Nhóm chỉ tiêu Công nghệ
Đối với nhóm chỉ tiêu về công nghệ thì chỉ tiêu về hiệu quả xử lý là
chỉ tiêu quan trọng nhất, ngoài ra để đánh giá công nghệ của một nhà
máy xử lý nước thải hoạt động tốt thì chúng ta cũng cần phải tính
đến các chỉ tiêu về sự phù hợp của công nghệ XLNT với điều kiện
địa phương, thích ứng BĐKH cũng như chỉ tiêu về sự ảnh hưởng của
các công trình XLNT đối với môi trường xung quanh.
3.2.1.1. Chỉ tiêu Công suất và chế độ thải nước
Chế độ thải là một yếu tố cơ bản khác liên quan đến việc tính toán
mạng lưới thoát nước và các công trình xử lý nước thải. Chế độ thải
nước thải đô thị phụ thuộc vào chế độ sử dụng nước, đặc trưng bởi
hệ số thải nước không điều hòa Kch. Kch là tỷ số của lưu lượng thải
giờ dùng nước lớn nhất của ngày dùng nước lớn nhất (qh,max) và lưu
lượng nước thải của giờ dùng nước trung bình của ngày dùng nước
trung bình (qh,tb).
27 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 21/02/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn không
có nước thải để xử lý.
1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động các nhà máy xử lý nước thải đô
thị hiện có
a) Hiệu quả hoạt động của các NMXLNT
Các dự án thoát nước và XLNT tập trung có các khó khăn trong lựa
chọn công nghệ, chất lượng thiết kế và thi công công trình, quy trình
thẩm định, tỉ lệ đấu nối hộ gia đình, tài chính, năng lực vận hành, theo
dõi và kiểm soát của địa phương, quan trắc môi trường trong quá trình
triển khai dự án, Với nồng độ hữu cơ đầu vào thấp, ở các NMXLNT
đô thị, cần áp dụng các công nghệ phù hợp với chi phí thấp hơn và cho
phép nâng cấp trong tương lai nếu như đặc tính nước thải hay lưu lượng
nước thải đầu vào được cải thiện. Việc tiết kiệm hay giảm tiêu thụ năng
lượng, tận thu tài nguyên từ bùn thải hoặc tái sử dụng nước thải sau xử
lý chưa được chú trọng và chưa được ưu tiên thực hiện.
b) Hiệu quả xử lý bùn thải và mùi
Một số dự án chỉ chú trọng vấn đề XLNT mà ít quan tâm đến xử lý bùn
thải và mùi. Công nghệ xử lý bùn chủ yếu hiện nay vẫn là tách nước và
làm khô bùn thải chưa được ổn định. Việc xử lý bùn không hợp lý tạo ra
mùi hôi trong khu vực và trong toàn bộ nhà máy.
1.3. Các nguyên nhân chính của việc các nhà máy xử lý nước
thải đô thị hoạt động không bền vững.
1.3.1. Nguyên nhân về thể chế
a. Các văn bản pháp luật
Các vấn đề bảo vệ nguồn tài nguyên nước đều được nêu trong Luật Bảo
vệ môi trường (BVMT), Luật Tài nguyên nước. Hướng dẫn thực thi luật
như là: Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và XLNT và Nghị
định số 25/2013/NĐ-CP về phí BVMT đối với nước thải, tuy nhiên vẫn
có sự chồng chéo và mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật này, đặc biệt
là vấn đề về giá dịch vụ thoát nước và phí BVMT.
6
Hiện nay quy chuẩn xả nước thải đô thị ra nguồn nước mặt vẫn chưa có
mà phải áp dụng giá trị các thông số trong QCVN 40:2011/BTNMT –
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp hoặc QCVN
14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
(áp dụng cho các đối tượng quy mô nhỏ không qua hệ thống thoát nước
tập trung xả nước thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài) làm điều kiện
vệ sinh để xả thải nước thải đô thị ra nguồn tiếp nhận.
b. Cơ chế chính sách quản lý đầu tư và vận hành HTTN và các
NMXLNT
Việc thực hiện cơ chế chính sách liên quan đến thoát nước còn có những
hạn chế như: triển khai thực hiện chậm, áp dụng còn lúng túng và vướng
mắc do hạn chế về nguồn nhân lực cũng như năng lực và trình độ của
cán bộ tại các cơ quan quản lý địa phương. Mặt khác nhiều địa phương
còn chưa quan tâm đúng mức đối với lĩnh vực thoát nước và XLNT đô
thị và KCN.
1.3.2. Quản lý tài sản và nguồn nhân lực
a. Quản lý tài sản và vận hành HTTN và XLNT đô thị
Về tổ chức hoạt động đầu tư, quản lý vận hành, cung cấp dịch vụ thoát
nước, thu gom và XLNT ở các địa phương, Nghị định số 80/2014/NĐ-
CP hiện nay đã phân rõ chủ sở hữu tài sản HTTN và đơn vị quản lý vận
hành. Tuy nhiên tại nhiều địa phương vẫn thành lập ban quản lý dự án
trong các doanh nghiệp quản lý vận hành thoát nước.
b. Nguồn nhân lực
Việt Nam đang tiếp cận và sử dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới
trong lĩnh vực thoát nước và XLNT nhưng còn thiếu các trung tâm đào
tạo chuyên sâu về lĩnh vực này. Các cơ sở đào tạo hiện có chưa đủ cơ sở
vật chất như đội ngũ giảng viên, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành,
thư viện, Sự kết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cấp thoát nước với các cơ sở đào tạo còn hạn chế.
c. Thông tin truyền thông và giáo dục cộng đồng
Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi
trường tới cộng đồng dân cư còn hạn chế; việc thực thi chính sách, pháp
luật về bảo vệ môi trường còn chưa nghiêm, hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Các công ty thoát nước và XLNT nhiều khi chưa thấy được lợi ích của
việc nâng cao nhận thức cộng đồng khi thực hiện các hoạt động quản lý
nước thải.
1.3.3. Kinh phí vận hành và bảo trì
Chi phí thực tế của hoạt động cần được trợ cấp từ ngân sách địa phương
do phí thu gom nước thải không thể đáp ứng chi phí O&M. Chi phí
7
O&M của NMXLNT đô thị phụ thuộc vào công suất và công nghệ xử lý
được nêu trong Quyết định số 451:2015/QĐ-BXD. Thực tế hiện nay
kinh phí công tác quản lý vận hành HTTN chủ yếu phụ thuộc vào kinh
phí hàng năm do UBND tỉnh/ thành phố cấp qua sở Tài chính và phân
bổ về sở Xây dựng. Trong hóa đơn của khách hàng tiêu thụ nước có phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải. Từ doanh thu cấp nước phần phí
này nộp lại ngân sách cấp thành phố hoặc cấp tỉnh để phân phối lại tới
các doanh nghiệp thoát nước hàng năm.
1.3.4. Các vấn đề công nghệ và kỹ thuật
a. Công nghệ thoát nước và XLNT
Hiện nay vẫn chưa có được các tiêu chí thống nhất và quy trình thực
hiện để đánh giá và lựa chọn công nghệ thoát nước và XLNT cho đô thị,
khu công nghiệp và bệnh viện. Các công nghệ thích hợp như: kết hợp
giữa thu gom và XLNT tập trung với thu gom và XLNT phân tán, từng
bước nâng cấp chất lượng nước sau xử lý, đảm bảo được khả năng chi
trả của người sử dụng dịch vụ,.. nhiều khi chưa phải là những ưu tiên
của những chuyên gia tư vấn và những người có quyền ra quyết định.
b. Các vấn đề về kỹ thuật
Các phân tích trên đây cho thấy: điều kiện kỹ thuật, tài chính phục vụ
nghiên cứu triển khai công nghệ thoát nước, xử lý XLNT... còn rất hạn
chế; còn thiếu các giải pháp, kỹ thuật công nghệ xử lý ô nhiễm môi
trường phù hợp với điều kiện vùng, miền địa phương hoặc tại các lưu
vực sông cũng như khả năng ứng phó với BĐKH và nước biển dâng
trong các hoạt động thoát nước và XLNT.
1.4. Thực trạng về đảm bảo hoạt động bền vững của các nhà
máy xử lý nước thải đô thị trên thế giới
1.4.1. Thực trạng quản lý nước thải và hoạt động của các nhà máy
xử lý nước thải đô thị một số nước trên thế giới
Các nguyên nhân HTTN hoạt động không hiệu quả có thể do các vấn đề
như: tình trạng xuống cấp của cơ sở hạ tầng, trạm bơm không hoạt động,
đường ống bị rò rỉ và các công trình XLNT hoạt động không đúng chức
năng. Nhiều nhà máy cũng đã bị bỏ (hoặc không hoạt động) vì thiếu
kinh phí O&M hoặc thiếu năng lực kỹ thuật để thực hiện các nhiệm vụ,
đặc biệt là ở cấp địa phương và khi điều hành bởi các hệ thống quản lý
hạn chế.
1.4.2. Tổng quan về cơ chế chính sách và quản lý tài chính đảm bảo
các nhà máy xử lý nước thải hoạt động bền vững trên thế giới
8
Để tăng cường hiệu quả hoạt động và quản lý nước thải không phải là
đơn giản và có một số vấn đề (như quản lý thải nước, các khía cạnh tài
chính,) cần phải giải quyết.
1.4.3. Thực trạng về đánh giá hoạt động bền vững của nhà máy xử
lý nước thải trên thế giới
1.4.3.1. Đánh giá hoạt động bền vững của NMXLNT của Hy Lạp
Mục đích đánh giá hoạt động bền vững của các NMXLNT là xây dựng
phương pháp và áp dụng phương pháp đó để đánh giá đối với 14
NMXLNT tại Hy Lạp trong điều kiện không chỉ tuân thủ mà còn xem
xét một số khía cạnh riêng biệt có liên quan đến các vấn đề khác như
môi trường, kỹ thuật, kinh tế và xã hội và do đó mới đánh giá được sự
bền vững của mỗi nhà máy [44].
Dựa trên cơ sở các câu hỏi điền vào bảng tham vấn về chất lượng hoặc
số lượng được đưa ra cho mỗi tiêu chí. Kết quả của việc đánh giá các
tiêu chí này được sử dụng cho việc tiêu chuẩn hoá sau này và có giá trị
là tiêu chuẩn để tham chiếu trong hệ thống các NMXLNT.
1.4.3.2. Đánh giá bền vững XLNT tại Thụy Điển
Để minh họa cho tính bền vững của hệ thống thoát nước và XLNT,
trong ba hoàn cảnh khác nhau đã sử dụng ba ví dụ minh họa để so sánh
từ ba nước khác nhau: Thụy Điển, Nam Phi và Mexico và được đánh giá
bằng một phương pháp so sánh tổng hợp [72].
Sau khi so sánh giữa ba nước Thụy Điển, Nam Phi và Mexico cho thấy,
các hệ thống khác nhau được đánh giá có ưu và nhược điểm của từng hệ
thống trong các thiết lập tương ứng của nó. Nó cũng cho thấy rằng các
kết quả đánh giá phụ thuộc vào hoàn cảnh của ba nước này.
Các nội dung nghiên cứu trong chương 1:
Trong nhiều năm qua, từ nhiều nguồn vốn khác nhau, Nhà nước đã tập
trung đầu tư nhiều trong lĩnh vực thoát nước và vệ sinh môi trường cho
các đô thị. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên
nhân kỹ thuật như là công nghệ XLNT chưa phù hợp, các hạng mục đầu
tư của dự án thoát nước chưa đồng bộ, trình độ vận hành không đảm
bảo, tỉ lệ đấu nối nước thải thấp là những yếu tố làm cho các HTTN
và XLNT đã được đầu tư nhưng hoạt động không hiệu quả. Các tác
động tiêu cực của BĐKH ngày càng biểu hiện rõ rệt đối với Việt Nam
và thoát nước, XLNT đô thị là một trong những hoạt động bị gánh chịu
nặng nề.
Yếu tố chính để đảm bảo một NMXLNT đô thị hoạt động bền vững là
công nghệ xử lý và tổ chức quản lý vận hành phải phù hợp. Sự phù hợp
này phải được đánh giá dựa theo các tiêu chí liên quan đến các yếu tố
9
về: kỹ thuật, môi trường, kinh tế và xã hội. Chính vì vậy, cần phải phân
tích, lựa chọn và định lượng được các tiêu chí này theo phương pháp
khoa học và phù hợp, kết hợp với tham vấn các chuyên gia, các nhà
quản lý, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thoát nước và XLNT.
Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, thấy rằng việc đánh giá tính
bền vững của NMXLNT phải có cái nhìn tổng quan về việc xét các tiêu
chí trong mọi khía cạnh khác nhau: kinh tế, kỹ thuật, môi trường và văn
hóa-xã hội và cần thiết phải xác định tầm quan trọng của các tiêu chí
ứng với các quan điểm khác nhau: môi trường, kinh tế,
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học để xây dựng các tiêu chí đánh giá và chỉ tiêu
đảm bảo tính bền vững của NMXLNT đô thị
2.1.1. Khái niệm chung
Các khái niệm: Bền vững; tiêu chí; chỉ tiêu; chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; bộ
chỉ tiêu
2.1.2. Hoạt động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị tập
trung
2.1.2.1. Tính bền vững của NMXLNT đô thị
Một NMXLNT phù hợp để phát triển bền vững là khi có chi phí đầu tư
và vận hành phù hợp, sự hoạt động của nó đảm bảo được trong thời gian
dài về mặt kỹ thuật, pháp lý, hiệu quả xử lý ô nhiễm và được cộng đồng
chấp nhận.
2.1.2.2. Tính bền vững của NMXLNT đô thị tập trung trong bối cảnh
Biến đổi khí hậu
Tính thích ứng với các tác động của BĐKH của các tiêu chí kỹ thuật thể
hiện: dây chuyền công nghệ XLNT được lựa chọn có khả năng phòng
chống việc xâm nhập mặn khi xảy ra triều cường, mưa lớn trên các đô
thị duyên hải. Các công trình bố trí trong NMXLNT phải có khả năng
xử lý thích ứng với việc biến thiên hàm lượng BOD, muối,... trong nước
thải cũng như có khả năng chống lại oxy hóa vật liệu cao... NMXLNT
phải đặt ở nơi có địa hình cao, các công trình có thể làm việc tốt trong
điều kiện hàm lượng muối cao. NMXLNT phải có khả năng giữ nước
trong một thời gian dài.
2.1.3. Các tiêu chí đánh giá tính bền vững nhà máy XLNT đô thị
Các tiêu chí đánh giá công nghệ XLNT được đề xuất trong Bảng 2.2
như sau:
10
11
2.1.4. Các chỉ tiêu KT-KT đảm bảo tính bền vững nhà máy
XLNT đô thị
Trên cơ sở 6 nhóm tiêu chí đã lựa chọn và áp dụng phương pháp
phân tích phù hợp có thể xây dựng nên bộ chỉ tiêu KT-KT nhằm đảm
bảo sự bền vững và ổn định về hoạt động của một NMXLNT. Các
chỉ tiêu KT-KT được đề xuất được thể hiện trong Bảng 2.3:
Mỗi một nhóm chỉ tiêu có thể dựa trên cơ sở các tiêu chí khác nhau,
các nhóm chỉ tiêu khác nhau có thể có chung với nhau ở một vài tiêu
chí, chúng tạo thành ma trận đan xen lẫn nhau được thể hiện Hình
2.4.
12
2.2. Các phương pháp nghiên cứu để xây dựng tiêu chí và chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Mục đích của phương pháp này là nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý
luận khác nhau về hiện trạng hoạt động của các NMXLNT đô thị và
các thể chế có liên quan.
2.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Mục đích của phương pháp là có được số liệu về các NMXLNT để
đảm bảo cho các bộ tiêu chí đánh giá và các chỉ tiêu KT-KT đảm bảo
cho sự hoạt động bền vững cho các NMXLNT đô thị tập trung trên
cả nước.
2.2.3. Phương pháp xác định trọng số các tiêu chí
Đề tài đã quyết định lựa chọn phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
để xác định trọng số các tiêu chí đánh giá tổng hợp sự hoạt động bền
vững của NMXLNT vì AHP là một kỹ thuật tạo quyết định, giúp sắp
xếp các tiêu chí đánh giá theo mức độ quan trọng và nhờ vào nó mà
ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất.
2.2.4. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Trong nghiên cứu này triển khai gửi câu hỏi tham vấn đến hai nhóm
chuyên gia:
- Nhóm 1: các cán bộ khoa học kĩ thuật có trình độ làm việc tại các
trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, về cấp thoát nước, kĩ thuật
môi trường, kĩ thuật hạ tầng,
- Nhóm 2: các cán bộ quản lý các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực cấp thoát nước, kĩ thuật môi trường, kĩ thuật hạ tầng,
Tham khảo ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của các
tiêu chí của chỉ thị để xác định trọng số AHP cho các tiêu chí. Điểm
so sánh mức độ quan trọng của các cặp tiêu chí trong AHP được lấy
từ điểm trung bình của các chuyên gia tham vấn: Mỗi chuyên gia đã
xác định mức độ quan trọng cho các tiêu chí, tiếp theo nghiên cứu
sinh tổng hợp từ các chuyên gia này về mức độ quan trọng của từng
tiêu chí và sau đó xác định trọng số.
Các tiêu chí để đánh giá công nghệ XLNT thường được lượng hóa
theo các trọng số hoặc điểm chấm trên cơ sở kết quả xử lý số liệu từ
các tham vấn theo bảng Phụ lục 3.4.
2.2.5. Phương pháp phân tích thứ bậc AHP
13
Phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp tính toán trọng số áp
dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chí. So sánh định lượng
bằng cách sử dụng cặp so sánh của các giải pháp dựa trên hiệu quả
tương đối của chúng đối với tiêu chí được sử dụng để chọn một giải
pháp hợp lý. AHP do Saaty, 1980, nghiên cứu và sau đó phát triển từ
những năm 80 [78].
Phần mềm Expert choice sẽ hỗ trợ để xác định trọng số cho các tiêu
chí đánh giá tính bền vững của NMXLNT đô thị:
Bước 1: Tạo mô hình cây (tạo từ nhóm tiêu chí và bổ sung các nhánh
là tiêu chí).
Bước 2: Nhập các giá trị so sánh mức độ quan trọng của các nhóm
tiêu chí được thể hiện ở bảng 3.1 và phụ lục 3.5.
Bước 3: Nhập các giá trị so sánh mức độ quan trọng của các tiêu chí
được thể hiện ở bảng 3.3
Bước 4: Sau khi phần mềm Expert choice xử lý số liệu, kết quả đạt
được là trọng số thể hiện mức độ quan trọng của các nhóm tiêu chí
và các tiêu chí (thể hiện ở bảng 3.4 và phụ lục 3.6).
Các nội dung đạt được trong chương 2:
Trong chương 2 đã xây dựng được cơ sở khoa học cũng như phân
tích lựa chọn được phương pháp nghiên cứu phù hợp. Các yêu cầu về
sự bền vững của nhà máy XLNT đô thị được đặt ra để tiến hành xây
dựng các tiêu chí đánh giá cũng như các chỉ tiêu KT-KT để đảm bảo
cho hoạt động của nhà máy.
Luận án sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết,
xác định trọng số, phân tích thứ bậc AHP và phương pháp tham vấn
chuyên gia. Các phương pháp này hỗ trợ lẫn nhau và phù hợp cho
việc xác định trọng số của các tiêu chí.
Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý
kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận
định một vấn đề, một sự kiện khoa học, cụ thể là tính bền vững trong
hoạt động của các nhà máy XLNT để đưa ra các tư vấn phù hợp với
thực tế về sự hoạt động bền vững đó.
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) để xác định trọng số các tiêu
chí đánh giá tổng hợp sự hoạt động bền vững của NMXLNT vì AHP
là một kỹ thuật tạo quyết định, giúp sắp xếp các tiêu chí đánh giá
theo mức độ quan trọng và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết
định cuối cùng hợp lý nhất.
14
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈ
TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT ĐẢM BẢO SỰ HOẠT ĐỘNG
BỀN VỮNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
3.1. Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động bền vững của
nhà máy xử lý nước thải
Sau khi xác định được các tiêu chí để đánh giá hoạt động bền vững
của NMXLNT, nghiên cứu sinh đã xây dựng bảng tham vấn theo
mẫu Phụ lục 3.1:
- Đánh giá nhà máy XLNT hoạt động bền vững dựa vào nhóm 6
nhóm tiêu chí. Nhà máy XLNT mới hoạt động bền vững nếu chuyên
gia đồng ý tổng điểm của 6 nhóm tiêu chí từ 70 đến 100: Tổng điểm
của các tiêu chí ở cột “giá trị điểm Max” 100 điểm; Tổng điểm của
các tiêu chí ở cột “giá trị điểm Min” tối thiểu là 70 điểm.
- Theo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ Xây dựng “Nghiên cứu đề
xuất các yếu tố lựa chọn công nghệ xử lý nước thải đô thị phù hợp
cho các vùng miền Việt Nam” của PGS.TS Trần Đức Hạ [9], giá trị
Min là 65 đã được lấy về khía cạnh công nghệ. Ở luận án này bên
cạnh yếu tố về công nghệ còn xét nhiều khía cạnh khác: hiệu quả
kinh tế, thích ứng với BĐKH, Và căn cứ vào sự tham vấn của các
chuyên gia đã đồng ý là điểm tối thiểu để nhà máy XLNT bền vững
là 70 điểm. Ngưỡng 70 điểm này được dùng là ngưỡng tối thiểu để
đánh giá cho các nhà máy XLNT đô thị hoạt động bền vững.
Điểm của các tiêu chí theo ý kiến chuyên gia được tổng hợp trong
bảng Phụ lục 3.4: Nội dung của phụ lục này thể hiện trung bình điểm
Max và trung bình điểm Min ứng với từng tiêu chí.
Trong khuôn khổ nội dung của luận án sử dụng các tiêu chí để đánh
giá tính bền vững của nhà máy XLNT đô thị căn cứ vào tổng điểm
của các tiêu chí lớn hơn hoặc bằng 70 điểm (điểm Min) nên luận án
sẽ xác định trọng số của các tiêu chí theo điểm Min của bảng tham
vấn.
Quá trình tính toán mô hình đánh giá theo phương pháp AHP được
thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm Expert choice 11.0. Kết quả
được thể hiện ở Bảng 3.4 (kết quả trong bảng đã được quy đổi trọng
số nhân 100%):
15
16
Thứ tự ưu tiên của các nhóm tiêu chí được xác định là: Công suất và
hiệu quả xử lý nước thải>Chi phí vận hành và bảo trì>Sự phù hợp
của công nghệ XLNT với điều kiện địa phương>Điều kiện hoạt động
của công trình và thiết bị >An toàn và thân thiện môi trường>Sự
thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và thay đổi
yếu tố đầu vào.
Hai nhóm tiêu chí Công suất và hiệu quả xử lý nước thải và Chi phí
vận hành và bảo trì có mức độ quan trọng cao nhất lần lượt là 33,7;
20,9 và điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Hai nhóm tiêu chí
này tối quan trọng và cần thiết đối với các công trình XLNT là hệ
thống phải hoạt động đúng chức năng và hiệu quả (nhóm tiêu chí
Công suất và hiệu quả xử lý nước thải) và hệ thống phải đảm bảo các
chỉ tiêu kinh tế (nhóm tiêu chí Chi phí vận hành và bảo trì) như kinh
phí đầu tư, chi phí vận hành bảo dưỡng,
3.2. Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đảm bảo sự hoạt
động bền vững của nhà máy xử lý nước thải đô thị
3.2.1. Nhóm chỉ tiêu Công nghệ
Đối với nhóm chỉ tiêu về công nghệ thì chỉ tiêu về hiệu quả xử lý là
chỉ tiêu quan trọng nhất, ngoài ra để đánh giá công nghệ của một nhà
máy xử lý nước thải hoạt động tốt thì chúng ta cũng cần phải tính
đến các chỉ tiêu về sự phù hợp của công nghệ XLNT với điều kiện
địa phương, thích ứng BĐKH cũng như chỉ tiêu về sự ảnh hưởng của
các công trình XLNT đối với môi trường xung quanh.
3.2.1.1. Chỉ tiêu Công suất và chế độ thải nước
Chế độ thải là một yếu tố cơ bản khác liên quan đến việc tính toán
mạng lưới thoát nước và các công trình xử lý nước thải. Chế độ thải
nước thải đô thị phụ thuộc vào chế độ sử dụng nước, đặc trưng bởi
hệ số thải nước không điều hòa Kch. Kch là tỷ số của lưu lượng thải
giờ dùng nước lớn nhất của ngày dùng nước lớn nhất (qh,max) và lưu
lượng nước thải của giờ dùng nước trung bình của ngày dùng nước
trung bình (qh,tb).
3.2.1.2. Chỉ tiêu Hiệu quả xử lý nước thải
Yêu cầu (mức độ) XLNT: xử lý đạt mức A của QCVN
40:2011/BTNMT hoặc QCVN 14:2008/BTNMT. Hiện nay mức độ ô
nhiễm nước thải chủ yếu đánh giá theo 4 thông số sau: Chỉ tiêu SS;
BOD5; TN, TP; Coliform
17
Theo QCVN 40-MT:2011/BTNMT: Cơ sở có lượng nước thải sinh
hoạt, nước thải đô thị lớn hơn hoặc bằng 1500 (một nghìn năm trăm)
mét khối/ ngày đêm (m3/24h): Tính giá trị tối đa cho phép của các
thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt, nước thải đô thị khi xả ra
nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:
Cmax = C x Kq x Kf
3.2.2. Nhóm chỉ tiêu Vận hành và bảo trì
3.2.2.1. Chỉ tiêu Sự phù hợp với điều kiện của địa phương:
Công nghệ XLNT lựa chọn phải phù hợp với điều kiện đô thị như
các đặc điểm tự nhiên (địa hình, địa chất công trình và địa chất thuỷ
văn, khí hậu và thời tiết,); điều kiện kinh tế xã hội (cấp đô thị, điều
kiện và cơ cấu sử dụng đất); đặc điểm quy hoạch phát triển đô thị;
khả năng tài chính của dự án;...
3.2.2.2. Chỉ tiêu Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Để NMXLNT đô thị hoạt động bền vững thì cần tính đến các chỉ tiêu
liên quan đến BĐKH, đó là:
- Hiệu quả xử lý trong điều kiện nước thải có nồng độ muối và
nhiệt độ tăng cao đột ngột
- Hiệu quả xử lý trong điều kiện nước thải đầu vào có hàm lượng
SS, BOD và các chỉ tiêu ô nhiễm khác dao động.
- Có khả năng trữ nước trong thời gian dài do sự gia tăng mưa lũ,
các công trình (bể điều hòa, hồ ổn định nước tải,)
3.2.2.3. Chỉ tiêu An toàn thân thiện với môi trường xung quanh
Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả của một dây chuyền công nghệ xử lý
nước thải đô thị cũng cần phải chú ý đến các vấn đề như khả năng
hạn chế và xử lý mùi hôi của nước thải, lượng bùn cặn tạo thành và
các phương pháp xử lý bùn cặn,
3.2.3. Nhóm chỉ tiêu Thể chế và quản lý:
3.2.3.1. Chỉ tiêu Cơ chế quản lý về hoạt động của đơn vị vận hành
NMXLNT
Loại hình doanh nghiệp của đơn vị vận hành NMXLNT hiện nay chủ
yếu là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh
nghiệp cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp và quản lý tài sản
thoát nước và XLNT trên cơ sở hợp đồng với Chủ sở hữu theo Nghị
định số: 80/2014/NĐ-CP.
18
3.2.3.2. Chỉ tiêu Tổ chức quản lý vận hành
Tương ứng với mỗi một loại hình doanh nghiệp XLNT hiện nay:
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc doanh nghiệp cổ
phần thì tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp XLNT thường cơ
cấu theo các sơ đồ nêu trên Hình 3.1, Hình 3.2 và Hình 3.3
3.2.3.3. Chỉ tiêu Quản lý tài sản
Theo Nghị định số 80/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thoát nước và
xử lý nước thải, ngày 6/8/2014 thì đối với hệ thống thoát nước đô thị,
khu dân cư nông thôn tập trung được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà
nước, việc lựa chọn đơn vị thoát nước tuân thủ theo quy định pháp
luật hiện hành về cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích. Đơn
vị thoát nước phải có nhân lực, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật
cần thiết để thực hiện các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý,
vận hành hệ thống thoát nước mưa và nước thải. Đơn vị thoát nước
sẽ được chủ sở hữu hệ thống thoát nước tổ chức lựa chọn trên địa
bàn do mình quản lý. Giữa chủ sở hữu và đơn vị được giao quản lý,
vận hành HTTN sẽ phải ký kết hợp đồng quản lý, vận hành HTTN và
đây là văn bản pháp lý được pháp luật công nhận.
3.2.4. Nhóm chỉ tiêu Tài chính
3.2.4.1. Chỉ tiêu Giá dịch vụ thoát nước
Chi phí vận hành và bảo trì NMXLNT được xác định theo Thông tư
số 13/2018/TT-BXD, ngày 27/12/2018
Ngoài chi phí O&M, giá dịch vụ còn bao gồm các chi phí khác: chi
phí đầu tư xây dựng cơ bản; chi phí tái phát triển; yếu tố kinh tế xã
hội bên ngoài; yếu tố môi trường, BĐKH.
Từ chi phí vận hành và bảo trì hình thành lên được giá dịch vụ
XLNT theo nguyên tắc Quản lý tổng hợp tài nguyên nước như sơ đồ
Hình 3.5 sau đây.
19
3.2.4.2. Chỉ tiêu Nguồn thu của NMXLNT
Để NMXLNT hoạt động bền vững thì nguồn của nhà máy phải được
thu theo giá dịch vụ thoát nước, từ các nguồn:
- Kinh phí thu được từ phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Kinh phí từ ngân sách nhà nước
- Kinh phí từ các nguồn tài trợ: ODA của các nước, WB, ADB,
JICA
3.2.4.3. Chỉ tiêu Tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì:
Chi phí hàng năm cho XLNT đô thị rất lớn, trong lúc đó một lượng
lớn nước thải và bùn thải sau xử lý có thể tái sử dụng. Mặt khác bằng
các giải pháp kỹ thuật khác nhau có thể tiết kiệm được năng lượng
trong quá trình hoạt động của các thiết bị. Để giảm chi phí O&M cho
NMXLNT đô thị ta có thể hạn chế tiêu thụ điện năng của các thiết bị
và thu hồi, tái sử dụng nước thải, bùn thải và khí sinh học hình
thành,
3.3. Áp dụng các tiêu chí và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để đảm bảo
tính bền vững trong hoạt động của nhà máy xử lý nước thải
thành phố Bắc Ninh
3.3.1. Mô tả hệ thống thoát nước và nhà máy xử lý nước thải
thành phố Bắc Ninh
NMXLNT ThP Bắc Ninh được xây dựng tại xã Kim Châu – ThP Bắc
Ninh với công suất: 17.500 m3/ngđ (tính đến 2020), diện tích xây
dựng là 3 ha, bắt đầu hoạt động từ năm 2013, là hệ thống thoát nước
chung, sử dụng công nghệ SBR cải tiến.
Nhà máy được thiết kế để chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo
tiêu chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT loại B.
Ngày 25/9/2015, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số
372/QĐ-UBND thành lập Công ty TNHH một thành viên Thoát
nước
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_an_xay_dung_cac_tieu_chi_danh_gia_va_chi_tieu_k.pdf