 0.00
18th-0.BD 5.1 4.0 6.19 0.00
24th-0.BD 9.1 8.01 10.19 0.00
18
12th-06th 1.7 0.61 2.79 0.00
18th-06th 4.2 3.11 5.29 0.00
24th-06th 8.2 7.11 9.29 0.00
18th-12th 2.5 1.41 3.59 0.00
24th-12th 6.5 5.41 7.59 0.00
24th-18th 4.0 2.91 5.09 0.00
Chỉ số p adj: chỉ số p sau khi được điều chỉnh.
Chỉ số diff: chỉ số khác biệt giữa hai nhóm.
Chỉ số lwr (dưới) và upr (trên): khoảng tin cậy 95%, nếu hai chỉ số
này đều lớn hơn 0 hoặc đều nhỏ hơn 0 thì được xác định là có sự khác biệt.
Kết quả thu được ở bảng 3.25 thấy:
Chỉ số khác biệt trung bình LBTT giữa giai đoạn ban đầu (0.BD) và
sau 24 tháng (24th) là 9.1 như vậy là thấy có sự khác biệt và thuộc cặp có giá
trị lớn nhất. Khoảng tin cậy 95 đều lớn hơn 0 (lwr = 8.01 và upr=10.19),
đồng thời hệ số p adj= 0 < 0.001.
Như vậy, kết luận là LBTT của VĐV ở lứa tuổi 13 nhóm đối chứng
qua các giai đoạn thực nghiệm có sự khác biệt theo hướng tích cực. Phân
tích tương tự giữa các giai đoạn còn lại.
Kết luận là tất cả 11 test đánh giá sức mạnh ở cả ba lứa tuổi 13, 14, 15
của nhóm đối chứng qua các giai đoạn thực nghiệm đều có sự khác biệt theo
hướng tích cực. Tuy nhiên, mức độ khác biệt giữa nhóm đối chứng và thực
nghiệm như thế nào được luận án trình bày thông qua kiểm định t giữa nhóm
đối chứng và thực nghiệm ở 11 test qua từng giai đoạn thực nghiệm.
Kiểm định t giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm ở mỗi giai đoạn
thực nghiệm
Kết quả kiểm định t giữa hai nhóm ở mỗi giai đoạn thực nghiệm được
trình bày từ bảng 3.26 đến bảng 3.28.
Kết quả thu được cho thấy: Trước thực nghiệm, kết quả kiểm tra ở hầu
hết các test lựa chọn giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng không có khác
biệt (p-value > 0.05). Chứng tỏ trước khi thực nghiệm, trình độ sức mạnh
của 2 nhóm ở cả ba lứa tuổi 13-15 tương đối đồng đều nhau.
Bảng 3.26. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh lứa tuổi 13
qua các giai đoạn thực nghiệm
TT Test Mean 0.BD 06
th
12
th
18
th
24
th
1 Lực bóp tay thuận (KG ) DC 20.3 21.2 22.9 25.4 29.4
TN 19.9 21.62 24.6 28.5 33.8
t 1.13 0.34 3.85 10.63 9.28
DC 62.7 63.9 66.2 69.6 74.5
2 Lực kéo lưng (KG) TN 62.7 65.3 69.5 73.8 78.0
t 0 3.13 11.0 10.84 4.34
3 Treo ke chân vuông góc DC 39.14 40.64 42.14 44.08 46.53
TN 39.43 41.59 43.73 46.19 49.68
t 2.36 8.58 6.12 8.52 21.02
4 Treo co tay xà đơn (s) DC 53.25 54.27 56.25 55.45 61.05
TN 53.89 54.96 58.58 62.57 65.32
t 1.57 1.83 5.31 15.18 17.89
5 Bật xa tại chỗ (cm) DC 168.8 171.8 174.2 180.6 190.8
TN 169.0 172.2 176.4 180.8 201.0
t 0.30 0.53 6.96 0.45 12.75
6 Nắm chun đấm liên tục DC 42.0 45.2 48 51.6 55.0
15s TN 41.6 46.4 51 55.4 59.8
t 0.78 1.89 6.71 10.97 6.0
7 B c đôi với người đồng DC 11.2 11.2 12.2 13.4 14.4
cân 20s (lần) TN 11.4 11.6 13.6 15.2 16.4
t 0.45 0.89 4.43 5.69 3.54
8 Đá đảo sơn buộc chun cổ DC 12.6 13.0 14.0 15 16.2
chân sau 15s (lần) TN 12.2 12.2 14.6 16 17.4
t 1.26 1.63 2.45 1.83 3.79
9 Chạy 30m t c độ cao (s) DC 5.16 4.93 4.68 4.47 4.26
TN 5.14 4.62 4.21 4.13 4.022
t 0.59 9.29 9.54 6.72 3.55
10 Co tay xà đơn t i đa lần DC 10.4 12.2 13.8 15.4 16.6
TN 10.2 13.2 15.8 18.0 18.0
t 0.63 1.89 3.78 5.09 2.33
11 Bê người đồng cân ngồi DC 24.4 25.4 27.4 30.4 32.2
xu ng đứng lên t i đa lần TN 24.4 26.6 29.4 32.8 35.8
t 0 3.46 4.26 3.79 6.80
* p-value ≤ 0.05
Bảng 3.27. Kết quả kiểm tra các test đánh giá sức mạnh lứa tuổi 14
qua các giai đoạn thực nghiệm
TT Test Mean 0.BD 06
th
12
th
18
th
24
th
DC 23.8 24.9 26.5 29.3 33.8
1 Lực bóp tay thuận (KG ) TN 23.5 26.5 31.0 34.9 38.9
t 0.56 4 9 12.52 10.2
DC 67.1 69.1 73.9 76.6 78.4
2 Lực kéo lưng (KG) TN 67.0 71.0 75.5 78.8 81.8
t 0.41 7.76 4 5.68 10.75
DC 41.64 42.69 44.78 48.34 53.32
3 Treo ke chân vuông góc (s) TN 41.94 43.01 45.77 48.57 52.68
t 1.04 1.29 3.37 2.45 8.26
DC 55.38 56.86 58.95 61.47 64.28
4 Treo co tay xà đơn (s) TN 55.21 56.87 60.39 64.45 68.26
t 0.69 0.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_su_phat_trien_suc_manh_cua_nam_va.pdf