Tóm tắt Luận án Thị trường du lịch ở tỉnh Luông prabăng, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Nằm cạnh thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Luông Pra Băng đã được Nhà

nước rất quan tâm đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các cơ sở kinh tế,

trung tâm giáo dục đào tạo của vùng. Đại học Su Pha Nu Vông và các

trường thành viên với cơ sở vật chất và các trang thiết bị rộng lớn, tương

đối đồng bộ; xây dựng hệ thống giao thông vận tải. Đối với việc tăng

cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng cho phát triển TTDL theo đúng hướng

phát triển TTDL và chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của tỉnh,

của các vùng du lịch miền Bắc của Lào. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất kỹ thuật như: hệ thống giao thông, điện, nước, bưu điện, y tế và

các dịch vụ công khác. Chú ý đầu tư vào những điểm giầu tiềm năng, có

khả năng phát triển DL cao, quy mô lớn và có thể mở rộng trong tương lai.

Từ nay đến năm 2025 tập trung vào những công trình sau:

Một là, hoàn chỉnh các tuyến nối Luông Pra Băng với các khu vực

trong các vùng miền Bắc: đường bộ từ Luông Pra Băng - các tỉnh Bắc Lào,

Luông Pra Băng - Yun Nan (Trung Quốc), Ụt Ta La Địt (Thái Lan) và

Luông Pra Băng - Lào Cai (Việt Nam),. Nâng cấp sân bay phục vụ cho

việc đưa đón du khách.

Hai là, nâng cấp tuyến đường tham quan khu vực trong tỉnh, các

điểm du lịch. Đây sẽ là tuyến đường có ý nghĩa to lớn của tỉnh trên các

lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, là huyết mạch giao thông

quan trọng, thu hút du khách và liên kết các điểm du lịch trong nước và

quốc tế với TTDL Luông Pra Băng.

pdf27 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thị trường du lịch ở tỉnh Luông prabăng, cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inants of Market Competitiveness in an Environmentally Sustainable Tourism Industryn" của Salah Hassan... 1.1.4. Nghiên cứu liên quan đến đánh giá thực trạng thị trường du lịch Các công trình nghiên cứu thực trạng thị trường du lịch như: Nguyễn Quỳnh Nga trong cuốn: "Nghiên cứu và đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam"; "Thị trường du lịch ASEAN và hướng khai thác của du lịch Việt Nam" của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch; "Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây" của tác giả Hoàng Thị Ngọc Lan; "Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ" của Nguyễn Thu Hạnh... 1.1.5. Nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải pháp phát triển thị trường du lịch - Nghiên cứu liên quan đến quan điểm và phương hướng phát triển TTDL: "New diredtions in tourism for third World development" (Những hướng đi mới trong du lịch cho phát triển Thế giới thứ ba) của John Brohman; "Limits to community participation in the tourism development process in developing countries" (Giới hạn sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển du lịch ở các nước đang phát triển) của tác giả Cevat Tosun; "The Effect of Internal Marketing on Organizational Commitment from Market-Orientation Viewpoint in Hotel Industry in Iran" (Ảnh hưởng của tiếp thị nội bộ đến cam kết tổ chức theo quan điểm định hướng thị trường trong ngành công nghiệp khách sạn ở Iran) của tác giả Mehdi Abzari... - Nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát triển TTDL: Ngoài các nghiên cứu có tính tổng hợp cả về quan điểm, phương hướng và giải pháp đã nêu trong tổng quan ở trên, gần đây còn có những 8 nghiên cứu sâu về giải pháp cho vấn đề này. Tiêu biểu là: "Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập" của tác giả Nguyễn Thị Tú; "Some solutions to diversify tourist products in the orchard of Lai Thieu" của tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Quang Vũ... 1.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Dưới đây là những nghiên cứu tiêu biểu có liên quan đến TTDL được công bố và xuất bản ở Lào: "Một số ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của Lào" của Thatsadaphone MEEXAY; "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" của Phutsady PHANYASITH; "Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" của Som khith VONGPANNHA... 1.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.3.1. Nhận xét chung về những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Những kết quả đạt được Thứ nhất, về lý luận đã làm rõ một số nội dung cơ bản TTDL như: tính tất yếu ra đời và phát triển của TTDL, vai trò của TTDL đối với phát triển ngành kinh tế du lịch và đối với phát triển các ngành kinh tế khác, coi TTDL là bộ phận của thị trường chung, phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua với người bán, giữa cung với cầu và toàn bộ các mối quan hệ đặc điểm của TTDL. Thứ hai, về thực tiễn có hai hướng nghiên cứu liên quan đến TTDL gồm: nghiên cứu kinh nghiệm để phát triển và nghiên cứu tổng kết thực tiễn. Những khoảng trống trong nghiên cứu về thị trường du lịch - Về lý luận: Đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ về TTDL trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào tiếp cận từ chuyên ngành kinh tế chính trị học. Chưa có công trình nào phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành TTDL, mối quan hệ giữa TTDL với sự phát triển kinh tế - xã hội và các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL. Các nội dung của các công trình đã công bố chưa làm rõ vai trò của các yếu tố thuộc lực lượng sản xuất và quan hệ sản 9 xuất quá trình vận động của TTDL của cả nước nói chung, của tỉnh Luông Pra Băng nói riêng. Các công trình đã công bố vẫn đang còn thiếu hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động TTDL ở một địa bàn cấp tỉnh có nhiều điểm đặc thù như tỉnh Luông Pra Băng của nước CHDCND Lào. - Về thực tiễn: Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu tổng kết, đánh giá một cách hệ thống về thực trạng, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 trên cơ sở lý luận kinh tế chính trị học. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào" để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ Kinh tế là mới, không trùng lặp với các kết quả nghiên cứu đã công bố và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn. 1.3.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án - Về mặt lý luận Xây dựng cơ sở lý luận về TTDL ở một địa bàn cấp tỉnh dưới góc độ kinh tế chính trị học. Cụ thể, luận án sẽ làm rõ các quan hệ kinh tế trên thị trường này bao gồm khái niệm, đặc trưng của TTDL, nội dung, cơ chế vận hành, quan hệ lợi ích kinh tế, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường này gắn với yêu cầu mới của phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của CHDCND Lào. - Về mặt thực tiễn Luận án khảo cứu kinh nghiệm phát triển TTDL của một số tỉnh có nhiều điểm tương đồng ở trong và ngoài nước CHDCND Lào trên cả hai khía cạnh thành công và không thành công để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Luông Pra Băng. Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng, nước CHDCND Lào dựa trên có sở khung lý thuyết về các quan hệ kinh tế của thị trường này. Luận án dự báo về xu hướng và triển vọng phát triển TTDL, trong đó chí ra những cơ hội và thách thức đối với yêu cầu phát triển TTDL ở tỉnhLuông Pra Băng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Luận án đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển TTDL ở tỉnh Luông Pra Băng giai đoạn từ nay đếnnăm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 10 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 2.1.1. Khái niệm và các yếu tố cấu thành thị trường du lịch 2.1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch Theo tiếp cận của kinh tế chính trị học, có thể hiểu TTDL là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, một bộ phận cấu thành hệ thống các loại thị trường, trong đó diễn ra các quan hệ giao dịch giữa người mua và người bán sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu và lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường. 2.1.1.2. Các yếu tố cấu thành thị trường du lịch Các yếu tố tạo nên TTDL bao gồm cung và cầu về du lịch, quan hệ giữa các chủ thể gồm người nua, người bán sản phẩm du lịch và các chủ thể cung ứng dịch vụ du lịch. 2.1.2. Đặc điểm của thị trường du lịch - Đặc điểm về hướng phát triển sản phẩm du lịch - Đặc điểm về chủ thể tham gia thị trường du lịch 2.1.3. Phân loại và vai trò của thị trường du lịch 2.1.3.1. Phân loại thị trường du lịch - Phân loại TTDL theo phạm vi lãnh thổ. - Phân loại theo đặc điểm và không gian của cung và cầu du lịch. - Phân loại theo thực trạng TTDL. - Phân loại theo tính chất thời vụ. - Phân loại theo tính chất sản phẩm du lịch. 2.1.3.2. Vai trò của thị trường du lịch Thứ nhất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thứ hai, góp phần cải thiện tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và xã hội. Thứ ba, góp phần tạo động lực để phát triển các thị trường và các ngành kinh tế khác. Thứ tư, góp phần việc làm và thu nhập cho người lao động. Thứ năm, góp phần khai thông các nguồn lực trong nước và quốc tế phát triển doanh nghiệp. Thứ sáu, góp phần mở rộng sự hiểu biết và giao lưu giữa các dân tộc trong nước và quốc tế. 11 2.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÓ 2.2.1. Nội dung phát triển thị trường du lịch Để phát huy vai trò to lớn của TTDL, ngoài cơ chế tự vận hành bởi các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, việc phát huy vai trò kinh tế của nhà nước là rất cần thiết. Đây chính là xu hướng chung của tất cả các nước nói chung, các tỉnh nói riêng nhằm phát triển TTDL. Với vai trò là chủ thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nhà nước cẫn có cơ chế chính sách thúc đẩy và hỗ trợ đảm bảo TTDL phát triển đúng hướng và có hiệu quả. - Xây dựng và thực thi chiến lược và kế hoạch cho phát triển thị trường du lịch - Tạo cung và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thị trường du lịch - Liên kết trong nước và quốc tế cho phát triển thị trường du lịch - Lựa chọn cơ chế vận hành thị trường du lịch 2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả phát triển thị trường du lịch - Quy mô và mức độ hấp dẫn của thị trường. - Sức cạnh tranh của thị trường. - Mức độ tạo việc làm và thu nhập. - Mức độ lôi kéo của TTDL đối với các thị trường, các ngành khác trong nền kinh tế. - Tiêu chí về tác động lan tỏa của TTDL đối với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường du lịch Việc phát triển TTDL của Lào nói chung, các tỉnh trong nước nói riêng, chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố trong đó có cả khách quan và chủ quan. Dưới đây là các nhân tố chủ yếu: Thứ nhất, các yếu tố kinh tế. Thứ hai, mức độ đáp ứng của các nguồn lực. Thứ ba, các yếu tố chính trị. Thứ tư, mức độ địa phương hóa, khu vực hóa và toàn cầu hóa. Thứ năm, môi trường sống và làm việc của con người, mức độ nhận thức về môi trường xã hội của khách du lịch. 2.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH CỦA MỘT SỐ TỈNH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của tỉnh Ninh Bình, Việt Nam 2.3.2. Kinh nghiệm phát triển thị trường du lịch của một số tỉnh ở Lào 2.3.3. Những bài học kinh nghiệm được rút ra để tỉnh Luông Pra Băng tham khảo cho phát triển thị trường du lịch 12 Một là, tạo nguồn lực cho phát triển TTDL. Cần có quy hoạch trong việc phát triển nguồn nhân lực, đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý, nhân viên, hướng dẫn viên du lịch một cách hệ thống, khoa học và chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động du lịch và chất lượng dịch vụ du lịch. Hai là, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Coi trọng đổi mới, đầu tư các sản phẩm mới, đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tạo những sản phẩm du lịch đặc sắc, đặc trưng của các địa phương, các dân tộc và đầu tư phát triển một số điểm du lịch trọng điểm. Ba là, phát triển các hình thức tổ chức du lịch và coi trọng vai trò quản lý của nhà nước đối với TTDL. Phát huy vai trò quản lý nhà nước trên TTDL, đồng thời đảm bảo tính tự chủ cho các chủ thể tham gia kinh doanh trên TTDL theo đúng định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chương 3 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH LUÔNG PRA BĂNG TRONG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH 3.1.1. Những thuận lợi 3.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên Luông Pra Băng là tỉnh có vị trí quan trọng trong tam giác du lịch và vùng kinh tế trọng điểm của các tỉnh miền Bắc Lào. Thiên nhiên và lịch sử đã mang lại cho tỉnh nguồn tài nguyên du lịch quý giá để tạo ra các sản phẩm du lịch vừa độc đáo, vừa đa dạng, hấp dẫn. Ngoài sự phát triển kinh tế - xã hội, con người và điều kiện tự nhiên của Luông Pra Băng tạo những tiền đề cho sự phát triển tốt TTDL. 3.1.1.2. Về điều kiện kinh tế và xã hội Trong hơn 30 năm đổi mới, cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, quá trình đổi mới về kinh tế đất nước đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung và cho mỗi địa phương nói riêng, trong đó có tỉnh Luông Pra Băng. Sự tăng trưởng liên tục và ổn định của kinh tế trong những năm qua đã tạo những tác động thuận lợi cho sự phát triển của tỉnh Luông Pra Băng, cũng như có nhiều lợi thế hấp dẫn các nhà đầu tư như vị trí thuận lợi, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, cơ chế chính sách tương đối thông thoáng, từ đó đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. 13 3.1.2. Những khó khăn 3.1.2.1. Về điều kiện tự nhiên Về mặt địa lý: Luông Pra Bănglà một tỉnh có diện tích phần lớn là rừng núi cao, đồng bằng nhỏ hẹp, diện tích trồng lúa có ít. Trong đó có diện tích trồng lúa hai vụ 1.509 ha. Khí hậu: Luông Pra Băng đang phải đối mặt với nhiều tác động bất lợi do biến đổi khí hậu đến cuộc sống và sự phát triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên khoáng sản: mặc dù có nguồn tài nguyên khá phong phú. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế chưa hiệu quả, còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sinh thái và có tác động tiêu cực tới hoạt động du lịch. 3.1.2.2. Về điều kiện kinh tế và xã hội Địa bàn rộng, trong đó phần lớn diện tích lãnh thổ là vùng núi cao, có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc vùng cao còn lạc hậu, dễ bị các thế lực xấu lôi kéo, kích động là những rào cản lớn đến khả năng thu hút các nhà đầu tư, nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy mô nền kinh tế nhỏ bé, hạn chế rất lớn đối với việc huy động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế để phát triển nhanh trong giai đoạn tới. Khoảng cách chênh lệchvề thu nhập giữa nông thôn và thành thị, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp còn rất lớn. Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội trong tỉnh tuy đã được cải tạo, nâng cấp đáng kể, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là hạ tầng ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa,... chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút đầu tư bên ngoài và chưa tạo tiền đề cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp và tốc độ đô thị hóa quá thấp, các hạt nhân tăng trưởng có sức lan toả rộng và thúc đẩy các vùng ngoại vi cùng phát triển, chưa có tác động đáng kể thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nguồn nhân lực có nhiều nhưng chất lượng thấp, thừa lao động phổ thông và thiếu lao động kỹ thuật, khoa học - công nghệ cao. 14 3.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2018 3.2.1. Những chủ trương, chính sách về phát triển thị trường du lịch của Đảng, Nhà nước và của tỉnh giai đoạn 2011 - 2018 3.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển thị trường du lịch Văn kiện Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ VI, đã tiếp tục triển khai quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với ngành du lịch, trong đó nhấn mạnh: "Du lịch là một bộ phận quan trọng trong công tác mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, là một tiềm năng trong công tác tạo nguồn thu nhập quốc gia"; "Công tác dịch vụ là một trong những 8 ngành kinh tế quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước". Năm 2016, Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch, trong đó khẳng định tầm nhìn đến năm 2025 và 2030 với việc thông tin, văn hóa và du lịch: "Phát triển thông tin, văn hóa và du lịch với chất lượng, nhanh chóng, nhìn xa chuyển đổi thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa, an toàn và đẩy mạnh sự đóng góp của xã hội để bền vững". 3.2.1.2. Cơ chế, chính sách và biện pháp của tỉnh Luông Pra Băng về phát triển thị trường du lịch Trên cơ sở chiến lược phát triển du lịch CHDCND Lào đến năm 2025 với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên các cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa và lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa đất nước Lào trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực và thế giới. Phấn đấu sau năm 2025 du lịch Lào được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Tỉnh ủy tỉnh Luông Pra Băng đã cụ thể hóa những văn bản pháp luật, quyết định của Chính phủ, Bộ thông tin, văn hóa và du lịch. 3.2.2. Thực trạng việc tổ chức phát triển thị trường du lịch tỉnh Luông Pra Băng 3.2.2.1. Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật tạo điều kiện phát triển thị trường du lịch Kết cấu hạ tầng là điều kiện để đón tiếp khách du lịch của một quốc gia, một địa phương. Đây là điều kiện quan trọng để tạo nên giá trị của sản phẩm, phát triển TTDL. Tỉnh Luông Pra Băng từ lâu là một đầu mối giao thông, liên lạc quan trọng của khu vực miền Bắc và cả nước với hệ thống đường giao thông, 15 đường hàng không, hệ thống cấp điện, hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch, hệ thống nhà hàng ăn uống du lịch... được đầu tư và phát triển để phục vụ phát triển TTDL của tỉnh. 3.2.2.2. Phát triển sản phẩm tạo nguồn cung trên thị trường du lịch Cung trên TTDL được cấu thành từ tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của du khách. Phân tích thực trạng phát triển sản phẩm hàng hóa dịch vụ du lịch và hệ thống kinh doanh du lịch là cơ sở để đánh giá thực trạng cung trên TTDL tỉnh Luông Pra Băng. Việc phối hợp các bộ phận hợp thành trong sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và cung ứng cho du khách là quá trình phức tạp và đa dạng. Đầu tư phát triển sản phẩm hàng hóa du lịch trên thị trường theo hướng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy tăng trưởng cũng đã được coi trọng ở Luông Pra Băng. 3.2.2.3. Phát triển điểm đến và các tuyến du lịch Hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh trên TTDL Luông Pra Băng phát triển mạnh trong thời gian qua, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ không chỉ thỏa mãn nhu cầu của du khách mà đồng thời của cả những đối tượng không phải là khách du lịch và bản thân các doanh nghiệp cũng không bó hẹp phạm vi khách hàng của mình là khách du lịch. 3.2.2.4. Tạo môi trường và các tổ chức dịch vụ du lịch Tại các khu, điểm du lịch ở Luông Pra Băng hiện nay, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí tăng mạnh và ngày càng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu cảm thụ cái đẹp và sức khỏe, giảm sự căng thẳng về thể chất và tinh thần đã hình thành mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí phải dựa trên cơ sở khai thác tài sản du lịch để cung ứng dịch vụ. Tại Luông Pra Băng, do số lượng các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí khá lớn, đa dạng trên các dịch vụ được cung cấp rất nhiều với các mức giá khác nhau. Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đầu tư xây dựng các khu nghỉ nhỏ, nghỉ cuối tuần kết hợp vui chơi giải trí diễn ra rầm rộ trên địa bàn tỉnh. Các khu vui chơi giải trí này có quy mô nhỏ, nhưng dần trở thành địa chỉ quen thuộc cho các hoạt động du lịch cuối tuần của thị trường khách du lịch Luông Pra Băng và các tỉnh lân cận, phần nào đáp ứng nhu cầu du lịch của khách du lịch từ thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh miền Bắc. 3.2.2.5. Liên kết quốc tế về thị trường du lịch Thị trường du lịch bước đầu được liên thông. 16 Đầu tư vào TTDL được mở rộng. Phát triển quảng bá TTDL của tỉnh. Hợp tác, liên kết TTDL trong tỉnh, trong nước và ngoài nước với các tỉnh của Lào. 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG 3.3.1. Những kết quả về phát triển thị trường du lịch và nguyên nhân 3.3.1.1. Kết quả đạt được Thứ nhất, quy mô thị trường Với kết quả mở rộng và sự tham gia, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong khu vực và thế giới, trong thời gian qua TTDL của tỉnh đã thu hút được khách du lịch trên thế giới tham gia du lịch trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương càng ngày nhiều. Cầu trên TTDL ngày càng tăng, tạo nên mối quan hệ giữa các địa phương nơi có tài nguyên du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách là quan hệ cùng có lợi ích. Cung trên TTDL trên địa bàn phát triển theo hướng chất lượng và đa dạng hơn. Môi trường thể chế cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và quan hệ trao đổi mua bán trên TTDL tương đối đầy đủ, minh bạch. Thứ hai, chất lượng và sức cạnh tranh quốc tế của thị trường du lịch Giữa các doanh nghiệp, bên cạnh sự liên kết hợp tác, còn có xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt do các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp giành khách và tiêu thụ nhiều hàng hóa dịch vụ nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận tối đa. Cạnh tranh về giá cả giữa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lữ hành diễn ra khá phổ biến, các doanh nghiệp lữ hành gửi khách thường hạ giá các sản phẩm lữ hành khi cần thiết, sau đó ép giá đối với các doanh nghiệp lữ hành Luông Pra Băng. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp định giá có chính sách phân biệt theo mùa, theo số lượng khách và theo đối tượng. Đối với từng đối tượng khách, được định hướng sử dụng chính sách giá phân biệt cho từng loại sản phẩm du lịch. Thứ ba, đóng góp của thị trường du lịch trong nền kinh tế - Sự phát triển của TTDL Luông Pra Băng đã bước đầu khai thác được tiềm năng du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương. - Sự phát triển của TTDL thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 17 - Phát triển TTDL đã tạo ra nhiều việc làm, thúc đẩy phát triển thị trường lao động. - Thị trường du lịch trên địa bàn phát triển đã thu hút được nguồn vốn đầu tư lớn, đặc biệt trong những năm gần đây. 3.3.1.2. Nguyên nhân của những kết quả Một là, Nhà nước xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật trong lĩnh vực du lịch, hình thành khung pháp lý cho sự điều tiết đối với TTDL. Hai là, tính đúng đắn, sáng tạo trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội ở Lào. Ba la, trình độ dân trí và thu nhập của mọi người dân ngày càng được nâng cao. Bốn là, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đã nhận thấy tiềm năng to lớn, hiệu quả và lợi ích thu được từ kinh doanh trên TTDL nên đã và đang đầu tư vào kinh doanh du lịch. Năm là, công tác quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội luôn được các ngành, các cấp và các địa phương quan tâm đã tạo sự yên tâm và lòng tin trong du khách cũng như cho các nhà đầu tư. Sáu là, môi trường quốc tế có nhiều thuận lợi. Thế kỷ XXI, tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc với những bước nhảy vọt chưa từng thấy về khoa học công nghệ. 3.3.2. Những hạn chế trong phát triển thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng và nguyên nhân 3.3.2.1. Những hạn chế Thứ nhất, TTDL vẫn ở trình độ phát triển thấp. Cầu của du khách đa dạng với nhiều đối tượng khác nhau, song chi tiêu của khách thấp dẫn đến tổng lượng cầu trên thị trường không cao mặc dù số lượng du khách đến ngày càng tăng. Thứ hai, thị trường vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn cho các sản phẩm du lịch cao cấp, hiệu quả đầu tư chưa cao. Thứ ba, lao động trên thị trường chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách cơ bản, có hệ thống. Thứ tư, công tác phối hợp hoạt động kinh doanh của các ngành, các cấp và các doanh nghiệp trên TTDL chưa chặt chẽ, đồng bộ. Thứ năm, những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường tại một số nơi có xu hướng gia tăng. Tại một số địa phương trong tỉnh có tiềm năng du lịch diễn ra tình trạng phát triển du lịch tự phát chạy theo lợi ích cá nhân, cục bộ. 3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế Một là, nền kinh tế Lào nói chung và tỉnh Luông Pra Băng noi riêng có điểm xuất phát thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người thấp. 18 Hai là, chưa đánh giá đúng vai trò của phát triển TTDL. Ba là, khi xây dựng quy hoạch chưa tính toán hết sự vận động của thị trường, nhất là những tác động đa chiều của quá trình hội nhập mở cửa của nền kinh tế. Bốn là, trình độ dân trí, đời sống nhân dân vẫn còn thấp và chưa ổn định. Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1. BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH Ở TỈNH LUÔNG PRA BĂNG ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1.1. Dự báo bối cảnh và xu hướng phát triển thị trường du lịch ở tỉnh Luông Pra Băng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế Bối cảnh quốc tế hiện nay và 10 năm tới vẫn có những diễn biến khá phức tạp với những thuận lợi và khó khăn đan xen. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu du lịch toàn cầu tiếp tục tăng cùng với sự chuyển dịch của dòng khách du lịch quốc tế đến khu vực Châu Á - Thái

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_an_thi_truong_du_lich_o_tinh_luong_prabang_cong.pdf
Tài liệu liên quan