Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại đóng vai trò hết sức quan trọng, là một khâu then chốt

để bảo vệ lợi ích của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần ổn định tình hình

trật tự xã hội, củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Quán triệt các văn kiện, văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương, từ các văn kiện của Đại

hội, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện thể hiện các quan điểm, định hướng như sau:

Nghiên cứu từ lý luận và thực tiễn của địa phương, tổng hợp đề xuất Trung ương, tỉnh điều

chỉnh, bổ sung, hoàn thiện pháp luật nhất là pháp luật về đất đai hơn 75% khiếu nại thuộc lĩnh vực

này), pháp luật về khiếu nại; sửa đổi, thay thế những quy định không còn phù hợp

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam trong việc thực thi và giám sát thực hiện pháp luật; Thực hiện tốt phản biện

xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đối với những vấn đề quan trọng.

Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tiếp tục đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại của công dân; tăng cường công

tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại.

pdf21 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 07/03/2022 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m xét lại những quyết định, hành vi khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1.1.2. Giải quyết khiếu nại hành chính 1.1.2.1 Khái niệm về giải quyết khiếu nại hành chính Việc giải quyết khiếu nại là cả một quá trình thụ lý, em t, đánh giá vụ, việc từ đó đưa ra những quyết định nhân danh quyền lực nhà nước của các chủ thể được pháp luật khiếu nại quy định chủ yếu là những người có thẩm quyền trong các cơ quan hành chính nhà nước . 1.1.2.2 Đặc điểm của giải quyết khiếu nại hành chính: - Một là, cơ sở của giải quyết khiếu nại chỉ được triển khai khi có khiếu nại hành chính. - Hai là, đối tượng xem xét khi giải quyết khiếu nại là quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. - Ba là, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại. - Bốn là, kết quả giải quyết khiếu nại là một quyết định hành chính của chủ thể giải quyết khiếu nại về việc xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. 1.2. Nội dung về giải quyết khiếu nại hành chính 1.2.1. Đối tượng của khiếu nại hành chính Theo quy định tại Khoản 8,9,10 của Luật Khiếu nại năm 2011 đối tượng của khiếu nại hành chính bao gồm: quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức 1.2.1.1 Quyết định hành chính: “ Quyết định hành chính” được hiểu là: quyết định bằng văn bản của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước, được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính 1.2.1.2 Hành vi hành chính: “Hành vi hành chính” là đối tượng của khiếu nại được hiểu là: hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật . 5 1.2.1.3 Quyết định kỷ luật: “Quyết định kỷ luật” là đối tượng của khiếu nại được hiểu là: quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 1.2.2. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, chỉ tập trung nghiên cứu các khiếu nại thuộc thẩm quyền của: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp ã.Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính liên quan đến các cơ quan hành chính quản lý hành chính nhà nước được quy định từ Điều 17 đến Điều 21 Luật Khiếu nại, 1.2.3. Trình tự giải quyết khiếu nại hành chính Cho dù cấp có thẩm quyền nào giải quyết, đều phải thực hiện theo quy trình thủ tục mang tính nghiệp vụ chung, với các bước như sau: - Tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại và thụ lý đơn khiếu nại - Chuẩn bị giải quyết vụ, việc khiếu nại; - Xác minh, kết luận vụ, việc khiếu nại; - Ra quyết định và công bố quyết định giải quyết khiếu nại; - Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và hoàn chỉnh hồ sơ vụ việc. Quy trình xử lý đơn khiếu nại được quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định tại Điều 5 và Điều 6. 1.2.3.1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu được thực hiện như sau: Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại. Bước 2: Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Bước 3: Ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. 1.2.3.2. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại. Bước 2: Xác minh, kết luận nội dung khiếu nại. Bước 3: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. 1.2.4. Vai trò của giải quyết khiếu nại hành chính Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, có tính chất chính trị và pháp lý, là một hình thức biểu hiện của dân chủ. 6 1.3. Những yếu tố bảo đảm cho giải quyết khiếu nại hành chính 1.3.1. Yếu tố chính trị Công tác giải quyết khiếu nại là một trong những nội dung quản lý nhà nước nên công tác này cũng phải lệ thuộc vào bản chất của hệ thống chính trị nước ta là một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”. 1.3.2. Yếu tố pháp luật Trong đời sống xã hội, pháp luật là một trong nhiều phương thức thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, các quan hệ xã hội có liên quan được nhà nước điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. 1.3.3. Yếu tố kinh tế- xã hội Quá trình giải quyết khiếu nại chịu sự ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật. 1.3.4. Năng lực của người giải quyết khiếu nại Giải quyết khiếu nại thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động này phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý chí chủ quan của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này. 1.4. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của một số địa phƣơng và một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Lắk 1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương 1.4.1.1. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của tỉnh Lâm Đồng Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã đúc rút được 4 bài học kinh nghiệm sau: Cần ác định việc tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp là cần thiết, là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng, nên cần quan tâm thực hiện, đạt kết quả. Sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương và lãnh đạo địa phương là yếu tố quan trọng quyết định của việc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp; Sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và sự tuân thủ đúng đắn Luật Khiếu nại là cơ sở của sự thành công trong công tác giải quyết khiếu nại của người dân; Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khiếu nại tuân thủ đúng pháp luật. Thậm chí, trong nhiều trường hợp cần phải có sự kiên trì vận động, thuyết phục của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể mới chấm dứt được tình trạng khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp. 1.4.1.2. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của tỉnh Ninh Thuận Một là, cần tăng cường thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về đất đai, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thì hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. 7 Hai là, cán bộ thực thi nhiệm vụ phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tôn trọng, lắng nghe Nhân dân. Ba là, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tham gia đối thoại, hòa giải, thuyết phục, giải thích.. Bốn là, đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, k o dài, đông người cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, quan tâm, chủ động rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, k o dài, đông người, coi đây là việc làm thường xuyên. 1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho Tỉnh Đắk Lắk Thứ nhất, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là đội ngũ Thanh tra viên nói riêng, Thứ hai, việc giải quyết khiếu nại phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trước hết phải là trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Thứ ba, khiếu nại phát sinh ở đâu cần tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, đúng chính sách, có lý, có tình, dứt điểm tại nơi đó. Thứ tư, ây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tạo bước chuyển biến quan trọng đến các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân, để mọi người phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Tiểu kết chƣơng 1 Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận, việc giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định chính trị, xã hội, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, từ đó tạo động lực cho sự phát triển. Nội dung Chương này, tác giả luận văn đã nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại, đưa ra định nghĩa và ác định thẩm quyền, cơ chế, nội dung, nguyên tắc, quy trình giải quyết khiếu nại để làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ở Chương 2 và đề xuất các giải pháp ở Chương 3 của luận văn này. 8 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK 2.1 Những yếu tố ảnh hƣởng đến giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2.1.1. Vị trí địa lý và dân cư Về vị trí địa lý: Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, có đường biên giới dài 70 km chung với nước Campuchia, trên đó có Quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng. Với số lượng đơn vị hành chính cấp huyện và cấp ã tương đối lớn, dàn trải trên một phạm vi không gian rộng, sẽ trở thành một trở ngại tương đối lớn công tác giải quyết KNHC. 2.1.2 Tình hình kinh tế Sự phát triển kinh tế là nhân tố giữ vai trò quyết định đối với mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Kinh tế phát triển sẽ k o theo và là động lực thúc đẩy sự phát triển của các lĩnh vực hoạt động khác và ngược lại. Trong những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, nền kinh tế tỉnh Đắk Lắk liên tục tăng trưởng ở mức khá cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và các thành phần kinh tế đều có sự phát triển chủ động, tích cực. 2.1.3. Tình hình chính trị Cùng với yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị luôn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động thực hiện quyền khiếu nại hành chính của công dân. Môi trường chính trị càng ổn định, bầu không khí chính trị - xã hội càng dân chủ bao nhiêu thì các mặt hoạt động xã hội, bao gồm cả tình hình khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại của công dân càng diễn ra thuận lợi và đạt chất lượng, hiệu quả cao bấy nhiêu; ngược lại, môi trường chính trị bất ổn, xã hội thiếu dân chủ thì mọi lĩnh vực hoạt động đều gặp khó khăn, thậm chí không thực hiện được ảnh hưởng trực tiếp việc thực hiện quyền khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại trên địa bàn tỉnh. 2.1.4. Tình hình văn hóa – xã hội Bên cạnh những kết quả đạt được về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa ã hội; tỉnh cũng còn nhiều khó khăn, tốc độ dân số cơ học tăng nhanh do dân di cư tự do ở các tỉnh khác đến Đắk Lắk với số lượng ngày càng tăng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp như: An ninh trật tự, phá vở quy hoạch kinh tế - xã hội; phát sinh tình trạng mua bán, lấn chiếm rừng trái phép, tranh chấp đất đai diễn biến phức tạp; một số đối tượng xúi giục, kích động lôi kéo những người đi khiếu kiện đông người nhằm gây áp lực cho chính quyền; kinh tế phát triển nên đầu tư ây dựng các công trình, dự án trên địa bàn tỉnh dẫn đến khiếu nại liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng thường xuyên diễn ra; đặc thù 9 vùng miền văn hóa của các dân tộc cũng khác nhau nên nhận thức về phát luật khiếu nại của mỗi dân tộc cũng khác nhau. Qua đó, cho thấy các yếu tố về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa ã hội của tỉnh ảnh hưởng trực tiếp và rõ n t đến tình hình phát sinh khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước. 2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong 5 năm (2014-2018) 2.2.1. Tình hình phát sinh khiếu nại tại tỉnh Đắk Lắk Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính của công dân là vấn đề bức bách được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về vấn đề khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính. Các văn bản đó đã và đang được triển khai thực hiện, có tác động tích cực đến tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, thời gian gần đây tình hình khiếu nại hành chính của công dân diễn ra không bình thường, số lượng gia tăng, tính chất phức tạp hầu hết các địa phương trong cả nước. Tỉnh Đắk Lắk cũng như nhiều địa phương khác tình trạng mâu thuẫn, khiếu nại trong nhân dân xảy ra thường xuyên. Nội dung khiếu nại chủ yếu về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, khiếu nại về thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính, khiếu nại đòi lại đất cũ... nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là vấn đề đất đai trong việc thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng. Trong những năm qua tình hình khiếu nại hành chính và giải quyết khiếu nại hành chính có nhiều diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Nhiều khiếu nại được gửi tới các cơ quan Trung ương, Thanh tra Chính phủ, mặc dù đã được UBND tỉnh, các cấp, các ngành trong tỉnh kiểm tra, rà soát nhiều lần giải quyết nhưng các hộ này vẫn tiếp tục khiếu nại kéo dài và vượt cấp. 2.2.2. Thực trạng khiếu nại hành chính của công dân Phân tích số lượt người đến trụ sở tiếp công dân, nơi tiếp công dân, giai đoạn 2014 – 2018 có sự biến động, nhưng nhìn chung giai đoạn này có u hướng gia tăng. Tuy nhiên Qua theo dõi, tổng hợp và khảo sát công tác tiếp dân trong năm 2018 tại Trụ sở Ban Tiếp công dân của tỉnh Đắk Lắk cho thấy đối với khoảng 70% số người đến trình bày sự việc không thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, số liệu cụ thể như sau: 10 Bảng 1.1. Tình hình tiếp công dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2014 – 2018 T T Nội dung ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng I Số lượt người được tiếp Lượt người 5.041 6.155 6.648 4.582 5.401 27.827 1 Thường xuyên Lượt người 3.377 3.912 4.806 4.201 3.870 20.166 2 Định kỳ, đột xuất của Lãnh đạo Lượt người 1.664 2.243 1.842 381 1.531 7.661 II Đoàn đông người Đoàn/lượt người 1 Số đoàn đông người Đoàn 25 16 24 33 38 136 2 Số lượt người Lượt người 650 724 675 998 474 3.521 Phân tích tình hình khiếu nại đông người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 cho thấy tình hình khiếu nại đông người nói chung, khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước nói riêng có chiều hướng gia tăng về số đoàn đông người, tình hình diễn biến phức tạp, gay gắt, thường xuyên tập trung ở Trụ sở tiếp công dân của tỉnh, của huyện gây áp lực cho cơ quan nhà nước, thậm chí tập trung k o ra Trung ương khiếu kiện, số liệu cụ thể như sau: Bảng 2.1. Số vụ KNHC đông người trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2014 2015 2016 2017 2018 25 16 24 33 38 Qua các báo cáo tổng kết về tình hình tiếp nhận đơn khiếu nại của Ủy ban nhân dân tỉnh 11 Đắk Lắk, số lượng đơn khiếu nại không đủ điều kiện để giải quyết vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể (2014: 374/1.057; 2015: 506/1.094; 2016: 550/837; 2017: 364/637; 2018: 598/834), số liệu cụ thể như sau: Bảng 2.2. Tổng hợp các vụ khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 STT Đơn vị hành chính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Đơn Vụ Đơn Vụ Đơn Vụ Đơn Vụ Đơn Vụ 1 Cấp tỉnh 241 78 150 150 68 68 45 45 34 34 2 Cấp huyện 393 175 281 276 153 153 195 195 181 181 3 Cấp xã 49 33 157 152 66 66 33 33 21 21 Tổng cộng 683 286 588 578 287 287 273 273 236 236 2.3.3. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại tại tỉnh Đắk Lắk Trong số các nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính, có thể thấy nổi lên các nguyên nhân chủ yếu sau: Do nhận thức của một bộ phận người dân về các quy định của pháp luật còn hạn chế nên đôi khi có những yêu cầu, đòi hỏi quá đáng, không đúng quy định của pháp luật. Cá biệt có trường hợp đã giải quyết nhiều lần, thấu đáo nhưng người dân vẫn cố ý không chấp nhận kết quả giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại, tranh chấp về nhà, đất do lịch sử để lại như: đòi lại đất nông nghiệp đưa vào Hợp tác xã, tranh chấp đất đai, nhà cửa trong nhân dân, nhất là tranh chấp đất do ông bà, cha mẹ để lại. Nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến việc khiếu kiện hành chính của công dân chính là trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư tại Ban Tiếp công dân tỉnh, cơ quan Thanh tra tỉnh, Thanh tra các sở, ban, ngành, các cơ quan chuyên môn thuộc huyện và của các xã, thị trấn còn chưa đồng đều, ở các địa phương cán bộ phụ trách giúp cho lãnh đạo về công tác giải quyết khiếu nại chủ yếu kiêm nhiệm, không có định biên, hầu hết chưa qua nghiệp vụ và thay đổi thường xuyên nên việc hướng dẫn giải quyết đơn thư của công dân ngay từ cơ sở chưa dứt điểm, có trường hợp còn dây dưa k o dài, gây dư luận không tốt. Trong những năm qua, để thực hiện các dự án tỉnh Đắk Lắk tiến hành thu hồi đất của nhân dân để giao cho các nhà đầu tư thực hiện các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Từ đó quyền và lợi ích hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng, tuy nhiên các chính sách liên quan đến việc thu hồi đất còn nhiều bất cập, nhất là về giá đất chưa phù hợp, thường uyên thay đổi, năm sau 12 cao hơn năm trước, cơ chế chính sách đền bù, hỗ trợ chưa nhất quán nên khó thực hiện; có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường so với thị trường chuyển nhượng thực tế nên gây tâm lý chung của người khiếu nại là cho rằng giá tiền bồi thường thu hồi đất thấp hơn so với thị trường, làm người dân bị thiệt thòi, nên người dân bị thu hồi đất không nhất trí với phương án bồi thường dẫn đến việc khiếu kiện của người dân. 2.3.4. Kết quả của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân 2.3.2. Kết quả của cơ quan hành chính nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân 2.3.2.1. Việc thực hiện thủ tục tiếp công dân Tiếp công dân là một biện pháp tiếp nhận thông tin khiếu nại. Nó gắn liền với thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước. Nó không phải là một công tác độc lập tách rời với công tác giải quyết khiếu nại của công dân. 2.3.2.2. Việc thực hiện thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn của cơ quan nhà nước Khi đơn khiếu nại của công dân gửi đến cơ quan nhà nước (công dân trực tiếp gửi hoặc qua đường bưu điện , thì cơ quan đó có trách nhiệm phân loại để xử lý theo 2 loại: - Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền - Đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền: 2.3.2.3. Kết quả giải quyết khiếu nại hành chính Ngày 18/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Chỉ thị số 11/2013/CT- UBND về việc tăng cường công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có chuyển biến tích cực. Tình hình giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã được các cấp các ngành tập trung chỉ đạo giải quyết đạt tỷ lệ khá tốt các vụ việc thuộc thẩm quyền Năm 2014: 256/286 vụ việc, đạt 89,51%; năm 2015: 474/578 vụ việc, đạt 82%; năm 2016: 212/287 vụ việc, đạt 73,86%; năm 2017: 236/273 vụ việc, đạt 86,44%; năm 2018: 208/236 vụ việc, đạt 88,13%. Trung bình trong 05 năm đạt tỷ lệ 84%) , số liệu cụ thể như sau: Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả giải quyết các vụ khiếu nại hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 2014 đến năm 2018 S T T Đơn vị hành chính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết Thuộc thẩm quyền Đã giải quyết 13 1 Cấp tỉnh 78 64 150 129 68 52 45 36 34 29 2 Cấp huyện 175 162 276 215 153 112 195 168 181 160 3 Cấp xã 33 30 152 130 66 48 33 32 21 19 Tổng cộng 286 256 578 474 287 212 273 236 236 208 Qua số liệu kết quả giải quyết năm 2018, cho thấy: Số lượng khiếu nại sai chiếm tỷ lệ cao, cho thấy khiếu nại của công dân thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết cho công dân. Đây là số liệu cho thấy có thể minh chứng thực tiễn khiếu nại hành chính của công dân thiếu những căn cứ ác đáng; điều đó nói lên thực trạng tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân còn nhiều hạn chế. Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ khiếu nại hành chính đúng, sai, vừa đúng, vừa sai năm 2018 15% 54% 31% Khiếu nại đúng Khiếu nại sai Khiếu nại vừa đúng, vừa sai 2.4. Đánh giá chung về giải quyết khiếu nại hành chính của công dân ở tỉnh Đắk Lắk 2.4.1. Kết quả đạt được Có thể nói, trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy tỉnh Đắk Lắk, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, sự chỉ đạo tập trung của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, việc giải quyết khiếu nại hành chính của công dân ở tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao và bảo đảm thực hiện; công tác giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng, trên cơ sở đó, đã được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. 2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế Tình hình vi phạm chính sách, pháp luật cũng như hành vi tham nhũng, tiêu cực, mất đoàn 14 kết nội bộ ở nhiều cơ sở ã, phường và cơ quan, doanh nghiệp. Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta đang trong quá trình hoàn thiện nên thiếu đồng bộ, lại thay đổi, bổ sung, sửa đổi nhiều. Thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng, Nhà nước ta có nhiều chủ trương và chính sách cởi mở nên đã uất hiện nhiều khiếu nại có liên quan đến lịch sử trước đây như in lại nhà thuộc diện cho thuê, nhà vắng chủ. Công tác hoà giải để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân và giải quyết khiếu nại ngay tại cơ sở có ý nghĩa tích cực, nơi làm tốt công tác này nên tình hình khiếu kiện đỡ phức tạp, nhưng nhìn chung việc giải quyết khiếu kiện ngay tại cơ sở và thực hiện phương pháp hòa giải vẫn là vấn đề yếu kém, dẫn đến đơn thư vượt cấp kéo dài 2.4.2.2. Nguyên nhân Còn nhiều ngành, nhiều cấp chưa thực sự quan tâm và ngại khó trong giải quyết, còn biểu hiện đùn đẩy, n tránh, có trường hợp thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết. Nhiều vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền, ở nhiều nơi, nhất là huyện, thành phố, sở, ngành, ã, phường, đơn vị cơ sở giải quyết không kịp thời và dứt điểm, không bảo đảm thời hạn quy định của pháp luật, chất lượng giải quyết chưa cao. Về phía công dân, nhiều người do không hiểu chính sách, pháp luật, khiếu nại thiếu căn cứ, ngoài quy định của pháp luật nhưng cố tình đeo bám dai dẳng. Nhiều quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng cơ quan ra quyết định và cơ quan có liên quan thiếu trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện hoặc không có biện pháp hữu hiệu để thực hiện quyết định giải quyết. Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại như khiếu nại sai sự thật, quá khích, coi thường kỷ cương pháp luật, gây mất an ninh trật tự, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, hoặc giải quyết sai pháp luật cũng chưa được xử lý nghiêm. Tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại còn nhiều bất cập; mô hình tổ chức tiếp công dân thiếu thống nhất; một bộ phận cán bộ tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn yếu kém về năng lực, trình độ chuyên môn. Ý thức trách nhiệm của nhiều cấp chính quyền và cán bộ, công chức chưa cao; cơ chế hỗ trợ cho công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại còn thiếu, chưa tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, động viên đội ngũ này có hiệu quả. 15 Tiểu kết chƣơng 2 Với phương pháp khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tình hình và phân tích tổng hợp trên cơ sở báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quyền khiếu nại hành chính hàng năm ở tỉnh Đắk Lắk và kinh nghiệm thực tế công tác tại Thanh tra tỉnh Đắk Lắk của cá nhân, chương 2 của luận văn đã nêu ra được thực trạng tình hình giải quyết khiếu nại ở tỉnh Đắk Lắk, những ưu điểm và hạn chế trong công tác giải quyết khiếu nại; đồng thời phân tích và chỉ rõ những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan dẫn tới việc còn hạn ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_giai_quyet_khieu_nai_hanh_chinh_tren_dia_ba.pdf