Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đặng Thị Kiều Trinh

ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

CHI NGÂN SÁCH NHÀ NưỚC TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH

QUẢNG NAM

2.3.1. Những thành công

Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong

những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể, quy mô chi

NSNN không ngừng tăng lên và việc quản lý, sử dụng NSNN chặt

chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, việc lập dự toán ngân sách thị xã hàng năm chưa

thật sự xuất phát từ cơ sở, chưa sát với đặc điểm tình hình của đơn

vị, địa phương; công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch

vốn đầu tư chưa bám sát nhu cầu và nguồn ngân sách thực tế.

Thứ hai, trong công tác chấp hành dự toán NSNN

- Đối với chấp hành dự toán chi thường xuyên: chi ngân sách ở

một số cơ quan, đơn vị, xã, phường còn chưa thực hiện đúng theo

chế độ tài chính và chưa có hiệu quả; công tác quản lý chi thường

xuyên trên lĩnh vực sự nghiệp kinh tế chưa có hiệu quả cao; chưa tính

toán, xác định được hiệu quả chi ngân sách.

- Đối với chấp hành dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát

triển: các khoản chi thường chia nhỏ, dàn trải; công tác kiểm soát

thanh toán vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ.

Thứ ba, chất lượng báo cáo quyết toán chưa cao, nhiều trường

hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp; chất lượng công tác

thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang

tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi

không đúng quy định.

Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát tình hình quản18

lý, sử dụng ngân sách được thực hiện thường xuyên song số lượng

đối tượng được thanh tra còn hạn hẹp.

Thứ năm, một số trường hợp vẫn chưa chú trọng việc kiến

nghị xử lý hành chính dẫn đến các kiến nghị chưa mang tính răn đe,

cảnh tỉnh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của

pháp luật về tài chính, ngân sách

Thứ sáu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN còn hạn

chế kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế tổng hợp.

Một số hạn chế khác: Công tác công khai ngân sách chưa được

quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc; việc ứng dụng công nghệ

thông tin chưa mang tính liên kết, đồng bộ.

 

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đặng Thị Kiều Trinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý chi NSNN cấp huyện là quản lý toàn bộ các khoản chi NSNN cấp huyện hằng năm qua các công tác như: Lập dự toán; Phân bổ và giao dự toán; Chấp hành dự toán; Quyết toán NSNN; Thanh tra, kiểm tra NSNN và xử lý vi phạm. 1.2.1. Lập dự toán chi ngân sách cấp huyện Lập dự toán ngân sách nhà nước cấp huyện là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi đầu trong một quá trình ngân sách ở mỗi quốc gia. Sở Tài chính hướng dẫn cụ thể một sô nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với ngân sách cấp huyện. Việc quản lý quá trình lập dự toán chi ngân sách cấp huyện do UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thực hiện. Phòng Tài chính cấp huyện xem xét dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán chi ngân sách của Chính quyền cấp dưới tổng hợp, lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách trình UBND cấp huyện xem xét. - Mục đích cơ bản của việc lập dự toán chi ngân sách là nhằm bảo đảm tính đúng đắn ngân sách trong kỳ kế hoạch, có căn cứ khoa 5 học và căn cứ thực tiễn các chi tiêu thu, chi của ngân sách trong kỳ kế hoạch. - Yêu cầu trong quá trình lập dự toán ngân sách phải đảm bảo: Kế hoạch ngân sách nhà nước phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật ngân sách nhà nước. 1.2.2. Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cấp huyện - UBND cấp huyện căn cứ quyết định của UBND tỉnh về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự toán chi ngân sách huyện và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND cấp huyện, UBND cấp huyện giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc cấp huyện, mức bổ sung từ ngân sách cấp huyện cho từng xã, phường, thị trấn. - Việc phân bổ và giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách phải bảo đảm: (1) Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao; (2) Đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi; (3) Phân bổ đủ vốn, kinh phí để thu hồi các khoản đã ứng trước dự toán đến hạn thu hồi trong năm, vốn đối ứng các dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của các nhà tài trợ nước ngoài theo cam kết; (4) Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; (5) Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới phải 6 bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện đúng các cam kết hoặc quy định về bố trí ngân sách địa phương cho mục tiêu đó. 1.2.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách nhà nƣớc cấp huyện Chấp hành dự toán chi là nội dung rất quan trọng trong chi ngân sách, là khâu thứ hai trong chu trình quản lý ngân sách. Mục tiêu chính của việc tổ chức chấp hành dự toán chi NSNN là đảm bảo phân phối, cấp phát và sử dụng kinh phí được phân bổ một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Các đơn vị sử dụng ngân sách cấp huyện và các tổ chức được NS cấp huyện hỗ trợ kinh phí thường xuyên mở tài khoản tại KBNN cấp huyện để giao dịch, thanh toán và chịu sự kiểm tra của Phòng Tài chính - Kế hoạch và KBNN cấp huyện trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí. Các khoản chi ngân sách cấp huyện được kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát thanh toán. Chấp hành dự toán chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị bao gồm 04 nội dung cơ bản sau: (1) Chi quản lý hành chính Nhà nước; (2) Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; (3) Chi sự nghiệp văn hoá xã hội; (4) Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước. Chấp hành dự toán chi đầu tư phát triển địa phương bao gồm: (1) Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng hoàn vốn; (2) Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước; (3) Chi đối ứng các dự án viện trợ được phân cấp quản lý. Mục tiêu của chấp hành dự toán chi NSNN là: (1) Biến các chỉ tiêu chi ghi trong kế hoạch ngân sách năm từ khả năng, dự kiến thành hiện thực; (2) Thông qua chấp hành dự toán chi NSNN có thể tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định 7 mức về kinh tế, tài chính của nhà nước; (3) Kiểm soát chặt chẽ trong quá trình thanh toán, đảm bảo thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản kịp thời, đầy đủ, đúng quy định.. 1.2.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nƣớc Quyết toán NSNN là phản ánh cuối cùng về tình hình thực hiện thu, chi theo dự toán hàng năm, cũng là sự phản ánh tập trung về tài chính kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân và xã hội. Công tác quyết toán NSNN yêu cầu: (1) Số liệu quyết toán ngân sách nhà nước phải chính xác, trung thực, đầy đủ; (2) Số quyết toán chi ngân sách nhà nước là số chi đã thực thanh toán và số chi đã hạch toán chi ngân sách nhà nước theo quy định; (3) Số liệu quyết toán ngân sách của đơn vị sử dụng ngân sách, của chủ đầu tư và của ngân sách các cấp phải được đối chiếu, xác nhận với Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch; (4) Nội dung báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán ngân sách nhà nước được giao và theo mục lục ngân sách nhà nước; (5) Báo cáo quyết toán của ngân sách cấp huyện, cấp xã không được quyết toán chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách; (6) Báo cáo quyết toán của đơn vị sử dụng ngân sách, đơn vị dự toán cấp trên, ngân sách các cấp phải kèm theo thuyết minh đánh giá kết quả, hiệu quả chi ngân sách gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, địa phương, lĩnh vực, chương trình, mục tiêu được giao phụ trách. 1.2.5. Thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cấp huyện UBND huyện có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quản lý chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc. Hằng năm, cơ quan Thanh tra cấp huyện xây dựng kế hoạch thanh tra tình hình sử dụng ngân sách trên địa bàn trình Chủ tịch 8 UBND cấp huyện phê duyệt và tiến hành triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt. Bên cạnh đó, Thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu HĐND cấp huyện thực hiện kiểm tra, giải quyết kiến nghị, kịp thời đối với UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp tích cực đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chi NSNN năm đó. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN là: Tuân theo pháp luật; đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 1.2.6. Xử lý vi phạm trong công tác chi ngân sách nhà nƣớc Qua công tác thanh tra, nếu phát hiện sai phạm Đoàn thanh tra sẽ ban hành Kết luận thanh tra kiến nghị UBND xử lý theo từng mức độ sai phạm: Xử lý hành chính; Xử lý về kinh tế; Xử lý trách nhiệm hình sự. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH Qúa trình quản lý chi NSNN thường bị chi phối bởi các nhân tố sau: - Nhân tố về điều kiện tự nhiên - Nhân tố về điều kiện kinh tế - Nhân tố về điều kiện xã hội - Các nhân tố khác như: Các yếu tố vĩ mô; Đặc thù các khoản chi ngân sách; Sự tiến bộ của khoa học công nghệ; Các qui định của trung ương; Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý . 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên a. Vị trí địa lý Thị xã Điện Bàn được thành lập theo Nghị quyết số 889/NQ- UBTVQH13 ngày 11/3/2015 của Ủy ban Thường trực Quốc hội, là đơn vị hành chính nằm về phía Bắc của tỉnh Quảng Nam, diện tích tự nhiên 216,32km 2. Toàn thị xã được chia thành 20 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 07 phường và 13 xã. Điện Bàn có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Với những lợi thế đó, trong thời gian qua Điện Bàn luôn được xác định là trung tâm kinh tế lớn thứ ba của tỉnh sau thành phố Tam Kỳ và thành phố Hội An, được khẳng định là trung tâm vùng quan trọng và có vai trò làm động lực phát triển kinh tế vùng phía Bắc của tỉnh Quảng Nam. b. Nguồn lực phát triển - Dân số và lao động: dân cư phân bổ không đều, tập trung tại một số đơn vị hành chính trung tâm, đô thị. Dân số ở độ tuổi lao động là 129.841 người chiếm 62,37% dân số, chủ yếu lao động trẻ dưới 40 tuổi. - Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên đa dạng. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế Theo số liệu thống kê, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm của thị xã 12-13%/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 – 2016 đạt 8,93%, theo đó kinh 10 tế của thị xã Điện Bàn những năm qua có bước tăng trưởng tốt. Trong đó: Ngành Thương mại – dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân lớn nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thị xã. Tình hình thu NSNN của thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 – 2016 có nhiều tiến bộ, thu NSNN năm sau đều cao hơn năm trước, nhưng do nguồn thu trên địa bàn chưa đảm bảo nhiệm vụ chi nên NSNN phải cân đối hàng năm để đáp ứng các nhiệm vụ thường xuyên và các công tác đầu tư phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn. 2.1.3 Đặc điểm xã hội Công tác giáo dục ở Điện Bàn thời gian qua có nhiều tiến bộ, tuy nhiên, ngành giáo dục còn gặp khó khăn là ở một số địa phương cơ sở vật chất trường học bị xuống cấp, thiếu các phòng chức năng, thiếu trang thiết bị dạy và học, Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, đặc biệt là công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, người nghèo, bà mẹ và trẻ em được đảm bảo duy trì tốt. Với những đặc điểm xã hội nêu trên, công tác quản lý chi NSNN tại thị xã Điện Bàn có những điều kiện thuận lợi như: Nguồn lao động ở Điện Bàn dồi dào nên giá nhân công tương đối thấp so với địa phương khác, điều kiện sống và mặt bằng dân trí ngày càng nâng cao thì công tác tuyên truyền khi thực hiện quản lý chi NSNN sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh những thuận lợi là khó khăn: Tuy nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động của Thị xã còn thấp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp xây dựng, số lao động có trình độ chuyên môn còn ít. 11 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Công tác lập dự toán chi ngân sách tại thị xã Điện Bàn Tình hình dự toán chi NSNN trong 05 năm gần đây được thể hiện như sau: Bảng 2.7 : Tình hình lập dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2012 – 2016 (Đơn vị tính: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2012 2013 2014 2015 2016 A Chi cân đối ngân sách 453,411 515,641 561,952 589,164 604,562 1 Chi đầu tư phát triển 205,071 189,960 225,559 276,436 347,974 2 Chi thường xuyên 387,721 431,794 456,201 535,082 524,998 3 Chi dự phòng ngân sách 33,741 110,305 56,267 156,340 269,104 B Chi từ nguồn thu để lại quản lý qua NS 7,614 8,500 8,418 12,418 24,168 C Chi chuyển giao các cấp - 105,634 - - - TỔNG CHI 461,025 629,775 570,370 601,582 628,731 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Điện Bàn) Hàng năm, căn cứ các văn bản hướng dẫn thi hành công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước và sự hướng dẫn cụ thể của Sở Tài chính về một số nội dung về xây dựng dự toán ngân sách đối với UBND thị xã và phòng tài chính – kế hoạch thị xã, sau đó phòng tài 12 chính – kế hoạch thị xã tiến hành hướng dẫn các đơn vị lập dự toán theo biểu mẫu. Trên cơ sở các dự toán đó phòng tài chính – kế hoạch thị xã tiến hành xây dựng dự toán chi ngân sách của thị xã; kiểm tra, rà soát và tạo điều kiện cho các đơn vị sử dụng NSNN bảo vệ dự toán đã lập. Phòng Tài chính – kế hoạch tham mưu UBND thị xã ban hành Quyết định phê duyệt dự toán chính thức. 2.2.2. Công tác phân bổ, giao dự toán chi ngân sách thị xã Điện Bàn Tại thị xã Điện Bàn, công tác phân bổ, giao dự toán được thực hiện như sau: Phòng Tài chính – Kế hoạch tham mưu cho UBND thị xã giao dự toán chi cho các đơn vị dự toán và các xã, phường trên địa bàn. Nội bộ đơn vị cũng đã tiến hành phân bổ và giao chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc ngay từ đầu năm theo đúng quy trình quản lý. Phường thức giao dự toán NSNN đã được vận hành theo cơ chế mới, theo đó phương thức quản lý theo hạn mức đã được thay thế bằng phương thức giao theo dự toán. Theo đó, Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã tiến hành giao dự toán đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN cấp huyện, thuộc quyền quản ký của thị xã. Đồng thời, Kho bạc nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát chi tiêu để đảm bảo đúng dự toán, đúng chế độ hiện hành. Phân bổ bằng kinh phí dự toán dưới hai hình thức: Phân bổ kinh phí dự toán chi thường xuyên; Phân bổ kinh phí dự toán kế hoạch vốn đầu tư hàng năm. Phân bổ chi ngân sách nhà nước bằng chênh lệch chi tiền, ghi thu – ghi chi dưới hình thức: Phân bổ ngân sách theo lệnh chi tiền; Phân bổ ngân sách bằng hình thức ghi thu – ghi chi. 2.2.3. Công tác chấp hành dự toán chi ngân sách tại thị xã Điện Bàn 13 - Trên cơ sở dự toán được giao, UBND thị xã quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo các văn bản về điều hành ngân sách hằng năm. - Chi ngân sách từng bước được cơ cấu lại theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bao cấp trong sử dụng ngân sách, góp phần thực thi tốt Luật NSNN. Tình hình chấp hành chi dự toán ngân sách thị xã trong giai đoạn 2012 – 2016 cơ bản được thực hiện tốt, thể hiện cụ thể: + Chấp hành dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản + Chấp hành dự toán chi thường xuyên - KBNN thực hiện việc kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi và thanh toán kịp thời các khoản chi ngân sách đủ điều kiện thanh toán theo quy định; Có trách nhiệm tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan tài chính Bảng 2.10: Cơ cấu chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 – 2016 (Đơn vị tính: %) TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TỔNG CHI 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 A Chi đầu tư phát triển 20,23 14,26 15,56 14,65 21,82 B Chi thường xuyên 49,09 47,12 51,03 41,65 44,75 C Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới 28,04 31,48 30,62 36,30 32,40 D Chi chuyển nguồn 2,64 7,14 - 7,39 - E Chi khác nguồn ngân sách 0,002 0,001 2,79 0,01 1,03 (Nguồn: Chi cục Thống kê thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) Cơ cấu chi NSNN tại thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 – 2016 14 cơ bản ổn định, vững chắc và ít thay đổi. Chi NSNN cho công tác giáo dục và đào tạo chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi thường xuyên, tiếp đến là chi cho sự nghiệp y tế, xã hội vì đây là hai mảng sự nghiệp quan trọng và được quan tâm hàng đầu tại thị xã Điện Bàn. Nhìn chung, ngân sách thị xã đã bố trí tương đối phù hợp các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợ với khả năng ngân sách. 2.2.4. Công tác quyết toán chi ngân sách tại thị xã Điện Bàn Trong giai đoạn 2012 – 2016, hầu hết các khoản chi ở các lĩnh vực thực hiện đều tăng so với dự toán. Điều này nhìn chung cho thấy công tác dự báo chi là chưa chính xác. Hầu như hàng năm không chỉ số chi mà số thu cũng tăng so với dự kiến, thu NSNN tăng làm cho số chi phát sinh tăng kéo theo. Bảng 2.11: Tổng hợp thực hiện so với dự toán chi NSNN tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Đơn vị tính:%) STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng chi Ngân sách địa phương 140,1 149,8 168,7 210,1 216,3 I Chi cân đối ngân sách địa phương 138,2 142,0 131,3 164,3 220,6 1 Chi đầu tư phát triển 141,6 150,3 176,0 225,9 229,6 2 Chi thường xuyên 134,2 113,5 108,0 118,1 119,5 3 Chi chuyển nguồn - - - - - 15 STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 4 Chi dự phòng - - - - - II Chi chuyển giao cho ngân sách các cấp - - - - - III Các khoản chi từ nguồn thu được để lại quản lý qua NSNN 254,3 324,0 231,2 192,9 108,6 Trong đó: Xây dựng cơ bản 393,7 518,4 336,2 200,1 86,1 (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã Điện Bàn) 2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra trong quản lý chi ngân sách tại thị xã Điện Bàn Trong những năm vùa qua, công tác thanh tra, kiểm tra quản lý quỹ NSNN đã được UBND thị xã Điện Bàn đặc biệt quan tâm chú trọng, cụ thể như sau: Bảng 2.13 Tình hình thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2012 – 2016 (Đơn vị tính: Đơn vị) Năm Số lượng đơn vị được thanh tra Số lượng đơn vị xã, phường Số lượng phòng, ban Số lượng doanh nghiệp 2012 89 04 08 77 2013 97 05 12 80 2014 116 05 15 96 2015 67 03 07 57 2016 68 03 05 60 TỔNG 457 20 47 370 (Nguồn: Thanh tra thị xã Điện Bàn) 16 Tình hình thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN trên địa bàn thị xã được thực hiện thường xuyên và bao quát. Số lượng các đơn vị được thanh tra khá nhiều chứng tỏ công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện một cách sâu rộng. 2.2.6. Xử lý vi phạm trong công tác chi NSNN Với tình hình thanh tra, kiểm tra được thực hiện xuyên suốt trong 05 năm qua, công tác xử lý vi phạm trong công tác chi NSNN cũng được thực hiện đồng bộ. Qua các năm, công tác xử lý vi phạm trong công tác chi NSNN được thực hiện như sau: Bảng 2.14: Kết quả xử lý vi phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chi NSNN trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2016 Năm Số KLTT Số tiền sai phạm Số tiền kiến nghị thu hồi Số kiến nghị XLHC Đơn vị Bản Triệu đồng Triệu đồng Kiến nghị 2012 12 247 247 09 2013 15 184 184 11 2014 17 285 285 10 2015 10 162 162 08 2016 08 136 136 06 Tồng cộng 62 1.014 1.014 44 (Nguồn: Thanh tra thị xã Điện Bàn) Kết quả xử lý vi phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn những năm qua ta nhận thấy công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra được thực hiện đồng bộ cả về số lượng và chất lượng. 17 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 2.3.1. Những thành công Công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng kể, quy mô chi NSNN không ngừng tăng lên và việc quản lý, sử dụng NSNN chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả hơn. 2.3.2. Những hạn chế, tồn tại Thứ nhất, việc lập dự toán ngân sách thị xã hàng năm chưa thật sự xuất phát từ cơ sở, chưa sát với đặc điểm tình hình của đơn vị, địa phương; công tác lập, thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch vốn đầu tư chưa bám sát nhu cầu và nguồn ngân sách thực tế. Thứ hai, trong công tác chấp hành dự toán NSNN - Đối với chấp hành dự toán chi thường xuyên: chi ngân sách ở một số cơ quan, đơn vị, xã, phường còn chưa thực hiện đúng theo chế độ tài chính và chưa có hiệu quả; công tác quản lý chi thường xuyên trên lĩnh vực sự nghiệp kinh tế chưa có hiệu quả cao; chưa tính toán, xác định được hiệu quả chi ngân sách. - Đối với chấp hành dự toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển: các khoản chi thường chia nhỏ, dàn trải; công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư chưa thật sự chặt chẽ. Thứ ba, chất lượng báo cáo quyết toán chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp; chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định. Thứ tư, công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát tình hình quản 18 lý, sử dụng ngân sách được thực hiện thường xuyên song số lượng đối tượng được thanh tra còn hạn hẹp. Thứ năm, một số trường hợp vẫn chưa chú trọng việc kiến nghị xử lý hành chính dẫn đến các kiến nghị chưa mang tính răn đe, cảnh tỉnh đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách Thứ sáu, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý NSNN còn hạn chế kiến thức quản lý nhà nước và quản lý kinh tế tổng hợp. Một số hạn chế khác: Công tác công khai ngân sách chưa được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc; việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa mang tính liên kết, đồng bộ. 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại - Chất lượng dự toán do các đơn vị sử dụng NSNN lập còn chưa cao, thiếu tính khoa học, chưa thật sự gắn với kế hoạch, nhiệm vụ của mình. - Thiếu cơ chế phối hợp hiệu quả giữa cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thuế trong việc cập nhật và phân tích thông tin. - Công tác thanh tra, kiểm tra chưa toàn diện, việc thực hiện xử lý kết luận thanh tra còn thiếu kiên quyết, kéo dài, vì vậy tính răn đe còn hạn chế. - Các kết luận, kiến nghị của thanh tra chủ yếu chỉ tập trung vào xử lý các vấn đề tài chính, chưa quan tâm xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm. - Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý NSNN chưa theo kịp được yêu cầu, nhiệm vụ mới. - Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở vẫn mang tinh hình thức chưa được thực hiện tốt nguyên tăc công khai tài chính; HĐND thị xã chưa thực sự hoàn thành chức năng giám sát đối với NSNN. 19 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 3.1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1. Quan điểm định hƣớng đổi mới tài chính công 3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới 3.1.3. Định hƣớng hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Quá trình đi lên của thị xã Điện Bàn trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý NSNN, đặc biệt là chi NSNN của thị xã. Công tác quản lý NSNN góp phần tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn; tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT- XH của thị xã đến năm 2025. Việc hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của thị xã trong thời gian tới cần dựa trên các định hướng sau: Thứ nhất, dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH chung của tỉnh, phù hợp với trình độ phát triển của thị xã trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội. Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy 20 quản lý chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách. Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Điện Bàn thời gian tới là: - Khắc phục những nhược điểm hiện nay, - Từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại và định hướng đổi mới tài chính công. 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi ngân sách trên địa bàn thị xã - Hoàn chỉnh quy trình lập dự toán ngân sách: - Xây dựng các chuẩn mực làm căn cứ lập dự toán và xét duyệt dự toán chi NSNN phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương - Tập trung đánh giá các yếu tố tác động đến quá trình thu, chi ngân sách thị xã, tránh tình trạng bổ sung, điều chỉnh dự toán ngân sách, gây khó khăn trong việc quản lý và điều hành ngân sách hàng năm. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn công tác lập dự toán thống nhất mẫu biểu dự toán đối với các đơn vị trực thuộc. 3.2.2. Hoàn thiện công tác phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thị xã - UBND thị xã cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp và các tiêu chí phân bổ NSNN cho phù hợp hơn. Cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ 21 chi hành chính cho một biên chế để tạo động lực thực hiện khoán chi hành chính. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NSNN tại địa phương cho sát hợp với thực trạng nền kinh tế cũng như chính sách mới của Nhà nước. - Quyết định phân bổ và giao dự toán chi ngân sách phải dựa trên các chuẩn mực khoa học đã được

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_chi_ngan_sach_n.pdf
Tài liệu liên quan