MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU . 7
LỜI MỞ ĐẦU .8
1. Tính cấp thiết của đề tài. 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài . 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 14
5. Phương pháp nghiên cứu. 15
6. Đóng góp của luận văn. 16
7. Kết cấu luận văn. 16
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ..
1.1. Khái niệm “cục diện chính trị khu vực” .
1.2. Các thành tố cấu thành cục diện chính trị khu vực, thế giới.Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Quốc gia . 20
1.2.2. Các cơ chế đa phương . 22
1.2.3. Các tổ chức phi chính phủ . 24
1.2.4. Các công ty xuyên quốc gia. 25
1.3. Những nhân tố tác động đến cục diện khu vực, thế giới.Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Sự đấu tranh của các chủ thể trên trường quốc tế. 27
1.3.2. Sự thay đổi sức mạnh tổng hợp của các chủ thể . 28
1.3.3. Các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại . 29
1.3.4. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa . 32
Tiểu kết chương 1 ..4
Chương 2. CÁC THÀNH TỐ TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC
ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ..
2.1. Chính sách Đông Á của các nước lớn trong khu vực Chương.
2.1.1. Nga. .
2.1.2. Trung Quốc. .
2.1.3. Nhật Bản . .
2.2. Quan hệ song phương giữa các nước lớn trong khu vực và với Mỹ. .
2.2.1. Quan hệ Nga - Trung Quốc. .
2.2.2. Quan hệ Nga - Nhật Bản. .
2.2.3. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản. .
2.2.4. Quan hệ Nga - Mỹ. .
2.2.5. Quan hệ Trung Quốc - Mỹ. .
2.2.6. Quan hệ Nhật Bản - Mỹ. .
2.3. Vị trí và vai trò của các cơ chế đa phương. Chương.
2.3.1. ASEAN. .
2.3.2. ARF. .
2.3.3. APEC . .
2.4. Vị trí và vai trò của các chủ thể phi quốc gia. Chương.
Tiểu kết chương 2 . 97
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC ĐÔNG Á
ĐỐI VỚI VIỆT NAM. .
3.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ cục diện chính trị khu vực
Đông Á hiện nay. .
3.1.1. Cơ hội . .5
3.1.2. Thách thức. .
3.2. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong cục diện chính trị khu vực
Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI. .
Tiểu kết chương 3 ..
KẾT LUẬN. .
TÀI LIỆU THAM KHẢO . .
PHỤ LỤC . .
17 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 660 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUỐC TẾ
Hà Nội - 2009
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
==========
TRẦN BÁCH HIẾU
CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC ĐÔNG Á
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 60.31.40
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM QUANG MINH
HÀ NỘI - 2009
3
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU .................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................8
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.................................. 13
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 14
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 15
6. Đóng góp của luận văn....................................................................... 16
7. Kết cấu luận văn ................................................................................ 16
Ch-¬ng 1 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....... Error! Bookmark not defined.
1.1. Khái niệm “cục diện chính trị khu vực” Error! Bookmark not defined.
1.2. Các thành tố cấu thành cục diện chính trị khu vực, thế giới ........Error!
Bookmark not defined.
1.2.1. Quốc gia .............................................................................. 20
1.2.2. Các cơ chế đa phương ......................................................... 22
1.2.3. Các tổ chức phi chính phủ ................................................... 24
1.2.4. Các công ty xuyên quốc gia ................................................. 25
1.3. Những nhân tố tác động đến cục diện khu vực, thế giới ..............Error!
Bookmark not defined.
1.3.1. Sự đấu tranh của các chủ thể trên trường quốc tế ............... 27
1.3.2. Sự thay đổi sức mạnh tổng hợp của các chủ thể ................. 28
1.3.3. Các xu thế chủ yếu của thế giới đương đại ......................... 29
1.3.4. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa .......... 32
Tiểu kết chương 1 .................................... Error! Bookmark not defined.
4
Ch-¬ng 2. CÁC THÀNH TỐ TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC
ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI . Error! Bookmark not defined.
2.1. Chính sách Đông Á của các nước lớn trong khu vực Error! Bookmark
not defined.
2.1.1. Nga............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Trung Quốc ................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.3. Nhật Bản .................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Quan hệ song phương giữa các nước lớn trong khu vực và với Mỹ
.................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Quan hệ Nga - Trung Quốc .......... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Quan hệ Nga - Nhật Bản.............. Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản.. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Quan hệ Nga - Mỹ ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Quan hệ Trung Quốc - Mỹ ........... Error! Bookmark not defined.
2.2.6. Quan hệ Nhật Bản - Mỹ ............... Error! Bookmark not defined.
2.3. Vị trí và vai trò của các cơ chế đa phương.......... Error! Bookmark not
defined.
2.3.1. ASEAN ....................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.2. ARF............................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.3. APEC ......................................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Vị trí và vai trò của các chủ thể phi quốc gia ...... Error! Bookmark not
defined.
Tiểu kết chương 2 ................................................................................ 97
Ch-¬ng 3. TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC ĐÔNG Á
ĐỐI VỚI VIỆT NAM.......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam từ cục diện chính trị khu vực
Đông Á hiện nay......................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Cơ hội ....................................... Error! Bookmark not defined.
5
3.1.2. Thách thức ................................ Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong cục diện chính trị khu vực
Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI............ Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chương 3 ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN........................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ............................................................. Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB Asian Development Bank
Ngân hàng phát triển châu Á
APEC Asia Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum
Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN The Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
ASEM The Asia - Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á - Âu
CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
ECOSOC Economic and Social Council
Hội đồng kinh tế - xã hội
EU European Union
Liên minh châu Âu
FTA Free Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
G7 Group 7
Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới
GDP Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
6
GSM Greater Mekong Subregion
Tiểu vùng sông Mekong mở rộng
IMF International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
NATO North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
NICs Newly Industrialized Countries
Các nước công nghiệp mới
ODA Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OPEC Organization of Petroleum Exporting Countries
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
OSCE The Organization for Security and Co-operation in Europe
Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu
QHQT Quan hệ quốc tế
SCO Shanghai Cooperation Organization
Tổ chức hợp tác Thượng Hải
SEV Совет экономической взаимопомощи Sovyet
Ekonomičeskoy Vzaimopomošči, SEV (СЭВ, SEW) (tiếng
Nga)
Council of Mutual Economic Assistance (COMECON)
hoặc CMEA (tiếng Anh)
Hội đồng tương trợ kinh tế
SNG Tiếng Nga: Содружество Независимых Государств, viết
tắt: СНГ, chuyển tự sang tiếng La Tinh thành Sodruzhestvo
Nezavisimykh Gosudarstv
Tiếng Anh: Commonwealth of Independent States (CIS)
Cộng đồng các quốc gia độc lập
TBCN Tư bản chủ nghĩa
UNDP United Nations Development Program
7
Chương trình phát triển Liên Hợp quốc
USD US Dollar
WB World Bank
Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỀU
Bảng 2.1: Số lượng chi nhánh nước ngoài của các TNC theo vùng
(đến 2004).93
Bảng 2.2: 20 công ty xuyên quốc gia lớn nhất trong các nền kinh tế
chủ đạo.94
Bảng 2.3: 10 nền kinh tế chủ đạo được sự hậu thuẫn bởi 100 công ty
xuyên quốc gia hàng đầu95
8
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX qua đi đã đánh dấu nhiều sự kiện trọng đại trong quan hệ
quốc tế. Một trong những sự kiện đó là sự ra đời và tan rã của Liên bang
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xôviết (gọi tắt là Liên Xô). Liên Xô tan rã đã tác
động không nhỏ đến sự thay đổi tương quan lực lượng trên thế giới, đồng thời
tạo nên những chuyển biến nhanh chóng trong đời sống chính trị quốc tế của
các nước cũng như các khu vực trên phạm vi toàn cầu. Trật tự thế giới hai cực
đối đầu từng tồn tại gần nửa thế kỷ đã kết thúc, cục diện thế giới và cơ cấu
quyền lực quốc tế đang được sắp xếp lại. Quan hệ giữa các quốc gia dân tộc
không còn bị chi phối nặng nề bởi ý thức hệ, thay vào đó là lợi ích dân tộc
được đặt lên hàng đầu trong quan hệ quốc tế. So sánh lực lượng trên bình diện
toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập đã và
đang chuyển sang hướng có lợi cho Mỹ và phương Tây.
Trong bối cảnh nhiều biến động ấy, Đông Á hiện hữu trên bàn cờ chính
trị quốc tế với nhiều bình diện khác nhau. Trong suốt ba thập kỷ qua, Đông Á
được các chuyên gia đánh giá là một khu vực kinh tế năng động nhất trên thế
giới. Trong giai đoạn 1980-2003, GDP của khu vực Đông Á đạt tốc độ tăng
trung bình 7%/năm, cao hơn hẳn tốc độ trung bình của các khu vực khác
trong nền kinh tế thế giới. [15, tr. 44] Đông Á như một “đàn ngỗng bay”
(“flying - geese model”) với Nhật Bản là con đầu đàn đã khiến nhiều người
9
trên thế giới cho rằng “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”. [16, tr. 88] Đông Á
cũng là khu vực có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông và tài nguyên giàu có. Các
quốc gia trong khu vực đang ở những giai đoạn khác nhau của sự phát triển
kinh tế cùng với những nét đa dạng trong hệ thống chính trị, các đặc trưng
dân tộc và truyền thống văn hóa.
Sau chiến tranh lạnh, các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong khu vực
đều có những điều chỉnh trong chiến lược và chính sách phát triển của mình
và chính những sự điều chỉnh này đã tác động trở lại đến toàn bộ cục diện thế
giới và khu vực. Ở Đông Á, những nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, tổ
chức khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (The Association of
Southeast Asia Nations - ASEAN), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation - APEC) là những nước và
tổ chức khu vực được coi là có tác động trực tiếp đến việc hình thành cục diện
thế giới hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, Đông Á cũng là khu vực đan
xen lợi ích và có quan hệ phức tạp giữa các nước lớn. Chính những yếu tố
trên đã tác động đến việc hình thành các đặc điểm riêng biệt của khu vực này.
Bối cảnh quốc tế với nhiều sự kiện trọng đại và phức tạp sau chiến
tranh lạnh, cùng với những tác động đa chiều của nó đã ảnh hưởng đến cục
diện chính trị và quan hệ quốc tế ở Đông Á.
Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một
bộ phận quan trọng của khu vực Đông Á, là chủ nhà của nhiều sự kiện quốc tế
quan trọng, trong đó có Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
lần thứ XIV. Do vậy, tình hình phát triển của khu vực này có ảnh hưởng rất
lớn đối với Việt Nam hiện nay và trong tương lai.
Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản
Việt Nam đến nay, Việt Nam đã nhiều lần nhận định về tình hình khu vực
Đông Á nói riêng, khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt là
về tình hình chính trị, bởi vì có ổn định chính trị thì mới đảm bảo an ninh khu
10
vực, từ đó mới có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của
đất nước.
Với tất cả những lý do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Cục
diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI làm luận văn
thạc sĩ khoa học quan hệ quốc tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cục diện chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI là đề
tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Từ khi Đảng và Nhà nước ta từng bước thực
hiện đổi mới tư duy đối ngoại, xây dựng chính sách đối ngoại rộng mở, tích
cực, độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế với mục
tiêu hàng đầu là tạo lập môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp phát triển
đất nước, chúng ta đã ngày càng chú trọng tới cục diện chính trị khu vực. Sự
quan tâm của các học giả trong và ngoài nước tới đề tài cục diện chính trị khu
vực Đông Á từ đó cũng ngày càng tăng.
Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố
trên các tạp chí uy tín cả trong và ngoài nước về cục diện thế giới nói chung,
cục diện khu vực Đông Á nói riêng như: Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Nghiên
cứu Trung Quốc, Nghiên cứu Đông Bắc Á, Nghiên cứu Đông Nam Á, Châu
Mỹ ngày nay, Cộng sản Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Cục diện chính trị
Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI đang là hướng nghiên cứu được các học
giả chú ý.
Điểm lại một số nội dung chính trong các công trình nghiên cứu tiêu
biểu, ta thấy tác giả Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà trong cuốn sách Cục diện
châu Á - Thái Bình Dương, xuất bản năm 2006, đã phác thảo một bức tranh
tổng thể về cục diện của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong 20 năm
đầu thế kỷ XXI mà trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á; cung cấp
những thông tin, luận cứ khoa học, dự báo tình hình và các xu hướng phát
triển cũng như sự kiện liên kết khu vực nhằm xác định những tác động của
11
chúng đối với Việt Nam. Cuốn sách gồm 4 chương: Chương I xác định cục
diện kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, làm rõ các xu hướng biến
đổi chủ yếu về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, qua đó thể hiện những
thay đổi về thế và lực của các nền kinh tế, các chủ thể kinh tế trong khu vực.
Chương II trình bày cục diện chính trị, an ninh khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, đưa ra một cách khái quát nhất thực trạng chính trị, an ninh, các quan
hệ quốc tế, so sánh lực lượng chính trị-kinh tế, cơ chế và cách thức giải quyết
các vấn đề của khu vực từ sau chiến tranh lạnh đến nay, đồng thời đưa ra một
số điểm thuận lợi, thách thức và xu hướng phát triển đến năm 2020. Chương
III: Cục diện văn hoá, xã hội bàn về vấn đề văn hoá, dân tộc, tôn giáo, dân số,
việc làm, phân tầng xã hội và phúc lợi xã hội. Tiếp theo, Chương IV đề cập
đến sự tác động của cục diện châu Á - Thái Bình Dương đối với Việt Nam.
Đây không chỉ là môi trường trực tiếp của Việt Nam, nơi chứa đựng những
lợi ích cơ bản mà còn là khu vực có vị trí quan trọng trong hệ thống quan hệ
đối ngoại của Việt Nam và là đầu cầu đi ra thế giới.
Trong cuốn sách Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực châu Á -
Thái Bình Dương, tác giả Vũ Dương Huân đã khái quát tình hình thế giới khi
bước vào thiên niên kỷ mới với những chuyển biến lớn lao. Cục diện chính trị
quốc tế biến đổi to lớn. Liên Xô tan rã, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất còn
lại trên thế giới với ưu thế vượt trội cả về kinh tế, quân sự, chính trị. Tuy vậy,
Mỹ không thể hoàn toàn đơn phương áp đặt ý chí của mình trong các vấn đề
quốc tế. Sự trỗi dậy của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Liên
minh châu Âu, Ấn Độ là những thách thức đối với xu hướng bá quyền của
Mỹ. Cục diện thế giới đang chuyển dần từ hai cực sang đa cực, đặc biệt rõ nét
ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cuốn sách là sự tìm hiểu và nghiên cứu
mối quan hệ giữa Mỹ, siêu cường duy nhất, với các cường quốc khác ở khu
vực châu Á - Thái Bình Dương có ý nghĩa to lớn đối với các nhà nghiên cứu,
hoạt động đối ngoại trong thời kỳ hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta tích cực
12
triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá
quan hệ đối ngoại.
Tác giả Trần Quang Minh trong cuốn sách Quan điểm của Nhật Bản về
liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế xuất
bản năm 2007 đã hệ thống hoá và phân tích một cách có chọn lọc các quan
điểm chính sách chủ yếu của chính phủ và giới học thuật của Nhật Bản về liên
kết Đông Á trong bối cảnh quốc tế mới kể từ sau khi kết thúc chiến tranh lạnh
đến nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về đối sách của Việt Nam trong quan
hệ với Nhật Bản nói riêng và với các nước khu vực nói chung nhằm tranh thủ
thời cơ và đối phó với những thách thức của tiến trình liên kết Đông Á. Đồng
thời, để hiểu vấn đề một cách có hệ thống, cuốn sách cũng đề cập đến những
nét chung nhất về cơ sở của liên kết Đông Á và các quan điểm chính sách của
Nhật Bản về liên kết Đông Á trước những năm 1990.
Các tác giả nước ngoài, trên cơ sở phân tích cục diện Đông Á nói
riêng, châu Á - Thái Bình Dương nói chung trên nhiều khía cạnh đã luận giải
nhiều vấn đề, vị trí chiến lược của khu vực này trong các công trình nghiên
cứu như Non-traditional Security Cooperation for Regionalism in Northeast
Asia (Hợp tác an ninh phi truyền thống vì lợi ích khu vực ở Đông Bắc Á) của
tác giả Tsuneo Akaha, xuất bản năm 2003; Towards an ASEAN Security
Community (Hướng tới một cộng đồng an ninh ASEAN) của tác giả Roldolfo
C. Severino, xuất bản năm 2004; Towards a New Security Order in Pacific
Asia (Hướng tới một trật tự an ninh mới ở châu Á – Thái Bình Dương). Trong
Pacific Asia 2022: Sketching Future of a Region (Phác thảo tương lai một
khu vực) của tác giả Yoon Young-Kwan xuất bản năm 2005; The Emerging
East Asian Community – Security & Economic Issues (Sự nổi lên của vấn đề
kinh tế và an ninh trong của cộng đồng Đông Á) của tác giả Lee Poh Ping,
Tham Siew Yean, George T. Yu xuất bản năm 2006; Stability and Complexity
in Asia-Pacific Security Affairs (Sự ổn định và phức tạp trong các vấn đề an
13
ninh của khu vực châu Á – Thái Bình Dương) của tác giả Robert Ayson, xuất
bản năm 2006
Nhìn chung, tuy có khác nhau về quy mô công trình, phạm vi nghiên
cứu, nhưng các tác giả nước ngoài đều thống nhất ở những điểm sau:
- Đông Á ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của thế
giới thời kỳ sau chiến tranh lạnh.
- Xuất phát từ đặc điểm trên, các nước lớn trong khu vực đều điều
chỉnh chính sách khu vực của mình, nhằm mở rộng ảnh hưởng, giành lấy vai
trò chi phối khu vực, làm thay đổi cục diện khu vực.
Có thể nói, các công trình nói trên cũng đã đưa ra một bức tranh tương
đối đa dạng, hoàn chỉnh về khu vực Đông Á với nhiều khía cạnh, nhiều khu
vực địa lý. Và khi nghiên cứu về khu vực Đông Á, các công trình này đã sử
dụng các khái niệm khác nhau như “cục diện”, “tình hình”, “môi trường”,
hoặc không đưa ra được một tên gọi chính xác. Hoặc nếu có công trình nào sử
dụng khái niệm “cục diện” thì cũng chưa có sự giải thích thấu đáo nội hàm
của khái niệm này.
Mặt khác, những công trình nghiên cứu và các bài nghiên cứu chủ yếu
tập trung vào các nội dung cục diện khu vực Đông Á nói chung, hay các vấn
đề ngoại giao, an ninh khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á nói riêng mà
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể, sâu sắc khía
cạnh chính trị trong cục diện khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI
cũng như nêu lên những tác động của cục diện đó đối với Việt Nam, từ đó
đưa ra những khuyến nghị cho Việt Nam trước cục diện chính trị khu vực. Đó
là lí do giải thích tại sao chúng tôi muốn tiếp tục tìm hiểu về cục diện chính trị
khu vực Đông Á đặc biệt là trong những năm đầu thế kỷ XXI.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ cục diện chính trị khu vực thông qua
việc phân tích, so sánh tương quan lực lượng của các chủ thể chủ yếu ở Đông
14
Á những năm đầu thế kỷ XXI và tác động của cục diện chính trị đó đối với
Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tìm hiểu khái niệm “cục diện chính trị khu vực Đông Á” những năm
đầu thế kỷ XXI.
2. Phân tích những nhân tố tác động đến sự thay đổi cục diện chính trị
khu vực Đông Á trước hết và chủ yếu là vai trò, vị trí của các nước lớn trong
khu vực như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, cũng như ảnh hưởng của Mỹ và
quan hệ giữa các nước đó.
3. Phân tích vai trò của các tổ chức khu vực và các diễn đàn đa phương
như ASEAN, ARF, APEC, các tổ chức phi chính phủ và các công ty xuyên
quốc gia trong cục diện chính trị khu vực Đông Á.
4. Đánh giá tác động của cục diện chính trị Đông Á đối với Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cục diện chính trị ở khu vực Đông Á
Phạm vi không gian: Khu vực Đông Á, bao gồm những quốc gia Đông
Bắc Á và Đông Nam Á. Cho đến nay đã có rất nhiều ý kiến về cách xác định
khuôn khổ Đông Á xét từ các tiêu chí khu vực địa - văn hóa, địa - lịch sử. Có
ý kiến cho rằng Đông Á bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á, hoặc coi
Đông Á chính là Đông Nam Á. Có ý kiến cho rằng Đông Á chỉ bao gồm các
nước và vùng lãnh thổ thuộc tiểu khu vực Đông Bắc Á. Ngoài ra còn có cách
gọi Đông Á bao gồm cả Nam Á nhưng không phổ biến. [15, tr. 31] Hay có
cách hiểu khác, Đông Á là vùng bờ phía Tây của Thái Bình Dương, trải dài từ
vùng Trucốtca của Nga ở phía Bắc tới Singapore ở phía Nam. [75, tr. 56]
Theo định nghĩa trong Từ điển Bách khoa thư thì “Đông Á là một phần của
vành đai núi lửa quanh Thái Bình Dương và của máng te-tít cũ chạy từ sơn
nguyên Tiểu Á đến quần đảo Mã Lai”, theo đó, Đông Á là một phần lục địa
châu Á, giáp Thái Bình Dương, thuộc ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới (từ 20
15
độ đến 60 độ vĩ bắc), phần đất liền chủ yếu thuộc nền Trung Hoa và khu uốn
nếp Trung Sinh, ngoài đất liền còn quần đảo Kuril, Sakhalin, Nhật Bản, Đài
Loan. Các nước ở Đông Á gồm miền Viễn Đông của Nga, Trung Hoa, Nhật
Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc.
Rõ ràng, khái niệm khu vực Đông Á còn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Chính vì những nhận thức khác nhau về khu vực Đông Á như trên nên quan
niệm về Đông Á của các nhà nghiên cứu cũng rất khác nhau. Trong luận văn
này, quan điểm của chúng tôi khi nói đến Đông Á là nói đến cả hai tiểu khu
vực là: Đông Bắc Á gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
CHDCND Triều Tiên, vùng Viễn Đông của Nga, một số vùng lãnh thổ và một
số quần đảo khác; Đông Nam Á với toàn bộ 11 quốc gia nằm trong đó, cụ thể
là Brunei, Campuchia, Đông Timo, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Mianma,
Philippin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Bên cạnh đó cũng không thể
không nhắc tới vai trò của Mỹ - quốc gia có vai trò chi phối mạnh mẽ cục
diện chính trị khu vực Đông Á, vì thế trong luận văn này, Mỹ được nhắc tới
như một chủ thể quan trọng tuy không nằm trong phạm vi địa chính trị khu
vực Đông Á nhưng lại được đề cập như một chủ thể góp phần tạo nên cục
diện chính trị Đông Á.
Phạm vi thời gian: luận văn chỉ nghiên cứu cục diện chính trị khu vực
Đông Á trong những năm đầu thế kỷ XXI.
5. Phương pháp nghiên cứu
Vì đối tượng nghiên cứu của luận văn là một vấn đề chính trị và mang
tính lịch sử sâu sắc nên phương pháp nghiên cứu khoa học chính trị và lịch sử
sẽ là những phương pháp quan trọng. Việc bám sát các quan điểm đánh giá
tình hình quốc tế và khu vực của Đảng ta trong các văn kiện đại hội được coi
là căn cứ lý luận, định hướng cho tư tưởng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng một cách tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu, tiếp cận phù hợp với các vấn đề lịch sử chính trị
16
quốc tế, trong đó, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ
yếu. Các phương pháp khác như phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh
được sử dụng với mức độ khác nhau hỗ trợ cho phương pháp chủ yếu nêu trên.
6. Đóng góp của luận văn
Dựa vào nguồn tài liệu chính thống trong và ngoài nước, luận văn góp
phần luận giải và làm sáng tỏ thêm cục diện chính trị khu vực Đông Á những
năm đầu thế kỷ XXI và những tác động đối với Việt Nam. Qua đó, có thể thấy
được sự thay đổi của trật tự thế giới, tương quan lực lượng trên bàn cờ chính
trị khu vực Đông Á - nơi nước ta là một thành viên. Luận văn sẽ là tài liệu
tham khảo cho việc học tập của sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế,
chính trị học, lịch sử và cho những người quan tâm đến các vấn đề chính
trị, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Á và thế giới.
7. Kết cấu luận văn
Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở
đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có kết cấu ba
chương, cụ thể là:
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
Chương này trình bày những kiến thức cơ bản về khái niệm “cục diện”,
“cục diện chính trị khu vực”. Sau đó, chương này nêu lên các bộ phận cấu
thành cũng như những nhân tố tác động đến cục diện chính trị khu vực và thế
giới. Từ đó tạo thành cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu của luận văn.
Chương 2. CÁC THÀNH TỐ TRONG CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU
VỰC ĐÔNG Á NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chương này trình bày chính sách Đông Á của các nước lớn trong khu
vực, quan hệ song phương của các nước đó với nhau, trong đó có cả Mỹ, quốc
gia có tác động mạnh mẽ chi phối cục diện chính trị khu vực Đông Á. Đồng
thời, chương này cũng phân tích vị trí vai trò của các cơ chế đa phương như
17
ASEAN, APEC các chủ thể phi quốc gia như các tổ chức quốc tế, phi chính
phủ, các công ty xuyên quốc gia trong cục diện chính trị Đông Á.
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC
ĐÔNG Á ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chương này trình bày những tác động của cục diện chính trị khu vực
Đông Á, cơ hội và thách thức từ cục diện đó đối với Việt Nam. Từ đó, đưa ra
một số khuyến nghị, phương hướng, đối sách cho Việt Nam trước cục diện
chính trị khu vực Đông Á những năm đầu thế kỷ XXI.
Do đề tài nghiên cứu mang tính thời sự cao, nguồn tài liệu tuy phong
phú nhưng nhiều chiều cần được bổ sung và cập nhật thêm, với thời gian có
hạn cùng s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01510_6268_2006742.pdf