Trong nghiên cứu bệnh nhân nhiễm NoV tại Hà Nam cho thấy kiểu hình tiết
không hoàn toàn chiếm đa số (kháng nguyên Lea+b+ là 56,0% và kháng nguyên
Lea-b- là 9%). Kiểu hình tiết hoàn toàn (kháng nguyên Lea-b+ là 28,7%). Đối
chiếu với kết quả nghiên cứu ở Ba Lan thì kiểu hình Lea-b+ chiếm 31,3%, tỷ lệ
kiểu hình Lea+b- chiếm 11% tương tự như kết quả của chúng tôi. Kết quả nghiên
cứu cho thấy ở Hà Nam kiểu hình kháng nguyên nhóm máu Lexy, kháng nguyên
tiết không hoàn toàn cũng chiếm tỷ lệ cao 67,4 % (Lex+y+), kháng nguyên tiết
hoàn toàn 20,6%( Lex-y+), kháng nguyên không tiết chiếm 11,5% (Lex+y-). Khi
kết hợp kháng nguyên Lewis ab với xy để đánh giá, kết quả cho thấy sự tổ hợp
kiểu hình của kháng nguyên Lewisa,b và Lewisx,y rất phong phú, trong đó kiểu
hình Lea+b+Lex+y+ xuất hiện phổ biến nhất trong quần thể nghiên cứu, chiếm
47,8%. Tỷ lệ trẻ có kiểu hình tiết hoàn toàn (Lea-b+Lex-y+) chiếm 13,5% trong
khi đó kiểu hình tiết không hoàn toàn (các kiểu hình chứa Lea+b+và/hoặc Lex+y+)
chiếm 85,3% và không tiết (Lea+b- Lex+y-) chiếm 2,5%. Tỷ lệ không tiết kháng
nguyên Lewis ab (Lea-b-) cao (6,5%), ngược lại tỷ lệ Lex-y- thấp (0,1%), do đó
khi kết hợp phát hiện kháng nguyên Lewis ab và Lewis xy, cho phép xác định
tình trạng tiết kháng nguyên hoàn toàn, không hoàn toàn hoặc không tiết trên
hầu hết các trường hợp. Có duy nhất một trường hợp không xác định được tình
trạng tiết kháng nguyên (Kiểu hình Lea-b- Lex-y-) chiếm 0,1%.
30 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Thực trạng nhiễm norovirus và mối liên quan với kháng nguyên nhóm máu ở bệnh nhi dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Nam năm 2012 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/2012 tới hết 30/11/ 2013 được tiếp cận. Cha/mẹ/người bảo trợ
hợp pháp của trẻ được tư vấn về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của nghiên cứu.
Khi cha/mẹ/người bảo trợ hợp pháp đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu, cán bộ
y tế bệnh viện thu thập thông tin nhân chủng học và thông tin gia đình theo bộ
câu hỏi đã thiết kế sẵn. Đồng thời, bác sỹ khám và ghi lại vào phiếu điều tra
thông tin lâm sàng (số lần tiêu chảy/nôn, số ngày tiêu chảy/nôn, tình trạng sốt
và mất nước, phương pháp điều trị và tình trạng khi nhập viện). Cán bộ điều tra
rà soát và so sánh với bệnh án gốc để đảm bảo thông tin đầy đủ. Đồng thời,
trong vòng 48 giờ sau khi trẻ nhập viện, mẫu nước bọt và mẫu phân được thu
thập. Mẫu phân (5-20ml) được thu thập từ bô sạch, dùng riêng cho trẻ trong
tube đựng mẫu có gắn mã vạch tương ứng với mã vạch của trẻ ở phiếu điều tra
ca bệnh. Để bảo mật, tên của trẻ không được ghi lại trên mẫu bệnh phẩm. Mẫu
nước bọt (20-100l) được thu thập bằng cách hút dịch dưới lưỡi hoặc cạnh má
với ống hút sạch trước và sau khi ăn ít nhất 30 phút.Trẻ được tráng miệng bằng
nước lọc trước khi thu thập mẫu. Các mẫu phân và mẫu nước bọt sau khi thu
thập và dán mã vạch được lưu giữ tại -20oC trước khi chuyển về PTN tại Viện
Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương. Trong trường hợp không thu thập được mẫu
nước bọt, trẻ vẫn được đưa vào nghiên cứu và ghi rõ khi phân tích kết quả.
Nếu số mẫu chưa đủ 641 sẽ tiếp tục lấy tiếp sang năm sau cho tới khi đủ cỡ
mẫu tối thiểu trên. Nếu số trẻ được chọn đạt đủ 641 trước khi kết thúc năm
2013, chúng tôi sẽ lấy tiếp cho tới hết năm, sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống từ số trẻ được chọn cho tới khi đạt đủ 641 trẻ bệnh thỏa mãn tiêu chuẩn
nghiên cứu. Theo khảo sát sơ bộ, hàng năm có khoảng 1800 trẻ tiêu chảy phải
nhập Bệnh viện Đa khoa Hà Nam. Như vậy dự kiến trong vòng 12 tháng chọn
đủ số lượng mẫu phù hợp với tiêu chí lựa chọn như kế hoạch nghiên cứu đề ra.
- Với bệnh nhân không có triệu chứng tiêu chảy:
Với mục đích khảo sát tỷ lệ nhiễm vi rút không triệu chứng nhằm đánh giá
chính xác gánh nặng bệnh tật khi nhiễm NoV, chúng tôi chọn phương pháp lấy
mẫu thuận tiện để lựa chọn trẻ nhập bệnh viện đa khoa Hà Nam và không có
triệu chứng tiêu chảy. Chúng tôi tiến hành lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu rải
đều các tháng trong năm. Hàng tháng mẫu phân của 15-20 bệnh nhân đầu tiên
không mắc tiêu chảy dưới 5 tuổi vào điều trị tại Khoa Nhi bệnh viện đa khoa
Hà Nam được thu thập, bắt đầu từ tháng 12/2012 đến 11/2013, khi đạt đủ số
lượng bệnh nhân theo cỡ mấu tối thiểu được tính toán là 219. Khi cần thiết
sonde được đưa vào hậu môn để hỗ trợ lấy mẫu phân trong vòng 48 giờ sau khi
nhập viện để phòng tình trạng nhiễm chéo trong bệnh viện. Mẫu nước bọt được
lấy tương tự như nhóm trẻ có triệu chứng tiêu chảy. Các thông tin nhân chủng
học, các triệu chứng lâm sàng và phương pháp điều trị, tình trạng nhập viện
được bác sỹ khám ghi chép lại trong phiếu điều tra.
9
Cán bộ điều tra là các bác sỹ, điều dưỡng tại Khoa được đào tạo về tiêu
chuẩn lựa chọn, phương pháp tư vấn, các điền phiếu điều tra và phương pháp
lấy mẫu phân/ mẫu nước bọt. Các thông tin lâm sàng đều do bác sỹ trực tiếp
khám và điền vào phiếu, trong khi đó thông tin dịch tễ, nhân chủng học, hộ gia
đình do điều dưỡng thu thập và hoàn thiện phiếu điều tra.
2.3.3. Biến số, chỉ số
- Tuổi, giới, tiền sử sinh, nuôi dưỡng, sử dụng vắc xin phòng RV, tháng, mùa.
- Dấu hiệu lâm sàng tiêu chảy: số lần tiêu chảy nhiều nhất/ngày, số ngày tiêu
chảy, số lần nôn nhiều nhất/ngày, số ngày nôn, sốt, dấu hiệu mất nước.
- Các genogroup của NoV: GI, GII; kháng nguyên nhóm máu: ABO, Lewis
+ Kháng nguyên nhóm máu ABO: A, B, O, AB
+ Kháng nguyên nhóm máu Lewis: Lea/x, Lea+/x+ b-/y- không tiết, Leb/y, Lea-/x- b+/y+
tiết hoàn toàn, Lea/x b/y, Lea+/x+ b+/y+ tiết không hoàn toàn
2.3.4. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin
2.3.4.1. Công cụ và kỹ thuật thu thập trong nghiên cứu
- Các công cụ và kỹ thuật điều tra dịch tễ dựa vào phỏng vấn
- Công cụ nghiên cứu lâm sàng dựa vào bệnh án bệnh viện và bệnh án nghiên cứu
2.3.4.2. Thiết bị dụng cụ sử dụng trong nghiên cứu
- Máy Real time PCR Rotogene (Invitrogen, Mỹ), Máy luân nhiệt Eppendorf.
- Máy chụp ảnh kết quả điện di trên bản thạch, máy đo nồng độ ADN
NanoDrop, Máy đọc trình tự gen ABI 3130, Máy đọc phiến ELISA.
2.3.4.3. Hóa chất và sinh phẩm
- Hóa chất sinh phẩm tách chiết ARN: Kit tách chiết ARN bằng QIAamp viral
RNA mini Kit (Qiagen, Đức); Sinh phẩm dùng phát hiện và định type NoV.
- Sinh phẩm xác định HBGA: Kháng thể đơn dòng xác định nhóm máu A,B,O,
Lewis a,b,x,y (Covance Laboratories)
2.4. Phương pháp xác định NoV
- Thu thập mẫu phân; Tách chiết ARN của vi rút từ mẫu phân
- Phản ứng Real time RT-PCR phát hiện ARN của NoV giá trị Ct ngưỡng=40,
mẫu dương tính với Ct<40 và đường cong điển hình.
- Phản ứng RT-PCR; tinh sạch DNA từ thạch agarose
- Phản ứng giải trình tự gen; Đọc trình tự gen trên máy Sequencer analysis 3130
2.5. Phương pháp ELISA xác định kháng nguyên nhóm máu ABO, Lewis
Tiến hành phương pháp ELISA xác định kháng nguyên nhóm máu dựa vào
kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên Lewis a, Lewis b, Lewis x, Lewis y,
A, B, H. Đọc kết quả tại bước sóng 450nm/620nm, Mẫu có giá trị
OD450nm/620nm>0,1 được coi là dương tính.
2.6. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng các thuật
toán thống kê y sinh học để phát hiện các mối liên quan, so sánh sự khác biệt
giữa các nhóm: Mô tả số lượng, tỷ lệ, phân tích liên quan xác định yếu tố ảnh
hưởng OR (95% CI), ngưỡng có ý nghĩa thống kê p< 0,05.
2.7. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu được Hội đồng Y đức của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương thông qua. Chỉ lấy mẫu của bệnh nhân khi có phiếu đồng ý tham gia nghiên
cứu của bố mẹ bệnh nhân, phiếu này được gia đình bệnh nhân giữ lại. Mỗi bệnh
10
nhân tham gia nghiên cứu, quy ước có một mã số nhất định, để người thực hiện
nghiên cứu không biết tên của bệnh nhân nhằm bảo mật các thông tin. Mẫu lấy
từ bệnh nhân chỉ phục vụ duy nhất cho nghiên cứu.
2.8. Hạn chế của đề tài
Mẫu thu thập trong nghiên cứu này từ trẻ nhập viện do tiêu chảy cấp và trẻ
nhập viện do các nguyên nhân khác, do đó kết luận về tỷ lệ nhiễm NoV và vai
trò của NoV trong bệnh tiêu chảy rút ra từ nghiên cứu này áp dụng cho quần thể
trẻ mắc tiêu chảy nặng, cần thiết phải nhập viện. Vai trò của NoV trong bệnh
tiêu chảy ở cộng đồng không được đánh giá ở đây.
Giám sát chỉ tiến hành tại Khoa Nhi Bệnh viện tỉnh Hà Nam với phân bố trẻ
đến từ các huyện thuộc tỉnh này không đại diện cho dân số trẻ ở huyện mà phụ
thuộc vào sự lựa chọn dịch vụ y tế của gia đình trẻ. Do vậy chúng tôi không kết
luận được sự khác nhau giữa gánh nặng bệnh tiêu chảy nói chung và nhiễm
NoV nói riêng giữa các huyện thuộc tỉnh Hà Nam.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm NoV ở trẻ dưới 5 tuổi
tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam năm 2013.
3.1.1. Thực trạng nhiễm NoV ở trẻ có/không có triệu chứng tiêu chảy
Bảng 3.1.Phân bố sự nhiễm NoV và tình trạng bệnh
Nhiễm
Tiêu chảy Không tiêu chảy Tổng
N % 95%CI n % 95%CI N %
NoV(+),RV(+) 57 8,9 6,8-11,3 1 0,5 0,0-2,5 58 6,7
NoV(+),RV(-) 167 26,0 22,6-29,6 40 18,2 13,3-24,0 207 24,2
NoV(-),RV(+) 188 29,3 25,8-33,0 1 0,5 0,0-2,5 189 21,9
NoV(-),RV(-) 229 35,8 32,0-39,5 177 80,8 74,9-85,8 406 47,2
Tổng 641 100,0 219 100,0 860 100,0
Trong số 641 trẻ nhập viện do tiêu chảy, tỷ lệ phát hiện nhiễm NoV là 34,9%
(đơn nhiễm NoV(+) là 26%, đồng nhiễm là 8,9%). Đối với bệnh nhân không có
biểu hiện tiêu chảy (219 bệnh nhân), tỷ lệ số trẻ nhiễm NoV khá cao (18,7%).
3.1.2. Thực trạng nhiễm NoV ở bệnh nhân tiêu chảy
Phân tích biểu hiện lâm sàng tiêu chảy nhiễm NoV bằng cách đánh giá đặc
điểm lâm sàng bệnh nhi nhiễm NoV: Nhiễm NoV (+) 167 trường hợp và không
nhiễm NoV (-) 229 trường hợp ( tiêu chảy do nguyên nhân khác).
Bảng 3.5. Phân bố bệnh nhân theo tuổi và tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Tuổi (tháng)
NoV (-) NoV (+) Tổng
N % N % n %
< 6 tháng 90 34,9 20 12,0 100 25,3
6-<12 tháng 69 30,1 89 53,3 158 39,9
12-<24 tháng 42 18,3 50 29,9 92 23,2
24-<36 tháng 21 9,2 7 4,2 28 7,1
36-<48 tháng 13 5,7 1 0,6 14 3,5
48-60 tháng 4 1,8 0 0,0 4 1,0
Tổng 229 57,8 167 42,2 396 100,0
± SD 13,2 ± 11,9 11,7 ± 6,1 12,6 ± 9,9
p-values 0,0192e
11
Nhiễm NoV gặp ở mọi lứa tuổi, tuổi trung bình là 11,7 tháng tuổi ± 6,1 và lứa
tuổi thường gặp nhất là 6-24 tháng, đặc biệt nhóm tuổi 6–12 tháng chiếm tỷ lệ
cao nhất.
Bảng 3.6. Phân bố bệnh nhân theo giới và tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Giới
NoV (-) NoV (+) Tổng
N % N % N %
Nữ 89 38,9 64 38,3 153 38,6
Nam 140 61,1 103 61,7 243 61,4
Tổng 229 57,8 167 42,2 396 100,0
Χ2, p χ2=0,012; p=0,913
Tỷ lệ tiêu chảy trẻ trai (61,4%) lớn hơn trẻ gái, nhưng không có sự khác biệt về giới
giữa tiêu chảy do NoV(+) và tiêu chảy do nguyên nhân khác (p=0,913; χ2 test).
1.8%
3.6%
10.8%
15.6%
16.8%
7.8%
16.2%
8.4%
4.8%
1.2%
9.6%
3.6%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
NV (-) NV (+)
Biểu đồ 3.3 Phân bố bệnh nhân theo tháng và tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Tiêu chảy do NoV gặp quanh năm, cao nhất vào các tháng 4, 5, 7, 11 và
thấp nhất là tháng 1 và tháng 2. Đặc biệt có thời điểm tháng 5 và tháng 7 là
những tháng căn nguyên NoV gây tiêu chảy nổi trội nhất.
Bảng 3.7. Phân bố bệnh nhân theo các triệu chứng lâm sàng
và tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Dấu hiệu sàng
NoV (-)
(n=229)
NoV (+)
(n=167)
Tổng
(n=396) p-values
N % N % N %
Tiêu chảy + nôn 131 57,2 138 82,6 269 67,9 0,000a
Tiêu chảy + sốt 152 66,4 99 59,3 251 63,4 0,148a
Tiêu chảy + nôn + sốt 90 39,3 79 47,3 169 42,7 0,112a
a. Test khi bình phương
Dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân tiêu chảy nhiễm NoV là tiêu chảy, nôn và
sốt. Các dấu hiệu thường kết hợp với nhau, trong đó tỷ lệ dấu hiệu tiêu chảy kết
hợp với nôn ở nhóm tiêu chảy nhiễm NoV là 82,6% cao hơn có ý nghĩa thống
kê so vói nhóm tiêu chảy do nguyên nhân khác (p< 0,05). Còn dấu hiệu tiêu
chảy và sốt nhóm tiêu chảy do nguyên nhân khác (66,4%) cao hơn, nhưng sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tiêu chảy do NoV và tiêu chảy do
nguyên nhân khác.
12
Biểu đồ 3.4. Số ngày tiêu chảy theo tình trạng nhiễm NoV
Phân tích thời gian tiêu chảy trên 6 ngày của cả hai nhóm đều cao (43,1%-
45,4%), từ 1-4 ngày nhóm tiêu chảy do NoV (43,7%) cao hơn, nhưng sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê tiêu chảy do NoV và nhóm tiêu chảy do nguyên
nhân khác (p>0,05).
Bảng 3.8. Tần suất tiêu chảy/ ngày theo tình trạng nhiễm NoV
Tần suất tiêu chảy
NoV (-)
(n=229)
NoV (+)
(n=167)
Tổng
(n=396) p-vlaues
N % n % n %
3 lần/ngày 30 13,1 15 9,0 45 11,4 0,21a
4-5 lần/ngày 58 25,3 39 23,0 97 24,3 0,577a
≥6 lần/ngày 141 61,6 113 68,1 254 64,3 0,183a
Tổng 229 57,8 167 42,2 396 100,0
a. Test khi bình phương
Tần suất tiêu chảy nhiều nhất trong ngày là ≥ 6 lần/ngày chiếm trên 64,3% cao
ở cả 2 nhóm. Tần suất tiêu chảy 3 lần/ngày ở nhóm tiêu chảy NoV(-) cao hơn. Tuy
nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa nhóm NoV(+) và NoV(-).
Bảng 3.9. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng nôn và tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Tình trạng nôn
NoV (-)
(n=229)
NoV (+)
(n=167)
Tổng
(n=396) p-values
N % N % n %
Không nôn 98 42,8 29 17,4 127 32,1
0,000a Có nôn 131 57,2 138 82,6 269 67,9
Tổng 229 57,8 167 42,2 396 100,0
a. Test khi bình phương
Khi nghiên cứu tình trạng nôn ở bệnh nhân tiêu chảy nhận thấy có 67,9% trẻ có
biểu hiện nôn. Trong đó tiêu chảy do NoV có tỷ lệ nôn cao hơn. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê giữa tiêu chảy do NoV và tiêu chảy do nguyên nhân khác (p<0,05).
13
Biểu đồ 3.5. Số ngày nôn theo tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Triệu chứng nôn chủ yếu xuất hiện trong 2 ngày đầu của bệnh, trong đó tỷ lệ
số ngày nôn tiêu chảy do NoV cao hơn (48,6%), tiêu chảy do nguyên nhân khác
(40,5%), nhưng từ ngày thứ 3 trở đi số ngày nôn đã giảm.
Bảng 3.10. Tần suất nôn trong/ngày theo tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Tần suất nôn
NoV (-)
(n=131)
NoV (+)
(n=138)
Tổng
(n=269)
p-valuess
N % N % n %
1 lần/ngày 10 7,6 3 2,2 13 4,8 0,04a
2-4 lần/ngày 67 51,2 64 46,4 131 48,7 0,434a
≥5 lần/ngày 54 41,2 71 51,4 125 46,5 0,093a
Tổng 131 48,7 138 51,3 269 100,0
a. Test khi bình phương
Tần suất nôn nhiều nhất trong ngày là ≥5 lần/ngày ở bệnh nhân tiêu chảy có
nhiễm NoV cao hơn (51,4%) tiêu chảy do nguyên nhân khác (41,2%). Tần suất
tiêu chảy 1 lần/ ngày nhóm tiêu chảy do nguyên nhân khác lại cao hơn. Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa tiêu chảy do NoV và tiêu chảy do nguyên nhân
khác (p<0,05).
Bảng 3.11. Phân bố bệnh nhân theo tình trạng sốt và nhiễm NoV tiêu chảy
Tình trạng sốt
NoV (-)
(n=229)
NoV (+)
(n=167)
Tổng
(n=396) p-values
N % N % n %
Không sốt 77 33,6 68 40,7 145 36,6
0,148a Có sốt (>370C) 152 66,4 99 59,3 251 63,4
Tổng 229 57,8 167 42,2 396 100,0
a. Test khi bình phương
Bệnh nhân tiêu chảy do NoV có bệnh nhân sốt, xong có bệnh nhân không
sốt. Tỷ lệ bệnh nhân sốt gấp 1,9 lần bệnh nhân không sốt. Tuy nhiên Sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê giữa tiêu chảy do NoV và tiêu chảy do nguyên
nhân khác (p>0,05).
14
Bảng 3.12. Phân bố bệnh nhân theo mức độ sốt và tình trạng nhiễm NoV
Nhiệtđộ (oC)
NoV (-)
(n=152)
NoV (+)
(n=99)
Tổng
(n=251) p-values
N % N % n %
37,1oC - 38,4oC 62 40,8 60 60,6 122 48,6 0,019a
38,5oC - 38,9oC 66 43,4 33 33,3 99 39,4 0,11a
≥ 39oC 24 15,8 6 6,1 30 12,0 0,02a
Tổng 152 60,5 99 39,5 251 100,0
Tỷ lệ biểu hiện sốt nhẹ (37,1 oC – 38,4 oC) nhóm tiêu chảy do NoV 60,6% cao
hơn nhóm tiêu chảy không do NoV. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tiêu
chảy do NoV và tiêu chảy không do nguyên nhân khác (p=0,019). Tỷ lệ bệnh
nhân sốt cao ≥ 39 oC nhóm tiêu chảy NoV (-) cao hơn, sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tiêu chảy do NoV và tiêu chảy do nguyên nhân khác (p=0,02).
Bảng 3.15. Mức độ mất nước theo tình trạng nhiễm NoV tiêu chảy
Mức độ mất nước
NoV (-)
(n=229)
NoV (+)
(n=167)
Tổng
(n=396)
p-values
N % N % n %
Không mất nước 7 3,1 6 3,6 13 3,3 0,749a
Có mất nước 207 90,4 151 90,4 358 90,4
Mất nước nặng 15 6,5 10 6,0 25 6,4
Tổng 229 57,8 167 42,2 396 100,0
a. Test khi bình phương
Có mất nước là chủ yếu (90,4%). Mất nước nặng tỷ lệ thấp 6,4%. Không có
sự khác biệt về mức độ mất nước giữa tiêu chảy NoV(+) và tiêu chảy NoV(-)
với ( p>0,05).
3.1.2. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm NoV ở trẻ dưới 5 tuổi
Do các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm NoV ở bệnh nhi dưới 5 tuổi
có/không có triệu chứng tiêu chảy cấp, do RV và NoV có thể giống nhau, chúng
tôi phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng nhiễm NoV ở các trường hợp có
xét nghiệm dương tính với NoV và âm tính với RV: NoV(+) 201 trường hợp, so
với các trường hợp có xét nghiệm âm tính với cả 2 loại virus này NoV(-) 406
trường hợp.
Bảng 3.18. Tuổi liên quan với tỷ lệ nhiễm NoV
Tuổi
(Tháng)
NoV (-)
(n=406)
NoV (+)
(n=201) Χ2; p; OR(95%CI)
N % N %
0-5 tháng 139 34,2 24 11,9 26,9; 0,000; 0,25; (0,1-0,4)
6-11 tháng 123 30,3 107 53,3 21,6; 0,000; 2,64; (1,7-4,1)
12- 23 tháng 75 18,5 59 29,3 7,3; 0,007; 1,9; (1,2-3,1)
24- 35 tháng 39 9,6 10 4,9 3,6; 0,056; 0,43; (0,2-1,0)
36- 60 tháng 17 7,4 1 0,6 10,36; 0,001; 0,08; (0,01-0,6)
Tổng 406 100,0 201 100,0
15
Phân tích tuổi mắc bệnh, xác định khả năng nhiễm NoV ở trẻ lứa tuổi 6-11
tháng và 12-23 tháng cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi khác. Trong khi đó lứa tuổi
rất nhỏ 0-5 tháng và lứa tuổi lớn 36-60 tháng nguy cơ nhiễm NoV thấp hơn lứa
tuổi khác.
Bảng 3.19. Mùa trong năm liên quan đến tỷ lệ nhiễm NoV
Mùa
NoV (-)
(n=406)
NoV (+)
(n=201) χ2; p; OR(95%CI)
N % N %
Mùa xuân 126 30,9 41 18,3 11,9; 0,001; 0,5; (0,3-0,7)
Mùa hè 125 30,7 86 38,4 3,9; 0,049; 1,4; (1-1,98)
Mùa thu 82 20,4 55 24,6 1,48; 0,22; 1,3; (0,9-1,9)
Mùa đông 73 18,0 42 18,7 0,06; 0,81; 1,1; (0,7-1,6)
Tổng 406 100,0 201 100,0
Khả năng nhiễm NoV ở trẻ vào mùa xuân thấp hơn so với các mùa khác (OR
0,5; 95% CI 0,3-0,7; p=0,001). Trong khi đó khả năng nhiễm NoV ở trẻ vào
mùa hè cao hơn so với mùa khác (OR 1,4; 95% CI 1 - 1,98; p=0,049).
Các yếu tố khác như tiền sử sinh, tình trạng dinh dưỡng, và sử dụng vắc xin
phòng RV không có liên quan đến tình trạng nhiễm NoV trong nghiên cứu này.
3.2. Mối liên quan giữa kháng nguyên hệ nhóm máu ABO và Lewis với tình
trạng nhiễm NoV
Bảng 3.28. Mối liên quan kiểu hình Lewis ab và Lewis xy với tình trạng nhiễm NoV
Lewis
NoV(-)
(n=406)
NoV(+)
(n=201)
Tổng
Χ2; p; OR(95%CI)
N % N % N %
Lewis ab
Lea+b- 30 7,4 8 4,0 38 6,3 2,6; 0,1; 0,5; (1,2-1,2)
Lea-b+ 104 25,6 70 34,8 174 28,7 2,7; 0,2; 1,33; (0,9-1,9)
Lea+b+ 238 58,6 102 50,7 340 56,0 2,2; 0,06; 0,9; (0,6-1,1)
Lea-b- 34 8,4 21 10,5 55 9,0 1,0; 0,4; 1,4; (0,7-2,5)
Lewis xy
Lex+y- 59 14,5 11 5,5 70 11,5 6,6; 0,001; 0,35; (0,2-0,8)
Lex+y+ 269 66,3 140 69,6 409 67,4 0,6; 0,4; 1,17; (0,8-1,8)
Lex-y+ 75 18,5 50 24,9 125 20,6 0,7; 0,06; 1,17; (0,8-1,7)
Lex-y- 3 0,7 0 0,0 3 0,5 0,5; 0,22; 0
Đối với các kiểu hình tương ứng với tình trạng tiết kháng nguyên hoàn toàn
hoặc không hoàn toàn, không thấy có sự liên quan đến tình trạng nhiễm NoV.
Nhưng tỷ lệ kiểu hình Lex+y- (tương ứng với tình trạng không tiết kháng
nguyên) có nguy cơ nhiễm NoV thấp hơn so với kiểu hình khác [OR 0,35;
95%CI (0,2-0,8); p= 0,001]; Trong khi đó kiểu hình Lea+b- có xu hướng nhiễm
NoV thấp hơn kiểu hình khác.
16
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa các cặp kiểu hình Lewis với tình trạng nhiễm
NoV
Biểu
hiện tiết
kháng
nguyên
Cặp Le
abxy
NoV(-)
(n=406)
NoV(+)
(n=201)
Tổng
P; χ2; OR; 95%CI
N % N % N %
NS Lea+b-/Lex+y- 24 5,9 4 2,0 28 4,6 0,03; 4,7; 0,32; (0,1-0,9)
NS Lea-b-/Lex+y- 3 0,7 0 0,0 3 0,5 0,22; 1,49
NS Lea+b-/Lex-y- 1 0,3 0 0,0 1 0,2 0,48; 0,5
PS Lea+b-/Lex+y+ 5 1,2 4 2,0 9 1,5 0,5; 0,53; 1,6; (0,4-6,1)
PS Lea-b+/Lex+y+ 60 14,8 39 19,4 99 16,3 0,15; 2,1; 1,4; (0,9-2,2)
PS Lea-b-/Lex+y+ 22 5,4 13 6,5 35 5,8 0,6; 0,27; 1,2; (0,6-2,5)
PS Lea+b+/Lex+y- 32 8,9 7 3,5 39 6,4 0,03; 4,33; 0,4; (0,2-0,9)
PS Lea+b+/Lex-y+ 23 5,7 11 5,5 34 5,6 0,9; 0,009; 0,9; (0,5-2,0)
PS Lea+b+/Lex+y+ 182 44,8 84 41,8 266 43,8 0,48; 0,5; 0,9; (0,6-1,2)
PS Lea+b+/Lex-y- 1 0,3 0 0,0 1 0,2 0,48; 0,5
PS Lea-b-/Lex-y+ 8 2,0 8 4,0 16 2,6 0,15; 2,11; 2,1; (0,8-5,6)
S Lea-b+/Lex-y+ 44 10,8 31 15,4 75 12,4 0,11; 2,64; 1,5; (0,9-2,5)
ND Lea-b-/Lex-y- 1 0,3 0 0,0 1 0,2 0,48; 0,5
S: tiết kháng nguyên hoàn toàn, NS: không tiết, PS: tiết kháng nguyên không hoàn toàn, ND: Không xác định.
Các kiểu hình kết hợp Lea+b+/Lex+y- nguy cơ nhiễm NoV thấp hơn kiểu hình
khác [OR 0,4; 95%CI(0,2-0,9); p= 0,03] và kiểu hình Lea+b-/Lex+y- nguy cơ
nhiễm NoV thấp hơn kiểu hình khác [OR 0,32; 95%CI(0,1-0,9); p= 0,03].
Bảng 3.31. Mối liên quan kiểu hình Lewis ab và Lewis xy
với tình trạng nhiễm NoV GI
Kháng
Nguyên
NoV GI- NoV GI+ Tổng
Χ2; p; OR(95%CI)
N % N % N %
Lewis ab
Lea+b- 38 6,3 0 0,0 38 6,3 0,25; 0,6; 0
Lea-b+ 170 28,3 4 66,7 174 28,7 2,8; 0,09; 3,9; (0,7-21,6)
Lea+b+ 338 56,2 2 33,3 340 56,0 1,1; 0,3; 0,4; (0,07-2,3)
Lea-b- 55 9,2 0 0,0 55 9,0 0,49; 0,5; 0
Lewis xy
Lex+y- 70 11,5 0 0,0 70 11,5 0,42; 0,52; 0
Lex-y+ 123 20,5 2 33,3 125 20,6 0,76; 0,4; 2,1; (0,4-11,6)
Lex+y+ 405 67,5 4 66,7 409 67,4 0,17; 0,7; 0,7; (0,1-3,9)
Lex-y- 0 0,0 0 0,0 3 0,5 0,01; 0,9;0
a. Test khi bình phương
Khi phân tích các kiểu hình kháng nguyên nhóm máu Lewis ab và Lewis xy
tiết hoàn toàn, tiết không hoàn toàn và không tiết với tình trạng nhiễm NoV
kiểu gen GI, đã xác định kiểu hình kháng nguyên nhóm máu này không có liên
quan đến tình trạng nhiễm NoV kiểu gen GI.
17
Bảng 3.32. Mối liên quan kiểu hình Lewis ab và Lewis xy
với tình trạng nhiễm NoV GII
Kháng
Nguyên
NoV GII- NoV GII+ Tổng
Χ2; p; OR(95%CI)
N % N % N %
Lewis ab
Lea+b- 35 8,6 3 1,5 38 6,3 2,3; 0,1; 0,5; (0,2-1,3)
Lea-b+ 95 23,4 79 39,7 174 28,7 1,7; 0,2; 1,3; (0,9-1,8)
Lea+b+ 236 58,1 104 51,7 340 56,0 1,7; 0,2; 0,8; (0,6-1,1)
Lea-b- 40 9,9 15 7,5 55 9,0 1,4; 0,2; 1,4; (0,8-2,6)
Lewis xy
Lex+y- 63 15,5 7 3,5 70 11,5 6,0; 0,01; 0,4; (0,2-0,8)
Lex-y+ 84 20,7 41 20,4 125 20,6 0,4; 0,6; 1,1; 0(0,8-1,7)
Lex+y+ 256 63,1 153 76,1 409 67,4 0,8; 0,4; 1,2; (0,8-1,7)
Lex-y- 3 0,7 0 0,0 3 0,5 0,5; 0,5; 0
Đối với NoV kiểu gen GII, các kiểu hình kháng nguyên nhóm máu Lewis ab
và Lewis xy tiết hoàn toàn, tiết không hoàn toàn không có liên quan đến tình
trạng nhiễm NoV- GII. Trong đó kiểu hình không tiết (Lex+y-) có nguy cơ nhiễm
NoV-GII thấp hơn so với các kiểu hình khác [OR 0,4; 95%CI (0,2-0,8); p= 0,01].
Bảng 3.33. Mối liên quan giữa kiểu hình ABO với tình trạng nhiễm NoV
Kháng
Nguyên
NoV(-) NoV(+) Tổng
Χ2; p; OR(95%CI)
N % N % N %
A 95 23,3 64 31,8 159 26,2 1,7; 0,2; 1,3; (0,9-1,8)
AB 19 4,7 9 4,5 28 4,6 0,1; 0,7; 1,1; (0,6-2,2)
B 79 19,5 41 20,4 120 19,8 0,1; 0,7; 1,1; (0,7-1,6)
O 211 52,0 87 43,3 298 49,1 2,7; 0,09; 0,8; (0,5-1,1)
KXD 2 0,5 0 0 2 0,3 0,2; 0,7; 1,9; (0,1-30,4)
Phân tích mối liên quan giữa kiểu hình kháng nguyên nhóm máu hệ ABO
với tình trạng nhiễm NoV, nhưng không tìm thấy có sự liên quan giữa kiểu hình
kháng nguyên nhóm máu này với tình trạng nhiễm NoV.
Bảng 3.34. Mối liên quan kiểu hình ABO với tình trạng nhiễm NoV GI
Kháng
Nguyên
NoV GI- NoV GI+ Tổng
Χ2; p; OR(95%CI)
N % n % N %
A 156 25,9 3 50,0 159 26,2 2,0; 0,16; 3,0; (0,6-15,2)
AB 26 4,4 2 33,3 28 4,6 7,6; 0,006; 7,9; (1,4-44,8)
B 120 19,9 0 0,0 120 19,8 1,8; 0,18; 0
O 297 49,5 1 16,7 298 49,1 2,0; 0,16; 0,2; (0,03-2,1)
KXD 2 0,3 0 0,0 2 0,3 0,02; 0,9; 0
Khi phân tích mối liên quan giữa kiểu hình kháng nguyên nhóm máu ABO
với tình trạng nhiễm NoV GI, đã xác định kiểu hình kháng nguyên A,B,O không
có liên quan đến tình trạng nhiễm NoV GI. Còn kiểu hình AB có nguy cơ nhiễm
NoV GI cao hơn các kiểu hình khác [OR 7,9; 95%CI (1,4-44,8); p= 0,006].
18
Bảng 3.35. Mối liên quan kiểu hình ABO với tình trạng nhiễm NoV GII
Kháng
Nguyên
NoV GII- NoV GII+ Tổng
Χ2; p; OR(95%CI)
N % N % N %
A 102 25,1 57 28,4 159 26,2 1,4; 0,2; 1,3; (0,9-1,8)
AB 19 4,7 9 4,5 28 4,6 0,04; 0,8; 0,9; (0,5-1,8)
B 70 17,3 50 24,9 120 19,8 0,4; 0,5; 1,1; (0,8-1,7)
O 214 52,7 84 41,7 298 49,1 2,4; 0,12; 0,8; (0,6-1,1)
KXD 1 0,2 1 0,5 2 0,3 0,23; 0,6; 1,9; (0,1-31,3)
Phân tích các kiểu hình kháng nguyên A,B,O, AB với tình trạng nhiễm NoV,
kết quả cho thấy không sự liên quan giữa các kiểu hình kháng nguyên nhóm
máu hệ ABO đến tình trạng nhiễm NoV GII.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm NoV ở trẻ tiêu chảy
dưới 5 tuổi có/không có triệu chứng tiêu chảy
Chúng tôi nghiên cứu thấy các trường hợp nhiễm NoV ở bệnh nhân tiêu
chảy chiếm 34,9% trong đó đơn nhiễm NoV là 26,0 %, còn tiêu chảy do NoV
phối hợp với RV (đồng nhiễm) chiếm 8,9%. Nghiên cứu cũng cho thấy tiêu
chảy do RV chiếm 29,3% chưa kể có 8,9% số bệnh nhân tiêu chảy xác định có
đồng nhiễm RV và NoV. Bệnh nhân không có triệu chứng tiêu chảy tỷ lệ nhiễm
NoV khá cao 18,7% (Bảng 3.1). Như vậy tỷ lệ trẻ nhiễm NoV nhưng không
biểu hiện tiêu chảy là vấn đề đáng quan tâm ở những nơi công cộng như bệnh
viện, trường học, nhà trẻ có thể gây bùng phát bệnh nếu không được chú ý
phòng bệnh, đặc biệt vệ sinh ăn uống, đây là một phát hiện cần được quan tâm
để định hướng cho dự phòng tiêu chảy trong cộng đồng đặc biệt tại các nhà trẻ.
4.1.1 Thực trạng nhiễm NoV ở trẻ tiêu chảy dưới 5 tuổi
4.1.1.1 Tỷ lệ nhiễm NoV ở trẻ tiêu chảy
Trong vòng một năm 2013 chúng tôi đã thu thập được 641 trường hợp bệnh
nhân tiêu chảy dưới 5 tuổi vào Khoa Nhi bệnh viện đa khoa Hà Nam điều trị đủ
tiêu chuẩn nghiên cứu. Chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm NoV ở bệnh nhân tiêu chảy
chiếm 34,9%, tiêu chảy do nguyên nhân khác là 65,1% (Bảng 3.1). Trong
nghiên cứu này, tỷ lệ nhiễm NoV trong số bệnh nhân tiêu chảy cao hơn so với
kết quả nghiên cứu của các nhóm khác ở Việt Nam như ở Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2002-2003 nhiễm NoV (7,1%), Tại Miền Trung năm 2005-2006
nhiễm NoV (6,0%) do chúng tôi sử dụng kỹ thuật real time RT-PCR được sử
dụng để phát hiện NoV có độ nhạy và đặc hiệu cao. Kết quả nghiên cứu cũng
cao hơn ở Thổ nhĩ kỳ (29,3%) và Mỹ (12,4%).
4.1.1.2. Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới, địa dư, thời gian và tình trạng tiêu
chảy do NoV
Nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiêu chảy do NoV gặp ở mọi lứa tuổi. Trong
đó nhiều nhất là 6 tháng đến 24 tháng tuổi (83,2%). Tuổi trung bình 11,7 ± 6,1
19
tháng (Bảng 3.5) thấp hơn khi so sánh với nghiên cứu của Koh (2008) ở Hàn
quốc độ tuổi mắc bệnh trung bình là 2,71±2,73 tuổi.
Nghiên cứu cho thấy trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, trẻ trai chiếm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_thuc_trang_nhiem_norovirus_va_moi_lien_quan.pdf