Tóm tắt Luận văn Chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 8

1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 8

1.1.1. Khái niệm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên 8

1.1.2. Đặc điểm chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên 14

1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 17

1.2.1. Cơ sở lý luận 17

1.2.2. Cơ sở thực tiễn 22

1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 24

1.3.1. Ý nghĩa chính trị 24

1.3.2. Ý nghĩa pháp lý 25

1.3.3. Ý nghĩa xã hội 26

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 28

2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 28

2.1.1. Chức năng thực hành quyền công tố 29

2.1.2. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp 45

2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 49

2.2.1. Những kết quả đạt được 49

2.2.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 54

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VÀ BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 65

3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 65

3.1.1. Sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự 65

3.1.2. Ban hành các văn bản hướng dẫn 70

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC BẢO ĐẢM CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 73

3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ của Ngành Kiểm sát 73

3.2.2. Tăng cường về cơ sở vật chất cho Ngành Kiểm sát 77

3.2.3. Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng 79

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên 81

3.2.5. Xây dựng hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên 84

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

 

 

doc26 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 630 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Chức năng của viện kiểm sát nhân dân trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KSND và được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan đã xác định chức năng kiểm sát hoạt động điều tra VAHS cho VKSND. Thứ hai, đối tượng của kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN là các hành vi, quyết định của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình điều tra VAHS có bị can từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Thứ ba, nội dung của kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN của VKSND là giám sát trực tiếp và điều chỉnh mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình điều tra các VAHS. Thứ tư, phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra các VAHS mà bị can là NCTN được xác định bắt đầu từ khi CQĐT hoặc một số cơ quan khác có thẩm quyền điều tra ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi CQĐT ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố người phạm tội hoặc tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án. 1.2. CƠ SỞ CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.2.1. Cơ sở lý luận Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm tâm – sinh lý người chưa thành niên Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần nên khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi và kiểm soát hành vi của họ còn hạn chế, dễ bị kích động và bị tác động bởi môi trường xã hội và những điều kiện khách quan. Thứ hai, xuất phát từ việc đảm bảo giải quyết vụ án một cách chính xác, khách quan Xét về mặt nhân thân người phạm tội, không thể coi NCTN phải chịu trách nhiệm hình sự giống như người đã thành niên được. Chính vì thế, hình phạt áp dụng đối với NCTN phạm tội phải nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội và không phải tất cả những NCTN phạm tội đều phải xử lý bằng hình sự; Thủ tục tố tụng đối với các vụ án hình sự do NCTN thực hiện cũng phải đặc biệt hơn so với thủ tục tố tụng đối với những vụ án thông thường. Phải vận dụng một cách có căn cứ các nguyên tắc quy định tại Điều 91 BLHS năm 2015 nhằm đảm bảo việc giải quyết các VAHS do NCTN thực hiện một cách chính xác, khách quan. Thứ ba, xuất phát từ việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên Bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên là nguyên tắc của luật pháp quốc tế cũng là tư tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật ở nước ta. Trong đó, sự tham gia của Viện kiểm sát vào quá trình tố tụng hình sự đối với những vụ án do NCTN phạm tội phải được tôn trọng và bảo đảm. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em. Hiện nay, trong pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, hàng loạt các chế định pháp luật mang tính cá biệt nhằm bảo đảm quyền của người chưa thành niên phạm tội. Đó là các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người chưa thành niên; nghĩa vụ của các cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội. 1.2.2. Cơ sở thực tiễn Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam Thực trạng số lượng người chưa thành niên phạm tội ngày càng gia tăng và trẻ hóa đang diễn ra ở nước ta hiện nay chính là cơ sở chứng minh cho sự cần thiết của các quy định về hình sự và TTHS đối với đối tượng tội phạm này. Đồng thời việc quy định thủ tục đặc biệt đối với người chưa thành niên nói chung và chức năng của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiểm sát điều tra vụ án mà bị can là người chưa thành niên phạm tội nói riêng là một trong những biện pháp để hạn chế tình trạng gia tăng tội phạm do người chưa thành niên thực hiện. Bởi lẽ bên cạnh tác dụng giáo dục người chưa thành niên, các biện pháp cưỡng chế về mặt tố tụng còn có tác dụng nhất định đến việc ngăn chặn tội phạm. Thứ hai, xuất phát từ thực tiễn kiểm sát điều tra vụ án có bị can là người chưa thành niên Công tác kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: mọi hành vi phạm tội đều phải được khởi tố, điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không để người nào bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế các quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật; tất cả bị can là người chưa thành niên đều được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, tình trạng bị can bỏ trốn hoặc phạm tội mới đã giảm...Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác điều tra như các cơ quan tiến hành tố tụng lạm quyền, chưa thực sự tôn trọng quyền lợi của bị can là người chưa thành niên, vẫn còn xảy ra một số trường hợp bị oan, sai... 1.3. Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 1.3.1. Ý nghĩa chính trị Quá trình thực hiện chức năng trên của VKSND không chỉ góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền con người đặc biệt quyền của NCTN phạm tội trong TTHS mà còn góp phần đảm bảo cho quá trình TTHS được thực hiện một cách đúng luật, đúng trình tự theo quy định. 1.3.2. Ý nghĩa pháp lý Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự là một nguyên tắc cơ bản của BLTTHS (Điều 20 BLTTHS). Quá trình VKS thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN có tác động tích cực đến chất lượng hoạt động điều tra, truy tố của các cơ quan tiến hành tố tụng và bảo đảm cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án. 1.3.3. Ý nghĩa xã hội Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong vụ án hình sự mà bị can là NCTN có một ý nghĩa xã hội hết sức sâu sắc và được thể hiện trên các phương diện khác nhau. Thứ nhất, việc thực hiện chức năng này của VKSND thể hiện tính nhân đạo XHCN. hành tố tụng sửa chữa và tuân thủ đúng quy định của luật. Thứ hai, việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên của VKSND thể hiện tính dân chủ. Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH 2.1. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003 VÀ NĂM 2015 VỀ CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 2.1.1. Chức năng thực hành quyền công tố Về chức năng thực hành quyền công tố của VKSND trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN trên cơ sở tuân theo quy định chung giống như các vụ án hình sự thông thường còn tuân theo các quy định riêng biệt như sau: 2.1.1.1. Chức năng thực hành quyền công tố trong việc Khởi tố vụ án, khởi tố bị can Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can là NCTN, VKS cần yêu cầu cơ quan điều tra xác định ngay “tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sinh sống và giáo dục; có hay không có người lớn xúi giục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội? ”. Yêu cầu điều tra này của Viện Kiểm sát không chỉ đảm bảo cho việc không để lọt tội phạm mà còn giúp cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc xác định rõ có hay không có những người khác cùng tham gia phạm tội sẽ phản ánh mức độ ý chí phạm tội, mức độ lỗi và vai trò của từng người làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý với hành vi phạm tội. * Yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Tại Điều 161 BLTTHS năm 2015 quy định: Khi thực hành quyền công tố trong việc khởi tố vụ án hình sự, VKS có quyền: yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố VAHS; hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS; Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự. VKSND yêu cầu CQĐT khởi tố VAHS khi nhận được kiến nghị khởi tố hình sự của cơ quan nhà nước và khi vụ án đang được điều tra. VKSND yêu cầu CQĐT thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS nếu trong quá trình tiến hành điều tra hoặc khi đã kết thúc điều tra, có căn cứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác. Nếu CQĐT không thực hiện thì VKSND trực tiếp ra quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố VAHS theo quy định tại Điều 156 BLTTHS năm 2015. Trong trường hợp phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm chưa bị khởi tố thì Viện Kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can hoặc trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can nếu đã yêu cầu nhưng CQĐT không thực hiện. Sau khi nhận hồ sơ và kết luận điều tra mà VKS phát hiện có người khác đã thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm trong vụ án chưa bị khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can và trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung (Điều 179, BLTTHS năm 2015) * Phê chuẩn hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can không có căn cứ và trái pháp luật Khi thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự của các các cơ quan có thẩm quyền không có căn cứ theo quy định tại điều 143 BLTTHS năm 2015 thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy quyết định khởi tố đó. Riêng quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử thì Viện kiểm sát không có quyền hủy, nhưng nếu xác định không có căn cứ thì VKSND kháng nghị lên Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa đã khởi tố vụ án. Khi xác định quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT, cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra không có căn cứ quy định tại Điều 157 BL TTHS thì VKSND hủy bỏ quyết định đó. “Việc quyết định phê chuẩn (hoặc không phê chuẩn) phải trên cơ sở nguồn tài liệu chứng cứ đã được thu thập, tránh tư tưởng chủ quan phiến diện khi thực hiện các quyền năng tố tụng”. * Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Thủ tục khởi tố bị can đối với người chưa thành niên tiến hành như thủ tục đối với vụ án thông thường. Tuy nhiên, trước khi phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, VKS cần thiết phải yêu cầu CQĐT tiến hành xác minh tuổi của người bị khởi tố. Điều này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là NCTN trong trường hợp họ thuộc độ tuổi chưa thành niên. Đồng thời, qua quá trình này tất cả các biện pháp tiếp theo như áp dụng biện pháp ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử đối với họ được tiến hành theo quy định của BLTTHS năm 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH đối với NCTN phạm tội. Đồng thời Kiểm sát viên cần chú ý một số điểm cơ bản như sau: Khi xem xét đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, chú ý kiểm tra các điều kiện để NCTN có thể là chủ thể của tội phạm: tuổi, trình độ nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó; tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Sau khi báo cáo lãnh đạo Viện phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, Kiểm sát viên cần vào sổ theo dõi riêng về tội phạm chưa thành niên để lưu ý quá trình kiểm sát sau đó. 2.1.1.2. Chức năng thực hành quyền công tố trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế khác Việc bảo đảm áp dụng biện pháp ngăn chặn đúng pháp luật là trách nhiệm của VKS. Vì "... Ở đâu có việc bắt giam, giữ trái pháp luật thì VKS ở đó phải chịu trách nhiệm”. Các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế là các biện pháp TTHS tác động mạnh mẽ đến các quyền con người đặc biệt là các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho các bị can là NCTN và để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, BLTTHS năm 2015 đã quy định rút ngắn thời hạn tạm giam và bổ sung các căn cứ về việc áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ, tạm giam đối với NCTN đồng thời vẫn giữ nguyên quy định về vai trò của VKS trong việc quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế trong giai đoạn điều tra nhằm đảm bảo đảm việc bắt, giữ, giam người có căn cứ, đúng pháp luật, góp phần phục vụ tốt công tác điều tra, khám phá các VAHS và bảo vệ quyền lợi cho các bị can là NCTN. Việc tạm giam bị can là NCTN chỉ được áp dụng trong trường hợp không có biện pháp ngăn chặn nào khác vì khi áp dụng biện pháp này có thể dẫn gây ra những tổn hại lâu dài đối với người chưa thành niên do tách họ ra khỏi gia đình, cộng đồng, đưa họ vào trạng thái có suy nghĩ bị xâm hại về thể chất và cũng dễ nhiễm các thói xấu của những người cùng phòng tạm giam, bị cách ly khỏi đời sống xã hội, môi trường học tập, bạn bè... Vì vậy, VKSND cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định biện pháp ngăn chặn này đối với bị can chưa thành niên. Về việc giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (BLTTHS năm 2003 quy định là NCTN phạm tội), BLTTHS năm 2015 đã quy định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người đại diện của người chưa thành niên trong việc giao và thực hiện giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi tại Điều 418. Về kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế: BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về bốn biện pháp cưỡng chế là áp giải, dẫn giải, kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản (Điều 126). Trong đó phong tỏa tài khoản là biện pháp cưỡng chế mới còn 3 biện pháp còn lại đã được quy định tại BLTTHS năm 2003 nay được tập hợp lại và có những bổ sung nhất định (các biện pháp như khám xét, thu giữ, tạm giữ, khám xét dấu vết trên thân thể tuy cũng có tính cưỡng chế nhưng Bộ luật mới vẫn kế thừa kỹ thuật lập pháp của BLTTHS năm 2003 quy định tại các chương về hoạt động điều tra là phù hợp). 2.1.1.3. Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiến hành điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội Đối với các vụ án có bị can là người chưa thành niên, Kiểm sát viên khi đề ra bản yêu cầu điều tra cần chú ý các nội dung sau: Một là, Việc thu thập chứng cứ phải đảm bảo đúng thủ tục tố tụng là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo giá trị pháp lý, giá trị chứng minh của chứng cứ trong vụ án hình sự có bị can là người chưa thành niên. Hai là, việc ban hành và thực hiện các quyết định tố tụng để giải quyết vụ án hoặc định hướng giải quyết vụ án như: Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định nhập, tách, chuyển vụ án hình sự, các quyết định tạm đình chỉ...phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật. Bởi lẽ các lệnh, quyết định này có liên quan trực tiếp đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân. Ba là, yêu cầu thực hiện đầy đủ các vẫn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án như xác minh lý lịch bị can, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu của bị can, trích lục tiền án, tiền sự, biên bản giao nhận các quyết định tố tụng, các quyết định tạm giữ, xử lý vật chứng...trong giai đoạn điều tra. Đây là các căn cứ quan trọng để giải quyết vụ án mà bị can là người chưa thành niên. 2.1.1.4. Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra Nhằm đảm bảo cho Kiểm sát viên nắm chắc chứng cứ, tài liệu trong giai đoạn điều tra và để phù hợp với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 BLTTHS năm 2015 đã quy định cụ thể những trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra thay cho quy định có tính chất định tính “xét thấy cần thiết” như trong BLTTHS năm 2003. Bên cạnh các quy định chung về hỏi cung bị can thì đối với bị can là người chưa thành niên cần phải tuân theo quy định tại Điều 421 BLTTHS. 2.1.1.5. Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam; quyết định chuyển vụ án Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam Việc gia hạn thời hạn điều tra vụ án phải tuân thủ đúng theo quy định tại Điều172 BLTHS năm 2015. Tuy nhiên, đối với các vụ án hình sự mà bị can là NCTN thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết nhanh chóng, kịp thời, hạn chế tối đa việc gia hạn điều tra theo quy định tại khoản 7 Điều 414 BLTTHS năm 2015. Quy định này của BLTTHS năm 2015 nhằm bảo đảm thực hiện đúng tinh thần Công ước quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời phụ hợp với những quy định mới của BLHS năm 2015 về xử lý tội phạm người chưa thành niên. Tương tự như trên, đối với thời hạn tạm giam bị can, Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định “thời hạn tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi bằng hai phần ba thời hạn tạm giam đối với người đủ 18 tuổi trở lên... Khi không còn căn cứ để tạm giam thì cơ quan, người có thẩm quyền phải kịp thời hủy bỏ, thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác”. Quyết định chuyển vụ án Nhằm bảo đảm việc điều tra đúng thẩm quyền, Điều 169 BLTTHS năm 2015 đã bổ sung đầy đủ các trường hợp VKS quyết định chuyển vụ án gồm: Khi có đề nghị của CQĐT cùng cấp; khi CQĐT cấp trên rút vụ án để điều tra; khi Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng CQĐT; khi VKS đã yêu cầu chuyển vụ án nhưng CQĐT không thực hiện. 2.1.1.6. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công tố Ngoài các nhiệm vụ quyền hạn nêu trên, trong khi thực hành quyền công tố đối với VAHS mà bị can là NCTN thì VKS còn có chức năng quyết định việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với NCTN phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội (các Điều 426, 427, 428, 429, 430 BLTTH năm 2015). 2.1.2. Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp Về chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND trong điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN cũng tuân theo những quy định chung tại Điều 166 BLTTHS năm 2015 và Điều 15 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014. 2.1.2.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố bị can Theo quy định tại Điều 179 BLTTHS năm 2015: Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho CQĐT... VKS phải yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xác minh tuổi của người bị khởi tố để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị can là NCTN trong trường hợp họ thuộc độ tuổi chưa thành niên. Đồng thời, qua quá trình này tất cả các biện pháp tiếp theo như áp dụng biện pháp ngăn chặn, điều tra, truy tố, xét xử đối với họ được tiến hành theo quy định của BLTTHS năm 2015 Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-VKSTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Thêm vào đó, Kiểm sát viên khi kiểm sát việc khởi tố bị can cần lưu ý quyết định đó có ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định (tránh trường hợp quyết định khi khởi tố bị can lại có trước ngày khởi tố vụ án hình sự); họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm. Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau, thì trong quyết định khởi tố bị can, phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng. Điều này để tránh nhầm lẫn đáng tiếc, đồng thời để bị can biết được mình bị khởi tố về tội gì để thực hiện quyền bào chữa. Ngoài ra, Kiểm sát viên phải yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp đầy đủ các tài liệu để làm rõ xem việc khởi tố bị can có đúng tội danh, điều khoản của BLHS hay không. 2.1.2.2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của những người tham gia tố tụng, yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động tố tụng khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật Thực hiện nhiệm vụ này, Viện Kiểm sát một mặt kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng, mặt khác kiểm sát việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng. Song song với việc kiểm sát việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng trong quá trình kiểm sát điều tra vụ án hình sự có bị can là NCTN, VKS còn kiểm sát việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Nhằm mục đích đảm bảo cho những người bị tạm giữ có quyền được biết lý do mình bị tạm giữ, có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, có quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ... Bị can có quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, quyền được nhận quyết định khởi tố bị can Người bị hại có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu, có quyền được thông báo về kết quả điều tra Trong quá trình điều tra, CQĐT và VKS có trách nhiệm giải thích cho những người tham gia tố tụng rõ về quyền và nghĩa vụ của họ, đảm bảo các quyền và lợi ích của họ và phải tạo điều kiện cho họ thực hiện nghĩa vụ của mình. Nếu ĐTV có vi phạm pháp luật thì tuỳ từng trường hợp VKS có biện pháp xử lý thích hợp. Trong quá trình điều tra VAHS mà bị can là NCTN, nếu phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì VKS yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động sau đây: - Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật; - Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho VKS; - Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra. 2.2. THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ MÀ BỊ CAN LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN 2.2.1. Những kết quả đạt được Trong giai đoạn từ năm 2011 – 31/05/2016, VKSND đã thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra việc khởi tố 616187 bị can là NCTN Bảng 2.1: Tỉ lệ NCTN phạm tội từ năm 2011 – 2016 Năm Tổng số bị can mới khởi tố Tổng số bị can chưa thành niên mới khởi tố Tỷ lệ bị can chưa thành niên Tỷ lệ % so với năm 2011 2011 114.112 6601 5.78 100 2012 120.401 7913 6.57 120 2013 107.873 6500 6.03 98,5 2014 110.290 5824 5.28 88,2 2015 109.093 5428 4.98 82,2 Quý I,II 2016 55.187 2294 4,2 Tổng số 616.956 34560 5,6% (Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Cục thống kê và công nghệ thông tin) Hằng năm VKSND đã trực tiếp khởi tố hoặc yêu cầu CQĐT khởi tố nhiều VAHS do NCTN thực hiện;VKSND các cấp đã hủy nhiều quyết định khởi tố không có căn cứ pháp luật của CQĐT hoặc yêu cầu CQĐT rút quyết định khởi tố để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN; huỷ bỏ các quyết định không khởi tố và yêu cầu CQĐT phục hồi điều tra nhiều vụ án để xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội và người phạm tội, không để lọt tội phạm; Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là NCTN, VKSND thường xuyên đề ra các yêu cầu điều tra, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra thực hiện. Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015, VKSND đã phê chuẩn 10799 lệnh tạm giam đối với bị can là NCTN. Tất cả các lệnh tạm giam trên đều có căn cứ và đúng pháp luật; VKSND cũng đã chủ động hủy bỏ nhiều biện pháp tạm giam để thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác. Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, VKSND đã chủ động tiến hành các hoạt động điều tra khi cần thiết. Tuy nhiên, các biện pháp điều tra mà Kiểm sát viên tiến hành vẫn chủ yếu là hỏi cung bị can và lấy lời khai các đương sự. Nhìn chung, việc trực tiếp tiến hành các biện pháp điều tra của Kiểm sát viên vẫn còn hạn chế. Bảng 2.2: Tỷ lệ NCTN bị VKS truy tố so với NCTN bị đề nghị truy tố Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Quý I, II 2016 Số bị can CQĐT đề nghị truy tố (1) 4573 5388 4700 4351 4865 2001 Số bị can VKS đã truy tố (2) 4198 5219 4516 4189 4669 1953 Tỉ lệ % (2): (1) 91, 8 96,9 96,1 96,3 96 97,6 (Nguồn: Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Cục thống kê và công nghệ thông tin) Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tỷ lệ bị can mà VKSND truy tố so với số bị can CQĐT đề nghị truy tố từ năm 2011 – 2015 luôn đạt tỷ lệ cao (trên 90%). Điều này phản ánh chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự mà bị can là người chưa thành niên luôn được đảm bảo. - Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi các biện pháp ngăn chặn: Hàng năm, VKSND các cấp đã ban hành hàng trăm nghìn kết luận kiểm sát nhà tạm giữ, kết luận kiểm sát trại tạm giam; kiến nghị, kháng nghị trong tạm giữ trong đó có rất nhiều nội dung liên quan đến người bị tạm giữ, tạm giam là NCTN, tỷ lệ người bị bắt tạm giữ sau đó phải x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctom_tat_luan_van_tran_thi_anh_tuyet_25_1945697.doc
Tài liệu liên quan