Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc

Ủy ban nhân dân tỉnh sớm ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch

bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu

công việc. Cải tiến đồng bộ nội dung, phương pháp bồi dưỡng. Tăng cường và đổi

mới công tác quản lý bồi dưỡng ở tỉnh. Dành nguồn lực ngân sách nhà nước thỏa

đáng cho công tác này, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa trong bồi dưỡng công chức

các cơ quan chuyên môn.

Việc bồi dưỡng công chức phải gắn với việc bố trí, sử dụng, gắn với vị trí việc

làm; cần đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng công chức theo hướng chuẩn hoá,

hiện đại hoá

pdf26 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i 7 các nguồn lực một cách hợp lý, kịp thời, đảm bảo tiến bộ; Tổ chức theo dõi, giám sát và có những điều chỉnh thích hợp trong quá trình thực hiện; Thường xuyên cập nhật thông tin về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và báo cáo lãnh đạo 1.2.1.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng công chức Đây là bước cuối cùng của quá trình bồi dưỡng thường được thực hiện vào cuối năm nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu, giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác bồi dưỡng công chức. Bên cạnh đó, việc đánh giá lại quá trình công tác bồi dưỡng còn giúp cơ sở đào tạo phát hiện ra những khiếm khuyết hay những điểm chưa phù hợp trong quy trình bồi dưỡng để từ đó có những bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. 1.2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc - Ảnh hưởng về chính trị: Là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc. Vì tất các chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đều phải tuân thủ các quy định về quyền và nghĩa vụ của người công chức được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. - Ảnh hưởng về pháp luật: Trên cơ sở các văn bản, các quy định hiện hành cần ban hành, hoàn thiện các quy định đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, để quản lý tốt nhất, phát huy hết khả năng, sự cống hiến của công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. - Ảnh hưởng về cán bộ, công chức làm công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc phải nâng cao trách nhiệm, thực hiện các chính sách, biện pháp, theo đúng các quy định của pháp luật, khách quan, công bằng, khoa học. - Ảnh hưởng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, nhận thức cho người công chức; tạo các điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý công chức. Kết luận chƣơng 1 Chương 1 làm rõ khái niệm và nội hàm của việc bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, đồng thời chỉ ra các nội dung cần bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện. Đây là cơ sở lý luận căn bản để nghiên cứu các vấn đề ở các chương tiếp theo. 8 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÀO CAI 2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Lào Cai Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, cách thủ đô Hà Nội 250 km về phí tây bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu có diện tích tự nhiên 6.383.9km2, gồm 1 thành phố và 8 huyện, dân số toàn tỉnh là 656.900 người với 25 dân tộc như: Hmông, Dao, Kinh, Xá phó, Tày, Giáy 2.2. Công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện thuộc tỉnh Lào Cai Hiện nay, theo thống kê của Sở Nội vụ tỉnh Lào Cai, tính đến 31/12/2015 tổng số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là: 935 người 2.3. Cơ sở pháp lý về bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Quyết định số 1374 /QĐ-TTg ngày 21/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2011- 2015; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước. Bên cạnh đó UBND tỉnh ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 về việc ban hành quy định về quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 2.4. Đánh giá thực trạng bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc trong bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc 2.4.1.1 Khái quát chung Xác định rõ chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện có tính quyết định đến việc thực hiện, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và của chính quyền cấp huyện, trong những năm qua Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan chức năng của các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai rất quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn theo nhu cầu công việc. 9 2.4.1.2. Xác định nhu cầu bồi dưỡng Để xác định nhu cầu bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn phù hợp với năng lực, trình độ và vị trí công tác, UBND cấp huyện tiến hành thực hiện các bước sau: UBND huyện giao cho phòng Nội vụ thực hiện quá trình bồi dưỡng công chức theo nhu cầu công việc, phòng Nội vụ gửi công văn đến các phòng ban chuyên môn ở huyện để xác định số lượng và nhu cầu bồi dưỡng. Phòng Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng của các phòng ban chuyên môn của huyện và phân loại nhu cầu bồi dưỡng gồm: Nhu cầu bồi dưỡng cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu bồi dưỡng theo vị trí việc làm. 2.4.1.3. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng Việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được thực hiện theo các bước sau: - Xác định mục tiêu bồi dưỡng: Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì vậy trong những năm qua tỉnh Lào Cai luôn đề cao công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực trình độ, tạo ra cán bộ, công chức “vừa hồng vừa chuyên” là một trong những chủ trương và chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã đề ra. hàng năm UBND tỉnh Lào Cai mở các lớp bồi dưỡng cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện xem đó là nhu cầu thiết yếu và góp phần tạo nên uy tín, niềm tin của nhân dân và doanh nghiệp đối với công chức trong thực thi công vụ. - Xác định đối tượng bồi dưỡng: Với nhu cầu bồi dưỡng về lý luận chính trị, về kiến thức chuyên môn hay bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước thì xác định đối tượng bồi dưỡng là tất cả công chức ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện dù là công chức lãnh đạo, hay công chức chuyên môn. Nhu cầu bồi dưỡng công chức giữ vị trí lãnh đạo trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì một số chuyên đề bồi dưỡng dành riêng cho đối tượng này như: Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý, bồi dưỡng chuyên viên chính, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về An ninh – Quốc phòng (đối tượng 3), nghiệp vụ đánh giá công chức. Nhu cầu bồi dưỡng công chức chuyên môn chủ yếu tập trung bồi dưỡng vào lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, chương trình chuyên viên, kiến thức quản lý nhà nước về An ninh – Quốc phòng (đối tượng 4), kỹ năng thực thi công vụ, kỹ năng thu thập thông tin, báo cáo thống kê, kỹ năng xây dựng hương ước, quy ước 10 - Xác định nội dung bồi dưỡng: Các cấp ủy đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cấp tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác bồi dưỡng những kiến thức về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kiến thức, kĩ năng quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ - Xác định các nguồn lực: Trước hết về nhân lực và cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật; xác định thời gian và kinh phí bồi dưỡng 2.4.1.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Sau khi tổng hợp được nhu cầu bồi dưỡng công chức từ các cơ quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Sở Nội vụ xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng rồi trình lên UBND tỉnh phê duyệt, kế hoạch được phê duyệt là căn cứ để tiến hành tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng công chức trong đó có công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc trên cơ sở tổng hợp những nguồn lực, tình hình thực hiện chức năng nhiệm vụ, nhu cầu thực tế từ các phòng ban chuyên môn để bố trí, lựa chọn công chức đi bồi dưỡng những khóa học phù hợp với vị trí công tác, phù hợp với chuyên môn đảm nhiệm. 2.4.1.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng Để có đánh giá một cách toàn diện và khách quan về công tác bồi dưỡng công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai, trước hết em dự vào số liệu của sở Nội vụ tỉnh Lào Cai về công tác bồi dưỡng công chức giai đoạn 2011 đến 2015, đồng thời em còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp phỏng vấn thông qua 200 phiếu khảo sát đến một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Thông qua 200 phiếu khảo sát về nhu cầu bồi dưỡng đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện về đánh giá việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho công chức thì 76,5 % cho rằng việc bồi dưỡng là rất quan trọng và 23.5% ý kiến cho rằng quan trọng Trong 5 năm UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức bồi dưỡng được 50.417 lượt công chức trong đó công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là 6.584 lượt. Qua số liệu cho thấy số lượng công chức được bồi dưỡng nhiều chủ yếu là kiến thức chuyên ngành và kiến thức lý luận chính trị, đặc biệt số lượt công chức được bồi dưỡng tăng nhanh trong những năm 2013, 2014, 2015, đặc biệt vào năm 2014 số lượt công chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện được đi đào tạo tăng nhanh từ số lượt 960 (2011) lên đến 1791 (2014) tăng gần gấp đôi. Sở dĩ số lượt công chức được đi bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tăng nhanh trong năm 2014 xuất phát từ chủ trương của Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 11 22/4/2013 của Chính phủ về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Để tổ chức thực hiện đúng tinh thần Nghị định trên của Chính Phủ, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 66/2013/QĐ- UBND ngày 22/12/3013 của tỉnh Lào Cai về Ban hành Quy định về quản lý biên chế công chức, quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện với mục tiêu sắp xếp lại vị trí việc làm, cơ cấu công chức đối với các cơ hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, đồng thời tăng cường, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước cho công chức đáp ứng cao hơn trong công việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thông qua kế hoạch tổ chức mở các lớp bồi dưỡng, các lớp tập huấn. Trong giai đoạn 2011 đến 2015 UBND tỉnh Lào Cai tiến hành bồi dưỡng nhóm công chức làm công tác lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan chuyên môn với tổng số 280 lượt. Bồi Nhu cầu bồi dưỡng theo vị trí việc làm: đây là nhóm đối tượng chính cần thường xuyên duy trì bồi dưỡng để trang bị, cập nhật những kiến thức chuyên ngành, những quy định mới của pháp luật liên quan trong thực thi hoạt động công vụ với mục đích cuối cùng là từng bước nâng cao kỹ năng thực hiện nghiệp vụ của bản thân mỗi công chức; giúp họ nắm được các kỹ năng nghiệp vụ khác đảm bảo khả năng giải quyết công việc Về năng lực của giảng viên: Năng lực của giảng viên thể hiện ở kiến thức, kỹ năng và thái độ, tác phong sư phạm của người giảng viên. Theo kết quả khảo sát về mức độ truyền đạt kiến thức của giảng viên, các ý kiến tập trung vào mức độ tốt là 40.5%; 38% cho rằng mức độ này là khá; 21.5 % cho rằng trung bình. Với kết quả khảo sát như trên có thể thấy rằng năng lực, trình độ của giảng viên rất tốt được sự đánh giá từ phía học viên rất cao về kiến thức, đồng thời còn được thể hiện ở khả năng vận dụng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình và người học Biểu đồ 1 cho thấy, 72.5% công chức cho rằng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình, điều này được chứng minh khi đa số học viên nắm bắt tốt kiến thức, kỹ năng được học (53% nắm bắt được nhiều, 34.5% nắm bắt được khá nhiều và 12.5% nắm bắt ở mức trung bình). Phương pháp giảng dạy khá phù hợp nên có đến 34.5% học viên nắm bắt kiến thức ở mức khá nhiều, phản ánh mức độ truyền đạt kiến thức của giảng viên tương đối tốt. Tương tự, 72.5 % học viên cho rằng phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung chương trình cho kết quả tương ứng với 53% học viên nắm bắt được nhiều kiến thức, kỹ năng; 18.5% học viên cho rằng phương pháp bồi dưỡng khá phù hợp với nội dung chương trình phản ánh ở 34,5% học viên nắm bắt được khá nhiều kiến thức, kỹ năng. Có được kết quả như 12 vậy giảng viên đã sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực vào nội dung chương trình bồi dưỡng, 74% học viên lựa chọn phương pháp giảng viên lựa chọn hiệu quả nhất là phương pháp thuyết trình, vấn đáp, trao đổi thảo luận; 5% lựa chọn phương pháp thuyết trình truyền thống; 12% lựa chọn phương pháp kết hợp lý thuyết và thực hành; 9% lựa chọn phương pháp khác (bảng 7) Bên cạnh đó thời gian các khóa bồi dưỡng cũng là yếu tố quan trọng để các khóa bồi dưỡng đạt được kết quả cao. Thông qua khảo sát thì có 84% ý kiến là thời gian bồi dưỡng phù hợp với nội dung, chương trình, giúp công chức có kế hoạch sắp sếp bố trí công việc ở cơ quan để tham gia các lớp bồi dưỡng qua đó mức độ áp dụng kiến thức vào công việc cũng đạt được hiệu quả (bảng 5) Qua khảo sát trên cho thấy phần lớn học viên nắm bắt kiến thức kỹ năng ở mức nhiều và khá nhiều. Cụ thể, 53% học viên nắm bắt được nhiều; 34.5% nắm bắt được khá nhiều. Điều này tương ứng phản ánh ở mức độ áp dụng vào thực tế thực hiện công việc cũng chủ yếu là nhiều và khá nhiều: 31% áp dụng nhiều; 42% áp dụng khá nhiều. Như vậy, nếu tỷ lệ nắm bắt kiến thức, kỹ năng trả lời cho câu hỏi về mức độ phù hợp của phương pháp bồi dưỡng thì đến lượt tỷ lệ áp dụng kiến thức, kỹ năng vào công việc trả lời cho câu hỏi về mức độ nắm bắt kiến thức, kỹ năng. Việc nắm bắt được nhiều kiến thức, kỹ năng thì áp dụng vào thực tế công việc được nhiều và điều này cũng được qua minh chứng về số liệu khảo sát cho thấy ở mức độ đánh giá nhiều và khá nhiều trong việc áp dụng vào thực hiện công việc. Điều này chứng tỏ tính sát thực của nội dung bồi dưỡng với thực tế công việc của công chức nên tần suất (mức độ) áp dụng cao. (bảng 6) Về mức độ sử dụng tài liệu được cung cấp từ khóa học để tra cứu phục vụ công việc của công chức tập trung vào nhiều (18%) và khá nhiều (42%). Điều này chứng tỏ tài liệu của khóa bồi dưỡng đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu bồi dưỡng của công chức. (bảng 6) Đánh giá về công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo nhu cầu công việc trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đáp ứng tốt so với yêu cầu đặt ra 87% công chức được khảo sát cho rằng đạt yêu cầu, số còn lại 13% cho rằng chưa đạt yêu cầu. Điều đó chứng tỏ việc bồi dưỡng công chức là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như những kỹ năng lãnh đạo quản lý để phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Nên khi được hỏi công chức có nhu cầu tham gia vào các lớp bồi dưỡng thì 95.5% có nhu cầu tham gia các lớp bồi dưỡng và trong thời gian tới công chức có mong muốn được tham gia các lớp bồi dưỡng với những kiến thức, chuyên môn (bảng 8). 13 Qua số liệu khảo sát thì nhu cầu được đi bồi dưỡng trong những năm tới được công chức hết sức quan tâm và tỉ lệ mong muốn được bồi dưỡng về chuyên môn là cao nhất chiếm 83.5%; tiếp theo là được bồi dưỡng về kỹ năng lãnh đạo, quản lý 62%; bồi dưỡng về lý luận chính trị 43,5% sau đó đến tin học và ngoại ngữ. Điều này làm cơ sở, căn cứ để cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới bố trí các nguồn lực để công chức được đi bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ, kỹ năng trong thực thi nhiệm vụ (bảng 9) 2.3.1.6. Chất lượng bồi dưỡng công chức Thông qua việc bồi dưỡng công chức thường xuyên, đảm bảo đúng quy trình nên năng lực công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ngày càng được nâng cao hơn. Tạo ra được những công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có trình độ, năng lực, có tính chuyên nghiệp cao chính những yếu tố đó giúp công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả cao trong công việc để phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 2.3.1.7. Nguyên nhân của những kết quả đạt * Nguyên nhân khách quan - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các ngành hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc; - Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan đơn vị trong tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc; - Sự phân cấp trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP và những đổi mới trong xây dựng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng; - Sự đầu tư của nhà nước và của tỉnh cho công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc - Sự hỗ trợ về tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật của các tổ chức nước ngoài trong công tác bồi dưỡng, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ - Các cơ chế, chính sách về bồi dưỡng công chức được ban hành khá đồng bộ, kịp thời. - Tạo được phong trào học tập, nâng cao trình độ. * Nguyên nhân chủ quan 14 - Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện rất quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc. - Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan chức năng đã tiếp thu và thực hiện nghiêm chỉnh các chỉ đạo của cấp trên của các ngành trong công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc - Các quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước, hướng dẫn của các cơ quan chức năng về công tác cán bộ, công chức đều được Ủy ban nhân dân huyện và các Phòng ban chức năng thực hiện nghiêm túc và được cụ thể hóa bằng các quy định, quyết định. - Các Phòng ban trực tiếp quản lý công chức luôn chủ động trong việc quản lý, giao việc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho công chức. - Các công chức đang công tác trong các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện luôn nỗ lực trong công tác. 2.4.2. Những hạn chế yếu kém trong bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc - Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện còn bị động trong công tác lập kế hoạch. - Công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chủ yếu vừa học vừa làm, việc bồi dưỡng thường kéo dài liên tục từ khi mở lớp đến kết thúc lớp bồi dưỡng nên ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ của công chức. - Công tác bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng tham gia bồi dưỡng, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo. - Nội dung và chất lượng bồi dưỡng chưa cao, chưa phù hợp với vị trí công tác của công chức. - Công tác tiếp nhận, tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo vị trí việc làm của tỉnh Lào Cai hiện nay chủ yếu mới thông qua hình thức thức tiếp nhận những công chức đã có thời gian công tác nhất định từ các địa phương, và từ các ngành khác. - Công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc của tỉnh trong thời gian qua không cân đối các năm, có năm ít, năm nhiều (bảng 2) năm 2011 có 960 lượt công chức tham gia bồi dưỡng, nhưng đến năm 2014 số lượt công chức đi tham gia bồi dưỡng tăng gần gấp 2 với 15 1791 lượt công chức tham gia bồi dưỡng. - Công tác đánh giá chất lượng công chức vẫn chưa cao, một số trường hợp do nể nang, thiếu dân chủ nên đánh giá chưa chính xác. - Một số công chức trong các cơ quan có phần nào sa sút về phẩm chất đạo đức, có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm, tinh thần hợp tác, còn đùn đẩy né tránh trong thực hiện nhiệm vụ. - Tuy số liệu thống kê cho thấy đa số công chức đạt tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và có ngạch bậc chuyên môn cao nhưng còn tồn tại mâu thuẫn do chưa tương xứng với chất lượng công việc, tham mưu cho lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn chưa cao, thậm chí bị kéo dài và phải làm lại. - Việc bồi dưỡng công chức còn chưa gắn với việc quy hoạch và bổ nhiệm công chức. - Trong quá trình mở các lớp bồi dưỡng. Chưa có lớp bồi dưỡng nào rành riêng cho công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc. - Chất lượng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện còn bộc lộ một số hạn chế. 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc * Nguyên nhân khách quan - Chưa có đề án, chương trình cụ thể, riêng cho công tác bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở tỉnh Lào cai theo nhu cầu công việc; - Chủ chương trong luân chuyển công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện theo nhu cầu công việc chưa thật sự thỏa đáng và đúng đắn; - Quy chế về tuyển dụng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện hiện nay chưa thực sự đảm bảo cho việc tuyển chọn sẽ đúng người phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển. - Chính sách hỗ trợ bồi dưỡng đối công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở tỉnh Lào cai theo nhu cầu công việc còn quá thấp. - Nội dung bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho công chức lãnh đạo quản lý cấp phòng mới được Bộ Nội vụ ban hành chương trình, tài liệu bồi dưỡng từ cuối năm 2012, do vậy chỉ tiêu này chưa đạt tỷ lệ theo kế hoạch. * Nguyên nhân chủ quan 16 - Công tác lãnh đạo của một số cơ quan chức năng trong việc xác định vị trí việc làm của cơ quan mình đôi lúc còn lúng túng. - Các cơ quan chức năng chưa quán triệt chặt chẽ một số khâu trong công tác bồi dưỡng công chức. Kết luận chƣơng 2 Chương 2 đã đi sâu phân tích thực trạng, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế chủ yếu, chỉ ra nguyên nhân của kết quả và tồn tại, hạn chế làm cơ sở đưa ra các giải pháp để hoạt động bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc tốt hơn nữa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. 17 Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND CẤP HUYỆN Ở TỈNH LÀO CAI THEO NHU CẦU CÔNG VIỆC 3.1. Phƣơng hƣớng 3.1.1. Phƣơng hƣớng chung Thực hiện Quyết định số 1374/QĐ - TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 20/7/2012 về quy định về quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo,bồi dưỡng cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở nâng cao năng lực, chất lượng trong thực thi công vụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, năm 2011 Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành đề án số 18: Quy hoạch và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (nhiệm kỳ 2010- 2015), và đề án số 19: Quy hoạch và nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, công chức đảng, chính quyền và hệ thống chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai (nhiệm kỳ 2010- 2015), với mục tiêu “thiếu gì học nấy”, nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức “thạo một việc, biết nhiều việc”. Đến nay, đề án được thực hiện có hiệu quả trên toàn tỉnh, tạo sự chủ động trong công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức về mặt chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Phấn đấu đến năm 2020 công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện đạt được chỉ tiêu: 100% công chức có trình độ chuyên môn từ có trình độ từ Cao đẳng, đại học và trên đại học 100% công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính trở lên và được bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý 100% công chức được bồi dưỡng chương trình quản lý nhà nước (chương trình bồi dưỡng chuyên viên) 70% công chức chuyên môn có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 3.1.2. Chủ trƣơng bồi dƣỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện ở tỉnh Lào Cai theo nhu cầu công việc 3.1.2.1. Thực hiện bổi dưỡng theo chủ trương của Đảng về công tác cán bộ. - Phải bám sát quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của 18 nhà nước về công tác cán bộ như: Chiến lược, yêu cầu về công tác cán bộ thể hiện trong các Văn kiện Đại hội Đảng qua các kỳ đại hội, nhất là từ sau khi có chiến lược công tác cán bộ được đề ra từ Hội nghị Trung ương III, khóa VIII đến nay. Trên cơ sở các quan điểm của Đảng, Tỉnh ủy Lào Cai đã xây dựng và thực hiện 7 chương trình, 27 đề án công tác trọng tâm nhiệm kỳ 2010 - 2015, trong đó có Đề án số 18: Quy hoạch và đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_boi_duong_cong_chuc_cac_co_quan_chuyen_mon.pdf
Tài liệu liên quan