Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm phục vụ cho quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cà phê 734, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum - Huỳnh Thị Thu Liên

Phân tích đánh giá, ra quyết định và yêu cầu thông

tin giá thành tại công ty

a. Đặc điểm chung về công tác phân tích, đánh giá chi phí

Công ty tiến hành phân tích chi phí nhưng chỉ chú trọng công

tác phân tích trên báo cáo tài chính, theo các khoản mục chi phí.

Công ty không tiến hành phân tích chi tiết cụ thể về chi phí phát sinh

cho từng giai đoạn sản xuất, từng bộ phận nhằm cho thấy rõ mức độ

chênh lệch giữa số liệu thực tế so với số liệu kế hoạch để tìm ra

nguyên nhân gây ra chênh lệch và tiến hành các điều chỉnh phù hợp.

b. Nhu cầu thông tin giá thành phục vụ công tác phân tích,

đánh giá chi phí

Chức năng phân tích, đánh giá và ra quyết định là một chức

năng quan trọng trong quản trị chi phí nên công tác tính giá thành

cần cung cấp thông tin về tình hình thực hiện chi phí một cách đầy

đủ, giá thành sản phẩm phải chính xác, để nâng cao hiệu quả cho

việc phân tích và ra quyết định về chi phí sản xuất. Dựa trên các dự

toán chi phí sản xuất, tiến hành so sánh và đánh giá tình hình thực

hiện so với kế hoạch. Kế toán tổng hợp lập báo cáo về tình hình thực

hiện sản xuất kinh doanh.

pdf26 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm phục vụ cho quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV cà phê 734, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum - Huỳnh Thị Thu Liên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp, đánh giá các tài liệu lý thuyết và thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ. - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế kế toán để thấy được công việc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. - Phương pháp phân tích đối sánh, tổng hợp. 5. Ý nghĩa của đề tài Đề tài nghiên cứu với mong muốn giúp Công ty hoàn thiện 3 công tác tính giá thành, nhằm cung cấp nhiều thông tin cho quản trị chi phí, giúp tăng cường quản trị chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí. - Chương 2: Thực trạng công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cà phê 734. - Chương 3: Hoàn thiện công tác tính giá thành sản phẩm phục vụ quản trị chi phí tại Công ty TNHH MTV Cà phê 734. 7. Tổng quan các công trình nghiên cứu 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1. ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ VAI TRÕ CỦA KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1.1. Đặc điểm quản trị chi phí sản xuất Quản trị chi phí là phân tích các thông tin cần thiết cho công việc quản trị của một doanh nghiệp. Các thông tin này bao gồm các thông tin tài chính (chi phí và doanh thu) lẫn các thông tin phi tài chính (năng suất, chất lượng và các yếu tố khác của doanh nghiệp). Theo tác giả Nguyễn Văn Hải (2012) quản trị chi phí trong doanh nghiệp bao gồm bốn chức năng: lập kế hoạch chi phí; tổ chức thực hiện chi phí; kiểm soát chi phí; ra quyết định. a. Lập kế hoạch chi phí b. Quản lý chi phí thực hiện c. Kiểm soát chi phí d. Phân tích đánh giá chi phí và ra quyết định 1.1.2. Vai trò của giá thành sản phẩm đối với quản trị sản xuất Trong việc quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công tác tính giá thành sản phẩm thể hiện vai trò quan trọng, cụ thể: - Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, là một căn cứ để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và ra quyết định sản xuất kinh doanh. - Giá thành là công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình sản xuất kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp 5 tổ chức kỹ thuật - Giá thành là căn cứ để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm. 1.2. TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI 1.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác nhau. Chính vì vậy, chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo phạm vi, giới hạn nhất định. a. Đối tượng tập hợp chi phí Thực chất việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi gánh chịu chi phí. Khi xác định đối tượng hạch toán chi phí cần dựa trên một số yếu tố cơ bản sau: - Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ - Đặc điểm tổ chức sản xuất - Loại hình sản xuất - Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh b. Đối tượng tính giá thành Doanh nghiệp có thể dựa vào một hoặc một số căn cứ sau để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp như: - Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất. - Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. - Đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm. - Các yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định trong doanh nghiệp. 6 - Khả năng và trình độ quản lý, hạch toán. c.Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất để cung cấp số liệu cho việc tính giá thành theo từng đối tượng tính giá thành trong doanh nghiệp, ngược lại xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành là cơ sở để kế toán doanh nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của công tác tính giá thành. 1.2.2. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm a. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp toàn bộ Quy trình tính giá thành theo phương pháp toàn bộ cung cấp thông tin chi phí sản xuất và giá thành toàn bộ cho nhà quản trị. Kết quả đó có thể giúp người quản lý đánh giá chi phí theo từng đối tượng tính giá thành, có gắn với các chức năng chi phí cấu thành (chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sản xuất chung). b. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là phương pháp mà theo đó, chỉ có các chi phí sản xuất biến đổi liên quan đến sản xuất sản phẩm tại phân xưởng, nơi sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. Phần chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm hoàn thành. c. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp chi phí mục tiêu Phương pháp này là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy 7 giúp cho nhà quản trị có được sự đánh giá đúng đắn về chi phí tiêu hao cho mỗi sản phẩm, hỗ trợ đắc lực cho công tác định giá sản phẩm cũng như hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định về cơ cấu sản phẩm và kiểm soát chi phí. Bên cạnh đó, với phương pháp tính giá thành mục tiêu này, thông tin giá thành cung cấp cho ban Giám đốc đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu quản trị chi phí tại Công ty, giúp nhà quản trị xác định mức độ quan trọng của từng loại chi phí để từ đó giúp nhà quản trị có biện pháp quản lý chi phí hợp lý. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ 734 2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ 734 2.1.1 Giới thiệu về công ty 2.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của công ty 2.1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất cà phê nhân xô Công tác tổ chức sản xuất cà phê nhân xô tại Công ty tương đối đơn giản như được thể hiện ở sơ đồ 2.4. Cà phê tươi Phơi/Sấy Xay nhân Cà phê nhân xô và bảo quản Sơ đồ 2.4. Sơ đồ tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất cà phê nhân xô 9 2.2. ĐẶC ĐIỂM QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU THÔNG TIN GIÁ THÀNH PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY 2.2.1 Dự toán chi phí sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành phục vụ dự toán chi phí tại công ty a. Đặc điểm dự toán chi phí sản xuất tại công ty - Dự toán chi phí nguyên vật liệu được lập dựa trên dự toán về khối lượng sản xuất và phải đáp ứng được những mục tiêu cơ bản sau: Xác định được lượng vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất; Đảm bảo vật liệu tồn kho ở mức an toàn và hợp lý. - Dự toán chi phí nhân công trực tiếp: Được lập dựa vào số lượng nhân công, theo sản phẩm, quỹ lương. - Dự toán chi phí sản xuất chung: Căn cứ vào tình hình thực hiện của năm trước làm căn cứ lập dự toán chi phí của năm sau. Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng chủ yếu từ thống kê và ước tính. Riêng chi phí khấu hao tài sản cố định, căn cứ vào giá trị tài sản cố định có trong kỳ và tình hình biến động tài sản cố định trong năm theo kế hoạch, kế toán xác định mức khấu hao năm dự kiến theo chế độ quy định. 10 Bảng 2.2. Dự toán chi phí năm 2018 Đơn vị tính: Đồng STT Chi tiết Thành tiền 1 Nguyên vật liệu chính (cà phê tươi) 47.800.320.000 2 Tiền lương 2.225.012.667 3 BHXH, BHYT, BHTN 489.502.787 4 KPCĐ 44.500.253 5 Khấu hao TSCĐ 2.125.100.000 6 Chi phí nhân viên 576.957.221 7 BH các loại 124.045.803 8 Dụng cụ lao động 482.737.018 9 Chi phí dịch vụ mua ngoài 998.564.156 10 Chi phí bằng tiền khác 235.000.425 Tổng: 55.101.740.339 (Nguồn: Phòng Kế toán của Công ty TNHH MTV cà phê 734) b. Nhu cầu thông tin giá thành phục vụ công tác dự toán chi phí Để thực hiện tốt công tác lập kế hoạch chi phí thì ban giám đốc Công ty cần thông tin cụ thể về từng khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC và giá thành sản xuất của các năm trước làm cơ sở tiền đề để lập nên kế hoạch chi phí sản xuất năm nay sát với tình hình thực tế, góp phần giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, thông tin chi phí sản xuất và giá thành qua các năm từ phòng kế toán cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong công tác lập kế hoạch. 11 2.2.2. Tổ chức thực hiện chi phí và yêu cầu thông tin giá thành tại Công ty a. Đặc điểm chung về công tác quản lý chi phí thực hiện ở Công ty - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để quản lý chặt chẽ việc sử dụng vật tư sản xuất, Công ty căn cứ vào quy trình sản xuất cà phê, phòng Kế hoạch - Kinh doanh ban hành định mức và kế hoạch vật tư sản xuất. Hàng tháng, kế toán thường xuyên theo dõi, giám sát vật tư thực tế xuất dùng. - Chi phí nhân công trực tiếp Tổng số lao động của Công ty tính đến thời điểm 31/12/2017 là 30 người. Nữ chiếm 35%. Các trưởng phòng, đội sản xuất hoàn tất theo dõi số lượng lao động thông qua hình thức chấm công hàng ngày. - Chi phí sản xuất chung Công ty tổ chức thực hiện chi phí sản xuất chung chủ yếu dựa vào chi phí thực tế của năm trước và kinh nghiệm thực tế qua nhiều năm để quản lý chi phí sản xuất chung cho năm tiếp theo. b. Nhu cầu thông tin giá thành phục vụ công tác quản lý chi phí thực hiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết và tổng hợp về chi phí nguyên vật liệu thực hiện theo từng cấp để giúp cho nhà quản lý theo dõi chi phí, xác định mức độ chi phí đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Từ đó, Ban Giám đốc quản lý những bất cập trong cơ cấu chi phí tiền lương để điều chỉnh kịp thời, tránh lãng phí, khuyến khích người lao động sản xuất và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực của Công ty. 12 2.2.3. Phân tích đánh giá, ra quyết định và yêu cầu thông tin giá thành tại công ty a. Đặc điểm chung về công tác phân tích, đánh giá chi phí Công ty tiến hành phân tích chi phí nhưng chỉ chú trọng công tác phân tích trên báo cáo tài chính, theo các khoản mục chi phí. Công ty không tiến hành phân tích chi tiết cụ thể về chi phí phát sinh cho từng giai đoạn sản xuất, từng bộ phận nhằm cho thấy rõ mức độ chênh lệch giữa số liệu thực tế so với số liệu kế hoạch để tìm ra nguyên nhân gây ra chênh lệch và tiến hành các điều chỉnh phù hợp. b. Nhu cầu thông tin giá thành phục vụ công tác phân tích, đánh giá chi phí Chức năng phân tích, đánh giá và ra quyết định là một chức năng quan trọng trong quản trị chi phí nên công tác tính giá thành cần cung cấp thông tin về tình hình thực hiện chi phí một cách đầy đủ, giá thành sản phẩm phải chính xác, để nâng cao hiệu quả cho việc phân tích và ra quyết định về chi phí sản xuất. Dựa trên các dự toán chi phí sản xuất, tiến hành so sánh và đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch. Kế toán tổng hợp lập báo cáo về tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh. 2.3. TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 2.3.1. Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty a. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành Với cách chọn đối tượng tập hợp chi phí theo toàn bộ quy trình sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất, đáp ứng một phần thông tin cho nhà quản trị nội bộ trong việc lập kế hoạch, tổ chức 13 thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch theo từng khâu. Đối tượng tính giá thành của Công ty là cà phê nhân xô (thành phẩm cuối cùng của khâu chế biến cà phê). b. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành Công ty tập hợp chi phí theo cách tập hợp trực tiếp vào đối tượng chi phí - đó là quy trình sản xuất cà phê nhân xô. Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Nghĩa là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được hạch toán trực tiếp cho đối tượng tính giá thành đó chính là cà phê nhân xô. 2.3.2 Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành a. Tập hợp chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu: đối với hoạt động chế biến cà phê nhân xô đó là cà phê quả tươi-kết quả của giai đoạn chăm sóc cà phê, và các chi phí vật liệu khác trong quá trình chế biến như một số phụ gia và khoáng chất được sử dụng để tạo hương vị và nâng cao chất lượng thành phẩm. b. Tập hợp chi phí nhân công Chi phí nhân công tại công ty bao gồm: tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản phụ cấp của nhân viên chế biến cà phê. Công ty tiến hành trả lương cho người lao động theo hình thức trả tiền lương theo sản phẩm. Là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động, khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Chi phí nhân công được tập hợp và phản ánh trên tài khoản 622 (chi phí nhân công trực tiếp). Cuối kỳ được kết chuyển vào tài khoản 154 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) để tính giá thành. 14 c.Tập hợp chi phí sản xuất chung Tại Công ty, chi phí sản xuất chung gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên; chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài,... tương ứng với các hoạt động sản xuất, chế biến. d. Đánh giá sản phẩm dở dang Công ty không có sản phẩm dở dang, thành phẩm của giai đoạn thu hoạch là cà phê tươi được coi là bán thành phẩm của cả quá trình sản xuất và là nguyên liệu chính cho giai đoạn chế biến cà phê nhân xô. e. Tính giá thành sản phẩm Công ty đang áp dụng phương pháp giản đơn (trực tiếp) để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Giá thành đơn vị sản phẩm được tính bằng tổng giá thành của đơn hàng chia cho số lượng sản phẩm từng đơn. Cụ thể như sau: - Tổng giá thành (Z) : Z = C Trong đó, C là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Giá thành đơn vị (z) z = Trong đó: Q là sản lượng (kg) cà phê nhân xô sản xuất trong kỳ. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thàng sản phẩm cà phê nhân xô năm 2017, như sau: Chi phí NVLTT: 42.650.005.100 đồng Chi phí NCTT: 3.181.840.000 đồng Chi phí SXC: 4.667.986.537 đồng 15 Giá thành = 42.650.005.100 + 3.181.840.000 + 4.667.986.537 = 50.499.831.637 đồng Với sản lượng sản xuất năm 2017 là 1.517.634 kg cà phê nhân xô. Từ đó, giá thành đơn vị (kg) được tính nhu sau: 50.499.831.637 /1.517.634= 33.275 (đồng/kg). 2.4. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY 2.4.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm a. Ưu điểm Thứ nhất, đối tượng tập hợp chi phí theo toàn bộ quy trình đáp ứng một phần thông tin trợ giúp cho nhà quản trị nội bộ trong việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá. Thứ hai, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành được quyết định tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý từ đó giúp cho Ban Giám đốc chọn được phương án giá thành hợp lý, đơn giản, dễ dàng hơn trong công tác kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và quản lý chi phí. Thứ ba, việc mở sổ kế toán theo dõi chi tiết tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo toàn bộ quy trình sản xuất đã cho phép có thể đánh giá tình hình thực hiện định mức chi phí, dự toán chi phí, cũng như giá thành của sản phẩm. b. Hạn chế - Do hạn chế về nhu cầu thông tin chi phí nên các công ty chưa quan tâm đến việc xem xét nguồn gốc hình thành chi phí cũng như các cách phân loại chi phí khác trong kế toán quản trị thì không được quan tâm. 16 - Công tác hạch toán và tính giá thành chỉ được tiến hành theo yêu cầu kế toán tài chính. Các nhà quản trị không biết được việc sử dụng chi phí phát sinh ở từng giai đoạn sản xuất như thế nào. Việc xác định chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm trong kỳ chưa thật sự hợp lý. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành mới chỉ dừng lại ở chức năng cung cấp thông tin đã thực hiện được mà chưa phục vụ cho việc kiểm tra tình hình tuân thủ các định mức kinh tế kỹ thuật và các dự toán chi phí. Công ty chưa xây dựng được dự toán chi phí tiêu chuẩn hoàn thiện. - Tổ chức thu nhận và phân tích thông tin: chủ yếu là thông tin quá khứ và hiện tại chưa xây dựng hệ thống thu nhận thông tin tương lai. Chưa khai thác được các kĩ thuật phân tích thông tin chi phí của KTQT và phân tích kinh tế để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hay lựa chọn các phương án kinh doanh hiệu quả. Những hạn chế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành của các công ty cà phê là do nhận thức về thông tin kế toán phục vụ quản trị chi phí còn hạn chế, ít có động lực thay đổi và thói quen ngại thay đổi của nhân viên kế toán. Điều này cho công tác kế toán hướng về quản trị nội bộ còn những hạn chế. 2.4.2 Quy trình tập hợp chi phí a. Ưu điểm - Tập hợp chi chí NVL Cách tập hợp chi phí NVLTT và theo dõi riêng cung cấp thông tin chi phí bám sát thực tế chi phí phát sinh, từ đó có thông tin giá thành hợp lý, giúp cho nhà quản trị đưa ra quyết định dựa vào chi phí và giá thành hữu hiệu hơn. - Tập hợp chi phí nhân công 17 Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất đã khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chủ động, sáng tạo trong lao động, gắn trách nhiệm của người lao động với sản phẩm mà họ làm ra. - Tập hợp chi phí sản xuất chung Với việc tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng nội dung chi phí đã giúp cho ban Giám đốc biết được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng số chi phí SXC, do đó kiểm tra được việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí về từng nội dung chi phí. b. Hạn chế - Chi phí nguyên vật liệu: Việc tổ chức quản lý các loại vật tư, nhiên liệu không được tốt, việc sử dụng chưa được tiết kiệm và sử dụng một cách có hiệu quả. - Phân bổ chi phí SXC theo một tỷ lệ cố định, đến cuối kỳ kế toán mới xác định lại tiêu thức phân bổ, chính vì thế việc đáp ứng cung cấp thông tin cho nhà quản trị chưa chính xác. - Công ty chưa phân biệt rõ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm cà phê nhân xô. Do vậy, quản lý thiếu cơ sở thông tin và biến động mức độ sinh lời, chi phí của sản phẩm đề ra các quyết định điều hành. 2.4.3 Tính giá thành a.Ưu điểm Phương pháp tính giá thành ở Công ty là phương pháp toàn bộ. Do đặc thù của quy trình cung cấp chi phí là liên tục, gồm sự phối hợp của nhiều bộ phận. Vì vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Công ty là từng giai đoạn sản xuất: thu hoạch và chế biến. Phương pháp và đối tượng này đã đáp ứng cơ bản yêu cầu quản trị chi phí. 18 b. Hạn chế Công ty chưa áp dụng các phương pháp tính giá thành khác nhằm cung cấp thêm thông tin về chi phí cho việc quản trị chi phí hiệu quả. Những hạn chế ở trên có thể do Công ty TNHH MTV Cà phê 734, chưa nhận thức được tầm quan trọng của thông tin kế toán trong việc kiểm soát chi phí, đưara các quyết định liên quan đến quản trị chi phí sản xuất. Mặt khác, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán chưa đồng đều, thói quen ngại thay đổi cũng là một rào cản trong việc triển khai nhiều hơn kế toán hướng đến đáp ứng nhu cầu thông tin nội bộ. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 19 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM PHỤC VỤ QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ 734 3.1. TĂNG CƢỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ YÊU CẦU THÔNG TIN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÀ PHÊ 734 3.1.1 Lập kế hoạch chi phí Việc lập kế hoạch chi phí tại Công ty vẫn chưa sát với thực tế, vẫn mang tính nguyên tắc và chưa thực sự linh hoạt. Để các khoản chi phí kế hoạch sát với thực tế công ty cần phải: - Tổ chức triển khai, thực hiện việc lập kế hoạch sản xuất và chi phí đều đặn hàng năm. - Tổ chức xây dựng định mức đối với chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung để làm cơ sở xây dựng kế hoạch chi tiết về chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. - Thường xuyên xem xét, kiểm tra lại các định mức tiêu hao nguyên vật liệu xem đã sát với thực tế chưa để kịp thời điều chỉnh lại cho phù hợp. - Công ty cần nghiên cứu, dự báo biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào. - Bổ sung vào bộ máy tổ chức một bộ phận có chuyên môn về công tác lập kế hoạch. Bộ phận này sẽ có trách nhiệm tổng hợp thông tin từ các phòng vật tư - nguyên liệu, phòng kế toán và một số phòng ban khác để lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chức năng khác của quản trị chi phí sản xuất một cách hiệu quả nhất. 3.1.2 Tổ chức thực hiện chi phí Công ty cần tổ chức quản lý việc thực hiện chi phí sản xuất 20 nhằm bảo đảm tuân theo kế hoạch đã đề ra. Cụ thể: - Công ty cần tổ chức bổ sung chức năng phân tích đánh giá của quản trị chi phí. - Tăng cường các biện pháp quản lý chi phí trong sản xuất và tuyên truyền việc chấp hành tốt các nội quy, quy chế đảm bảo tiết kiệm chi phí, hạn chế tiêu hao nguyên liệu. - Xây dựng phương án trả lương cho người lao động gắn liền với năng suất và hiệu quả sản xuất nhằm phát huy tính sáng tạo, tự giác, tiết kiệm trong sản xuất. 3.1.3 Phân tích đánh giá và ra quyết định Công tác kiểm tra, phân tích và đánh giá thực hiện dự toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty chỉ dừng lại ở việc đối chiếu các dự toán chi phí NVL, NCTT, SXC với các báo cáo được lập từ các bộ phận kế toán. Công ty chưa thực hiện việc đánh giá, xác định nguyên nhân và các nhân tố có ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán chi phí để có biện pháp điều chỉnh dự toán cho hợp lý tạo điệu kiện thuận lợi để lập dự toán cho các năm tiếp theo. Công tác phân tích, đánh giá tại công ty cà phê 734 cần hoàn thiện về quy trình, nội dung đảm bảo tính thống nhất trong dự toán tổng thể của toàn công ty. 3.2. QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU VÀ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH NHẰM ĐÁP ỨNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU Theo tác giả Trương Bá Thanh và Nguyễn Công Phương (2014), quản trị chi phí theo lợi nhuận mục tiêu là một trong các phương pháp quản trị chi phí trong quản trị doanh nghiệp nói chung và kế toán quản trị nói riêng. Tuy nhiên, do Công ty TNHH MTV cà phê 734 chịu sự ràng buộc chặt chẽ của đầu ra về giá bán. Với cách 21 tiếp cận này, luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện gắn với việc nâng cao hiệu quả quản trị chi phí: đó là phương pháp tính giá thành mục tiêu nhằm đạt được mục tiêu chi phí. 3.2.1 Nội dung quản trị theo chi phí mục tiêu “Phương pháp quản trị chi phí mục tiêu là tổng thể các phương pháp, công cụ quản trị cho phép đạt được mục tiêu chi phí và mục tiêu hoạt động ở giai đoạn thiết kế và sản xuất sản phẩm mới. Phương pháp cũng cho phép thiết lập một hệ thống kiểm soát chi phí ở giai đoạn sản xuất và bảo đảm các sản phẩm này đạt được mục tiêu lợi nhuận đã được xác định phù hợp với chu kỳ sống của sản phẩm”. 3.2.2 Phƣơng pháp quản trị chi phí mục tiêu Quản trị chi phí được tiến hành song song với các bước của qui trình chế tạo sản phẩm, khởi điểm của quyết định chế tạo một sản phẩm là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường cho phép doanh nghiệp xác định giá bán của sản phẩm dự kiến, chuẩn bị các điều kiện sản xuất (thiết bị, nguyên vật liệu và tuyển dụng lao động). Dựa vào giá bán có thể được chấp nhận, doanh nghiệp hoạch định lợi nhuận mục tiêu của việc chế tạo sản phẩm. Đồng thời, dựa vào giá bán dự kiến và lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp xác định chi phí trần có thể chấp nhận. 3.2.3. Quy trình thực hiện quản trị chi phí mục tiêu Nhìn chung, việc thực hiện quản trị chi phí mục tiêu được tiến hành theo ba bước dưới đây: Bước 1: Xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản phẩm sản xuất Bước 2: Tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện chi phí 22 3.3. VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP GIÁ THÀNH ĐÁP ỨNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ MỤC TIÊU Ở CÔNG TY - Ước tính giá bán của Công ty năm 2018 Ban Giám đốc quyết định duy trì tăng trưởng 10% so với năm 2017. Theo giá sàn của Công ty tại thời điểm cuối năm 2017, nhà quản trị đưa ra giá bán bình quân ước tính năm 2018 của cà phê nhân xô là: 35.000.000 đồng/tấn. Đồng thời, Tổng Công ty giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và tiêu thụ trong năm 2018 cho Công ty là: 1.600 tấn. - Xác định lợi nhuận mong muốn của Công ty năm 2018 Căn cứ vào mục tiêu của Công ty là tăng trưởng 10% lợi nhuận so với năm 2017. Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2017 của sản xuất cà phê nhân của Công ty là: 12.035.639.226 đồng. Trên cơ sở đó, lợi nhuận mong muốn theo kế hoạch năm 2018 là: 12.035.639.226 đồng + (12.035.639.226 đồng x 10%) = 13.239.203.149 đồng - Xác định tổng chi phí mục tiêu Tổng chi phí mục tiêu = Tổng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_luan_van_hoan_thien_cong_tac_tinh_gia_thanh_san_pham.pdf
Tài liệu liên quan