Tóm tắt Luận án Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

Luận án cũng nghiên cứu, khảo sát về thị trường THTT ở Việt

Nam, làm rõ thực trạng phát triển của thị trường THTT, cụ thể là thực

trạng cung cấp dịch vụ THTT, thực trạng phát triển nhu cầu và cạnh

tranh trên thị trường THTT ở Việt Nam. Nghiên cứu các yếu tố tác động

đến thị trường THTT ở Việt Nam và quản lý nhà nước đối với thị trường

này; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên

nhân. Trên cơ sở đó, vận dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế, luận

án đã đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thi cho việc phát triển và

quản lý thị trường THTT đến năm 2025, định hướng đến 2030. Các giải

pháp được đề xuất theo ba nhóm: Thứ nhất là các giải pháp phát triển

cung về THTT theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển

của thế giới; Thứ hai, là nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy nhu cầu đối với

dịch vụ THTT; Thứ ba là nhóm giải pháp về quản lý nhà nước đối với

thị trường THTT. Các giải pháp đề xuất đều hướng đến hai chủ thể là

các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị kinh doanh dịch vụ THTT

trên thị trường.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển sớm trên thế giới như Mỹ; thị trường THTT phát triển nhanh chóng, tạo ra sự bùng nổ và đạt được rất nhiều thành tựu trong thời gian ngắn như của Hàn Quốc; thị trường THTT có những điều kiện phát triển và sự quản lý của nhà nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc làm rõ thực trạng phát triển, kinh nghiệm quản lý của nhà nước đối với thị trường này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho phát triển thị trường THTT Việt Nam. 4 Thứ ba, trên cơ sở phân tích về thị trường THTT của Việt Nam, vận dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và quản lý thị trường THTT ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án có đối tượng nghiên cứu là vấn đề phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về thị trường THTT của một số quốc gia và Việt Nam, tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: (1) Thực trạng phát triển của thị trường THTT. Trong đó làm rõ trình độ, khả năng cung ứng dịch vụ THTT trên thị trường; đặc điểm, sự phát triển của cầu về THTT; đặc điểm và những nhân tố tác động đến thị trường THTT đó. (2) Quản lý nhà nước đối với thị trường THTT. Luận án chỉ giới hạn trọng tâm nghiên cứu về thị trường THTT trên giác độ nghiên cứu vĩ mô, không đi sâu vào các yếu tố vi mô thuộc về kỹ thuật sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp THTT. - Phạm vi không gian: Luận án sử dụng không gian rộng toàn cầu cho các lập luận và sử dụng nghiên cứu tình huống về thị trường THTT cụ thể ở một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Việt Nam. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia từ khi thị trường này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2015 đến năm 2018 (khi truyền hình OTT xuất hiện và phát triển mạnh, cạnh tranh và làm biến 5 đổi thị trường THTT ở các quốc gia); đề xuất các giải pháp cho thị trường THTT của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp - Thu thập tài liệu thứ cấp - Phương pháp phân tích tổng hợp: - Phương pháp phân tích thống kê, so sánh - Phương pháp dự báo 4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp Khảo sát thực tiễn 4.3. Các phương pháp khác - Phương pháp quan sát - Phương pháp tọa đàm, hội thảo 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường THTT, phát triển thị trường THTT và quản lý thị trường THTT. Đây là thị trường kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là nhân tố quản lý Nhà nước. Luận án xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường đối với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế có sự kiếm soát và điều tiết quản lí của Nhà nước. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của luận án, hiện nay ở Việt Nam, thị trường THTT mới hình thành và phát triển, chưa có những nghiên cứu hệ thống, tổng thể và trực diện về nội dung này, bên cạnh đó các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực truyền hình trả tiền chưa có hệ thống cơ sở chỉ tiêu đánh giá thống nhất và khoa học về phát triển thị trường THTT. 6 Hai là, bằng phương pháp nghiên cứu cụ thể, đặc biệt là thông qua khảo sát trực tiếp: Quan sát, nghe, xem các báo cáo trực tiếp, tham dự các hội ghị hội thảo, tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn cụ thể để nghiên cứu về phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Làm rõ “bức tranh” về trình độ phát triển và vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường THTT của các quốc gia nghiên cứu, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quốc tế quan trọng, đảm bảo có ý nghĩa thực tiễn cao và là tài liệu tham khảo tốt cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này, đây là một đóng góp mới của luận án. Ba là, từ việc nghiên cứu thực trạng phát triển thị trường THTT của Việt Nam, trên cơ sở vận dụng các bài học kinh nghiệm quốc tế, luận án đề xuất 04 nhóm giải pháp nhằm phát triển và quản lý thị trường THTT của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. Các giải pháp nhằm phát triển và quản lý tốt hơn thị trường THTT ở Việt Nam được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu các chủ thể của thị trường THTT ở Việt Nam, bao gồm: (i) Cơ quan chủ quản là hệ thống các cơ quan chỉ đạo, quản lý thị trường THTT nói riêng và lĩnh vực truyền hình nói chung bao gồm: Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông; (ii) Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có giá trị tham khảo về cơ sở lý luận và thực tiễn cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến thị trường THTT nói chung và ở các nước Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam nói riêng. Đồng thời, góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý thị trường THTT của Việt Nam, phục vụ cho nhu cầu phát triển lĩnh vực truyền hình, phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập. 7 Ngoài ra, luận án còn là tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề liên quan đến thị trường THTT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền Chương 2: Cơ sở lý luận về thị trường truyền hình trả tiền Chương 3: Kinh nghiệm phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở một số quốc gia Chương 4: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế và giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam. Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Trong chương 1, Nghiên cứu sinh (NCS) thực hiện tổng quan tình hình nghiên cứu theo các nhóm: Một là, các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận về lý thuyết thị trường, lý thuyết kinh tế quốc tế về thương mại và dịch vụ. Hai là, các công trình nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền trên thế giới, trong đó chủ yếu tổng quan những nghiên cứu về các vấn đề như: Thực trạng thị trường truyền hình trả tiền (THTT); quản lý thị trường THTT; xu hướng phát triển của thị trường THTT của các quốc gia. Tập trung vào các quốc gia thuộc đối tượng nghiên cứu của luận án như Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ. Ba là, các công trình nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam. Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, đưa ra 8 những nhận xét, đánh giá và làm rõ những khoảng trống mà chủ đề luận án hướng đến để giải quyết. 1.1. Nhóm các nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận Trong quá trình nghiên cứu tài liệu, tác giả nhận thấy Việt Nam đã có nhiều công trình, dự án, luận án, luận văn, bài báo khoa học... nghiên cứu/tiếp cận nghiên cứu về truyền hình trả tiền, nhưng mới chỉ chủ yếu trên các bình diện là tâm lý học, xã hội học, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về thị trường truyền hình trả tiền trên bình diện kinh tế quốc tế. Vì vậy, trong phần này, luận án sẽ đề cập đến một số công trình nghiên cứu có tính liên quan/tiệm cận/gần với đề tài nghiên cứu. 1.2. Các công trình nghiên về thị trƣờng truyền hình trả tiền trên thế giới Từ tổng quan các công trình nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền trên thế giới cho thấy, thị trường này đang phát triển rất sôi động trên thế giới; cùng với trình độ phát triển khác nhau của các nền kinh tế, mức độ phát triển của thị trường truyền hình trả tiền ở các nước cũng khác nhau; đồng thời, trong quá trình phát triển, thị trường truyền hình trả tiền ở các quốc gia luôn luôn có sự thay đổi không ngừng, đặc biệt là do sự tác động của khoa học công nghệ, sự phát triển của kinh tế, sự thay đổi của văn hóa và nhu cầu của con người. Các nghiên cứu cũng cho thấy, sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền ở các quốc gia luôn đòi hỏi sự quản lý của nhà nước ở các mức độ khác nhau và sự biến động của thị trường này do những tác động của chính sách vĩ mô của các chính phủ. 9 1.3. Các công trình nghiên cứu về thị trƣờng truyền hình trả tiền của Việt Nam Thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam mới phát triển, các nghiên cứu về thị trường này còn khá khiêm tốn. Những nghiên cứu ở trên đề cập đến các khía cạnh khác nhau của truyền hình trả tiền và thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam, có cả những nghiên cứu dưới góc độ kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục các nghiên cứu này đều là những tài liệu tham khảo cho chủ đề của luận án. 1.4. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 1.4.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình nghiên cứu Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về truyền hình trả tiền và thị trường truyền hình trả tiền trên thế giới và trong nước đều cho thấy thị trường truyền hình trả tiền là một “mảnh đất màu mỡ”, đang phát triển rất sôi động và luôn biến đổi rất mạnh mẽ ở các quốc gia, khu vực. Nghiên cứu về phát triển thị trường truyền hình trả tiền là một chủ đề hấp dẫn của kinh tế quốc tế. Các công trình nghiên cứu nhìn chung đã nêu lên được một số đặc thù của lĩnh vực truyền hình trả tiền so với các loại hình viễn thông khác, phân tích đánh giá hiện trạng truyền hình trả tiền tại các quốc gia đến thời điểm nghiên cứu, về những thành công và hạn chế kèm theo những nguyên nhân. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nêu trên đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển truyền hình trả tiền trên nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Các nghiên cứu đều khẳng định xu hướng phát triển của truyền hình, truyền hình trả tiền 10 và tính tất yếu khách quan của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình nói chung, hoạt động truyền hình trả tiền nói riêng ở các quốc gia; khẳng định, muốn phát triển thị trường truyền hình trả tiền thì các nước, đặc biệt Việt Nam cần phải quan tâm đến quản lý tốt nội dung chương trình; chất lượng chương trình; giá cả của dịch vụ; hạ tầng kỹ thuật, công nghệ truyền hình. Các nghiên cứu cũng xác định yếu tố cạnh tranh chính là động lực để phát triển thị trường truyền hình trả tiền, song cần phải có những định hướng, chiến lược, chính sách đúng đắn để cạnh tranh phát huy được hết vai trò của nó, đồng thời, ngăn ngừa những tiêu cực của thị trường. Tuy nhiên thị trường truyền hình trả tiền đến thời điểm này đã có rất nhiều biến đổi về chất và lượng, bắt nguồn từ những đột phá về công nghệ, tăng cường quản lý của cơ quan nhà nước, xu hướng tách mảng dịch vụ khỏi các đài truyền hình, sự tham gia của hầu hết các đơn vị viễn thông, sự phát triển các hình thức cạnh tranh Bản thân tại Đài truyền hình Việt Nam cũng đã có sự phân tách độc lập các mảng truyền hình trả tiền, một phần chuyển sang liên doanh liên kết với các đối tác, phần còn lại chuyển đổi cơ chế từ hành chính sự nghiệp có thu sang cơ chế doanh nghiệp nhằm tạo sự đột phá trong lĩnh vực truyền hình trả tiền cho tương xứng với vị thế của đài truyền hình quốc gia. Do đó những phân tích, đánh giá và các giải pháp đề xuất của các công trình nghiên cứu trên ít nhiều đã giảm đi tính thực tiễn, hiệu quả thấp hoặc không có khi áp dụng trong tình hình hiện nay. Đồng thời, qua tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy còn thiếu vắng những công trình tập trung nghiên cứu về kinh nghiệm của các nước 11 trong phát triển thị trường truyền hình trả tiền. Truyền hình trả tiền là một thị trường hấp dẫn nhưng mới mẻ ở Việt Nam, do đó việc nghiên cứu về cách thức vận hành, phát triển, quản lý đối với thị trường này ở các quốc gia khác để vận dụng kinh nghiệm cho Việt Nam là cần thiết. 1.4.2. Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án Từ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề của luận án cho thấy, khoảng trống trong nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền còn rất lớn: Thứ nhất, cần nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về thị trường truyền hình trả tiền; làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về thị trường truyền hình trả tiền, trong đó làm rõ các yếu tố cấu thành thị trường truyền hình trả tiền, các nhân tố ảnh hưởng, các yêu cầu và điều kiện để phát triển thị trường truyền hình trả tiền; quản lý của nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền; nghiên cứu về những xu hướng và bối cảnh toàn cầu tác động đến thị trường truyền hình trả tiền. Thứ hai, còn thiếu vắng các nghiên cứu trên góc độ tiếp cận kinh tế quốc tế về thị trường truyền hình trả tiền, theo đó cần nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền ở một số nước trên thế giới, làm rõ thực trạng phát triển, đặc điểm, các nhân tố tác động và vai trò của chính phủ đối với thị trường truyền hình trả tiền của các nước đó; so sánh các kết quả đạt được và các mặt hạn chế trong phát triển thị trường truyền hình trả tiền của các quốc gia được nghiên cứu và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Các trường hợp nghiên cứu là những quốc gia có thị trường truyền hình trả tiền phát triển sớm trên thế giới như Mỹ; quốc gia có thị trường truyền hình trả tiền phát triển nhanh chóng, tạo ra sự bùng nổ và đạt được rất nhiều 12 thành tựu trong thời gian ngắn như của Hàn Quốc; quốc gia có thị trường truyền hình trả tiền với những điều kiện phát triển và sự quản lý của nhà nước có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Trung Quốc. Thứ ba, nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam từ các yếu tố cấu thành của nó như: Cung, cầu, giá cả, đặc điểm và các nhân tố tác động, những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân để vận dụng những bài học kinh nghiệm từ các quốc gia, tìm ra giải pháp phát triển thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam trong thời gian tới. Đây cũng chính là những nội dung mà Nghiên cứu sinh sẽ làm sáng tỏ trong luận án. 13 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Trong chương 2 luận án làm rõ một số khái niệm quan trọng liên quan đến chủ đề luận án; thiết lập cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Cụ thể: (i) Làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường THTT, trong đó tập trung vào làm rõ các đặc điểm và các yếu tố cầu thành thị trường THTT; phát triển thị trường THTT và quản lý nhà nước đối với thị trường THTT. (ii) Cùng với việc phân tích bối cảnh ra đời và phát triển của trường THTT trên thế giới; nghiên cứu xu hướng toàn cầu tác động đến thị trường THTT; môi trường pháp lý liên quan đến thị trường truyền hình trả tiền; và quy mô khách hàng, những đóng góp kinh tế của thị trường THTT chương 2 của luận án sẽ khái quát “bức tranh” thực tiễn về thị trường THTT, làm cơ sở cho việc nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển thị trường THTT ở một số quốc gia và Việt Nam trong các chương tiếp theo. 2.1. Một số khái niệm - Khái niệm phát triển - Khái niệm Truyền hình trả tiền - Khái niệm Thị trường truyền hình trả tiền - Khái niệm phát triển thị trường truyền hình trả tiền 2.2. Đặc điểm, vai trò của phát triển thị trƣờng THTT - Về các chủ thể hoạt động trên thị trường THTT - Về cơ chế và phương thức vận hành của thị trường THTT - Về cơ cấu sản phẩm dịch vụ trên thị trường THTT. - Về phạm vi và mức độ cạnh tranh trên thị trường THTT. 14 2.3. Nội dung, tiêu chí đánh giá phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển thị trƣờng THTT 2.3.1. Nội dung phát triển thị trường THTT - Phát triển cung - Phát triển cầu - Đảm bảo môi trường cạnh tranh - Quản lý nhà nước đối với thị trường THTT 2.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển thị trường THTT - Sự gia tăng về số lượng và chất lượng khách hàng; - Thị phần; - Lợi nhuận; - Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng. 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường THTT - Nhân tố chính trị/ pháp luật - Nhân tố nhân khẩu học - Nhân tố công nghệ - Nhân tố văn hóa – xã hội - Nhân tố khách hàng - Xu hướng người tiêu dùng - Yếu tố vốn và lao động: - Xu hướng chung của ngành công nghiệp TH trên thế giới 15 Chƣơng 3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở MỘT SỐ QUỐC GIA Trong chương này, luận án phân tích thực tiễn thị trường truyền hình trả tiền của một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc; làm rõ trình độ phát triển của thị trường truyền hình trả tiền ở các nước này và vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền ở các nước đó. 3.1. Khái quát tình hình phát triển và xu hƣớng truyền hình trả tiền trên thế giới * Khái quát về lịch sử phát triển truyền hình trả tiền * Xu hướng phát triển - Xu hướng số hoá truyền hình trả tiền - Xu hướng hội tụ mạng truyền dẫn - Xu hướng hội tụ thiết bị đầu cuối - Xu hướng phát triển truyền hình OTT trên thế giới: - Xu hướng phát triển truyền hình OTT ở châu Á: 3.2. Thị trƣờng truyền hình trả tiền của Mỹ 3.2.1. Thực trạng phát triển - Phát triển cung cấp dịch vụ - Phát triển nhu cầu - Cạnh tranh trên thị trường truyền hình trả tiền ở Mỹ 16 3.2.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền ở Mỹ - Cơ quan quản lý - Đối tượng quản lý - Công cụ quản lý 3.3. Thị trƣờng truyền hình trả tiền của Trung Quốc 3.3.1. Thực trạng phát triển - Phát triển cung cấp dịch vụ - Phát triển nhu cầu 3.3.2. Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền ở Trung Quốc 3.4. Thị trƣờng truyền hình trả tiền của Hàn Quốc 3.4.1. Thực trạng phát triển - Phát triển cung cấp dịch vụ - Phát triển nhu cầu - Cạnh tranh trên thị trường THTT ở Hàn Quốc 3.4.2. Quản lý của Nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền tại Hàn Quốc 3.5. Bài học kinh nghiệm từ thị trƣờng truyền hình trả tiền của Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc 3.5.1. Bài học về phát triển cung Kinh nghiệm từ các quốc gia nghiên cứu cho thấy, việc phát triển cung trên thị trường truyền hình trả tiền luôn gắn với các tiến bộ khoa học công nghệ; đồng thời cần luôn luôn bám sát nhu cầu mới và những 17 biến động trong đời sống người dân; từ đó chủ động định hướng thị hiếu công chúng. - Áp dụng nhanh các phát minh mới vào phát triển truyền hình trả tiền - Nghiên cứu nhu cầu mới phát sinh trong đời sống - Chủ động định hướng thị hiếu công chúng. - Tối ưu chi phí sản xuất: Dưới áp lực kinh tế, các nhà đài, các đơn vị sản xuất, kinh doanh truyền hình trả tiền luôn luôn cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất và mua chương trình. Có thể đề xuất một số phương pháp hữu ích và dễ áp dụng đối với các đài truyền hình quy mô nhỏ tại Việt Nam như sau: (1) Sản xuất chương trình hàng loạt, (2) Sản xuất các chương trình mức chi phí thấp, (3) Tái sử dụng các chương trình nghệ thuật, (4) Khai thác tối đa nội dung tin tức thời sự. - Xây dựng chiến thuật và chiến lược cạnh tranh dựa trên “mạch” nội dung chuyên biệt, đặc sắc: 3.5.2. Bài học về phát triển cầu - Khai thác giá trị văn hóa dân tộc; - Tập trung đầu tư cho thể loại tác phẩm đặc thù; - Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển mang tầm quốc gia. 3.5.3. Bài học về quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền Thứ nhất, nhà nước nên khuyến khích các doanh nghiệp trong ngành hợp tác với nhau. Điều này sẽ giúp cho vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát thanh truyền hình nói chung, truyền hình trả tiền nói riêng 18 được tập trung nhất quán và chặt chẽ hơn theo đúng chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ đã ban hành. Thứ hai, các chính sách quản lý truyền hình trả tiền hiện nay phải khuyến khích phát triển truyền hình trả tiền theo công nghệ hiện đại, nhằm hỗ trợ việc truyền tải các kênh chương trình phát thanh, truyền hình vừa phục vụ nhiệm vụ thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của người dân. Thứ ba, nhà nước phải quy định rõ ràng hơn về việc các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có trách nhiệm thực hiện công bố chất lượng dịch vụ theo quy định và thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để khắc phục khi có sự cố, bảo đảm chất lượng dịch vụ. Thứ tư, về phía khách hàng, nhà nước cần quy định rõ hơn về việc các thuê bao truyền hình trả tiền được quyền khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ; được hoàn trả giá cước và bồi thường thiệt hại trực tiếp khác do lỗi của đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trong trường hợp dịch vụ không được cung cấp theo đúng hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp bất khả kháng được quy định trong hợp đồng. Cần xây dựng mô hình, cơ chế hoạt động của thị trƣờng THTT: Kết nối các đài truyền hình nhỏ vào mạng lưới hệ thống quốc gia; Áp dụng mô hình tài chính hỗn hợp; Phát triển truyền hình trả tiền gắn với những nguyên tắc chuẩn mực xã hội. 19 Chƣơng 4 VẬN DỤNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN Ở VIỆT NAM Chương 4 trên cơ sở làm rõ về thực trạng thị trường THTT của Việt Nam, những đặc điểm và hạn chế và vận dụng những bài học kinh nghiệm quốc tế để đề xuất những giải pháp phát triển và quản lý tốt hơn thị trường THTT của Việt Nam trong thời gian tới. 4.1. Thực trạng phát triển thị trƣờng THTT của Việt Nam - Thực trạng cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền - Thực trạng cầu về dịch vụ truyền hình trả tiền - Cạnh tranh trên thị trường THTT ở Việt Nam - Các yếu tố tác động đến thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam - Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam + Cơ quan quản lý + Đối tượng quản lý + Công cụ quản lý - Đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân + Kết quả đạt được: (i) Số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường THTT tăng nhanh; (ii) Năng lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT cũng tăng; (iii) Mức đóng góp của các doanh nghiệp THTT vào ngân sách nhà nước cũng tăng; (iv) Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp tham gia thị trường THTT thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận khá tốt. 20 + Hạn chế và nguyên nhân: Nguyên nhân: (i) Sự không đồng bộ giữa chính sách quản lý về nội dung và hạ tầng kỹ thuật dịch vụ. (ii) Sự hạn chế về năng lực kỹ thuật, công nghệ, dịch vụ. (iii) Sự buông lỏng trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin của các đơn vị được cấp phép hoạt động truyền hình cáp. (iv) Việc quản lý về bản quyền các chương trình nước ngoài cần được nhìn nhận và xem xét một cách kỹ càng hơn nữa. (v) Chưa xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển của truyền hình trả tiền theo hướng thị trường. (vi) Việc cấp phép lắp đặt thiết bị thu tín hiệu chương trình truyền hình trực tiếp từ vệ tinh cho người dân không còn phù hợp, 4.2. Một số điểm tƣơng đồng và khác biệt trong phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền ở Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam - Một số điểm tương đồng - Những đặc điểm riêng. 4.3. Quan điểm và phƣơng hƣớng phát triển thị trƣờng THTT ở Việt Nam - Quan điểm - Định hướng phát triển. 4.4. Một số giải pháp phát triển thị trƣờng truyền hình trả tiền ở Việt Nam trên cơ sở vận dụng kinh nghiệm quốc tế Các giải pháp nhằm phát triển và quản lý tốt hơn thị trường THTT ở Việt Nam được đưa ra trên cơ sở nghiên cứu các chủ thể của thị trường THTT ở Việt Nam, bao gồm: (i) Cơ quan chủ quản là hệ thống các cơ quan chỉ đạo, quản lý thị trường THTT nói riêng và lĩnh vực truyền hình nói 21 chung bao gồm: Ủy ban Quốc gia về ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông; (ii) Các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT. 4.2.1. Nhóm giải pháp phát triển cung về truyền hình trả tiền theo hướng hiện đại, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới Giải pháp cơ bản về cung trên thị trường THTT của Việt Nam là cần tập trung phát triển sản phẩm và dịch vụ mới theo hướng hiện đại phù hợp với công nghệ hội tụ và xu hướng phát triển trong tương lai. * Đối với cơ quan chủ quản: (1) Cần hoàn thiện quản lý cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT. (2) Cần hoàn thiện quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ THTT * Đối với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ THTT trên thị trường THTT: 4.2.2 Nhóm giải pháp phát triển cầu. * Đối với cơ quan chủ quản * Đối với các đơn vị kinh doanh THTT 4.2.3. Nhóm giải pháp về Quản lý nhà nước đối với thị trường truyền hình trả tiền - Xây dựng quy hoạch phát triển thị trường THTT phù hợp - Hiện đại hóa hành chính trong quản lý thị trường THTT - Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh THTT: - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức QLNN về hoạt động THTT cho cán bộ quản lý: 22 - Hoàn thiện chế độ, chính sách và đầu tư thích hợp đối với thị trường THTT: - Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước về thị trường TH

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_phat_trien_thi_truong_truyen_hinh_tra_tien_o.pdf
Tài liệu liên quan