Đã tiến hành nghiên cứu và tối ưu hóa quá trình chiết xuất
phenolic từ quả táo mèo sử dụng 3 phương pháp là chiết vi sóng,
chiết siêu âm và chiết hồi lưu. Kết quả quá trình chiết xuất
phenolic của 3 phương pháp tại điều kiện tối ưu đã được đánh giá.
hàm lượng phenolic tổng dao động từ 32.05 – 34.1 (mg GAE/g
cao chiết) và hàm lượng cao chiết tổng thu được dao động từ 32.9
– 33.4 (%).
- Trong 3 phương pháp chiết xuất được nghiên cứu, phương pháp
chiết siêu âm được lựa chọn để tiếp tục nghiên cứu nâng cấp quy
mô. Các thông số công nghệ tối ưu của phương pháp chiết siêu
âm quy mô phòng thí nghiệm là: Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu
7.6/1 (v/w), nhiệt độ chiết siêu âm 49 (0C), công suất chiết siêu
âm 140 (W), thời gian chiết 70 (phút) với dung môi chiết là
ethanol 65% và độ pH dung môi là 5.4. Khi đó Hàm lượng
phenolic tổng là 33.05 ± 0.33 (mg GAE/g), và hàm lượng cao
chiết tổng là 32.9 ± 0.21 (%).
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình công nghệ chiết xuất để tạo sản phẩm có giá trị từ quả táo mèo (docynia indica (wall.) decne) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cần đánh sự hội tụ của mô hình thông qua phân tích phương sai. Nếu mô
hình hội tụ thì ta xác định phương trình hồi quy và tiến hành tối ưu hóa
thông số công nghệ bằng phương pháp hàm nguyện vọng của Harrington
(1965). Sử dụng phần mềm Design Expert 7.0.0 để xây dựng mô hình và
tối ưu hóa thông số công nghệ quá trình.
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM
3.1. Điều chế cao chiết tổng và cao chiết phân đoạn
Quả táo mèo tươi 15 kg được phân loại, rửa sạch và thái lát. Sấy
diệt men ở 1100C trong 20 phút và sấy mẫu tới khô ở 600C (hàm ẩm ≤
10%). Táo mèo khô được nghiền mịn bằng máy nghiền (đường kính lỗ
sàng 0.2 mm) thu dược 5 kg bột. Bột nguyên liệu táo mèo 2 kg được
chiết siêu âm với methanol ở nhiệt độ phòng, tỷ lệ dung môi/nguyên liệu
(3/1, v/w). Lọc dịch chiết và cô đặc bằng máy cô quay áp suất giảm thu
5
được 652 g cặn chiết methanol. Hòa tan cặn methanol với nước cất và
chiết phân bố lần lượt với các dung môi các độ phân cực tăng dần là n-
hexan, dichloromethane và ethyl acetate. Tiến hành lọc và cô đặc các
dịch chiết phân bố thu được các cặn chiết tương ứng là cặn n-hexan
(36,2 g); cặn dichloromethane (65 g); cặn ethyl acetate (258,8 g) và cặn
nước (289,4 g).
3.1.1. Sơ đồ phân lập các hợp chất từ cặn EtOAc quả táo mèo
Lấy 114 g cặn chiết ethyl acetate (EtOAc), tiến hành sắc ký cột silica gel
pha thường với hệ dung môi rửa giải gradient CH2Cl2/MeOH (100:0
0/100) chia thành 8 phân đoạn ký hiệu từ E1 đến E8. Kiểm tra các phân
đoạn thu được bằng sắc ký lớp mỏng (TLC), hiện màu bằng thuốc thử
H2SO4 5% hoặc kiểm tra bằng máy soi UV ở bước sóng 254 nm và 365
nm. Gom các phân đoạn giống nhau rồi cô quay đuổi dung môi thu được
cao chiết các phân đoạn. Từ các phân đoạn E1 đến E8 tiếp tục tiến hành
các phương pháp sắc ký để phân lập, thu các hợp chất sạch. Sơ đồ phân
lập được thể hiện ở hình 3.1.1.
Hình 3.1.1. Sơ đồ phân lập các thành phần hóa học từ quả táo mèo
3.1.2. Thông số vật lý và dữ kiện phổ các hợp chất (xem luận án)
3.2. Quy trình chiết phenolic và thiết lập mô hình nghiên cứu
3.2.1. Chiết xuất bằng phương pháp soxhlet
Chuẩn bị bộ dụng cụ chiết soxhlet. Cân chính xác 10g bột nguyên
liệu táo mèo cho vào túi giấy lọc, buộc kín. Đưa túi lọc chứa nguyên liệu
vào ngăn chiết. Nạp 500 mL ethanol thực phẩm 96% vào bình cầu 1000
mL. Tiến hành lắp sinh hàn hồi lưu kết nối thiết bị chiết soxhlet. Bật bếp
6
điện gia nhiệt lên 650C, thời gian chiết là 10 giờ. Kết thúc quá trình chiết,
dịch chiết được cô quay đuổi dung môi để thu cao chiết tổng. Sau đó sẽ
tiến hành định lượng và phân tích hàm lượng phenolic tổng, flavonoid
tổng. Hàm lượng cao chiết tổng Y (%) được tính theo khối lượng mẫu
đem chiết. Kết quả nghiên cứu được sử dụng làm tiêu chuẩn để so sánh
với các phương pháp chiết phenolic dưới đây
3.2.2. Chiết xuất sử dụng vi sóng
3.2.2.1. Tiến hành thí nghiệm
100g bột nguyên liệu táo mèo được cho vào bình cầu 1000 mL, thêm
500 ml dung môi (được pha với nồng độ ethanol và độ pH cần nghiên
cứu) vào bình cầu. Đưa bình cầu vào lò vi sóng và tiến hành lắp sinh hàn
hồi lưu. Bật sinh hàn, bật lò vi sóng ở các mức công suất cần nghiên cứu.
Thời gian chiết xuất được tính bắt đầu khi bật lò vi sóng. Kết thúc quá
trình chiết, dịch chiết được lọc qua phễu lọc buchner và cô đặc sẽ thu
được cao chiết tổng. Xác định hàm lượng cao chiết tổng (%); hàm lượng
phenolic tổng (mg GAE/g cao chiết) và flavonoid tổng (mg QE/g cao
chiết) trong cao chiết.
3.2.2.2. Thiết kế ma trận kế hoạch thực nghiệm
Các yếu tố công nghệ nghiên cứu gồm 4 yếu tố là Z1: Thời gian chiết
xuất (phút); Z2: Nồng độ ethanol chiết xuất (%); Z3: Công suất vi sóng
(W) và Z4: Độ pH dung môi chiết. Hàm mục tiêu là Y1 (hàm lượng
phenolic tổng), Y2 (Hàm lượng flavonoid tổng) và Y3 (Hàm lương cao
chiết tổng). Các biến mã hóa của Z1, Z2, Z3 và Z4 lần lượt ký hiệu là A,
B, C và D. Lựa chọn mô hình khảo sát theo Box-Willson với k = 4, chọn
cánh tay đòn α = 1.414 và số thí nghiệm tại tâm là 3. Tổng số thí nghiệm
của ma trận là 27 thí nghiệm.
3.2.3. Chiết xuất sử dụng siêu âm
3.2.3.1. Tiến hành thí nghiệm
100g bột nguyên liệu táo mèo được cho vào bình cầu 1000 mL hoặc
2000 mL loại 3 cổ, dung môi chiết sử dụng ethanol 65%, pH dung môi là
5.4 được thêm vào bình cầu ở các tỷ lệ nghiên cứu (theo bố trí thí
nghiệm). Lắp sinh hàn, nhiệt kế và thiết bị siêu âm đầu dò sau đó tiến
hành gia nhiệt bằng bếp điện, chiết siêu âm ở các điều kiện nhiệt độ, công
suất siêu âm và thời gian cần nghiên cứu. Kết thúc quá trình chiết, dịch
chiết được lọc qua phễu lọc buchner và cô đặc sẽ thu được cao chiết tổng.
Xác định hàm lượng cao chiết tổng (%); hàm lượng phenolic tổng (mg
GAE/g cao chiết) và flavonoid tổng (mg QE/g cao chiết) trong cao chiết.
7
3.2.3.2. Thiết kế ma trận kế hoạch thực nghiệm
Các yếu tố công nghệ nghiên cứu gồm 4 yếu tố là Z1: Tỷ lệ dung
môi/nguyên liệu (v/w), Z2: Nhiệt độ chiết siêu âm (0C), Z3: Công suất
siêu âm (W) và Z4: Thời gian chiết (phút). Hàm mục tiêu là Y1 (hàm
lượng phenolic tổng), Y2 (Hàm lương cao chiết tổng). Các biến mã hóa
của Z1, Z2, Z3 và Z4 lần lượt ký hiệu là A, B, C và D. Lựa chọn mô hình
khảo sát theo Box-Behnken với k = 4, số thí nghiệm tại tâm là 3. Tổng số
thí nghiệm của ma trận là 27 thí nghiệm.
3.2.4. Chiết xuất bằng phương pháp hồi lưu
3.2.4.1. Tiến hành thí nghiệm
100g bột nguyên liệu táo mèo được cho vào bình cầu 2000 mL,
dung môi chiết sử dụng ethanol 65%, pH dung môi là 5.4 được thêm vào
bình cầu ở các tỷ lệ nghiên cứu. Lắp sinh hàn và tiến hành gia nhiệt bằng
bếp điện, chiết hồi lưu ở các điều kiện nhiệt độ và thời gian cần nghiên
cứu. Kết thúc quá trình chiết, dịch chiết được lọc qua phễu lọc buchner
và cô đặc sẽ thu được cao chiết tổng. Xác định hàm lượng cao chiết tổng
(%); hàm lượng phenolic tổng (mg GAE/g cao chiết) và flavonoid tổng
(mg QE/g cao chiết) trong cao chiết.
3.2.4.2. Thiết kế ma trận kế hoạch thực nghiệm
Các yếu tố công nghệ nghiên cứu gồm 3 yếu tố là Z1: Thời gian
chiết xuất (phút), Z2: Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (v/w) và Z3: Nhiệt độ
chiết xuất (0C). Hàm mục tiêu là Y1 (hàm lượng phenolic tổng), Y2 (Hàm
lương cao chiết tổng). Các biến mã hóa của Z1, Z2 và Z3 lần lượt ký hiệu
là A, B, và C. Với k = 3, lựa chọn cánh tay đòn α = 1.215 và số thí nghiệm
tại tâm là 1. Tổng số thí nghiệm của ma trận là 15 thí nghiệm
3.3. Quy trình sấy phun và thiết kế mô hình
3.3.1. Tiến hành thí nghiệm
Dịch sau chiết được lọc và cô đặc thu được 2.1 lít dịch có hàm lượng
chất khô đạt 15-20%. Bổ sung chất trợ sấy maltodextrin với tỷ lệ nghiên
cứu vào dịch chiết cô đặc. Bật máy khuấy dịch chiết, bật bơm lưu lượng,
điều chỉnh lưu lượng dòng cấp ứng với điều kiện nghiên cứu và tiến hành
quá trình sấy phun, tác nhân sấy (khí nóng) được thổi vào buồng phun
dịch. Nhiệt độ tác nhân sấy được thay đổi theo điều kiện nghiên cứu. Thiết
bị sử dụng nghiên cứu là máy sấy phun Buchi B290 mini spray dryer, tốc
độ bơm dịch (15-35 mL/phút), nhiệt độ khí nóng đầu vào (120 – 2200C),
lưu lượng khí nóng tối đa 35 m3/giờ, công suất bay hơi 1 L H2O/giờ (Viện
Công nghệ sinh học – Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà nội). Bột sau
sấy phun được phân tích hàm lượng phenolic tổng và hàm ẩm.
8
3.3.2. Thiết kế ma trận kế hoạch thực nghiệm
Các yếu tố công nghệ nghiên cứu gồm 3 yếu tố là Z1: Hàm lượng
chất trợ sấy maltodextrin (%, w/w), Z2: Nhiệt độ khí nóng đầu vào (0C) và
Z3: Tốc độ phun dịch (mL/phút). Hàm mục tiêu là Y1 (hàm lượng
phenolic tổng của sản phẩm sau sấy phun), Y2 (độ ẩm của sản phẩm sau
sấy phun). Các biến mã hóa của Z1, Z2 và Z3 lần lượt ký hiệu là A, B,
và C. Lựa chọn mô hình khảo sát theo Box-Behnken với k = 3, số thí
nghiệm tại tâm là 1. Tổng số thí nghiệm của ma trận là 15 thí nghiệm.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các hợp chất phân lập được từ cặn EtOAC quả táo mèo
Từ cặn chiết ethyl actate quả táo mèo đã phân lập và xác định được
25 hợp chất trong đó gồm:
+ 19 hợp chất phenolic (TM1, TM2, TM3, TM5, TM7, TM8, TM9,
TM10, TM12, TM13, TM15, TM16, TM17, TM18, TM30, TM33, TM35,
TM36, TM37). Trong đó có 1 hợp chất mới có tên là 3S-thunberginol C
6-O-β- D-glucopyranoside (TM17)
+ 5 hợp chất triterpenoid (TM20, TM22, TM23, TM24, TM25)
+ 1 dẫn xuất của axit mạch thẳng: (TM6)
Bảng 4.1. Các hợp chất phân lập từ cặn chiết EtOAC quả táo mèo
TT
Kí hiệu
Tên chất
Khối
lượng
(mg)
1 TM1 Chlorogenic acid methyl ester 45,5
2 TM2 Quercetin 21,0
3 TM3 Protocatechuic acid 6,8
4 TM5 Hyperin 13,5
5 TM6 4-methyl malate 32,0
6 TM7 Naringenin-7-O- β-D-glucopyranoside 11,0
7 TM8 Phlorizin 10,8
8 TM9 3-methoxy, 4-hydroxy-benzoic acid 12,2
9 TM10 Astilbin 22,0
10 TM12 Gallic acid 19,0
11 TM13 Methyl gallate 6,5
12 TM15 Chrysin 9,5
13 TM16 Naringenin 5,6
14 TM17
(Chất mới)
3S-Thunberginol C 6-O-β- D-glucopyranoside 6,5
15 TM18 1-O-coumaroyl-β-D-glucopyranose 12,0
9
16 TM20 Pomolic acid 8,0
17 TM22 Euscaphic acid 7,6
18 TM23 23-Hydroxy ursolic acid 10,5
19 TM24 Ursolic acid 22,0
20 TM25 Maslinic acid 11,2
21 TM30 (2R/S)-5,7,3’,5’-tetrahydroxy-flavanone 7-O-β-D
glucopyranosie
8,2
22 TM33 Phloretin-2’-O-(β-D-xylopyranosyl-(16)-O-β-D
glucopyranoside)
11,3
23 TM35 Cis-p-coumaric acid 4-O-β-D-glucopyranoside 7,6
24 TM36 Myricitrin 7,2
25 TM37 2’,6’-dihydroxy-3’,4’- dimethoxychalcone 4,4
4.1.1. Hợp chất 3S-thunberginol C 6-O-β- D-glucopyranoside
(TM17) – Hợp chất mới
Hợp chất TM17 thu được ở dạng chất rắn màu trắng. Trên phổ khối
phân giải cao HR-ESI-MS của TM17 xuất hiện các píc ion giả phân tử lần
lượt là [M - H]¯ tại m/z 433.1119, [M + 35Cl]¯ tại m/z 469.0890 và [M +
37Cl]¯ tại m/z 471.0870. Tính toán lý thuyết cho ion [C21H21O10]¯có m/z
433.1129, ion [C21H22ClO10]¯ có m/z 469.0896 tương ứng với đồng vị
35Cl
và 471.0876 tương ứng với đồng vị 37Cl. Từ các dữ kiện trên phổ khối
phân giải cao, CTPT của TM17 được xác định là C21H22O10. Độ quay cực
của hợp chất TM17 là [α]D = - 69
0 (c = 0.1, MeOH)
Hình 4.1.1.1. Phổ HR-ESI-MS của hợp chất TM17
Trên phổ 1H-NMR của hợp chất TM17 xuất hiện hệ spin AABB [δH
6.80 (d, J= 8.5 Hz, H-3′, 5′); 7.32 (d, J= 8.0 Hz, H-2′, 6′)] cho phép xác
định vòng phenyl thế 2 lần trong hợp chất TM17. Bên cạnh đó, vòng thơm
của nhân isocoumarin đặc trưng bởi tín hiệu cộng hưởng có độ chuyển
[M + 35Cl]¯
[M - H]¯
[M + 37Cl]¯
CTPT: C21H22O10
10
dịch hóa học [δH 6.54 (br s, H-5); 6.52 (d, J= 2 Hz, H-7, TM17a); 6.51 (d,
J= 2 Hz, H-7, TM17b)], trong khi vòng lactone xuất hiện với các tín hiệu
cộng hưởng ở δH 5.61 (t, J= 2.5 Hz, H-3, TM17a); 5.59 (t, J= 2.5 Hz, H-3,
TM17b); 3.11 và 3.07 (H-4a); 3.34 (m, H-4b).
Hình 4.1.1.2. Phổ 1H-NMR của hợp chất TM17
Phổ 13C-NMR kết hợp phổ DEPT cho thấy có 21 tín hiệu của nguyên
tử carbon bao gồm 2 carbon nhóm methylene (-CH2), 12 carbon nhóm
methine (-CH) và 7 carbon không liên kết với hydro. Trong đó có 1 tín
hiệu của nhóm keton liên kết với nguyên tử oxy (O-C=O) đặc trưng của
khung dihydroisocoumarin xuất hiện tại δC 169.25/169.18 ppm, 2 cặp tín
hiệu carbon đối xứng của vòng B tại δC (ppm) 128.22/ 128.20 và 115.18
chứng tỏ vòng B bị thế ở 2 vị trí đối xứng nhau trên vòng (C-1’ và C4’), 2
tín hiệu carbon đặc trưng của vòng lactone tại δC (ppm) 80.0 và 33.66; Bên
cạnh đó sự xuất hiện của 6 tín hiệu carbon ở độ chuyển dịch hóa học δC
(ppm) 99.77/99.67; 73.06; 76.44; 69.51; 77.11 và 60.52 gợi ý đây là 6 tín
hiệu carbon của 1 cấu tử đường.
Trên phổ 2 chiều HMBC đã thể hiện sự tương tác của proton
anomeric δH (ppm) 4.99 (1H, d, J = 7.5 Hz)/4.97 (1H, d, J = 8.0 Hz) với
nguyên tử carbon C-6 của phần aglycon. Hằng số tương tác của proton
anomer J= 7.5 – 8.0 Hz cho phép khẳng định đây là đường dạng beta. Phổ
HMBC cũng thể hiện các tương tác giữa H-7 (δH 5.51/5.52) với C-5 (δC
107.37/107.27), C-9 (δC 102.56/102.54); H-4 (δH 3.08/3.34) với C-5 (δC
107.37/107.27), C-9 (δC 102.56/102.54); H-5 (δH 6.55) với C-4 (δC 33.66);
H-3 (δH 5.61/5.59) với C-10 (δC 142.15), C-6’ (δC 128.22/ 128.20), C-
2’(δC 128.22/128.20); H-2’(δH 7.32), H-6’(δH 7.32) với C-4’ (δC 157.76);
11
H3’(δH 6.80), H-5’(δH 6.80) với C-1’(δC 128.47/128,45). Các tương tác
trên cho phép xác định vị trí 2 nhóm thế hydroxyl tại C-8 và C-4’.
Hình 4.1.1.3. Phổ 13C-NMR của hợp chất TM17
Hình 4.1.1.5. Phổ HSQC và HMBC của hợp chất TM17
Các tín hiệu trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR nêu trên có thể khẳng
định phần aglycon của TM17 chính là thunberbinol C [72]
Tiến hành thủy phân TM17 và chạy sắc ký lỏng hiệu năng cao với các
đối chứng chuẩn đã xác định được cấu tử đường trong phân tử TM17 là
đường β-D-glucose.
12
Hình 4.1.1.6. Sắc ký đồ HPLC xác định cấu tử đường
Trong cấu trúc hóa học của hợp chất TM17, vị trí carbon C-3 là
carbon bất đối. Do đó, để xác định cấu hình tuyệt đối của hợp chất TM17,
chúng tôi tiến hành đo phổ lưỡng sắc tròn (phổ CD). Kết quả trên phổ CD
cho các hiệu ứng cotton âm xảy ra ở các bước sóng 227 nm (Δε -2.29), 255
nm (Δε -4.85) và 305 nm (Δε -1.21). Trong đó hiệu ứng cotton âm xảy ra
mạnh nhất ở bước sóng 255 nm (Δε -4.85) (Hình 4.1.1.9). Tiến hành so
sánh phổ CD của hợp chất TM17 với các hợp chất có cấu trúc hóa học và vị
trí carbon bất đối tương tự hợp chất TM17 như các hợp chất: 3S-
hydrangenol 4’-O-glucoside, 3S-thunberginol I 4’-O-glucoside và 3S-
florahydroside. Ở 3 hợp chất vừa nêu, trên phổ CD của chúng đều xảy ra
hiệu ứng cotton âm mạnh nhất lần lượt tại 260 nm (Δε -3.76), 255 nm (Δε
-8.30) và 255 nm (Δε -0.79) [72-74]. Điều này chỉ ra hợp chất TM17 phù
hợp với cấu hình dạng 3S của 3-aryl dihydroisocoumarin. Do đó, hợp chất
TM17 được khẳng định là 3S-thunberginol C 6-O-β-D-glucopyranoside.
Đây là hợp chất mới lần đầu tiên được phân lập từ thiên nhiên.
Tuy nhiên, trên phổ 1H-NMR và 13C-NMR xuất hiện các tín hiệu kép
xuất hiện theo các cặp tín hiệu rất sát nhau (như trong bảng dữ liệu phổ
4.1.1). Chúng tôi đặt giả thuyết hợp chất TM17 tồn tại đồng thời ở 2 cấu
dạng bền khác nhau nên khi đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân sẽ xảy ra hiện
tượng như trên. Để chứng minh cho giả thuyết này, chúng tôi tiến hành tính
toán lý thuyết năng lượng bền của các cấu dạng có thể của hợp chất TM17
thông qua việc tính toán enthalpy tương đối (ΔH) của hợp chất này, sử
dụng phương pháp DFT (density functional theory method). Kết quả tính
toán lý thuyết đã cho thấy 02 cấu dạng nửa thuyền tồn tại ở trạng thái năng
lượng bền với ethalpy tương đối lần lượt là H = 0.0 kcal/mol và H = 0.2
kcal/mol. Điều này đã làm sáng tỏ giả thuyết nêu trên của chúng tôi rằng
hợp chất 3S-Thunberginol C 6-O-β- D-glucopyranoside tồn tại ở 2 loại cấu
dạng bền khác nhau (a/b).
13
Hình 4.1.1.7. Cấu trúc hóa học của
TM17
Hình 4.1.1.8. Phổ CD của TM17
(a) (b)
Hình 4.1.1.9. Hai cấu dạng bền kiểu nửa thuyền của hợp chất TM17
Bảng 4.1.1. Dữ liệu phổ NMR của hợp chất TM17 và chất so sánh
thunberginol C
Vị
trí
C
TLTK (DMSO-d6) [72] TM17 (DMSO-d6)
δH (ppm) δC
(ppm)
δH (ppm) δC (ppm)
1 169.4 169.25 /
169.18
3 5.54 (1H, t, J= 3.0 Hz) 79.7 5.61 (1H, t, J = 2.5 Hz) /
5.59 (1H, t, J = 2.5 Hz)
80.0
4 3.03 (1H, dd, J= 3.0;
17.0 Hz, H-4a)
3.24 (1H, dd, J= 3.0;
17.0 Hz, H-4b)
33.6 3.11 (1H, t, J= 2.5 Hz,
H-4a)/3.07 (1H, t, J= 2.5
Hz, H-4a)
3.35 (overlap, H-4b)
33.66
5 6.3 (1H, d, J= 2.0 Hz) 106.8 6.55 (1H, br s) 107.37 /
107.27
6 164.4 162.99
7 6.22 (1H, d, J = 2.0
Hz)
100.9 6.52 (1H, d, J= 2.0 Hz) /
6.51 (1H, d, J = 2.0 Hz)
101.76
14
8 11.1 (-OH) 163.3 11.09 (-OH) 163.28
9 100.3 102.56 /
102.54
10 142.2 142.15
1’ 128.6 128.47 /
128.45
2’ 7.31 (1H, d, J=9.0 Hz) 128.0 7.32 (1H, d, J = 8.0 Hz) 128.22 /
128.20
3’ 6.8 (1H, d, J=9.0 Hz) 115.1 6.80 (1H, d, J = 8.5 Hz) 115.18
4’ 157.6 157.76
5’ 6.8 (1H, d, J=9.0 Hz) 115.1 6.80 (1H, d, J = 8.5 Hz) 115.18
6’ 7.31 (1H, d, J=9.0 Hz) 128.0 7.32 (1H, d, J = 8.0 Hz) 128.22 /
128.20
1’’ 4.99 (1H, d, J = 7.5 Hz)/
4.97 (1H, d, J = 8.0 Hz)
99.77 /
99.67
2’’ 3.24, m 73.06
3’’ 3.37, m 76.44
4’’ 3.18, m 69.51
5’’ 3.2, m 77.11
6’’ 3.46 (1H, m)
3.76 (1H, m)
60.52
4.2. Đánh giá hoạt tính sinh học của cao chiết và các hợp chất phân
lập được
4.2.1. Đánh giá hoạt tính bảo vệ tim mạch (sEH)
4.2.1.1. Đối với cao chiết
Cao chiết phân đoan n-hexan thì không thể hiện hoạt tính ở nồng độ
37.5 và 75 µM, thể hiện hoạt tính thấp ở 150 µM. Các phân đoạn còn lại
thể hiện hoạt tính giảm dần: cao ethyl acetate > cao dichloromethane >
cặn nước > cao tổng methanol.
Bảng 4.2.2.1. Kết quả đánh giá hoạt tính sEH với cao chiết
TT Phân Đoạn cao
chiết
Nồng độ thử
(µM)
Phần trăm ức
chế I (%)
1 Dichloromethane 37.5 28.0 ± 3.4
2 75 57.9 ± 0.1
3 150 83.8 ± 2.7
4 Ethyl acetate 37.5 36.7 ± 2.5
5 75 68.7 ± 3.5
6 150 92.7 ± 1.2
7 Cặn nước 37.5 25.4 ± 1.2
15
8 75 45.9 ± 0.2
9 150 68.4 ± 0.1
10 Cao tổng methanol 37.5 4.9 ± 0.5
11 75 12.8 ± 1.7
12 150 21.1 ± 2.2
4.2.2.2. Đối với các hợp chất phân lập được
Có 8 trên 25 hợp chất thể hiện hoạt tính bao gồm các chất là TM1,
TM5, TM8, TM10, TM16, TM24, TM33 và TM37. Giá trị IC50 (µM) của
8 hợp chất này nằm trong khoảng từ 10.0 ± 0.6 đến 88.4 ± 0.2. Trong đó,
2 hợp chất TM9 và TM37 thể hiện hoạt tính mạnh nhất khi có các giá trị
IC50 lần lượt là 19.3 ± 2.2 và 10.0 ± 0.6 µM.
Bảng 4.2.2.2. Kết quả thử hoạt tính sEH với các hợp chất phân lập được
TT Kí hiệu Phần trăm ức chế tại
nồng độ 100 µM (%)
IC50 (µM)
đối chứng (+)
Auda
16.8 ± 0.5 nM
1 TM1 73.3 ± 1.1 41.9 ± 1.1
2 TM5 72.8 ± 0.2 30.5 ± 0.1
3 TM9 >100 19.3 ± 2.2
4 TM10 79.9 ± 0.4 22.9 ± 0.2
5 TM16 76.8 ± 0.06 24.7 ± 2.5
6 TM24 74.0 ± 2.8 36.1 ± 0.6
7 TM33 52.7 ± 0.2 88.4 ± 0.2
8 TM37 >100 10.0 ± 0.6
4.2.2. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa
Trong tổng số 25 hợp chất đem thử thì có tới 14 hợp chất thể hiện
hoạt tính với giá trị SC50 (µg/mL) nằm trong khoảng (18.05 ± 0.69 đến
49.34 ± 1.22). Đặc biệt trong 14 hợp chất thể hiện hoạt tính có 1 hợp chất
thể hiện hoạt tính mạnh hơn cả đối chứng dương là hợp chất TM12 có giá
trị SC50 là 18.05 (µg/mL).
Bảng 4.2.1. Kết quả hoạt tính chống oxy hóa của các hợp chất phân lập
Ký hiệu Giá trị SC50
(µg/mL)
Ký hiệu Giá trị SC50
(µg/mL)
Đối chứng (+)
Ascorbic acid
26.40 ± 0.44 TM12 18.05 ± 0.69
TM1 35.48 ± 2.02 TM15 30.12 ± 0,15
TM2 31.37 ± 0.12 TM16 33.47 ± 0,51
16
TM3 28.18 ± 1.18 TM17 40.51 ± 0.78
TM5 29.17 ± 1.67 TM30 41.81 ± 0.45
TM7 49.34 ± 1.22 TM36 42.76 ± 2.12
TM9 29.11 ± 0.17 TM37 29,12 ± 0.38
TM10 42.32 ± 0.42
4.2.3. Đánh giá hoạt tính gây độc tế bào của cao chiết
Chỉ có 2 cao chiết phân đoạn n-hexan và dicholoromethane (CH2Cl2)
là thể hiện hoạt tính ức chế tế bào ung thư cổ tử cung hela với giá trị IC50
lần lượt là 99.24 µg/mL và 67.2 µg/mL. Các cao chiết phân đoạn còn lại
không thể hiện hoạt tính.
4.3. Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình chiết phenolic từ quả táo
mèo quy mô phòng thí nghiệm.
4.3.1. Kết quả chiết soxhlet thu cao chiết toàn phần
Phương pháp chiết soxhet cho hiệu suất chiết rất cao do đây là
phương pháp chiết kiệt nhất. Hàm lượng cao chiết tổng thu được trung
bình đạt 36,07%. Hàm lượng phenolic tổng và hàm lượng flavonoid tổng
cũng rất cao với giá trị trung bình lần lượt là 28,9 (mg GAE/g cao chiết)
và 20,0 (mg QE/g cao chiết).
4.3.2. Mô hình nghiên cứu và tối ưu quy trình chiết xuất phenolic
bằng phương pháp chiết vi sóng
4.3.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đơn biến đến hàm mục tiêu
4.3.2.2. Thiết lập mô hình và xác định phương trình hồi quy hàm
mục tiêu.
Từ các số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của các thông số công nghệ
đơn biến đến hàm mục tiêu, chúng tôi lựa chọn mô hình nghiên cứu theo
mô hình bậc 2 của Box-Willson. Các mức gốc (hay mức cơ bản) của các
yếu tố và hệ số α = 1.414 (với k= 4) được thể hiện ở bảng 4.3.2.2a
Bảng 4.3.2.2a. Các mức thí nghiệm của các biến biến công nghệ
Tên biến, khoảng biến thiên Mức nghiên cứu
Biến thực
Biến
mã
Khoảng biến
thiên (Δ) -α -1 0 1 +α
Z1: thời gian chiết (phút) A 15 9 15 30 45 51
Z2: Nồng độ ethanol (%) B 20 32 40 60 80 88
Z3: Công suất máy vi
sóng (W) C 160 175 240 400 560 625
Z4: độ pH D 2 1.2 2 4 6 6.8
17
Sử dụng phần mềm design expert để xây dựng ma trận kế hoạch thực
nghiệm với 27 thí nghiệm và đánh giá sự hội tụ của mô hình thông qua
phân tích phương sai. Kết quả mô hình nghiên cứu được xác định là tương
hợp với thực nghiệm.
Sau khi loại bỏ các yếu tố không có ý nghĩa. Hàm mục tiêu được xác
định và biểu diễn bằng phương trình hồi quy bậc 2 như sau:
+ Y1 = 29.42 + 2.93A + 0.88B + 1.78C + 0.76D – 0.89AB + 1.09AD –
1.02BC – 1.3B2 – 1.1D2 (1)
+ Y2 = 21.22 + 2.32A + 0.68B + 0.99C + 0.41D – 0.59AB + 0.62AD –
1.11BC + 0.39BD – 0.92B2 – 0.57D2 (2)
+ Y3 = 29.65 + 2.55A + 1.06B + 1.05C + 0.61D – 0.46AC + 0.49AD –
0.97BC – 0.91B2 (3)
4.3.2.3. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất
Quá trình chiết xuất cần được tối ưu sao cho cả 3 hàm mục tiêu Y1,
Y2 và Y3 đều đạt giá trị lớn nhất. Điều này được giải quyết bằng việc giải
bài toán tối ưu bằng phần mềm Design expert 7.0 theo phương pháp hàm
nguyện vọng với các mức độ ưu tiên (từ 1 đến 5). Trong bài toán này, với
các mục tiêu đặt ra, chúng tôi lựa chọn mức độ ưu tiên cho các hàm mục
tiêu như sau: Hàm Y1 (mức 5); hàm Y2 (mức 3); hàm Y3 (mức 2). Tại
điều kiện các thông số công nghệ như bảng 4.3.2.4, giá trị dự đoán của các
hàm mục tiêu lần lượt là Y1 = 33.64 (mg GAE/g); Y2 = 25.1 (mg QE/g)
và Y3 = 33.33 (%).
Bảng 4.3.2.3a. Kết quả tối ưu các biến công nghệ
Biến mã hóa Biến thực
A B C D Thời
gian
(phút)
Nồng độ
ethanol
(%,v/v)
Công
suất vi
sóng (W)
Độ pH
dung
môi
1.34 0.23 0.26 0.7 50.1 64.6 441.6 5.4
Tại điều kiện tối ưu, tiến hành thực nghiệm so sánh kết quả thực
nghiệm với kết quả tính toán lý thuyết cho thấy mức độ sai khác là rất
nhỏ. Chứng tỏ mô hình xây dựng có độ chính xác cao.
4.3.3. Mô hình nghiên cứu và tối ưu quy trình chiết xuất phenolic
bằng phương pháp chiết siêu âm
4.3.3.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đơn biến đến hàm mục tiêu
4.3.3.2. Thiết lập mô hình và xác định phương trình hồi quy hàm
mục tiêu.
18
Bài toán này dựa vào các số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của các thông
số công nghệ đơn biến đến hàm mục tiêu, chúng lựa chọn mô hình nghiên
cứu theo mô hình bậc 2 của Box-Behnken. Các mức gốc (0), mức thấp (-
1) và mức cao (+1), của các yếu tố (với k= 4) và khoảng biến thiên được
thể hiện ở bảng 4.3.3.2a.
Bảng 4.3.3.2a. Các mức thí nghiệm của các biến biến công nghệ
Biến thực Biến
mã
Khoảng biến
thiên (Δ)
Mức nghiên cứu
-1 0 1
Z1: Tỷ lệ dung
môi/nguyên liệu (v/w)
A 2 5 7 9
Z2: Nhiệt độ chiết (0C) B 15 30 45 60
Z3: Công suất siêu âm (W) C 40 100 140 180
Z4: Thời gian chiết (phút) D 15 45 60 75
Sử dụng phần mềm design expert để xây dựng ma trận kế hoạch thực
nghiệm với 29 thí nghiệm và đánh giá sự hội tụ của mô hình thông qua
phân tích phương sai. Kết quả mô hình nghiên cứu được xác định là tương
hợp với thực nghiệm.
Sau khi loại bỏ các yếu tố không có ý nghĩa. Hàm mục tiêu được xác
định và biểu diễn bằng phương trình hồi quy bậc 2 như sau:
+ Y1 = 33.60 + 1.35B – 0.94C + 1.1D – 1.52AC + 1.7BC + 2.49BD +
1.63CD – 2.45A2 – 4.8B2 – 4.58C2 – 3.30D2 (1)
+ Y2 = 28.59 + 2.44A + 1.75C + 5.97D + 2.39AB + 5.33AD – 2.27BC –
4.72A2 – 2.75B2 – 2.9C2 – 2.17D2 (2)
4.3.3.3. Tối ưu hóa quy trình chiết xuất
Tương tự như bài toán trước đó, quá trình chiết xuất nguyên liệu táo
mèo cần được tối ưu sao cho cả 2 hàm mục tiêu Y1 và Y2 đều đạt giá trị
lớn nhất. Điều này được giải quyết bằng việc tiến hành giải bài toán tối ưu
bằng phần mềm Design expert 7.0 theo phương pháp hàm nguyện vọng
với các mức độ ưu tiên (từ 1 đến 5). Trong bài toán này, với các mục tiêu
đặt ra, nghiên cứu sinh lựa chọn mức độ ưu tiên cho các hàm mục tiêu như
sau: Hàm Y1 (mức 5), hàm Y2 (mức 3). Tại điều kiện các thông số công
nghệ như bảng 4.3.3.4, giá trị dự đoán của các hàm mục tiêu lần lượt là
Y1 = 33.0 (mg GAE/g) và Y2 = 32.83 (%).
Bảng 4.3.3.3. Kết quả tối ưu các biến công nghệ
Biến mã hóa Biến thực
A B C D Tỷ lệ dung
môi/nguyên
liệu (v/w)
Nhiệt độ
chiết siêu
âm (0C)
Công suất
chiết siêu
âm (W)
Thời gian
chiết
(phút)
0.29 0.27 0.05 0.61 7.58 49.05 142 69.15
19
Tại điều kiện tối ưu, tiến hành thực nghiệm so sánh kết quả thực
nghiệm với kết quả tính toán lý thuyết cho thấy mức độ sai khác là rất
nhỏ. Chứng tỏ mô hình xây dựng có độ chính xác cao.
4.3.4. Mô hình nghiên cứu và tối ưu quy trình chiết xuất phenolic
bằng phương pháp chiết hồi lưu
4.3.4.1. Ảnh hưởng của các yếu tố đơn biến đến hàm mục tiêu
4.3.4.2. Thiết lập mô hình và xác định phương trình hồi quy hàm
mục tiêu
Từ các số liệu thí nghiệm ảnh hưởng của các thông số công nghệ đơn
biến đến hàm mục tiêu Y1 và Y2, nghiên cứu sinh lựa chọn mô hình bậc
2, kế hoạch hóa thực ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_xay_dung_qu.pdf