Những người làm việc trong khâu biên tập trong quy trình xuất bản
gọi là BTV. BTV có chức năng xây dựng đề cương, biên tập, thiết kế,
minh họa nhằm hoàn thiện bản thảo trước khi đưa ra thị trường.
Những người làm việc trong khâu số hóa trong quy trình xuất bản
điện tử gọi là NNLCN. NNLCN có chức năng sử dụng CNTT, công nghệ
số để biến các bản thảo đã được biên tập trở thành sách điện tử hay sản
phẩm KTS.
Khái niệm nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập: NNLXB
trong xu thế hội nhập là những người có thể tham gia lao động trong các
tổ chức xuất bản quốc tế nhằm tham gia vào phân công lao động quốc tế,
tuân thủ các quy định, luật pháp chung để tạo ra các xuất bản phẩm và
kinh doanh chúng trong thị trường quốc tế và khu vực
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong luận án là:
- Phương pháp thu thập thông tin: đối với thông tin thứ cấp, luận án
sử dụng những số liệu của những luận án, đề tài khoa học của ngành, bài
báo, đã được công bố. Đối với thông tin sơ cấp, luận án thu thập bằng
điều tra thông qua các câu hỏi liên quan, chọn mẫu, đối với một số NXB.
- Phương pháp xử lý thông tin: đối với thông tin thứ cấp, luận án xử
lý độ tin cậy thông qua chỉ số ISSN, chỉ số toàn cầu (Global Impact
Factor), chỉ số khoa học (Scientific Indexin Services), chỉ số tìm kiếm
(Research Bible), chỉ số mở (Open Academic Jurnal Index),. Đối với số
liệu sơ cấp, luận án thu thập và phân tích, chọn lọc, so sánh để có độ tin
cậy cao.
- Phương pháp phân tích thông tin: Sau khi thu thập thông tin, luận
án phân tích, tổng hợp, so sánh để có được thông tin cần thiết cho luận án.
Ngoài các phương pháp trên, luận án sử dụng một số phương pháp
như: Phương pháp thống kê và xử lý số liệu, phương pháp phân tích, ma
trận SWOT, ma trận chiến lược,nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu
cơ hội và thách thức, bên trong, bên ngoài, của nguồn nhân lực xuất bản trong
bối cảnh hội nhập.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về nội dung, luận án kết hợp giữa thực tiễn của hoạt động xuất bản
và lý luận về PTNNL trong xu thế hội nhập đó là
- Đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về PTNNL trong xu thế hội
nhập vào điều kiện cụ thể của xuất bản, một ngành có rất nhiều đặc thù,
vừa có tính chính trị - văn hóa, vừa có tính kinh tế, kinh doanh.
- Đã thu - Đã thu thập, lựa chọn và sử dụng khối lượng lớn các số
liệu, tư liệu có nguồn, độ tin cậy cao, đặc biệt thu thập và sử dụng các số
liệu điều tra để phân tích đánh giá trung thực, khách quan nguồn nhân lực
xuất bản trong xu thế hội nhập thể hiện trên các phưng diện cơ cấu, kế
hoạch, chiến lược nguồn nhân lực, một số tiêu chí trong phát triển nguồn
nhân lực xuất bản
- Đã nêu được bốn quan điểm, bốn giải pháp và ba kiến nghị đối với
Đảng và Nhà nước về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội
nhập.
7
Về phương pháp, luận án sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên
gia hay phiếu khảo sát thông qua hình thực trực tuyến hoặc qua internet
với ứng dụng của các hình thức mạng xã hội. Đây là hình thức điều tra
giảm chi phí và thới gian trong việc thu thập số liệu sơ cấp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về lý luận: Bổ sung và hệ thống cơ sở lý luận về PTNNL xuất bản
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Một số khái niệm mới được đưa vào và
sử dụng như : Biên tập viên công nghệ, Quản lý xuất bản, NNL công
nghệ, Góp phần làm phong phú thêm lý luận về NNLXB, đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập.
Về thực tiễn:
- Phân tích được thực trạng NNLXB Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế.
- Nêu được một số giải pháp và kiến nghị về PTNNLXB trong xu thế hội
nhập phù hợp với điều kiện, môi trường chính trị, văn hóa của Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, tài liệu nghiên cứu, nội dung của luận
án gồm 4 chương:
Chương I. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương II. Cơ sở lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực xuất
bản Việt Nam trong xu thế hội nhập
Chương III. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt
Nam trong xu thế hội nhập
Chương IV. Một số quan điểm và giải pháp phát triển nguồn nhân
lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nƣớc
1.1.1. Các nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về PTNNL chủ yếu
tập trung ở những hướng sau đây
Nghiên cứu về phát triển khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao
bằng những thuật ngữ mới như: NNL trí tuệ, NNL tri thức, đội ngũ tri
thức, đội ngũ khoa học, với khái niệm “NNLCLC là NNL có phẩm chất
đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng thích ứng, sáng tạo”
8
[29, tr 18, 19]. Tuy nhiên về khái niệm, các nghiên cứu hầu như chưa đề cập
đến khái niệm NNLCN gắn với nền kinh tế số. Về PTNNL, tác giả Nguyễn
Thị Lan Hương cho rằng “ PTNNL là sự gia tăng về giá trị con người trên
các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, thể lực, tâm hồn, làm cho con
người trở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất mới cao
hơn đồng thời phân bổ, sử dụng và đóng góp hiệu quả cao nhất vào tăng
trưởng kinh tế”. Như vây với khái niệm trên PTNNL có 2 vế: Hình thành
NNL và sử dụng NNL hay nói khác đi, NNL có tính cung – cầu trong thị
trường lao động.
Các nghiên cứu trên tiếp cận khái niệm NNL theo lý thuyết vốn
nhân lực trong khía cạnh NNL nâng cao năng lực sản xuất, làm gia tăng số
lượng và chất lượng NNL bằng cách tạo ra nhiều vị trí việc làm, cơ cấu
NNL đa dạng phong phú, chất lượng NNL được đánh giá thông qua đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và sáng tạo. Tuy
nhiên các nghiên cứu chưa đi sâu bản chất của chất lượng NNL là làm gia
tăng năng lực cá nhân thông qua 3 nhóm yếu tố: Kiến thức; Kỹ năng; Thái
độ. Trong nội hàm “vốn nhân lực” thì NNL còn có giá trị trao đổi trong
thị trường lao động điều này chưa được các nghiên cứu đề cập một cách
cụ thể, trong quá trình hình thành thị trường lao động trong xu thế hội
nhập. Trong nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hồng Điệp cho rằng: Phát triển
đại học là yếu tố quan trong trong PTNNLCLC với những kinh nghiệm
như đại học đại chúng, đại học địa phương, đại học cộng đồng. Trong
nghiên cứu cũng chỉ ra mô hình giáo dục khai phóng với kinh nghiệm của
Mỹ là “giải phóng con người ra khỏi những ý niệm cứng nhắc đã ăn sâu
bén rễ trong con người họ”.
1.1.2. Những nghiên cứu về xuất bản và phát triển nguồn nhân lực
xuất bản
Các luận án đã đi vào nghiên cứu, đưa ra nhiều khái niệm và thuật
ngữ như: Hoạt động xuất bản là gì? Trong thuật ngữ này, các tác giả đưa
ra dười nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ biên tập “Xuất bản là hoạt
động gia công biên tập với các tác phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu
độc giả” [82]. Trong các nghiên cứu cũng đưa ra khái niệm “biên tập”
theo nghĩa rộng “ biên tập là một hoạt động gồm tổ chức khai thác, lựa
chọn các tác phẩm để in, nhân bản đồng thời góp phần tu chỉnh, sửa chữa,
9
hoàn thiện để nâng cao chất lượng xuất bản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu
văn hóa và tinh thần của xã hội” [82 tr 60]. Gắn với quá trình biên tập này,
các nghiên cứu đưa ra khái niệm “cán bộ biên tập”. Đây là những khái
niệm chưa có tính khoa học cao, còn chung chung, lẫn lộn về bản chất của
khái niệm. Trong xuất bản hiện đại thuật ngữ “thị trường” thay cho thuật
ngữ “độc giả”: Xuất bản là quá trình trung gian giữa tác giả và thị trường
nhằm biến những tác phẩm thành những xuất bản phẩm theo nhu cầu của
thị trường xuất bản. Xuất bản là quá trình trung gian nghĩa là nắm bắt nhu
cầu, thông tin giữa tác giả và thị trường để hoàn thiện xuất bản phẩm làm
cho xuất bản phẩm có nội dung, hình thức tiệm cận với nhu cầu thị trường.
Ngoài ra xuất bản còn là kênh tiếp nhận thông tin của thị trường nhằm
hoàn thiện nội dung và hình thức của xuất bản phẩm.
Trong quá trình xuất bản, công nghệ là một quá trình tham gia nhằm
rút ngắn quá trình biên tập, rút ngắn khoảng cách về thông tin giữa xuất
bản và thị trường, xuất bản và xã hội. Hoạt động công nghệ trong biên tập
là quá trình sử dụng công nghệ trong trao đổi thông tin giữa tác giả và
BTV, giữa BTV và thị trường. Gắn với quá trình hoạt động xuất bản của
công nghệ là nguồn nhân lực công nghệ (NNLCN) bao gồm công nghệ
thông tin, công nghệ máy tính, công nghệ phần mềm,. Đối với những
nghiên cứu hay ấn phẩm nêu trên hầu như khái niệm công nghệ cũng như
NNLCN chưa được đề cập đến.
Ngoài ra trong nghiên cứu cũng chỉ ra được vai trò của nhân lực
trong xuất bản đó là: Nhân lực là nhân tố chủ yếu đảm bảo hoạt động xuất
bản được tiến hành; “Đội ngũ BTV giữ vai trò chủ chốt trong công tác
xuất bản, góp phần quyết định việc đưa tới bạn đọc những xuất bản phẩm
có chất lượng, hoàn thành kế hoạch xuất bản, thực hiện tốt nhiệm vụ chính
trị và công tác kinh doanh của NXB.”; Nhân lực là nguồn lực mang tính
chiến lược, là động lực cho sự phát triển của xuất bản; Nhân lực trong
xuất bản là nhân tố tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ xã hội, trong đó
các biên tập viên đóng vai trò “bà đỡ” cho ra đời của xuất bản phẩm. Về
kinh nghiệm quốc tế, một số nghiên cứu chỉ ra kinh nghiệm quốc tế của
một số NXB ở một số nước có nền kinh tế và xu hướng chính trị gần với
Việt Nam như Trung Quốc. Trong [28] chỉ ra kinh nghiệm của một số
NXB như “NXB Nhân dân Bắc Kinh và NXB Nhân dân Giang Tô là
10
những NXB có truyền thống lịch sử lâu đời và quy mô lớn của Trung
Quốc, có nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng, phát triển đội
ngũ biên tập xuất bản và thực tế các NXB này đã xây dựng được đội
ngũ biên tập mạnh, trang bị cho họ những kỹ năng cơ bản, điều kiện
cần thiết để sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của hoạt động xuất bản trong cơ
chế thị trường và thời đại công nghệ số.”
1.1.3. Những nghiên về phát triển nguồn nhân lực xuất bản trong
xu thế hội nhập
PTNNLXB trong xu thế hội nhập hầu như chưa có nghiên cứu
nào đề cập đến từ nghiên cứu trong tổ chức doanh nghiệp đến các tổ
chức nhà nước. Tuy nhiên có những nghiên cứu gần sát với nội dung
này là các nghiên cứu về PTNNL trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện
nay. Về nội dung, các nghiên cứu về PTNNL cúng đưa ra các bước như
sau:
- Phân tích, đánh giá nhu cầu đào tạo và phát triển.
- Lập kế hoạch đào tạo và phát triển.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và phát triển
- Đánh giá hiệu quả hoạt động đào tạo và phát triển.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
1.2.1. Những nghiên cứu về xuất bản nói chung
Trong các nghiên cứu về xuất bản ở Singapore chỉ ra rằng “Các
NXB sách Singapore cũng đang tích cực khám phá internet như một kênh
phát triển sản phẩm.”. Một số nghiên cứu khác của Rüdiger Wischenbart
(2017): Global Trends in Publishing 2014 An overview of current
developments and driving forces in the transformation of the international
publishing industry – Xu hướng toàn cầu xuất bản quốc tế 2014. Cuốn
sách đưa ra những nhận định về hướng phát triển của ngành công nghiệp
xuất bản trong bối cảnh “Sự phát triển rộng lớn hơn của chuỗi giá trị số
hóa ảnh hưởng đến tất cả những ngành công nghiệp nội dung. Những diễn
biến mới thực sự của kỹ thuật đang ảnh hưởng đến thị trường, với Google,
Apple và Amazon chỉ các ví dụ dễ thấy nhất. Trong khi đó, mỗi liên kết
trong giá trị chuỗi đã nhìn thấy sự xuất hiện của động lực mới, sự thích
11
ứng của cái cũ – bao gồm một số trong các lĩnh vực lân cận và sự phát
triển của sự cạnh tranh mới giữa các địa phương hoặc khu vực”. Đáng chú
ý là trong nghiên cứu tác giả đã đánh giá được sự chuyển đổi của thị
trường trong bối cảnh sách điện tử, số hóa đang là nhu cầu lớn của người
đọc bởi vì “Sách và đọc sách là chìa khóa cho cả hai học tập và giải trí cho
hàng trăm của hàng triệu người trên tất cả các châu lục.” và tác giả cũng
chỉ ra Trung Quốc đã nổi lên thành thị trường lớn thứ hai của xuất bản sau
Anh Quốc và trên Đức và Nhật Bản.
1.2.2. Nghiên cứu về xuất bản kỹ thuật số nói riêng
Nghiên cứu của Octavio Kulesz (2011): Digital publishing in
developing countries về xuất bản KTS ở các nước đang phát triển. Nghiên
cứu này chỉ ra tính tất yếu của xuất bản KTS trong một thế giới đang phát
triển, nhất là sự phát triển của công nghệ.
Một nghiên cứu nữa là của Xuemei Tian (2008): Book publishing in
Austraylia: The pontential impact of digitaltechnologies on Business
models xuất bản sách tại Úc: tác động tiềm năng của công nghệ số đối với
các mô hình kinh doanh. Đây là một nghiên cứu cho thấy rất rõ sự chuyển
đổi mô hình kinh doanh xuất bản ở Úc dưới tác động của công nghệ KTS
khi sách điện tử ra đời. Nghiên cứu cũng đưa ra nhận định “Sự xuất hiện
và phát triển của công nghệ KTS có khả năng cung cấp các cơ hội đáng kể
cho xuất bản trong cả hai định dạng in ấn và điện tử, và với tiến bộ trong
thương mại”.
Xiao Chuan Lian (2015) – Công nghiệp xuất bản Trung Quốc Tổng
quan. Những nghiên cứu này có tính khu vực và toàn cầu về xu thế và mục
tiêu. Về xu thế, các nghiên cứu chỉ ra xu thế xuất bản KTS và kinh doanh
số đang là xu thế phát triển mạnh của một số nước có nền xuất bản tiên
tiến. Nguồn nhân lực được phát triển và đào tạo chủ yếu là NNLCLC có
trình độ chuyên môn, công nghệ và ngoại ngữ. Có kỹ năng kinh doanh,
quản trị, marketing kỹ đáp ứng yêu cầu kinh doanh số và kinh doanh sản
phẩm KTS.
Yuan-Yuan Peng và YuanTian (2016) – Biên bản cuộc họp Ban
biên tập quốc tế đầu tiên của Tạp chí Trung Quốc, Thomas M. Shoesmith
and Julian Zou (2016) - Trung Quốc áp đặt các hạn chế mới rộng rãi đối
với việc xuất bản nội dung Internet, nghiên cứu về xuất bản Trung Quốc.
12
Những nghiên cứu cho thấy Trung Quốc đang bước vào thời kỳ kinh
doanh số nói chung trong đó có kinh doanh xuất bản. Việc tổ chức bản
thảo, tổ chức phát hành, hội thảo đã được tổ chức trực tuyến thông qua
Internet. Tuy nhiên chưa có sản phẩm KTS như sách điện tử, sản phẩm số
nhiều. Trung Quốc cũng có phần giống Việt Nam là coi xuất bản là ngành
phục vụ công tác chính trị tư tưởng nên nhà nước đang quản lý chặt chẽ.
Trong nghiên cứu về sách điện tử ở Nhật Bản cho thấy Nhật Bản bắt
đầu xuất bản sách điện tử từ năm 2014, cho đến nay thị phần sách điện tử
mỗi ngày một tăng và đi đôi với nó là thị trường sách truyền thống giảm
xuống.
1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến luận án và hƣớng
nghiên cứu của luận án
Các công trình nghiên cứu đã có những đóng góp có ý nghĩa về
khoa học. Làm sáng tỏ nhiều vấn đề cả lý luận và thực tiễn trên những
phương diện về NNL, nhân tài, đội ngũ tri thức, NNLCLC ở nước ta. Một
số luận án đã phân tích tác động của hội nhập đối với nền kinh tế nước ta
từ đó tác động đến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đòi hỏi tất
yếu của việc PTNNLCLC. Đối với các nghiên cứu quốc tế về xuất bản, đã
có nhiều nghiên cứu về xuất bản nói chung theo hướng biến đổi của thị
trường xuất bản dẫn đến biến đổi về NNL. Sự hội nhập của thị trường,
công nghệ làm cho các thị trường xuất bản một lớn hơn. Xuất bản KTS bùng
nổ làm thay đổi cơ cấu sản phẩm của xuất bản. Kinh doanh số cũng tác động
đến kinh doanh xuất bản tạo nên nhu cầu về NNLCN rất lớn hiện nay.
Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu
thế hội nhập” là lĩnh vực chưa có công trình nghiên cứu dưới góc độ quản
lý kinh tế. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề sau đây:
Về khái niệm, cần nghiên cứu và bổ sung một số khái niệm về
NNLXB trong xu thế hội nhập đó là: Khái niệm BTV, nhân viên công nghệ
(NVCN). Vai trò và tính chất của NNL này trong kinh tế nhưng được nhìn
nhận dưới góc độ quản lý kinh tế. Ngoài ra một số khái niệm: PTNNLXB,
PTNNLCN, cần được làm sáng tỏ hơn về nội hàm, tính chất của những
khái niệm này.
13
Về nội dung, trên cơ sở các khái niệm đã được xây dựng, nghiên
cứu cần có nội dung cụ thể về PTNNLXB dưới góc độ quản lý kinh tế đó
là xây dựng quy trình, các yếu tố ảnh hưởng và tiêu chí PTNNLXB.
Đánh giá thực trạng NNLXB hiện nay trong giai đoạn 2010 đến nay
qua những tiêu chí đã được xây dựng về số lượng, chất lượng, cơ cấu
NNLXB.
Nêu lên những giải pháp nhằm phát huy mặt mạnh, khắc phục
những điểm yếu của NNLXB trong xu thế hội nhập hiện nay.
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: thống kê, phân tích, tổng hợp thông qua các số liệu thứ
cấp, số liệu sơ cấp. Tuy nhiên các số liệu sơ cấp cần được phân tích, đánh
giá như thế nào để cho ta thông tin có độ tin cậy cao trong quá trình sử
dụng các số liệu đó. Đặc biệt trong nghiên cứu này định hướng sử dụng
thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp trực tuyến hoặc qua mạng.
Về cách tiếp cận: Luận án sử dụng các cách tiếp cận liên ngành, xã
hội học, trực tiếp, gián tiếp trong quá trình nghiên cứu là gì. Mỗi cách tiếp
cận được vận dụng trong hoàn cảnh nào và cho kết quả nghiên cứu ra sao?
CHƢƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
2.1. Một số khái niệm chung về xuất bản và phát triển nguồn
nhân lực xuất bản
2.1.1. Xuất bản và nguồn nhân lực xuất bản
Biên tập: là quá trình hoạt động xây dựng, thiết kế, biên tập bản
thảo nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sách của thị trường. Quá trình biên
tập cần có sự tham gia của tác giả, BTV, nhân viên công nghệ (NNLCN).
Số hóa: Là quá trình hoạt động nhằm biến những bản thảo trở
thành sách điện tử hay sản phẩm điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
của một lớp đọc giả. Quá trình số hóa có sự tham gia của BTV, NNLCN
để đảm bảo rằng: sản phẩm đó đảm bảo tiêu chí của sách, việc kinh doanh
diễn ra thuận lợi, phục vụ tốt nhất nhu cầu của thị trường.
NNLXB là những người có thể tham gia vào quá trình lao động
trong quy trình xuất bản bao gồm: Biên tập, số hóa, in và phát hành.
Thuật ngữ “biên tập”, “in” và “phát hành” là những thuật ngữ quen thuộc
14
trong xuất bản. Thuật ngữ “số hóa” mới xuất hiện gần đây cùng với xuất bản
KTS mà sản phẩm của nó là sách điện tử và các sản phẩm số.
Những người làm việc trong khâu biên tập trong quy trình xuất bản
gọi là BTV. BTV có chức năng xây dựng đề cương, biên tập, thiết kế,
minh họa nhằm hoàn thiện bản thảo trước khi đưa ra thị trường.
Những người làm việc trong khâu số hóa trong quy trình xuất bản
điện tử gọi là NNLCN. NNLCN có chức năng sử dụng CNTT, công nghệ
số để biến các bản thảo đã được biên tập trở thành sách điện tử hay sản
phẩm KTS.
Khái niệm nguồn nhân lực xuất bản trong xu thế hội nhập: NNLXB
trong xu thế hội nhập là những người có thể tham gia lao động trong các
tổ chức xuất bản quốc tế nhằm tham gia vào phân công lao động quốc tế,
tuân thủ các quy định, luật pháp chung để tạo ra các xuất bản phẩm và
kinh doanh chúng trong thị trường quốc tế và khu vực.
2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập
PTNNL BTV, NNLCN là sự gia tăng năng lực của nguồn lao động
để trở thành BTV, nhân viên công nghệ có năng lực và phẩm chất mới
đồng thời bố trí sử dụng có hiệu quả trong quá trình biên tập và xuất bản
số.
Tiếp cận theo cung nhân lực nghĩa là nguồn cung về nhân lực XB
đã có sẵn, các NXB, tổ chức xuất bản tổ chức bố trí, sử dụng NNL đó cho
hiệu quả tránh được dư thừa và hao hụt lao động. Nội dung chính trong
cách tiếp cận này là NXB, tổ chức xuất bản tính toán đủ nhu cầu NNL cho
mỗi loại lao động là BTV, NVCN và các giải pháp trong PTNNL để tạo ra
số lượng và chất lượng NNL cần thiết. Các chỉ tiêu trong cung nhân lực
bao gồm: Độ tuổi, trình độ, NNLCLC.
2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hƣởng phát triển
nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập
2.2.1. Nội dung phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam trong
xu thế hội nhập
a) Phân tích tình hình
Bao gồm tình hình bên trong và tình hình bên ngoài NXB hay tổ
chức doanh nghiệp. Câu hỏi đặt ra là: NNLXB chúng ta đang ở đâu?
15
b) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu
Đầu tiên là phải xác định được thời kỳ của kế hoạch, chẳng hạn là t
từ t0 đến ti. Sau đó là xác định câu hỏi: Chúng ta muốn đi đến đâu? Nghĩa
là xác định hai yếu tố của NNL:
- Số lượng BTV, NVCN trong kỳ cần đạt đến là bao nhiêu?
- Chất lượng BTV, NVCN cần đạt được như thế nào?
c) Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược nghĩa là xây dựng kế hoạch hành động để đi
đến mục tiêu đã đề ra bao gồm: Mục tiêu, vận dụng chính sách, xây dựng
quy trình vận hành để đi đến mục tiêu đã đề ra.
d) Xây dựng kế hoạch
Các kế hoạch có thể là trung hạn hay dài hạn được cụ thể hóa bởi
các chương trình hay dự án. Đó là các hoạt động được thực hiện bởi một
nhóm người để đạt được mục tiêu nhất định, trong khoảng thời gian nhất
định với nguồn lực nhất định. Cách tiếp cận dự án phù hợp với các NXB
hay tổ chức xuất bản trong PTNNL vì đây là môi trường vi mô có nhiều
biến đổi.
e) Tổ chức thực hiện kế hoạch
Là sự phối hợp giữa các bộ phận khác nhau. Giữa bộ phận tổ chức
nhân sự, bộ phận biên tập và bộ phận công nghệ số. Mỗi bộ phận chịu
trách nhiệm một số công việc đặc thù mà họ chịu trách nhiệm thực thi
trong kế hoạch đã đề ra để đạt được các mục tiêu.
e) Kiểm tra giám sát
Việc lập kế hoạch được hoàn thiện trong bản kế hoạch. Giám sát là việc
xem xét các kế hoạch đề ra được thực hiện như thế nào? Có hướng đến mục
tiêu đề ra hay không. Các mục tiêu đề ra có phù hợp với quy trình và nội dung
của đề án không? Kết quả đạt được so với mục tiêu như thế nào.
f) Đánh giá kế hoạch
Đánh giá kế hoạch PTNNLXB đến tình hình xuất bản của đơn vị
như thế nào? Đầu tiên phải đánh giá tác động đến những yếu tố cơ bản
như: số lượng, vị trí việc làm như thế nào? Thu nhập của người lao động
trong đơn vị tăng hay giảm? Doanh thu và lợi nhuận trong kỳ có biến đổi
như thế nào?
16
2.2.2. Tiêu chí đánh giá phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt
Nam trong xu thế hội nhập
a) Tiêu chí về số lượng
- Tiêu chí về tổng số lao động
- Tiêu chí số lao động bình quân: là chỉ tiêu phản ánh mức độ phổ
biến, điển hình về số lượng lao động trong một thời kỳ nhất định.
- Tiêu chí cơ cấu NNLXB bao gồm cơ cấu theo giới tính và cơ cấu
theo trình độ đào tạo, theo ngạch bậc và theo vị trí công việc. Luận án nay
chỉ nghiên cứu về BTV và NNLCN nên không xét cơ cấu giới tính.
b) Tiêu chí về chất lượng
- Tiêu chí chuyên môn
- Tiêu chí chính trị
- Tiêu chí tinh thần trách nhiệm
- Tiêu chí đạo đức nghề nghiệp
- Tiêu chí về sức khỏe
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển nguồn nhân lực xuất bản Việt
Nam trong xu thế hội nhập
a) Yếu tố khách quan
- Chính sách xuất bản của nhà nước
- Yếu tố xã hội
- Yếu tố tự nhiên
b) Yếu tố chủ quan
- Mô hình: mô hình các NXB hiện nay đang tồn tại nhiều mô hình
khác nhau
- Chiến lược, quy mô
- Vốn: Mô hình công ty cổ phần tạo điều kiện cho hội nhập trong
quá trình thu hút vốn đầu tư từ nhiều tổ chức khác.
2.3. Kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về phát triển nguồn
nhân lực xuất bản Việt Nam trong xu thế hội nhập
2.3.1. Kinh nghiệm
- NXB Nhân dân Bắc Kinh, Giang Tô - Trung Quốc
- NXB Panpac- Singapore
- NXB McMilan- Australia
2.3.2. Bài học rút ra
17
- Phát triển NNL với trình độ chuyên môn cao gắn với trình độ quản
trị, kinh doanh đang là nhu cầu tất yếu hiện nay.
- Phát triển NNLCN gắn với dòng sản phẩm sách điển tử, sản phẩm
công nghệ số đang là xu thế phát triển trong xuất bản hiện nay.
- Phát triển NNL kinh doanh số trong kinh doanh xuất bản phẩm
đang là yêu cầu cấp bách hiện nay.
- Phát triển NNL In trong bối cảnh nguồn nhiên liệu sản xuất giấy
đang thu hẹp, yếu tố môi trường đang được đặt ra cấp thiết.
CHƢƠNG III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
XUẤT BẢN VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP
3.1. Mô hình hoạt động và tổ chức
3.1.1. Các mô hình hoạt động của tổ chức xuất bản hiện nay
a) Đơn vị sự nghiệp công
b) Công ty nhà nước
Mô hình này thường được gọi “Công ty TNHH một thành viên” với
100% vốn nhà nước.
c) Công ty cổ phần
Công ty cổ phần ra đời bởi những nhà xuất bản, công ty nhà nước
chuyển đổi mô hình công ty Mẹ - con.
d) Mô hình khác
Một số tổ chức doanh nghiệp hoạt động ở các mô hình: Công ty hợp
doanh, công ty tư nhân đang có chiều hướng gia tăng ở Việt Nam hiện
nay.
3.1.2. Các tổ chức, doanh nghiệp xuất bản hiện nay
a) Nhà xuất bản
b) Công ty xuất bản
3.1.3. Đặc điểm, tình hình hoạt động xuất bản hiện nay
a) Đặc điểm nổi bật của xuất bản hiện nay
- Đặc điểm lãnh đạo quản lý nhà nước
- Đặc điểm trình độ - công nghệ
- Vốn
- Thị trường
18
- Đặc điểm nguồn nhân lực
b) Tình hình hoạt động của xuất bản hiện nay
Hoạt động của lĩnh vực xuất bản hiện nay chủ yếu chủ yếu trong ba
lĩnh vực: Xuất bản, in và phát hành.
Trong lĩnh vực xuất bản chủ yếu hoạt động với xuất bản truyền
thống bao gồm xuất bản, nhập khẩu và xuất khẩu sách.
c) Cơ hội và thách thức của xuất bản Việt Nam hiện nay
Để phân tích NNL và PTNNL của xuất bản hiện nay, luận án sử dụng
công cụ ma trận SWOT.
3.2. Thực trạng nguồn nhân lực xuất bản Việt Nam hiện nay
3.2.1. Thực trạng về số lượng và chất lượng
a) Số lượng
Tổng số lao động; Lao động bình quân; Cơ cấu
- Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, trên đại học/tổng số lao động
- Tỉ lệ đào tạo đại học chuyên ngành/ tổng số lao động
- Theo ngạch bậc
- Theo vị trí việc làm
b) Chất lượng
Trình độ chuyên môn; Chính trị; Một số tiu chí khác
3.2.2. Thực trạng chiến lược, kế hoạch nguồn nhân lực xuất bản
a) Về vĩ mô, ngành xuất bản đã có chiến lược và quy hoạch dựa trên
các quy hoạch tổng thể ngành
b) Về vi mô, các nhà xuất bản có kế hoạch NNL
3.2.3. Thực trạng về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực
a) Thực trạng về đào tạo
b) Thực trạng thu hút nguồn nhân lực
- Môi trường làm việc
- Thu hút và đãi ngộ
3.3. Một số thành tựu và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_xuat_ban_viet_nam.pdf