Cùng với việc tuyên truyền, giáo dục các quy định của pháp luật hình sự về
tham ô tài sản như các yếu tố cấu thành, các dạng hành vi khách quan, phương thức,
thủ đoạn phạm tội, các loại và mức hình phạt, thì tùy theo từng nhóm đối tượng mà
lựa chọn nội dung của các văn bản luật chuyên ngành để tuyên truyền, giáo dục cho
phù hợp, như quy định của pháp luật về ngân sách, đầu tư, xây dựng, đấu thầu, đất
đai, tài chính, ngân hàng.
Liên hệ những tình huống thực tế đã xảy ra trong cuộc sống, lồng ghép với
kiến thức thực tiễn làm cho các đối tượng được tuyên truyền, giáo dục dễ dàng nhận
thức được những chuẩn mực trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ
đó có thể nhận diện được các biểu hiện tham ô tài sản một cách chính xác, góp phần
loại trừ việc thực hiện hành vi tham ô, hoặc góp phần phát hiện tội phạm được kịp
thời
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, sau đó tăng vọt về số vụ vào những
năm cuối của giai đoạn nghiên cứu; khi tăng, khi giảm và tăng vọt vào những năm
nửa sau của giai đoạn nghiên cứu về số người phạm tội.
1.3.2. Diễn biến về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn
2010-2019
Khi nghiên cứu diễn biến về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai
đoạn 2010-2019, tác giả phải dựa vào các thông số được thống kê từ 585 bản án
hình sự sơ thẩm của Tòa án nhân dân các cấp xét xử các bị cáo về tội tham ô tài sản.
Trên cơ sở những số liệu phản ánh rõ thực trạng của tội tham ô tài sản xét về tính
chất, tác giả đã phân tích làm rõ diễn biến về tính chất của tội tham ô tài sản ở Việt
Nam giai đoạn 2010-2019, cụ thể như sau:
1.3.2.1. Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo loại tội phạm
Tội nghiêm trọng có xu hướng giảm ở các năm, sau đó tăng vọt vào những
năm 2017, 2018 với tỷ lệ từ hơn 30 đến gần 60% so với năm gốc là năm 2010; tội
rất nghiêm trọng tăng đều ở các năm kế tiếp năm gốc là năm 2010 với tỷ lệ tăng
giao động từ 4% - 16,6%, sau đó lại giảm đều ở 3 năm tiếp theo với tỷ lệ giảm
nhiều nhất là 27,4% và tăng vọt vào các năm 2018, 2019 với tỷ lệ tăng cao nhất là
46,6%; so với năm gốc là năm 2010, tội đặc biệt nghiêm trọng tăng ở tất cả các
năm, trong đó tỷ lệ tăng thấp nhất là 5,9% và tỷ lệ tăng cao nhất là 94,1%.
1.3.2.2. Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo hình thức thực hiện tội
phạm
Tội tham ô tài sản ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019 chủ yếu
được thực hiện dưới hình thức đồng phạm, chiếm 64,6% số vụ án được thống kê
trong giai đoạn nghiên cứu; số vụ án được thực hiện với hình thức phạm tội riêng lẻ
chỉ chiếm tỷ lệ nhất định là 35,4 %. Trong đó, số vụ án được thực hiện với hình
thức phạm tội riêng lẻ có xu hướng ngày càng giảm so với số liệu của năm gốc là
11
năm 2010; còn số vụ được thực hiện với hình thức đồng phạm thì lại có xu hướng
tăng thường xuyên và tăng mạnh ở những năm nửa sau của giai đoạn nghiên cứu.
1.3.2.3. Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo hình thức sở hữu của tài
sản bị chiếm đoạt
Số vụ án tham ô tài sản xảy ra ở các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có xu
hướng ngày càng giảm so với năm gốc 2010, trong khi đó tỷ lệ vụ án tham ô tài sản
xảy ra trong các doanh nghiệp có một phần vốn của nhà nước lại có xu hướng ngày
càng tăng so với năm gốc là năm 2010.
1.3.2.4. Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo loại và giá trị tài sản bị
chiếm đoạt
so với năm gốc là năm 2010 thì loại tài sản bị chiếm đoạt là tiền có xu hướng
tăng với tỷ lệ rất cao ở những năm sau, trong đó tỷ lệ tăng cao nhất là 407,6% so với
năm gốc; đối với loại tài sản bị chiếm đoạt là các tài sản khác như vật liệu xây
dựng, than, thócthì lại có xu hướng giảm ở những năm sau so với năm gốc, trong
đó tỷ lệ giảm sâu nhất là 66,7%. Từ đó ta có thể nhận thấy tiền là loại tài sản bị
chiếm đoạt ngày càng có tính phổ biến cao trong các vụ án tham ô tài sản ở Việt
Nam. Đây cũng là một trong những đặc điểm cần được các chủ thể có chức năng
phòng ngừa quan tâm để đưa ra biện pháp phù hợp trong việc quản lý loại tài sản
này, nhằm loại trừ hoặc hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt bởi một bộ phận người có
chức vụ, quyền hạn.
1.3.2.5. Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo cấp quản lý của người
có chức vụ, quyền hạn
Số vụ án tham ô tài sản xảy ra ở cấp trung ương diễn biến theo xu hướng
ngày càng giảm và giảm ở tỷ lệ đáng kể so với năm gốc là năm 2010, tỷ lệ giảm cao
nhất là 40,8%; trong khi đó số vụ án tham ô tài sản xảy ra ở các cơ quan địa phương
lại diễn biến với xu hướng tăng và tăng với tỷ lệ rất cao so với năm gốc là năm
2010, tỷ lệ tăng cao nhất là 407,6%.
1.3.2.6. Diễn biến của cơ cấu tội tham ô tài sản theo đặc điểm phạm tội lần
đầu hay tái phạm, tái phạm nguy hiểm của người phạm tội
Số người phạm tội lần đầu có xu hướng giảm đều ở tất cả các năm trong giai
đoạn nghiên cứu so với năm gốc là năm 2010; trong khi đó, số người tái phạm và
tái phạm nguy hiểm lại có xu hướng tăng ở tất cả các năm trong giai đoạn nghiên
cứu so với năm gốc.
CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN CỦA TỘI THAM Ô TÀI SẢN
2.1. Vấn đề chung về nguyên nhân của tội phạm
Nguyên nhân của tội phạm là một trong những đối tượng nghiên cứu của tội
phạm học nói chung cũng như của hầu hết các công trình nghiên cứu vấn đề cụ thể
của tội phạm học. Khi nghiên cứu một nhóm tội hay một tội phạm cụ thể dưới góc
độ tội phạm học, việc nghiên cứu để xác định những yếu tố được coi là nguyên
12
nhân của tội phạm là việc làm không thể thiếu, tạo cơ sở cần thiết cho việc đưa ra
được các biện pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn, để hạn chế hoặc có thể loại trừ
sự tác động của các yếu tố đó đối với việc phát sinh tội phạm trong phạm vi nghiên
cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, còn tồn tại các quan niệm khác nhau về
nguyên nhân của tội phạm. Các quan niệm khác nhau này, trước hết thể hiện ở việc
dùng các khái niệm khác nhau để chỉ các yếu tố làm phát sinh tội phạm, chẳng hạn
như: Khái niệm “nguyên nhân và điều kiện của tội phạm”; “nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội phạm”; “nguyên nhân của tình hình tội phạm” và phân biệt
với khái niệm “điều kiện của tình hình tội phạm”; khái niệm “nguyên nhân của tội
phạm”.
Về phần mình, NCS đồng ý với quan điểm của các tác giả cho rằng nguyên
nhân của tội phạm là tổng hợp các yếu tố, mà sự tác động qua lại giữa các yếu tố
đưa đến việc thực hiện tội phạm của người phạm tội. Theo đó, nguyên nhân của tội
tham ô tài sản là tổng hợp các yếu tố, mà sự tác động qua lại giữa các yếu tố đó đưa
đến việc người có chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý.
2.2. Nguyên nhân của tội tham ô tài sản giai đoạn 2010 – 2019
2.2.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà
nước
Thực tế cho thấy, tổ chức bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
còn cồng kềnh, nhiều khâu, tầng trung gian; việc xác lập chức năng, nhiệm vụ giữa
các cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị kinh tế chưa rõ ràng, hoặc chồng chéo, thiếu
cơ chế phối hợp cụ thể, dẫn đến hậu quả là một vụ việc có thể có nhiều cơ quan có
quyền quản lý nhưng lại thiếu một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Đây chính là
nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng
những kẽ hở của sự chồng chéo hoặc sự phân định không rõ ràng về chức năng,
nhiệm vụ để chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý. Tuy nhiên, không phải
mọi hạn chế, bất cập trong tổ chức, quản lý nhà nước đều là nguyên nhân làm phát
sinh tội tham ô tài sản, mà chỉ những hạn chế, bất cập liên quan trực tiếp hoặc có
mức độ liên quan nhất định đến cơ chế, tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức,
đơn vị kinh tế nhà nước trong việc quản lý, sử dụng tài sản ở các lĩnh vực khác nhau
và dưới các hình thức khác nhau, cụ thể:
2.2.1.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước
đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn
kinh tế, bao gồm những hạn chế sau:
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước được tổ chức với cấu trúc cồng kềnh,
nhiều tầng, nấc trung gian.
Hoạt động tổ chức, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế
nhà nước còn bị buông lỏng.
13
Việc nhà nước dành sự ưu tiên quá mức cần thiết đối với doanh nghiệp nhà
nước là một trong những yếu tố tạo ra tiêu cực trong hoạt động tổ chức, quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp nhà nước.
Việc Nhà nước trao cho doanh nghiệp nhà nước được quyền kinh doanh đa
ngành, đa lĩnh vực, thừa nhận hình thức sở hữu chéo giữa các doanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế nhà nước, đã tạo ra yếu tố làm phát sinh hành vi tham ô tài sản của một
số người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực này.
Việc nhà nước quá coi trọng các thủ tục hành chính khi thành lập doanh
nghiệp nhưng sau khi doanh nghiệp được thành lập lại buông lỏng quản lý hoạt
động sản xuất, kinh doanh dẫn đến tình trạng người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng
để chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý.
Luật doanh nghiệp năm 2014 chưa bao quát hết các đối tượng cần kiểm soát,
nên thiếu cơ sở pháp lý để ngăn ngừa một cách kín kẽ các giao dịch có nguy cơ tư
lợi trong doanh nghiệp.
2.2.1.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước
đối với hoạt động mua sắm công; quản lý, sử dụng quỹ, ngân sách, bao gồm những
hạn chế sau:
Chưa thiết lập được cơ chế quản lý chặt chẽ đối với hoạt động mua sắm
công, quản lý quỹ, ngân sách được cấp nên người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng sự hạn chế này để chiếm đoạt tài sản mà họ được giao quản lý.
Một số hạn chế của pháp luật về đấu thầu cũng góp phần làm phát sinh, gia
tăng số vụ tham ô tài sản trong lĩnh vực này.
Một số bất cập của Luật ngân sách cũng tạo ra kẽ hở để người có chức vụ,
quyền hạn lợi dụng để chiếm đoạt tài sản khi họ được giao trong quản lý quỹ, ngân
sách được cấp. Chẳng hạn như, tại Điều 58 luật ngân sách nhà nước năm 2015 quy
định biện pháp xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước, nhưng lại không có
quy định về việc xử lý tình trạng dư tạm thời quỹ ngân sách nhà nước. Sự thiếu sót
này đã dẫn đến tình trạng khi ngân sách dự toán dư thừa, người có chức vụ, quyền
hạn dễ dàng lợi dụng để lập khống hóa đơn, chứng từ quyết toán và chiếm đoạt
khoản dư của quỹ ngân sách.
2.2.1.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước
đối với hoạt động quản lý đất đai, bao gồm những hạn chế sau:
Các cơ quan nhà nước theo phân cấp quản lý vừa có quyền quyết định về đất
đai với tư cách là đại diện chủ sở hữu, vừa có quyền quyết định về quản lý đất đai
với tư cách là cơ quan quản lý của nhà nước; quy định lồng ghép này đã bị người có
chức vụ, quyền hạn lợi dụng để chiếm đoạt các lợi ích thu được từ đất đai.
Luật đất đai năm 2013 thừa nhận cơ chế đổi đất lấy hạ tầng dưới hình thức
các dự án xây dựng, chuyển giao là một trong những yếu tố tiềm ẩn nguy cơ tham ô
tài sản từ hoạt động này.
14
2.2.1.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước
đối với hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bao gồm những hạn chế sau:
Quy định về điều kiện cấp phép hoạt động đối với ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch dẫn đến tình trạng các ngân
hàng thương mại và tổ chức tín dụng được thành lập khá ồ ạt, một số người có chức
vụ, quyền hạn đã lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.
Một số văn bản dưới luật quy định về quản lý đối với hoạt động cho vay,
nhận tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng còn lỏng lẻo hoặc
không rõ ràng nên thực tế một số người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng để chiếm
đoạt tài sản của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Hoạt động tổ chức, quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng còn lỏng lẻo,
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế cũng là nguyên nhân tác động không nhỏ đến sự phát
sinh, gia tăng tội tham ô tài sản ở nước ta trong những năm gần đây.
Hệ thống ngân hàng thương mại và các chi nhánh phát triển một cách ồ ạt về
số lượng, không có quy hoạch, hoạt động bộc lộ nhiều sơ hở, do bị chi phối bởi sức
ép lợi nhuận nên đã nới lỏng điều kiện tín dụng là một trong những nguyên nhân
làm phát sinh tội tham ô tài sản trong lĩnh vực này.
2.2.1.5. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong tổ chức, quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầu tư, xây dựng, bao gồm những hạn chế sau:
Quy định về phân bổ vốn đầu tư, quản lý ngân sách có phần chưa hợp lý nên
đã tạo kẽ hở để người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng để chiếm đoạt tài sản khi
được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách.
Luật đấu thầu năm 2013 quy định về những trường hợp được phép chỉ định
thầu, nhưng thực tế phạm vi chỉ định còn khá rộng, trong khi chưa có cơ chế giám
sát chặt chẽ việc thực hiện chế định chỉ định thầu, chưa có văn bản hướng dẫn cụ
thể, nên đã tạo ra những yếu tố tiêu cực để người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng để
chiếm đoạt tài sản khi được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng ngân sách chi cho
đầu tư, xây lắp, mua sắm công.
Công tác quản lý vốn đầu tư còn lỏng lẻo, chẳng hạn như hoạt động giám sát
đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, phân bổ vốn đầu tư, quyết định
đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư chưa được thực hiện chặt chẽ; do chủ thể thực
hiện hoạt động giám sát và chủ thể bị giám sát đều do một cơ quan, hoặc bộ, ngành
quản lý nên chưa đủ yếu tố đảm bảo tính khách quan, minh bạch của hoạt động
giám sát, dẫn đến hoạt động giám sát đầu tư, xây dựng còn mang tính thủ tục, chưa
thực sự phát huy tác dụng đối với việc phòng ngừa tham ô tài sản trong lĩnh vực này
2.2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế của công tác cán bộ
2.2.2.1. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động quy hoạch, đề
bạt, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ, bao gồm những hạn chế sau:
15
Đối với việc quy hoạch cán bộ: Ở một số ngành, địa phương chưa lấy việc
đánh giá cán bộ làm tiêu chí chủ yếu, chưa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ và năng
lực thực tiễn của cán bộ, chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ dẫn
đến việc quy hoạch còn mang tính hình thức, thiếu tính khả thi, chất lượng quy
hoạch còn thấp, cơ cấu quy hoạch chưa cân đối về trình độ, ngành nghề đào tạo,
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Đối với việc bổ nhiệm cán bộ: Việc bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý
thông qua nguồn thi tuyển còn chưa đảm bảo tính công khai, thiếu khách quan và
chưa thật sự công bằng.
2.2.2.2. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong công tác quản lý, đánh giá
cán bộ, bao gồm những hạn chế sau:
Công tác quản lý cán bộ đã bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém do còn bị chi phối,
tác động bởi nhiều mối quan hệ liên quan đến lợi ích vật chất.
Cách thức quản lý cán bộ còn quá coi trọng lý lịch, truyền thống gia đình,
quản lý trên hồ sơ, bằng cấp, mà coi nhẹ việc quản lý chính trị hiện tại của mỗi cán
bộ, dẫn đến tình trạng không kịp thời phát hiện cán bộ suy thoái về đạo đức, lối
sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để chiếm đoạt tài sản của nhà nước.
Việc quản lý tài sản, thu nhập của người giữ chức vụ quản lý, lãnh đạo trong
các cơ quan, đơn vị kinh tế nhà nước vẫn là hoạt động yếu kém nhất trong công tác
quản lý cán bộ.
Đánh giá cán bộ vẫn là một khâu yếu, còn tồn tại nhiều hạn chế nên kết quả
đánh giá chưa thực sự phản ảnh đúng năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của
cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ vào cuối năm công tác hoặc trước khi đề bạt, bổ nhiệm
còn mang tính hình thức để hoàn thiện thủ tục trong hồ sơ cán bộ, mà chưa được coi
là một kênh, một phương diện để có thể kịp thời phát hiện ra những sai phạm, yếu
kém trong quá trình thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức.
Trong khi đó, kết quả đánh giá cán bộ lại được coi là một trong những tiêu chí căn
bản khi xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý đối với cán bộ.
2.2.2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong chính sách tiền lương,
phụ cấp đối với người có chức vụ, quyền hạn, bao gồm những hạn chế sau:
Chính sách tiền lương còn bất hợp lý; phần lớn cán bộ, công chức không đủ
sống từ lương, trong đó một bộ phận cán bộ thiếu bản lĩnh, thiếu tu dưỡng, thoái
hóa biến chất đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao chiếm đoạt tài sản của nhà
nước để thỏa mãn nhu cầu vật chất.
Chế độ đãi ngộ đối với người tài, người có năng lực, trình độ chuyên môn
cao cũng còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực để khuyến khích khả năng, trình độ
của họ vào hiệu quả công vụ; chế độ phụ cấp còn mang tính cào bằng, chưa tương
xứng với tính chất của những nhiệm vụ được giao mang tính đặc thù.
16
2.2.3. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động tuyên truyền,
giáo dục pháp luật
2.2.3.1. Hạn chế trong việc xác định nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp
luật
Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật thường mới chỉ tập trung vào một
số quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, mà chưa đề cập đến những quy
định cần thiết của các văn bản pháp luật đối với từng ngành, lĩnh vực cụ thể.
Nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa được lồng ghép với các hoạt
động mang tính thực tiễn nên hiệu quả thu được chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
2.2.3.2. Hạn chế trong việc xác định đối tượng tuyên truyền, giáo dục pháp
luật
Việc xác định đối tượng được tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn mang
tính dàn chải, chung chung là hướng tới tất cả các tầng lớp nhân dân nói chung, mà
chưa có sự chọn lọc, phân loại đối tượng để có sự ưu tiên ở các mức độ khác nhau
khi thực hiện hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về chống và phòng ngừa
tội tham ô tài sản.
Việc xác định đối tượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn có sự đánh
đồng giữa những cá nhân, công dân ở tất cả các lĩnh vực khác nhau với những cán
bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị kinh tế nhà nước; chưa có
sự phân loại theo nhóm đối tượng dựa trên những tiêu chí khác nhau, để từ đó có
những nội dung tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.
2.2.3.3. Hạn chế về hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng,
chống tham nhũng
Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng, chống các tội phạm về
tham nhũng nói chung và tội tham ô tài sản nói riêng còn đơn điệu, chưa có sự phân
loại các nhóm đối tượng để lựa chọn hình thức tuyên truyền cho phù hợp, nên hiệu
quả tuyên truyền còn rất hạn chế.
2.2.4. Nguyên nhân liên quan đến hạn chế trong hoạt động phát hiện và
xử lý tội tham ô tài sản
2.2.4.1. Hạn chế trong hoạt động phát hiện tội tham ô tài sản
Việc phát hiện tội phạm chưa kịp thời vẫn là một trong những yếu tố có sức
tác động đáng kể đến hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản, hay đó chính là yếu tố
góp phần làm phát sinh, gia tăng tội tham ô tài sản.
2.2.4.2. Hạn chế trong hoạt động khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Hạn chế trong hoạt động khởi tố vụ án, bị can được thể hiện ở tỷ lệ khởi tố
vụ án, khởi tố bị can còn thấp so với số lượng tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị
khởi tố: Trong khoảng thời gian 10 năm từ năm 2010 đến năm 2019, số tin báo, tố
giác tội phạm, kiến nghị khởi tố phải giải quyết là 4505 việc/ 8276 người; trong khi
17
đó số vụ án, số bị can khởi tố trong cùng thời điểm là 2796 vụ, chiếm 62% và 5030
bị can, chiếm 60,7% so với số việc và số người bị kiến tố giác, kiến nghị khởi tố.
2.2.4.3. Hạn chế trong quá trình giải quyết vụ án tham ô tài sản
Việc giải quyết các vụ án tham ô tài sản còn bị kéo dài do những yếu tố sau:
Việc thu thập tài liệu, chứng cứ thường gặp nhiều khó khăn do đã bị tiêu hủy, che
giấu, hoặc hợp thức hóa bằng các thủ tục thanh, quyết toán; hoạt động giám định
còn mất nhiều thời gian, sự phối hợp giữa các bộ, ngành chưa được chặt chẽ; sự
thiếu thống nhất trong nhận thức và áp dụng pháp luật giữa các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng các vụ án tham ô tài sản.
2.2.4.4. Hạn chế trong việc xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người
phạm tội
Việc Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp xác định mức độ
trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo trong các vụ án tham ô tài sản còn có
phần chưa đảm bảo tương xứng với tính chất của hành vi, mức độ hậu quả do bị cáo
gây ra. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật đối
với bản thân bị cáo, mà còn tạo ra những tác động tiêu cực trong việc phòng ngừa
chung, nhất là đối với những vụ án được dư luận xã hội quan tâm do tình trạng này
đã tạo ra những phản ứng, bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân, làm xói
mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Nhưng quan trọng hơn, nếu
để tình trạng này xảy ra phổ biến, sẽ trở thành một trong những yếu tố xã hội tiêu
cực góp phần làm phát sinh tội tham ô tài sản trên thực tế.
2.2.4.5. Hạn chế trong việc thu hồi tài sản bị chiếm đoạt
Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham ô tài sản còn rất hạn chế, cũng là
một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản,
vì yêu cầu của chống, phòng ngừa tham nhũng nói chung và tham ô tài sản nói riêng
là phải làm triệt để việc thu hồi tài sản.
2.2.5. Nguyên nhân từ phía người phạm tội
Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô tài sản những
năm gần đây cho thấy những yếu tố tiêu cực có tác động nhất định đến đặc điểm
tâm lý tiêu cực của người có chức vụ, quyền hạn, làm cho tính hám lợi trỗi dậy, dẫn
đến việc họ chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý, những yếu tố đó là:
2.2.5.1. Thói ăn chơi xa xỉ, thể hiện đẳng cấp của một bộ phận người có
chức vụ, quyền hạn
Đây là hiện tượng xã hội tiêu cực mới xuất hiện trong giới quan chức những
năm gần đây; thể hiện lối sống xa hoa, hưởng lạc, sử dụng những tài sản như biệt
thự, biệt phủ, xe, đồng hồ có giá trị nhiều chục tỷ đồng hoặc chi những khoản tiền
đặc biệt lớn vào các dịch vụ giải trí, phục vụ nhu cầu cá nhân để khẳng định đẳng
cấp thượng lưu của một bộ phận người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên, để làm
được những điều đó thì bộ phận quan chức đó phải có một lượng tiền rất lớn. Đó
18
chính là căn nguyên làm trỗi dậy lòng tham, tính hám lợi trong bản ngã của họ và là
yếu tố thôi thúc họ sử dụng chức vụ, quyền hạn như một phương tiện để chiếm đoạt
tài sản mà họ được giao quản lý.
2.2.5.2. Đề cao lợi ích vật chất, khao khát làm giàu nhanh chóng
Do xuất phát từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống nên khi
người có chức vụ, quyền hạn được giao quản lý tài sản của nhà nước, của tổ chức,
họ mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản đó nhằm phục vụ, thỏa mãn các lợi ích
khác nhau của bản thân họ.
2.2.5.3. Đặc tính tham lam, tư lợi
Thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham ô tài sản cho thấy
lòng tham và tính tư lợi được coi là yếu tố tiêu cực có vai trò thường trực trong việc
hình thành nguyên nhân từ phía người phạm tội.
CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÒNG
NGỪA TỘI THAM Ô TÀI SẢN Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN
TỚI
3.1. Đánh giá hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản ở Việt Nam trong
những năm vừa qua
Đánh giá hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản trong những năm vừa qua
là cơ sở để thấy những kết quả đã đạt được, cũng như những hạn chế cần khắc phục
của hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản, từ đó đưa ra các biện pháp cần thiết để
nâng cao hiệu quả phòng ngừa loại tội phạm này ở nước ta trong thời gian tới.
Hoạt động phòng ngừa tội tham ô tài sản trong những năm qua đã đạt được
những kết quả đáng kể về xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật;
các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong đó có tham ô tài sản được đẩy mạnh
thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế làm ảnh hưởng đến
hiệu quả phòng ngừa như: Các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng, chống loại
tội phạm này chưa được thể chế hóa một cách kịp thời; các biện pháp phòng ngừa
tội tham ô tài sản chưa được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất; chưa có cơ
chế gắn trách nhiệm của các chủ thể phòng ngừa với hiệu quả của hoạt động phòng
ngừa; các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, phát hiện, xử lý người phạm
tội tham ô tài sản còn có những hạn chế nhất định; vai trò của các tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị, xã hội và truyền thông chưa được phát huy tối đa...
3.2. Dự báo tình hình tội tham ô tài sản
Trên cơ sở mức tăng, giảm bình quân giai đoạn 2010-2019, tác giả có thể dự
báo, đánh giá số vụ và số người phạm tội tham ô tài sản ở Việt Nam từ năm 2021
đến năm 2030 như sau: Về thực trạng, số vụ phạm tội tham ô tài sản sẽ có mức tăng
bình quân trong khoảng 40% đến 60% và số người phạm tội tham ô tài sản sẽ có
mức tăng bình quân trong khoảng từ 55% đến 70%. Về diễn biến, số vụ phạm tội
19
tham ô tài sản sẽ có chiều hướng khi tăng, khi giảm, trong đó số vụ phạm tội sẽ có
tỷ lệ giảm giao động trong khoảng từ 3% đến 30% và tỷ lệ tăng giao động trong
khoảng từ 3% đến 50%; số người phạm tội sẽ có tỷ lệ giảm giao động trong khoảng
từ 1,5% đến 6% và sẽ tăng giao động trong khoảng từ 3% đến 60%.
3.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội tham ô tài sản ở
Việt Nam trong thời gian tới
3.3.1. Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức, quản lý nhà nước
3.3.1.1. Đổi mới cách thức tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh
trong các doanh nghiệp có vốn nhà nước, tập đoàn kinh tế, cụ thể:
Trước tiên, phải cải tiến cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế
Tiếp theo, cần phải đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, tập đoàn
kinh tế nhà nước
Thứ ba là biện pháp thu hẹp phạm vi đặc quyền ưu tiên đối với doanh
nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước
Thứ tư là biện pháp cần tập trung phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu
Thứ năm là biện pháp hoàn thiện một số quy định của Luật doanh nghiệp
năm 2014
3.3.1.2. Đổi mới tổ chức, quản lý nhà nước đối với hoạt động mua sắm công;
quản lý, sử dụng quỹ, ngân sách
Thường xuyên thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác trong các lĩnh v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_phong_ngua_toi_tham_o_tai_san_o_viet_nam_tro.pdf