MỤC LỤC
MỞ ĐẦU. 10
1. Lý do chọn đề tài . 10
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu. 11
3. Mục tiêu nghiên cứu . 13
4. Phạm vi nghiên cứu . 13
5. Mẫu khảo sát . 13
6. Câu hỏi nghiên cứu. 13
7. Giả thuyết nghiên cứu . 14
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết. 14
9. Kết cấu của luận văn . 14
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 16
1.1. Bản chất của TTCN. 16
1.1.1. Thị trường . 16
1.1.2. Công nghệ . 17
1.1.3. TTCN. 18
1.1.3.1. Khái niệm. 18
1.1.3.2. Chức năng của TTCN . 19
1.1.3.3. Các yếu tố cấu thành TTCN . 20
1.1.3.4. Phân loại TTCN. 25
1.1.3.5. Đặc trưng của TTCN . 26
1.1.3.6. Sự tồn tại TTCN ở Việt Nam hiện nay. 27
1.2. Điều kiện hình thành và phát triển TTCN . 30
1.2.1. Điều kiện là gì?. 30
1.2.2. Điều kiện của TTCN. 31
1.2.3. Điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài. 32
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
THỊ TRƢỜNG CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG.
2.1. Vài nét về TTCN Hải Phòng.
2.2. Thực trạng hoạt động mua, bán, giao dịch trong TTCN HảiPhòng .
2.2.1. Thực trạng mua công nghệ và thiết bị trên địa bàn HảiPhòng .
2.2.2. Thực trạng bán công nghệ và thiết bị trên địa bàn HảiPhòng .6
2.2.3. Phương thức giao dịch và các tổ chức trung gian, môi giới.
2.3. Thực trạng các điều kiện tác động đến quá trình hình thành
TTCN Hải Phòng hiện nay.
2.3.1. Điều kiện bên trong .
2.3.1.1. Nhu cầu công nghệ được đáp ứng.
2.3.1.2. Mức độ đáp ứng yêu cầu công nghệ.
2.3.1.3. Mối quan hệ giữa bên cung và cầu công nghệ.
2.3.2. Điều kiện bên ngoài.
2.3.2.1. Sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về KH&CN.
2.3.2.2. Nhận thức về vấn đề môi giới công nghệ
2.3.2.3. Mối quan hệ giữa TTCN Hải Phòng với TTCN Việt Nam
và TTCN thế giới, mối quan hệ giữa TTCN với các loại thị trường khác .
2.4. Những ảnh hƣởng của điều kiện bên trong và bên ngoài đến
sự phát triển TTCN Hải Phòng.
CHƢƠNG III: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG CÔNG
NGHỆ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 .
3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2010 - 2020.
3.1.1. Quan điểm .
3.1.2. Mục tiêu .
3.1.2.1. Mục tiêu chung.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể.
3.1.2.3. Một số chỉ tiêu phấn đấu.
3.2. Yêu cầu đặt ra từ quan điểm, mục tiêu phát triển TTCN Hải
Phòng đối với việc xây dựng điều kiện phát triển TTCN Hải
Phòng giai đoạn 2010 – 2020.
3.3. Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010– 2020.
3.3.1. Phát triển các điều kiện bên trong tạo nên TTCN Hải Phòng.7
3.3.1.1. Chủ động thắt chặt mối quan hệ giữa cung và cầu công nghệ.
3.3.1.2. Kích cung - Tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu công
nghệ của các tổ chức KH&CN.
3.3.1.3. Kích cầu – Tăng cường nhu cầu công nghệ của các DN Hải Phòng .
3.3.2. Thúc đẩy sự phát triển của các điều kiện bên ngoài .
3.3.2.1. Tăng cường sự tác động của cơ chế quản lý nhà nước về
KH&CN đến TTCN.
3.3.2.2. Đề cao vai trò và hỗ trợ các tổ chức trung gian, môi giới
nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ
3.3.2.3. Tăng cường phối hợp giữa cấp trung ương và cấp địa phương.
3.3.2.4. Tăng cường phối hợp với bên ngoài nhằm mở rộng quan hệ TTCN.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.
36 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Điều kiện phát triển thị trƣờng công nghệ Hải Phòng giai đoạn 2010 – 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên cứu khoa học cấp thành phố phục vụ triển khai Nghị quyết Đại
hội XIII Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2005 - 2010 mang tên: "Nghiên
cứu đề xuất chủ trương, giải pháp phát triển các loại thị trường vốn, lao
động, KH&CN" do Tiến sỹ Hoàng Văn Kể - Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân thành phố làm chủ nhiệm năm 2007. Nghiên cứu đã đề
cập tới một số khía cạnh của TTCN như: các sản phẩm trong TTCN, các
nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCN...
Các nghiên cứu trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh về phát triển
TTCN ở nước ta... Tuy nhiên vấn đề điều kiện cho sự phát triển TTCN ở
Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng vẫn còn là vấn đề cần quan
tâm giải quyết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tác động đến sự hình thành và phát triển
TTCN Hải Phòng từ trước đến nay.
- Đưa ra những giải pháp giúp các loại điều kiện này phát huy tối
đa tác động đối với TTCN Hải Phòng trong giai đoạn 2010 – 2020.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Về thời gian: từ năm 2001 đến năm 2020.
5. Mẫu khảo sát
Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bán công
nghệ tại một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn Hải Phòng.
Nhu cầu công nghệ và hoạt động mua công nghệ của một số DN.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thị trường công nghệ là gì? Những yếu tố cấu thành TTCN?
14
- Điều kiện hình thành và phát triển TTCN?
- Thực trạng điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng hiện nay như thế
nào?
- Những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của TTCN Hải Phòng
giai đoạn 2010 – 2020 là gì?
7. Giả thuyết nghiên cứu
- TTCN là một loại thị trường riêng biệt, gồm các yếu tố cấu thành:
hàng hoá; các chủ thể tham gia thị trường; phương thức giao dịch; thể
chế, luật lệ, quy tắc vận hành thị trường.
- Có 2 loại điều kiện cần quan tâm cho sự hình thành và phát triển
TTCN: điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài.
- Điều kiện cho sự hình thành và phát triển TTCN Hải Phòng vẫn
còn nhiều bất cập.
- Với TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020 cần phát triển đồng
đều cả điều kiện bên trong và điều kiện bên ngoài, như: thắt chặt mối
quan hệ giữa bên cung và bên cầu, tăng cường tác động quản lý nhà nước
về KH&CN...
8. Phƣơng pháp chứng minh giả thuyết
- Nghiên cứu tài liệu: Dựa vào các văn bản pháp quy, các tài liệu
liên quan, các văn bản về TTCN; Kế thừa các tài liệu nghiên cứu, tổng
kết về TTCN của các nhà quản lý, các nhà khoa học, học giả trong nước
và thế giới.
- Phân tích, tổng hợp: thống kê, phân tích các tài liệu về thực trạng
và các điều kiện của thị trường nói chung và TTCN nói riêng.
15
- Khảo sát: kế thừa kết quả khảo sát tình hình mua bán các loại HH
trong TTCN giai đoạn 2001 – 2005 tại 181 đơn vị trên địa bàn Hải Phòng
(bao gồm 155 doanh nghiệp và 26 tổ chức KH&CN) - Đề án Quy hoạch
phát triển thị trường KH&CN thành phố Hải Phòng đến năm 2010, định
hướng đến năm 2020.
9. Kết cấu của luận văn
Luận văn được trình bày bởi các phần sau:
Mở đầu: Giới thiệu lý do chọn đề tài, tổng quan tình hình nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, câu hỏi
nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, và phương pháp chứng minh giả
thuyết.
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương II: Thực trạng các điều kiện hình thành TTCN Hải Phòng
Chương III: Điều kiện phát triển TTCN Hải Phòng giai đoạn 2010
– 2020
Kết luận và khuyến nghị.
16
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Bản chất của TTCN
1.1.1. Thị trường
Trong ngôn ngữ của kinh tế học hiện đại, khái niệm thị trường
mang nhiều nội hàm khác nhau. Theo nghĩa thông thường, thị trường
được hiểu như một địa điểm nơi người mua và người bán gặp gỡ thực
hiện mua bán và trao đổi HH. Đây là cách tiếp cận mang tính chất lịch sử
khi các thị trường bắt đầu từ các địa điểm như một nơi họp chợ, chỗ có
nhiều người mua và bán. Cách tiếp cận này vẫn được áp dụng cho đến
ngày nay, khi thị trường là các khu trung tâm thương mại, các sàn giao
dịch. Như vậy, đơn giản nhất, thị trường có thể hiểu như một nơi diễn ra
các hoạt động mua bán và trao đổi HH.
Cách tiếp cận dưới góc độ thể chế đối với thị trường xuất hiện khi
phạm vi thị trường được mở rộng vượt ra khỏi những khuôn khổ chật hẹp
về mặt địa lý. Người mua, người bán không phải gặp nhau trực tiếp và
cũng không phải tập trung tại một điểm cố định để thực hiện các nhu cầu
mua bán và trao đổi HH của họ. Các hoạt động mua bán được thực hiện
với sự hỗ trợ của những phương tiện thông tin hiện đại.
17
Nhìn chung, các cách tiếp cận khác nhau đều thống nhất rằng thị
trường là tập hợp các sự thỏa thuận, thông qua đó người bán và người
mua tiếp xúc với nhau để trao đổi HH và dịch vụ. Thị trường thực hiện
chức năng kinh tế là xác lập giá cả, trên cơ sở đảm bảo số lượng hàng mà
người mua muốn mua cân bằng với lượng hàng mà người bán muốn bán.
Nói cách khác, thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông
qua đó người mua và người bán một thứ HH tác động qua lại nhau để xác
định giá cả và số lượng HH.
Một cách tổng quát, thị trường là một phạm trù của sản xuất và lưu
thông HH, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người
bán đã được thể chế hoá nhằm xác định giá cả và khối lượng HH. Như
vậy thị trường chứa đựng tổng cung, tổng cầu, mối quan hệ cung - cầu,
mức giá và những yếu tố không gian, thời gian, xã hội đối với một loại
sản phẩm nào đó của nền sản xuất HH. Mức độ phát triển của thị trường
phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế.
Tính phong phú, đa dạng của thị trường phụ thuộc vào sự
phong phú đa dạng của HH được mua bán trên thị trường.
1.1.2. Công nghệ
Thuật ngữ "công nghệ" (technology) là từ ghép, có nguồn gốc từ
chữ Hylạp "Techne" (một nghệ thuật hay một kỹ năng) và "logia" (một
khoa học hay sự nghiên cứu). Đã có hàng chục định nghĩa hoặc khái
niệm về công nghệ. Có thể tìm hiểu về công nghệ qua một số định nghĩa
sau:
Ngân hàng Thế Giới (1985) đưa ra khái niệm: “Công nghệ là
phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm, gồm ba yếu tố:
thông tin về phương pháp; phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp để
18
thực hiện việc chuyển hóa; sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế
nào và tại sao”.
Luật Chuyển giao công nghệ (2006) viết: “Công nghệ là giải pháp,
quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.
Như vậy, khái niệm công nghệ dù hiểu theo nghĩa nào thì bản chất
công nghệ vẫn là tri thức. Do công nghệ đã đi vào mọi lĩnh vực hoạt động
nên có thể phân loại như sau:
- Theo tính chất (công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công
nghệ đào tạo...)
- Theo ngành nghề (công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học , công
nghệ thực phẩm, công nghệ viễn thông...)
- Theo đặc tính công nghệ (công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng
loạt, công nghệ liên tục...)
- Theo sản phẩm (công nghệ xi măng, công nghệ ô tô...)
- Theo sự ổn định công nghệ (công nghệ cứng, công nghệ mềm)
- Theo mục tiêu (dẫn dắt, thúc đẩy, phát triển)
- Theo mức độ hiện đại (cổ điển, trung gian, tiên tiến)
1.1.3. TTCN
1.1.3.1. Khái niệm
Hiện nay ở nước ta, vẫn còn nhiều ấn phẩm, nhiều ý kiến tranh cãi
về thuật ngữ “TTCN” hay thuật ngữ “Thị trường KH&CN”. Về thực
chất, hai cách gọi này đều bao hàm một loại hình sản phẩm và hoạt động,
tuy nhiên, nếu sử dụng thuật ngữ thị trường KH&CN sẽ gây nhầm lẫn
rằng trong thị trường này có thể có những mua bán các nghiên cứu thuần
túy khoa học. Do đó, trong khuôn khổ luận văn này, theo ý kiến của cá
19
nhân tôi, nên sử dụng thuật ngữ TTCN - một dạng thị trường được phân
loại theo ý nghĩa và vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
Hiện có các định nghĩa khác nhau về TTCN như: "TTCN là nơi
bán mua HH công nghệ theo quy luật cung cầu, quy luật giá trị và các
quy luật khác của nền kinh tế thị trường"
1
, "TTCN được hiểu là những
thể chế đảm bảo cho việc mua bán công nghệ được thực hiện thuận lợi
trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia"
2
,... Qua đó có thể hiểu TTCN
theo nghĩa rộng là tổng quan hệ trao đổi tiến hành giao dịch để biến thành
quả KH&CN trở thành thương phẩm và làm nó trở thành lực lượng sản
xuất hiện thực. Nó bao gồm toàn bộ quá trình từ triển khai thương phẩm
công nghệ đến ứng dụng và lưu thông thương phẩm công nghệ. TTCN là
quan hệ trao đổi được hình thành trong hoạt động thương mại công nghệ
do các bên bán, bên mua và trung gian tiến hành như triển khai công
nghệ, chuyển giao công nghệ, tư vấn công nghệ và dịch vụ công nghệ,
bao gồm toàn bộ lĩnh vực và các khâu lưu thông thành quả KH&CN
trong quá trình triển khai, ứng dụng, nhân rộng và dịch vụ.
Còn là theo nghĩa hẹp, TTCN là nơi tiến hành giao dịch sản phẩm
công nghệ tại một địa điểm nhất định, như: chợ giao dịch thành quả công
nghệ, siêu thị thương phẩm công nghệ
1.1.3.2. Chức năng của TTCN
TTCN là tín hiệu, cung cấp thông tin tin cậy về nhu cầu và khả
năng cung ứng HH công nghệ, vì vậy làm vai trò cầu nối giữa bên cung
và bên cầu HH công nghệ.
TTCN là môi trường, là điều kiện cho hoạt động sản xuất HH công
nghiệp (bên cung), là người nội trợ cho tiêu dùng HH công nghiệp (bên
1
Trần Đông Phong: Nghiên cứu giải pháp, chính sách phát triển TTCN ở nước ta , Luận văn ThS, Viện
Chiến lược và chính sách KH&CN, Hà Nội, 2003.
2
Bộ KH&CN: Công nghệ và phát triển TTCN ở Việt Nam, NXB KH&KT, Hà Nội 2003.
20
cầu). Qua vận hành của TTCN mà hoạt động KH&CN gắn chặt với hoạt
động sản xuất kinh doanh hơn.
TTCN là nơi hoạt động của các quy luật kinh tế làm cho thành quả
công nghệ nhanh chóng được mở rộng ứng dụng do giá trị HH công nghệ
được thực hiện. Điều này đã thúc đẩy liên kết giữa các ngành, các địa
phương, gắn các quá trình kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, thúc
đẩy quá trình CNH - HĐH ở các vùng còn lạc hậu của đất nước (nông
thôn, miền núi), góp phần làm thay đổi bộ mặt xã hội và làm phồn vinh
nền kinh tế cả nước.
Vận hành TTCN có tác động tích cực đến đổi mới cơ chế quản lý
hoạt động KH&CN như: đổi mới cơ chế xây dựng lựa chọn các mục tiêu
KH&CN dài hạn ngắn hạn, cơ chế tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
KH&CN, cơ chế đánh giá kiểm định kết quả hoạt động KH&CN, cơ chế
tài chính cho hoạt động KH&CN, đổi mới tổ chức bộ máy quản lý
KH&CN các cấp... Các cơ chế quản lý hoạt động KH&CN đổi mới theo
các tín hiệu của TTCN sẽ gắn với sản xuất kinh doanh, hướng vào mục
tiêu đổi mới công nghệ của các DN hơn.
Phát triển TTCN sẽ thúc đẩy các thị trường bộ phận khác như thị
trường sức lao động, thị trường tài chính tiền tệ, thị trường bất động sản,
thị trường HH dịch vụ... phát triển và ngược lại.
1.1.3.3. Các yếu tố cấu thành TTCN
Các loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta phải được vận hành theo các quy luật như trong nền
kinh tế thị trường nói chung. Sự hoạt động của các loại thị trường cũng
phải tuân thủ các nguyên tắc của quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy
luật cạnh tranh. Vì vậy, TTCN cũng bao gồm các yếu tố cơ bản như sau:
a) HH của thị trường
21
Hoạt động KH&CN sản sinh ra nhiều loại sản phẩm và dịch vụ
khác nhau. Sản phẩm của hoạt động KH&CN là kết quả của hoạt động
này, chẳng hạn như: một mẫu hình máy làm bánh đa nem tự động, một
phần mềm nhận dạng chữ viết tiếng Việt, một sáng chế về thuốc ho, hay
bí quyết dệt lụa Dịch vụ của hoạt động KH&CN là việc thực hiện
những hoạt động KH&CN theo đặt hàng, chẳng hạn làm NC&PT, thực
hiện thiết kế công nghiệp, bảo trì máy móc thiết bị, cung cấp thông tin
KH&CN... Căn cứ phạm vi nghiên cứu, trong khuôn khổ luận văn, HH
của TTCN ở đây được hiểu bao gồm:
- Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: là kết
quả thực hiện các nhiệm vụ KH&CN (chương trình, đề tài, dự án nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ), kết quả ươm tạo công nghệ.
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng những đối tượng sở hữu công
nghiệp có nội dung công nghệ, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
chỉ dẫn địa lý; thiết bị (với ý nghĩa là vật mang công nghệ)
- Các đối tượng chuyển giao công nghệ, là một phần hoặc toàn bộ
công nghệ sau đây: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ
được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ,
giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật,
chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hoá sản xuất,
đổi mới công nghệ. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn
hoặc không gắn với đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Các hoạt động dịch vụ KH&CN, bao gồm: các hoạt động phục vụ
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, các hoạt động liên quan
đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tư
22
vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức khoa học, các hoạt
động kiểm nghiệm, thí nghiệm phục vụ nhu cầu của các đơn vị, DN.
b) Các chủ thể tham gia TTCN, bao gồm: người bán hàng (cung),
người mua (cầu), các tổ chức trung gian (môi giới, tư vấn, hỗ trợ);
- Bên cung (bên bán):
+ TTCN sẽ không tồn tại nếu không có những nhà cung cấp. Đó
là các tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN - “các hoạt động nghiên cứu
khoa học, NC&PT công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng
kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm
phát triển KH&CN”
3
.
+ Các tổ chức KH&CN bao gồm: Tổ chức nghiên cứu khoa
học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Trường đại
học, học viện, trường cao đẳng; Tổ chức dịch vụ KH&CN.
+ Ở Việt Nam hiện nay, các tổ chức KH&CN vì lý do lịch sử
hình thành và phát triển chủ yếu là do nhà nước thành lập và cung cấp tài
chính cho hoạt động. Có nghĩa là nguồn cung hiện tại chủ yếu là từ các tổ
chức KH&CN của nhà nước. Các tổ chức này hiện đang trong quá trình
chuyển đổi và thích ứng theo hướng thị trường.
+ Mặt khác, nhà cung cấp HH cho TTCN có thể là DN, phát
triển HH cho TTCN trước hết phục vụ cho nhu cầu của chính họ, việc
bán ra thị trường chỉ là một dẫn xuất của việc bán sản phẩm
4
. Có những
tổ chức sản xuất HH cho TTCN chủ yếu là để bán (như các tổ chức
KH&CN, hay các nhà sáng chế độc lập), việc tự tiêu dùng (như tự tổ
3
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Luật KH&CN Việt Nam, 2000
4
Thay vì bán sản phẩm của mình ở một thị trường nào đó, một công ty có thể bán công nghệ để người
mua sản xuất ra sản phẩm khai thác thị trường.
23
chức sản xuất dựa trên công nghệ được phát triển) chỉ là giải pháp bất đắc
dĩ.
+ HH trong TTCN có thể được cung cấp bởi các nhà cung cấp ở
nước sở tại (bao gồm cả các tổ chức có vốn nước ngoài nhưng là pháp
nhân của nước đó như các Cty có vốn nước ngoài), cũng có thể bởi các
nhà cung cấp ở nước ngoài. Việc cung cấp công nghệ có thể dựa trên
nguyên tắc thị trường, cũng có thể là phi thị trường, tuỳ từng trường hợp
cụ thể. Thậm chí luật pháp của các nước thường có những qui định cung
cấp công nghệ bắt buộc trong trường hợp khẩn cấp, hoặc để chống các
biện pháp hạn chế cạnh tranh.
- Bên cầu (bên mua): là tất cả những đối tượng có nhu cầu về sản
phẩm trong lĩnh vực này. Bên cầu có thể là một cá nhân, một DN, một tổ
chức hay thậm chí là nhà nước.
- Tổ chức trung gian, môi giới:
+ Là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ
đổi mới và chuyển giao, thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Tùy theo
từng loại hình, chức năng, quy mô và chuyên môn hóa khác nhau, các tổ
chức này thực hiện cung cấp các loại hình dịch vụ thông tin và môi giới,
dịch vụ sở hữu trí tuệ, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ thương thảo, đàm phán
hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ đánh giá, định giá công nghệ,
dịch vụ pháp lý, dịch vụ quản lý dự án, dịch vụ hỗ trợ tài chính, dịch vụ
tiếp thị và thị trường sản phẩm. Thực tế, cũng có nhiều tổ chức vừa cung
cấp một số dịch vụ chuyên sâu, đồng thời thực hiện chức năng tích hợp
hệ thống các loại hình dịch vụ khác với mục tiêu đáp ứng nhu cầu về dịch
vụ trọn gói cho khách hàng.
+ Các tổ chức trung gian, môi giới được thành lập và hoạt động
dưới nhiều hình thức khác nhau. Các tổ chức này bao gồm các cơ quan
24
chức năng của nhà nước, các hiệp hội, các công ty tư vấn độc lập, các tổ
chức phi chính phủ, các tổ chức thông tin, tư vấn, môi giới công nghệ.
Các tổ chức này tiến hành các hoạt động tư vấn kỹ thuật, tư vấn pháp lý,
tư vấn quản lý, thông tin và môi giới công nghệ dưới các tên gọi: trung
tâm, viện nghiên cứu trong các trường đại học, viện nghiên cứu, trung
tâm KH&CN của quốc gia, khu vực và quốc tế.
c) Phương thức giao dịch
Giao dịch mua bán chỉ có thể xảy ra khi người mua và người bán
có tiếp xúc, trực tiếp (không qua môi giới) hay gián tiếp (qua môi giới),
vật lý (mặt đối mặt) hay ảo (qua các phương tiện truyền thông). “Chợ” là
một trong những thể chế như vậy. Nó cung cấp hạ tầng và dịch vụ kèm
theo để người mua, người bán gặp nhau, thoả thuận và thực hiện các giao
dịch mua bán. Từ chỗ chỉ là chợ vật lý, có giới hạn về không gian (địa
điểm) và thời gian (giờ họp chợ), ngày nay ta còn thấy nhiều loại hình
chợ ảo, hoạt động dựa trên hỗ trợ của các phương tiện truyền thông và
công nghệ thông tin hiện đại, cho phép mở rộng giới hạn về không gian
và thời gian của chợ.
Cùng với chợ là hoạt động môi giới. Có nhiều loại hoạt động môi
giới khác nhau, ở nhiều cấp khác nhau, bằng nhiều phương tiện khác
nhau, nhưng có cùng chức năng cơ bản là xúc tiến tiếp xúc của người
mua và người bán. Về điểm này hoạt động môi giới cũng giống như chợ,
điểm khác biệt là ở chỗ, chợ hỗ trợ tiếp xúc của người mua và người bán
nhờ vào hạ tầng mà nó đáp ứng, trong khi đó hoạt động môi giới dựa vào
thông tin mà người môi giới có được. Có thể nói chợ hiện đại, đặc biệt
chợ trên mạng, là sự gắn liền giữa hạ tầng và thông tin, hay nói cách khác
hoạt động môi giới đã trở thành một phần hữu cơ của chợ. Ngoài ra, cơ
quan môi giới có thể đi xa hơn việc giúp người mua, người bán gặp nhau,
25
để cung cấp những dịch vụ khác như đứng ra dàn xếp về giá cả, bảo lãnh
về tính chân thực của những mô tả liên quan tới công nghệ chào bán,
thậm chí cung cấp tín dụng cần thiết để giao dịch có thể thực hiện được.
Khác với những HH thông thường, với nhiều nội dung mang bản
chất thông tin, phi hiện vật, cơ hội cho người mua và người bán công
nghệ gặp được nhau (chưa nói đến chuyện thực hiện được giao dịch)
không hề dễ dàng. Bởi vậy, các thể chế xúc tiến tiếp xúc như tổ chức chợ
và hoạt động môi giới là rất cần thiết cho vận hành của thị trường. Với
bản chất thông tin của công nghệ, chợ công nghệ là loại chợ hiện đại, bao
gồm cả chợ ảo, trong đó hoạt động môi giới có vị trí quan trọng. Thực tế
cho thấy, nhiều tổ chức thông tin về công nghệ đã đóng vai trò vừa là cơ
quan môi giới công nghệ, vừa là người tổ chức chợ công nghệ, thực hiện
chức năng xúc tiến tiếp xúc giữa người mua và người bán tiềm tàng. Sinh
hoạt của chợ cũng như hoạt động môi giới sẽ cần đến những thể chế kèm
theo để điều chỉnh việc họp chợ, cũng như hoạt động môi giới. Những
thể chế này có thể được qui định bằng văn bản (qui định về việc tham gia
chợ, họp chợ, qui định về hoạt động môi giới, v.v.), có thể chỉ là luật bất
thành văn nhưng được cộng đồng tôn trọng. Cả hai loại thể chế này đều
phải được tính đến khi tổ chức chợ công nghệ và hoạt động môi giới.
d) Thể chế, luật lệ, quy tắc vận hành thị trường (Khung chính
sách, cơ chế quản lý).
1.1.3.4. Phân loại TTCN
TTCN theo nghĩa rộng không những chỉ là nơi giao dịch các sản
phẩm công nghệ, mà còn là quá trình và hình thức đưa các thành quả
công nghệ vào trong hoạt động kinh tế để tiến hành trao đổi “theo kiểu
HH” và ứng dụng, thẩm thấu công nghệ vào trong lĩnh vực sản xuất. Vì
vậy, TTCN được chia như sau:
26
- Theo chế độ kinh tế xã hội, chia thành TTCN xã hội chủ nghĩa và
TTCN tư bản chủ nghĩa.
- Theo loại hình chế độ sở hữu chủ thể. Các chủ thể của chế độ sở
hữu của TTCN bao gồm: DN chế độ sở hữu toàn dân, DN của chế độ sở
hữu tập thể, đơn vị nghiên cứu khoa học chế độ sở hữu tập thể, người
kinh doanh sản xuất cá thể, người phát minh cá thể, các Bộ/Ngành và cơ
quan hữu quan của Chính phủ, tổ chức và cơ quan, DN có các loại hình
khác nhau của nước ngoài. Sự khác nhau của chủ thể chế độ sở hữu đã
đem lại tính đặc thù của sự vận hành TTCN, cũng vì thế không thể giống
với TTCN của chế độ sở hữu.
- Theo khu vực, có thể chia thành TTCN quốc tế, TTCN trong
nước và TTCN địa phương.
- Theo hình thức mậu dịch công nghệ, có thể chia thành hàng loạt
hình thức như: mậu dịch có giấy phép, hợp tác nghiên cứu phát triển,
công trình chìa khoá trao tay uỷ thác nghiên cứu mở mang.
- Theo hình thức tổ chức TTCN, có thể chia thành các hình thức
như chợ giao dịch thành quả công nghệ, chợ gọi thầu các vấn đề khó, chợ
công bố thông tin KH&CN, cửa hàng công nghệ.
1.1.3.5. Đặc trưng của TTCN
Như trên đã nêu, thị trường là sự biểu hiện thu gọn của quá trình
mà thông qua đó người mua và người bán một thứ HH tác động qua lại
nhau để xác định giá cả và số lượng HH. Tuy nhiên, do đặc thù của lao
động khoa học và của sản phẩm KH&CN, TTCN có một số đặc điểm
sau:
(1) HH lưu thông trên thị trường là loại HH phi vật thể, khó giám
định, nhanh lạc hậu, dễ lộ bí quyết
27
Đối với các nước công nghiệp phát triển, HH công nghệ chỉ là phần
mềm. Đối với các nước đang phát triển, các thiết bị tiên tiến, hiện đại
được nhập ngoại để thay thế cho máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu (gọi là
đầu tư chiều sâu)cũng được coi là nhập công nghệ (thiết bị hàm chứa
công nghệ), nhưng mức độ hàm chứa công nghệ cũng không dễ xác định.
(2) Tính không hoàn hảo của thị trường (về nhận dạng, về nhu cầu,
về giá cả).
Tính không hoàn hảo thể hiện ngay trong nhu cầu. Nhu cầu công
nghệ không phải là nhu cầu tự thân (thiết yếu của mọi người) mà xuất
phát từ mong muốn đổi mới của phía ứng dụng. Nhu cầu này thường bị
chi phối bởi những toan tính khác nhau (trong đó yếu tố môi trường như
môi trường pháp lý, môi trường đầu tư, môi trường cạnh tranh buộc
người ứng dụng phải cân nhắc thật kỹ). Các giao dịch về công nghệ rất dễ
bị đóng băng do những vấn đề liên quan tới chi phí giao dịch, tới rủi ro
gắn với công nghệ, tới tính chất bất bình đẳng về thông tin trong mua bán
công nghệ. Vì thế, vai trò điều tiết của “bàn tay vô hình” là các quy luật
của thị trường (lợi nhuận, cạnh tranh, giá trị) trong TTCN cũng hạn
chế.
Chính do những đặc điểm này, đối với các nước có nền kinh tế thị
trường chưa phát triển, càng đòi hỏi Nhà nước phải có những thể chế phù
hợp, giúp cho TTCN vượt qua khó khăn trong quá trình hình thành và
phát triển.
Cũng cần phải nói thêm, TTCN quốc gia và TTCN địa phương
cũng có những khác biệt. Nếu TTCN quốc gia rộng lớn hơn về quy mô,
các lĩnh vực công nghệ thì TTCN địa phương thường bó hẹp về cả quy
mô và lĩnh vực tùy thuộc vào những ngành kinh tế trọng điểm của địa
phương đó.
1.1.3.6. Sự tồn tại TTCN ở Việt Nam hiện nay
28
Hiện nay, có nhiều ý kiến tranh cãi về sự xuất hiện hay chưa của
TTCN ở Việt Nam. Theo ý kiến của cá nhân tôi, TTCN ở nước ta đã
manh nha xuất hiện từ rất sớm. Thậm chí có thể nói hoạt động mua bán
công nghệ đã có từ thời bao cấp, và không chỉ trong nước, hoạt động mua
bán, chuyển giao công nghệ ra nước ngoài cũng đã diễn ra ngay từ thời
kỳ này
5
. Tuy nhiên, những hoạt động của thời kỳ này chỉ xuất hiện lẻ tẻ,
mang tính tự phát.
Kinh nghiệm phát triển TTCN của nhiều nước đi trước cho thấy
trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì ngoài yếu tố xuất
phát từ bản thân cơ chế thị trường thì các cơ chế, chính sách do Nhà nước
ban hành cũng có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của TTCN ở nước
ta.
Đó là các chính sách, cơ chế quản lý về KH&CN (bao gồm các
Luật, Nghị định, Quyết định, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, Ban, Ngành và địa phương), như: Ngày 26/11/2003, Thủ tướng
Chính phủ đã có Công văn số 5859/VPCP.KG về khuyến khích tổ chức
chợ công nghệ và thiết bị (techmart) tại các địa phương và khu vực với
mục tiêu góp phần thúc đẩy TTCN phát triển; Quyết định số 175-CP
ngày 29/4/1981 của Hội đồng Chính phủ về việc ký kết và thực hiện hợp
đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật; Ngày
5/12/1988 Hội đồng nhà nước đã ban hành Pháp lệnh chuyển giao công
nghệ nước ngoài vào Việt Nam; Nghị định 35/HĐBT năm 1992; Luật
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Nghị định 12/CP của Chính
phủ (năm 1997) quy định về chuyển giao công nghệ, bảo vệ môi trường,
bảo vệ quyền và lợi ích của bên chuyển giao công nghệ; Luật Khuyến
5 Tham khảo thêm Công nghệ và phát triển TTCN ở Việt Nam, Sđd, tr 49, 50
29
khích đầu tư trong nước (sửa đổi) năm 1998 quy định N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- v_l2_01539_5353_2006770.pdf