Diện tích ao nuôi có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với hiệu quả môi trường
ở mức ý nghĩa 10%, kết quả này cho thấy những nông hộ có diện
tích ao nuôi càng lớn thì hiệu quả sẽ càng cao. Kết quả này có thể
được giải thích là những nông hộ có ao nuôi lớn sẽ có nhiều điều
kiện để tận dụng thức ăn tự nhiên nên tiết kiệm được các đầu vào có
ảnh hưởng xấu đến môi trường như thức ăn và thuốc
37 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường của mô hình tôm thâm canh vùng chuyển đổi ven biển đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cũng có thể
ảnh hưởng đến việc áp dụng chương trình nông nghiệp (Adesina và
Zinnah, 1993; Negatu và Parikh, 1999; Sidibé, 2005; Wang et al.,
2016). Các nghiên cứu khác đã xem xét các yếu tố bên ngoài, đặc
điểm nông trại, chính sách, sự sẵn có và đặc điểm tài chính
(Knowler và Bradshaw, 2007; Lee, 2005; Meijer et al., 2015; Wang
et al., 2016).
Về mô hình lý thuyết bối cảnh đặc điểm của người sử dụng công
nghệ - the technology characteristics-user’s context model (Negatu
và Parikh, 1999) cho rằng các đặc điểm của công nghệ là một thành
phần cơ bản trong việc xác định một cá nhân sử dụng công nghệ đó.
Mô hình kết hợp phân tích nhận thức của những người chấp nhận
tiềm năng như những ảnh hưởng đến quyết định áp dụng. Mô hình
lý thuyết thứ hai là tối đa hóa hữu dụng (Rahm và Huffman, 1984;
Sidibé, 2005) cho rằng nông dân có nhiều khả năng áp dụng các
công nghệ mới, đổi mới hoặc thực hành nếu hữu dụng có được từ
chúng lớn hơn so với những mô hình/kỹ thuật/công nghệ cũ.
6
2.2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
Hiệu quả kinh tế đầu tiên được đề xuất bởi Farrell (1957) thông qua
thuật ngữ hiệu quả tổng cộng hay hiệu quả toàn phần (overall
efficiency). Hiệu quả kinh tế được định nghĩa là khả năng sản xuất
một sản lượng xác định với mức chi phí đầu vào thấp nhất hay là
tích của hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ (allocative
efficiency) (Farrell, 1957; Schmidt and Lovell, 1979, 1980; Kopp,
1981; Bravo‐ Ureta and Pinheiro, 1997). Theo Kumbhakar and
Lovell (2003); Coelli et al. (2005), hiệu quả kinh tế có thể là hiệu
quả chi phí, hiệu quả doanh thu và hiệu quả lợi nhuận. Hiệu quả
kinh tế theo hướng tối thiểu hóa chi phí thể hiện khả năng sản xuất ở
một lượng đầu ra nhất định ở chi phí thấp nhất với giá đầu vào
tương ứng (Farrell, 1957; Battese, 1992; Bravo‐ Ureta and Pinheiro,
1997; Reinhard et al., 1999; Reinhard et al., 2000; Coelli et al.,
2002; Coelli et al., 2005; Khai and Yabe, 2011).
Hiệu quả kinh tế có thể được đo lường bằng cách sử dụng phương
pháp phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên SFA. Cách tiếp cận được
đề xuất đầu tiên bởi Aigner, Lovell and Schmindt (1977) và
Meeusen và Van Den Broeck (1977).
Phân tích hiệu quả kinh tế đã được thực hiện trong nhiều lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp và là cơ sở để đánh giá mô hình sản xuất hiệu
quả hay chưa. Để đánh giá hiệu quả kinh tế thông thường các
nghiên cứu có 2 phương pháp đo lường (1) Sử dụng hàm lợi nhuận
biên hoặc (2) sử dụng hàm chi phí biên. Một số nghiên cứu điển
hình sử dụng hàm lợi nhuận biên gồm Phạm Lê Thông và cộng sự
(2011); Nguyễn Văn Tiển và Phạm Lê Thông (2014); Phạm Lê
Thông và Nguyễn Thị Phượng (2015); Nguyễn Minh Hiếu (2014).
Một số tác giả đã sử dụng cách tiếp cận hàm chi phí biên ngẫu nhiên
để đo lường hiệu quả kinh tế theo hướng tối thiểu hóa chi phí như
Ferrier and Lovell (1990); Worthington (2000); Rosko (2001).
7
Để ước lượng hiệu quả kinh tế, gần đây phương pháp một bước
(one-step estimation model) được khuyến khích sử dụng bởi các
chuyên gia kinh tế lượng thay cho cách tiếp cận hai bước (two-step
estimation) như trước đây do cách tiếp cận một bước hạn chế được
những sai lệch trong quá trình ước lượng (Caudill & Ford, 1993;
Wang & Schmidt, 2002; Caudill, 2003; Greene, 2005; Belotti et al.,
2013; Kumbhakar et al., 2015).
Tóm lại các nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc phân tích hiệu quả
kinh tế bằng hàm lợi nhuận biên và chi phí biên theo cách tiếp cận
hai bước. Bên cạnh đó, các nghiên cứu sử dụng hàm Cobb-
Doughlas và phương pháp DEA nên khó tách biệt được nguyên
nhân dẫn đến sự kém hiệu quả và tác động nhiễu. Do vậy, luận án đi
sâu phân tích hiệu quả kinh tế theo hướng tối thiểu hóa chi phí bằng
ước lượng biên ngẫu nhiên theo hướng một bước nhằm khắc phục
các nhược điểm khi ước lượng hai bước.
2.3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ MÔI
TRƯỜNG
Pittman (1983) được xem là người đầu tiên quan tâm về vấn đề môi
trường khi ước lượng hiệu quả của hoạt động sản xuất. Trong
nghiên cứu này tác giả xem xét khía cạnh môi trường là một đầu ra
không mong đợi của hoạt động sản xuất. Kết quả từ nghiên cứu đã
đóng vai trò quan trọng cho hoạch định chính sách trong bối cảnh
đánh đổi giữa đầu ra mong đợi và đầu ra không mong đợi. Tuy
nhiên, đo lường đầu ra không mong đợi là một công việc khó khăn,
đặc biệt trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Färe et al. (1989) đã đề xuất một thuật ngữ tạm dịch là “chỉ số hiệu
quả sản xuất hy-péc-pôn cải tiến (enhanced hyperbolic productive
efficiency measure)”. Thuật ngữ này xem xét đồng thời sự khác biệt
về khả năng tăng đầu ra mong đợi tối đa, khả năng giảm đầu ra
không mong đợi tối đa và cùng lúc giảm các yếu tố đầu vào. Tuy
nhiên, nghiên cứu này đề xuất phương pháp đo lường bằng DEA
8
nên không thể tách các tác động nhiễu ra khỏi việc đo lường hiệu
quả sản xuất. Thêm vào đó, đo lường đầu ra không mong đợi là một
công việc khó khăn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Từ những hạn chế trên, Reinhard et al. (1999) đã xem xét vấn đề
môi trường ở khía cạnh đầu vào của hoạt động sản xuất gồm (e.g.,
phân đạm, phân lân và nhiên liệu) để từ đó đo lường hiệu quả môi
trường (EE). Do các đầu vào xấu hay đầu vào có ảnh hưởng đến
môi trường như phân, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, có mối quan hệ
mặt thiết với đầu ra không mong đợi (ô nhiễm), nên tối thiểu hóa
đầu ra không mong đợi có thể được thực hiện thông qua tối thiểu
hóa các đầu vào có ảnh hưởng đến môi trường.
Một vài nghiên cứu điển hình về hiệu quả môi trường như Võ Hồng
Tú (2015); Tu et al. (2015), trình bày về phương pháp đo lường hiệu
quả môi trường của hoạt động sản xuất nông nghiệp bằng phương
pháp tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và kết quả nghiên cứu
về hiệu quả môi trường của hoạt động sản xuất lúa công nghệ sinh
thái hay còn được gọi là mô hình “ruộng lúa bờ hoa” tại tỉnh An
Giang. Nghiên cứu định nghĩa hiệu quả môi trường là tỷ số giữa các
đầu vào có ảnh hưởng xấu đến môi trường (phân, thuốc, nhiên liệu)
nhỏ nhất có thể so với số lượng thực tế của nó hay nói cách khác là
khả năng có thể giảm các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng xấu đến môi
trường. Hong et al. (2016) sử dụng cách tiếp cận của Reinhard et al.
(2000) để đo lường hiệu quả môi trường cho 243 nông hộ sản xuất
trà tại tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu này xem xét hai yếu tố đầu
vào có ảnh hưởng xấu đến môi trường là phân bón hóa học và thuốc
trừ sâu và các yếu tố đầu vào thông thường khác gồm lao động, vốn,
chi phí tưới tiêu và chi phí khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức
hiệu quả môi trường trung bình của các hộ trồng trà là 76,03% và có
sự dao động lớn về hiệu quả môi trường giữa các nông hộ. Tu
(2015) cũng sử dụng cách tiếp cận của Reinhard et al. (2000);
Reinhard & Thijssen (2000) để đo lường hiệu quả sử dụng nguồn
lực đầu vào cho nông hộ sản xuất lúa tỉnh An Giang. Kết quả nghiên
9
cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật định hướng đầu vào và đầu ra trung
bình lần lượt là 91,92% và 85,39%. Hiệu suất theo quy mô của nông
hộ trồng lúa là giảm dần. Nghiên cứu cũng cho thấy hai yếu tố đầu
vào thuốc trừ sâu và nhiên liệu được sử dụng kém hiệu quả nhất với
mức hiệu quả trung bình lần lượt là 51,39% và 45,53%. Việc sử
dụng kém hiệu quả này đã dẫn đến một sự thất thoát lớn về mặt kinh
tế, khoảng 8,2 triệu đồng/ha.
Do vậy, nghiên cứu này cũng sử dụng hàm sản xuất giới hạn biên
ngẫu nhiên theo hướng một bước để đo lường hiệu quả môi trường
cho mô hình nuôi tôm thâm canh chuyển đổi vùng ven biển.
2.4 TỔNG QUAN VỀ HỒI QUY CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HIỆU QUẢ
Mô hình hồi quy Tobit được phát triển đầu tiên bởi Tobin (1958) để
xem xét mối tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, trong
đó biến phụ thuộc bị chặn và không âm. Trong lĩnh vực kinh tế
nông nghiệp, mô hình Tobit được sử dụng để lượng hóa sự tác động
của các yếu tố về điều kiện kinh tế xã hội (giới tính chủ hộ, trình độ
học vấn, tham gia tập huấn) đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả chi
phí và hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nông nghiệp (Thái
Thanh Hà, 2009; Tu & Yabe, 2015). Bước hồi quy Tobit được xem
là bước 2 của các nghiên cứu về hiệu quả do kết quả từ hồi quy
Tobit sẽ là tiền đề quan trọng để tìm ra sự khác biệt về mức hiệu quả
giữa các nông hộ từ đó sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao hiệu quả (Färe & Lovell, 1978; Bravo-Ureta &Rieger, 1991;
Bravo-Ureta &Pinheiro, 1993; Bravo‐ Ureta & Pinheiro, 1997;
Khai & Yabe, 2011). Do đặc điểm các mức hiệu quả nằm trong giới
hạn hay nói cách khác là bị chặn (censored) trong khoảng giới hạn
nhất định nên kết quả ước lượng từ hồi quy Tobit sẽ ít bị sai lệch
hơn so với hồi quy OLS thông thường (Tobin, 1958; Grigorian
&Manole, 2006; Tu &Trang, 2015).
10
CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
3.1.1 Mô hình thâm canh
Theo Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2014), nuôi tôm thâm
canh là “phương thức nuôi năng suất <200 tấn/ha/năm, kiểm soát
tốt các điều kiện nuôi; kỹ thuật nuôi và hiệu quả sản xuất đều cao;
có xu hướng tiến tới chủ động kiểm soát tất cả các điều kiện nuôi
(thức ăn và chất lượng nước); và hệ thống nuôi có tính nhân tạo
cao”.
3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình
Theo Negatu & Parikh (1999) cho rằng các đặc điểm của công nghệ
là một thành phần cơ bản trong việc xác định một cá nhân sử dụng
công nghệ đó. Bên cạnh đó, Rahm & Huffman (1984); Sidibé
(2005) cho rằng nông dân có nhiều khả năng áp dụng các công nghệ
nông nghiệp mới, đổi mới hoặc thực hành nếu hữu dụng có được từ
chúng lớn hơn so với những mô hình/kỹ thuật/công nghệ cũ. Kết
hợp từ hai mô hình lý thuyết này, các nhóm biến thường được sử
dụng trong phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp
nhận kỹ thuật mới gồm (1) đặc điểm nhân khẩu học xã hội (tuổi,
giáo dục, kinh nghiệm, lao động và lao động nữ ), (2) nhận thức về
rủi ro, (3) nhận thấy sự hữu ích (sản lượng, giá bán, lợi ích), (4)
nhận thức về môi trường (ô nhiễm và đa dạng sinh học), (5) nhận
thấy sự dễ sử dụng (khía cạnh kỹ thuật); (6) đặc điểm nông trại (quy
mô diện tích và số mẫu đất), (7) mạng xã hội (thành viên trong các
tổ chức) và (8) đặc điểm tài chính (nhận thức về hỗ trợ bên ngoài và
tiếp cận tín dụng) (Adesina và Zinnah, 1993; Barreiro-Hurlé et al.,
2010; Davis, 1989; Negatu và Parikh, 1999; Sidibé, 2005; Wang và
cộng sự, 2016). Các nghiên cứu về khía cạnh này chủ yếu sử dụng
mô hình hồi quy logit hoặc generalized ordered logit hoặc mô hình
11
SEM (structural equation modelling) trong xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chuyển đổi hoặc chấp nhận kỹ thuật mới.
3.1.3 Hiệu quả kinh tế và cơ sở lý thuyết đo lường
Hiệu quả kinh tế được định nghĩa là khả năng để sản xuất ở đầu
mức đầu ra cho trước ở mức chi phí tối ưu nhất hay còn được xem
như là tích của hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency) và hiệu quả
phân bổ hay hiệu quả giá (Allocative efficiency) (Farrell, 1957;
Kopp, 1981; Bravo‐ Ureta & Pinheiro, 1997).
Để ước lượng hiệu quả kinh tế bằng cách tiếp cận phân tích giới hạn
biên ngẫu nhiên, nghiên cứu sử dụng hàm giới hạn chi phí biến đổi
translog (translog variable cost frontier) theo hướng một bước để
ước lượng các tham số và mức độ không hiệu quả về kinh tế bởi vì
một nông hộ được giả định là đạt trạng thái cân bằng tĩnh ở lượng
đầu vào chính trong điều kiện lượng đầu vào cố định (quasi-fixed
inputs) (Brown & Christensen, 1980; Caves et al., 1981). Thêm vào
đó, chúng ta không thể ước lượng hàm tổng chi phí do giá của một
số đầu vào không có trên thị trường (Grisley & Gitu, 1985).
3.1.4. Hiệu quả môi trường và cơ sở lý thuyết đo lường
Để đo lường hiệu quả môi trường, cho đến nay có hai cách tiếp cận
chính là sử dụng phương pháp phân tích vỏ bọc dữ liệu DEA và
phân tích giới hạn biên ngẫu nhiên SFA. Do cách tiếp cận DEA tính
toán hiệu quả dựa trên mô hình tuyến tính (mathematic
programming) và phi tham số (non-parametric) nên không thể loại
bỏ các tác động nhiễu (noise effects) ra khỏi đường giới hạn sản
xuất (deterministic frontier), nên trong nghiên cứu này sẽ tập trung
vào phương pháp đo lường hiệu quả môi trường bằng cách tiếp cận
SFA. Cách tiếp cận SFA dựa trên mô hình kinh tế lượng nên có thể
khắc phục các nhược điểm của DEA (Tu & Yabe, 2015).
Giả sử một nông hộ sử dụng 02 nhóm yếu tố đầu vào, ký hiệu là X
và Z, để sản xuất một đầu ra, ký hiệu là Y (Y ), trong đó X
12
( ) là vector các đầu vào thông thường như lao động, vốn,
và Z ( ) là những yếu tố đầu vào có tác động hay ảnh hưởng
xấu đến môi trường như thức ăn, thuốc kháng sinh và nhiên liệu.
Hiệu quả môi trường là khả năng giảm các yếu tố đầu vào có ảnh
hưởng xấu đến môi trường trong khi các đầu vào khác và đầu ra cố
định. Tương tự như hiệu quả kinh tế, nghiên cứu cũng sử dụng cách
tiếp cận một bước để đo lường hiệu quả môi trường.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khung lý thuyết
Hình 3.1 mô tả chi tiết về khung lý thuyết của nghiên cứu.
Hình 3.1: Khung lý thuyết nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và biến động thị trường đã dẫn đến
chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp diễn ra như một hiện
tượng tất yếu. Để góp phần đề xuất các giải pháp trong quản lý
13
chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu tập trung
phân tích những nguyên nhân dẫn đến chuyển đổi mô hình sản xuất
nông nghiệp và sau đó thực hiện so sánh hiệu quả tài chính của hai
mô hình trước và sau chuyển đổi. Đối với những nông hộ nuôi tôm
TCT thâm canh, nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận phân tích giới
hạn biên ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả kinh tế và môi trường, từ
đó góp phần đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế và
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường cho mô hình nông nghiệp
chuyển đổi vùng ven biển ĐBSCL.
3.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Nghiên cứu chọn 02 tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL có diện tích
chuyển đổi mô hình sang tôm cao nhất là Sóc Trăng và Kiên Giang,
trong đó Kiên Giang là tỉnh chịu ảnh hưởng bởi triều biển Tây còn
Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi triều biển Đông. Trong giai đoạn từ
2011-2015, sản lượng tôm của tỉnh Sóc Trăng tăng trung bình hàng
năm là 13,3%, cao nhất so với các tỉnh ven biển khác như Trà Vinh
7,5%/năm, Bạc Liêu 7,2%/năm, Bến Tre 4,3%/năm và cuối cùng là
Cà Mau 4,1%/năm (GSO, 2015). Tỉnh Kiên Giang được chọn làm
địa bàn nghiên cứu do đây là tỉnh duy nhất ven biển của ĐBSCL
chịu ảnh hưởng bởi triều biển tây.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Sử dụng các công cụ thống kê mô tả và tần suất để mô tả về
thực trạng sản xuất và chuyển đổi mô hình canh tác từ mía sang
tôm tại tỉnh Sóc Trăng và từ lúa - tôm sang tôm tại Kiên Giang,
và phương pháp CRA để phân tích hiệu quả tài chính của mô
hình tôm chuyển đổi.
- Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi
mô hình canh tác từ mía sang nuôi tôm và từ tôm-lúa sang nuôi
tôm, nghiên cứu sử dụng hàm hồi quy logit.
14
- Để thực hiện phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường, nghiên
cứu sẽ sử dụng phương pháp phân tích giới hạn sản xuất ngẫu
nhiên hay phân tích biên ngẫu nhiên được đề xuất bởi Aigner.
Lovell & Schmindt (1977) và Meeusen & Van Den Broeck
(1977). Hàm translog sẽ được sử dụng để phản ánh công nghệ
sản xuất nông nghiệp (Coelli et al., 2005) và phân tích hiệu quả
(Reinhard et al., 1999).
+ Đối với ước lượng hiệu quả kinh tế, đề tài ước lượng hiệu
quả kinh tế theo hướng tối thiểu hóa chi phí bằng cách tiếp
cận một bước.
+ Đối với hiệu quả môi trường, trong trường hợp mô hình
nuôi tôm, các đầu vào có ảnh hưởng xấu đến môi trường
gồm thức ăn, thuốc kháng sinh và nhiên liệu.
- Do nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận một bước nên các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đã được thực hiện đồng thời
với quá trình ước lượng hàm chi phí biên ngẫu nhiên. Tuy
nhiên, đối với hiệu quả môi trường được tính thông qua hiệu
quả kỹ thuật định hướng đầu ra. Trong đó, hiệu quả kỹ thuật
định hướng đầu ra cũng được ước lượng thông qua cách tiếp
cận một bước. Do vậy, để góp phần đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả môi trường, nghiên cứu sử dụng hồi quy Tobit.
15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH CANH TÁC
SANG TÔM
4.1.1 Thực trạng chuyển đổi mô hình canh tác
Chuyển đổi mô hình sản xuất là hiện tượng tất yếu với kỳ vọng lợi
nhuận lớn hơn. Bức tranh chung về tình hình chuyển đổi mô hình
sản xuất nông nghiệp vùng ven biển ở địa bàn nghiên cứu được mô
tả cụ thể ở Hình 4.1.
Hình 4.1: Xu hướng chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp
vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và Kiên Giang
Hình 4.1 cho thấy ở khu vực nước ngọt người dân địa bàn nghiên
cứu chủ yếu sản xuất lúa và trồng mía. Ở khu vực nước lợ hay còn
được gọi là vùng chuyển đổi do bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn,
nhiều nông hộ đã chuyển đổi mô hình sản xuất từ mía sang tôm tại
Sóc Trăng và từ lúa - tôm sang tôm Kiên Giang. Điều này cho thấy
xâm nhập mặn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chuyển đổi
của mô hình sản xuất nông nghiệp. Để kiểm chứng giả thuyết này,
Gia tăng về độ mặn và thời gian bị ảnh hưởng mặn
BIỂN Lúa và mía Chuyên
tôm
Lúa – tôm và
mía
Tôm rừng
M
ứ
c
đ
ộ
c
h
ấ
p
n
h
ậ
n
/c
h
u
y
ển
đ
ổ
i
Độ mặn (từ ngọt – lợ – mặn)
Lúa
và
mía
Lúa – tôm và
mía
Chuyên tôm
16
nghiên cứu sử dụng biến khoảng cách từ ruộng/ao đến sông như
biến độc lập thay thế cho độ mặn do thiếu giá trị mặn tại ruộng của
từng nông hộ.
4.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi mô hình
canh tác sang tôm
Kết quả ước lượng mối liên hệ giữa các yếu tố về điều kiện kinh tế
xã hội với quyết định chuyển đổi mô hình canh tác được trình bảy ở
Bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi
mô hình
Biến
Tỉnh Sóc Trăng
(Mía Tôm)
Tỉnh Kiên Giang
(Lúa - Tôm Tôm)
Hệ số s.e dy/dx Hệ số s.e dy/dx
Giới tính 0.132 0.863 0.0329 0.441 0.772 0.1093
Tuổi -0.027 0.029 -0.0066 0.013 0.019 0.0033
Lao động 0.016 0.416 0.0039 0.260 0.348 0.0650
Lao động nữ -0.994* 0.592 -0.2483 0.429 0.499 0.1074
Trình độ 0.153* 0.081 0.0382 0.124* 0.073 0.0309
Tham gia tổ chức -1.650* 0.887 -0.3682 -1.209 0.853 -0.2807
Vay vốn -2.682*** 0.608 -0.5853 0.158 0.526 0.0395
Diện tích đất -0.168*** 0.053 -0.0422 -0.015 0.012 -0.0038
Khoảng cách -0.004*** 0.001 -0.0012 -0.004*** 0.001 -0.0009
Kinh nghiệm 0.253*** 0.056 0.0633
Hằng số 4.731** 2.026 -3.476** 1.503
Ghi chú: * thể hiện mức ý nghĩa; *p < 0.1; **p < 0.05; ***p < 0.01
s.e là sai số chuẩn; dy/dx thể hiện tác động biên.
Đối với trường hợp tỉnh Sóc Trăng (thay đổi mô hình từ mía sang
tôm), Bảng 4.1 cho thấy các biến số của Lao động nữ, Vay vốn,
Tham gia tổ chức, Diện tích đất và Khoảng cách ảnh hưởng tỷ lệ
nghịch đến biến phụ thuộc trong khi Trình độ là biến duy nhất có
tác động tỷ lệ thuận đến biến phụ thuộc.
17
Trong trường hợp tỉnh Kiên Giang (thay đổi hệ thống nuôi từ lúa-
tôm sang tôm), Bảng 4.1 cho thấy Khoảng cách từ ruộng đến sông
cũng ảnh hưởng tỷ lệ nghịch trong khi Trình độ và Kinh nghiệm
nuôi tôm có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến quyết định chuyển đổi mô
hình sản xuất.
4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CỦA MÔ HÌNH
NUÔI TÔM THÂM CANH VÙNG CHUYỂN ĐỔI
4.2.1. Hiệu quả kinh tế của mô hình tôm thâm canh
4.2.1.1 Ước lượng hiệu quả kinh tế
Trước khi thực hiện chạy mô hình, ta tiến hành thực hiện kiểm định
xem số liệu điều tra phù hợp nhất (best fit) với dạng hàm Cobb-
Douglas hay translog bằng LR - log-likelihood ratio test (Coelli et
al., 2005; Greene, 2012 ; Kumbhakar et al., 2015). Kết quả kiểm
định LR cho thấy giá trị =51,41, lớn hơn nhiều so với giá trị
tới hạn và có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả này cho thấy, bộ số liệu
điều tra phù hợp với dạng hàm translog. Kết quả nghiên cứu cũng
cho thấy hàm chi phí translog theo phương pháp một bước (có xem
xét đến mối tương quan giữa phi hiệu quả kinh tế với các đặc điểm
kinh tế - xã hội) được chấp nhận so với hàm chi phí theo ước lượng
hai bước (không bao gồm các biến độc lập ảnh hưởng đến phi hiệu
quả kinh tế) thông qua giá trị =34,49, giá trị này lớn hơn so với
giá trị tới hạn và có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả ma trận tương
quan cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các
biến, cụ thể là hệ số tương quan đều nhỏ hơn 0,6.
Do số liệu được thu thập từ hai địa bàn khác nhau và có mức độ
nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng khác nhau nên việc kiểm định sự
khác biệt của hai bộ số liệu trong ước lượng hàm chi phí chung là
rất cần thiết. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa theo
kiểm định t giữa hai bộ số liệu, ngoại trừ biến nguyên liệu. Như vậy,
ta có thể thực hiện ước lượng hàm chi phí chung cho hai nhóm hộ
18
nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Kiên Giang và Sóc Trăng. Kết
quả hồi quy được trình bày chi tiết ở Bảng 4.2:
Bảng 4.2: Kết quả ước lượng hàm giới hạn chi phí ngẫu nhiên
Kết quả các tham số ước lượng hàm chi phí
Biến Hệ số gốc Sai số
chuẩn
Biến Hệ số
gốc
Sai số
chuẩn
lnW1 8,578 54,603 lnW2lnZ1 -0,053** 0,023
lnW2 2,838 3,716 lnW2lnY 0,024 0,034
lnW3 -0,986 4,252 (lnW3lnW3)/2 -0,002 0,028
lnW4 -7,975 42,042 lnW3lnW4 0,047 0,310
lnW5 -18,267 45,160 lnW3lnW5 -0,152 0,254
lnZ1 -0,636 6,673 lnW3lnZ1 0,017 0,022
lnY -4,923 8,646 lnW3lnY -0,050 0,048
(lnW1lnW1)/2 0,414 1,451 (lnW4lnW4)/2 1,227 1,627
lnW1lnW2 -0,172 0,262 lnW4lnW5 -0,141 2,358
lnW1lnW3 0,266 0,328 lnW4lnZ1 0,337 0,510
lnW1lnW4 0,317 2,522 lnW4lnY -0,373 0,309
lnW1lnW5 -0,555 4,184 (lnW5lnW5)/2 1,338 2,053
lnW1lnZ1 -0,399 0,518 lnW5lnZ1 0,239 0,300
lnW1lnY -0,182 0,608 lnW5lnY 0,629 0,481
(lnW2lnW2)/2 0,015 0,018 (lnZ1lnZ1)/2 0,048 0,042
lnW2lnW3 0,008 0,015 lnZ1lnY -0,004 0,058
lnW2lnW4 -0,225 0,227 (lnYlnY)/2 0,207** 0,103
lnW2lnW5 0,039 0,173 Hệ số chặn 117,308 551,57
Kết quả tham số ước lượng các yếu tố ảnh hướng đến phi hiệu quả
(Mu)
Biến Hệ số gốc Sai số
chuẩn
Biến Hệ số
gốc
Sai số
chuẩn
Trình độ 0,029 0,129 Số ao 1,039** 0,436
Kinh nghiệm 0,041 0,118 Khoảng cách -0,004 0,005
Tham gia hội 0,356 1,894 Lao động -0,003 0,632
Diện tích ao -1,137** 0,457 Hệ số chặn -0,124 2,188
Mật độ -0,027* 0,015
Usigma -0,607 0,437
Vsigma -2,919*** 0,179 L-Likelihood -9,27
Lamda 3,176*** 0,165 Wald χ2 value 228,33
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=125
Từ kết quả Bảng 4.2, ta có thể ước lượng hiệu quả kinh tế của nông
hộ nuôi tôm ở địa bàn nghiên cứu. Kết quả về hiệu quả kinh tế được
trình bày ở Bảng 4.3:
19
Bảng 4.3: Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm
Hiệu quả kinh tế
Sóc Trăng Kiên Giang
Số hộ % Số hộ %
≥90 42 46,67 23 65,71
80-90 38 42,22 9 25,71
70-80 6 6,67 2 5,72
60-70 2 2,22 0 0
50-60 0 0 1 2,86
40-50 1 1,11 0 0
30-40 0 0 0 0
<30 1 1,11 0 0
Hiệu quả trung bình 86,95 89,98
Giá trị nhỏ nhất 22,73 55,35
Giá trị lớn nhất 97,58 97,96
Giá trị kiểm định t 1,55
Hiệu quả chung 87,80
Độ lệch chuẩn 9,85
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=125
Từ kết quả Bảng 4.3 cho thấy mức hiệu quả kinh tế trung bình của
mô hình nuôi tôm tỉnh Kiên Giang là 89,98%, khác biệt không có ý
nghĩa so với hiệu quả kinh tế tỉnh Sóc Trăng là 86,95%. Kết quả này
phần nào phản ánh sự kém hiệu quả trong quản lý nguồn lực đầu
vào và phân bổ nguồn lực. Mức hiệu quả kinh tế cũng có sự biến
động khá lớn giữa các hộ, hộ đạt mức hiệu quả cao nhất tại tỉnh
Kiên Giang là 97,96% trong khi đó hộ thấp nhất đạt 55,35%. Tương
tự, mức hiệu quả kinh tế nông hộ nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng cũng có
sự biến động khá lớn, hộ lớn nhất đạt 97,58% trong khi hộ thấp nhất
chỉ đạt 22,73%. Xét về khía cạnh tối thiểu hóa chi phí ở mức đầu ra
hiện tại, sự dao động lớn này có thể do mô hình được chuyển đổi
gần đây nên còn sự khác biệt lớn về khoa học kỹ thuật trong quản lý
và chăm sóc tôm cũng như sự biến động lớn về thời tiết dẫn đến rủi
ro cao về đầu ra.
Phần lớn các nông hộ nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng đạt hiệu quả trên
70%, chiếm khoảng 95,56%. Với mức hiệu quả kinh tế trung bình
20
này, ở mức đầu ra hiện tại, nông hộ nuôi tôm tỉnh Sóc Trăng có thể
giảm khoảng 13,05% tổng chi phí đầu tư. Tổng chi phí mà nông hộ
có thể giảm hay nói cách khác là sự chênh lệch giữa chi phí thực tế
và chi phí tối thiểu tiềm năng được trình bày ở Hình 5.5:
Hình 4.2: Chi phí thực tế và chi phí tối thiểu tiềm năng tỉnh Sóc
Trăng
Nguồn : Kết quả điều tra nông hộ năm 2017, n=125
Từ kết quả Hình 5.5, ta có thể tính được chi phí mất đi do không đạt
hiệu quả về kinh tế hay nói cách khác là chi phí mà nông hộ nuôi
tôm tỉnh Sóc Trăng có thể giảm trung bình = Chi phí thực tế - Chi
phí tối thiểu = 78,03 triệu đồng/ha/vụ.
Đối với trường hợp tỉnh Kiên Giang, hiệu quả kinh tế cũng có phân
bố tập trung trong khoảng từ 90% trở lên, chiếm hơn 65,71%. Ở
Kiên Giang, mức hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phan_tich_hieu_qua_kinh_te_va_moi_truong_cua.pdf