Đặc điểm khai thác các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
2.2. Hiện trạng thông gió và chế độ làm việc của các quạt gió chính
2.2.1. Đánh giá về sơ đồ thông gió
- Phương pháp thông gió: Các mỏ đều sử dụng phương pháp thông gió hút.
- Sơ đồ thông gió: Sơ đồ mạng gió của các mỏ thì hầu hết đều ở dạng phức
tạp và rất phức tạp. Các mỏ đều phải sử dùng nhiều trạm quạt để thông gió.
2.2.2. Đánh giá về hiệu quả thông gió mỏ
Các lò chợ đều có hướng gió đi từ mức dưới lến mức trên; Lưu lượng gió
vào lò chợ chủ yếu là đảm bảo và thừa, một số thiếu do quản lý đóng mở cửa
gió không tốt. Các lò chợ nhìn chung có điều kiện vi khí hậu là đảm bảo.
Các công trình thông gió nhìn chung được xây dựng đạt yêu cầu, đảm bảo
chất lượng và đủ điều kiện hoạt động.
2.2.3. Đánh giá về chế độ làm việc của các quạt gió chính
Hầu hết các quạt gió chính đều là loại quạt mới được đầu tư, do Trung Quốc
sản xuất nên chất lượng còn tốt. Chế độ làm việc của các quạt gió chính đều tạo
ra lưu lượng gió vượt so với yêu cầu. Góc làm việc dự trữ của các quạt nhìn
chung vẫn còn, có quạt còn tới trên 3 góc lắp cánh dự trữ.
Đánh giá về chi phí điện năng riêng cho thông gió mỏ: Trong khai thác than
hầm lò, điện năng tiêu thụ cho thông gió (cho quạt gió chính, chưa tính quạt gió
cục bộ) chiếm khoảng 25,4% tổng điện năng cho tất cả các quá trình công nghệ.
Trị số năng lượng riêng cho thông gió tính cho các mỏ dao động trong khoảng
từ 1,88kWh/T ÷ 6,75kWh/T. Chi phí điện năng đơn vị cho thông gió mỏ ở các
mỏ than hầm lò chủ yếu lớn hơn 3, trung bình là 3,9 kWh/T.
2.3. Nghiên cứu xác định nhu cầu gió thực tế cho mỏ
2.3.1. Lưu lượng gió tính toán áp dụng cho các mỏ hiện nay
Hiện nay, ở các mỏ khi tính toán lưu lượng gió cho mỏ đều áp dụng và lựa
chọn lưu lượng gió theo yếu tố Qmax và lấy Qm là một hằng số để đưa vào mỏ trong
suốt cả thời gian 24/24h và cho tất cả các ngày làm việc và không làm việc
28 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 475 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Tối u hoá chế độ làm việc của quạt gió chính ở mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT r S A I k C Co Qnghi Qlv Tỷ lệ (%)
1 2,1 10 33,6 0,0005 1 0,5 0 0,0972 5 1,94
2 1,4 10 22,4 0,0003 1 0,5 0 0,0648 5 1,30
3 0,8 30 38,4 0,0006 1 0,5 0 0,1111 15 0,74
4 1,6 20 51,2 0,0007 1 0,5 0 0,1481 10 1,48
5 1,6 30 76,8 0,0011 1 0,5 0 0,2222 15 1,48
2. Độ xuất khí trong ngày làm việc với ngày nghỉ
Hình 2.2. Biểu đồ sự xuất khí metan trong lò chợ ở mỏ than trong ngày nghỉ
Sự xuất khí được ghi lưu hầu hết dưới dạng như trên hình 2.2.
3. Lưu lượng gió cho mỏ ở khung giờ thấp điểm (ngày nghỉ)
Qua kết quả tính toán nhu cầu gió của mỏ và kết quả đánh giá độ thoát khí
giữa ngày làm việc và ngày nghỉ cho thấy:
- Theo tính toán nhu cầu gió trong những ngày nghỉ chỉ bằng khoảng 15,3% lưu
lượng gió cần thiết cho mỏ trong thời gian cao điểm.
- Theo độ xuất khí thì lưu lượng gió cần cho mỏ trong ngày nghỉ bằng lượng gió
tương ứng để xử lý với lượng khí tối đa bằng 50% so với ở thời gian cao điểm.
- Theo Quy chuẩn Quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò QCVN
01:2011/BCT có quy định tại mục 4, điều 48, thuộc chương 3, quy phạm an toàn
trong thông gió mỏ, thì khi thực hiện công tác đảo chiều gió theo quy phạm đối
với những mỏ cho phép, yêu cầu là hệ thống đảo chiều gió phải đảm bảo đáp
ứng được ít nhất là 60% lưu lượng gió so với chế độ thuận chiều.
Nhu cầu gió cho mỏ ở những ngày nghỉ chỉ cần thực hiện bằng 60% lưu
lượng gió trong thời gian cao điểm: QTh.đ = 60%QC.đ = 60%Qmax.
3.3.3.3. Lưu lượng gió cho mỏ ở khung giờ (những thời gian) trung điểm
1. Kết quả tính lưu lượng gió ở các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ lệ lưu lượng gió theo yếu tố nổ mìn khấu tách than-đất đá so
với các yếu tố còn lại ở một số mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh
Trường hợp lưu lượng gió lấy theo yếu tố thứ hai sẽ chỉ bằng khoảng từ 45 ÷
52% lưu lượng gió lấy theo yếu tố max (yếu tố lớn nhất). Kết quả ở một số mỏ
như trong hình 2.3. Ngoài ra khi xét về ảnh hưởng của 2 loại hộ tiêu thụ gió là các
lò chợ và gương lò đào (chuẩn bị), thì lưu lượng gió chiếm một tỷ lệ chủ yếu trong
tổng lưu lượng gió cho mỏ từ 60,51 -:- 87,64%.
2. Đánh giá sự xuất khí độc hại khi nổ mìn khấu than
Sự xuất khí độc hại như CH4 khi nổ mìn so với khi không nổ mìn khấu như
trong hình 2.4.
Hình 2.4. Biểu đồ sự xuất khí trong lò chợ trong ngày làm việc
Các mỏ khai thác than hầm lò trên thế giới, khi nghiên cứu đánh giá tỷ lệ
xuất các chất khí của các hộ tiêu thụ gió cũng cho thấy lượng khí xuất ra không
khí mỏ cũng chủ yếu từ các lò chợ và gương lò đào. Chiếm khoảng 65 -:- 75%;
Còn lại 25 -:- 35% là từ các khu vực khác.
3. Lưu lượng gió cho mỏ ở khung giờ trung điểm
Từ các cơ sở lý luận trên cho thấy trong các thời gian trung điểm, nhu cầu gió
cho mỏ QTh.đ chỉ cần thực hiện bằng 80% lưu lượng gió trong thời gian cao điểm.
2.4. Kết luận chƣơng 2
1- Hầu hết các mỏ khai thác than hầm lò vùng Quảng Ninh đều có sơ đồ
thông gió là phức tạp và rất phức tạp. Đặc biệt là đa phần các mỏ phải sử dụng
trên 01 trạm quạt gió chính để thông gió cho mỏ.
2-. Nhu cầu gió sạch cho mỏ thực tế phụ thuộc vào kế hoạch sản xuất của
mỏ, nhu cầu này có thể được phân thành 3 khung giờ (thời điểm):
- Khung giờ cao điểm: QC.đ = Qmax = 100% lưu lượng như tính toán hiện nay ở
các mỏ đang thực hiện.
- Khung giờ trung điểm: QTr.đ = 80% QC.đ.
- Khung giờ thấp điểm: QTh.đ = 60% QC.đ.
3- Việc tối ưu chế độ làm việc của quạt gió để thực hiện cung cấp gió sạch
cho mỏ theo nhu cầu thực tế ở từng thời điểm hoạt động sản xuất của mỏ là cần
thiết, góp phần giảm chi phí thông gió mỏ là hoàn toàn có cơ sở.
CHƢƠNG 3: TỐI ƢU HÓA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
CỦA QUẠT GIÓ CHÍNH Ở MỎ THAN HẦM LÕ VÙNG QUẢNG NINH
3.1. Xác định các tham số tối ƣu chế độ làm việc của quạt gió chính
3.1.1. Nguyên lý xác định chế độ làm việc của các quạt gió chính
Nguyên lý chung, để xác định được chế độ làm việc hợp lý của các quạt gió
chính, trước tiên ta phải tiến hành thực hiện được các nội dung sau:
- Xác định được lượng gió chung vào mỏ;
- Phân phối gió trên sơ đồ gió (giản đồ thông gió);
- Tính hạ áp các luồng gió và cân bằng hạ áp các luồng gió mỏ.
- Xác định quạt gió làm việc ở một chế độ với thông số kỹ thuật là: tốc độ
vòng quay của trục quạt và góc lắp cánh của bánh công tác, các thông số này
phải hợp lý để quạt tạo ra được một năng lực thông gió phù hợp:
+ Lưu lượng quạt tạo ra phải thỏa mãn lưu lượng yêu cầu vào mỏ: Qct ≥ Qyc;
+ Hạ áp quạt tạo ra phải thỏa mãn hạ áp yêu cầu của mỏ: hct ≥ hyc.
Việc xác định chế độ làm việc của quạt gió chính được áp dụng trong các
trường hợp cụ thể:
- Đối với các sơ đồ thông gió mỏ chỉ có một quạt làm việc đơn độc;
- Đối với các sơ đồ thông gió mỏ gồm nhiều quạt làm việc.
3.1.2. Xác định các tham số tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió chính
3.1.2.1. Cơ sở xây dựng bài toán tối ưu chế độ công tác của quạt gió chính
Quan điểm mới của đề tài về thông gió mỏ:
Quạt gió làm việc phải bảo đảm các nhu cầu thông gió là cung cấp đủ lưu
lượng gió sạch cho các hộ tiêu thụ gió để đảm bảo:
- Đảm bảo an toàn;
- Đảm bảo tạo được điều kiện vi khí hậu dễ chịu;
- Đảm bảo tốc độ gió phải nằm trong giới hạn cho phép;
- Quạt gió chính phải làm việc liên tục 24h/24h giờ với chế độ làm việc phù
hợp với nhu cầu thực tế của mỏ.
- Ngoài các quan điểm từ trước đến nay về thông gió mỏ thì đề tài bổ sung
thêm quan điểm mới: Tiêu tốn điện năng là nhỏ nhất.
Vì vậy, chế độ làm việc của quạt gió được điều chỉnh hoạt động phù hợp với
thực tiễn sản xuất (kế hoạch trong ngày, đặc biệt là giữa ngày làm việc và ngày
nghỉ) để tạo ra lưu lượng gió vừa đủ để đáp ứng được các yêu cầu về thông gió
mỏ, tránh lãng phí do dư thừa gió làm tăng chi phí giá thành thông gió mỏ.
3.1.2.2. Xác định các tham số tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió chính
Để có một chế độ làm việc của một quạt gió chính, ta phải căn cứ vào các
thông số kỹ thuật sau: Đối với quạt hướng trục là các thông số Tốc độ vòng
quay của trục quạt, Góc lắp cánh của bánh công tác. Đối với quạt ly tâm thông
số kỹ thuật là tốc độ vòng quay của trục quạt. Để có được các thông số kỹ thuật
của chế độ làm việc của một quạt gió thì ta phải xác định được các tham số hay
các hàm phụ thuộc:
- Lưu lượng gió cho các lò chợ (ΣQLC)
- Lưu lượng gió cho các lò chuẩn bị (ΣQcb)
- Lưu lượng gió cho các hầm trạm (ΣQht)
- Lưu lượng gió rò của mỏ (ΣQrg).
- Hệ số rò gió tại trạm quạt (kr)
- Sức cản của mạng gió là tham số liên quan gây ra tổn thất hạ áp (Rm)
- Hệ số kể đến lưu lượng gió dư do điểm công tác của quạt cao hơn điểm yêu
cầu (kd): kd = Qq/Qyc
Như vậy, để đánh giá hiệu quả của công tác thông gió mỏ, yếu tố đảm bảo
kỹ thuật theo yêu cầu là hàng đầu, đây là yếu tố thỏa đáng về các mục tiêu yêu
cầu của thông gió mỏ là tạo môi trường làm việc an toàn. Yếu tố xác định tính
hiệu quả về kinh tế, nghĩa là chi phí cho thông gió mỏ là nhỏ nhất, tức là khi
tính toán thông gió mỏ ta phải tối ưu hóa (tăng chi phí hữu ích, giảm chi phí vô
ích). Tuy nhiên, việc tối ưu hóa một tham số có hiệu quả hay không, hoặc hiệu
quả của việc tối ưu hóa đó đạt được ở mức độ nào lại phụ thuộc rất nhiều vào
các điều kiện cụ thể.
Đặc điểm các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh là đã qua nhiều giai đoạn
phát triển mỏ, việc tối ưu chế độ công tác của quạt gió sẽ bị hạn chế, do phương
án tối ưu một số tham số sẽ cho hiệu quả thấp, thậm chí không cho kết quả. Để xác
định tối ưu chế độ làm việc của quạt gió chính, ta đánh giá trên các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu kỹ thuật: Góc lắp cánh bánh công tác; Tốc độ vòng quay của trục quạt;
- Chỉ tiêu kinh tế: Lưu lượng gió quạt tạo ra; Lượng điện tiêu thụ.
Trong giới hạn của đề tài luận án, NCS nghiên cứu tối ưu hóa chế độ làm
việc của quạt gió chính ở mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh như sau:
1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thông gió các mỏ thường áp dụng
- Xây dựng và sửa chữa các công trình thông gió mỏ;
- Thường xuyên sửa chữa bảo dưỡng thiết bị thông gió;
- Xây dựng kế hoạch khai thác để đơn giản sơ đồ thông gió giúp cho việc
quản lý điều chỉnh hệ thống thông gió mỏ đơn giản hơn;
- Cải tạo mạng gió mỏ;
- Thay thế các quạt cũ bằng các loại quạt mới có tính năng kỹ thuật ưu việt.
2. Các tham số có thể tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió
a) Sức cản các đường lò mỏ
Giải pháp này không hiệu quả, do chi phí kinh tế quá lớn. Do vậy, chỉ được
thực hiện áp dụng khi kết hợp với các mục đích chính khác như: diện tích đường
lò quá nhỏ phải chống xén để phục vụ vận tải, do yêu cầu về an toàn,...
b) Rò gió trong mỏ
Đây là giải pháp hiện nay các mỏ thường xuyên phải thực hiện. Việc xử lý
giảm rò gió qua cửa gió và thành chắn là vấn đề được các mỏ rất quan tâm và
thường xuyên thực hiện. Giải pháp này có tính khả thi ngoài việc nâng cao hiệu
quả thông gió mỏ còn có một ý nghĩa về đảm bảo công tác an toàn cho mỏ.
c) Độ chênh lưu lượng giữa điểm làm việc với điểm yêu cầu của quạt
Khi tính toán lựa chọn điểm làm việc của quạt, luôn phải đảm bảo một
nguyên tắc là lưu lượng gió quạt làm việc phải thỏa mãn lưu lượng gió yêu cầu:
Qct ≥ Qyc. Hiện nay, thông thường chế độ làm việc của các quạt gió chính
thường có Qct > Qyc. Mục tiêu của giải pháp giảm lượng gió chênh do độ chênh
giữa điểm công tác với điểm yêu cầu là đưa chế độ công tác của quạt đạt ở trạng thái
có Qct = Qyc. Biện pháp này ở các mỏ chưa được thực hiện do yếu tố công nghệ.
d) Lưu lượng gió không cần thiết trong ngày nghỉ và giờ không cao điểm
Giảm lưu lượng gió không cần thiết vào mỏ do nhu cầu mỏ không hoạt động
sản xuất cao điểm là: Trong những ngày mỏ nghỉ sản xuất; Và những thời gian
mỏ không hoạt động sản xuất cao điểm. Đây là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn
đến chi phí cho thông gió mỏ. Biện pháp này ở các mỏ chưa được thực hiện.
3.1.2.3. Chọn tham số để tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió chính
1. Độ chênh giữa điểm làm việc với điểm yêu cầu của quạt
Tối ưu hóa độ chênh của điểm làm việc so với điểm yêu cầu, hay là hệ số dư
gió do điểm công tác của quạt so với điểm yêu cầu. Mục đính của việc tối ưu là:
- Giảm hiệu số: (Qct - Qyc) → 0
- Hay giảm hệ số: kđc = (Qct/Qyc) →1
Trong đó: kđc -Là hệ số giữa lưu lượng gió công tác của quạt với lưu lượng
gió của điểm yêu cầu;
Qct -Lưu lượng gió của quạt tạo ra ở chế độ làm việc, m
3
/s;
Qyc -Lưu lượng gió của quạt cần phải tạo ra, m
3
/s.
2. Lưu lượng gió không cần thiết trong ngày nghỉ và giờ không cao điểm
Tối ưu hóa lưu lượng gió không cần thiết vào mỏ ở những khung giờ không
cao điểm.
Như vậy ta có hệ số kể đến sự giảm lưu lượng gió của quạt trong các thời
gian không cao điểm điểm:
yc
đThđTrđC
tw
Q
QQQ
k
...
Trong đó:
ktư -Hệ số giảm lưu lượng gió của quạt khi tối ưu so với lưu lượng gió của
quạt khi không tối ưu;
ΣQC.đ-Tổng lưu lượng gió cho mỏ ở khung giờ cao điểm trong một năm, m
3
/s;
ΣQTr.đ-Tổng lưu lượng gió cho mỏ ở khung giờ trung điểm trong một năm, m
3
/s;
ΣQTh.đ- Tổng lưu lượng gió cho mỏ ở khung giờ thấp điểm trong một năm, m
3
/s;
ΣQyc-Tổng lưu lượng gió cho mỏ khi chưa tối ưu trong một năm, m
3
/s.
3.2. Xây dựng phƣơng pháp luận tối ƣu chế độ làm việc của quạt gió
3.2.1. Tối ưu độ chênh do điểm làm việc với điểm yêu cầu
Độ chênh do điểm làm việc với điểm yêu cầu, sẽ gây ra độ chênh (độ dư) về
lưu lượng và hạ áp khi quạt làm việc so với yêu cầu.
3.2.1.1. Cơ sở xác định độ chênh của điểm công tác so với điểm yêu cầu
- Tính giá trị lưu lượng và hạ áp yêu cầu quạt cần tạo ra (Qyc và hyc) để xác
định điểm yêu cầu (Byc) trên đồ thị đường đặc tính của quạt gió.
- Tính phương trình đường đặc tính mỏ (h = R.Q2) để xác định xây dựng đường
đặc tính mỏ h = R.Q2 và dựng (vẽ) trên đồ thị đường đặc tính của quạt gió.
- Sau đó từ điểm yêu cầu ta chọn chế độ làm việc của quạt hay còn gọi là
điểm làm việc hợp lý của quạt gió (điểm Act).
Và các bước tính toán đó được thể hiện như trên hình 3.1.
Với các quạt gió hiện nay ở nước ta điểm làm việc là phải thỏa mãn được
điểm yêu cầu với chi phí kinh tế nhỏ nhất, tức là giá trị điểm công tác phải tạo ra
năng lực thỏa mãn yêu cầu: Act ≥ Byc. Như vậy, có thể xảy ra:
- Điểm Act = Byc. Như vậy có độ chênh bằng không và đã là tối ưu nhất.
- Điểm Act > Byc. Độ chênh cần được tối ưu.
400
1000
2200
3400
15 20 40 Q(m³/s)
P (pa)
0°
-2.5°
-5°
+2.5°
+5°
60
65
70
71
78
81
78
74
70
Qct=30.3
Byc
Act
Qyc=2825
hyc=1631
h=R*Q²
3530
2800
hct=1798
Hình 3.1. Đồ thị xác định độ chênh lưu lượng do điểm làm việc của quạt
với điểm yêu cầu
3.2.1.2. Xác định lưu lượng gió tối ưu
Lưu lượng gió có thể tối ưu qua độ chênh của điểm công tác so với điểm yêu
cầu như trong hình 3.2.
Hình 3.2. Biểu đồ đánh giá hiệu quả có thể tối ưu độ chênh
giữa điểm làm việc với điểm yêu cầu của một số quạt gió chính
Như vậy, đối với các quạt gió chính đang sử dụng ở các mỏ than hầm lò
vùng Quảng Ninh. Việc tối ưu chế độ làm việc của quạt gió thông qua giải pháp
tối ưu độ chênh giữa điểm làm việc với điểm yêu cầu, có thể giảm lưu lượng gió
được từ 5 ÷ 40 m3/s, tương ứng với tỷ lệ giảm tối đa là từ 27,8% đến 46,8% Tỷ
lệ độ chênh của quạt tăng khi chế độ làm việc của quạt càng ở góc lắp cánh nhỏ.
3.2.2. Tối ưu lượng gió không cần thiết trong khung giờ không cao điểm
3.2.2.1. Lưu lượng gió tối ưu
Chế độ quạt làm việc với công suất đảm bảo lưu lượng gió đưa vào mỏ theo
3 chế độ tương ứng với 3 khung giờ như sau:
1- Khung giờ cao điểm
Ở khung giờ cao điểm, chế độ làm việc của quạt đưa lưu lượng gió vào mỏ
bằng 100% lưu lượng gió tính toán lớn nhất theo thiết kế như hiện nay (QC.đ = Qmax).
2- Khung giờ trung điểm
Ở khung giờ trung điểm, chế độ làm việc của quạt đưa lưu lượng gió vào mỏ
bằng 80% lưu lượng gió tính toán lớn nhất theo thiết kế (QTr.đ = 80%QC.đ).
3- Khung giờ thấp điểm
Ở khung giờ thấp điểm (ngày mỏ không làm việc), chế độ làm việc của quạt
đưa lưu lượng gió vào mỏ bằng 60% lưu lượng gió tính toán lớn nhất theo thiết
kế (QTh.đ = 60%QC.đ).
3.2.2.2. Xác định thời gian tối ưu lượng gió vào mỏ
Qua phân tích và nghiên cứu các hộ tiêu thụ gió đối với hệ thống thông gió
của các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh, ta xác định được các thời điểm có
thể giảm được lưu lượng gió vào mỏ. Các thời gian giảm được lưu lượng gió
vào mỏ phụ thuộc vào cách bố trí lập biểu đồ tổ chức chu kỳ sản xuất của mỏ,
khi các thời gian cao điểm, trung điểm và thấp điểm của tất cả các hộ tiêu thụ
gió (lò chợ, gương lò chuẩn bị) trùng lặp được với nhau. Đây sẽ là cơ sở để tối
ưu chế độ làm việc của quạt gió chính. Thời gian tối ưu lượng gió vào mỏ được
nghiên cứu tại mục 2.3.2 của chương 2, kết quả như sau:
1- Khung giờ cao điểm
Đây là thời gian diễn ra không nhiều, tuy nhiên hiện nay ở các mỏ chưa có
chế độ quan tâm để tính toán giảm thời gian cao điểm, các thời gian nổ mìn
khấu tách than và đất đá diễn ra ở các lò chợ và các gương lò đào vẫn xen kẽ
nhau và rất ít trùng lặp (chỉ có những hộ tiêu thụ gió có đặc điểm công nghệ như
nhau thì mới trùng lặp), nên thực tế tổng thời gian này chiếm chủ yếu trong các ngày
làm việc, kết quả tính toán thời gian cao điểm chiếm khoảng 19,5 giờ/ngày. Thời
gian này nếu tính trong một năm như sau: 300 ngày x 19,5h = 5850 h/năm
2- Khung giờ trung điểm
Thực tế các mỏ khung giờ cao điểm của các hộ tiêu thụ gió lại sen kẽ nhau
và ít trùng lặp. Vì vậy, thời gian trung điểm ở đây chỉ chọn các thời gian 1,0 giờ
cuối ca (thời gian củng cố) và 0,5 giờ giao ca ở đầu mỗi ca để thực hiện tính
toán, một ngày đêm chỉ có khoảng 4,5 giờ/ngày đêm (thời gian này có thể tăng,
nếu sắp xếp các thời điểm nổ mìn khấu tách than và đất đá ở các ca trong các lò
chợ và gương lò đào trùng lặp nhau). Tổng thời gian trung điểm được tính trong
một năm: 300 ngày x 4,5 h = 1350 h/năm
3- Khung giờ thấp điểm
Toàn bộ thời gian trong các ngày mỏ nghỉ làm việc. Tổng thời gian thấp
điểm được tính trong một năm sẽ là: 65 ngày x 24h = 1560 h/năm
3.3. Lựa chọn phƣơng án tối ƣu chế độ làm việc của quạt gió chính
3.3.1. Các phương án tối ưu chế độ làm việc của quạt gió chính
3.3.1.1. Sử dụng quạt có cơ cấu tự điều chỉnh góc lắp cánh của bánh công tác
Để khắc phục nhược điểm của các loại quạt như ở nước ta đang sử dụng,
nhiều nước đã sản xuất ra các loại quạt có tính năng tự điều chỉnh góc lắp cánh
theo góc lắp cánh bất kỳ và việc điều chỉnh chế độ góc lắp cánh được thực hiện
ngay cả khi quạt đang làm việc. Ví dụ như quạt VOA của Nga có đường đặc
tính quạt như trên hình 3.3.
Khi thay đổi góc lắp cánh của bánh công tác, quạt không nhất thiết phải
ngừng hoạt động, mà việc thay đổi góc lắp cánh được thực hiện ngay cả khi quạt
đang vận hành (đang làm việc). Nguyên lý hoạt động là nhờ có một giá liên kết
(mâm) các cánh của quạt với hệ thống điều chỉnh bằng điện, nên khi cần thay
đổi góc lắp cánh của bánh công tác ta điều khiển để thay đổi đồng thời tất cả các
cánh một cách từ từ, do vậy việc điều chỉnh chế độ của góc lắp cánh không ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động của quạt gió. Đặc biệt, ta có thể đặt chế độ làm
việc của quạt ở bất kỳ một góc lắp cánh nào mà ta muốn.
Đối với loại quạt này ta thay đổi được chế độ làm việc của quạt như ví dụ sau:
Đối với độ chênh của điểm công tác với điểm yêu cầu:
- Với quạt không có cơ cấu tự động điều khiển góc lắp cánh: θ = 40o; Qct =
257m
3
/s; hct = 304 mmH2O; Nct
= 965 kW/h;
- Với quạt có cơ cấu tự động điều khiển góc lắp cánh: θ = 36o; Qct/A = 243
m
3
/s; hct/A = 272 mmH2O; Nct/A= 825 kW/h
Như vậy, hiệu quả cho ta thấy là giảm tiêu thụ điện năng của giải pháp trong
trường hợp này là từ 965kW/h xuống còn 825kW/h.
Đối với những thời điểm mỏ không làm việc
Ví dụ loại quạt VOA-3.0, như trên hình 3.3, nếu ở thời điểm các ngày làm
việc việc chế độ làm việc của quạt sẽ là góc lắp cánh là 400 (nếu là quạt không
tự động điều khiển được góc lắp cánh). Ngày nghỉ tính giảm 40% thì sẽ tương
ứng với quạt làm việc ở góc lắp cánh của bánh công tác là 15,2 độ. Ví dụ:
- Với quạt không có cơ cấu tự động điều khiển góc lắp cánh: θ = 40o; Qct =
257m
3
/s; hct = 304 mmH2O; Nct
= 965 kW/h;
- Với quạt có cơ cấu tự động điều khiển góc lắp cánh: θ = 15,2o; Qct/A = 145
m
3
/s; hct/A = 109 mmH2O; Nct/A= 275 kW/h
Như vậy, hiệu quả cho ta thấy là giảm tiêu thụ điện năng của giải pháp trong
trường hợp này là từ 965kW/h xuống còn 275kW/h.
Việc sử dụng loại quạt có cơ cấu tự động điều chỉnh được góc lắp cánh của
bánh công tác sẽ cho hiệu quả cao. Tuy nhiên loại quạt này vẫn có nhược điểm
là: Không thực hiện được việc tự động hóa điều khiển chế độ làm việc của quạt
một cách liên hoàn, con người vẫn phải trực tiếp điều khiển để thay đổi chế độ
của quạt gió. Cộng với chi phí sẽ rất lớn và lãng phí, nếu các mỏ thay đổi toàn
bộ các quạt gió hiện đang sử dụng.
N, kW
Q, m3/s
1200
1000
600
400
200
350
300
250
200
150
100
50
50 100 200 300
45o
40o
35o
30o
25o
20o
15 o
15 o
20o
25o
30o
35o
40o
45o
0
32,3
o
Byc=Act/A
Act
h=R.Q
2
Qyc=Qct/A Qct
Nct
Nyc=Nct/A
Nyc=Nct/A
Nct
hct
hyc=hct/A
Qo
ho Ao
36o
800
No
No
Hình 3.3. Đồ thị xác định chế độ công tác của quạt VOA-3.0, n = 750v/ph
3.3.1.2. Sử dụng biến tần để điều khiển tự động chế độ công tác của quạt
1. Tổng quan về ứng dụng biến tần
Việc sử dụng biến tần trong việc điều khiển động cơ điện hiện nay là một
giải pháp công nghệ tiên tiến mang lại nhiều lợi ích. Ngày nay biến tần đã được
sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp.
Nguyên lý hoạt động của biến tần như hình 3.4. Bản chất là biến tần thay đổi
dòng đầu vào dẫn đến thay đổi tốc độ vòng quay.
Sử dụng biến tần sẽ có những ưu điểm sau:
- Giảm dòng khởi động;
- Để dùng điều khiển tại chỗ, từ xa theo quá trình;
- Nhỏ gọn, tiếng ồn thấp, các thông số cơ bản đều được hiển thị.
- Góp phần giảm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị và kéo dài tuổi thọ
của các thiết bị.
- Biến tần có thể điều khiển được nhiều động cơ.
- Biến tần làm tăng hệ số cos (thường khoảng 0,96), tăng hiệu suất sử dụng
điện, giảm tổn thất cho lưới điện.
Hình 3.4. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của biến tần
* Đối với máy bơm nƣớc và quạt gió
Đối với máy bơm nước và quạt gió là những máy có mô men tải thay đổi theo tốc độ
vòng quay như sau:
- Lưu lượng (m3/s) tỷ lệ bậc nhất với tốc độ (v/ph) và tần số dòng điện (Hz);
- Áp suất (Pa) tỷ lệ bình phương tốc độ;
- Công suất điện tiêu thụ (kW) tỷ lệ lập phương với tốc.
2
1
2
1
2
1
f
f
n
n
Q
Q
2
2
1
2
1
n
n
h
h
3
2
1
2
1
n
n
p
p
Ở đây: Q1, h1, P1 -lưu lượng, áp suất và công suất điện tương ứng với số vòng quay
định mức của động cơ (n1, vg/ph).
Q2, h2, P2 -lưu lượng, hạ áp, công suất điện ứng với tốc độ vòng quay được điều
chỉnh (n2).
2. Ứng dụng biến tần vào việc tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió
Hiệu quả của việc sử dụng biến tần cho quạt gió mỏ được đánh giá như sau:
- Giảm tiêu hao năng lượng điện khi khởi động quạt (không tăng dòng khởi động).
- Giúp ổn định dòng (trong trường hợp điện áp đầu vào không ổn định) để quạt và
thiết bị hoạt động êm, ổn định, tăng tuổi thọ của quạt cùng các thiết bị.
- Điều chỉnh chế độ làm việc của quạt gió một cách tự động theo yêu cầu.
3.3.2. Lựa chọn phương án tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió chính
Với ưu nhược điểm của hai loại công nghệ trên đã có nhiều công trình nghiên cứu
ứng dụng ở các mỏ hầm lò trên thế giới với kết quả đã được kiểm nghiệm và cho thấy
hiệu quả nổi trội của việc sử dụng biến vào việc điều khiển chế độ làm việc của quạt gió.
Như trên hình 3.5 là mối phụ thuộc sự thay đổi công suất tiêu thụ của động cơ quạt với
lưu lượng tương ứng với phương án được biểu diễn thông qua các đường cong tương ứng.
0,80,2 0,4 0,6
0,8
0,9
1,0
0,7
0,6
1,0
0,2
0,3
0,4
0,5
0,1
0
Q/QH
P/PH
1 2
3
4
Hình 3.5. Mối phụ thuộc sự thay đổi công suất của động cơ với lưu lượng
- Đường cong 1: Tương ứng với phương án điều tiết (các cửa gió và cửa điều
chỉnh,) nhằm giảm sự rò gió và điều tiết lưu lượng gió phù hợp giữa các khu vực trong
hệ thống thông gió mỏ.
- Đường cong 2: Tương ứng với phương án thay đổi góc lắp cánh của bánh công tác
của quạt gió (sử dụng quạt có cơ cấu tự điều chỉnh góc lắp cánh của bánh công tác).
- Đường cong 3: Tương ứng với phương án sử dụng biến tần cho động cơ không
đồng bộ 3 pha.
- Đường cong 4: Biểu diễn mối phụ thuộc sự thay đổi công suất tiêu thụ điện năng
của động cơ quạt với lưu lượng, tương ứng với phương án sử dụng biến tần cho động cơ
đồng bộ 3 pha.
Xét 2 phương án: Đề tài luận án lựa chọn phương án sử dụng biến tần để tối ưu hóa chế
độ làm việc của quạt gió chính.
3.4. Xây dựng sơ đồ thuật toán tối ƣu chế độ làm việc của quạt gió chính
3.4.1. Xây dựng sơ đồ tổng quát
Với việc sử dụng biến tần kết hợp các thiết bị công nghệ phụ trợ để tạo và lập trình
chế độ tự động điều khiển hoạt động thông gió cho mỏ, thì ta có sơ đồ tổng quan như
hình 3.6.
Màn hình vận hành Các đầu đo cảm biến:
khí CH4, CO2, vgió, Scs, t
o,...
Bộ điều khiển trung tâm PLC
Tủ cầu giao điện cấp biến tần và
quạt gió
Biến tần
Quạt gió mỏ
Hình 3.6. Sơ đồ tổng quan hệ thống điều khiển tự động mạng gió mỏ
3.4.2. Xây dựng sơ đồ thuật toán
Với hệ thống tự động điều khiển chế độ quạt gió chính và giám sát mạng gió mỏ, ta
có biểu đồ minh họa hoạt động điều khiển quạt như trên hình 3.7. Và sơ đồ thuật toán
chương trình như trên hình 3.8.
QTh.d
QTr.d
QC.d
Qkbt>=QC.d
Thoi gian thap diem
Quat bien tan
Thoi gian trung diem Thoi gian cao diem
Quat bien tan
Quat bien tan
Quat khong dung bien tan
(1)
(3)
(2)
M
ien
to
i u
u k
hi
su
du
ng
bi
en
ta
n
Hình 3.7. Biểu đồ minh họa miền tối ưu lưu lượng gió khi sử dụng biến tần
để tối ưu chế độ làm việc của quạt gió
Hình 3.9. Sơ đồ thuật toán chương trình sử dụng biến tần điều khiển
tối ưu chế độ làm việc của quạt gió mỏ
3.5. Chƣơng trình giải bài toán tối ƣu
3.5.1. Quy trình tối ưu hóa chế độ làm việc của quạt gió
3.5.2. Thiết lập chương trình tính toán tối ưu chế độ làm việc của quạt gió
3.5.2.1. Thiết lập các thuật giải xác định các tham số tối ưu
- Xác định tần số dòng điện (f), tốc độ vòng quay của trục quạt (n) và lưu lượng
gió (Q) tối ưu
- Xác định hạ áp (h) tối ưu
- Xác định công suất (p) tiêu thụ tối ưu
- Xác định hiệu quả tối ưu về lưu lượng gió (ηQ)
Chạy 100%
công suất
Chạy 80% công suất
CH4<1%,CO2<0,75%
.
CH4<1%
CO2<0,75%
.
Giờ cao điểm
Chạy 100% công suất
Bắt đầu
Ngày làm việc
S
Đ
Chạy 60% công suất Chạy 100% công suất
Kết thúc
Đ Đ
S
Đ
S
S
- Xác định hiệu quả tiêu thụ điện năng (ηp)
3.5.2.2. Thiết lập chương trình giải bài toán tối ưu
Với điều kiện phát triển tin học giai đoạn như ngày nay (Công nghệ 4.0),
NCS đã thiết lập chương trình giải bài toán“Tối ưu chế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_toi_u_hoa_che_do_lam_viec_cua_quat_gio_chinh.pdf