Về mặt kinh tế, nguồn vốn ODA được đánh giá góp phần tác động tích cực
vào phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Nguồn vốn ODA có
ảnh hưởng tăng cường phúc lợi xã hội, cụ thể như hỗ trợ vốn đầu tư, phát triển
nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo (Buck và Kuckulenz, 2010; Rao và Hassan,
2012). Đánh giá tương quan cho thấy GDP và ODA có mối tương quan thuận chiều,
nguồn vốn ODA biến động tương đối cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
có độ trễ nhất định về mặt thời gian tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, xét
về mặt tổng thể, nguồn vốn ODA chỉ là một trong những nguồn vốn hỗ trợ phát
triển kinh tế và an sinh xã hội, để nguồn vốn ODA thực sự có thể đóng góp vào thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế thì quan trọng đó là nâng cao hiệu quả nguồn vốn này thông
qua cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn ODA. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA bao
gồm: môi trường thể chế ODA phải thuận lợi, đảm bảo tốt chất lượng quản trị công
và quản trị chống tham nhũng tại các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này, nâng cao
khả năng hấp thụ vốn của quốc gia tiếp nhận vốn ODA có như vậy thì mới phát
huy được hết thế mạnh của nguồn vốn này, đồng thời kiến tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn thu hút được các nguồn vốn khác cả trong nước và ngoài nước qua đó tạo
động lực to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
42 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trò là nhân tố quản lý, sử dụng vốn ODA vừa là
nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đã có một số công trình nghiên cứu về các
yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tiêu biểu như:
Boone (1996) nghiên cứu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức theo khía cạnh
ảnh hưởng của chế độ chính trị đến hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức đối với nước nhận viện trợ. Tác giả thực hiện hồi quy bằng phương pháp OLS
và FE với dữ liệu bảng 96 quốc gia giai đoạn 1971-1990 để kiểm định xem liệu có
tồn tại sự khác biệt về hiệu quả nguồn vốn ODA khi có sự khác nhau về chế độ
chính trị. Trong mô hình nghiên cứu tác giả đã sử dụng biến giả chế độ chính trị để
phân biệt chế độ tự do hay chế độ dân chủ, đồng thời sử dụng thêm biến chế độ
chính trị đo lường bằng chỉ số tự do chính trị. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chế độ
chính trị tự do hay dân chủ không ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA, nhưng
nguồn vốn ODA có vai trò như là công cụ để thay đổi tích cực đến chế độ chính trị
theo hướng tự do phát triển con người, khuyến khích chế độ chính trị tốt hơn, tự do
xã hội, điều này sẽ có ý nghĩa về mặt hiệu quả trong việc thúc đẩy phát triển bền
vững và giảm nghèo đối với các chương trình sử dụng vốn ODA. Knack (2000) sử
dụng phương pháp ước lượng OLS và 2SLS với dữ liệu bảng gồm 68 quốc gia trong
giai đoạn 1982-1995 để kiểm định và phân tích ảnh hưởng của chất lượng quản lý
Chính phủ đến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy
mức độ tiếp nhận nguồn vốn viện trợ cao sẽ làm xói mòn chất lượng quản lý Chính
phủ, mức độ quy định luật pháp và tăng mức độ tham nhũng. Chất lượng quản lý
Chính phủ được đo lường thông qua chỉ số ICRG (International Country Risk
Guide), chỉ số ICRG được cấu thành dựa vào ba tiêu chí: mức độ tham nhũng trong
Chính phủ, chất lượng thủ tục hành chính, mức độ quy định luật pháp.
Craig Burnside và David Dollar (2000) nghiên cứu với đề tài “Viện trợ,
chính sách và tăng trưởng: nghiên cứu thực nghiệm”, nghiên cứu tập trung kiểm
định mối quan hệ giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, các chính sách kinh
tế và tốc độ tăng GDP bình quân đầu người. Nhóm tác giả thu thập mẫu dữ liệu của
56 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1970-1993 đồng thời sử dụng phương
pháp ước lượng OLS và 2SLS để hồi quy các biến trong mô hình. Kết quả nghiên
cứu đã tìm ra rằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức có tác động tích cực đến
tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển với điều kiện chính sách tài
khóa tốt cùng với chính sách tiền tệ và chính sách thương mại tốt, nhưng khi các
chính sách này không tốt thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức vẫn có tác động
tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở mức độ thấp. Chauvet và Guillaumont (2003) với
bộ dữ liệu nghiên cứu gồm 59 nước đang phát triển trong giai đoạn 1965-1999 và
sử dụng phương pháp ước lượng GMM 1 bước và 2 bước để ước lượng mối quan hệ
giữa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trưởng kinh tế khi thêm các yếu
tố ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA gồm: chính sách kinh tế, cú sốc trong
kinh tế, bất ổn chính trị và khả năng hấp thụ. Biến chính sách kinh tế đo lường
thông qua yếu tố lạm phát và độ mở thương mại, biến cú sốc trong kinh tế đo lường
thông qua tỷ lệ xuất khẩu/GDP, biến bất ổn chính trị đo lường thông qua số lượng
biểu tình trên một triệu người, biến khả năng hấp thụ đo lường thông qua yếu tố khả
năng cung cấp điện và số người tốt nghiệp cấp hai trên tổng dân số. Kết quả nghiên
cứu ủng hộ chính sách kinh tế tốt, ổn định chính trị, khả năng hấp thụ cao sẽ tác
động tích cực đến hiệu quả nguồn vốn viện trợ. Feeny và Ashton de Silva (2012)
tập trung nghiên cứu về yếu tố khả năng hấp thụ của nước tiếp nhận viện trợ ảnh
hưởng đến hiệu quả của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức tại các quốc gia
đang phát triển trong giai đoạn 1990-2005. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi
quy cho dữ liệu bảng gồm OLS, FE và System GMM đã chứng minh rằng giới hạn
về khả năng hấp thụ làm cản trở hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), qua đó kiến nghị đến các nước viện trợ trong việc đưa ra các chương trình
sử dụng nguồn vốn ODA và phân bổ nguồn vốn này cần chú trọng đến khả năng
hấp thụ của nước nhận viện trợ.
Mới đây, Jonathan và Nicolas (2017) đã nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa
nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và khả năng hấp thụ của nước tiếp
nhận nguồn vốn ODA thông qua nghiên cứu “nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài và hấp
thụ quốc nội” Hai tác giả đã sử dụng số liệu của 88 nước có tiếp nhận nguồn vốn
ODA trong giai đoạn 1971-2012, mô hình nghiên cứu bao gồm các biến độc lập: chi
tiêu hộ gia đình, chi tiêu chính phủ, vốn đầu tư toàn xã hội, xuất khẩu và nhập khẩu,
tất cả các biến này đều tính theo tỷ lệ với GDP. Kết quả ước lượng cho thấy nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức tác động dương đến tổng chi tiêu hộ gia đình và
chính phủ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn ODA cũng tác động
dương đến đầu tư nhưng mức độ tác động yếu hơn so với tác động đến tổng chi tiêu
hộ gia đình và chính phủ.
1.4.2 Nghiên cứu trong nƣớc
Hiện nay, các nghiên cứu trong nước tập trung vào phân tích định tính các
vấn đề liên quan đến viện trợ phát triển nhìn từ góc độ quản lý nhà nước và đồng
thời chỉ ra các nguyên nhân, giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả của
viện trợ phát triển tại Việt Nam. Đã có một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
Phạm Hoàng Mai (1996) cho rằng cần thiết phải có sự can thiệp của Chính
phủ trong việc quản lý và sử dụng ODA: Chính phủ cần tái cấu trúc luồng vốn
ODA, thu hút các đối tác tài trợ nhằm tăng chi tiêu chính phủ, từ đó kích thích đầu
tư khu vực tư nhân và tăng lượng vốn giải ngân, tập trung vào các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng xã hội trực tiếp nhằm hướng tới các mục tiêu xã hội thay vì các mục
tiêu kinh tế. Trần Anh Tuấn (2003) với bài nghiên cứu “ODA Nhật Bản cho các
nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, tác giả đã trình bày vai
trò, tác động của nguồn vốn ODA đối với các nước nhận viện trợ trong khu vực
Đông Nam Á, bên cạnh đó trình bày quan điểm ODA không hiệu quả ở một số
nước, từ đó kiến nghị một số bài học rút ra cho Việt Nam. Nguyễn Ngọc Sơn (2008)
với đề tài “Tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, nghiên cứu đưa
ra kết luận có tồn tại mối quan hệ giữa tiết kiệm - đầu tư và tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam, nghiên cứu cũng trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả của tiết kiệm
- đầu tư góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Nguyễn Thị Huyền
(2008) với đề tài “Khai thác nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Việt Nam”, bài nghiên cứu tập trung phân tích hoạt động khai thác nguồn
vốn ODA và vai trò của nguồn vốn này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam. Hồ Hữu Tiến (2009) chỉ rõ các nguyên nhân và nêu ra những ưu
điểm và nhược điểm trong vấn đề quản lý ODA của Việt Nam, đồng thời đề ra các
giải pháp cho chính phủ trong quản lý và sử dụng ODA.Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (2013) có công trình nghiên cứu với đề tài: “Thu hút và sử dụng
tốt nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián
tiếp nước ngoài”. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số giải pháp hữu ích trong cách
tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam. Phạm Thúy Hồng (2014) có bài
nghiên cứu “Nguồn vốn ODA của Nhật Bản và phát triển kinh tế của Việt Nam”.
Bài nghiên cứu lược khảo các thành tựu đạt được và các hạn chế còn tồn tại liên
quan đến nguồn vốn ODA của Nhật Bản tài trợ cho Việt Nam hiện nay.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ
2.1 Thực trạng về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và tăng trƣởng kinh
tế tại các quốc gia đang phát triển
Hình 2.1 cho thấy năm 2016 có lượng vốn ODA cam kết và giải ngân đạt
mức cao nhất, vốn ODA cam kết đạt 125.311 triệu USD và vốn ODA giải ngân đạt
103.110 triệu USD. Tuy nhiên, theo số liệu có thể nhận thấy vốn ODA giải ngân
luôn thấp hơn lượng vốn ODA cam kết, lượng vốn ODA giải ngân đã có những
biến động rất mạnh trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 2016, qua đó thấy
rõ nguồn vốn ODA là nguồn vốn không thật sự ổn định. Với hình 2.1 cho thấy trong
giai đoạn 1996-2002 có mức chênh lệch vốn ODA giải ngân và cam kết thấp hơn
giai đoạn 2003-2016, nổi bật đó là năm 2008 là năm có tỷ lệ vốn ODA giải ngân so
với cam kết sụt giảm mạnh đạt mức thấp nhất chỉ 73%, một phần lý giải hiện tượng
này đó là chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến
các nhà tài trợ nguồn vốn ODA gặp khó khăn trong việc cung cấp nguồn vốn này.
Hình 2.1 Cam kết và giải ngân vốn ODA tại các quốc gia đang phát triển trong
giai đoạn 1996-2016
Đơn vị tính: triệu USD
Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
ODA CAM KẾT ODA GIẢI NGÂN
Về lĩnh vực đầu tư, trong giai đoạn 1996-2016, so sánh chi tiết các lĩnh vực
nguồn vốn ODA tài trợ tại các quốc gia đang phát triển thì lĩnh vực cơ sở hạ tầng
chiếm tỷ trọng cao nhất với 46% trên tổng nguồn vốn ODA vào toàn bộ các lĩnh
vực. Kế đến là viện trợ nhân đạo chiếm 16%, thứ ba là giao thông và liên lạc chiếm
12%. Các lĩnh vực nhận được vốn ODA hạn chế là các lĩnh vực nông nghiệp, môi
trường và nước sạch, năng lượng.
Hình 2.2 ODA ký kết theo ngành và lĩnh vực tại các quốc gia đang phát triển
giai đoạn 1996-2016
Nguồn: Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
2.1.2 Thực trạng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến tăng
trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
Thời kỳ 1996-2016 kinh tế khu vực và thế giới xảy ra các biến cố bất lợi
không mong muốn. Đó là các cuộc khủng hoảng: khủng hoảng tài chính châu Á
năm 1997, khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu
Âu năm 2010. Tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển có thể chia thành
hai giai đoạn: từ năm 1998 đến năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP có xu hướng tăng
trong giai đoạn này, còn trong giai đoạn 2007-2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia đang phát triển bị sụt giảm đáng kể do bị ảnh hưởng bởi liên tiếp các
cuộc khủng hoảng kinh tế. Dựa vào hình 2.3 nhận thấy rằng năm 1998 tốc độ tăng
trưởng GDP ở mức thấp nhất với chỉ 1,8% do các quốc gia đang phát triển thuộc
46%
8% 4%
7%
12%
4%
16%
Cơ sở hạ tầng công cộng
Giáo dục
Môi trường và nước sạch
Năng lượng
Giao thông và liên lạc
Nông nghiệp
Viện trợ nhân đạo
khu vực châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng châu Á bắt đầu từ năm 1997 ở
Thái Lan. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp thứ hai diễn ra vào năm 2009 với mức
2,5% do xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Tổng thể, trong cả
giai đoạn 1996-2016 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình tại các quốc gia đang
phát triển vào khoảng 5%.
Hình 2.3 Tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
giai đoạn 1996-2016
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
Hình 2.4 Biến động tăng trƣởng kinh tế và nguồn vốn ODA tại các quốc gia
đang phát triển giai đoạn 1996-2016
Nguồn: Ngân hàng thế giới (WB)
% Triệu USD
0
5E+12
1E+13
1.5E+13
2E+13
2.5E+13
3E+13
0
2
4
6
8
10
1
9
9
6
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
2
0
1
6
GDP (USD) GDP (%)
-10
-5
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Biến động vốn ODA (%) Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
Về mặt kinh tế, nguồn vốn ODA được đánh giá góp phần tác động tích cực
vào phát triển kinh tế - xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Nguồn vốn ODA có
ảnh hưởng tăng cường phúc lợi xã hội, cụ thể như hỗ trợ vốn đầu tư, phát triển
nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo (Buck và Kuckulenz, 2010; Rao và Hassan,
2012). Đánh giá tương quan cho thấy GDP và ODA có mối tương quan thuận chiều,
nguồn vốn ODA biến động tương đối cùng chiều với tốc độ tăng trưởng kinh tế và
có độ trễ nhất định về mặt thời gian tại các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, xét
về mặt tổng thể, nguồn vốn ODA chỉ là một trong những nguồn vốn hỗ trợ phát
triển kinh tế và an sinh xã hội, để nguồn vốn ODA thực sự có thể đóng góp vào thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế thì quan trọng đó là nâng cao hiệu quả nguồn vốn này thông
qua cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn ODA. Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả nguồn vốn ODA bao
gồm: môi trường thể chế ODA phải thuận lợi, đảm bảo tốt chất lượng quản trị công
và quản trị chống tham nhũng tại các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn này, nâng cao
khả năng hấp thụ vốn của quốc gia tiếp nhận vốn ODAcó như vậy thì mới phát
huy được hết thế mạnh của nguồn vốn này, đồng thời kiến tạo môi trường đầu tư
hấp dẫn thu hút được các nguồn vốn khác cả trong nước và ngoài nước qua đó tạo
động lực to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu của luận án được thu thập gồm 68 quốc gia đang phát triển trên thế
giới trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2016. Việc lựa chọn số lượng các quốc
gia đang phát triển và phạm vi thời gian 1996-2016 xuất phát từ bộ dữ liệu của
World Bank, từ năm 1996 dữ liệu cho toàn bộ các quốc gia được lựa chọn trong
nghiên cứu mới đầy đủ và dữ liệu cập nhật mới nhất đến năm 2016.
3.2 Mô hình nghiên cứu
Để phân tích định lượng tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển, luận án kế thừa mô hình
nghiên cứu của Lucas (1988) để xây dựng các mô hình nghiên cứu của luận án như
sau:
Mục tiêu nghiên cứu thứ nhất: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát
triển. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả xem xét cả hai mô hình dạng
bảng tĩnh và dạng bảng động.
Mô hình 1: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế dạng bảng tĩnh:
GDPit = β1+ β2ODAit + β3INVESTit + β4LABORit + β5INFit + β6OPENit
+ β7INFRASit + αi + uit (1)
Mô hình 2: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế dạng bảng động:
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4INVESTit + β5LABORit + β6 INFit
+ β7OPENit + β8INFRASit + αi + uit (2)
Mục tiêu nghiên cứu thứ hai: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong trường hợp tại Việt Nam. Để
giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (2) biến giả VN. Biến
VN nhận giá trị 1 trong trường hợp là quốc gia Việt Nam và nhận giá trị 0 trong
trường hợp quốc gia khác.
Mô hình 3: phân tích tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam:
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4INVESTit + β5LABORit + β6 INFit
+ β7OPENit + β8INFRASit + β9(ODAit VNi) + αi + uit (3)
Mục tiêu nghiên cứu thứ ba: xem xét tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế là tuyến tính hay phi tuyến. Để giải
quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (2) biến ODA2.
Mô hình 4: xem xét tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển là tuyến tính
hay phi tuyến.
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA
2
it + β5INVESTit + β6LABORit
+ β7 INFit + β8OPENit + β9INFRASit + αi + uit (4)
Mục tiêu nghiên cứu thứ tƣ: nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng
quản trị công của các quốc gia đang phát triển. Nhân tố chất lượng quản trị công
được đo lường thông qua trung bình của sáu chỉ số đánh giá trong bộ chỉ số “quản
trị công toàn cầu” từ World Bank gồm: kiểm soát tham nhũng, hiệu quả chính phủ,
ổn định chính trị, tuân thủ pháp luật, chất lượng luật pháp, tiếng nói và trách nhiệm
giải trình. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (4) biến
tương tác ODAit GOVit.
Mô hình 5 : nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị công của
các quốc gia đang phát triển:
GDPit = β1+ β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA
2
it + β5(ODAit GOVit) +
β6INVESTit + β7LABORit + β8 INFit + β9OPENit + β10INFRASit + αi + uit (5)
Mục tiêu nghiên cứu thứ năm: nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng
quản trị công và khả năng hấp thụ vốn của các quốc gia đang phát triển. Nhân tố
khả năng hấp thụ của nước tiếp nhận nguồn vốn ODA được đo lường thông qua chỉ
số phát triển con người (HDI). Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa
vào mô hình (4) biến tương tác ODAit GOVit HDIit.
Mô hình 6 : nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị công và
khả năng hấp thụ vốn của các quốc gia đang phát triển:
GDPit = β1 + β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA
2
it + β5(ODAit GOVit HDIit) +
β6INVESTit + β7LABORit + β8 INFit + β9OPENit + β10INFRASTit + αi + uit (6)
Mục tiêu nghiên cứu thứ sáu: nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng
quản trị tham nhũng của các quốc gia đang phát triển. Nhân tố chất lượng quản trị
tham nhũng được đo lường thông qua chỉ số quản trị tham nhũng (CORRUPT). Để
giải quyết mục tiêu nghiên cứu này, tác giả đưa vào mô hình (4) biến tương tác
ODAit CORRUPTit
Mô hình 7 : nghiên cứu tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện chất lượng quản trị tham
nhũng của các quốc gia đang phát triển:
GDPit = β1 + β2GDPit-1 + β3ODAit + β4ODA
2
it + β5(ODAit CORRUPTit) +
β6INVESTit + β7LABORit + β8 INFit + β9OPENit + β10INFRASTit + αi + uit (7)
Trong đó:
GDPit: là biến tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng tốc độ tăng GDP
bình quân đầu người của quốc gia i theo năm t.
GDPit-1: là biến tăng trưởng kinh tế, được đo lường bằng tốc độ tăng GDP
bình quân đầu người của quốc gia i theo năm t - 1.
ODAit: là biến nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, được đo lường bằng
tỷ lệ ODA/GDP của quốc gia i theo năm t.
INVESTit : là biến tổng vốn đầu tư toàn xã hội, được đo lường bằng tỷ lệ
INVEST/GDP của quốc gia i theo năm t.
LABORit : là biến đại diện cho nhân tố nguồn nhân lực, thể hiện tốc độ tăng
lao động, được đo lường bằng tỷ lệ lực lượng lao động trên dân số trong một quốc
gia i theo năm t.
INFit: là biến lạm phát, được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm
của quốc gia i theo năm t.
OPENit: là biến độ mở thương mại, đại diện cho chính sách mở cửa của một
quốc gia, được xác định bằng tỷ lệ giữa tổng xuất nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ và
GDP của quốc gia i theo năm t.
INFRASTit: là biến cơ sở hạ tầng, đại diện cho sự phát triển của cơ sở hạ
tầng trong một quốc gia. Biến này có thể được đo bằng nhiều cách khác nhau, trong
nghiên cứu này tác giả sử dụng chỉ tiêu số thuê bao điện thoại cố định trên 100
người dân và biến số này được xem là có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Asiedu,
2002; Ancharaz, 2003; Kevin, 2005; Bissoon, 2012).
GOVit: chỉ số quản trị công, đại diện cho mức độ hiệu quả trong quản trị
công của nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chỉ số
nhận giá trị từ 0 đến 1, chỉ số bằng 1 khi quốc gia quản trị công đạt hiệu quả tốt
nhất.
HDIit: chỉ số phát triển con người, đại diện cho mức độ khả năng hấp thụ của
nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Chỉ số nhận giá trị từ
0 đến 1, chỉ số bằng 1 khi quốc gia có mức độ phát triển con người cao nhất.
CORRUPTit: chỉ số quản trị tham nhũng, đại diện cho mức độ hiệu quả
trong quản trị tham nhũng của nước tiếp nhận nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức (ODA). Chỉ số nhận giá trị từ 0 đến 1, chỉ số bằng 1 khi quốc gia quản trị tham
nhũng đạt hiệu quả tốt nhất.
αi : thể hiện đặc điểm riêng giữa các quốc gia không đổi theo thời gian.
uit : sai số đặc trưng của mô hình.
i: chỉ số đại diện cho quốc gia (i= ̅̅ ̅̅ )
t: chỉ số đại diện cho thời gian quan sát (từ năm 1996 đến 2016)
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và tƣơng quan giữa các biến
Kết quả thống kê mô tả cho thấy nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) được đo lường thông qua tỷ lệ vốn ODA tiếp nhận ròng trên GDP, tỷ lệ
ODA/GDP bình quân của 68 nước là 4,54%, độ dao động của các giá trị còn lại
xung quanh giá trị trung bình khá cao. Quốc gia có nguồn vốn ODA tiếp nhận cao
nhất đạt tỷ lệ 50,07%, quốc gia có tỷ lệ thấp nhất là -0.67% đồng nghĩa rằng quốc
gia này tài trợ nguồn vốn ODA ra nước ngoài nhiều hơn tiếp nhận nguồn vốn ODA.
Bảng 4.1 Thống kê mô tả
Biến Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
GDP 4.330434 4.104396 -28.09683 34.5
ODA 4.547035 5.829972 -0.675395 50.07259
INVEST 23.64789 8.545834 1.523837 67.9105
LABOR 67.06528 10.79079 38.102 90.34
INF 7.381157 11.31274 -18.10863 302.117
OPEN 0.7386433 0.3349047 0.1563556 2.204074
INFRAS 8.671904 8.545172 0.0529789 38.33395
GOV 0.5215317 0.0975946 0.2291667 0.8188131
HDI 0.5917059 0.1308392 0.237 0.847
CORRUPT 0.3642603 0.1251376 0 0.833333
Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018
Kết quả bảng ma trận hệ số tương quan cho thấy dấu của hệ số tương quan
giữa các biến trong mô hình là phù hợp với kỳ vọng, ngoại trừ biến cơ sở hạ tầng lại
mang dấu âm trong khi kỳ vọng là mang dấu dương. Ngoài ra, hệ số tương quan
giữa các biến trong mô hình tương đối nhỏ nên khả năng mô hình sẽ không bị
khuyết tật đa cộng tuyến cao.
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan
GDP ODA INVEST LABOR INF OPEN INFRAS
GDP 1
ODA 0.1124 1
INVEST 0.2285 -0.0759 1
LABOR 0.0596 0.3305 -0.1367 1
INF -0.0297 0.1251 -0.0341 -0.0232 1
OPEN 0.0964 -0.0002 0.2491 0.0901 -0.0931 1
INFRAS -0.0862 -0.4717 0.1663 -0.2446 0.0716 0.0520 1
Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018
Kiểm tra đa cộng tuyến
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Biến số VIF 1/VIF
ODA 1.33 0.749482
INFRAS 1.25 0.797661
LABOR 1.17 0.853347
INVEST 1.09 0.919637
OPEN 1.08 0.925197
INF 1.03 0.974382
VIF trung bình 1.16
Nguồn: Tính toán của tác giả, 2018
Dựa vào kết quả kiểm định đa cộng tuyến ở bảng 4.3 cho thấy chỉ số VIF của
tất cả các biến độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 2, vì vậy không có hiện tượng đa
cộng tuyến cao giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu.
4.2 Nghiên cứu thực nghiệm tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính
thức đến tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
4.2.1 Kết quả hồi quy tác động của nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức đến
tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển
Đầu tiên, luận án thực hiện hồi quy lần lượt với 3 mô hình Pooed OLS, FEM
và REM cho mô hình (1) dạng bảng tĩnh. Sau đó, luận án thực hiện kiểm định lựa
chọn mô hình phù hợp. Kết quả kiểm định ở bảng 4.5 cho thấy: đối với kiểm định
F-test có p-value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mô hình FEM là phù hợp hơn mô
hình Pooled OLS, đối với kiểm định Hausman Test có p-value = 0.0163 > mức ý
nghĩa α (1%) do đó mô hình REM là phù hợp hơn mô hình FEM, đối với kiểm định
Breusch-Pagan Lagrangian có p-value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mô hình REM
là phù hợp hơn mô hình Pooled OLS. Như vậy, mô hình REM là mô hình phù hợp
hơn mô hình FEM và mô hình Pooled OLS. Tiếp theo, luận án sẽ thực hiện kiểm tra
khuyết tật phương sai thay đổi và tự tương quan với mô hình REM được lựa chọn.
Kết quả kiểm tra khuyết tật cho thấy: đối với kiểm định Heteroskedasticity có p-
value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mô hình REM bị hiện tượng phương sai thay đổi,
đối với kiểm định Lagrange-Multiplier có p-value < mức ý nghĩa α (1%) do đó mô
hình REM bị hiện tượng tự tương quan. Khi đó, luận án sử dụng phương pháp bình
phương bé nhất tổng quát (GLS - Generalised Least Squares) để xử lý hiện tượng
phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Đối với mô hình dạng bảng động,
để xử lý cả ba khuyết tật phương sai thay đổi, tự tương quan và hiện tượng nội sinh
thì luận án sử dụng phương pháp ước lượng Moment tổng quát (GMM- Generized
Method of Moments) được đề xuất bởi Arellanol Bond (1995) và Blundell and
Bond (1998). Kết quả ước lượng như sau:
Bảng 4.4 Tác động của nguồn vốn ODA đến tăng trƣởng kinh tế tại
các quốc gia đang phát triển cho mẫu tổng thể
Pooled
OLS
FEM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_tac_dong_cua_nguon_von_ho_tro_pha.pdf