Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - Huỳnh Thị Hồ Diễm

Kiểm định các điều kiện liên quan đến mô hình:

Nghiên cứu thực hiện các kiểm định và xác định mô hình 1,2,3,4

phù hợp với phương pháp ước lượng FEM để giải thích cho mối

quan hệ giữa DA, SDA và LDA với các biến phụ thuộc ROA, ROE,

Tobin’Q. Đối với mô hình có biến phụ thuộc là P/E phù hợp với

phương pháp ước lượng Pooled OLS.

Tác giả sử dụng phân tích quan hệ tương quan giữa các biến trong

mô hình để kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau,

căn cứ vào kết quả, tác giả sẽ xem xét tồn tại hay không hiện tượng

đa cộng tuyến trong mô hình.

Trong nghiên cứu, các hệ số hồi quy được ước lượng với sai số

chuẩn vững đã được áp dụng để khắc phục ảnh hưởng của hiện tượng

phương sai thay đổi và cả hiện tượng tự tương quan.

Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta sử dụng F-statistics.

Kết quả tại các mô hình hồi quy đều có p < 0,05. Điều này cho thấy

các hệ số không thể đều bằng 0 hay nói cách khác mô hình phù hợp

về mặt thống kê .

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh - Huỳnh Thị Hồ Diễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên quan đến hiệu quả và cấu trúc tài chính. Dữ liệu thu thập được là dữ liệu thứ cấp. - Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu nghiên cứu: Phân tích tổng hợp, phân tích số liệu, so sánh đối chiếu. - Phương pháp thống kê: Thống kê mô tả, phân tích quan hệ tương quan giữa các biến, phân tích hồi quy. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục đề tài gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp. Chương 2: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 4: Hàm ý và đề xuất. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1.Cấu trúc tài chính a. Khái niệm Cấu trúc tài chính theo tác giả sử dụng trong đề tài này là quan hệ tỷ lệ giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. b. Các chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính của doanh nghiệp Một số chỉ tiêu đo lường cấu trúc tài chính được sử dụng phổ biến: Tỷ suất nợ tổng quát (DA) = Tổng nợ phải trả/Tổng tài sản. Tỷ suất nợ ngắn hạn (SDA) = Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản. Tỷ suất nợ dài hạn (LDA) = Nợ dài hạn/Tổng tài sản. Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu (DE) = Tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu. Tỷ suất tự tài trợ (EC) = Vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn. 1.1.2.Hiệu quả của doanh nghiệp a. Khái niệm Theo giáo trình “ Phân tích hoạt động kinh doanh II” của Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên thì hiệu quả được xem xét trong mối quan hệ giữa đầu ra (bao gồm các chi tiêu liên quan đến giá trị sản xuất, doanh thu, lợi nhuận) và đầu vào (bao gồm các yếu tố như vốn chủ sở hữu, tài sản lao động) (Trương Bá Thanh & Trần Đình Khôi Nguyên, 2009) . 4 Để đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện các nguồn lực hạn chế của doanh nghiệp. b. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của doanh nghiệp * Nhóm chỉ tiêu đo lường phản ánh hiệu quả từ góc độ doanh nghiệp: Tỷ suất ROC, ROS, ROA và ROE là thước đo truyền thống thường được sử dụng trong các nghiên cứu thực chứng trong và ngoài nước. - Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) được đo lường thông qua Lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trên Doanh thu. - Tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn(ROC): được đo lường thông qua Lợi nhuận sau thuế trên Vốn đầu tư (Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu) - Tỷ suất sinh lời tài sản(ROA): được đo lường thông qua Lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên tổng tài sản. -Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE): được đo lường thông qua Lợi nhuận sau thuế trên Vốn chủ sở hữu. * Nhóm chỉ tiêu đo lường phản ánh hiệu quả từ góc độ nhà đầu tư: - Hệ số giá trên thu nhập (P/E) được tính bằng giá thị trường của một cổ phiếu trên EPS (thu nhập trên mỗi cổ phiếu). - Chỉ số Tobin’Q được tính bằng giá trị thị trường của công ty trên giá trị sổ sách của công ty. Trong đó: + Giá thị trường của công ty bao gồm giá thị trường của nợ và vốn chủ sở hữu; + Giá trị sổ sách của công ty bao gồm giá trị sổ sách của nợ và giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu. 1.2. ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP Cấu trúc tài chính và ảnh hưởng của nó đối với hiệu quả của doanh nghiệp là một vấn đề cốt lõi trong lĩnh vực tài chính và có một 5 số lý thuyết giải thích về mối quan hệ này. Lý thuyết Modigliani- Miller (M &M) ( Modigliani và Miller, 1958 ), được coi là lý thuyết cơ sở, cho rằng giá trị công ty không bị ảnh hưởng bởi cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, lý thuyết này dựa trên các giả định hạn chế của một thị trường vốn hoàn hảo, điều đó không tồn tại trong thế giới thực. Để giải thích cho một thị trường không hoàn hảo, ba lý thuyết chính đã được đề xuất là các lựa chọn thay thế cho lý thuyết M &M là lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết đại diện. Lý thuyết đánh đổi (Kraus and Litzenberger,1973; Myers, 1984 ) cho rằng mức nợ trong cấu trúc tài chính tăng có thể ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ nợ tăng lên một ngưỡng nào đó thì hiệu quả của doanh nghiệp giảm, tức là cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp có mối quan hệ phi tuyến tính. Bằng cách tận dụng lợi ích của nợ chủ yếu đến từ lá chắn thuế Miller và Modigliani (1963) có nghĩa là doanh nghiệp có thể giảm nghĩa vụ thuế bằng cách giảm thu nhập thông qua trả lãi vay. Tuy nhiên việc tài trợ bằng nợ cũng phát sinh nhiều chi phí như chi phí phá sản trực tiếp và gián tiếp, làm gia tăng nguy cơ tài chính. Do đó, cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp được xác định bằng cách gia tăng nợ đến khi lợi ích biên từ tấm lá chắn thuế cân bằng với chi phí biên của kiệt quệ tài chính. Lý thuyết trật tự phân hạng được phát triển bởi Myers và Majluf (1984), cho rằng không có một tỷ lệ nợ tối ưu để tối đa hóa giá trị công ty. Sự thay đổi tỷ lệ nợ trong cấu trúc tài chính bắt nguồn từ việc tăng nhu cầu tài chính bên ngoài khi các quỹ sẵn có được sử dụng đầy đủ. Tuy nhiên, ở đây ta có thể thấy nợ trong cấu trúc tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp. Lý 6 thuyết này cho rằng nguồn tài chính tài trợ cho doanh nghiệp được xếp theo thứ bậc: tài chính nội bộ được sử dụng đầu tiên, sau đó đến nợ và vốn cổ phần được phát hành khi không thể tiếp cận được nhiều nợ. Để tránh ảnh hưởng tiêu cực từ gánh nặng tài chính và sự pha loãng quyền sở hữu, các nhà quản lý sẽ thích tài trợ bằng nguồn vốn bên trong hơn nguồn vốn bên ngoài. Theo đó, các công ty có khả năng sinh lời cao hơn, hoạt động hiệu quả hơn thường có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn sẵn có hơn để tài trợ cho các dự án của mình hơn so với các công ty có khả năng sinh lợi thấp hơn, hoạt động kém hiệu quả hơn. Từ đó, có thể kết luận rằng tỷ lệ nợ trong cấu trúc tài chính ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp. Phát triển bởi Jensen&Meckling (1976), Jensen (1986), lý thuyết đại diện cho rằng cấu trúc tài chính ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp. Chi phí đại diện vốn chủ sở hữu là do mâu thuẫn giữa chủ sở hữu và người quản lý, và chi phí đại diện nợ do xung đột giữa chủ nợ và chủ sở hữu. Mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và chủ sở hữu là do các nhà quản lý cố gắng đạt được các mục đích cá nhân thay vì tối đa hoá giá trị của công ty và lợi nhuận của cổ đông. Jensen (1986) lập luận rằng với tỷ lệ nợ cao trong cấu trúc tài chính, các nhà quản lý sẽ chịu áp lực đầu tư vào các dự án có lợi nhuận, tăng hiệu quả của doanh nghiệp để tạo ra dòng tiền để trả lãi vay. Do đó, tỷ lệ nợ trong cấu trúc tài chính có thể ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp bằng cách giảm bớt chi phí đại diện liên quan đến nhà quản lý và chủ sở hữu. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ trong cấu trúc tài chính lại làm tăng xung đột giữa cổ đông và chủ nợ Myers (1977 ). Myers nói rằng khi tỷ lệ nợ trong cấu trúc tài chính cao, chủ nợ sẽ đòi hỏi mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi 7 ro phá sản cao hơn. Vì vậy, về mặt này, cấu trúc tài chính có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của doanh nghiệp. Từ các học thuyết trên ta có thể nhận thấy tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp. 1.3. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU THỰC CHỨNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC TÀI CHÍNH ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP Bảng 1.1. Bảng tóm tắt một số các nghiên cứu thực chứng về ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả của doanh nghiệp Biến Tác giả Ảnh hưởng Tỷ suất nợ Zeituna and Tianb (2007) - Muritala (2012) - Soumadi & Hayajneh(2011) - Nguyễn Thị Phương Thảo (2017) - Abor (2005) + Burja (2011) + Gill và cộng sự (2011) + Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) + Tỷ suất nợ ngắn hạn Dananti và Cahjono (2017) - Schulz (2017) - Shen (2017) - Hồ Thị Hải Liên (2017) - Abor (2005) + Gill và cộng sự (2011) + Tỷ suất nợ dài hạn Zeituna and Tianb (2007) - Abor (2005) - 8 Biến Tác giả Ảnh hưởng Dananti và Cahjono (2017) - Shen (2017) - Lê Thị Phương Vy và Phan Thị Bích Nguyệt (2017) - Do Xuan Quang & Wu Zhong Xin (2014) - Gill và cộng sự (2011) + Chowdhury (2010) + Nguyễn Thị Phương Thảo (2017) + Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017) + Quy mô doanh nghiệp Abor (2005) + Muritala (2012) + Gill và cộng sự (2011) + Nguyễn Thị Phương Thảo (2017) + Do Xuan Quang & Wu Zhong Xin (2014) + Shen (2017) và Schulz (2017) + Tốc độ tăng trưởng Zeituna and Tianb (2007) + Abor (2005) + Margaritis and Psillaki (2010) + Hồ Thị Hải Liên (2017) + Tỷ trọng tài sản cố định Zeituna and Tianb (2007) + Hồ Thị Hải Liên (2017) - Thời gian hoạt động Lin và Chang (2009) + Hồ Thị Hải Liên (2017) + 9 Biến Tác giả Ảnh hưởng Rủi ro kinh doanh Tian và Zeitun (2007) - Chowdhury (2010) - Tỷ trọng tiền và tương đương tiền Lê Thị Phương Vy và Phan Thị Bích Nguyệt (2017) + Ngành nghề Zeituna and Tianb (2007) , Gill và cộng sự (2011) + KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 10 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1.1. Giả thuyết a. Giả thuyết về ảnh hưởng của tỷ suất nợ đến hiệu quả của doanh nghiệp H1a: Tỷ suất nợ ảnh hưởng cùng chiều với ROA. H1b: Tỷ suất nợ ảnh hưởng cùng chiều với ROE. H1c: Tỷ suất nợ ảnh hưởng cùng chiều với P/E. H1d: Tỷ suất nợ ảnh hưởng cùng chiều với Tobin’Q. b. Giả thuyết về ảnh hưởng của tỷ suất nợ ngắn hạn đến hiệu quả của doanh nghiệp H2a: Tỷ suất nợ ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều với ROA. H2b: Tỷ suất nợ ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều với ROE. H2c: Tỷ suất nợ ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều với P/E. H2d: Tỷ suất nợ ngắn hạn ảnh hưởng cùng chiều với Tobin’Q. c. Giả thuyết về ảnh hưởng của tỷ suất nợ dài hạn đến hiệu quả của doanh nghiệp H3a: Tỷ suất nợ dài hạn ảnh hưởng cùng chiều với ROA. H3b: Tỷ suất nợ dài hạn ảnh hưởng cùng chiều với ROE. H3c: Tỷ suất nợ dài hạn ảnh hưởng cùng chiều với P/E. H3d: Tỷ suất nợ dài hạn ảnh hưởng cùng chiều với Tobin’Q. d. Giả thuyết về mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp H4: Có mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 11 2.1.2. Mô hình nghiên cứu Từ các giả thuyết nêu trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: a ) Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp Mô hình 1: FP it = β0 + β1DAit + β2SIZE it + β3GROWTH it + β4 TANGit + β5 AGE it + β6RISKit + β7LIQit + β8INDUST it + εit Mô hình 2: FP it = β0 + β1SDAit + β2LDA it + β3SIZE it + β4GROWTH it + β5 TANGit + β6 AGE it + β7RISKit + β8LIQit + β9 INDUST it + εit Trong đó: i là doanh nghiệp và t là thời gian (năm); FP it : Hiệu quả của doanh nghiệp i tại thời điểm t được đo lường bởi các chỉ số : ROA, ROE, P/E và Tobin’Q ; DA: Tỷ suất nợ ; SDA: Tỷ suất nợ ngắn hạn; LDA: Tỷ suất nợ dài hạn; SIZE : Quy mô doanh nghiệp; GROWTH : Sự tăng trưởng của doanh nghiệp; TANG: Tỷ trọng tài sản cố định; AGE : Số năm hoạt động của doanh nghiệp;RISK:Rủi ro kinh doanh; LIQ :Tỷ trọng tiền và tương đương tiền, INDUST : Ngành nghề. b ) Mô hình nghiên cứu về mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp Mô hình 3: FP it = β0 + β1DAit + β2DA 2 it +β3SIZE it + β4GROWTH it + β5 TANGit + β6 AGE it + β7RISKit + β8LIQit + β9 INDUST it + εit Mô hình 4: FP it = β0 + β1SDAit + β2 SDA 2 it + β3LDA it + β4LDA 2 it +β5SIZE it + β6GROWTH it + β7 TANGit + β8 AGE it + β9RISKit + β10LIQit + β11 INDUST it + εit Từ các mô hình trên của đề tài, ta có thể nhận thấy một số điểm khác biệt so với các mô hình nghiên cứu thực chứng trong nước như sau: 12 Bảng 2.1: Bảng tổng hợp những điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu so với các mô hình nghiên cứu thực chứng trong nước STT Danh mục Điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu 1 Biến phụ thuộc phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp Sử dụng thước đo ROA, ROE, P/E và Tobin'Q; trong khi các nghiên cứu khác chỉ sử dụng một hay một vài thước đo như nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Do Xuan Quang & Wu Zhong Xin (2014), Kiều Thị Xuân Thảo (2017), Hồ Thị Hải Liên (2017) và Nguyễn Tấn Vinh (2011). 2 Biến độc lập phản ánh cấu trúc tài chính Sử dụng thước đo tỷ suất nợ, tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn; trong khi các nghiên cứu khác chỉ sử dụng một hay một vài thước đo như nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017) và Kiều Thị Xuân Thảo (2017). 3 Biến kiểm soát Đưa vào mô hình nghiên cứu 7 biến : SIZE, GROWTH TANG, AGE, LIQ, RISK,INDUST. Trong khi các nghiên cứu khác chỉ sử dụng một hay một vài biến như nghiên cứu của Lê Thị Phương Vy và Phan Thị Bích Nguyệt (2017), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Do Xuan Quang & 13 STT Danh mục Điểm khác biệt của mô hình nghiên cứu Wu Zhong Xin (2014) , Nguyễn Thị Phương Thảo (2017), Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017) và Kiều Thị Xuân Thảo (2017). 4 Dạng mô hình Sử dụng mô hình bình phương biến nghiên cứu chính để nghiên cứu mối quan hệ phi tuyến giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính. Tại Việt Nam chỉ có nghiên cứu của Lê Thị Phương Vy và Phan Thị Bích Nguyệt (2017). 5 Mẫu nghiên cứu Sử dụng nhiều quan sát với dữ liệu các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong 5 năm giai đoạn 2012-2016 (giai đoạn mà nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển phục hồi và ổn định hơn) so với các nghiên cứu của Lê Thị Phương Vy và Phan Thị Bích Nguyệt (2017), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Do Xuan Quang & Wu Zhong Xin (2014), Nguyễn Thị Phương Thảo (2017), Nguyễn Thị Ngọc Hà (2017) và Kiều Thị Xuân Thảo (2017). 14 2.2. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN 2.2.1. Biến phụ thuộc phản ánh hiệu quả doanh nghiệp Trong đề tài này, bốn thước đo phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp được sử dụng là ROA, ROE, P/E và Tobin’Q . Trong khi ROA và ROE được sử dụng để đo lường hiệu quả từ góc độ doanh nghiệp thì P/E và Tobin’Q dùng để đo lường hiệu quả từ góc độ nhà đầu tư. a.Đo lường phản ánh hiệu quả từ góc độ doanh nghiệp: b.Đo lường phản ánh hiệu quả từ góc độ nhà đầu tư 2.2.2. Biến độc lập phản ánh cấu trúc tài chính: Tỷ suất nợ (DA), tỷ suất nợ ngắn hạn (SDA) và tỷ suất nợ dài hạn (LDA). 2.2.3. Biến kiểm soát:Quy mô doanh nghiệp (SIZE), Tốc độ tăng trưởng (GROWTH), Cấu trúc tài sản cố định (TANG), Thời gian hoạt động (AGE), Rủi ro kinh doanh (RISK), Tỷ trọng tiền và tương đương tiền (LIQ) và Ngành nghề (Indust). Bảng 2.2: Bảng mô tả các biến nghiên cứu Biến Tên biến Đo lường Tác động kỳ vọng Biến độc lập Cấu trúc tài chính DA Tỷ suất nợ Nợ phải trả/ Tổng Tài sản -/+ SDA Tỷ suất nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn/ Tổng Tài sản -/+ LDA Tỷ suất nợ dài hạn Nợ dài hạn/ Tổng Tài sản -/+ Biến kiểm soát SIZE Quy mô doanh nghiệp ln(tổng tài sản) + GROWTH Tốc độ tăng trưởng (DTn- DT n-1)/ DT n-1 + TANG Cấu trúc Tài sản cố + 15 tài sản cố định định /Tổng Tài sản AGE Số năm hoạt động Năm t – Năm t0 + RISK Rủi ro kinh doanh Độ lệch chuẩn của tỷ lệ Lợi nhuận trước thuế và lãi vay và khấu hao tài sản trên tổng tài sản bq - LIQ Tỷ trọng tiền và tương đương tiền (Tiền mặt và tương đương tiền)/ Tổng tài sản + INDUST Ngành nghề Biến giả Biến phụ thuộc Hiệu quả của doanh nghiệp ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/ Tổng Tài sản bq ROE Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu bq P/E Tỷ số giá cổ phiếu trên thu nhập Giá thị trường của một cổ phiếu/ EPS Tobin'Q Chỉ số Tobin'Q (Giá trị thị trường của cổ phiếu + Giá trị sổ sách của nợ) / Giá trị sổ sách của Tổng Tài sản 16 2.3. CHỌN MẪU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ tất cả các công ty phi tài chính niêm trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong thời gian 5 năm 2012-2016; bao gồm 206 công ty*5 = 1030 quan sát. Các số liệu tài chính của các công ty được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán và được công khai. Giá cổ phiếu được lấy từ giá niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. 2.4 PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 17 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ 3.2. PHÂN TÍCH QUAN HỆ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH 3.2.1. Mối quan hệ tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập 3.2.2. Mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập với nhau 3.3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH 3.3.1. Kiểm định các điều kiện liên quan đến mô hình: Nghiên cứu thực hiện các kiểm định và xác định mô hình 1,2,3,4 phù hợp với phương pháp ước lượng FEM để giải thích cho mối quan hệ giữa DA, SDA và LDA với các biến phụ thuộc ROA, ROE, Tobin’Q. Đối với mô hình có biến phụ thuộc là P/E phù hợp với phương pháp ước lượng Pooled OLS. Tác giả sử dụng phân tích quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình để kiểm định mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau, căn cứ vào kết quả, tác giả sẽ xem xét tồn tại hay không hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Trong nghiên cứu, các hệ số hồi quy được ước lượng với sai số chuẩn vững đã được áp dụng để khắc phục ảnh hưởng của hiện tượng phương sai thay đổi và cả hiện tượng tự tương quan. Để kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta sử dụng F-statistics. Kết quả tại các mô hình hồi quy đều có p < 0,05. Điều này cho thấy các hệ số không thể đều bằng 0 hay nói cách khác mô hình phù hợp về mặt thống kê . 18 3.3.2. Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất nợ (DA) đến hiệu quả của doanh nghiệp Các hệ số R2 trong tất cả các mô hình là khá tốt, giao động từ 0,1 đến 0,5 . a. Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất nợ (DA) đến hiệu quả của doanh nghiệp Từ bảng kết quả hồi quy, ta nhận định mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất nợ và hiệu quả của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được đo lường bởi tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E) và chỉ số Tobin’Q. b. Phân tích ảnh hưởng của các biến kiểm soát đến hiệu quả của doanh nghiệp 3.3.3. Phân tích ảnh hưởng của tỷ suất nợ ngắn hạn (SDA) và tỷ suất nợ dài hạn (LDA) đến hiệu quả của doanh nghiệp Từ bảng kết quả 3.5 có thể thấy các hệ số R2 trong tất cả các mô hình là khá khác biệt, giao động từ 0,025 đến 0,56 . Nghiên cứu chỉ ra rằng, cấu trúc tài chính có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp được đo lường bởi ROA, ROE, P/E và Tobin’Q, ngoại trừ tỷ suất nợ dài hạn (LDA) không có mối quan hệ với hiệu quả của doanh nghiệp được đo lường bởi chỉ số Tobin’Q. Kết quả của các biến số khác : Quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trường, cấu trúc tài sản cố định, thời gian hoạt động, tỷ trọng tiền và tương đương tiền, rủi ro kinh doanh đều có ý nhĩa thống kê. Một lần nữa khẳng định giả thuyết nêu ra, có mối quan hệ giữa các biến kiểm soát nêu trên với hiệu quả của doanh nghiệp. 19 3.3.4. Phân tích hồi quy về mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp a. Phân tích hồi quy về mối quan hệ phi tuyến tính giữa tỷ suất nợ (DA) và hiệu quả của doanh nghiệp Tồn tại một mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp được đo lường bằng ROE. b. Phân tích hồi quy về mối quan hệ phi tuyến tính với biến độc lập là SDA và LDA. Đối với tỷ suất nợ ngắn hạn có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả được đo lường bởi ROA, ROE, Tobin’Q. Có nghĩa, ở mức nợ ngắn hạn thấp có thể làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp; tuy nhiên, khi đòn bẩy đủ cao, việc tăng tỷ lệ nợ ngắn hạn có thể làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp.Và tỷ suất nợ dài hạn có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả được đo lường bởi ROA, ROE. Tuy nhiên mối quan hệ phi tuyến này ngược chiều với tỷ suất nợ ngắn hạn. 3.3.5. Ước lượng GMM Kết quả này một lần nữa được khẳng định khi thực hiện kiểm định theo phương pháp ước lượng GMM đối với mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và hiệu quả của doanh nghiệp được đo lường bởi ROA, ROE và Tobin’Q. Đối với mối quan hệ phi tuyến thì GMM hỗ trợ kết quả tỷ suất nợ và tỷ suất nợ ngắn hạn có mối quan hệ phi tuyến với hiệu quả được đo lường bởi ROA, ROE và Tobin’Q. Đối với tỷ suất nợ dài hạn thì ước lượng GMM không có ý nghĩa thống kê. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 20 CHƯƠNG 4 HÀM Ý VÀ ĐỀ XUẤT Hàm ý thứ nhất, doanh nghiệp nên tăng cường các kênh huy động vốn khác. Các biện pháp có thể thực hiện như: tăng cường liên kết kinh tế để tìm nguồn tài trợ thông qua hình thức tìm đối tác đầu tư ở dạng liên doanh, liên kết hay huy động vốn góp của nhân viên, vốn chiếm dụng, tín dụng trả góp Hàm ý thứ hai, các doanh nghiệp nên xây dựng cơ cấu vốn hợp lý phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp, tương ứng với quy mô, chu kỳ sống, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mỗi giai đoạn. Đồng thời, thay đổi cơ cấu nợ vay: các doanh nghiệp nên thay đổi cơ cấu vay theo hướng tăng vay trung dài hạn. Và đối với nợ vay ngắn hạn thì xem xét vay ở mức độ phù hợp, tương ứng với quy mô kinh doanh ở mỗi giai đoạn và năng lực quản trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời kiểm soát các khoản nợ vay ngắn hạn, tránh trường hợp sử dụng nợ vay ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Hàm ý thứ ba, gia tăng quy mô hợp lý: Gia tăng quy mô sẽ dẫn đến tăng hiệu quả. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp gia tăng quy mô sản xuất, tăng tài sản bằng cách vay nợ để đầu tư mà năng lực quản lý yếu kém thì gánh nặng chi phí lãi vay, chi phí khấu hao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Vậy nên, doanh ngiệp nên cân nhắc đầu tư, gia tăng quy mô phải tương ứng với năng lực quản trị và tương ứng với thực trạng doanh nghiệp. Có thể đầu tư vào tài sản ngắn hạn trước để cải thiện và chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh 21 trước khi tính toán tới việc gia tăng tài sản dài hạn để có thể tăng trưởng ổn định lâu dài. Hàm ý thứ tư, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng: Nghiên cứu đã chứng minh tốc độ tăng trưởng có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp. Do đó, để tăng hiệu quả, cần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp để gia tăng sức cạnh tranh như: Nâng cao hiệu quả maketing, mở rộng thị phần,phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Hàm ý thứ năm, Đầu tư tài sản cố định hợp lý: Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ trọng tài sản cố định và ROA và ROE. Chính vì vậy, để gia tăng hiệu quả, các doanh nghiệp nên: Đánh giá năng lực quản trị hiện tại của doanh nghiệp; tình hình sản xuất; tiêu thụ; tài chính trước khi quyết định mua hay thuê tài chính. Không nên sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư tài sản cố định.Tăng cường duy tu, bảo dưỡng; thanh lý các tài sản kém hiệu quả... Hàm ý thứ sáu, cải thiện hiệu quả thời gian hoạt động trên thị trường: Biến thời gian hoạt động có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả của doanh nghiệp. Đây là một kết quả tiêu cực, thông qua đó ta nhận thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được kinh nghiệm và lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường để cải thiện hiệu quả. Để cải thiện, doanh nghiệp nên nâng cao hiệu quả maketing , xây dựng, phát triển và tích lũy các quan hệ làm ăn lâu dài, tích lũy các dữ liệu thị trường phục vụ cho việc ra quyết định trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả , tăng cường liên doanh liên kết tạo hiệp hội ngành nghề cùng nhau phát triển. 22 Hàm ý thứ bảy, Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro kinh doanh có thể xảy ra: Rủi ro kinh doanh càng cao thì lợi nhuận mang lại càng thấp. Chính vì vậy các doanh nghiệp nên:Phân tích thị trường kỹ để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. Có biện pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra. Những rủi ro kinh doanh, giá cả thị trường tăng , lạm phát, khủng hoảng. là những yếu tố khó dự đoán được. Để hạn chế phần nào những tổn thất gây ra, các doanh nghiệp có thể dùng các biện pháp phòng ngừa như trích lập dự phòng, mua bảo hiểm. Hàm ý thứ tám, xây dựng tỷ trọng tiền và tương tiền hợp lý. Xây dựng tỷ trọng tiền và tương tiền hợp lý để gia tăng thêm hiệu quả, cân đối thu chi, không để tồn quỹ tiền mặt cao, kiểm soát chặt để hạn chế rủi ro sử dụng để đầu tư vì mục đích cá nhân mà không vì hiệu quả của doanh nghiệp. Tóm lại, các doanh nghiệp nên chú trọng công tác quản trị cấu trúc tài chính và xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với thực trạng của doanh nghiệp. Đồng thời, các doanh nghiệp nên xây dựng các nhân tố khác có ảnh hưởng đến hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_anh_huong_cua_cau_truc_tai_chinh_den_hieu_q.pdf
Tài liệu liên quan