2.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong và
ngoài nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thượng Hải,
Quảng Đông, Thâm Quyến và một số chính quyền địa phương của Ấn
Độ, Braxin, New Zeland, Nhật Bản, Hà Quốc. về đa dạng hoá nguồn
vốn bổ sung vào ngân sách đầu tư cho phát triển KCHTGT như: huy
động vốn đầu tư cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất,
khai thác giá trị gia tăng của đất đai bằng cách bán đất hai mặt đường
mới mở.; vay vốn từ các tổ chức tài chính và dân cư; huy động vốn
qua quỹ đầu tư và kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
trong đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT bằng cách xây dựng một
hệ thống quản lý tổng thể chi phí dự án hay hệ thống quy phạm pháp
luật quy định chặt chẽ công tác giám sát thi công và cơ cấu hệ thống
kiểm tra .
27 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ
THỊ ĐÃ ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN
CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Quản lý nhà nước về vốn đầu tư nói chung và QLNN về vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT đã được đề cập khá nhiều trong các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Có thể thấy rằng, hầu hết
các công trình nghiên cứu QLNN đối với vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT tập trung vào các nội dung sau đây:
- Nghiên cứu đầu tư công hoặc quản lý đầu tư công.
- Nghiên cứu QLNN về vốn đầu tư trong phát triển nói chung, trong đó có
vốn đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT.
Do đó, luận án đi sâu nghiên cứu theo 2 hướng chính liên quan đến
đề tài luận án, bao gồm:
- Tiếp cận nghiên cứu QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT qua các nghiên cứu đầu tư công hoặc QLNN đối với đầu
tư công.
- Tiếp cận QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT qua
các nghiên cứu về QLNN về vốn đầu tư trong phát triển.
1.2 .NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG CÁC
CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA
ĐỀ TÀI
Mặc dù có nhiều công trình trong và ngoài nước đã đề cập đến khía
cạnh này hay khía cạnh khác của QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT, song:
6
1. Chưa có nhiều nghiên cứu phân tích sâu sắc “KCHTGTĐT” như
đối tượng nghiên cứu chính mà chỉ đề cập đến nó như một thành tố
của KCHT; KCHTKT.
2. Chưa có nhiều nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn
QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT về nội dung cũng
như các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý vốn cho lĩnh vực này.
Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đưa ra được tiêu chí có tính thuyết
phục đánh giá QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.
3. Hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở nghiên cứu QLNN nói chung, hoặc
QLNN về vốn đầu tư trong phát triển, mà chưa có nhiều nghiên cứu
toàn diện, có hệ thống QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT.
4. Các nghiên cứu cũng chủ yếu tập trung vào thời gian trước khi
sáp nhập, ít nghiên cứu về Hà Nội sau khi sáp nhập, mở rộng địa giới
hành chính.
5. Còn rất nhiều “khoảng trống” trong nghiên cứu QLNN về vốn
đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội, đặc biệt là giai đoạn sau
khi Hà Nội sáp nhập. Chính vì vậy, nghiên cứu của luận án hướng đến
việc hệ thống hóa, bổ sung về:
- Lý luận và thực tiễn QLNN về vốn đầu tư trong KCHTGTĐT,
phân tích những đặc điểm riêng có của vốn đầu tư cho KCHTGTĐT,
đưa ra các tiêu chí đánh giá và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến
QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT;
- Phân tích, đánh giá thực trạng về vốn đầu tư và QLNN về vốn đầu
tư trong phát triển KCHTGTĐT ở Hà Nội sau khi sáp nhập trên các
nội dung, tiêu chí đánh giá, mục tiêu của QLNN, để từ đó tìm ra
những thành công và hạn chế cũng như các nguyên nhân;
- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trong thời gian tới.
7
2 Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
2.1 .LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN
KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Kết cấu hạ tầng giao thông đô thị là hệ thống những công giao
thông được xây dựng, nhằm đảm bảo cho việc di chuyển, đón trả
khách và vận chuyển hàng hoá, dịch vụ của các loại phương tiện giao
thông diễn ra một cách nhanh chóng, thuận lợi và an toàn ở các đô thị.
Trong luận án, KCHTGTĐT là tất cả hệ thống công trình giao
thông thuộc phạm vi nội đô. Cụ thể hơn, các công trình giao thông bao
gồm đường bộ và đường sắt đô thị; nội đô là thuộc phạm vi các quận
nội thành.
2.1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đô thị
Vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT là toàn bộ chi phí được
đầu tư nhằm phát triển KCHTGT ở đô thị.
Do giới hạn phạm vi của luận án, vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT được nghiên cứu là vốn ngân sách của Thành phố.
Nguồn vốn này được đầu tư xây dựng các công trình giao thông trên
địa bàn thành phố, do UBND thành phố quản lý.
2.1.2 Đặc điểm của vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị
Thứ nhất, vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT thường có quy
mô lớn và thời gian thu hồi dài, thậm chí không thể thu hồi được.
8
Thứ hai, vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT thường có độ rủi
ro cao, phụ thuộc vào các phương thức và chính sách huy động vốn.
Thứ ba, vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT thường đầu tư
theo các dự án phát triển và được huy động từ rất nhiều nguồn.
Thứ tư, hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT là hiệu quả
kinh tế - xã hội tổng hợp
2.2 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐÔ THỊ
2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Quản lý Nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị là những tác động liên tục, có tổ chức, có định
hướng của cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyển tới các đơn vị
và cá nhân thực hiện quá trình huy động, sử dụng vốn đầu tư, thông
qua các cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm phát triển hệ thống
giao thông đô thị có hiệu quả.
- Chủ thể QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT ở cấp
thành phố là HĐND và UBND. Trong đó, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở
Giao thông vận tải, sở Tài chính, Kho bạc nhà nước... là các cơ quan
thuộc UBND Thành phố thực hiện chức năng quản lý vốn đầu tư trong
phát triển KCHTGTĐT ở những mặt khác nhau.
- Đối tượng QLNN về vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT: là
các đơn vị, cá nhân thực hiện các hoạt động liên quan đến vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT, bao gồm quá trình huy động và sử dụng
vốn đầu tư vào dự án phát triển giao thông đô thị.
- Phương thức QLNN về vốn đầu tư xây dựng các công trình
KCHTGTĐT: được thực hiện thông qua quy hoạch phát triển mạng
lưới giao thông đô thị, hình thành khung khổ pháp luật; ban hành và
9
thực hiện cơ chế, chính sách; bố trí đội ngũ cán bộ giám sát, kiểm tra,
kiểm soát hoạt động tại các công trình.
2.2.2 Mục tiêu của quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
- Định hướng, huy động có hiệu quả các nguồn vốn trong và ngoài
nước nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
- Đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư vào các dự án phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị.
- Hạn chế thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.
- Phát triển hiệu quả hệ thống KCHTGTĐT.
2.2.3 Nội dung của quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
- Lập kế hoạch vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT
- Tổ chức huy động vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT
- Phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT
- Kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT
2.2.4 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
- Đánh giá kế hoạch vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT, bao
gồm các tiêu chí: tính phù hợp, tính khả thi, tính hiệu quả của kế
hoạch vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.
- Đánh giá tính hợp lý, hiệu quả của huy động vốn đầu tư trong phát
triển, bao gồm các tiêu chí: Mức độ đáp ứng về quy mô so với nhu
cầu của các nguồn vốn huy động được; chi phí huy động vốn; tỷ trọng
đóng góp của các loại hình vốn trong tổng nguồn vốn.
- Đánh giá chất lượng phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT, bao gồm các tiêu chí: tính hợp lý trong
10
ưu tiên mục tiêu và đối tượng phân bổ vốn; mức độ phân bổ phù hợp
với tiến độ thực hiện dự án; tính công khai, minh bạch trong phân bổ
vốn đầu tư; tính cụ thể, chính xác, kịp thời khi hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện thanh, quyết toán vốn đầu tư, tỷ lệ thanh, quyết toán
hoàn thành trong năm.
- Đánh giá chất lượng kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT, bao gồm các tiêu chí: mức độ hợp lý của kiểm tra, giám
sát; mức độ đầy đủ của nội dung kiểm tra, giám sát; mức độ chính xác,
minh bạch của công tác kiểm tra, giám sát.
2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về vốn đầu
tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông dô thị
- Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý vốn đầu tư trong phát
triển của quốc gia và thành phố
- Mức độ áp dụng quy trình quản lý hiện đại trong quản lý vốn đầu
tư trong phát triển KCHTGTĐT
- Tổ chức bộ máy QLNN về vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHTGTĐT của thành
phố
- Đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội của thành phố và tính chất của
KCHTGTĐT
2.3 . MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong và
ngoài nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thượng Hải,
Quảng Đông, Thâm Quyến và một số chính quyền địa phương của Ấn
11
Độ, Braxin, New Zeland, Nhật Bản, Hà Quốc... về đa dạng hoá nguồn
vốn bổ sung vào ngân sách đầu tư cho phát triển KCHTGT như: huy
động vốn đầu tư cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất,
khai thác giá trị gia tăng của đất đai bằng cách bán đất hai mặt đường
mới mở...; vay vốn từ các tổ chức tài chính và dân cư; huy động vốn
qua quỹ đầu tư và kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
trong đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT bằng cách xây dựng một
hệ thống quản lý tổng thể chi phí dự án hay hệ thống quy phạm pháp
luật quy định chặt chẽ công tác giám sát thi công và cơ cấu hệ thống
kiểm tra ...
2.3.2 Bài học vận dụng đối với quản lý nhà nước về vốn đầu tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Thứ nhất, cần đa dạng hoá các nguồn vốn bổ sung vào ngân sách
để đầu tư phát triển KCHTGTĐT, nhất là khai thác giá trị gia tăng từ
đất đai trong phát triển KCHT.
Thứ hai, việc hình thành các quỹ đầu tư cũng là một kinh nghiệm
tốt cho việc đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội.
Thứ ba, quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả là một
đòi hỏi cần thiết để thực hiện một dự án đầu tư cho hiệu quả.
3 Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
3.1 . THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1.1 Về vị trí, đặc điểm tự nhiên, chính trị, xã hội của Hà Nội
Luận án đã nghiên cứu những đặc điểm tự nhiên cũng như vị trí
chính trị, xã hội của Thủ đô Hà Nội để rút ra những yếu tố có liên
quan đến vốn đầu tư và quản lý vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT:
12
- Phát triển KCHTGT đòi hỏi một khối lượng vốn lớn và đa dạng.
- Với vị thế là Thủ đô, Hà Nội được quan tâm hàng đầu với mức đầu
tư lớn trong phát triển KCHTGTĐT.
- Việc quản lý đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT cũng sẽ khó
khăn, phức tạp hơn khi chịu sự quản lý của cả Trung ương và Thành
phố.
3.1.2 Đặc điểm kinh tế có liên quan đến vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị của Hà Nội
Luận án đã ghiên cứu thực trạng thu, chi NSNN trên địa bàn
Thành phố trong giai đoạn 2008 - 2013 và tỷ trọng chi đầu tư phát
triển trong tổng chi NSNN Thành phố. Qua phân tích thực trạng đó
cho thấy, tổng thu tăng đều đặn qua các năm, song do tỷ lệ điều tiết
ngân sách lớn nên chi NSNN của thành phố chỉ chiếm khoảng ½ lượng
thu, làm ảnh hưởng đến vốn đầu tư phát triển nói chung và vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội nói riêng.
3.1.3 Các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013
- Vốn đầu tư cho phát triển KCHTGTĐT giai đoạn 2008-2013 có xu
hướng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2010 tăng
đột biến do đầu tư kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Cụ thể: Tổng vốn
đầu tư cho phát triển KCHTGT Hà Nội giai đoạn 2008-2013 là
41.677,14 tỷ đồng, chiếm 36% trong tổng chi đầu tư phát triển và
chiếm 11,5 % trong tổng chi NSNN.
- Tỷ trọng vốn đầu tư từ các nguồn cũng có sự thay đổi trong giai
đoạn 2008-2013, trong đó vốn ODA chiếm tỷ trọng lớn nhất (53%),
tiếp đến là nguồn ngân sách của Thành phố (40%), NSTW và nguồn
PPP không đáng kể. Trong các nguồn vốn đầu tư phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội, vốn từ NSNN chịu tác động lớn nhất của công
tác QLNN.
13
3.2 .THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ
TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ
THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2013
3.2.1 Thực trạng lập kế hoạch vốn đầu tư trong phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội.
Thực trạng lập kế hoạch vốn đầu tư trong phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội được phân tích, đánh giá trên các căn cứ lập kế
hoạch vốn đầu tư và quy trình lập kế hoạch vốn đầu tư. Công tác lập
kế hoạch vốn đầu tư có thể khái quát như sau:
- Đối với kế hoạch 5 năm: Trong giai đoạn 2008 - 2010, kế hoạch vốn
đầu tư cho hạ tầng giao thông nói chung không được đề cập cụ thể mà
chỉ có kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Giai đoạn
2011 - 2015, kế hoạch phát triển giao thông vận tải của Thành phố đã
được xây dựng và phê duyệt, tạo điều kiện cho việc xây dựng kế
hoạch từng năm.
- Đối với kế hoạch từng năm:
Giai đoạn 2008 - 2010: do không có kế hoạch trung và dài hạn
nên kế hoạch vốn đầu tư hàng năm được xây dựng căn cứ vào nguồn
vốn ngân sách của Trung ương phân bổ cho Thành phố và của Thành
phố tự có. Giai đoạn 2011 - 2013, kế hoạch vốn đã được xây dựng căn
cứ vào kế hoạch vốn đầu tư trung hạn (5 năm). Điều này giúp cho kế
hoạch vốn được xây dựng có căn cứ và khoa học hơn.
3.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về huy động vốn đầu tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Thực trạng huy động vốn đầu tư bổ sung vào NSNN trong phát
triển KCHTGTĐT Hà Nội được phân tích, đánh giá dựa trên các căn
cứ và quy trình huy động vốn.
Kết quả công tác huy động vốn được phân tích, đánh giá theo các
nguồn vốn như: trái phiếu địa phương, giá trị đất đai, giá trị gia tăng từ
đất đai. Cụ thể: Về huy động thông qua trái phiếu địa phương: Trong
14
kế hoạch giai đoạn 2008 - 2013, Thành phố đã quyết định sẽ phát
hành 5.000 tỷ đồng trái phiếu, chia thành 3 giai đoạn, trong đó, năm
2013 sẽ phát hành 2.000 tỷ đồng, năm 2014 và 2015 mỗi năm phát
hành 1.500 tỷ đồng; Về huy động vốn qua việc thu hút từ giá trị từ đất
đai: nguồn vốn từ đất đai bổ sung vào ngân sách của Thành phố trong
giai đoạn 2008 - 2013 nhìn chung không lớn. Tổng vốn từ nguồn này
ước tính gần 1000 tỷ, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng ngân sách; Vốn
do khai thác các giá trị gia tăng từ đất đai: chưa được Thành phố tận
dụng.
3.2.3 Thực trạng phân bổ, quản lý thanh, quyết toán vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Trên cơ sở những căn cứ phân bổ và thanh, quyết toán vốn đầu
tư cũng như quy trình thực hiện, tác giả đã phân tích thực trạng vốn
đầu tư giai đoạn 2008-2013 và cho thấy, ngoại trừ năm 2011, vốn đầu
tư thực hiện năm nào cũng cao hơn so với kế hoạch. Đặc biệt năm
2010, vốn thực hiện tăng rất lớn (115%) so với kế hoạch. Tính chung
cho cả giai đoạn 2008 - 2013, vốn đầu tư thực hiện là 16.569,89 tỷ
đồng, tăng 29% so với kế hoạch (xem bảng 3.4).
Bảng 3-4 Kết quả thực hiện vốn ngân sách đầu tư cho phát
triển KCHTGTĐT Hà Nội giai đoạn 2011- 2015
Đơn vị: Tỷ đồng
T
T Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tổng
cộng
1
Kế hoạch
(tỷ đồng) 2.209,75 2.163,70 1.910,38 2.503,6 2.074,5 1.968,7 12.830,7
2
Thực
hiện (tỷ
đồng)
2.446,26 2.998,31 4.110,72 2.146,6 2.290 2.578,2 16.569,9
3 Tỷ lệ (%) 111 139 215 86 110 131 129
15
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo của Sở Giao thông, Sở Kế
hoạch và đầu tư, Sở Tài chính Hà Nội các năm từ 2008-2013.
Công tác quản lý việc thanh, quyết toán vốn đầu tư phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội đã được các Sở, ngành có liên quan của Thành
phố thực hiện theo quy định của Trung ương và Thành phố. Đồng
thời, các cơ quan có liên quan cũng đã quan tâm, tìm mọi biện pháp để
giải ngân nhanh chóng vốn đầu tư, đôn đốc các chủ đầu tư trong công
tác triển khai thanh toán vốn. Việc điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư
hàng năm được thực hiện chậm nhất là ngày 25 tháng 12 của năm kế
hoạch.
3.2.4 Thực trạng quản lý Nhà nước trong kiểm tra, giám sát vốn
đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị
Hà Nội
Thực trạng QLNN trong kiểm tra, giám sát vốn đầu tư trong phát
triển KCHTGTĐT Hà Nội được đánh giá dựa trên những căn cứ pháp
lý của Nhà nước và của Thành phố.
Kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, trong tất cả các
khâu từ lập kế hoạch vốn, huy động vốn, thanh quyết toán vốn.
Các cán bộ chuyên trách của các sở, ban, ngành, thanh tra thành
phố, thanh tra tài chính đã tiến hành kiểm tra, giám sát các dự án đầu
tư xây dựng KCHTGTĐT sử dụng vốn NSNN theo đúng chức năng,
nhiệm vụ của mình. Hoạt động kiểm tra, giám sát vốn đầu tư từ
NSNN được tiến hành trên các nội dung thực hiện dự án với các hình
thức như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất Bên cạnh sự kiểm tra,
giám sát của các cơ quan chuyên môn, Thành phố còn tăng cường vai
trò giám sát của cộng đồng, cơ quan mặt trận tổ quốc, cơ quan báo chí
đối với việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng KCHTGTĐT Hà Nội từ
NSNN. Hàng loạt các vụ sai phạm, thất thoát vốn trong thực hiện các
dự án đầu tư phát triển KCHTGTĐT đã được phát hiện nhờ có sự
giám sát của cộng đồng này.
16
3.3 .ĐÁNH GIÁ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG
PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ
NỘI
Các đánh giá được thực hiện thông qua phân tích thực trạng và kết
quả cuộc điều tra xã hội học do tác giả luận án tiến hành.
3.3.1 Những thành công trong quản lý nhà nước về vốn đầu tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
Một là, kế hoạch vốn đầu tư phát triển KCHTGTĐT đã phù hợp
với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KCHTĐT và giao
thông vận tải Thành phố, với tình hình kinh tế - xã hội và nhu cầu đầu
tư của Thành phố.
Hai là, việc phân bổ vốn cho đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT
đã được quan tâm, đảm bảo tính hợp lý trong việc lựa chọn mục tiêu
và đối tượng.
Ba là, việc hướng dẫn quy trình, thủ tục và thực hiện thanh, quyết
toán vốn đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội đã có nhiều tiến
bộ.
Bốn là, các quy định cho công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư
trong phát triển KCHTGTĐT của Hà Nội đã dần hoàn thiện, vai trò cơ
quan QLNN được nâng cao.
3.3.2 Hạn chế trong quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư trong
phát triển KCHTGTĐT Hà Nội
Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN về vốn đầu tư trong phát
triển KCHTGTĐT Hà Nội vẫn còn những hạn chế sau:
Một là, tính khả thi và hiệu quả công tác lập kế hoạch vốn đầu tư
phát triển KCHTGTĐT chưa cao
Hai là, công tác huy động các nguồn vốn đầu tư bổ sung vào
NSNN trong phát triển KCHTGTĐT chưa đáp ứng được nhu cầu
17
Ba là, việc phân bổ vốn còn dàn trải, chưa phù hợp với tiến độ, tính
công khai, minh bạch chưa đảm bảo
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát vốn đầu tư phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội còn lỏng lẻo, chưa đạt được hiệu quả
3.3.3 Nguyên nhân của những thành công và hạn chế của quản
lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị Hà Nội
3.3.3.1 Nguyên nhân những thành công
Một là, chính sách ưu tiên của Nhà nước trong phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông đô thị của Thủ đô tạo điều kiện cho huy động và phân
bổ vốn vào các công trình giao thông quan trọng của Hà Nội
Hai là, là địa phương có kinh tế phát triển, Hà Nội có điều kiện
thuận lợi trong tăng thu ngân sách Thành phố cho phát triển
KCHTGTĐT
Ba là, Thành phố đã xây dựng được hệ thống chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển nói chung và phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông nói riêng góp phần đảm bảo tính phù hợp của kế hoạch vốn đầu
tư trong phát triển KCHTGTĐT
Bốn là, Thành phố đã bước đầu áp dụng khoa học công nghệ vào
quy trình quản lý, đặc biệt là khâu thanh, quyết toán vốn đầu tư phát
triển KCHTGTĐT
3.3.3.2 Nguyên nhân những hạn chế
Một là, hệ thống pháp luật và chính sách đối với quản lý nhà nước
về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà
Nội vẫn còn nhiều bất cập.
Hai là, quy định về quy trình quản lý nguồn vốn đầu tư trong phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị còn nhiều thiếu sót, việc áp
dụng quy trình quản lý hiện đại còn yếu
18
Ba là, tổ chức bộ máy QLNN về vốn đầu tư phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội chưa chặt chẽ và thống nhất, trình độ, năng lực
và phẩm chất của cán bộ còn hạn chế
Bốn là, quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị chưa công khai, còn thiếu tầm nhìn dài hạn, chưa
đồng bộ với các kế hoạch phát triển khác của Thành phố
Năm là, một số nguyên nhân khách quan khác: Vị trí địa kinh tế,
chính trị của Hà Nội và đặc điểm của KCHTGTĐT nói chung và
KCHTGTĐT Hà Nội nói riêng.
Những hạn chế và nguyên nhân được phân tích trên đây sẽ là cơ sở
để đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về vốn đầu tư trong
phát triển KCHTGTĐT Hà Nội trong thời gian tới.
4 Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT
CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
4.1 .DỰ BÁO VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ NHU CẦU VỐN
CHO KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI
4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô
thị của Hà Nội
Trong thời gian tới, phát triển KCHTGTĐT Hà Nội sẽ phát triển
theo hướng sau:
- Phát triển KCHTGTĐT Hà Nội theo hướng bền vững cả về kinh tế,
xã hội và môi trường.
- Phát triển KCHTGTĐT sẽ tạo nên sự liên kết giữa Hà Nội với các
vùng miền khác
- Phát triển KCHTGTĐT theo hướng đồng bộ, hiện đại; tập trung
đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng, tận dụng không gian
như đường sắt trên cao, tàu điện ngầm và các công trình ngầm.
19
4.1.2 Dự báo nhu cầu về vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông đô thị Hà Nội
- Nhu cầu vốn cho phát triển KCHTGTĐT Hà Nội ngày càng lớn,
vượt quá khả năng đáp ứng của NSNN
- Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển KCHTGTĐT Hà Nội là
ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nhu cầu vốn
4.2 . QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRONG
PHÁT TRIỂN KẾT CẦU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
- Nhà nước thống nhất quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông đô thị Hà Nội
- Đầu tư vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
phải được coi là khoản mục ưu tiên đặc biệt
- Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội phải
được huy động từ nhiều nguồn ngoài ngân sách nhà nước
- Quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà
Nội phải đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường
- Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong quản lý vốn đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội phải được quy định
rõ ràng
4.3 . GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VỐN ĐẦU TƯ TRONG PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
4.3.1 Hoàn thiện các chính sách có liên quan đến vốn đầu tư
trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội
+ Hoàn thiện chính sách khai thác nguồn lực vốn để bổ sung vốn ngân
sách nhà nước trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Thành phố:
20
- Khai thác quỹ đất hai bên đường để tạo vốn phát triển tài sản
KCHTGTĐT.
- Bán quyền thu phí sử dụng KCHTGT đối với những công trình
KCHTGT có khả năng và điều kiện thu lợi nhuận.
- Cho thuê quyền khai thác tài sản KCHTGT theo hướng cho phép
các thành phần kinh tế được thuê lại quyền khai thác KCHTGT để tạo
nguồn vốn phục vụ đầu tư trong phát triển KCHTGTĐT.
- Giao cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân khai thác các dịch vụ dọc
tuyến đường giao thông đô thị (trạm xăng dầu, dừng xe, quảng cáo,
các công trình khác).
- Có những chính sách về huy động và sử dụng nguồn vốn từ trái
phiếu của Thành phố cho các dự án xây dựng các công trình giao
thông đô thị.
+ Hoàn thiện chính sách nhằm khai thác tối đa các nguồn vốn ngoài ngân
sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị để giảm gánh nặng
cho ngân sách nhà nước:
- Hoàn thiện chính sách, thể chế nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên
quan đến nguồn vốn ODA.
- Tăng cường chính sách thu hút nguồn vốn tư nhân theo phương
thức PPP
4.3.2 Hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội theo hướng hiện đại, khoa
học và hiệu quả
- Nâng cao chất lượng của kế hoạch vốn đầu tư phát triển
KCHTGTĐT Hà Nội
- Nâng cao chất lượng phân bổ và thanh quyết toán vốn đầu tư phát
triển KCHTGTĐT Hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tt_quan_ly_nha_nuoc_ve_von_dau_tu_trong_phat_trien_ket_cau_ha_tang_giao_thong_do_thi_ha_noi_0323_191.pdf