MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA VIỆC HỦY HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 5
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về hủy hôn nhân trái pháp luật 5
1.1.1. Quan niệm về hôn nhân trái pháp luật 5
1.1.2. Hệ quả của hôn nhân trái pháp luật 9
1.2. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam qua các thời kì lịch sử 12
1.2.1. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam thời kì phong kiến 12
1.2.2. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam thời kì pháp thuộc 13
1.2.3. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam giai đoạn 1945 đến năm 1975 16
1.2.4. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay 19
Chương 2: HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 24
2.1. Các trường hợp hôn nhân trái pháp luật 24
2.1.1. Hôn nhân trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn 24
2.1.2. Hôn nhân trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện 26
2.1.3. Kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự 30
2.1.4. Kết hôn giả tạo 34
2.1.5. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ 38
2.1.6. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng 41
2.1.7. Kết hôn giữa những người cùng giới tính 46
2.2. Hậu quả pháp lý của hôn nhân trái pháp luật 50
2.2.1. Hậu quả về mặt nhân thân 50
2.1.2. Hậu quả về tài sản 51
2.2.3. Hậu quả về quan hệ giữa cha mẹ và con 53
Chương 3: ĐƯỜNG LỐI XỬ LÝ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT HỆ QUẢ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 56
3.1. Đường lối xử lý cụ thể các trường hợp kết hôn vi phạm các điều kiện kết hôn theo luật định 56
3.1.1. Người có quyền yêu cầu Tòa án hủy hôn nhân trái pháp luật 56
3.1.2. Đường lối xử lý một số trường hợp cụ thể 60
3.2. Các biện pháp xử lý khác 62
3.2.1 Xử lý hành chính 62
3.2.2. Xử lý hình sự 64
3.3. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả điều chỉnh pháp luật trong việc giải quyết hệ quả kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam hiện nay 68
3.3.1. Một số giải pháp lập pháp 68
3.3.2. Một số giải pháp trong tổ chức thi hành, phổ biến và áp dụng pháp luật 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
26 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 740 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhanh hơn, sự trưởng thành về thể lực, trí lực khác với người Châu Á nên độ tuổi kết hôn cũng phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại các quốc gia đó. Bên cạnh đó, hiện nay ở nhiều nước Tư bản chủ nghĩa còn thừa nhận hôn nhân đồng giới là hôn nhân hợp pháp được Nhà nước và xã hội chấp nhận, tôn trọng và ủng hộ.
Như vậy, có thể thấy rằng quan niệm về hôn nhân chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau trong xã hội như kinh tế, văn hóa, sinh học, môi trường sống... nhưng yếu tố quan trọng nhất và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới vấn đề hôn nhân đó chính là luật pháp. Pháp luật về hôn nhân và gia đình là một ngành luật trong hệ thống pháp luật, trong đó sự tự nguyện của các bên tham gia quan hệ hôn nhân và gia đình là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thừa nhận và tôn trọng của Nhà nước và xã hội. Pháp luật ở mỗi hình thái kinh tế- xã hội, ở mỗi quốc gia có những quan điểm, những quy định khác nhau về hôn nhân cũng như hôn nhân trái pháp luật, nhưng tựu chung lại thì pháp luật ở mỗi quốc gia đều tạo ra một khuôn khổ pháp lý nhất định, trong khuôn khổ pháp lý đó thì mọi cuộc hôn nhân trên tinh thần tự nguyện đều được Nhà nước và xã hội tôn trọng và thừa nhận.
1.1.2. Hệ quả của hôn nhân trái pháp luật
1.1.2.1. Hệ quả pháp lý
Khoản 6, điều 13, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh: Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này. Việc kết hôn trái pháp luật tạo ra nhiều hệ quả khác nhau, trong đó có hệ quả về mặt pháp lý. Hệ quả về mặt pháp lý của hôn nhân trái pháp luật trước tiên là xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Mỗi công dân đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc và được pháp luật bảo vệ, vậy mà hành vi thiết lập nên những cuộc hôn nhân trái pháp luật lại xâm hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới quyền mưu cầu hạnh phúc của công dân. Khi đã là cuộc hôn nhân trái pháp luật thì đương nhiên không được pháp luật công nhận và bảo vệ. Mối quan hệ của họ không được coi là quan hệ vợ chồng, khi việc kết hôn bị hủy thì ai đi đường nấy, tài sản cũng không chia như trong trường hợp hôn nhân hợp pháp mà tài sản của ai thuộc về người đó, không có khái niệm tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng.
Điều này gây ra những thiệt thòi cho công dân đặc biệt là người phụ nữ bởi người phụ nữ trong gia đình Việt Nam thường yếu thế hơn, không phải là trụ cột về mặt kinh tế mà chủ yếu lo phần nội trợ và chăm sóc chồng con. Bên cạnh đó, cuộc hôn nhân trái pháp luật còn ảnh hưởng tới con cái họ, tới những người thân xung quanh họ. Đặc biệt là những đứa trẻ có quyền được hưởng sự thương yêu, chăm sóc của cả cha và mẹ vậy mà cuộc hôn nhân trái pháp luật vô hình chung đã đẩy những đứa trẻ vào hoàn cảnh không được hưởng sự thương yêu, chăm sóc một cách đầy đủ và trọn vẹn, ảnh hưởng tới tâm sinh lý, tới tương lai của chúng, ảnh hưởng tới thế hệ tương lai của đất nước. Đối với trường hợp kết hôn khi chưa đủ độ tuổi kết hôn mà vẫn tiến hành những cuộc hôn nhân không chỉ xâm hại tới quyền tự do, tự nguyện trong hôn nhân mà còn vi phạm những quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em, thậm chí phạm một số tội trong Bộ luật hình sự. Hôn nhân đồng giới cũng không được Nhà nước thừa nhận. Hôn nhân trái pháp luật không chỉ gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích chính đáng của công dân mà còn gây ra những khó khăn không nhỏ cho các cơ quan Nhà nước. Những cuộc hôn nhân trái pháp luật sẽ khiến các cơ quan Nhà nước khó nắm bắt và quản lý được các vấn đề liên quan đến hộ tịch, hộ khẩu, khai sinh hoặc giải quyết những tranh chấp dân sự khác.
1.2.2.2. Hệ quả về mặt xã hội
Trước hết phải khẳng định rằng quan hệ hôn nhân vốn dĩ đã là một quan hệ xã hội. Bởi thế những cuộc hôn nhân trái pháp luật không chỉ gây ra những hệ quả về mặt pháp lý mà còn gây ra những hệ quả cho xã hội. Một gia đình được hình thành và tồn tại để thực hiện tốt những chức năng của nó phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu của hai bên nam nữ, sự thương yêu, gắn kết và tự nguyện chung sống, thực hiện tốt bổn phận của mình, phải được thiết lập giữa những chủ thể khác giới có đầy đủ những tiêu chuẩn về thể lực, sinh lý, tâm lý. Nếu một cuộc hôn nhân mà thiếu đi những yếu tố đó thì sẽ không thể xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Đó là những thành tố không tốt gây ảnh hưởng đến nhiều mặt khác của đời sống xã hội, góp phần tạo dựng nên một xã hội không ổn định.
1.3. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam qua các thời kì lịch sử
1.3.1. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam thời kì phong kiến
Ở thời kỳ phong kiến, tư tưởng Nho giáo đóng một vai trò chủ đạo chi phối hầu hết các mối quan hệ cơ bản trong xã hội trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình. Bởi vậy, hệ thống pháp luật trong thời kỳ phong kiến cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tư tưởng Nho giáo nhằm củng cố địa vị, vị trí của người gia trưởng. Nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực hôn nhân và gia đình như vấn đề kết hôn, quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái.... đã được nhiều văn bản quy phạm pháp luật dưới thời phong kiến quy định, trong đó không thể không nhắc tới hai bộ luật tiêu biểu là Bộ Quốc triều Hình luật (Luật Hồng Đức) được ban hành dưới triều Lê và Hoàng Việt Luật Lệ (Bộ luật Gia Long) được ban hành dưới triều Nguyễn. Tuy nhiên các văn bản luật thời kỳ này ít quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật.
1.3.2. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam thời kì pháp thuộc
Từ năm 1858 tới năm 1945, Việt nam chúng ta chịu sự đô hộ của Thực dân Pháp. Sau khi xâm lược nước ta, Pháp đã sử dụng chính sách” chia để trị” nên đã chia đất nước ta thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Cùng với việc phân về mặt hành chính thì chúng cũng lần lượt ban hàng những văn bản pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong đó có mối quan hệ hôn nhân và gia đình dựa trên Bộ luật Dân sự Napoleon 1804 bao gồm: Bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931 áp dụng tại miền Bắc; Bộ dân luật Trung Kỳ năm 1936 áp dụng tại miền Trung; Tập Dân luật giản yếu Nam Kỳ năm 1883 áp dụng tại miền Nam.
1.3.3. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam giai đoạn 1945 đến năm 1975
Cùng với sự ra đời của bản Hiến pháp là sự ra đời của Sắc lệnh số 90- SL cho phép áp dụng những quy định trong pháp luật cũ một cách có chọn lọc sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Tới năm 19050, Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh số 97- SL ngày 22/05/1950 đã sửa đổi một số quy định của dân luật theo hướng tiến bộ hơn. Tới năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 Luật hôn nhân gia đình đầu tiên của nước ta ra đời,văn bản này gồm 6 chương, 35 điều. Có thể nói rằng, so với những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình thời kỳ trước thì Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Đầu tiên phải kể đến là việc tập trung những quy định lại thành chế định cụ thể. Thứ hai là việc xóa bỏ những quy định còn lạc hậu như cấm phụ nữ góa chồng tái giá trong một khoảng thời gian nhất định, cấm kết hôn trong thời gian để tang..... Thứ ba, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 cũng quy định rõ hình thức kết hôn.
1.3.4. Những quy định về hủy hôn nhân trái pháp luật của Việt Nam giai đoạn từ 1975 đến nay
Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã ra đời. Nhìn chung Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã có sự kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1959. Trong đó Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã nêu rất rõ ràng những căn cứ để xác định hôn nhân trái pháp luật và hậu quả là hôn nhân trái pháp luật đó phải bị huỷ bỏ.
Sau hơn 10 năm kể từ khi áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế không phù hợp với thực tiễn, đòi hỏi cần có sự thay đổi, bổ sung sao cho phù hợp hơn. Từ bối cảnh đó, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã ra đời. Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đáp ứng yêu cầu cao hơn trong việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong tình hình mới.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đìnhcó dung lượng lớn nhất từ trước tới nay với 133 điều luật được chia làm 9 chương. Với dung lượng như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã có những sự sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn với tình hình mới.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu những quy định về hôn nhân và gia đình nói chung và vấn đề hôn nhân trái pháp luật nói riêng qua các thời kỳ lịch sử có thể thấy rằng trải qua hàng trăm năm với nhiều biến cố của lịch sử, quy định về hôn nhân trái pháp luật cũng có những thay đổi phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Hiện nay, cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, quan hệ hôn nhân và gia đình trong đó có vấn đề hôn nhân trái pháp luật đang được điều chỉnh theo hướng văn minh, tiến bộ và được tập trung quy định trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với những quy định chặt chẽ, phù hợp với tình hình mới của đời sống xã hội.
Chương 2
HÔN NHÂN TRÁI PHÁP LUẬT
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1. Các trường hợp hôn nhân trái pháp luật
2.1.1. Hôn nhân trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn
Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, độ tuổi kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn được quy định tại điều 8, cụ thể như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.
Độ tuổi kết hôn được pháp luật xây dựng dựa trên những cơ sở khoa học và cơ sở xã hội nhất định. Về mặt khoa học, nam và nữ kết hôn với nhau là để thực hiện chức năng duy trì nòi giống. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng phải đạt đến độ tuổi này thì việc nam nữ xáo lập quan hệ hôn nhân và sinh con mới đảm bảo được sự “ ưu sinh”. Bởi bì, đến độ tuổi này, nam và nữ mới phát triển toàn diện về tâm- sinh lý. Một số nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản kết luận: các bà mẹ sinh con trước 18 tuổi thường hay mắc các vấn đề về sức khỏe. Những đứa con của các cặp hôn nhân xác lập quan hệ hôn nhân trước tuổi luật định hay mắc các bệnh về nhiễm sắc thể, sức đề kháng yếu, tỷ lệ tử vong sau sinh cao. Chính vì lẽ đó, việc quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu dựa trên cơ sở khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc duy trì nòi giống, đảm bảo sự phát triển lành mạnh về trí tuệ và thể chất cho những thế hệ sau, xây dựng gia đình bình yên, ấm no, hạnh phúc. Bên cạnh những cơ sở khoa học, việc quy định độ tuổi kết hôn còn căn cứ vào những cơ sở về mặt xã hội như phong tục, tập quán, truyền thống, đạo đức xã hội, tâm lý, quan niệm của người Việt trong vấn đề hôn nhân và gia đình. Việt Nam chúng ta là một nước phương Đông chịu ảnh hưởng của Nho giáo, với truyền thống coi trọng gia đình, từ đó hình thành nên quan niệm “ nữ thập tam, nam thập lục”. Quan niệm này được hình thành từ rất lâu trong đời sống xã hội. Và hiện nay ở nhiều miền quê Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của quan niệm này. Điều này dẫn đến hiện tượng tảo hôn xảy ra ở nhiều nơi, nhất là nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bởi thế nên việc quy định độ tuổi hôn nhân như Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 hiện nay vừa đảm bảo hôn nhân được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, vừa góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ những quan niệm về hôn nhân còn lạc hậu, cổ hủ.
2.1.2. Hôn nhân trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện
Nguyên tắc tự nguyện là nguyên tắc đầu tiên, quan trọng nhất và xuyên suốt trong các quan hệ dân sự trong đó có quan hệ hôn nhân và gia đình. Sự tự nguyện trong quan hệ hôn nhân được hiểu là việc người nam và nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện sự mong muốn trở thành vợ chồng của nhau và không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Hôn nhân là một quyền của con người. Hôn nhân không thể duy trì bền vững, gia đình không thể hạnh phúc nếu không có sự tự nguyện của cả hai bên nam và nữ.
Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là xu thế của cuộc sống hiện đại đồng thời cũng là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong các quan hệ dân sự nói chung và của Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng. Nguyên tắc này góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ hôn nhân thời kỳ phong kiến, xây dựng chế độ hôn nhân xã hội chủ nghĩa văn minh và tiến bộ.
Theo quy định của pháp luật thì cuộc hôn nhân sẽ được coi là trái pháp luật do vi phạm sự tự nguyện khi có hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc hành vi lừa dối kết hôn.
2.1.3. Kết hôn khi một hoặc cả hai bên bị mất năng lực hành vi dân sự
Điều 22, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”. Và theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “ không bị mất năng lực hành vi dân sự” là một trong những điều kiện kết hôn mà hai bên nam, nữ phải tuân theo. Như vậy, một người sẽ không được quyền kết hôn khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự.
Việc Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không cho phép người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn còn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên quan. Bởi vì khi xác lập quan hệ hôn nhân, hai bên nam, nữ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau và các nghĩa vụ đối với những người liên quan như cha mẹ, con cái.
Bên cạnh đó, việc Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không cho phép người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn còn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của những người có liên quan. Bởi vì khi xác lập quan hệ hôn nhân, hai bên nam, nữ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau và các nghĩa vụ đối với những người liên quan như cha mẹ, con cái.
Thêm vào đó, mục đích của hôn nhân là nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, nếu như cho phép người bị mất năng lực hành vi dân sự kết hôn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của những thành viên khác trong gia đình. Một điều nữa không thể không nói tới đó là dưới góc độ y học, tâm thần là một loại bệnh có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này sẽ gây ra sự ảnh hưởng không tốt cho những đứa trẻ có cha hoặc mẹ bị mất năng lực dân sự. Hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng không tốt cho gia đình và xã hội, gây ra nguy cơ đe dọa chất lượng dân số.
2.1.4. Kết hôn giả tạo
Tại khoản 11, Điều 3, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình”. Bên cạnh đó, điểm a, khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định hôn nhân giả tạo là một trong những hành vi bị cấm kết hôn. Vì thế, kết hôn giả tạo là hành vi kết hôn trái pháp luật.
Từ định nghĩa kết hôn giả tạo được quy định tại khoản 11, điều 3, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thể thấy rằng, để xác định việc kết hôn trái pháp luật do kết hôn giả tạo cần phải căn cứ vào mục đích của việc kết hôn giữa hai bên nam, nữ. Nếu hai bên nam, nữ kết hôn với nhau không nhằm mục đích xây dựng cuộc sống gia đình mà vì nhằm đạt được một mục đích nào khác thì đều bị coi là kết hôn giả tạo và cuộc hôn nhân đó là hôn nhân trái pháp luật.
2.1.5. Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, có chồng mà kết hôn với người đang có chồng, có vợ
Hôn nhân một vợ một chồng là cơ sở để tạo dựng hôn nhân lành mạnh, tiến bộ, góp phần xây dựng gia đình hòa thuận, ấm no, hạnh phúc. “ Vì bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ... cho nên hôn nhân dựa trên tình yêu giữa nam và nữ do ngay bản chất của nó, là hôn nhân một vợ một chồng” (trích tác phẩm: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước). Thế nên hôn nhân một vợ một chồng là công cụ để bảo vệ tình yêu, bảo vệ hôn nhân, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
Trong luật pháp của Việt Nam, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Tiêu biểu trong đó là tạo điều 36, Hiến Pháp năm 2013 có quy định: “ Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”. Trên cơ sở quy định của Hiến Pháp, khoản 1, điều 2 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng khẳng đình nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình như sau: “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”. Thêm vào đó, khoản 2, điều 5, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ”.
Thực tế hiện nay cho thấy, người đang có vợ, có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác diễn ra khá nhiều thậm chí ngày càng gia tăng. Đặc biệt là đối với những người từ tỉnh lẻ di chuyển lên các thành phố lớn để làm ăn. Do khoảng cách địa lý nên rất khó để gia đình, người thân và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện được hành vi sống chung như vợ chồng với người khác. Thậm chí, có một số trường hợp còn giả mạo giấy tờ nhằm qua mặt cơ quan thực thi pháp luật dẫn tới tình trạng có hai Giấy đăng ký kết hôn với hai người khác nhau. Điều đó cho thấy hành vi vi phạm điều cấm của Luật hôn nhân và gia đình diễn ra ở nhiều nơi với nhiều cách khác nhau và để lại rất nhiều hệ lụy cho bản thân những người trong cuộc, cho gia đình, và cho xã hội. Trong khi đó, luật pháp của chúng ta lại chưa có những chế tài đủ mạnh nhằm ngăn ngừa, thậm chí là răn đe đối với người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Điều này vô hình chung làm cho quy định của Luật hôn nhân và gia đình trở nên hình thức, thiếu tính khả thi. Theo tôi, cần đưa ra những biện pháp chế tài đủ mạnh để nhằm hạn chế, răn đe đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng như phạt hành chính nặng hơn cho người có hành vi vi phạm.
Như vậy, quy định cấm kết hôn giữa người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ là một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Đây cũng là trường hợp cấm kết hôn được quy định trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Quy định này rất hợp lý bởi không chỉ ngăn chặn người đang có vợ có chồng làm sai quy định pháp luật mà đồng thời cũng ngăn cản người chưa có vợ, chưa có chồng làm trái quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo hôn nhân hợp pháp tiến bộ. Quy định này cũng khẳng định chỉ có hôn nhân một vợ một chồng được xây dựng và duy trì trên cơ sở tình yêu giữa nam và nữ thì mới đảm bảo cho hôn nhân tồn tại lâu dài, bền vững và là công cụ quan trọng góp phần xây dựng và bảo vệ hạnh phúc gia đình.
2.1.6. Kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hê, những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Đứng dưới góc độ khoa học mà nói, việc pháp luật quy định cấm kết hôn trong trường hợp những người cùng dòng máu về trực hệ và những người có họ trong phạm vi ba đời là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Bởi vì, “ Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết: Những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: mù màu (không phân biệt được màu đỏ và màu xanh), bạch tạng, da vảy cá... Giải thích hiện tượng này, di truyền học cho biết, mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gene, kể cả trường hợp bệnh lý. Cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 nghìn gene, trong số đó không tránh khỏi có dăm bảy gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại. Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao. Trái lại, hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền”.
Việc Luật hôn nhân và gia đình quy định như vậy nhằm đảm bảo tránh gây ra những hệ lụy không tốt cho thế hệ sau, góp phần đảm bảo cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình. Mặt khác, dưới góc độ phong tục, tập quán và truyền thống đạo đức của người dân Việt Nam thì quan hệ tình cảm giữa các thành viên trong gia đình mà được xây dựng trên cơ sở huyết thống rất là một thứ tình cảm thiêng liêng, cao đẹp và rất được tôn trọng. Do đó, những quan hệ với họ hàng trong phạm vi ba đời và với những người có cùng dòng máu về trực hệ là không được phép và bị coi là “loạn luân”. Bởi thế, việc Luật hôn nhân và gia đình cấm kết hôn đối với những người có họ trong phạm vi ba đời và những người có cùng dòng máu về trực hệ vừa là quy định mang tính khoa học, vừa là quy định phù hợp với phong tục, tập quán và truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam.
2.1.7. Kết hôn giữa những người cùng giới tính
Về vấn đề hôn nhân giữa những người có cùng giới tính, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ quy định con trai, con gái, được quyền kết hôn, không nói đến việc quy định kết hôn giữa những người có cùng giới tính với nhau, cũng không cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 cũng chỉ quy định quyền kết hôn giữa nam và nữ mà không quy định thừa nhận hay cấm kết hôn giữa những người có cùng giới tính. Tuy nhiên, tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Hôn nhân giữa những người cùng giới tính bị coi là một trong những hành vi bị cấm kết hôn. Nhưng đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 tại khoản 2, điều 8 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Như vậy, hôn nhân giữa những người có cùng giới tính mặc dù không phải là hành vi bị cấm nhưng hành vi này không được Nhà nước thừa nhận và bị coi là hôn nhân trái pháp luật.
Căn cứ của quy định này là bởi bản chất của hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ nhằm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bền vững. Và một trong những chức năng quan trọng của gia đình đó là chức năng duy trì nòi giống. Mà hôn nhân giữa những người có cùng giới tính thì không đảm bảo được chức năng này. Thêm vào đó, dưới góc độ xã hội, việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính không phù hợp với đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán của người Việt Nam.
2.2. Hậu quả pháp lý của hôn nhân trái pháp luật
2.2.1. Hậu quả về mặt nhân thân
Khoản 1, điều 12, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật như sau: “Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”. Như vậy, Luật HN& GĐ năm 2014 đã quy định rõ ràng về hậu quả pháp lý của việc hủy hôn nhân trái pháp luật đối với quan hệ nhân thân đó là hai bên nam, nữ “phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng”.
Về nguyên tắc, khi cuộc hôn nhân bị coi là hôn nhân trái pháp luật thì sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Do vậy, từ khi hai bên nam, nữ bắt đầu quan hệ sống chung như vợ chồng tới thời điểm bị Tòa án tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật thì hai người chưa phát sinh và tồn tại quan hệ vợ chồng hợp pháp. Khi Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật thì quan hệ như vợ chồng giữa hai bên nam, nữ bị buộc phải chấm dứt. Nếu trước khi bị Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật mà các bên nam, nữ đã có thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhau thì tới khi bị Tòa án tuyên bố hủy hôn nhân trái pháp luật thì các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên nam, nữ đối với nhau cũng bị chấm dứt.
2.1.2. Hậu quả về tài sản
Khoản 3, điều 12, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật này”. Và tại điều 16, hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp hủy kết hôn trái pháp luật thì vấn đề cấp dưỡng giữa vợ và chồng cũng không được đặt ra. Bởi vì là kết hôn trái pháp luật nên cuộc hôn nhân đó không được Nhà nước thừa nhận là vợ chồng hợp pháp.
2.2.3. Hậu quả về quan hệ giữa cha mẹ và con
Khoản 2, điều 12, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau: “Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tom_tat_luan_van_nguyen_tai_duong_doc_4907_1945694.doc