Tóm tắt Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam

Về KNXK: KNXK của Việt Nam tăng đều đặn trong suốt giai đoạn 1988-2017

với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Từ 3,795 tỷ USD năm 1988, KNXK của Việt

Nam đã tăng lên 14,449 tỷ USD vào năm 2000, 72,237 tỷ USD vào năm 2010 và đến

2017 đã lên tới 214,019 tỷ USD.

Về KNNK.: KNNK có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 1988-2017. Và cũng

chỉ có ba năm 1989, 1991 và 2009 là tốc độ tăng trưởng âm lần lượt là -6,93%; -

15,04% và -13,34%.

Về tổng KNXNK: Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 31/12/2017, hệ

thống Hải quan đã ghi nhận tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam đạt 425,123 tỷ USD,

dấu mốc tăng trưởng cao nhất những năm qua.

Về cán cân thương mại: Trừ giai đoạn đầu sau đổi mới (1988-1995), từ năm

1996 đến năm 2015, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại.

Đặc biệt, trong toàn bộ thời kỳ chiến lược, CCTM thâm hụt sâu với 81,329 tỷ USD,

chiếm tới 20,76% so với tổng KNXK của cả thời kỳ này. Giai đoạn 2016-2018, cùng với

sự gia tăng của tổng KNXNK, Việt Nam xuất siêu với 2,521 tỷ USD năm 2016 và 2,915

tỷ USD năm 2017 và 6,79 tỷ USD năm 2018

pdf12 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu nội địa, buộc các DN này phải nâng cao năng suất bằng cách sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại hơn và nguồn nhân lực có trình độ cao hơn. Thứ hai, sự có mặt của các DN FDI với những lợi thế về vốn, công nghệ, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, bí quyết quản lý có thể chia sẻ hoặc lấy mất thị trường của các DN trong nước. (2) Kênh CGCN và hoạt động R&D: Thứ nhất, kênh CGCN từ các DN FDI: Bên cạnh vốn, các DN FDI còn mang đến công nghệ sản xuất, kỹ năng, trình độ quản lý tiên tiến mà các DN trong nước có thể tiếp nhận thông qua kênh CGCN. Thứ hai, hoạt động R&D của các DN FDI: Hoạt động này có tác động lan toả tích cực về công nghệ tới các DN xuất khẩu trong nước, góp phần nâng cao khả năng sản xuất xuất khẩu của các DN này, từ đó nâng cao KNXK của nước nhận đầu tư. (3) Kênh di chuyển lao động và chuyển giao tri thức: Thứ nhất, các DN trong nước có thể tiếp cận và nhận chuyển giao tri thức từ các DN FDI do có sự di chuyển lao động từ các DN FDI sang các DN này. Thứ hai, sự di chuyển lao động không phải chỉ diễn ra một chiều từ các DN FDI sang các DN trong nước mà còn có chiều ngược lại. Một bộ phận lao động sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm khi làm việc trong các DN trong nước có thể chuyển tới làm việc cho các DN FDI. b. Tác động của FDI tới kim ngạch nhập khẩu b1. Kênh tác động trực tiếp (1) Thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá của chính các DN FDI: Cùng với sự xuất hiện của các DN FDI, nhập khẩu của nước nhận đầu tư sẽ giảm do hàng hoá phải nhập khẩu trước đây có thể được thay thế bằng hàng hoá do chính các DN FDI sản xuất. Đây là một tác động tích cực của FDI tới nhập khẩu, giúp làm giảm nhập khẩu và cải thiện CCTM ở nước nhận đầu tư. (2) DN FDI nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, đầu vào sản xuất: Các DN FDI, đặc biệt là các DN sản xuất và kinh doanh hàng hoá liên quan đến công nghệ, khi mới vào thường phải nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, thậm chí là nguồn nhân lực chất lượng cao do ở trong nước chưa sản xuất và đáp ứng được. (3) DN FDI nhập khẩu các sản phẩm CNHT trong nước chưa sản xuất được: Vào thời kỳ đầu khi thu hút FDI, các nước nhận đầu tư đặc biệt là các nước đang phát triển, thường chưa thể sản xuất được các sản phẩm CNHT phù hợp với yêu cầu của các DN FDI. Vì vậy, các DN FDI phải nhập khẩu từ chính quốc hoặc từ các nước khác. Điều này làm tăng KNNK của nước nhận đầu tư. b2. Kênh tác động gián tiếp (1) Tác động tràn thông qua các liên kết ngược giữa DN FDI và DN nội địa làm tăng khả năng cung cấp đầu vào sản xuất của các nhà cung cấp trong nước: D.o tác. độn.g. lan toả c.ủa. CGCN và chuyển giao tri thức từ các DN FDI, trìn.h. độ sản. xu.ất c.ủa. c.ác. DN tron.g. n.ước. sẽ được. c.ải. th.i.ện., ti.ến. tới. tự sản. xu.ất được. .máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào, thậm chí là có thể cải tiến và tạo ra công nghệ mới mà trước đây ph.ải. n.h.ập kh.ẩu. Tác động này của FDI sẽ làm giảm giá trị nhập khẩu của nước nhận đầu tư. (2) Kênh thu hút thêm các DN FDI vệ tinh, phát triển ngành CNHT trong nước: 10 Sự xuất hiện của các DN FDI vệ tinh cung cấp các sản phẩm CNHT mà trước đây phải nhập khẩu cho cả các DN FDI và các DN xuất khẩu nội địa, góp phần hạn chế nhập khẩu các sản phẩm CNHT, từ đó làm giảm KNNK của khu vực FDI và cả nước, đồng thời cũng làm tăng VA và tỷ lệ nội địa hoá cho hàng hoá xuất khẩu của nước nhận đầu tư. 2.1.3.2. Kênh tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư a. Tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu: (1) Tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến - tinh chế, các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao; (2) việc tập trung FDI phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng các mặt hàng mặt hàng chế biến - tinh chế, các mặt hàng có hàm lượng công nghệ chất xám cao sẽ mang lại giá trị gia tăng cao; (3) Tăng tỷ trọng của các mặt hàng mới trong cơ cấu hàng xuất khẩu. b. Tác động tới cơ cấu hàng nhập khẩu: (1) Tăng tỷ trọng nhóm tư liệu sản xuất trong cơ cấu hàng nhập khẩu; (2) Giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng trong cơ cấu hàng nhập khẩu; (3) Thay đổi tỷ trọng các sản phẩm CNHT trong cơ cấu hàng nhập khẩu. 2.1.3.3. Kênh truyền dẫn tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư a. Tác động tới phạm vi thị trường xuất nhập khẩu: FDI có thể mở rộng phạm vi thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư thông qua các kênh: (1) FDI có khả năng thúc đẩy thương mại quốc tế giữa nước nhận đầu tư và các nước chủ đầu tư; (2) mạng lưới phân phối của các TNCs; (2) kênh thông tin thị trường xuất nhập khẩu. b. Tác động tới cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu: Thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của một quốc gia có thể sẽ thay đổi thông qua sự thay đổi của cơ cấu nhà đầu tư FDI tại quốc gia này. Thực tế ở nhiều nước cho thấy, quy mô đầu tư càng lớn thì giá trị thương mại song phương giữa nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư cũng sẽ càng lớn. Các nhà đầu tư lớn sẽ trở thành những đối tác thương mại chủ lực và chiến lược thay cho những đối tác truyền thống của nước nhận đầu tư. Như vậy, FDI có tác động làm thay đổi cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu chủ lực của nước nhận đầu tư. 2.2. Kinh nghiệm quốc tế trong việc tăng cường tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của FDI tới xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư Nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm của hai nước Trung Quốc và Thái Lan, tác giả rút ra được năm bài học kinh nghiệm lớn cho Việt Nam: (1) Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước; (2) Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao; (3) Khuyến khích các DN FDI liên kết chặt chẽ với các DN nội địa; (4) Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; (5) Lựa chọn công nghệ và đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài; (6) Điều tiết và định hướng dòng FDI vào Việt Nam theo mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể; (7) Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch. 2.3. Đề xuất khung nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam 2.3.1. Khung nghiên cứu về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở các nước nhận đầu tư, tác giả mô hình hoá khung nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam trong hình 2.1 và 2.2 dưới đây. Trực tiếp 11 Hình 2.1: Khung nghiên cứu về tác động của FDI tới xuất khẩu ở Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất Hình 2.2: Khung nghiên cứu về tác động của FDI tới nhập khẩu ở Việt Nam Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất Chuyển giao công nghệ và hoạt động R&D FDI DN FDI thực hiện hoạt động sản xuất XK Tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN XK nội địa Xuất khẩu Cơ cấu hàng XK KNXK Chuyển giao tri thức và di chuyển lao động Thị trường XK Thông tin thị trường XK Gián tiếp FDI Trực tiếp Nhập khẩu KNNK Cơ cấu hàng NK DN FDI nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, đầu vào sản xuất Thay thế nhập khẩu bằng hàng hoá của các DN FDI DN FDI nhập khẩu sản phẩm CNHT trong nước chưa sản xuất được Liên kết ngược giữa DN FDI và DN trong nước làm tăng khả năng cung cấp đầu vào sản xuất của các DN nội địa Thị trường NK Thu hút thêm DN FDI vệ tinh vào phát triển ngành CNHT trong nước Gián tiếp 12 2.3.2. Đề xuất mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam Mục tiêu luận án là đánh giá tác động của FDI tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam trên cả ba khía cạnh: (1) tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu; (2) tác động của FDI tới cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu; (3) tác động của FDI tới thị trường xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và số liệu, trong phần phân tích định lượng, tác giả chỉ đề xuất mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam nhằm minh chứng một phần cho những kết quả thu được từ phân tích định tính. Đây là một hạn chế của nghiên cứu, tác giả kỳ vọng sẽ hoàn thiện ở những nghiên cứu mà tác giả sẽ thực hiện tiếp theo. 2.3.2.1. Mô hình đánh giá tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam Trong nghiên cứu này, tác giả đã kế thừa từ mô hình trọng lực có biến đổi của Magalhaes & Africano (2007), Zhang & Li (2007), Zhang & Song (2000), Jing Xiao (2009) và có điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh của Việt Nam. Đối với Việt Nam, tác giả cho rằng cầu xuất khẩu và nhập khẩu đều chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các yếu tố: (1) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI thực hiện); (2) GDP bình quân đầu người của Việt Nam; (3) GDP bình quân đầu người của quốc gia đối tác; (4) khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác; (5) tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam và đồng tiền của quốc gia đối tác. Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam như sau: Ln(EXPit) = β0 + β1ln(FDIit) + β2ln(GDPPCit) + β3ln(VNGDPPCt) + β4ln(RERit) + β5(Distancei) + it0 Ln(IMPit) = β0 + β1ln(FDIit) + β2ln(GDPPCit) + β3ln(VNGDPPCt) + β4ln(RERit) + β5(Distancei) + it0 Theo nhận định của tác giả, việc gia nhập WTO làm thay đổi mức độ tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam, và làm giảm mức độ tác động của các biến độc lập khác như GDP bình quân đầu người, khoảng cách địa lý và tỷ giá hối đoái. Do đó, tác giả sẽ tiến hành ước lượng sự tác động của FDI và các biến độc lập khác tới KNXK và KNNK ở Việt Nam trong hai giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO (giai đoạn 1991-2006 và giai đoạn 2007-2016) để chứng minh cho nhận định này. 2.3.2.2. Mô tả các biến trong mô hình + EXPit: KNXK của Việt Nam vào quốc gia đối tác i trong năm t + IMPit: KNNK của Việt Nam từ quốc gia đối tác i trong năm t + FDIit: Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam của quốc gia đối tác i trong năm t + GDPPCit: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của quốc gia đối tác i trong năm t + VNGDPPCt: Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Việt Nam trong năm t + DISi: Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và quốc gia đối tác i + RERit: Tỷ giá hối đoái giữa đồng VND và đồng tiền của quốc gia đối tác i trong năm t + it0: Sai số 2.3.2.3. Phương pháp kiểm định và ước lượng 2.3.2.4. Số liệu nghiên cứu a. Mô tả số liệu Luận án sử dụng mô hình số liệu mảng (panel data) để đánh giá tác động của FDI tới KNXK và KNNK ở Việt Nam. Trong luận án này, tác giả chỉ xem xét 10 quốc gia 13 có lượng FDI và thương mại song phương lớn nhất với Việt Nam. Việc giới hạn phạm vi nghiên cứu này bởi lý do: 10 quốc gia này chiếm hơn 90% lượng vốn FDI vào Việt Nam và hơn 80% giá trị thương mại song phương của Việt Nam với thế giới. Do vậy, việc xem xét 10 quốc gia cũng đảm bảo tính đại diện và không khiến cho số lượng số liệu thu thập quá lớn gây cản trở cho nghiên cứu. Số liệu được thu thập trong giai đoạn 1992-2016. Tất cả số liệu được liệt kê ở trên về KNXK, KNNK, FDI, GDP... đều được tính bằng đơn vị USD và lấy giá tham chiếu năm 2000 để loại bỏ yếu tố trượt giá. b. Nguồn thu thập số liệu: Số liệu được thu thập từ nhiều nguồn. 2.3.2.5. Giả thuyết nghiên cứu (giả thuyết liên quan đến biến số chính) H1: Lượng FDI của quốc gia đối tác i vào Việt Nam có tác động thuận chiều tới KNXK của Việt Nam vào quốc gia đối tác i. H2: Lượng FDI của quốc gia đối tác i vào Việt Nam có tác động thuận chiều (trong ngắn hạn) và ngược chiều (trong dài hạn) tới KNNK của Việt Nam từ quốc gia đối tác i. H3: Việc gia nhập WTO làm thay đổi mức độ tác động của FDI tới KNXK và KNNK của Việt Nam. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỚI XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2018 3.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 3.1.1. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 3.1.1.1. Quy mô vốn và số dự án Kể từ khi bắt đầu thu hút FDI đến hết năm 2018, Việt Nam đã thu hút được 29.643 dự án với tổng vốn đăng ký là 413,486 tỷ USD, tổng vốn thực thực hiện là 190,33 tỷ USD, chiếm 46,03% tổng vốn đăng ký. Mặc dù có nhiều biến động trong giai đoạn 1988-2018, nhưng dòng vốn FDI vào Việt Nam rõ ràng có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn thực hiện so với vốn đăng ký vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chỉ đạt 46,03% trong cả giai đoạn 1988-2018. 3.1.1.2. Cơ cấu đầu tư Theo ngành: Trong giai đoạn 1988-2018, ngành công nghiệp chế biến chế tạo đã thu hút được 13.306 dự án, tổng vốn đăng ký là 195,911 tỷ USD, chiếm 57,48% tổng vốn FDI. Ngành thu hút FDI lớn thứ hai là kinh doanh bất động sản với 760 dự án, đạt 57,933 tỷ USD, chiếm 17%. Ngành thu hút FDI lớn thứ ba là ngành sản. xu.ất, ph.ân. ph.ối. điện, khí, nước, điều hòa với với 119 dự án, đạt 23,093 tỷ USD, chiếm 6,78%. 16 n.g.àn.h. c.òn. lại. c.h.i.ếm. kh.oản.g. gần 20%. Theo hình thức đầu tư: H.ầu. h.ết n.h.à đầu. tư n.ước. n.g.oài. đều. lựa. c.h.ọn. h.ìn.h. th.ức. DN 100% vốn. đầu. tư n.ước. n.g.oài. H.ìn.h. th.ức. n.ày c.h.i.ếm. ưu. th.ế c.ả về số d.ự án. lẫn. tổn.g. vốn. đăn.g. ký với 20.772 dự án, đạt 231,166 tỷ USD, chiếm 72,33%, vượt trội. h.ơn. h.ẳn. c.ác. h.ìn.h. th.ức. đầu. tư c.òn. lại. Theo địa bàn đầu tư: Hiện nay cả 63 tỉnh thành của Việt Nam đều có dự án FDI. Tính cả giai đoạn 1988-2017, đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là Bình Dương, Hà Nội Địa phương thu hút FDI ít nhất trong giai đoạn này là Hà Giang, Lai Châu và Điện Biên. Theo đối tác đầu tư: Đến năm 2017 đã có 125 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư 14 trực tiếp vào Việt Nam, con số này phần nào nói lên sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó., H.àn. Qu.ốc., N.h.ật B.ản., , Singapore và Đài. Loa.n. là 4. qu.ốc. g.i.a. d.ẫn. đầu. về số d.ự án. được. c.ấp ph.ép và lượng vốn FDI đăng ký. 3.1.2. Tình hình xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2017 3.1.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại Về KNXK: KNXK của Việt Nam tăng đều đặn trong suốt giai đoạn 1988-2017 với tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định. Từ 3,795 tỷ USD năm 1988, KNXK của Việt Nam đã tăng lên 14,449 tỷ USD vào năm 2000, 72,237 tỷ USD vào năm 2010 và đến 2017 đã lên tới 214,019 tỷ USD. Về KNNK.: KNNK có xu hướng tăng trong suốt giai đoạn 1988-2017. Và cũng chỉ có ba năm 1989, 1991 và 2009 là tốc độ tăng trưởng âm lần lượt là -6,93%; - 15,04% và -13,34%. Về tổng KNXNK: Theo Tổng cục Hải quan, tính đến hết ngày 31/12/2017, hệ thống Hải quan đã ghi nhận tổng KNXNK hàng hóa của Việt Nam đạt 425,123 tỷ USD, dấu mốc tăng trưởng cao nhất những năm qua. Về cán cân thương mại: Trừ giai đoạn đầu sau đổi mới (1988-1995), từ năm 1996 đến năm 2015, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Đặc biệt, trong toàn bộ thời kỳ chiến lược, CCTM thâm hụt sâu với 81,329 tỷ USD, chiếm tới 20,76% so với tổng KNXK của cả thời kỳ này. Giai đoạn 2016-2018, cùng với sự gia tăng của tổng KNXNK, Việt Nam xuất siêu với 2,521 tỷ USD năm 2016 và 2,915 tỷ USD năm 2017 và 6,79 tỷ USD năm 2018. 3.1.2.2. Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu C.ơ c.ấu. hàng hoá xu.ất kh.ẩu. năm 2018, chiếm tỷ trọng cao nhất trong co ̛ cấu hàng xuất khẩu vẫn là nhóm hàng công nghiệp với tỷ trọng 82,8%, tăng 1,7% so với năm 2017, tiếp đến là nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm 10,9%, giảm 1,2% so với năm 2017, nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản chiếm tỷ trọng 1,9% tổng KNXK. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2018 khá đa dạng, tập trung chủ yếu vào các nhóm hàng sản xuất phục vụ xuất khẩu như: Máy tính và linh kiện điện tử đạt 42,2 tỷ USD, tăng 11,7% so với năm 2017; Máy móc, thiết bị, phụ tùng đạt 33,73 tỷ USD, tương đương năm 2017; Sắt thép các loại đạt 9,9 tỷ USD, tăng 9%; Chất dẻo nguyên liệu đạt 9,1 tỷ USD, tăng 19,6%. 3.1.2.3. Thị trường xuất nhập khẩu Thị trường xuất khẩu năm 2018, Châu Á vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của các DN Việt Nam năm 2018 với giá trị xuất khẩu chiếm 43,95%; tiếp theo là châu Mỹ chiếm 23,84%; châu Âu chiếm 19,01%, trong đó EU-28 chiếm 17,2%; châu Đại Dương chiếm 2% và châu Phi chiếm 1,2%. Th.ị trườn.g. n.h.ập kh.ẩu năm 2018, các qu.ốc. g.i.a. mà Vi.ệt N.a.m. n.h.ập kh.ẩu. n.h.i.ều. h.àn.g. h.oá n.h.ất đều. n.ằm. tron.g. kh.u. vực. ch.âu. Á chiếm tới 80,29% tổng KNNK cả nước. C.h.âu. M.ỹ là th.ị trườn.g. n.h.ập kh.ẩu. lớn. th.ứ hai c.ủa. Vi.ệt N.a.m. với. ki.m. n.g.ạc.h. 20,33 tỷ U.SD. Th.ị trườn.g. C.h.âu. Âu. đạt ki.m. n.g.ạc.h. g.ần. 17,81 tỷ U.SD., tron.g. đó, th.ị trườn.g. E.U. đạt ki.m. n.g.ạc.h. 13,89 tỷ U.SD., c.h.i.ếm. tỷ trọn.g. 5,87% tổng KNNK c.ả n.ước. 3.2. Thực trạng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới xuất nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2018 3.2.1. Thực trạng tác động của FDI tới kim ngạch xuất nhập khẩu ở Việt Nam 15 3.2.1.1. Tác động của FDI tới kim ngạch xuất khẩu a. Kênh tác động trực tiếp: Giá trị xuất khẩu c.ủa. kh.u. vực. FDI li.ên. tục. tăn.g. qu.a. c.ác. n.ăm. và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng KNXK cả nước. Chỉ với 6,81 tỷ USD và chiếm 47% tổng KNXK cả nước vào năm 2000, giá trị xuất khẩu của khu vực FDI đã tăng lên tới 175,5 tỷ USD và chiếm tới 72,08% tổng KNXK cả nước vào năm 2018. Như vậy, FDI đã có tác động tích cực tới KNXK, làm tăng KNXK cả nước thông qua sự gia tăng giá trị xuất khẩu của khu vực FDI. b. Kênh tác động gián tiếp (1) Kênh tạo áp lực cạnh tranh Tác động tích cực: Sự xuất hiện của các DN FDI tại Việt Nam đã tạo áp lực cạnh tranh lớn đối với các DN xuất khẩu trong nước, buộc các DN này phải đầu tư nâng cao trình độ công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho người lao động, nâng cao kỹ năng quản lý nhằm sản xuất ra những sản phẩm có thể cạnh tranh và xuất khẩu dưới sức ép cạnh tranh của các DN FDI. Kết quả là làm tăng cơ hội và khả năng xuất khẩu của các DN nội địa, từ đó làm tăng KNXK của Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ tác động này ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn do các nhà đầu tư nước ngoài không mấy mặn mà trong việc liên doanh liên kết với các DN nội địa. Tác động tiêu cực: Thứ nhất, sự có mặt của các DN FDI tại Việt Nam làm chuyển hướng mậu dịch của các DN xuất khẩu nội địa, từ chỗ sản xuất xuất khẩu cho các hãng này ở nước ngoài sang cung ứng cho các hãng này khi các hãng này đặt cơ sản sản xuất tại Việt Nam. Như vậy, FDI đã làm mất cơ hội xuất khẩu của các DN nội địa, làm giảm giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, sự có mặt của các DN FDI với tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao và nguồn nhân lực có chất lượng hơn đã tạo ra áp lực cạnh tranh quá khốc liệt khiến nhiều DN xuất khẩu nội địa mất nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu và mất thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra vào tay các DN FDI. Thứ ba, cuộc chạy đua về giảm chi phí này có thể sẽ khiến cho các DN nội địa lựa chọn nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, sử dụng quá nhiều sức lao động vượt quá các tiêu chuẩn quy định của các thị trường xuất khẩu. (2) Kênh CGCN và hoạt động R&D Tác động tích cực: Thứ nhất, thông qua kênh CGCN từ các DN FDI: CGCN là một kênh tác động tràn tích cực của FDI tới xuất khẩu ở Việt Nam. Tác động lan toả về công nghệ từ FDI tới xuất khẩu ở Việt Nam được truyền dẫn thông qua hai hình thức: (i) nhà đầu tư nước ngoài thực hiện CGCN sẵn có vào Việt Nam; (ii) các DN xuất khẩu nội địa học hỏi bí quyết và cách thức vận hành công nghệ thông qua liên kết sản xuất và kinh doanh với các DN FDI. Cả hai hình thức này đầu góp phần làm tăng năng suất của các DN xuất khẩu nội địa, từ đó làm tăng KNXK và giá trị nội địa cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Thứ hai, thông qua hoạt động R&D của các DN FDI: Hiện nay, đã có một số MNCs lớn như Nissan, Samsung, Hewlett-Parkard (HP), Bosch, Panasonic, Yamaha, Piaggio thành lập các trung tâm R&D tại Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động R&D của các MNCs tại Việt Nam hiện mới chỉ dừng ở những công nghệ nhỏ, đơn giản hoặc nghiên cứu cải tiến công nghệ cho phù hợp để có thể thích nghi với điều kiện Việt Nam. Vì vậy, tác động lan toả tích cực về công nghệ từ FDI tới xuất khẩu ở Việt Nam thông qua hoạt động R&D vẫn còn rất hạn chế. Tác động tiêu cực: Theo Báo cáo Tổng kết thi hành Luật Chuyển giao Công 16 nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2016, hoạt động CGCN thông qua các dự án FDI tại Việt Nam trong thời gian qua chưa được như kỳ vọng và chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Thực tế là công nghệ mà các DN nước ngoài chuyển giao cho Việt Nam không phải loại tiên tiến, chỉ một số ít đạt trình độ công nghệ ở mức trung bình, còn đa số công nghệ cũ, lạc hậu khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành “bãi rác công nghệ”. (3) Kênh di chuyển lao động và chuyển giao tri thức Tác động tích cực: Trước hết, sự có mặt của các DN FDI đã tạo ra một lượng lớn việc làm cho người lao động Việt Nam. Tiếp đó, lao động Việt Nam làm việc trong các DN FDI sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài. Cuối cùng, các DN xuất khẩu nội địa của Việt Nam có thể tiếp cận và nhận chuyển giao tri thức từ các DN FDI thông qua di chuyển lao động từ các DN FDI sang các DN này. Việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất hàng hoá xuất khẩu của nguồn lực di chuyển này sẽ tạo điều kiện để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực sản xuất trong nước, từ đó giúp cải thiện nâng lực xuất khẩu của các DN nội địa, qua đó cải thiện năng lực xuất khẩu của cả nước. Tác động tiêu cực: Sự di chuyển lao động không chỉ diễn ra một chiều từ các DN FDI sang các DN xuất khẩu nội địa Việt Nam mà chiều ngược lại đã và đang diễn ra rất mạnh. Rất nhiều lao động Việt Nam sau một thời gian làm việc và tích luỹ kinh nghiệm tại các DN xuất khẩu nội địa đã chuyển tới làm việc cho các DN FDI gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám” của các DN xuất khẩu nội địa. Hiện tượng này có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu của các DN nội địa do mất nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng và kinh nghiệm sản xuất hàng hoá xuất khẩu. 3.2.1.2. Tác động của FDI tới kim ngạch nhập khẩu a. Kênh tác động trực tiếp Tác động tích cực: Trước. đây n.ền. ki.n.h. tế Việt Nam. c.òn. lạc. h.ậu., h.oạt độn.g. sản. xu.ất kém. ph.át tri.ển. n.ên. c.ó n.h.i.ều. m.ặt h.àn.g. mà trong nước không sản xuất được, kể cả những mặt hàng tiêu dùng cơ bản. Và giải pháp duy nhất để giải quyết tình trạng này đó chính là nhập khẩu. Tuy nhiên, từ khi Việt Nam tiến hành mở cửa nền kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài mà đặc biệt là dòng vốn FDI, nền sản xuất của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Các DN FDI đã xuất hiện trong rất nhiều ngành, rất nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, sản xuất được rất nhiều hàng hoá, trong đó có nhiều mặt hàng trước đây Việt Nam phải nhập khẩu như các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại, dược phẩm, thiết bị y tế, ô tô, xe máy Như vậy, FDI có khả năng thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá của chính các DN FDI được sản xuất tại Việt Nam, từ đó góp phần làm giảm KNNK của Việt Nam. Tác động tiêu cực: (1) DN FDI nhập khẩu thiết bị, công nghệ, đầu vào sản xuất: Các DN FDI, đặc biệt là các DN sản xuất và kinh doanh hàng hoá liên quan đến công nghệ, khi mới vào Việt Nam thường phải nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu đầu vào, thậm chí là nguồn nhân lực chất lượng cao do ở trong nước chưa đáp ứng được. N.h.ư vậy, c.ùn.g. với. sự g.i.a. tăn.g. FD.I. vào Việt Nam, KNNK của khu vực FDI tăng, từ đó làm KNNK của Việt Nam tăn.g. lên. Tác động này ở Việt Nam là rất rõ ràng bởi Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, trìn.h. độ c.ôn.g. n.g.h.ệ còn th.ấp, trình độ nguồn 17 nhân lực còn hạn chế, hầu hết các DN FDI đều phải nhập khẩu thiết bị, công nghệ, nguyên phụ liệu đầu vào sản xuất từ nước đi đầu tư. (2) DN FDI nhập khẩu các sản phẩm CNHT: CNHT có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng, giúp tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa quốc gia. Tuy nhiên, do sự yếu kém của ngành CNHT, sự phát triển của công nghiệp Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Các DN FDI tại Việt Nam vẫn phải nhập khẩu hầu hết các sản phẩm hỗ trợ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Kênh tác động gián tiếp (1) Tác động tràn thông qua các liên kết ngược giữa DN FDI và DN trong nước làm tăng khả năng cung cấp đầu vào sản xuất của các nhà cung cấp trong nước: D.o tác. độn.g. lan toả c.ủa. CGCN và chuyển giao tri thức từ các DN FDI, trìn.h. độ sản. xu.ất c.ủa. c.ác. DN tron.g. n.ước. sẽ được. c.ải. th.i.ện., ti.ến. tới. tự sản. xu.ất được. .máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu đầu vào, thậm chí là có thể cải tiến và tạo ra công nghệ mới mà trước đây ph.ải. n.h.ập kh.ẩu. Tác động này của FDI sẽ làm giảm nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của VCCI năm 2016, tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_tac_dong_cua_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_toi.pdf
Tài liệu liên quan