Tóm tắt Luận văn Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. Lý do chọn đề tài.6

2. Lịch sử nghiên cứu.8

3. Mục tiêu nghiên cứu.9

4. Phạm vi nghiên cứu.9

5. Mẫu khảo sát.10

6.Vấn đề nghiên cứu.10

7. Giả thuyết nghiên cứu.10

8. Phương pháp chứng minh.11

9. Kết cấu của Luận văn.12

CHưƠNG 1 13

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 13

1.1. Khái niệm.13

1.1.1. Khái niệm công nghệ .13

1.1.2. Đổi mới công nghệ.16

1.1.3. Doanh nghiệp công nghiệp .18

1.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa .20

1.1.5. Thị trường chứng khoán .24

1.1.6. Quỹ đầu tư mạo hiểm.25

1.2. Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư mạo hiểm.26

1.2.1. Giới thiệu chung về Quỹ đầu tư mạo hiểm .26

1.2.2. Vai trò của Quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động ĐMCN trong các doanh

nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa. .34

Kết luận Chương 1.35

CHưƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU Tư MẠO HIỂM TẠI VIỆT NAM VÀ HOẠT ĐỘNG

ĐMCN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DưƠNG

2.1. Thực trạng hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam. .

2.2. Tình hình phát triển và hoạt động của DNNVV ở Hải Dương.

2.2.1. Tình hình phát triển các DNNVV. .

2.2.2. Những đóng góp chủ yếu của các DNNVV.

2.3. Hiện trạng công nghệ và hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở

Hải Dương. .

2.3.1. Về trình độ sản phẩm .

2.3.2. Về trình độ thiết bị công nghệ trong sản xuất. .

2.3.3. Về năng lực công nghệ.2.3.4. Về cơ sở hạ tầng công nghệ của các doanh nghiệp

2.3.5. Về các hoạt động khoa học và công nghệ tại doanh nghiệp

2.3.6. Về các hoạt động ĐMCN của các doanh nghiệp.

2.4. Nguồn tài chính cho hoạt động ĐMCN trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương.

2.4.1. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ . Error!

Bookmark not defined.

2.4.2. Nguồn vốn tín dụng từ các Ngân hàng thương mại.

2.5. Mẫu khảo sát và kết quả khảo sát.

2.5.1. Kết quả thu nhận qua phỏng vấn.

2.5.2. Bàn luận kết quả phỏng vấn .

2.6. Nguyên nhân quỹ đầu tư mạo hiểm chưa đầu tư vốn để các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hải

Dương ĐMCN. .

Kết luận chương 2.

CHưƠNG 3

ĐIỀU KIỆN ĐỂ QUỸ ĐẦU Tư MẠO HIỂM

MANG VỐN ĐẾN CHO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP

NHỎ VÀ VỪA Ở HẢI DưƠNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020 theo hướng công

nghiệp hoá, hiện đại hoá.

3.2. Định hướng thu hút nguồn vốn ĐMCN từ quỹ đầu tư mạo hiểm cho các doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương.

3.3. Kết quả phỏng vấn sâu.

3.4. Tính minh bạch là cơ sở phát triển bền vững và thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa. .

3.5. Điều kiện để quỹ đầu tư mạo hiểm đưa vốn đầu tư vào doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa

đổi mới công nghệ.

3.6. Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư từ Quỹ đầu tư mạo hiểm để các doanh nghiệp công

nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương thực hiện đổi mới công nghệ.

3.6.1. Đối với Nhà nước:.

3.6.2. Đối với tỉnh Hải Dương .

3.6.3. Đối với bản thân doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa .

3.7. Một số giải pháp hỗ trợ bổ sung để các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải

Dương thu hút được vốn đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm thực hiện ĐMCN.E

Kết luận chương 3.

KẾT LUẬN

KHUYẾN NGHỊ

1. Đối với nhà nước.

2. Đối với tỉnh Hải Dương.

3. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

PHỤ LỤC

pdf38 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Điều kiện khả thi của quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cấu kiện và sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh". Theo J.R.Dunning, năm 1982, "công nghệ là nguồn lực bao gồm kiến thức đƣợc áp dụng để nâng cao hiệu quả sản xuất và việc nghiên cứu tiếp cận thị trƣờng cho những sản phẩm và dịch vụ đang có và tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới". Tác giả P.Strunk, năm 1986 cho rằng, "công nghệ là sự áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng những nghiên cứu và cách xử lý một cách có hệ thống và có phƣơng pháp. Công nghệ là kiến thức có sẵn trong óc con ngƣời, không phải là hàng hoá". Theo Nawar Sharif, năm 1986 đã đƣa ra một định nghĩa khá khái quát về công nghệ: "công nghệ là một hệ thống tri thức về quá trình chế biến vật chất hoặc/và thông tin, về phƣơng tiện và phƣơng pháp chế biến vật chất hoặc/và thông tin". Công nghệ là một tập hợp phần cứng và phần mềm, bao gồm 4 yếu tố: phần kỹ thuật (vật thể), phần thông tin, phần con ngƣời và phần thiết chế tổ chức. Đây cũng là 4 yếu tố công nghệ theo quan điểm của Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á- Thái Bình Dƣơng (APCTT). Theo E.M.Graham, năm 1988 đƣa ra định nghĩa: "công nghệ là kiến thức không sờ mó đƣợc và không phân chia đƣợc, có lợi về mặt kinh tế khi sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ". Một số tổ chức quốc tế đã đƣa ra các định nghĩa về công nghệ khác nhau: - Tổ chức PRODEC, năm 1982 cho rằng, "công nghệ là một loại kỹ năng, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong sản xuất công nghiệp, chế biến và dịch vụ". - Trƣớc đó, năm 1972, tổ chức UNCTAD cho rằng, "công nghệ là một đầu vào cần thiết cho sản xuất, và nhƣ vậy nó đƣợc mua bán trên thị trƣờng nhƣ một hàng hoá". - Ngân hàng thế giới, năm 1985 đƣa ra định nghĩa nhƣ sau: "công nghệ là phƣơng pháp chuyển hoá các nguồn lực thành sản phẩm, gồm ba yếu tố: + Thông tin về phƣơng pháp. + Phƣơng tiện, công cụ sử dụng phƣơng pháp để thực hiện việc chuyển hoá. + Sự hiểu biết phƣơng pháp hoạt động nhƣ thế nào và tại sao". - Tổ chức OECD, gồm các nƣớc phát triển châu Âu, Nhật Bản, Mỹ và Canađa lại có một định nghĩa chung: "công nghệ đƣợc hiểu là một tập hợp các kỹ thuật, mà bản thân chúng đƣợc định nghĩa là một tập hợp các hành động và quy tắc lựa chọn chỉ dẫn việc ứng dụng có trình tự các kỹ thuật đó mà theo hiểu biết của con ngƣời thì sẽ đạt đƣợc một kết quả định trƣớc (và đôi khi đƣợc kỳ vọng) trong một hoàn cảnh nhất định". - Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO), cho rằng "công nghệ là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và phƣơng pháp". - Theo Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á - Thái bình dƣơng (ESCAP), "công nghệ là hệ thống kiến thức về quy trình và kỹ thuật chế biến vật liệu và xử lý thông tin". - Năm 1987, tác giả Trần Ngọc Ca đã đƣa ra một khái niệm hợp lý về công nghệ nhƣ sau: Công nghệ có thể đƣợc hiểu nhƣ mọi loại hình kiến thức, thông tin, bí quyết, phƣơng pháp (gọi là phần mềm) đƣợc lƣu giữ dƣới các dạng khác nhau (con ngƣời, ghi chép...) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tƣ liệu sản xuất (gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ...) đƣợc áp dụng vào môi trƣờng thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ. - Theo Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam, năm 2000 đã đƣa ra định nghĩa: "công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm". - Theo Luật chuyển giao công nghệ, năm 2006: "công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm". Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về công nghệ nêu trên, tác giả tuân theo khái niệm: công nghệ là tập hợp các phƣơng pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm. 1.1.2. Đổi mới công nghệ 1.1.2.1. Khái niệm đổi mới công nghệ Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, do nhu cầu càng cao của con ngƣời do tiến bộ của tri thức và khoa học, do cạnh tranh nên nhu cầu về sản phẩm ngày càng cao và đa dạng cùng với yêu cầu cao trong việc tiết kiệm chi phí. Do vậy công nghệ luôn đƣợc thay đổi, cải tiến không ngừng để thoả mãn nhu cầu đó nên việc thay đổi công nghệ là một xu thế tất yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu và đã mang lại những hiệu quả to lớn đối với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục đổi mới công nghệ. Vậy đổi mới công nghệ là gì? Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là quá trình quan trọng nhất của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Để có thể quản lý đƣợc hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào những vấn đề cơ bản tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ ta chỉ coi là cải tiến công nghệ. Do đó ta đƣa ra khái niệm đổi mới công nghệ nhƣ sau: Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ, tiến bộ này dƣới dạng một phƣơng pháp mới về sản xuất, một kỹ thuật mới về tổ chức, quản lý, marketing, mà nhờ chúng sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lƣợng tốt hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và do đó sẽ tạo đƣợc vị thế cạnh tranh trong doanh nghiệp về mặt giá thành hay về sự khác biệt của sản phẩm. Đổi mới công nghệ có thể là đƣa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới hoặc mới sử dụng lần đầu trong hoàn cảnh mới. Peter Drucker, nhà kinh tế học nổi tiếng ngƣời Áo cho rằng xét ở góc độ quản trị kinh doanh, có hai nhiệm vụ hàng đầu mà một doanh nghiệp luôn phải thực hiện đó là tiếp thị (marketing) và đổi mới công nghệ (innovation). Nếu chức năng tiếp thị là nhằm thoả mãn các những nhu cầu hiện tại của ngƣời tiêu dùng thì đổi mới công nghệ nhằm thoả mãn nhu cầu tƣơng lai của khác hàng. Nếu thiếu khả năng và sự kiên trì, bền bỉ trong việc đổi mới công nghệ thì doanh nghiệp sẽ sớm bị đào thải khỏi thƣơng trƣờng khi nhu cầu khách hàng, công nghệ thay đổi và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Do đó đối với một doanh nghiệp, đổi mới công nghệ luôn đƣợc sử dụng nhƣ một nhân tố trong chiến lƣợc cạnh tranh. 1.1.2.2. Vai trò của đổi mới công nghệ. Công nghệ là một sản phẩm đặc biệt của con ngƣời và trƣớc hết nó cũng là một sản phẩm cho nên nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó cũng đƣợc sinh ra, phát triển và cuối cùng là bị đào thải. Chính vì lẽ đó việc quan tâm đặc biệt đến đổi mới công nghệ sẽ gắn chặt đến lợi ích sống còn của doanh nghiệp, đến sự phát triển của nền kinh tế. Nếu một quốc gia nào, hay một doanh nghiệp nào không có những hoạt động nhằm không ngừng ĐMCN thì chắc chắn ở quốc gia đó ở doanh nghiệp đó không thể có sự phát triển. Một điều quan trọng đó là ĐMCN sẽ mang lợi ích cho doanh nghiệp đổi mới cũng nhƣ cho nền kinh tế, các lợi ích đó là: - Đổi mới công nghệ cải thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đây là một lợi ích thiết thực, trực tiếp và đƣợc các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. - Từ việc nâng cao đƣợc chất lƣợng sản phẩm sẽ làm cho doanh nghiệp duy trì, củng cố và mở rộng thị phần của sản phẩm. - Một lợi ích rất quan trọng khác đó là đổi mới công nghệ sẽ mở rộng phẩm cấp của sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm mới. - Đáp ứng đƣợc các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ và các quy định ngày càng khắt khe đƣợc thế giới và các quốc gia xây dựng lên. - Giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lƣợng, đây là một lợi ích hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh thế giới đang lâm vào cảnh thiếu năng lƣợng, giá xăng dầu tăng rất cao. - Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất cho con ngƣời và thiết bị. - Giảm tác động xấu đến môi trƣờng tự nhiên nói chung và môi trƣờng sống nói riêng. Vì tất cả các lý do kể trên có thể khẳng định đổi mới công nghệ là một tất yếu phù hợp với quy luật phát triển. Công nghệ và đổi mới công nghệ có ý nghĩa quyết định nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bằng việc nâng cao năng xuất, chất lƣợng hạ giá thành sản phẩm. Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về vốn để đầu tƣ đổi mới công nghệ các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Hải Dƣơng rất cần sự đầu tƣ vốn từ các nguồn vốn khác, đặc biệt là vốn đầu tƣ từ Quỹ đầu tƣ mạo hiểm để đổi mới công nghệ. 1.1.3. Doanh nghiệp công nghiệp Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp đã đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006 một số khái niệm cơ bản về doanh nghiệp đƣợc thống nhất nhƣ sau: - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. - Kinh doanh là việc thực hiện liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trên thực tế khái niệm doanh nghiệp đƣợc hiểu nôm na, dùng chung đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức, các ngành nghề khác nhau, có tƣ cách pháp nhân. - Doanh nghiệp nhà nƣớc là doanh nghiệp trong đó nhà nƣớc sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Hiện tại ở Việt Nam có loại hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nƣớc, doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nƣớc và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nƣớc. - Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân. Số lƣợng thành viên không vƣợt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp. Phần vốn góp của thành viên chỉ đƣợc chuyển nhƣợng theo quy định của Luật doanh nghiệp. - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu. - Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân có cổ phần. Số lƣợng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lƣợng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhƣợng cổ phần của mình cho ngƣời khác. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn. Công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty. - Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dƣới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh không đƣợc phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. - Doanh nghiệp tƣ nhân là một doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tƣ nhân không đƣợc phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân. - Nhóm công ty là tập hợp công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trƣờng và các dịch vụ kinh doanh khác. Nhóm công ty bao gồm các hình thức: Công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế và các hình thức khác. - Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là doanh nghiệp do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thành lập để thực hiện đầu tƣ tại Việt Nam hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tƣ nƣớc ngoài góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. - Doanh nghiệp công nghiệp là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đóng góp ngày càng nhiều cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc, lại dễ bị tổn thƣơng nhất trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở tập hợp và khái quát các định nghĩa về doanh nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp nêu trên, tác giả tuân theo khái niệm: Doanh nghiệp công nghiệp là doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm công nghiệp. 1.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.4.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Điều 03 Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ định nghĩa về DNNVV: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người". Trong thực tế hiện nay, một số cơ quan Nhà nƣớc, một số tổ chức chính trị - xã hội để hỗ trợ doanh nghiệp đã chủ động đƣa ra các tiêu chí quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa để phục vụ cho công tác của mình nhƣ: - Ngân hàng công thƣơng Việt Nam quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là: doanh nghiệp có dƣới 500 lao động, vốn cố định nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, vốn lƣu động dƣới 08 tỷ VNĐ, doanh thu tháng không quá 20 tỷ đồng VNĐ. - Liên Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội và Bộ Tài chính quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là: doanh nghiệp có số lao động thƣờng xuyên dƣới 100 ngƣời, doanh thu một năm nhỏ hơn 10 tỷ VNĐ, vốn pháp định không quá 01 tỷ VNĐ. - Dự án VIE/US/95/2004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam lại có quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa là: doanh nghiệp có số lao động dƣới 200 ngƣời, vốn đăng ký 0,4 triệu USD (khoảng 06 tỷ VNĐ). Vì vậy, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của từng địa phƣơng, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chƣơng trình trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên. Trong luận văn này tác giả tuân theo khái niệm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 ngƣời. 1.1.4.2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa nói riêng có những vai trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tƣơng đồng nhƣ nhau: "Trong tổng số hơn 300.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 22,5%"1 - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: "Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất (95%). Hiện, cả nước có gần 350.000 DNNVV, tổng số vốn đăng ký của các DNNVV là gần 1.400 nghìn tỷ VND, tức bình quân 4 tỷ VND/DN"2. Vì thế, đóng góp của DNNVV vào tổng sản lƣợng và tạo việc làm là rất đáng kể. - Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Vì thế, DNNVV đƣợc ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. - Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh (xét về mặt lý thuyết) hoạt động. - Tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng: doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết đƣợc dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh. 1 ra mắt hiệp hội doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, 24.11.2008 2 dnnvv trông chờ chính sách "mở" về tín dụng, 19.11.2008 - Là trụ cột của kinh tế địa phƣơng: nếu nhƣ doanh nghiệp lớn thƣờng đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nƣớc, thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và là thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào nguồn thu cho ngân sách cả ngoại tệ và nội tệ của địa phƣơng, tạo sản lƣợng và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở địa phƣơng. Trong thành tựu chung của DNNVV đóng góp cho nền kinh tế của đất nƣớc, "các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng lên về chất lượng (vốn, năng động, sáng tạo trong kinh doanh và sản xuất, thích ứng với sự biến động của thị trường, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động xã hội, đổi mới trong quản lý)"3 Với vai trò vô cùng quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế, vì vậy nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển nói chung và đổi mới công nghệ nói riêng. Nhƣng trên thực tế ở nƣớc ta, vai trò chính trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế là ngân hàng và hoạt động đổi mới công nghệ mang tính rủi ro cao cùng với yêu cầu về tài sản đảm bảo cũng nhƣ các quy định trong thẩm định vay vốn của ngân hàng đã không thể tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ. Từ những thực tế khó khăn trong việc huy động vốn kể trên, doanh nghiệp phải tìm cách huy động vốn từ các nguồn vốn khác trong đó nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm là một trong những nguồn vốn đƣợc xem là quan trọng và có tính khả thi. Hình thức đầu tƣ mạo hiểm là nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp, tham gia chia sẻ thành công nếu doanh nghiệp phát đạt, song cũng gánh chịu rủi ro nếu thất bại. Chính điều này đảm bảo rằng những khuyến khích đối với các nhà đầu tƣ và các doanh nhân khởi nghiệp là thống nhất với nhau. 3 Phạm Ngọc Dũng, doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới, 22.4.2009 Do vậy, nguồn vốn từ các Quỹ đầu tư mạo hiểm được xem là một giải pháp về vốn cho các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ. 1.1.5. Thị trường chứng khoán 1.1.5.1. Chứng khoán. Chứng khoán là chứng chỉ xác định các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán và các chứng khoán khác theo qui định của pháp luật. 1.1.5.2. Thị trƣờng chứng khoán. Có nhiều khái niệm về thị trường chứng khoán khác nhau, nhưng nhìn chung có thể dẫn ra một khái niệm có tính phổ biến: Thị trƣờng chứng khoán là một thị trƣờng mà ở nơi đó ngƣời ta mua bán, chuyển nhƣợng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Thị trƣờng chứng khoán phải tồn tại ở một nơi mà ở nơi đó việc mua bán chứng khoán đƣợc thực hiện. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện thị trƣờng chứng khoán ở các nƣớc có nền sản xuất và lƣu thông hàng hóa lâu đời nhƣ Mỹ, Anh, Pháp, nơi đó tồn tại dƣới hai hình thức: Thị trường chứng khoán có tổ chức và Thị trường chứng khoán phi tổ chức. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán có tổ chức là Sở giao dịch chứng khoán. Mọi việc mua, bán, chuyển nhƣợng, trao đổi chứng khoán phải tiến hành trong Sở giao dịch và thông qua các thành viên, theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán có thể là tổ chức sở hữu nhà nƣớc, là doanh nghiệp cổ phần hoặc một hiệp hội và đều có tƣ cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán. Có thể dẫn ra những Sở giao dịch chứng khoán nổi tiếng của thế giới nhƣ: NYSE (New York Stock exchange), TSE (Tokyo Stock exchange), LSE (London Stock exchange ) Thị trƣờng chứng khoán phi tổ chức là một thị trường không có hình thái tổ chức tồn tại, nó có thể là bất cứ nơi nào mà tại đó người mua và người bán trực tiếp gặp nhau để tiến hành giao dịch. Nơi đó có thể là tại quầy giao dịch ở các ngân hàng bất kỳ nào đó. Thị trường hình thành như thế gọi là thị trường giao dịch qua quầy OTC (Over the counter) Ngày nay, nhờ vào thành quả của cách mạng tin học, hệ thống INTERNET đã gắn kết các thành viên của thị trƣờng lại với nhau, do đó việc trao đổi thông tin, tiến hành giao dịch mua bán chứng khoán không phải đến tận quầy của các ngân hàng và có thể tiến hành ngay trên bàn máy vi tính. Đây là một hình thái của thị trƣờng chứng khoán phi tổ chức bậc cao mới xuất hiện trong thập kỷ qua. Thị trƣờng này chƣa có tên chính thức, có ngƣời gọi đó là thì trƣờng thứ ba. Với sự phát triển phong phú của các hình thái tổ chức của thị trƣờng chứng khoán từ một nơi chốn cụ thể nhƣ Sở giao dịch chứng khoán đến các quầy giao dịch của ngân hàng và gần đây là đến không gian rộng lớn của thông tin, do đó đã tạo điều kiện và môi trƣờng cho mọi thành viên trong xã hội đều có thể trở thành thành viên của thị trƣờng chứng khoán hiện đại 1.1.6. Quỹ đầu tư mạo hiểm. Đầu tƣ mạo hiểm (Venture Investment - VI) là thực hiện đầu tƣ vào hoạt động đổi mới công nghệ của một doanh nghiệp hoặc đầu tƣ để lập ra một doanh nghiệp mới, mà đặc trƣng cơ bản của nó là còn thiếu độ tin cậy về kết quả kinh doanh, chƣa tỏ rõ khả năng sinh lợi của mình, những nơi mà các thể chế tài chính truyền thống (tín dụng, ngân hàng...) không để ý đến. Thay vì cho vay, họ đầu tƣ vốn để một công ty có thể phát triển, đồng thời có thể nhận lấy một tỷ lệ cổ phần không có lãi cố định hoặc quyền sở hữu cổ phần trong công ty mà họ đầu tƣ. Xét về bản chất, hệ thống tín dụng thông thƣờng không thể thúc đẩy đổi mới công nghệ khi mà khả năng thành công về kỹ thuật và thƣơng mại còn chƣa rõ ràng. Vốn mạo hiểm (Venture capital - VC) là hình thức vốn đầu tƣ vào các doanh nghiệp công nghệ cao khởi đầu (technology start-up company) trong giai đoạn sản xuất thử (pilot) nhằm đạt lợi nhuận siêu ngạch do tính cách mạng của công nghệ cao đem lại. Vốn mạo hiểm thông thƣờng đƣợc cung cấp thông qua một loại hình tổ chức tài chính đặc biệt gọi là quỹ mạo hiểm. Đối tƣợng đầu tƣ của quỹ mạo hiểm là những cá nhân có ý tƣởng độc đáo khả thi, những công ty vừa và nhỏ đang rất cần vốn, đặc biệt là các công ty đang đầu tƣ công nghệ mới hoặc các doanh nghiệp mới khởi nghiệp bắt đầu cho ra những sản phẩm mới có triển vọng trong tƣơng lai. Quỹ đầu tƣ mạo hiểm (Venture Capital Fund - VCF) nhìn chung cũng có những đặc điểm của quỹ đầu tƣ thông thƣờng: đó là một định chế tài chính phi ngân hàng, là loại hình doanh nghiệp đƣợc chuyên môn hóa trong lĩnh vực đầu tƣ, mang đặc điểm của một ngành chuyên kinh doanh vốn trung và dài hạn, thông qua hoạt động đầu tƣ gián tiếp hoặc trực tiếp. Quỹ đầu tƣ cho các nhà đầu tƣ tham gia vào thị trƣờng tài chính thông qua một danh mục đầu tƣ và thƣờng xuyên đƣợc đặt dƣới sự giám sát chuyên nghiệp. Tuy nhiên quỹ đầu tƣ mạo hiểm luôn hƣớng đến những lĩnh vực mới và mục đích chính của quỹ bao giờ cũng hƣớng tới thị trƣờng chứng khoán, nơi mang lại lợi nhuận cao khi thành công nhƣng cũng chứa đựng nhiều rủi ro. 1.2. Những vấn đề cơ bản về Quỹ đầu tư mạo hiểm. 1.2.1. Giới thiệu chung về Quỹ đầu tư mạo hiểm 1.2.1.1. Sự ra đời của quỹ đầu tư mạo hiểm: Từ sau thế chiến thứ II, ở Mỹ đầu tƣ mạo hiểm (venture investment) đã xuất hiện nhƣ một công cụ để giúp các công ty mới thành lập, nhất là các công ty trong lĩnh vực công nghệ cao giải quyết các khó khăn về tài chính và quản lý. Quỹ vốn mạo hiểm đầu tiên trên thế giới có tên gọi là Công ty Nghiên cứu và Phát triển Mỹ (ARD Corporation) đƣợc thành lập vào năm 1948 tại thành phố Boston nƣớc Mỹ. Công ty này đƣợc hình thành nhƣ một quỹ hỗ trợ dạng đóng (closed end). Quỹ này đƣợc hình thành để tìm kiếm các dự án đầu tƣ có nhiều tiềm năng mang về lợi nhuận cao và việc đầu tƣ vào công ty Digital Equipment Inc. đã mang lại hơn 50% lợi nhuận của Quỹ. Sau đó nhiều quỹ vốn mạo hiểm đã ra đời. Vào những năm 50, các tổ chức của chính phủ Hoa Kỳ bảo trợ cho các doanh nghiệp nhỏ đƣợc thành lập nhƣ SBA và SBIC nhƣng qui mô vốn đầu tƣ cho từng doanh nghiệp vẫn còn nhỏ. Vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX tại Silicon Valley cũng có một vài quỹ vốn mạo hiểm với qui mô nhỏ do một số cá nhân thành lập để phục vụ cho các công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên vào những năm 1970 đã có những thay đổi quan trọng tác động đến sự phát triển của các quỹ vốn mạo hiểm khi chính phủ Mỹ ban hành đạo luật về giảm thuế đánh trên lợi nhuận do tăng vốn (capital gain tax) và Bộ Lao động Hoa kỳ điều chỉnh lại các qui định liên quan đến việc đầu tƣ của các quỹ hƣu trí, đã thúc đẩy những khoản vốn từ quỹ hƣu trí đầu tƣ cho các doanh nghiệp mới cần vốn mạo hiểm để đổi lại các khoản lợi nhuận cao trong danh mục đầu tƣ ngày c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfv_l2_01658_2684_2003040.pdf
Tài liệu liên quan