Đây là một trong hai đồng bằng lớn nhất cả nước, có nguồn tài nguyên, khí
hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá phát triển tạo ra những điều kiện để phát triển
kinh tế - xã hội. ĐBSH được đánh giá là một vùng kinh tế động lực quan trọng
nhất của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. ĐBSH có vị trí đặc biệt, là
cái nôi của nền văn hóa dân tộc. Vùng ĐBSH có những truyền thống văn hóa lâu
đời, những phong tục tập quán tồn tại hàng nghìn năm. Trong đó phải kể đến văn
hóa Nho giáo đã in đậm trong đời sống và tính cách của cư dân ở ĐBSH và ảnh
hưởng của Nho giáo ở ĐBSH là rất sâu sắc, đậm nét hơn các vùng khác trong cả
mặt tích cực và tiêu cực. Nét nổi bật của dân cư ở vùng ĐBSH là sự đồng nhất về
tộc người, với hầu hết là người Kinh. Cách nghĩ, lối sống, cách thức sản xuất kinh
doanh có nhiều điểm chung, tương đồng. Tính cố kết cộng đồng làng xã hình
thành trong người nông dân vùng ĐBSH ý thức gắn bó với làng, hoàn thành đầy
đủ nghĩa vụ với làng, với nước, nhưng cũng tạo ra mặt trái là sợ trách nhiệm cá
nhân, không quyết đoán, khi mắc khuyết điểm thì tìm cách đổ cho khách quan,
cho tập thể. ĐBSH là vùng có mặt bằng dân trí cao nhất trong cả nước; có nguồn
nhân lực rất dồi dào cả về số lượng và chất lượng
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng Sông Hồng thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là những cá nhân, tổ chức có quyền lực và trách
nhiệm cao nhất, có khả năng hoạch định, đề ra các chủ trương, đường lối chính trị
để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển đất nước của Đảng, Nhà nước;
được bầu theo vị trí chức danh, họ giữ vai trò nòng cốt trong một cơ quan, tổ chức
của HTCT; thực thi các hoạt động của tổ chức và tạo lập các quan hệ trong lãnh
đạo, chỉ huy, điều hành, góp phần định hướng phát triển, hoàn thành các nhiệm vụ
của tổ chức theo các mục tiêu đã đề ra.
Quản lý trong HTCT là những cá nhân, tổ chức có chức năng điều hành hoạt
động và tổ chức thực hiện các công việc được lãnh đạo ủy quyền, phân quyền
trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung
ương, tỉnh/thành phố, huyện/quận, xã/phường/thị trấn.
Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT là công dân Việt Nam (giới tính nữ),
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm hoặc được bầu ra để giữ một
chức vụ nhất định; có quyền hạn và trách nhiệm trong khối các cơ quan Đảng,
Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý
các hoạt động trong tổ chức mình để thực hiện mục tiêu chung đã đề ra. Phụ nữ
lãnh đạo, quản lý trong HTCT vùng ĐBSH là một bộ phận của phụ nữ lãnh đạo,
9quản lý trong HTCT cả nước nói chung.
2.2. Cơ sở lý luận về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận giải, chỉ rõ phụ nữ có vai trò to lớn
trên mọi bình diện của đời sống xã hội. Họ là nguồn nhân lực quan trọng, góp
phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, đặc biệt là lực lượng có vai trò
to lớn tham gia tích cực vào công cuộc giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc,
các phong trào tiến bộ góp phần giải phóng nhân loại khỏi áp bức, bất công, thực
hiện công bằng, bình đẳng xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin
đều coi việc giải phóng, tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong các lĩnh vực
chính trị - xã hội là một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển xã hội.
Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng sự tham gia ngày càng đông đảo
và hiệu quả của phụ nữ cùng với nam giới là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của cách mạng, đẩy nhanh sự phát triển tiến bộ của xã hội. Người đánh
giá cao vai trò và khả năng tham gia của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đấu
tranh bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc kiến thiết đất nước. Người rất
quan tâm đến vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nữ, bởi vì họ là sợi dây
gắn liền Đảng với quần chúng phụ nữ, là người hiểu rõ tâm tư, tình cảm của phụ
nữ. Để thu hút phụ nữ tham gia vào công việc xã hội, theo Người phải thực hiện
giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình quyền, quan tâm đặc biệt đến công tác
cán bộ nữ. Mặc dù đây là cuộc cách mạng to và khó, nhưng theo Người phải gắn
với sự tiến bộ về kinh tế, chính trị, văn hóa, pháp luật của đất nước; đồng thời chị
em phải vươn lên, khắc phục mọi khó khăn trở ngại, khắc phục tâm lý tự ti, an
phận, thủ thường.
Thứ ba, Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển
phụ nữ, về công tác cán bộ nữ nhất là thời kỳ đổi mới. Đảng đã có nhiều Chỉ thị,
Nghị quyết chỉ đạo về vấn đề này, như Nghị quyết số 04/NQ-TW, ngày 12-7-1993,
Chỉ thị số 37/CT-TW, ngày 16-5-1994 của Ban Bí thư, Nghị quyết 11-NQ/TW
ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị Các văn bản đã nhấn mạnh vấn đề bình đẳng
giới trong chính trị, đưa ra những chỉ tiêu cụ thể và chỉ ra những biện pháp cụ thể
về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ, chính sách phát triển đội
ngũ cán bộ nữ; đặt công tác tạo nguồn cán bộ nữ trong chiến lược phát triển nguồn
nhân lực quốc gia. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã có nhiều Nghị quyết, Chiến lược,
Kế hoạch triển khai công tác phụ nữ, tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong
HTCT thời kỳ đổi mới. Tiêu biểu Điều 26 Hiến pháp (năm 2013, sửa đổi, bổ
sung), Luật Bình đẳng giới (năm 2006); Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới
giai đoạn 2001 - 2010; 2011 - 2020 Trong các văn bản này đều quy định việc
10
tăng tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT ở Việt Nam hiện nay.
2.3. Cơ sở thực tiễn về phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính
trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới
2.3.1. Tình hình phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở
Việt Nam thời kỳ đổi mới
Thứ nhất, trong cấp ủy các cấp. Trong những khóa gần đây, tỷ lệ phụ nữ
lãnh đạo, quản lý trong cấp ủy Đảng ở cả 4 cấp đều có xu hướng gia tăng, ngày
càng nhiều phụ nữ tham gia BCH Trung ương, Bộ Chính trị. Khóa 2011 - 2016, tỷ
lệ cán bộ nữ là ủy viên BCH Trung ương chiếm 8,57 %; Cấp tỉnh/Thành phố:
11,37%; Cấp huyện/quận: 15,01% và cấp xã/phường có tỷ lệ: 18,01%. Hiện nay,
cả nước có hai nữ Bí thư cấp tỉnh (Ninh Bình, Vĩnh Phúc). Ở cấp trưởng các Ban
Đảng cấp tỉnh/thành, tỷ lệ phụ nữ tham gia ngày càng nhiều: Ban Dân vận 18%,
Ủy ban kiểm tra 22%, Ban Tuyên giáo 6,55%, Ban Tổ chức 8%. Cấp huyện/quận,
tỷ lệ nữ tham gia BCH là 14,74% và ở cấp xã là 15,08%.
Thứ hai, trong các cơ quan Nhà nước: (1) Phụ nữ tham gia Quốc hội của
Việt Nam những khóa gần đây được Liên Hiệp quốc đánh giá rất tích cực, là nước
có tỷ lệ nữ khá cao trong Quốc hội (24% đến 27%). Riêng Quốc hội khóa XIII có
hai Phó Chủ tịch là nữ. Đây là sự tiến bộ vượt bậc của phụ nữ Việt Nam trong lĩnh
vực tham chính. (2) Tỷ lệ phụ nữ trong HĐND các cấp, những khóa gần đây mặc
dù chưa đạt được như chỉ tiêu đặt ra (30%), song nhiệm kỳ sau đều tăng hơn
nhiệm kỳ trước. (3) Trong bộ máy Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, năm
2013, có 15/30 Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có nữ cán bộ đảm
nhiệm chức vụ lãnh đạo chủ chốt, chiếm tỷ lệ 50% (tăng 10% so với năm 2011);
có 25/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nữ đảm nhiệm chức vụ Chủ
tịch, Phó Chủ tịch UBND, đạt 39,7%. Hiện nay, trong Chính phủ có 2 nữ Bộ
trưởng (chiếm 9,09%).
Thứ ba, trong các tổ chức chính trị - xã hội. Ở cấp Trung ương, các chức
danh Chủ tịch: tỷ lệ nữ chiếm 25%, Phó Chủ tịch: 8,30%, Ủy viên BCH: 17,25%,
Trưởng Ban và tương đương: 14,86%, Phó Trưởng ban và tương đương: 28,44%.
Ở cấp tỉnh/thành, Chủ tịch Mặt trận và các đoàn thể cấp tỉnh/thành có chiều hướng
giảm dần, năm 2003 là 31,58%, đến năm 2012 giảm xuống còn 29,72%, nhưng lại
tăng lên ở cấp quận/huyện từ 14,10% (năm 2003) lên 16,5% (năm 2012). Đối với
cấp xã/phường lại có xu hướng giảm nhẹ từ 5,88% (năm 2003) xuống còn 4,78%
(năm 2012).
Sự gia tăng số lượng cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT những năm
11
qua một mặt thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của cả HTCT, toàn xã hội nhằm thực
hiện bình đẳng giới. Mặt khác, phản ánh trình độ, năng lực, uy tín của cán bộ nữ
ngày càng cao. Đây chính là một trong những cơ sở thực tiễn có ý nghĩa quan
trọng để tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT vùng ĐBSH hiện nay.
2.3.2. Một số đặc điểm chủ yếu vùng đồng bằng sông Hồng tác động đến
phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới
2.3.2.1. Một số đặc điểm chủ yếu vùng đồng bằng sông Hồng
ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố là Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh
Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội, Hải
Phòng. Hà Nội là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đến
nay, ĐBSH có số đơn vị hành chính tương đối cao so với các vùng khác trong cả
nước: 11 thành phố trực thuộc tỉnh, 17 quận, 7 thị xã, 94 huyện, 400 phường, 120
thị trấn và 1932 xã.
Đây là một trong hai đồng bằng lớn nhất cả nước, có nguồn tài nguyên, khí
hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá phát triển tạo ra những điều kiện để phát triển
kinh tế - xã hội. ĐBSH được đánh giá là một vùng kinh tế động lực quan trọng
nhất của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. ĐBSH có vị trí đặc biệt, là
cái nôi của nền văn hóa dân tộc. Vùng ĐBSH có những truyền thống văn hóa lâu
đời, những phong tục tập quán tồn tại hàng nghìn năm. Trong đó phải kể đến văn
hóa Nho giáo đã in đậm trong đời sống và tính cách của cư dân ở ĐBSH và ảnh
hưởng của Nho giáo ở ĐBSH là rất sâu sắc, đậm nét hơn các vùng khác trong cả
mặt tích cực và tiêu cực. Nét nổi bật của dân cư ở vùng ĐBSH là sự đồng nhất về
tộc người, với hầu hết là người Kinh. Cách nghĩ, lối sống, cách thức sản xuất kinh
doanh có nhiều điểm chung, tương đồng. Tính cố kết cộng đồng làng xã hình
thành trong người nông dân vùng ĐBSH ý thức gắn bó với làng, hoàn thành đầy
đủ nghĩa vụ với làng, với nước, nhưng cũng tạo ra mặt trái là sợ trách nhiệm cá
nhân, không quyết đoán, khi mắc khuyết điểm thì tìm cách đổ cho khách quan,
cho tập thể. ĐBSH là vùng có mặt bằng dân trí cao nhất trong cả nước; có nguồn
nhân lực rất dồi dào cả về số lượng và chất lượng.
2.3.2.2. Tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội đến phụ
nữ lãnh đạo,quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời
kỳ đổi mới
Những tác động tích cực: (1) Với vị trí địa lý ở khu vực trung tâm, việc tiếp
cận, nắm bắt và xử lý thông tin có nhiều thuận lợi đối với phụ nữ lãnh đạo, quản
lý. (2) Hệ thống giáo dục - đào tạo tương đối phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho
12
nâng cao dân trí, mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ học tập nâng cao trình độ. (3) Sự
phát triển kinh tế - xã hội khá cao của vùng ĐBSH đã tạo điều kiện, cơ hội thuận
lợi cho phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. (4) Truyền thống cách
mạng tiếp tục được các thế hệ nhân dân vùng ĐBSH nói chung, phụ nữ lãnh đạo,
quản lý nói riêng tích cực phát huy trong điều kiện mới.
Những tác động tiêu cực: (1) Tác động của tàn dư tâm lý, lối sống theo
khuôn mẫu phong kiến, khiến cho nhiều phụ nữ thường bằng lòng với cuộc sống,
ít quan tâm đến những cái mang tính đột phá diễn ra bên ngoài cuộc sống của họ.
Phụ nữ lãnh đạo, quản lý rất dễ bị lạc hậu, thụt lùi, thiếu tầm nhìn, kém năng động
so với bước tiến chung của xã hội và thế giới. (2) Tư tưởng trọng nam, khinh nữ
đã và đang hiện diện trong đời sống xã hội của cả nước, song có lẽ vùng ĐBSH
(mặc dù có trình độ dân trí cao nhất cả nước, là mảnh đất được mệnh danh là
“ngàn năm văn hiến”), tính trầm kha của tư tưởng này rõ nét nhất. Định kiến giới
về vai trò của phụ nữ nói chung, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý nói riêng còn
tồn tại khá nặng nề. (3) Những áp lực từ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, môi trường cạnh tranh cao của vùng ĐBSH đòi hỏi cán bộ nữ phải nhạy bén,
năng động, sáng tạo trong việc tìm các biện pháp giải quyết những vấn đề kinh tế -
xã hội nảy sinh là những thách thức không nhỏ.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHỤ NỮ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1. Thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở
vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới
3.1.1. Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong cấp ủy Đảng các cấp
Những năm đổi mới, cùng với thành tựu của cả nước về phát triển kinh tế -
xã hội nói chung, về tỷ lệ gia tăng của phụ nữ trong lãnh đạo, quản lý nói riêng, ở
ĐBSH tình hình phụ nữ đã có những khởi sắc cả về số lượng và chất lượng. Một
là, cấp ủy, chính quyền các cấp vùng ĐBSH đã quan tâm thực hiện công tác cán
bộ nữ. Sau khi có Nghị quyết 11/NQ-TW (27/4/2007) của Bộ Chính trị về công
tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tỉnh ủy
các địa phương vùng ĐBSH đã xây dựng, ban hành Kế hoạch, Chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết 11. Hầu hết các mục tiêu của Nghị quyết 11 nêu ra đều
13
được các tỉnh/thành quán triệt đầy đủ. Hai là, số lượng, chất lượng phụ nữ tham
gia BCH, BTV Đảng bộ các cấp khá cao.
Ở cấp tỉnh/thành phố. Tỷ lệ cán bộ nữ trong BCH Đảng bộ của vùng ĐBSH
là 68 người (chiếm 11,09%). Nếu so với Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực có
trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đương), vùng ĐBSH cao hơn 1,53%
(ĐBSCL 10,37%). Tỷ lệ này cũng được phản ánh trong kết quả khảo sát của tác
giả tại 5 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định)
về tình hình phụ nữ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đổi mới. Nhiệm kỳ 2010-2015 ở Hà
Nội có 9 trong tổng số 75 ủy viên BCH Thành ủy là nữ (chiếm 12%), tỷ lệ cán bộ
nữ tham gia BTV là 3 trong tổng số 17 cán bộ (chiếm 17,65%). Cán bộ nữ thuộc
diện BTV quản lý có 159 trong tổng số 933 người (chiếm 17,0%). Trong 3 nhiệm
kỳ gần đây (1995-2000; 2001-2005; 2006-2010), tỷ lệ cán bộ nữ trong BCH, BTV
của Hà Nội đều tăng (trong BCH: 14,6%; 16,5%, 17,0%; BTV: 9,6%; 11,3% và
12,4%). Hải Phòng có tỷ lệ cán bộ nữ được bầu, bổ nhiệm vào các chức danh lãnh
đạo diện Thành ủy quản lý từ năm 2005 đến nay trung bình đạt khoảng 11,9%
năm. Trong 4 nhiệm kỳ Đại hội gần đây đều có nữ tham gia BTV. Nhiệm kỳ 2010-
2015, có 4 trong tổng số 55 ủy viên BCH là nữ (chiếm 7,27%), 01 nữ giữ chức
Phó Bí thư thường trực thành ủy. Hà Nam, trong nhiệm kỳ này, tỷ lệ cán bộ nữ
tham gia BCH Đảng bộ tỉnh là 5 trong tổng số 51 cán bộ (chiếm 9,8%), có 01 nữ
tham gia BTV; phụ nữ lãnh đạo, quản lý thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý là 17
trong tổng số 108 người (chiếm 15,7%). Tỷ lệ cán bộ nữ giữ vị trí cấp trưởng, phó
các ban Đảng là 17 trong tổng số 108 cán bộ (chiếm 15,7%). Riêng Vĩnh Phúc,
nhiệm kỳ 2010-2015 có 02 trong tổng số 15 cán bộ là nữ trong BTV Tỉnh ủy
(chiếm 13%), BTV cấp ủy các cấp có 13 nữ trong tổng số 101 người (chiếm
12,9%), có 01 nữ Bí thư tỉnh ủy. Nữ cán bộ giữ vị trí cấp trưởng/phó đoàn thể là
08 người trong tổng số 96 người (chiếm 8,2%).
Ở cấp quận/huyện. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ cấp huyện vùng
ĐBSH nhiệm kỳ (2010-2015) là 816 trong tổng số 5149 người (chiếm 15,85%).
Nếu so với mức bình quân chung của cả nước, tỷ lệ này cao hơn không đáng kể
(15,15%); so với vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cao hơn 2,2%
(ĐBSCL 12,95%). Tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ cấp quận/huyện của Hà Nội là
81 người trong tổng số 445 người (chiếm 18,2%), tỷ lệ cán bộ nữ trong BTV là 57
người trong tổng số 159 người (chiếm 35,8%). Có 4 cán bộ nữ trong tổng số 29
cán bộ giữ chức Bí thư quận/huyện ủy (chiếm 13,8%), 5 cán bộ nữ giữ chức Phó
Bí thư (chiếm 6,4%). Hải Phòng là địa phương có tỷ lệ nữ tham gia BCH Đảng
14
bộ cấp quận/huyện cao nhất trong vùng: 114 nữ trong tổng số 552 người (chiếm
20,65%), BTV có 14 nữ trong tổng số 150 người (chiếm 9,33%); 1 cán bộ nữ
trong tổng số 14 cán bộ giữ chức vụ Bí thư (chiếm 7,14%), 2 cán bộ nữ trong tổng
số 27 cán bộ giữ chức vụ Phó Bí thư (chiếm 7,41%).
Cấp xã/phường. Tổng số cán bộ nữ tham gia BCH Đảng bộ là 35253 người
(chiếm 16,98%). Quảng Ninh là tỉnh có tỷ lệ nữ ủy viên BCH Đảng bộ cấp xã cao
nhất (chiếm 21,58%); tiếp theo là Hải Phòng (chiếm 21,57%), Hà Nội (chiếm
21%). So với nhiệm kỳ trước (2005-2010) tỷ lệ phụ nữ trong BCH Đảng bộ cấp xã
ở vùng ĐBSH tăng 1,2%.
Bên cạnh đó, phụ nữ lãnh đạo, quản lý ở vùng ĐBSH nhiệm kỳ vừa qua
cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Một là, số lượng nữ tham gia BCH Đảng bộ 3 cấp
(tỉnh/huyện/xã) vùng ĐBSH đều không đạt các chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết 11
của Bộ Chính trị. Tỷ lệ nữ trong BCH Đảng bộ cấp tỉnh/thành vùng ĐBSH
(11,3%), thấp hơn bình quân chung của cả nước (11,09). Ở cấp xã, tỷ lệ nữ ủy viên
BCH Đảng bộ của vùng ĐBSH cũng thấp hơn mức bình quân chung của cả nước
(17,98%) và ĐBSCL (15,85% ). Hai là, tại một số địa phương, số lượng phụ nữ
tham gia BCH Đảng bộ các cấp có xu hướng giảm, điển hình như Hải Phòng,
Nam Định. Ba là, cán bộ nữ giữ vị trí cấp phó nhiều hơn vị trí cấp trưởng và
thường được giao những công việc liên quan đến tuyên truyền, vận động hơn là
những công việc có tính chất chiến lược. Chẳng hạn, tại Hà Nội, trong khối
quận/huyện có 04 nữ Bí thư, 05 nữ Phó Bí thư trong tổng số 29 quận/huyện. Hải
Phòng, có 1 nữ Bí thư, 02 nữ phó Bí thư trong tổng số 14 quận/huyện. Còn ở Nam
Định, 5 trong số 10 huyện thị không có nữ tham gia BTV, 100% huyện/thị không
có nữ Bí thư, chỉ có 2 trong tổng số 29 Phó Bí thư là nữ. Bốn là, cơ cấu độ tuổi
không hợp lý, số cán bộ nữ ở độ tuổi sắp nghỉ quản lý cao trong khi cán bộ nữ trẻ
chiếm tỷ lệ rất thấp, bất hợp lý, không đảm bảo được tính kế thừa giữa các độ tuổi.
Nữ lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh của Nam Định, độ tuổi
trên 50 tuổi là 20 trong tổng số 39 người (chiếm 51,2%), trong khi độ tuổi từ 31-
40 tuổi chỉ có 06 người (chiếm 15,38%).
3.1.2. Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong chính quyền các cấp
Cùng với việc gia tăng về số lượng, chất lượng của phụ nữ lãnh đạo, quản lý
trong cấp ủy, cấp chính quyền ở vùng ĐBSH nhiệm kỳ vừa qua, tình hình phụ nữ
lãnh đạo, quản lý cũng đạt được những tiến bộ nổi bật.
Trong HĐND và UBND cấp tỉnh: Nhiệm kỳ 2011-2016, vùng ĐBSH có 158
15
nữ trong tổng số 686 đại biểu (chiếm 23,03%). Nếu so sánh với bình quân chung
của cả nước (25,17%) thì tỷ lệ đại biểu nữ của ĐBSH thấp hơn (1,17%); so với
khu vực ĐBSCL (22,76%), ĐBSH cao hơn không đáng kể (0,27%). Trong HĐND
và UBND cấp huyện, nhiệm kỳ 2011-2016, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND là 938
người trong tổng số 3584 người (chiếm 26,2%). So sánh với bình quân chung của
cả nước (24,62%), ĐBSH cao hơn (1,58%); so sánh với khu vực ĐBSCL (23,62)
thì ĐBSH cao hơn (2,58%). Trong tổng số 11 tỉnh/thành phố, có 7 địa phương đạt
được tỷ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND cấp huyện cao hơn tỷ lệ bình quân chung
của cả nước: Ninh Bình (30,6%), Quảng Ninh (30,3%); Hưng Yên (29,8%); Hà
Nam (28,3%); Nam Định (27,5%); Hải Phòng (26,7%) và Hà Nội (26,4%). Tại Hà
Nội, tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ Chủ tịch HĐND, UBND cấp quận/huyện là 2
trong tổng số 54 người (chiếm 3,7%), tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ Phó chủ tịch
HĐND, UBND là 13 trong tổng số 125 người (chiếm 10,4%). Trong HĐND và
UBND cấp xã, nhiệm kỳ 2011-2016, có 13873 nữ trong tổng số 60937 đại biểu
(chiếm 22,77%), tỷ lệ này cao hơn so với bình quân chung cả nước (21,71%) và
ĐBSCL (20,34%). Những địa phương có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cao nhất trong
vùng là Quảng Ninh (28,8%), Hưng Yên (26,1%), Hà Nội (25,6%), Hải Dương
(22,8%), Hà Nam (22,6%) và Ninh Bình (21,9%).
Tuy nhiên, cũng như trong cấp ủy, phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong cấp chính
quyền của ĐBSH đang có những hạn chế nhất định. Một là, so với mục tiêu trong
Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị giai đoạn 2011-
2020 thì tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong chính quyền các cấp khu vực ĐBSH
không đạt yêu cầu. Hai là, mặc dù tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh của vùng
ĐBSH cao hơn cả nước, nhưng không đồng đều giữa các địa phương: 7 trong số
11 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND thấp hơn tỷ lệ bình quân chung của
cả nước; có 1 cán bộ nữ giữ vị trí chủ chốt trong HĐND cấp tỉnh (chiếm 9,09%);
không có nữ giữ chức vụ Chủ tịch UBND, tỷ lệ cán bộ nữ giữ chức vụ Phó Chủ
tịch UBND (chiếm 54,5%). Ba là, có 4 tỉnh/thành phố có tỷ lệ nữ đại biểu HĐND
cấp huyện thấp hơn bình quân chung cả nước là Hải Dương (23,4%), Bắc Ninh
(22,1%), Thái Bình (20,35%) và Vĩnh Phúc (18,2%). Bốn là, so với tỷ lệ bình
quân chung cả nước, tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp xã toàn vùng ĐBSH cao hơn,
tuy nhiên có 5 tỉnh/thành có tỷ lệ nữ đại biểu thấp hơn trong vùng là Hải Phòng
(21,6%), Bắc Ninh (19,9%), Nam Định (18,6%); Hà Nam (18,5%); Vĩnh Phúc
(18,3%). Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong khối UBND các cấp rất thấp, chủ yếu giữ
vị trí cấp phó, toàn vùng không có nữ Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Năm là, ở ĐBSH
16
tỷ lệ phụ nữ tham gia HĐND các cấp cao hơn tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy Đảng
các cấp (cả về tỷ lệ và so sánh đối chiếu với mức bình quân chung của cả nước).
3.1.3. Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội các cấp
Tính đến tháng 5/2015, trong các tổ chức chính trị - xã hội (không kể Hội
LHPN), Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức có nhiều nữ giữ vị trí
chủ chốt nhất. Kết quả khảo sát cho thấy có 10 tỉnh/thành phố có tỷ lệ cán bộ nữ
giữ các vị trí chủ chốt trong BTV Tỉnh đoàn (Bí thư, Phó Bí thư) (chiếm 90,9%),
trong đó 04 địa phương có nữ là Bí thư Tỉnh đoàn là Hà Nội, Nam Định, Ninh
Bình, Quảng Ninh (chiếm 36,4%); có 08 cán bộ nữ trong tổng số 25 cán bộ giữ
chức Phó Bí thư Tỉnh đoàn (chiếm 32%). Nhiều tỉnh/thành phố có 50% cán bộ nữ
giữ vị trí chủ chốt trong BCH, BTV Tỉnh đoàn như Hà Nội, Ninh Bình, Hưng Yên
là tỉnh duy nhất không có nữ giữ các vị trí chủ chốt trong BTV Tỉnh đoàn. Hiện
nay, vùng ĐBSH, mặc dù không có nữ giữ chức Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc nhưng
có 7 trong số 11 tỉnh/thành phố nữ giữ chức Phó Chủ tịch (chiếm 63,6%).
Từ thực trạng trên cho thấy, ở ĐBSH, so sánh với khối Đảng, chính quyền,
phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong các tổ chức chính trị - xã hội chiếm tỷ lệ cao hơn.
Trong thực tế hoạt động HTCT nước ta hiện nay, mức độ ảnh hưởng, vị thế quyền
lực của Đảng, Chính quyền cao hơn khối đoàn thể. Điều này phản ánh sự bất bình
đẳng giới trong hoạt động chính trị khu vực ĐBSH.
3.2. Nguyên nhân thực trạng phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống
chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới
3.2.1. Nguyên nhân của thành tựu
Một là, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ nữ
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhân tố có tính chất bước
ngoặc thúc đẩy phụ nữ lãnh đạo quản lý, lãnh đạo trong HTCT vùng ĐBSH. Hai
là, sự tham gia tích cực của HTCT các cấp trong thực hiện Chương trình quốc gia
về bình đẳng giới đã tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tham gia hoạt động chính
trị, trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Ba là, trong thời kỳ đổi mới, sự phát triển
kinh tế - xã hội với tốc độ khá cao của ĐBSH đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho phụ nữ tham gia các hoạt động chính trị nói chung, lãnh đạo, quản lý nói
riêng. Bốn là, thông tin, truyền thông giới thiệu những tấm gương phụ nữ thành
đạt trên mọi lĩnh vực (trong đó có chính trị) trên thế giới và ở Việt Nam làm thay
đổi nhận thức, quyết tâm của phụ nữ lãnh đạo, quản lý. Năm là, sự cố gắng phấn
đấu, rèn luyện, vươn lên của bản thân phụ nữ lãnh đạo, quản lý.
3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
17
Một là, công tác quy hoạch, bồi dưỡng tạo nguồn cán bộ nữ chưa được thực
hiện một cách khoa học. Hai là, hiệu ứng từ cấp Trung ương. Trong các cơ quan
Trung ương phụ nữ cũng thường giữ vị trí cấp phó, điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến nhận thức của cán bộ, nhân dân các địa phương rằng cũng cần “theo gương”
và “không nên vượt quá” Trung ương. Ba là, tác động tiêu cực từ tư tưởng, tâm lý
phong kiến “trọng nam khinh nữ” trong công tác cán bộ. Văn hóa Nho giáo tác
động qua nhiều thế hệ, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã tác động không nhỏ đến
nhận thức của cán bộ và cộng đồng dân cư trong vùng, ảnh hưởng khá sâu sắc đến
sự tham gia của phụ nữ vào lãnh đạo, quản lý trong HTCT. Bốn là, cấp ủy, chính
quyền một số địa phương chưa thực sự sát sao trong chỉ đạo tổ chức triển khai
thực hiện chính sách cán bộ nữ.
3.3. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với phụ nữ lãnh đạo, quản lý
trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng
3.3.1. Những vấn đề đặt ra từ nhận thức của cộng đồng ở vùng đồng
bằng sông Hồng về sự cần thiết tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ
thống chính trị hiện nay
Các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương đều xác định mục tiêu tăng cường tỷ
lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong HTCT các cấp (25 - 30%); các tỉnh/thành phố
trong khu vực ĐBSH đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện chiến lược,
chương trình quốc gia về Bình đẳng giới. Điều đó cho thấy, quyết tâm chính trị
của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đã có nhiều cố gắng trong việc tăng
cường tỷ lệ phụ nữ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai thực hiện
không địa phương nào đạt các chỉ tiêu đã đề ra. Theo khảo sát của tác giả, một
trong nguyên nhân cơ bản là cộng đồng dân cư trong vùng (kể cả một bộ phận
lãnh đạo) không ủng hộ phụ nữ, chưa thấy sự cần thiết, lợi ích khi phụ nữ tham gia
lãnh đạo, quản lý. Rõ ràng, ở đây bộc lộ sự mâu thuẫn giữa quyết tâm chính trị của
Đảng, Nhà nước với nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết tăng cường phụ nữ
lãnh đạo, quản lý trong HTCT.
3.3.2. Những vấn đề đặt ra từ chính sách và việc thực hiện chính sách
phát huy vai trò cán bộ nữ trong lãnh đạo, quản lý
Một là, các văn bản của các bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố trong khu vực
còn có sự phân biệt về độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, luân chuyển, bổ
nhiệm với sự chênh lệch giữa nam và nữ là 05 năm đã hạn chế nhiều cơ hội của
phụ nữ lãnh đạo, quản lý. Hai là, các văn bản về công tác cán bộ nữ trong vùng
hiện còn thiếu lồng ghép giới, chưa có quy định riêng, ít được thể chế hóa thành
18
quy định, chính sách cụ thể có tính ràng buộc pháp lý phù hợp với đặc thù giới của
cán bộ nữ. Ba là, việc thực hiện công tác cán bộ nữ còn mang tính hình thức, kêu
gọi, tuyên truyền, chưa phát huy hiệu quả cao trong việc thúc đẩy tăng tỷ lệ nữ cán
bộ lãnh đạo, quản lý
3.3.3. Những vấn đề đặt ra từ điều kiện kinh tế - xã hội bảo đảm thực
hiện chính sách tăng cường phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
ở vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay
Một là, ĐBSH đang trong quá trình CNH, HĐH, số lượng phụ nữ làm nông
nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao. Sản xuất nông nghiệp một mặt mất nhiều thời gian,
mặt khác, tạo ra những thói quen, cách ứng xử theo khuôn mẫu giới ít
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_phu_nu_lanh_dao_quan_ly_trong_he_thong_chinh_tri_o_vung_dong_bang_song_hong_thoi_ky_doi_moi_7308.pdf