Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU

LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM

VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ

4.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái

4.1.1. Quan điểm định hướng

Một số quan điểm định hướng phát triển DLST là: phải phù hợp với chủ

trương, quan điểm về phát triển hoạt động du lịch của Đảng và Nhà nước; đảm

bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; đóng góp vào sự phát triển

kéo theo của các ngành kinh tế ; ưu tiên phát triển các loại hình DLST đặc thù,

các loại hình DLST thuộc thế mạnh của từng điểm, từng khu vực

4.1.2. Định hướng tổng quát

Đóng góp vào hiệu quả kinh tế của ngành du lịch, đưa du lịch thật sự là

ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2015 số lượng khách DLST phải cố gắng

phấn đấu đạt ít nhất 22,5% trên tổng số khách và khoảng 2 6% năm 2020. Góp

phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, kéo dài ngày lưu trú bình quân của du

khách đên vùng lên 3,0 ngày (năm 2015) và 3,5 ngày (năm 2020). Tạo thêm

công ăn việc làm, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập

cho dân cư địa phương v.v.

pdf24 trang | Chia sẻ: Lavie11 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ửa Đại, biển Rạng – Dung Quất (Quảng Ngãi). Tiểu vùng I Đèo Ngang, phá Hạc Hải, suối khoáng Bang (Quảng Bình), hồ Ái Tử (Quảng Trị) . Loại 2 (từ 12,5 đến 16,24 điểm) Tiểu vùng II Núi Hải Vân (phía Đà Nẵng) , đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Tiểu vùng I Bàu Tró (Quảng Bình), rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (Quảng Trị).Loại 3 (dưới 12,5 điểm) Tiểu vùng II Suối Voi - Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Quảng Nam), núi Sữa (Quảng Ngãi). (Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả)  Tóm lại: Từ kết quả xác định giá trị tài nguyên dựa trên khả năng thu hút và khả năng khai thác đã cho chúng ta thấy TNDL tự nhiên ở VDLBTB không chỉ phong phú mà có giá trị cao . Điều này không chỉ có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy DLST phát triển mà còn nâng cao vị trí của VDLBTB trong du lịch cả nước ... 3.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 3.3.1. Công tác tổ chức quy hoạch du lịch sinh thái Công tác quy hoạch DLST hiện nay mới chỉ triển khai cho từng điểm tài nguyên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiếu bất cập, chưa khai thác một cách rõ nét lợi thế so sáng của từng điểm tài nguyên. Việc quy hoạch bị phân tán nên chưa tạo điều kiện cho việc thúc đẩy việc phát triển các tài nguyên và khu vực trọng điểm để kích thích các điểm tài nguyên khác phát triển 3.3.2. Về công tác tổ chức khai thác hoạt động du lịch sinh thái 3.3.2.1 Tình hình khai thác khách du lịch sinh thái trong những năm qua a. Về số lượng khách và doanh thu du lịch sinh thái Số lượng khách DLST từ 2005 – 2010 tăng qua các năm thể hiện tại biểu đồ 3.1 với tốc độ phát triển bình quân (TĐPTBQ) là 119%, chiếm tỷ trọng 21,8% trong tổng số khách du lịch đến VDLBTB năm 2010. Doanh thu của năm 2010 là 1.025,4 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân về doanh thư từ 2005 – 2010 là 123%. 86183.06 9235.314 9120.87 10766.95 996.8 2194.5 1801.7 2372.5 367 735.7 597 813.70 2000 4000 6000 8000 10000 12000 2005 2008 2009 2010 Tổng số khách du lịch đến vùng Tổng số khách DLST Khách DLST quốc tế Biểu đồ 3.1: Số lượng khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ giai đoạn 2005 – 2010 (Nguồn: Số liệu của các địa phương và tổng hợp của tác giả - ĐVT: 1000 lượt khách) - Về cơ cấu khách du lịch sinh thái Cơ cấu khách DLST theo quốc tịch đến VDLBTB trong năm 2010 thì đáng kể là khách du lịch Nhật Bản chiếm 16,74%; Pháp chiếm 14,39%; khách Đức chiếm 6,32%; Australia chiến 3,58%; Khách các nước Bắc Âu: Na Uy, Thủy Điển, Đan Mạch, Hà Lan chiếm 4,32%; khách Mỹ chiếm 5,83% còn lại là khách các nước khác. 3.2.2.3. Hoạt động của các doanh nghiệp du lịch và các thành phần kinh tế trong lĩnh vực đầu tư phát triển du lịch sinh thái Số lượng doanh nghiệp trong nước (DNTN) chiếm 63,4%; nước ngoài (DNNN) chiếm 36,6%; trong đó vốn của DNTN chiếm tỷ trọng 58,7%. Đối với DNTN thì thành phần kinh tế nhà nước (gồm các doanh nghiệp 100% vốn và doanh nghiệp vốn nhà nước là chủ đạo) chiếm số lượng nhỏ trong tổng số doanh nghiệp. Hầu như chưa có doanh nghiệp nào tham gia tham gia vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng (CSHT) đến các điểm tài nguyên. Riêng về đầu tư các điểm tài nguyên thì đã có rất nhiều dự án đã và đang xúc tiến do các doanh nghiệp đầu tư với số vốn lớn, một số dự án triển khai tiến độ chậm nên ảnh hưởng đến sự phát triển DLST của vùng Việc đầu tư các dịch vụ bổ sung phát triển k há mạnh tại các điểm tài nguyên do nhiều thành phần kinh tế tham gia , đã góp phần nâng cao điều kiện, đáp ứng nhu cầu du khách. 3.2.3. Về tổ chức quảng bá phát triển thị trường khách du lịch sinh thái Ngoài một số ấn phẩm, tập gấp quảng cáo giới thiệu; nhiều điểm du lịch đã tiến hành cài đặt Website để giới thiệu về tiềm năng DLST đưa lên mạng Internet, tham gia hội chợ du lịch trong nước và quốc tế v.v Tuy nhiên, theo đánh giá thì công tác quảng bá về DLST vẫn còn khá "rời rạc"; thông tin đưa đến du khách vẫn còn đơn giảnThị trường khách DLST hiện nay vẫn chủ yếu 9là thị trường khách du lịch đến vùng v.v 3.2.4. Về công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái Công tác đào tạo nhân lực cũng đã được tăng cường một bước. Tuy nhiên, Số lượng cán bộ du lịch được đào tạo vẫn chưa tương xứng với yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng 3.2.5. Về công tác quản lý tài nguyên Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã được tăng cường trong vài năm gần đây, đặc biệt là tại các khu vực và tài nguyên trọng điểm. Nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn tồn tại, cần giải quyết như việc nghiê n cứu để xây dựng mô hình quản lý phù hợp; vấn đề quản lý "sức chứa"; công tác phối hợp giữa các ban ngành tại địa phương v.v nhằm đưa DLST tại VDLBTB phát triển bền vững hơn. 3.2.6. Công tác giáo dục môi trường cho du lịch sinh thái Tại các điểm tài nguyên trọng điểm việc giáo dục môi trường dành cho các đối tượng: Cán bộ quản lý du lịch, doanh nghiệp, hướng dẫn viên, cộng đồng cư dân địa phương và d u khách đã được quan tâm hơn . Tuy nhiên, theo đánh giá thì công tác này ở hầu hết các địa phương vẫn chưa được tổ chức thường xuyên liên tục. Việc giáo dục môi trường cho du khách vẫn chủ yếu sử dụng ấn phẩm, rất ít các hình thức khác 3.2.7. Vốn đầu tư cho du lịch sinh thái Theo số liệu các địa phương VDLBTB, nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho DLST giai đoạn 2006 – 2010 chủ yếu là vốn cho CSHT. Riêng nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển DLST đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Với tổng vốn (tính trên giấy phép đăng ký kinh doanh) giai đoạn 2006 – 2010 là 76.215,2 tỷ đồng. 3.3. Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng và hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 3.3.1. Đánh giá mức độ khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Thông quan việc điều tra 11 chuyên gia về mức độ khai thác tài nguyên đã cho thấy: Việc khai thác tiềm năng DLST không đồng đều ở từng tiểu vùng, khu vực trọng điểm và điểm tài nguyên. Các tài nguyên trọng điểm là các tài nguyên có mức độ đầu tư hoạt động DLST cao nhất trong vùng. Tại các điểm tài nguyên có vị trí ít thuận lợi hơn việc đầu tư vẫn đang còn ở mức thấp... 3.3.2. Hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái 3.3.2.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế của hoạt động DLST tại VDLBTB năm 2010 được thể hiện tại bảng 3.5. Trong đó, giá trị sản xuất (GO) của hoạt động DLST năm 2010 đạt 886,18 tỷ đồng, gấp 2,69 lần so với giá trị GO năm 2005 của Hiệp hội Du lịch Thừa Thiên Huế (2006) ước tính (bằng 330 tỷ đồng) . 10 Bảng 3.5: Hiệu quả du lịch sinh thái Vùng du lịch Bắc Trung Bộ năm 2010 (ĐVT: tỷ đồng) CHỈ TIÊU Doanh thu (DT) Giá trị sản xuất (GO) Chi phí trung gian (IC) Giá trị tăng thêm (VA) 1. Lưu trú 294,74 294,74 123,79 170,95 2. Ăn uống 217,56 174,05 73,10 100,95 3. Vận chuyển 196,22 196,22 88,69 107,53 4. Thăm quan, hướng dẫn 64,66 64,66 25,99 38,66 5. Mua hàng hoá 100,72 5,04 1,51 3,53 6. Vui chơi, giải trí 64,86 64,86 27,56 37,29 7. Khác 86,61 86,61 36,81 49,80 * Tổng cộng 1.025,37 886,18 377,46 508,72 (Nguồn: Tổng hợp, tính toán của tác giả) Qua phân tích chỉ tiêu về tỷ trọng GO, VA, IC của DLST với các loại hình khác cho thấy: việc phát triển hoạt động DLST đem lại giá trị mới làm ra của DLST là khá cao . Đặc biệt là phân tích các chỉ tiêu về GO/khách, VA/khách, GO/LĐ và VA/LĐ bình quân chung của VDLBTB và một số đơn vị du lịch như Khu nghỉ mát Lăng Cô đã chỉ ra hiệu quả kinh tế của DLST bình quân của vùng so với một số đơn vị du lịch vẫn có sự cách biệt nhau, chủ yếu do thời gian lưu trú và chi tiêu của khách khác nhau. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh tế của hoạt động này, cần đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ nhằm tạo nguồn thu từ khách và nâng cao thời gian lưu trú của khách trong DLST. 3.3.2.2. Hiệu quả xã hội và môi trường của du lịch sinh thái Qua nghiên cứu DLST tại VDLBTB đã góp phần giải quyết lao động, tạo việc làm cho cộng đồng địa phương. Trường hợp điển hình tại Khu nghỉ mát Lăng Cô cho thấy tỷ lệ thu hút lao động địa phương rất cao năm 2010 chiếm 93,6%/Tổng số lao động. Bên cạnh đó sự phát triển của nhiều khu du lịch, khu nghỉ mát đã góp phần tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường khu vực. Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra nhiều vấn đề bất cập, cần cải thiện để nâng cao hiệu quả xã hội và môi trường trong phát triển DLST. 3.4. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái tại các trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung bộ 3.4.1. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái đến Vùng du lịch Bắc Trung Bộ Để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển khách du lịch sinh thái chúng tôi đã sử dụng mô hình xác suất phi tuyến Logit. Kết quả ước lượng được thể hiện tại bảng 3.6. Qua việc đánh giá, để có thể thu hút khách chúng ta phải không ngừng nâng cao công tác quảng bá đến du khách; nâng cao điều kiện an toàn, cơ sở hạ tầng, điều 11 kiện tiện nghi tại các điểm DLST, phát triển nhiều sản phẩm đặc thù...mặt khác phải có chính sách giá hợp lý. Điều này sẽ có tác dụng kích cầu DLST của du khách ngay cả trước khi đến VDLBTB họ chưa có ý định tham gia các chương trình DLST . Bảng 3.6: Kết quả ước lượng các hệ số ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển khách du lịch sinh thái của hàm Logit STT TÊN BIẾN (Variable) Hệ số β i (Coefficient) Ảnh hưởng cận biên (Marginal Effects) 1. Hằng số (Constant) - 12,19265*** - 1,76762 2. X1 ( Có mục đích DLST) 2,277648*** 0,33020 3. X2 (Mức độ thông tin) 1,981441*** 0,28726 4. X3 (Điều kiện an toàn) 3,024816*** 0,43852 5. X4 (Giá chương trình DLST) - 0,600972* - 0,08713 6. X5 (Loại hình DLST) - 0,000614ns - 0,00009 7. X6 (Điều kiện CSHT &CSVC) 2,673721*** 0,38762 8. X7 (Điều kiện thời tiết) 2,385498*** 0,42099 9. X8 (Thời gian lưu trú) 1,476103*** 0,21400 10. X9 (Bảo vệ môi trường) 3,585780*** 0,66576 11. X10 (Sản phẩm đặc thù) 0,715753** 0,10377 Likelihood ratio test statistic: 739.8538 *** Tỷ lệ dự đoán đúng: - Khách chọn đi DLST: 96,6% - Khách không chọn đi DLST: 91,9% Ghi chú: - (***), (**), (*) chỉ mức ý nghĩa thống kê (statistical significance) là 1%; 5%; 10% tương ứng. - Số mẫu nghiên cứu là 721 (Nguồn: số liệu điều tra năm 2011 và tính toán của tác giả) 3.4.2. Đánh giá các yếu tố thành công then chốt ( CSFs) cho vùng và các trọng điểm Thông qua việc xin ý kiến tám (08) chuyên gia nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến thành công của VDLBTB và các trọng điểm để từ đó có sự quan tâm đầu tư. Mặc dù số điểm có khác nhau ở từng yếu tố đối với từng trọng điểm, tuy nhiên thứ hạng những yếu tố then chốt là nhóm các yếu tố về môi trường, các yếu tố về dịch vụ hỗ trợ và CSHT, các yếu tố quảng bá, công tác đào tạo nguồn nhân lực, chính sách quản lý và lợi thế vị trí (xem bảng 3.7). Nhằm đi sâu hơn nữa chúng tôi đã kết hợp cách đánh giá của chuyên gia và du khách. Qua việc kết hợp cho thấy: đối với VDLBTB và các trọng điểm, phải cố gắng để yếu tố an ninh, thông tin cần phải đạt ở mức cao. Đồng thời thúc đẩy các yếu tố bảo vệ môi trường, CSHT & CSVC và sản phẩm đặc thù và phải có chiến lược duy trì mức giá hấp dẫn để thu hút khách đến, thúc đẩy sự phát triển DLST. Bảng 3.7: Đánh giá các yếu tố thành công then chốt cho VDLBTB và các trọng điểm Cấp độ 1 (1st level) Cấp độ 2 (2nd level) VDLBTB VDLBTB TIỂU VÙNG I TIỂU VÙNG II KV1 KV2 KV1 KV2 KV3 Yếu tố chính (Assessed element) Điểm Tổngđiểm Yếu tố phụ thuộc (Assessed factor) Trọng số Điểm Tổng điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm Điểm T/điểm (1) (2)= (1)*(4) (3) (4) (5) (6)= (4)*(5) (7) (8)= (7)*(4) (9) 10=(9)* (4) (11) 12=(11) *(4) (13) 14=(13) *(4) (15) 16=(1 5)*(4) Sự đa dạng nguồn TN 0.143 7.44 0.922 7.44 0.922 7.31 0.907 7.44 0.922 7.44 0.922 7.06 0.8761. Lợi thế vị trí (Local resources) 7.750 0.961 Tính hấp dấn nguồn TN 0.143 7.50 0.930 7.50 0.930 6.75 0.837 7.50 0.930 7.50 0.930 6.94 0.860 Thông tin điểm đến 0.176 8.31 1.380 8.31 1.380 8.56 1.421 8.31 1.380 8.31 1.380 8.63 1.432 Giá sản phẩm 0.176 7.69 1.276 7.69 1.276 8.13 1.349 7.69 1.276 7.69 1.276 8.56 1.421 2. Quảng bá (Marketing) 8.021 1.331 Sản phẩm đặc thù 0.176 8.06 1.338 8.06 1.338 8.25 1.370 8.06 1.338 8.06 1.338 8.31 1.380 3. DV hỗ trợ & CSHT 8.375 1.374 CSHT và CSVC 0.183 8.38 1.374 8.38 1.374 8.69 1.425 8.38 1.374 8.38 1.374 9.19 1.507 C/tác đào tạo nhân viên 0.165 7.63 1.258 7.63 1.258 7.63 1.258 7.63 1.258 7.63 1.258 7.94 1.3104. Đào tạo nguồn nhân lực 7.875 1.299 Giáo dục cộng đồng 0.165 8.13 1.341 8.13 1.341 8.13 1.341 8.13 1.341 8.13 1.341 8.13 1.341 Sự hỗ trợ của NN 0.147 7.75 1.294 7.75 1.294 7.75 1.294 7.75 1.294 7.75 1.294 8.25 1.3785. Chinh sách, quản lý 7.844 1.310 Công tác quản lý tổ chức DLST 0.147 7.94 1.326 7.94 1.326 8.13 1.357 7.94 1.326 7.94 1.326 8.38 1.399 An ninh, an toàn 0.186 9.38 2.006 9.38 2.006 9.38 2.006 9.38 2.006 9.38 2.006 9.38 2.0066. Yếu tố về môi trường 9.250 1.980 Bảo vệ môi trường 0.186 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 9.13 1.953 Ghi chú: - Tiểu vùng 1: Từ Quảng Bình – Phía Bắc Thừa Thiên Huế (đến hết huyện Phong Điền, Q.Điền), gồm: Khu vực 1 (KV1): VGQ Phong Nha; Kẻ Bàng – Biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (Q.Bình) và phụ cận; Biển Cửa Tùng – Cửa Việt (Q.Trị) kéo dài đến biển Phong Điền; Quảng Điền (T hừa Thiên Huế) và phụ cận. - Tiều vùng II: Từ gần Phía Bắc TT.Huế (Hương Trà) - Quảng Ngãi, gồm: Khu vực 1 (KV1): Biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô (Thừa Thiên Huế) – Bà Nà (Đà Nẵng) và phụ cận; Khu vực 2 (KV2): Biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước (Đà Nẵng) – Cửa Đại – Cù lao Chàm (Quảng Nam) và phụ cận; Khu vực 3 (KV3): Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận . - Các KV1 (Tiểu vùng 1); KV1, KV2 (Tiểu vùng 2) đư ợc cho điểm các yếu tố them chốt bằng điểm của VDLBTB. Các chuyên gia cho rằng sự phát triển DLST của VDLBTB đến năm 2020 chủ yếu tập trung tại 03 khu vực này. Và mỗi khu vực đều có những thế mạnh nhất định, xét về lợi thế ở tổng quát khá tương đồng nhau 12 13 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT SỐ TRỌNG ĐIỂM VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ ------------------------- 4.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái 4.1.1. Quan điểm định hướng Một số quan điểm định hướng phát triển DLST là: phải phù hợp với chủ trương, quan điểm về phát triển hoạt động du lịch của Đảng và Nhà nước; đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường; đóng góp vào sự phát triển kéo theo của các ngành kinh tế ; ưu tiên phát triển các loại hình DLST đặc thù, các loại hình DLST thuộc thế mạnh của từng điểm, từng khu vực 4.1.2. Định hướng tổng quát Đóng góp vào hiệu quả kinh tế của ngành du lịch, đưa du lịch thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn. Đến năm 2015 số lượng khách DLST phải cố gắng phấn đấu đạt ít nhất 22,5% trên tổng số khách và khoảng 2 6% năm 2020. Góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch, kéo dài ngày lưu trú bình quân của du khách đên vùng lên 3,0 ngày (năm 2015) và 3,5 ngày (năm 2020). Tạo thêm công ăn việc làm, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, tăng thu nhập cho dân cư địa phương v.v... * Tính toán các chỉ tiêu dự báo Các chỉ tiêu dự báo theo 3 phương án, trong đó phương án 2 là phương án chính Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu dự báo đến năm 2020 2013 2015 2020CHỈ TIÊU PAI PAII PAII PAI PAII PAIII PAI PAII PAIII 1. Tổng số khách (1000 k) 2.652,8 3.191,8 5.597,7 3.223,4 4.417,7 9.069,4 3.537,4 5.160,3 12560,4 Trong đó: Khách Q.tế 908,2 1.119,0 2.096,8 1.119,0 1.335,6 2.678,4 1.091,1 1.519,2 3952,1 2. T/số ngày khách (1000 ng.k) 2.287,2 3.149,1 5.548,3 3.296,5 4.852,3 9.951,4 4.310,3 6.562,7 16.845,0 3. Tổng doanh thu (tỷ.đ) 1.424,3 1.942,7 3.499,4 2.362,1 3.395,6 6.908,7 3.970,2 5.944,5 15.316,3 4. T/số lao động (ngưới) 19.639 23.629 38.951 20.953 30.425 54.694 21.971 32.051 73.660 5. Vốn đầu tư (ng.tỷ) (GĐ:2011–2015;2016– 2020) - - - 17,8 36,6 21,5 42,0 36,3 50,1 (Nguồn: Dự báo của tác giả) 4.1.3. Định hướng phát triển tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái 4.1.3.1. Tiểu vùng I: Tỉnh Quảng Bình – Phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Phong Điền) Bên cạnh việc xác định xu hướng phát triển của tiểu vùng, án luận đưa ra định hướng phát triển: 14  Định hướng phát triển tài nguyên: cần phải tập trung ưu tiên đầu tư cho các tài nguyên có lợi thế lớn theo thứ tự, gồm: (1) Nhóm 1: VQG Phong Nha – Kẻ Bảng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, biển Nhật Lệ, đảo Cồn Cỏ, là những tài nguyên cần được ưu tiên đầu tư trước nhất. (2) Nhóm 2: Vũng Chùa - đảo Yến, biển Vĩnh Thanh - Vĩnh Kim, biển Phong Điền - Quảng Điền, suối khoáng Bang, là những tài nguyên được ưu tiên tiếp theo. (3) Nhóm 3: Phá Hạc Hải, đèo Ngang, hồ Ái Tử, rừng nguyên sinh Rú Lĩnh, Bàu Tró, là những tài nguyên được ưu tiên cuối cùng trong tiểu vùng. Việc đầu tư cần cân nhắc nhằm tạo trục liên kết với các điểm tài nguyên khác  Sản phẩm du lịch tiêu biểu : Du lịch khám phá hang động (VQG Phong Nha); Du lịch tham quan danh thắng (Đèo Ngang, phá Hạc Hải, VQG Phong Nha, các vùng Biển, đảo Yến, sông Gianh); Du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, đảo; du lịch cuối tuần; Du lịch thể thao biển; du lịch nghiên cứu tài nguyên động thực vật biển, núi, phá; Du lịch sinh thái – lịch sử; DLST kết hợp nghiên cứu văn hóa đồng bào dân tộc v.v... Ngoài ra, Luận án cũng đi vào xác định định hướng phát triển của tiểu vùng và đưa ra một vài hướng cho phân kỳ ph át triển cho giai đoạn: từ 2011  2015 và từ 2015 2020. 4.1.3.2. Tiểu vùng II: Phía Bắc Thừa Thiên Huế (huyện Hương Trà) - Quảng Ngãi  Đinh hướng phát triển tài nguyên: cần phải tập trung ưu tiên đầu tư cho các tài nguyên có lợi thế lớn theo thứ tự, gồm: (1) Nhóm 1: Biển Mỹ Khê – Non Nước, biển Lăng Cô – Cảnh Dương, núi Bà Nà – suối Mơ, VQG Bạch Mã, biển Nam Ô – Xuân Thiều, biển Thanh Bình. Đây là những tài nguyên cần được ưu tiên đầu tư trước nhất. (2) Nhóm 2: Biển Điện Ngọc, biển Cửa Đại (Quảng Nam), Cù Lao Chàm, biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi), bán đảo Sơn Trà, phá Tam Giang – Cầu Hai. Là những tài nguyên được ưu tiên tiếp theo. (3) Nhóm 3: Biển Rạng, biển Tam Thanh – Tam Hải, núi Hải Vân, suối Voi – nhị Hồ, suối Tiên, đảo Lý Sơn, núi Sữa. Việc đầu tư các tài nguyên này cần cân nhắc nhằm tạo trục liên kết với các điểm tài nguyên khác.  Sản phẩm du lịch sinh thái tiêu biểu : luận án đã đưa ra những sản phẩm du lịch tiêu biểu cho từng khu vực tại Tiểu vùng II như: D u lịch nghỉ dưỡng vùng núi, nghiên cứu tài nguyên động thực vật (VQG Bạch Mã, núi Bà Nà); Du lịch tham quan vãn cảnh trên sông, đầm phá (phá Tam Giang - Cầu Hai); Du lịch tham quan vãn cảnh; Du lịch mạo hiểm (núi Bà Nà; VQG Bạch Mã; vùng núi phía Tây Quảng Ngãi); Du lịch nghỉ biển (tại các bãi biển trong vùng); Du lịch lặn biển (bán đảo Sơn Trà); Du lịch tham quan các vườn rau sạch và nghiên cứu nhà vườn Huế; du lịch tham quan, dã ngoại vùng nông thôn v.v Luận án cũng đi vào xác định định hướng phát triển của tiểu vùng và đưa 15 ra một vài hướng cho phân kỳ phát triển cho các trọng điiểm trong từng giai đoạn (giai đoạn: từ 2011 2015 và từ 2015 2020) 4.1.4. Định hướng phát triển một số tuyến du lịch sinh thái đặc trưng 4.1.4.1. Tuyến du lịch liên vùng: Chương trình DLST dọc theo đề án "Đư ờng mòn si sản" Chúng tôi phác thảo 02 tuyến chính dựa vào điểm đến của du khách: - Chương trình 1: Chương trình DLST Đà Nẵng – Huế - Quảng Bình - Chương trình 2: TP. Huế - Đà Nẵng – Hội An - Quảng Ngãi 4.1.4.2. Một số tuyến du lịch nội vùng đặc trưng Các tuyến du lịch nội vùng đặc trưng , gồm: Chương trình tham quan VQG Phong Nha – Kẻ Bàng; Chương trình tham quan biển Nhật Lệ - Đèo Ngang – Đảo Yến - Làng biển Cảnh Dương; Chương trình du lịch đảo Cồn Cỏ; Tuyến du lịch sinh thái Cố đô Huế; Chương trình du lịch TP Đà Nẵng – Bà Nà – Xuân Thiều; Tuyến du lịch sinh thái Hội An – Cửa Đại - Cù Lao Chàm. 4.2. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ 4.2.1. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ chế chính sách, nguyên tắc chỉ đạo cho du lịch sinh thái. Theo chúng tôi trước hết cần ban hành các nhóm chính sách sau: Bảng 4.2: Danh mục các nhóm chính sách về du lịch sinh thái cần ban hành STT NHÓM CHÍNH SÁCH YÊU CẦU 1. Xây dựng hướng dẫn cho DLST. Đề cập đến nhiều mặt từ định nghĩa các thuật ngữ đến việc hướng dẫn tổ chức, quản lý DLST v.v 2. Các chính sách liên quan đến quy hoạch các vùng, điểm DLST trọng điểm. Gồm các chính sách, quy định, hướng dẫn về công tác quy hoạch cấp vùng và từng điểm tài nguyên. Các quy định chi tiết về điều kiện và tiêu chí của quy hoạch. 3. Các chính sách liên quan đến phát triển DLST gắn BVMT tự nhiên và môi trường văn hóa, xã hội. Có các chính sách, quy định cụ thể phát triển DLST gắn với BVMT tự nhiên và văn hóa, xã hội như các quy định về đầu tư, phát triển DLST gắn BVMT, quy định phát triển DLST gắn với cộng đồng v.v 4. Các chính sách liên quan đến công tác quản lý khách du lịch, phối hợp giám sát các điểm tài nguyên DLST Các chính sách và quy định về quản lý khách tham quan; Xây dựng các tiêu chí về giới hạn có thể chấp nhận tại các điểm tài nguyên; Phân cấp quản lý và trách nhiệm, nội dung giám điểm tài nguyên v.v 5. Các chính sách liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, công tác quảng bá, phát triển sản phẩm DLST. Các chính sách, quy định liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực như quy định về đào tạo, chế độ đãi ngộ v.vCác chính sách về công tác quảng bá, phát triển sản phẩm như quy định về đầu tư, vay vốnưu đãi Bên cạnh việc ban hành các chính sách, chúng tôi cũng đề xuất việc ban 16 hành các nguyên tắc hoạt động cho DLST. Bảng 4.3: Danh mục các nguyên tắc chỉ đạo tối thiểu cần soạn thảo STT NỘI DUNG ĐỐI TƯỢNG 1. Nguyên tắc chỉ đạo môi trường cho các nhà điều hành Các nhà điều hành du lịch, doanh nghiệp du lịch 2. Hướng dẫn du lịch sinh thái có trách nhiệm Khách du lịch 3. Q/định về xây dựng cơ sở lưu trú sinh thái Các đơn vị kinh doanh du lịch 4. Quy định về việc vận chuyển, đưa đón khách tại các điểm tài nguyên Các đơn vị vận chuyển, kinh doanh du lịch. 5. Các tiêu chuẩn cụ thể cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược. Các nhà quản lý, hoạch định chiến lược 6. Nguyên tắc đạo đức đối với môi trường Cộng đồng 4.2.2. Giải pháp về công tác quy hoạch cho du lịch sinh thái Trên cơ sở đề xuất giải pháp về công tác quy hoạch cho toàn vùng, luận án đi sâu đề xuất các quy hoạch cho từng trọng điểm như: việc triển khai quy hoạch tổng thể từng khu vực trọng điểm, quy hoạch điểm tài nguyên, từng tuyến DLST trong từng điểm tài nguyên 4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và phát triển hoạt động cho du lịch sinh thái 4.2.3.1. Về đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái Cần có những định hướng trong việc đầu tư đối với từng điểm, từng cụm du lịch. Riêng tại các tài nguyên và khu vực trọng điểm, c ần đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, CSVC kỹ thuật, cụ thể:  Khu vực VGQ Phong Nha - Kẻ Bàng và phụ cận: Phát triển thêm các hệ thống đường mòn, bảng chỉ dẫn tại VQG Bạch Mã; Khu vực đường mòn HCM v.v Nghiên cứu lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại các khu vực như: "Hang tối" tại VQG Bạch Mã vừa được tìm thấy. Trang bị lại hệ thống thuyền đưa khác đi tham quan các hang động nhằm bảo đảm độ an toàn cao v.v  Khu vực Biển nhật Lệ kéo dài đến biển Cảnh Dương và phụ cận và Khu vực Biển Cửa Tùng – Cửa Việt và phụ cận: Phát triển thêm các tuyến đường trong khu vực. Nghiên cứu, phát triển các tuyến dọc ven biển, chỗ ngắm cảnh, Bến thuyền câu tôm, bố trí lại khu vực dịch vụ, ăn uống. v.v. Khu vực Biển Cảnh Dương – Bạch Mã – Lăng Cô – Bà Nà và phụ cận Phát triển thêm các dịch vụ, đặc biệt là hệ thống dịch vụ giải trí ban đêm tại VQG Bạch Mã, Bà Nà. Hoàn thiện hệ thống bảng chỉ dẫn; cải tạo lại hệ thống CSHT đã xuống cấp; tiếp tục hoàn thiện dịch vụ khu trung tâm ... Hoàn 17 thiện quy hoạch chi tiết và đầu tư CSVC tại Đảo Sơn Trà. Riêng tại khu vực Lăng Cô – Cảnh Dương, tuyến đường ven biển đã được xây dựng tuy nhiên lại thiếu các điểm "bến ngắm cảnh"  Biển Bắc Mỹ An – Non Nước – Cửa Đại – Cù lao Chàm và phụ cận Nghiên cứu, bố trí thêm một số khu vực dịch vụ, giải trí về đêm trên tuyến Sơn Trà - Điện Ngọc (vừa được xây dựng). Tại khu vực biển Mỹ Khê - Bắc Mỹ An cần nghiên cứu bố trí thêm bãi tắm và thể thao cộng đồng. Đầu tư thêm các tuyến đường nội vùng và tuyến đường ven biển đoạn Cửa Đại - Tam Thanh. Trang bị tàu lớn để đi Cù Lao Chàm đặc biệt trong những ngày có sóng lớn. ..  Khu vực biển Mỹ Khê – Cửa Đại (Quảng Ngãi) và phụ cận Triển khai hoàn thiện quy hoạch du lịch và CSHT du lịch vùng Cửa Đại, khu vực biển Đức Thắng, Đức Minh. Đầu tư thêm các tuyến đường nội vùn g và tuyến đường ven biển đoạn khu vực biển Cửa Đại, Mỹ Khê và phụ cận; Xây dựng đường ven biển khu vực này 4.2.3.2. Về công tác đào tạo nguồn nhân lực Cần có chính sách chuẩn bị và khuyến khích việc đào tạo cán bộ DLST ; Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ tại địa phương; Có giải pháp và chính sách để đào tạo cán bộ có chuyên môn của các ngành khác như thủy sản, kiểm lâm, nông nghiệp v.v... Luận án đề xuất danh sách những môn học những khóa bồi dưỡng cho các đối tượng quản lý nhà nước, điểm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfktpt_ttla_nguyen_quyet_thang_5605_2005307.pdf
Tài liệu liên quan