Thống kê mô tả về thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
4.2.3.1. Thống kê mô tả về thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
Giá trị trung bình nhân tố đạt 3.7774 điểm và giá trị trung bình các thang đo dao
động trong khoảng từ 3.675 – 3.870 điểm, tất cả đều thuộc mức 4 (Đồng ý).
Từ kết quả trên cho thấy, nhìn chung các DN thuộc Vinatex đã có ý thức tự giác
trong việc thực hiện CSR ở tất cả các mức độ trách nhiệm. Trong đó, việc thực hiện CSR
kinh tế luôn được quan tâm thực hiện tốt nhất. Mặt khác, các DN thuộc Vinatex không quá
phụ thuộc vào các quy định của pháp luật khi thực hiện các trách nhiệm về kinh tế, thực
hiện trách nhiệm pháp lý của các DN thuộc Vinatex mặc dù đã tương đối tốt nhưng cũng
cần được quan tâm hơn, bởi đó là những trách nhiệm mang tính chất bắt buộc mà DN cần
tuân thủ. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tình nguyện cũng đã được các
DN thuộc Vinatex hết sức quan tâm và tự nguyện thực hiện với giá trị trung bình là 3.825
điểm và 3.802 điểm. Ngoài ra, thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex cũng còn được thể
hiện trong ứng xử là luôn nỗ lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy,
có thể nói, hiện nay ý thức về thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex là tương đối cao và
mang tính chất tự nguyện cao.
4.2.3.2. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài
Các biến quan sát được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị trung bình nhân tố
đạt 3.0164 điểm (ở mức 3, Nửa đồng ý, nửa không đồng ý) và giá trị trung bình các quan sát
dao động trong khoảng 2.831 – 3.195 điểm. Trong đó, cao nhất là thang đo BN1 với giá trị
cao nhất đạt được là 3.195 điểm, còn thang đo thấp nhất là BN2 có giá trị trung bình đạt
2.831 điểm. Kết quả này cho thấy, các vấn đề thuộc về môi trường bên ngoài ảnh hưởng
chưa thực sự rõ rệt tới hoạch định chiến lược của các DN thuộc Vinatex.
4.2.3.3. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên trong
Các biến quan sát được đánh giá ở mức độ tương đối cao với giá trị trung bình nhân
tố đạt 4.1455 điểm (ở mức 4, Đồng ý, và mức điểm này cũng tiệm cận mức 5) và giá trị
18
trung bình các quan sát cũng tương đối đều nhau và dao động trong khoảng 4.064 – 4.264
điểm. Trong đó, cao nhất là thang đo BT1 với giá trị rất cao là 4.264 điểm, điều này cho
thấy, các DN thuộc Vinatex đã luôn đánh giá cao và xem xét rất tỉ mỉ các nhân tố bên trong
DN khi tiến hành hoạch định chiến lược.
4.2.3.4. Thống kê nhân tố Luật và thực thi pháp luật
Các DN thuộc Vinatex đánh giá cao vai trò của nhân tố “Luật và thực thi pháp luật”
đối với việc thực hiện CSR của DN khi giá trị trung bình của nhân tố này đạt 4.258 điểm
(Mức 5, Rất đồng ý) và giá trị trung bình của các thang đo cũng cao và dao động trong
khoảng 4.221 – 4.308 điểm.Các DN thuộc Vinatex thực hiện tốt CSR thì vai trò của “Luật
và thực thi pháp luật” là hết sức cần thiết
13 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may Việt Nam - Vương Thị Thanh Trì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p (Galbreath, 2010, Kalyar et al., 2012). Văn hóa nhân văn mang tính xây
dựng, hợp tác hơn là cạnh tranh, làm cho các mối quan hệ giữa các thành viên trong
DN và giữa DN với các bên liên quan trở nên hài hòa, dễ chịu hơn. Do đó, khi văn
hóa nhân văn được chú trọng, các thành viên và DN không chỉ quan tâm tới nhu cầu
và lợi ích riêng của họ mà còn quan tâm và thực hiện các hành vi mang lại lợi ích cho
xã hội và các bên liên quan (Galbreath, 2010) và đó là cơ sở của việc thực hiện CSR
trong các DN (Kalyar et al., 2012).
Nghiên cứu của Kalyar và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng, yếu tố văn hóa nhân
văn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới mức độ thực hiện CSR của DN, với β = .642,
p < 0.001 (Kalyar et al., 2012). Kết quả nghiên cứu của Kalyar và cộng sự nhận được
sự ủng hộ của Galbreath (2010) khi nghiên cứu trên 3.000 DN ở Australia, cũng
tương tự Galbreath thấy rằng nhân tố văn hóa nhân văn tác động mạnh nhất tới mức
độ thực hiện CSR của các DN (gồm 1500 DN dịch vụ và 1500 DN sản xuất) ở Úc,
với β chuẩn hóa = 0.51, p < 0.01. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bowrin trên bốn
nước vùng Caribbean dường như lại không ủng hộ sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới
CSR và trách nhiệm công bố CSR (Bowrin, 2013).
Tran và Jeppesen (2016) trong nghiên cứu ở Việt Nam về CSR cũng đã đề cập
tới sự ảnh hưởng của văn hóa DN tới thực hiện CSR của DN. Tuy nhiên, theo các tác
giả thì các kỳ vọng về văn hóa DN và xã hội chỉ ảnh hưởng tới các CSR không chính
thức và nghiên cứu này mới chỉ dừng ở định tính (Tran and Jeppesen, 2016).
9
2.2.4.3. Thời gian hoạt động, số lượng lao động, doanh thu
Các DN lớn thường có xu hướng thực hiện CSR nhiều hơn, do họ có tác động
tới xã hội lớn hơn là các DN nhỏ (Cowen et al., 1987). Thường quy mô của DN được
thể hiện dưới hai góc độ chính, là số lượng lao động và quy mô vốn. Hai yếu tố này lại
chịu tác động mạnh của thời gian hoạt động của DN, thời gian hoạt động của DN càng
dài thì quy mô của DN càng lớn (Zheng and Zhang, 2016) và thời gian hoạt động của
DN thường được tính bằng số năm hoạt động của DN (Pasricha et al., 2018). Các yếu tố
này thường đóng vai trò là các biến kiểm soát quan trọng ảnh hưởng tới thực hiện CSR
của DN (Pasricha et al., 2018, Schouten et al., 2014, Shnayder and Rijnsoever, 2018).
Ngoài ra, việc thực hiện CSR của các DN dệt may Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào
luật pháp của đất nước mà DN xuất khẩu sản phẩm, do đó, DN càng có quy mô doanh
thu lớn thì càng chịu sự tác động từ phía khách hàng, chính phủ của nước nhập khẩu về
thực hiện CSR (Galbreath, 2010, Maignan and Ferrell, 2000, Maignan et al., 1999). Như
vậy, có thể nói, với DN dệt may thì số lượng lao động, số năm hoạt động và doanh thu
có khả năng sẽ ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN.
2.2.5. Khoảng trống nghiên cứu
Dường như các yếu tố đầu vào của CSR chưa được các nhà nghiên cứu trong
bối cảnh Việt Nam chú ý nhiều. Phần lớn các nghiên cứu theo hiểu biết của tác giả đều
hướng trọng tâm vào nghiên cứu lợi ích của CSR như: CSR với hiệu quả hoạt động của
DN; CSR là nguyên nhân đưa đến sự bền vững trong tăng trưởng (Long, 2015); CSR
tăng cường khả năng quản trị DN (Luu, 2012a); CSR và truyền thông CSR (Bilowol and
Doan, 2015); CSR với thương hiệu (Luu, 2012b); CSR với tăng cường học tập và chia
sẻ tri thức, từ đó tăng khả năng cạnh tranh (Luu, 2013a, Luu, 2013b) Ở Việt Nam,
nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR của DN nói chung, trong đó các
nhân tố như hoạch định chiến lược và văn hóa nhân văn của DN ảnh hưởng tới thực hiện
CSR nói riêng, vẫn là một khoảng trống cần phải có thêm các nghiên cứu để bổ sung các
hiểu biết về nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong DN.
2.2.6. Mô hình, giả thuyết nghiên cứu và thang đo
2.2.6.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
H1: Hoạch định chiến lược bên ngoài ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H2: Hoạch định chiến lược bên trong ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H3: DN càng có mức độ thực hiện văn hóa nhân văn cao thì mức độ thực hiện
CSR của các DN trong Vinatex càng cao.
10
2.2.6.2. Thang đo sử dụng trong nghiên cứu
Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài: Có 8 thang đo; Hoạch định
chiến lược định hướng bên trong: Có 8 thang đo; Văn hóa nhân văn của DN: Có 7
thang đo; Thực hiện CSR của DN: Có 5 thang đo
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình tiến hành nghiên cứu
Nghiên cứu sinh mô tả quy trình nghiên cứu gồm 6 bước (xem hình 3.1).
3.2. Thiết kế nghiên cứu định tính
3.2.1. Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn sâu, với đối
tượng chính được xác định là các nhà quản lý cấp trung và cao của một số DN thuộc
Vinatex. Các đối tượng này được lựa chọn do có các hiểu biết sâu rộng về chiến lược,
về tổ chức, về các chương trình thực hiện CSR của DN, cũng như khả năng tiếp cận
các thông tin liên quan mà nghiên cứu cần thăm dò (Tan and Tan, 2005); (Tuominena
et al., 2004); (Galbreath, 2010). Nghiên cứu định tính được thực hiện trong thời gian
2 tuần, với sự trợ giúp của phần mềm nghiên cứu định tính Nvivo 10; Nghiên cứu
định lượng được thực hiện với toàn bộ 110 DN thuộc Vinatex.
3.2.2. Mục tiêu của nghiên cứu định tính
Mục tiêu thứ nhất: Là kiểm tra và sàng lọc các biến độc lập trong mô hình lý
thuyết tác giả đã đề xuất và xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc. Mục tiêu thứ hai: Là thăm dò xem còn nhân tố nào trong bối cảnh Vinatex
còn tác động tới thực hiện CSR mà trong tổng quan chưa phát hiện ra. Trường hợp,
xuất hiện nhân tố mới, tác giả sẽ tổng quan lại để kiểm tra tính hợp lý của nhân tố và
đề xuất thang đo mới.
3.2.3. Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn sâu, tác giả liên hệ với
đối tượng phỏng vấn và hẹn lịch làm việc. Các cuộc phỏng vấn được diễn ra ở các địa
điểm và thời gian thuận tiện cho đối tượng, trong quá trình phỏng vấn tác giả đều xin
phép được ghi âm. Quá trình gỡ băng được tiến hành ngay, thường là buổi tối sau khi
phỏng vấn và không quá 24 giờ kể từ khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Dữ liệu thu thập
được đều chuyển vào phần mềm Nvivo 10 để chuẩn bị cho phân tích.
3.2.4. Kết quả nghiên cứu định tính
3.2.4.1. Kiểm tra tính phù hợp của thang đo, xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các
biến độc lập và phụ thuộc.
Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một số thang đo được các chuyên gia về chiến
lược và các nhà quản lý cấp cao đề nghị điều chỉnh.
11
3.2.4.2. Bổ sung thêm nhân tố mới
Trong quá trình thực hiện phỏng vấn sâu, với câu hỏi “Theo Anh/chị còn yếu tố
nào ảnh hưởng tới việc DN thực hiện CSR của DN mình mà chưa được phản ánh trong
bảng hỏi và nên được quan tâm đưa vào bảng hỏi?”. Tác giả đã nhận được một số gợi ý
về hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật. Tác giả đã tiến hành tổng quan lại và nhận
thấy có một số nghiên cứu đã ủng hộ quan điểm này. Do đó, tác giả đã mô phỏng ý
tưởng của đối tượng phỏng vấn sâu và đưa thêm một yếu tố là: Pháp luật và thực thi
pháp luật vào trong bảng hỏi. Sau khi nghiên cứu định tính, với sự góp ý của các
chuyên gia và mô hình nghiên cứu dự kiến, tác giả đã chỉnh sửa mô hình nghiên cứu
chính thức, gồm 4 nhân tố ảnh hưởng, các giả thuyết nghiên cứu được viết lại như sau:
H1: Hoạch định chiến lược bên ngoài ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H2: Hoạch định chiến lược bên trong ảnh hưởng tích cực tới thực hiện CSR
của DN trong Vinatex.
H3: Luật và thực thi pháp luật càng cao thì mức độ thực hiện CSR của DN
trong Vinatex càng cao.
H4: DN càng có mức độ thực hiện văn hóa nhân văn cao thì mức độ thực hiện
CSR của DN trong Vinatex càng cao.
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức
Nguồn: từ tổng quan và nghiên cứu định tính của tác giả
Bảng hỏi chính thức sau khi nhận được sự góp ý của các chuyên gia, được sử
dụng làm bảng hỏi chính thức trong nghiên cứu định lượng (bảng 3.3). Như vậy, sau
khi chỉnh sửa lại, bảng hỏi chính thức bao gồm bốn biến độc lập, một biến phụ thuộc
và có tổng cộng 24 biến quan sát. Trong đó: Biến độc lập Hoạch định chiến lược định
hướng bên ngoài có 6 biến quan sát, từ BN1 đến BN6; Biến độc lập Hoạch định chiến
lược định hướng bên trong có 5 biến quan sát, từ BT1 tới BT5; Biến độc lập Luật và
thực thi Pháp luật có 4 biến quan sát, từ PL1 tới PL4; Biến độc lập Văn hóa nhân văn
Biến kiểm soát:
Số lượng lao động
Doanh thu
Số năm hoạt động
Hoạch định chiến lược
định hướng bên ngoài
Hoạch định chiến lược
định hướng bên trong
Thực hiện trách
nhiệm xã hội của các
DN thuộc Vinatex
Văn hóa nhân văn của DN
Luật và thực thi pháp luật
12
của DN có 4 biến quan sát, từ VH1 tới VH4; Biến phụ thuộc Thực hiện CSR có 5 biến
quan sát, từ TN1 tới TN5
Mô hình hồi quy mô tả các nhân tố ảnh hưởng thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex: Y = βo + β1*X1 + β2*X2 + ... + β4*X4 + e
3.3. Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.3.1. Xác định kích thước mẫu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng lý thuyết chọn mẫu của Hair và cộng sự
(Hair, 1998), với bảng hỏi gồm 24 thang đo, thì tối thiểu của nghiên cứu này là 24x5
= 120 phiếu. Tuy nhiên, do tổng số DN thuộc Vinatex chỉ có 110 đơn vị, do đó tác
giả tiến hành thu thập thông tin từ 110 DN thuộc Vinatex, mỗi DN phát ra 03 phiếu,
kết quả thu về 322 phiếu trong đó có 04 phiếu không hợp lệ do điền thiếu thông tin,
do đó tổng số phiếu hợp lệ đạt 318 phiếu và thuộc 106 DN thuộc Vinatex. Kết quả
sau 04 lần phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã loại trừ 03 thang đo của các biến độc
lập, do vậy nghiên cứu chỉ còn tổng cộng 21 thang đo, với 106 DN được khảo sát nên
cỡ mẫu vẫn đảm bảo độ tin cậy trong phân tích nhân tố khám phá.
3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
Phân tích nhân tố khám phá EFA; Tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng
kỹ thuật Cronbach's Alpha; Phân tích số liệu thống kê; Phân tích tần số; Phân tích hồi quy.
3.4. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh
hưởng tới thực hiện TNXH tại các DN thuộc Vinatex.
3.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
Đánh giá “Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex” theo công thức sau:
Mean Y = (MeanTN1 + MeanTN2 + MeanTN3 + MeanTN4 + MeanTN5)/5. Trong đó:
Mean Y: Là điểm trung bình của “Thực trạng thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex”.
3.4.2. Phương pháp đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện
CSR tại các DN thuộc Vinatex
Các nhân tố ảnh hưởng cũng được đánh giá với thang đo 5 mức độ, giá trị của các
nhân tố được tính theo giá trị trung bình của các biến quan sát và cũng được chia thành 5
khoảng tương ứng với 5 mức độ từ thấp đến cao và bề rộng mỗi khoảng là 0.8 đơn vị. Khi
đó, tác giả sẽ căn cứ vào các mức độ ở trên để đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận
về thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex.
13
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thực trạng thực hiện TNXH tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam
4.1.1. Giới thiệu chung về Tập đoàn Dệt may Việt Nam
Lịch sử hình thành và phát triển. Tập đoàn đã hoàn thành công tác cổ phần
hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 29/01/2015. Vinatex
gồm có công ty mẹ, các đơn vị nghiên cứu đào tạo và 110 công ty con, công ty liên
kết là các công ty cổ phần. Ngành nghề kinh doanh chính của Vinatex. Sản xuất
kinh doanh, xuất nhập khẩu, đầu tư dệt may thời trang, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư,
thiết bị, phụ tùng, hóa chất, thuốc nhuộm, thiết bị phụ tùng ngành dệt may thời trang;
chuyển giao công nghệ nghề dệt, sợi, nhuộm, may công nghiệp, nghề cơ khí, bảo trì,
quản lý công ty dệt may; Dịch vụ giám định, kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm và nguyên phụ liệu dệt may, giống bông, giống cây trồngChiến lược phát
triển của Vinatex đến 2020. Vinatex tập trung phát triển theo hướng chuyên môn
hoá, hiện đại hoá, tạo ra bước nhảy vọt về giá trị gia tăng của sản phẩm dệt, may
thông qua việc thực hiện ba chương trình trồng bông, dệt vải chất lượng cao và đào
tạo nguồn nhân lực có tính quyết định đến sự phát triển bền vững, ổn định lâu dài của
ngành Dệt - May Việt Nam.
4.1.2. Quan điểm thực hiện CSR tại Vinatex
Nâng cao hiệu quả các tài sản trí tuệ, trong đó xây dựng được những thương
hiệu dệt may mạnh, nâng cao và phát triển giá trị của các thương hiệu trong Tập đoàn
và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh; Coi CSR là một chiến lược dài hạn.
Cách tiếp cận chiến lược CSR có vai trò ngày càng quan trọng tới khả năng cạnh
tranh của các DN thuộc Vinatex, giúp tạo ra giá trị của DN, đồng thời chiếm được
lòng tin và sự tôn trọng của người tiêu dùng, đối tác nói riêng và cộng đồng xã hội
nói chung; Trách nhiệm với các vấn đề về môi trường, con người và xã hội là cốt lõi
của sự phát triển bền vững; nâng cao hiểu biết và thực hiện CSR nhằm tăng cường
liên kết với chuỗi cung ứng toàn cầu trong sản xuất bền vững; Lợi ích dài hạn của
CSR là cho chính nội bộ DN nên việc xây dựng VHDN trong Tập đoàn là ưu tiên
hàng đầu. VHDN và đạo đức kinh doanh trong Tập đoàn được quán triệt xuyên suốt
qua việc tập trung vào cải thiện quan hệ công việc nhằm giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ
nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động
4.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex
Hoạch định chiến lược phát triển cho cả 1 Tập đoàn kinh tế lớn đòi hỏi sự
chuẩn bị rất kỹ lưỡng, phải xem xét đến rất nhiều yếu tố. Các yếu tố bên trong như là
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ đang sử dụng, sự sáng tạo của
14
nhân viên, văn hóa DN, phong cách của người lãnh đạo và thậm chí cả lợi ích của cả
nhà đầu tư/cổ đông. Các yếu tố bên ngoài như mức độ cạnh tranh, chất lượng sản
phẩm, các vấn đề cộng đồng quan tâm. Cùng 1 lúc Tập đoàn phải thực hiện tốt và
đồng bộ nhiều nhiệm vụ, nên khi hoạch định chiến lược, Vinatex phải phân bổ các
nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, con người cân đối hài hòa (Ông Lê Nho Thướng).
Đề cập đến Văn hóa nhân văn của DN, đại diện lãnh đạo Công đoàn Tập đoàn,
Ông Lê Nho Thướng cho rằng “vì cách hiểu, cách thực hành CSR trong các DN còn
nhiều khác nhau nên để thực hiện CSR song song đó các DN cần xây dựng và thực
hiện VHDN từ đó sẽ làm rõ nguyên tắc cơ bản trong các ứng xử. Trong đó đạo đức
và vấn đề về tính nhân văn của đội ngũ lãnh đạo, của DN được xem là yếu tố tiên
quyết ảnh hưởng đến các hoạt động của CSR” “Văn hóa nhân văn của lãnh đạo, của
DN là lắng nghe nguyện vọng của nhân viên, khuyến khích và thưởng phạt nhân viên
hợp lý, dành thời gian và hỗ trợ nhân viên khi gặp khó khăn”.
4.1.4. Thực hiện CSR trong các DN thuộc Vinatex
Ngành dệt may là một ngành có những đóng góp quan trọng cho các vấn đề
toàn cầu như: tăng trưởng kinh tế, việc làm cho người lao động, phúc lợi cho cộng
đồng (White et al., 2017). Sản xuất hàng may mặc tạo ra những tác động tiêu cực
tới môi trường, xã hội như: chất thải và ô nhiễm (vải vóc dư thừa, thuốc nhuộm vải,
độc tố trong quá trình sản xuất vải tổng hợp, thuốc trừ sâu trong trồng bông và
lanh), sự lãng phí trong tiêu dùng (ngành thời trang được coi là một trong những
ngành cổ súy cho văn hóa trọng tiêu dùng và sự xa hoa lãng phí), sự ảnh hưởng tiêu
cực tới quyền con người, tiền lương và tiêu chuẩn lao động (đặc biệt là ở các nước
đang phát triển) (Ma et al., 2015). Thực tế, tại Việt Nam khái niệm và thực hiện CSR
đã phát triển từ lâu trước khi được du nhập từ các nước phương Tây (Tran and
Jeppesen, 2016) và đã được không ít các DN quan tâm thực hiện ở các mức độ khác
nhau, trong đó điển hình có một số DN dệt may như:
4.1.4.1. Thực hiện CSR tại Công ty May Việt Tiến
4.1.4.2. Thực hiện CSR tại Tổng Công ty Đức Giang– CTCP (DUGARCO)
4.1.4.3. Thực hiện CSR tại Tổng công ty May 10 – CTCP
4.1.5. Những kết luận rút ra
Kinh nghiệm trong thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex như sau: Việc
triển khai thực hiện CSR trong DN vừa là nhu cầu vừa là động lực phát triển bền
vững cho DN trong thời gian tới. Ngay từ khâu triển khai, nhận thức của lãnh đạo về
CSR khá đầy đủ, họ đều xem CSR là thẻ thông hành có giá trị để lưu thông hàng hóa
nhằm chiếm lĩnh thị trường trong khu vực và thế giới. Sự quyết tâm cao của lãnh đạo
15
đã tạo sức lan tỏa cao đến tất cả thành viên trong DN. Thực hiện CSR trong DN
không chỉ là khẩu hiệu mà là các hành động cụ thể, có ý nghĩa và giá trị thực.
Hạn chế trong thực hiện CSR như: Thụ động (do buộc phải tuân thủ) và áp dụng
chưa đầy đủ các quy tắc ứng xử CoC, CoE. Chưa thấy rõ được cơ hội và tính ưu việt của
thực hiện CSR nên quá trình triển khai thực hiện CSR còn mang tính bị động và đối phó,
chủ yếu tập trung vào DN làm hàng xuất khẩu, DN có đối tác là nước ngoài. Thậm chí
CSR tại Việt Nam thường xuyên bị gạt ra ngoài trong nhiều hoạt động của DN và không
được đặt phù hợp với các mục tiêu kinh tế (Nguyen and Truong, 2016).
Nguyên nhân chủ yếu: Nhận thức và hiểu của các cấp quản lý về thực hiện
CSR trong một số DN, một số nhà lãnh đạo, quản lý thuộc Tập đoàn còn hạn chế,
chưa đầy đủ. DN gặp khó khăn trong tuân thủ CSR là do mỗi nhà nhập khẩu lại có bộ
tiêu chuẩn CoC riêng. Nguồn lực tài chính để đầu tư đổi mới công nghệ, cho bộ phận
R&D nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường không đủ nên không
thể triển khai nhanh được.
4.2. Thực trạng thực hiện CSR và các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại
các DN thuộc Vinatex
4.2.1. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện TNXH các DN thuộc Vinatex
Bảng 4.1: Bảng tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 1
Lần
Tổng số
biến quan
sát
Số biến
quan sát
bị loại
Hệ số
KMO Sig
Phương
sai trích
Số nhân
tố phân
tích được
1 19 1 0.761 0.000 77.016 7
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số KMO = 0.761 thỏa mãn điều kiện 0.5<KMO<1 và
giá trị Sig.=0.000 (bảng 4.1), do vậy các nhân tố phù hợp với dữ liệu khảo sát và các biến
quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 1 của 19 thang đo trong
nghiên cứu có giá trị phương sai trích đạt 77.016% với điểm dừng các nhân tố Eigenvalues
bằng 1.015 (bảng 4.2).
Bảng 4.3: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 2
Lần Tổng số biến quan sát
Số biến quan
sát bị loại
Hệ số
KMO Sig
Phương
sai trích
Số nhân tố
phân tích được
2 18 1 0.768 0.000 75.212 6
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Qua bảng số liệu cho thấy, hệ số KMO = 0.768 thỏa mãn điều kiện 0.5<KMO<1 và
giá trị Sig.=0.000, tổng số biến quan sát là 18, số biến quan sát bị loại là 1, phương sai
16
trích là 75.212 và số nhân tố phân tích được là 6. Tổng phương sai được giải thích trong
phân tích EFA lần 2 của 18 thang đo trong nghiên cứu có giá trị phương sai trích là
75.212% với điểm dừng các nhân tố Eigenvalues bằng 1.024 (bảng 4.4).
Bảng 4.5: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 3
Lần
Tổng số
biến quan
sát
Số biến
quan sát
bị loại
Hệ số
KMO Sig
Phương
sai trích
Số nhân
tố phân
tích được
3 17 1 0.778 0.000 72.400 5
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Khi tiến hành phân tích EFA lần thứ 3 thì hệ số KMO = 0.778 và giá trị Sig.=0.000,
tổng số biến quan sát là 17, số biến bị loại là 1, giá trị phương sai trích là 72.400 và số nhân
tố phân tích là 5. Tổng phương sai được giải thích trong phân tích EFA lần 3 của 17 thang
đo trong nghiên cứu có giá trị phương sai trích là 72.400% với điểm dừng các nhân tố
Eigenvalues bằng 1.026 (bảng 4.6).
Bảng 4.7: Tóm tắt các hệ số khi phân tích nhân tố lần 4
Lần Tổng số biến quan sát
Số biến quan
sát bị loại
Hệ số
KMO Sig
Phương
sai trích
Số nhân tố phân
tích được
4 16 0 0.779 0.000 69.922 4
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
Khi tiến hành phân tích EFA lần thứ 4 thu được hệ số KMO = 0.779 và giá trị
Sig.=0.000, tổng số biến quan sát là 16, số biến quan sát bị loại là 1, phương sai trích là
69.922 và số nhân tố phân tích được là 4. Tổng phương sai được giải thích trong phân
tích EFA lần 4 của 16 thang đo nghiên cứu có giá trị phương sai trích là 69.922% với
điểm dừng các nhân tố Eigenvalues bằng 1.389 (bảng 4.8).
Như vậy, sau khi thu thập số liệu và phân tích cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện TNXH tại các DN thuộc Vinatex phù hợp với mô hình lý thuyết. Để có thể tiến hành các
bước nghiên cứu ứng dụng tiếp theo, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện TNXH tại các
DN thuộc Tập đoàn Dệt may VN được mã hóa lại khái niệm và thang đo (bảng 4.9)
4.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện CSR tại
các DN thuộc Vinatex
Thang đo nhân tố “Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài” có hệ số
Cronbach’s Alpha là 0.833>0.6, đạt yêu cầu. Thang đo nhân tố “Hoạch định chiến lược
định hướng bên trong” có 04 quan sát và hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.749>0.6 và hệ số
tương quan biến tổng của cả 04 biến quan sát đều lớn hơn 0.3, các hệ số Cronbach’s Alpha
nếu bỏ biến của các biến quan sát đều nhỏ hơn 0.749 nên đây là thang đo tốt và phù hợp.
Thang đo nhân tố “Luật và thực thi pháp luật” có hệ số Cronbach’s Alpha đạt 0.774>0.6 là
thang đo phù hợp. Thang đo nhân tố “Văn hóa nhân văn của DN” có hệ số Cronbach’s
Alpha là 0.931>0.6 và có hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến của các biến quan sát thành
17
phần cũng đều nhỏ hơn 0.931, hệ số tương quan biến tổng của các quan sát cũng đều lớn
hơn 0.3 nên không lợi bỏ biến nào và thang đo là phù hợp. Thang đo nhân tố “Thực hiện
CSR” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.845>0.6 và hệ số Cronbach’s Alpha nếu bỏ biến của
cả 03 quan sát đều nhỏ hơn 0.845, cũng như hệ số tương quan biến tổng của các biến thành
phần đều lớn hơn 0.3. Do vậy, đây là thang đo tốt, có độ tin cậy và phù hợp.
Tóm lại, kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo nhân tố ảnh hưởng cho thấy
tất cả các chỉ tiêu đều có chỉ số Cronbach’s Alpha >0,6, thể hiện rằng các chỉ tiêu trên đều
đạt độ tin cậy, thích hợp được sử dụng trong phân tích nhân tố. Cả 4 nhân tố được đề xuất
trong mô hình lý thuyết là các thành phần chính ảnh hưởng đến thực hiện CSR của các DN
thuộc Vinatex đều được giữ lại trong mô hình phân tích.
4.2.3. Thống kê mô tả về thực hiện TNXH và các nhân tố ảnh hưởng đến thực
hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
4.2.3.1. Thống kê mô tả về thực hiện CSR tại các DN thuộc Vinatex
Giá trị trung bình nhân tố đạt 3.7774 điểm và giá trị trung bình các thang đo dao
động trong khoảng từ 3.675 – 3.870 điểm, tất cả đều thuộc mức 4 (Đồng ý).
Từ kết quả trên cho thấy, nhìn chung các DN thuộc Vinatex đã có ý thức tự giác
trong việc thực hiện CSR ở tất cả các mức độ trách nhiệm. Trong đó, việc thực hiện CSR
kinh tế luôn được quan tâm thực hiện tốt nhất. Mặt khác, các DN thuộc Vinatex không quá
phụ thuộc vào các quy định của pháp luật khi thực hiện các trách nhiệm về kinh tế, thực
hiện trách nhiệm pháp lý của các DN thuộc Vinatex mặc dù đã tương đối tốt nhưng cũng
cần được quan tâm hơn, bởi đó là những trách nhiệm mang tính chất bắt buộc mà DN cần
tuân thủ. Bên cạnh đó, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm tình nguyện cũng đã được các
DN thuộc Vinatex hết sức quan tâm và tự nguyện thực hiện với giá trị trung bình là 3.825
điểm và 3.802 điểm. Ngoài ra, thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex cũng còn được thể
hiện trong ứng xử là luôn nỗ lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Như vậy,
có thể nói, hiện nay ý thức về thực hiện CSR của các DN thuộc Vinatex là tương đối cao và
mang tính chất tự nguyện cao.
4.2.3.2. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên ngoài
Các biến quan sát được đánh giá ở mức độ trung bình với giá trị trung bình nhân tố
đạt 3.0164 điểm (ở mức 3, Nửa đồng ý, nửa không đồng ý) và giá trị trung bình các quan sát
dao động trong khoảng 2.831 – 3.195 điểm. Trong đó, cao nhất là thang đo BN1 với giá trị
cao nhất đạt được là 3.195 điểm, còn thang đo thấp nhất là BN2 có giá trị trung bình đạt
2.831 điểm. Kết quả này cho thấy, các vấn đề thuộc về môi trường bên ngoài ảnh hưởng
chưa thực sự rõ rệt tới hoạch định chiến lược của các DN thuộc Vinatex.
4.2.3.3. Thống kê nhân tố Hoạch định chiến lược định hướng bên trong
Các biến quan sát được đánh giá ở mức độ tương đối cao với giá trị trung bình nhân
tố đạt 4.1455 điểm (ở mức 4, Đồng ý, và mức điểm này cũng tiệm cận mức 5) và giá trị
18
trung bình các quan sát cũng tương đối đều nhau và dao động trong khoảng 4.064 – 4.264
điểm. Trong đó, cao nhất là thang đo BT1 với giá trị rất cao là 4.264 điểm, điều này cho
thấy, các DN thuộc Vinatex đã luôn đánh giá cao và xem xét rất tỉ mỉ các nhân tố bên trong
DN khi tiến hành hoạch định chiến lược.
4.2.3.4. Thống kê nhân tố Luật và thực thi pháp luật
Các DN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_nhan_to_anh_huong_den_thuc_hien_trach_nhiem.pdf